IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> LUẬN VỀ PHẬT ĐẠO, PHẬT GIÁO, TAM BẢO
dhamma
bài Dec 27 2010, 09:54 AM
Bài viết #1


Member
**

Nhóm: Members
Bài viết: 11
Gia nhập vào: 24-November 10
Thành viên thứ.: 73,431



LUẬN VỀ PHẬT ĐẠO, PHẬT GIÁO, TAM BẢO

1. PHẬT GIÁO (giáo lý của sự giác ngộ) là nhưng lời giáo huấn bằng văn tự, âm thanh, hình ảnh...được ví như cái bè đưa người đến PHẬT ĐẠO (con đường của sự giác ngộ). Phật Giáo ví như cái bè qua sông.

2. PHẬT GIÁO có 3 đối tượng chính là Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng). Thời Thế Tôn tại thế thì PHẬT GIÁO cũng là PHẬT ĐẠO, vì lời giáo huấn và con đường giác ngộ, sự giác ngộ là một. Vì lời dạy cũng là hành động của Thế Tôn, ai cũng được đến để thấy. Bằng THỰC TÁNH PHÁP sống động. Vì thế các bậc đắc A la hán rất nhiều vào thời Thế Tôn tại thế.

Sau khi Thế Tôn nhập diệt thì Đức Phật trong Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng) liền trở thành khái niệm, trở thành chế định pháp. Sự chia chẻ khái niệm về Đức Phật ngày càng nhiều, không còn ai chứng THỰC TÍNH PHÁP sống động ấy nữa. Đức Phật trong Tam Bảo trở thành Pháp (giáo lý hình tượng, âm thanh, văn tự). PHẬT ĐẠO và PHẬT GIÁO tách rời, xa dần nhau ra. Hầu hết chi lo phần GIÁO (giáo lý, giáo điều, tôn giáo) chứ ít lo phần ĐẠO (sự giác ngộ).

3. Ngày nay vô số thuyền, bè (PHẬT GIÁO, môn phái, kinh sách, ảnh tượng, phương tiện) được đóng nhưng ai cũng thích ở trên bè, không chịu qua cập bờ giác ngộ vì không thể sống mà không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời.( Vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời- quả vị A la hán, Bồ tát, Phật )

4. Phật Giáo chỉ có thể là Phật Đạo khi Phật - Pháp - Tăng trở thành Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo. Bảo là quý báo. Theo ý nghĩa đạo Phật, thì Phật chỉ trở nên quý báú, Pháp chỉ trở nên quý báu, Tăng chỉ trở nên quý báu, trở thành ba thứ quý báu (Tam Bảo) khi trở thành Trợ Duyên đưa con người đến giác ngộ. Nếu không trở thành trợ duyên đưa con người đến giác ngộ thì lập tứcc trở thành Chướng Duyên, Phật Giáo trở thành Tà Giáo mà thôi.

5. Tôn giáo nào đưa đến giác ngộ, giải thoát thì đó là Phật Đạo. Không đưa đến giác ngộ giải thoát thì nó chỉ là …Giáo (tôn giáo). Ai cũng có thể ghép từ phái trước ra để gọi tên ví như ABC Giáo, CDE Giáo,…


A- LUẬN VỀ PHẬT BẢO

Nói đến PHẬT BẢO là nói đến Đức Phật bằng xương bằng thịt, sống và thuyết pháp độ sinh trong suốt 45 năm tại thế. Một người chỉ có thể gọi là Phật Bảo khi tự mình giác ngộ và dẫn dắt người khác giác ngộ. Trong Tam Bảo thì Phật Bảo là thù thắng và vi diệu nhất. Khi tiếp xúc với Phật Bảo, bằng sự liễu tri của bậc Thánh, Thế Tôn có thể thuyết pháp theo đúng căn cơ của đối tượng trước mặt như vị bác sĩ giỏi nhìn thấu suố nguyên nhân của bệnh, chữa bệnh bằng cách gì và khi bệnh khỏi thì bệnh nhân đó ra sao. Bằng sự tiếp xúc với Phật Bảo nên hàng nghìn người đã đắc quả vị A Lan Hán, mà bây giờ trong Phật Giáo Đại Thừa gọi là Thanh Văn. Văn là văn tự. Thanh là âm thanh. Nhờ tiếp xúc trực tiếp với âm thanh thuyết pháp của Thế Tôn (Phật Bảo) mà người có duyên với Thế Tôn đã giác ngộ giải thoát. Ngày nay nếu nói rằng ai đó đắc Thanh Văn A La Hán là sự sai lầm. Người ta vẫn quan niệm rằng đắc quả vị Thanh Văn do tu Tứ Diệu Đế, Duyên Giác do tu thập nhị nhân duyên. Nhưng nên nói lại rằng có thể đắc A La Hán bằng Tứ diệu đế chứ không còn được gọi là Thanh Văn nữa. Điều này chỉ xảy ra duy nhất trong quá khứ khi Phật Bảo (Thế Tôn) còn tại thế. Điều này không thể có sau khi Thế Tôn nhập diệt. Ngay nay không có Phật Bảo đúng đúng nghĩ NHƯ THỰC, như nó ĐANG LÀ nữa. Phật Bảo đã trở thành khái niệm trong hình tương, trong văn tự, trong âm thanh. Phật Bảo này nay trở thành Pháp Bảo (chế định pháp)

Trong sự phát triển của Phật giáo, người ta chia chẻ khái niệm Phật Bảo thành ba phần là : Pháp Thân, Báo Thân, Hóa Thân. Pháp Thân là sự trống vắng tĩnh tịch, thường trú mà ở đó sinh ra vạn pháp. Một hình tượng, một khái niệm minh họa cho điều này là Phật Tỳ Nô Giá Na (Đại Nhật Như Lai) để biểu tượng cho khái niệm này. Tiếp theo, khái niêm Báo Thân được đưa ra trên cơ sở của Pháp Thân. Tức là từ Pháp Thân sinh ra vô số các Báo Thân. Đây là khái niệm được lấy từ kinh nghiệm của Ấn Độ giáo, các nam thần và nữ Devi, Kali, Skati, Parvati, Lakshmi, Durga, Sarasvati, Ganesh, Hanuman, Yama, Kartikeyya, Rama, Krishna. Hình tượng các Bồ tát trong Phật giáo được xây dựng lên từ đây cả Hiển Giáo và Mật Giáo. Hình ảnh gẫn gũi của Bồ tát Quán Thế Âm 4 tay trong Mật Tông giống như ảnh thần Vishnu trong Ấn Độ Giáo. Các câu thần chú của thần Vishnu là ''Om Namo Bhagavate Vasudevaya'', thì câu thần chú của Quán Thế Âm Bồ Tát là ''Om Mani Padme Hum''. Tương tự các thần chú trong Mật Tông của Phật giáo đều lấy âm đầu OM của Ấn Độ Giáo. Từ một Báo Thân có thể hiện hóa thành vô số các Hóa Thân (Ứng Thân) của chúng sinh có đầy đủ Ngũ Uẩn (Sắc, Thọ, Tưởng, Hành Thức).

Sự cải cách Phật Giáo và chế định khái niệm Phật Bảo làm cho Phật Giáo không dễ dàng chở thành cái cái bè đưa người đến giác ngộ giải thoát. Sự cải cách này giúp cho Phật Giáo được phổ biến rộng rãi hơn, tới nhiều tầng lớp dân cứ hơn, giúp cho Phật Giáo kéo dài hơn sự tồn tại của nó, nhưng có bao nhiêu phần trăm trong nó có thể đưa người đến giác ngộ giải thoát. Vì sao vậy vì chính Phật Bảo các khái niệm đa không còn là Phật Bảo nữa. Các hình tượng, âm thanh, màu sắc của nó cho dù có làm bằng vàng, bằng đá quý, bằng kim cương thì nó chỉ có giá trị trong thế gian , trong vòng luân hồi, nó không giúp gì cho giác ngộ giải thoát.

Thâm chí khái niệm hóa Phật Bảo còn thêm rắc rối hơn nữa khi đưa ra khái niệm Pháp Thân tĩnh tịch thường trú, không sinh không diệt. Điều này đi ngược lại với điều Phật nói trong kinh Phạm Võng, tức là con đường nào, tôn giáo nào cho rằng ''có một bản ngã, một thế giới là thường trú'' đó là Tà Kiến. Đã là Tà Kiến thì không giải thoát được.

Như vậy với khái niệm Phật Bảo của chúng ta hiện này thì không thể có Phật Bảo theo đúng nghĩa NHƯ THẬT, như nó ĐANG LÀ. Mà chúng ta chỉ có ông Phật theo khái niệm, theo chế định pháp, là một khái niệm của Pháp mà thôi.

(còn tiếp phần sau)
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Daniel
bài Dec 27 2010, 09:34 PM
Bài viết #2


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 34
Gia nhập vào: 9-September 09
Thành viên thứ.: 4,785



"Thâm chí khái niệm hóa Phật Bảo còn thêm rắc rối hơn nữa khi đưa ra khái niệm Pháp Thân tĩnh tịch thường trú, không sinh không diệt. Điều này đi ngược lại với điều Phật nói trong kinh Phạm Võng, tức là con đường nào, tôn giáo nào cho rằng ''có một bản ngã, một thế giới là thường trú'' đó là Tà Kiến. Đã là Tà Kiến thì không giải thoát được."

Đưa thêm khái niệm mà rắc rối tư duy;rắc rối tư tưởng;phân phái cãi cọ thêm thì thà vứt bớt khái niệm còn hơn;nhỉ?
Go to the top of the page
 
+Quote Post
dhamma
bài Dec 28 2010, 01:30 PM
Bài viết #3


Member
**

Nhóm: Members
Bài viết: 11
Gia nhập vào: 24-November 10
Thành viên thứ.: 73,431



B- LUẬN VỀ PHÁP BẢO

Trong Tam Bảo thì Pháp Bảo là sản phẩm của Phật Bảo và Tăng Bảo. Nếu không có Phật Bảo và Tăng Bảo thì không có Pháp Bảo. Vậy Pháp Bảo khác với Pháp ở chỗ nào ? Pháp Bảo là Pháp đưa đến giác thoát, giác ngộ từ bậc đã được giải thoát giác ngộ nói ra. Còn nếu không từ bậc đã Giác Ngộ, Giải Thoát nói ra thì Pháp chỉ là Pháp chứ không phải là Pháp Bảo. Lúc này Pháp trở thành triết học, lý luận, kinh kệ phục vụ cho mục đích tôn giáo đơn thuần, không phải là Pháp cho sự giải thoát, giác ngộ.

Phật Bảo đã nói ra những Pháp Bảo gì ? Đó là Tứ Diệu Đế, Ba Bảy Phẩm Trợ Đạo, Duyên Khởi, Vô Ngã, Giới, Định, Tuệ…, là toàn bộ 5 bộ kinh tạng Nikaya (bằng tiếng Pali viết trên lá bối và 4 bộ kinh A Hàm viết bằng tiếng Sankrit). Để phân biệt những Pháp Bảo do các Thánh Tăng (Tăng Bảo) nói ra sau này gọi là Luận, còn Phật Bảo thuyết gọi là Kinh và Luật (Giới Luật). Sự phá cách duy nhất chỉ có ở Thiền Tông khi tập hợp các bài nói pháp của vị Tổ cuối cùng (Tổ Huệ Năng) là Kinh Pháp Bảo Đàn.

Con đường tu tập giác ngộ của Đức Phật và các Thánh tăng trên nền tảng của Pháp Hành là tu tập về Giới, Định, Tuệ. Cho nên cốt lõi của Pháp Bảo chính là Pháp Hành, chính là Giới, Định, Tuệ. Còn Pháp Học chỉ là cái vỏ bên ngoài của Pháp Hành. Đây là sự khó khăn lớn nhất của Đức Phật và các Thánh Tăng khi đã giác ngộ muốn diễn tả lại trạng thái giác ngộ và hướng dẫn con đương đi đến giác ngộ. Trong lịch sử, Thế Tôn đã phải ở lại 21 ngày dưới cội Bội Đề sau khi đã giác ngộ. Sự khó khăn lớn nhất là để làm sao độ sinh cho thế gian đầy những tham dục chi phối, gần như không có khả năng từ bỏ tham, sân, si để hưởng được hương vị của giải thoát, giác ngộ, mà những hương vị này lại không thể diễn tả được bằng lời và phải trải quá một quá trình tu tập nhiệt tâm, tinh cần.

Sau khi Thế Tôn nhập diệt, lịch sử Phật giáo cho chúng ta thấy sự chia chẻ sâu sắc giữa Pháp Học và Pháp Hành. Pháp Hành đòi hỏi phải có người thực chứng, chứng Thánh Quả, còn Pháp Học thì thiên về lý luận, biện giải. Như các cành cây ngày càng xa dần gốc cây, các bộ phái ra đời trên cở sở lý luận, tranh luận chứ không còn là sự thực chứng Niết Bàn. Sự thực chứng Niết bàn trở nên xa xỉ trong Phật đạo. Để thay thế sự ''xa xỉ'' này, các quả vị và khái niệm và phương cách tu tập mới được ra đời bởi các nhà cải cách Phật giáo. Con đường giải thoát bị che khuất, giáo đường được mở ra thay cho con đường. Mục tiêu tối thượng của Phật đạo là thoát ra khỏi vòng luân hồi (kết quả, đích đến) và thoát qua lưới lý luận của 62 tà kiến (phương pháp lý luận, tu tập) gần như không thấy nữa qua nhưng cải cách Phật giáo này.

Đối với Phật Giáo Nguyên Thủy (Theravada) còn gọi là Trưởng Lão Bộ hay Thượng Tọa Bộ cho ra đời Bộ Vi Diệu Pháp, tiếng Hán còn gọi là A-Tỳ- Đàm (Abhidhammattha) được cho là của ngài Xá Lợi Phất thuyết lại sau khi được Đức Phật truyền dạy. Cở sở của Vi Diệu Pháp là biện luận sự sinh diệt của 121 Tâm và 52 Tâm Sở Hữu sinh diệt trong từng sat-na (1 sát-na khoảng chỉ diễn ra khoảng 1/90 của 1 giây). Trên cơ sở 121 Tâm lại chia chẻ ra 81Tâm Hiệp Thế và 40 Tâm Siêu Thế, rồi từ 40 Tâm Siêu Thế chia ra 20 Tâm Đạo cho quả vị Thánh Dự Lưu và Nhất Lai và 20 Tâm Đạo cho Thánh Bất Lai và A La Hán. Sự thái quá trong việc tô vẽ pháp Hành thành biểu đồ và lý luận đã làm cho Vi Diệu Pháp chẻ sợi tóc ra làm tư. Không một ai có thể ngồi để Minh Sát 121 tâm sinh diệt trong 1 sát- na rồi lại có 121 tâm sinh diệt khác khởi lên và diệt liên tục như vậy. Chúng nối tiếp nhau, trộn lẫn vào nhau, và với 1 phút (60 giây khoảng 5400 sát-na) có tới 653.400 tâm sinh diệt (không kể chúng còn đè lên nhau chứ không đơn thuần là sinh diệt liên tiếp thay thế nhau). Sự ưu việt của Vi Diệu Pháp là cho chúng ta thấy đầy đủ của các hành tr“nh Tâm Sinh Diệt, nhưng đưa nó vào tu tập làm Pháp Hành th“ đây là một sự bế tắc.

Chính vì thế ngài Long Thọ Bồ tát đã làm một cuộc các mạng phủ định triệt để Vi Diệu Pháp ở phương diện Pháp Học lẫn Pháp Hành bằng việc ra đời Trung Quán Luận. Ở Phầm Quán Nhân Duyên ngay đầu Trung Quán Luận, Ngài tuyên bố 8 câu luận bất hủ để phủ định triệt để Vi Diệu Pháp

“Chẳng sanh cũng chẳng diệt,
Chẳng thường cũng chẳng đoạn,
Chẳng một cũng chẳng khác,
Chẳng đến cũng chẳng đi.
Con cúi đầu lễ Phật,
Tối thắng trong thế gian ?
Khéo nói pháp nhân duyên,
Hay diệt các hý luận. ''


Vi Diệu Pháp cho rằng tâm sinh diệt trong từng sát-na, và các pháp cũng đang sinh diệt nhanh như tâm sinh diệt (ví như các hạt bụi liên tục sinh diệt trong không gian rộng lớn). Th“ Trung Quán Luận cho rằng không có Pháp nào là sinh diệt cả.

Trung Quán Luận cho rằng A chỉ được gọi là sinh ra B, khi B sinh ra mà A vẫn hiện hữu, chứ A không mất đi. Còn nếu A sinh ra B, mà B được sinh ra, còn A bị diệt th“ không gọi là A sinh ra B. Ví dụ một đứa trẻ sau 20 năm là một thanh niên th“ không thể nói đứa trẻ đó sinh ra anh thanh niên vì đứa trẻ không tồn tại khi anh thanh niên có mặt. Cũng thế hạt lúa không thể nói sinh ra cây lúa v“ hạt lúc không còn tồnn tại khi cây lúa có mặt. Bà chửa không còn hiện hữu khi bà mẹ và em bé có mặt. Vậy không thể nói bà chửa sinh ra bà mẹ hay em bé. Lúc này sự có mặt của em bé mà bà mẹ có mặt hay sự có mặt của bà mẹ mà em bé có mặt nên về đối đãi th“ gọi là bà mẹ sinh ra em bé hay em bé sinh ra bà mẹ (v“ không có em bé th“ lấy ai gọi bà mẹ là mẹ và ngược lại). Tương tự như vậy chúng ta sẽ thấy rằng không thể kết luận ''quả trứng sinh ra con gà hay con gà sinh ra quả trứng'', ''đàn ông có trước hay đàn bà có trước'', v“ không có cái g“ sinh ra cái g“ cả, hay nói cách khác không có cái được sinh ra, đã không có sinh ra tất nhiên không có diệt mất. Như vậy Trung Quán Luận đi tới chỗ kết luận: ''các Pháp không sinh, các Pháp không diệt''.

Thực chất Trung Quán Luận cũng không mới mẻ g“, chỉ là cách lập luận đối trị với Vi Diệu Pháp. Đức Phật bảo các Pháp do duyên sinh, các Pháp do duyên diệt. Do duyên nên bà mẹ có mặt khi em bé có mặt và ngược lại . Do duyên mà mài củi ra lửa chứ chẳng phải củi sinh ra lửa hay trong củi có lửa. V“ do duyên sinh mà duyên là vô ngã, không chủ thể nên không có cái g“ sinh ra cái g“. Đã không có cái sinh ra th“ không có cái diệt mất. Tức là không có Sinh th“ không có Diệt.

Đến đây bạn đọc lưu ý là cả hai Vi Diệu Pháp và Trung Quán Luận hết sức vĩ đại, siêu việt về việc lý giải các pháp Vi Mô và Vĩ Mô, và là sự lý luận siêu việt mà không tôn giáo nào có được về lý giải sự Sinh-Diệt của các pháp ở cả Vi Mỗ lẫn Vi Mô nhưng, vâng lại nhưng, cả hai không đem lại lợi ích cho pháp Hành, con đường giải thoát, giác ngộ.

*Ghi chú: Có 2 quan điểm về sát-na: 1 sát na = 1 giây của ngài Mahashi (Miến Điện), và 1 sát na = 1/90 giây của ngài Nhất Hạnh (Pháp). Tôi lấy quan điểm 1 sát-na= 1/90 giấy của ngài Nhất Hạnh. Vì 1 giấy thì có thể đo đếm và cảm giác được của người bình thường, khong tu tập. Còn sat-na là đơn vi đo vi tế rất nhỏ của một diễn biến tâm xảy ra không dễ gì nắm bắt được nếu không có sự tu tập thiền định.


(còn tiếp phần sau)
Go to the top of the page
 
+Quote Post
dhamma
bài Dec 30 2010, 06:38 PM
Bài viết #4


Member
**

Nhóm: Members
Bài viết: 11
Gia nhập vào: 24-November 10
Thành viên thứ.: 73,431




LUẬN VỀ PHÁP BẢO (tiếp theo)

Thiền Tông ra đời ở Trung Quốc do ngài Bồ Đề Đạt Ma khởi xướng không chỉ là một cuộc cải cách, mà còn là một cuộc cách mạng. Nói là cách mạng vì nó phủ định toàn bộ hệ thống giáo lý kinh sách Phật giáo đang tồn tại ở Trung Quốc. Có thể nói đây là sự từ chối mạnh mẽ Phật Giáo để đạt tới Phật đạo.

Đầu tiên là hình ảnh của Bồ Đề Đạt Ma. Ngài mang lại cho các đại đức, thượng tọa ở Trung Hoa một cú sốc. Không cạo đầu, để râu, không áo cà sa, đi 1 giày 1 chân, 1 giày đề đầu gậy , vác gậy trên vai. Sự phủ định triệt để về hình thức tu hành bên ngoài, hình ảnh này đã là một thông điệp mạnh mẽ. Khi các sư tăng đề nghị ngài Đạt Ma thuyết pháp, giảng kinh.

Đạt Ma hỏi: Các ông thuyết pháp giảng kinh để làm gì ?
Vị tăng đáp: Để liễu thoát sinh tử
Đạt Ma: Các ông đã liễu thoát sinh tử chưa ?
Vị tăng đáp: Chưa ạ
Đạt Ma: Người mù có thể dắt người mù qua đường được không ?
Vị tăng đáp: Dạ, không thể
Đạt Ma: Kẻ chưa liễu thoát sinh tử mà giảng pháp liễu thoát sinh tử có khác nào người mù dắt người mù qua đường.


Lấy pháp Sinh-Diệt để đạt tới cái Không Sinh Diệt là không thể, huống gì người chưa chấm dứt được Sinh Tử lại đi hướng dẫn giảng dạy cho người đến chỗ Không Sinh Tử. Đoạn đối đáp cho thấy Đạt Ma phá tan sự chấp thủ vào chiếc áo tu hành, sự tu hành của cá nhân, tức là đoạt Nhân, phủ định công phu tu hành, chỉ thẳng vào đích đến. Không đến đích thì sự tu hành chỉ là đồ bỏ.

Đạt Ma: Ở Trung Quốc, các ông giảng kinh bằng gì ?
Vị tăng đáp: Dạ, bằng sách, lấy sách kinh ra giảng
Đạt Ma: Giấy thì trắng, chữ thì đen, lấy kinh sách ra giảng thì lấy cái trắng giảng hay cái đen giảng ?


Bản chất văn tự luôn có tính hai mặt, có và không, sau này các Tổ Thiền Tông tổng hợp gọi là Tứ Cú. Cú là câu. Tứ là bốn: Có, Không, Chẳng Có Chẳng Không, Cũng Có Cũng Không. Lìa tứ cú, tuyệt bách phi xuất phát từ đây. Ngài Đạt Ma đã từ bi đoạt lấy kinh sách (đoạt Cảnh), đoạt lấy cái cảnh Nhị Nguyên, Sinh Diệt mà các sư tăng đang bám vào. Tiếp theo ngài tuyên bố:

Bất lập văn tự (đoạt Cảnh)
Giáo ngoại biệt truyền (đoạt Người)
Trực chỉ chân tâm (đoạt cả Cảnh và Người)
Kiến tánh thành Phật. (không đoạt Cảnh, không đoạt Người, thực tại hiện tiền)

Bất lập văn tự (đoạt Cảnh). Đây là nguyên lý tu Thiền Tông. Bất lập văn tự không phải là ngồi im, không phải là trụ tâm quán tịnh, không phải là không được viết luận giải bằng ngôn ngữ, văn tự mà là KHÔNG ĐỂ VĂN TỰ LỪA. Vì văn tự có tính Nhị Nguyên, người nói hay người nghe thường chỉ chạy theo ý có hoặc ý không, ý phủ định hoặc khẳng định, lọt vào bẫy Tứ Cú của văn tự gọi là BIÊN KIẾN (lệch một bên). Vì thế trong Thiền Tông, hàng ngàn công án hay tham thoại đầu cũng chỉ loay hoay đánh phá, cởi trói cho con người khỏi sự biên kiến này bằng cách nói ngược, hỏi ngược, đạp đổ, la hét, chửi mắng mà không bao giờ giải đáp hay trả lời vào câu hỏi. Các Tổ Thiền tông lo người tu đạo không hiểu, thối chí nên cũng từ bi mở đường bằng cách nói lấp lửng: ''Đại Nghi Đại Ngộ, Tiểu Nghi Tiểu Ngộ, Không Nghi Không Ngộ''. Ý rằng đừng có tin ngay vào nhưng gì các ngài trả lời (vì nói ngược đấy, hoặc là nói lung tung), hãy nghi đi, nghi thật nhiều vào thì đến lúc sẽ ngộ ra.

Thiền sư Lặc Đàm Pháp Hội hỏi
- Ý tổ sư sang đông là gì ?
Sư (Mã Tổ) bảo :
- Nói khe khẽ, lại gần đây.
Pháp Hội bèn đến gần . Sư tát cho một cái mà nói
- Sáu tai không cùng mưu. Hôm khác hãy đến đây.
Hôm khác Pháp Hội đến lại còn vào pháp đường hỏi
- Xin hòa thượng cho nghe.
Sư nói
- Lát nữa chờ lão già này thượng đường hãy ra, lão chứng minh cho.
Pháp Hội liền ngộ nói
- Cảm tạ đại chúng chứng minh.
Bèn nhiễu quanh pháp đường một vòng rồi đi.


Giáo ngoại biệt truyền (đoạt Người). Đã là truyền ngoài giáo lý thì có cái gì để mà truyền được nữa. Vì nói ra cái ''ngoài giáo lý'' thì cũng đã thiết lập giáo lý mất rồi. Đã không có cái để truyền thì liệu có người truyền nữa không.

Trực chỉ chân tâm (đoạt cả Cảnh và Người). Khi Cảnh và Người đều không có, chân Tâm hiện tiền. Trong Chân Tâm (Pháp Không Sinh Diệt) không có cái ta, cái của ta chứng. Trong cả 4 câu tuyên ngôn này là sự vắng lặng của cảnh và người, chỉ có Phật tánh (Pháp Không Sinh Diệt) hiện tiền khi dứt bỏ các Pháp Sinh Diệt. Không có người chứng Pháp. Chứng cái không sinh diệt tức là Kiến Tánh Thành Phật.

Kiến tánh thành Phật. (không đoạt Cảnh, không đoạt Người, thực tại hiện tiền). Người đã kiến tánh rồi thì không cần phải đoạt cái gì nữa, vì người ấy đã thấy TÁNH KHÔNG SINH DIỆT. Vì chứng được pháp không sinh diệt nên gọi là Kiến Tánh, phá được Thân Kiến, tương đương với quả Dự lưu ( Tu Đà Hoàn). Người ấy chắc chắn đắc A La hán (dứt sinh tử) trong 7 kiếp tới. Trong Thiền Tông, người Kiến Tánh lập tức phải Bảo Nhậm, tức là phải giữ gìn không để các lậu hoặc tăng trưởng. Bảo Nhậm là nhập thất sống cách ly và không tiếp xúc với người chưa kiến tánh. Thiền Tông gọi là ''Kiến Tánh Khởi Tu''. Tức là Ngộ rồi thì mới Tu. Nghe có vẻ ngược đời nhưng là sự thật. Bởi Ngộ trong Thiền tông là Đốn Ngộ, ví như người bất chợt đào được mỏ vàng trong đêm tối, phải đánh dấu nó lại, để đến sáng đào tiếp.

(còn phần tiếp theo)
Go to the top of the page
 
+Quote Post
dhamma
bài Jan 4 2011, 03:45 PM
Bài viết #5


Member
**

Nhóm: Members
Bài viết: 11
Gia nhập vào: 24-November 10
Thành viên thứ.: 73,431



Mục đích xuyên suốt của Thiền Tông ''tháo đinh. nhổ chốt'' cho thiền sinh, cho người tu học. Đã tháo đinh nhổ chốt thì việc gom góp giáo lý, tu học giáo lý đối với Thiền Tông ví như ''đầu lại thêm đầu''. Về mặt xuất thế gian thì ''đinh, chốt '' chính là nghiệp sinh tử. Về mặt thế gian pháp thì chính là những giáo lý, giáo điều, những quy ước, chế định pháp, thói quen bám chặt lấy hành giả. Thiền tông coi ngay cả sự nghiệp tu hành, tụng kinh, gõ mõ cũng là nghiệp sinh tử nếu chưa ''thấy tánh'' hay chưa ''kiến tánh''.

Trải qua hơn 200 năm kể từ ngày Bồ Đề Đạt Ma vào Trung Quốc cho đến ngày Lục Tổ Huệ Năng nối pháp thì Thiền Tông mới thật sự được đón nhận ở mức độ cực thịnh nhờ vào các đệ tử chân truyền nối pháp. Từ cực thịnh, Thiền Tông đã chuyển sang sự thái quá hay trở nên mức cực đoan trong Pháp Hành mà dẫn đến sự suy thoái của Thiền Tông. Từ chỗ ra đời chỉ là sự đối trị với sự sa đà vào văn tự, giáo lý thì lúc này Thiền Tông cũng sa đà vào sự hành pháp tới mức cực đoan. Hàng nghìn công án ra đời, được ghi chép lại kể về số người kiến tánh trong mỗi công án. Người ta không thể phân biệt giữa một hành giả đã ''kiến tánh'' với một người ''khùng''. Từ chỗ công án chỉ là để khai mở cho hành giả khi cơ duyên đến ''chín muồi '' thì sự ''khai mở'' công án nhiều khi ở mức ồ ạt trước đại chúng, thậm chí đi quá giới hạn của nó như chém mèo, chặt ngón tay, chẻ tượng Phật. Ngay như Đức Phật và các đại A La Hán trong cuộc sống thường nhật hay thuyết pháp cũng chưa từng làm tổn thương con sâu, cái kiến. Sự thái quá trong pháp hành đã làm các thiền sư đã kiến tánh cũng phải lãnh hậu quả đến bữa ăn mà chẳng được ăn.

Sư (Lâm Tế) cùng Phổ Hóa đi dự trai tăng, Sư hỏi Phổ Hóa:
"Sợi lông nuốt cả biển lớn.
Hạt cải dung chứa tu di.
Ấy là thần thông diệu dụng hay là pháp giống như thế?"
Phổ Hóa đạp đổ bàn ăn cơm,
Sư nói: "Thô lỗ quá vậy!"
Phổ Hóa nói: "Ðây là chỗ gì mà nói thô nói tế".


Sự thái quá trở nên rơi vào việc chấp Không trong Thiền Tông:

Sư (Mã Tổ) có một lần ngồi thiền, nhịn không được nhổ một bãi đàm trên tượng Phật. Thị giả thấy vậy cho là không đúng vội hỏi :
- Lão sư, sao thầy lại nhổ đàm lên tượng Phật ?
Mã Tổ hung hắng hai tiếng hỏi lại thị giả :
- Trong hư không, chỗ nào cũng là pháp thân Phật, tôi hiện đang muốn nhổ, ông bảo tôi nhổ vào đâu ?

Nếu thật sự Mã Tổ thấy ''chỗ nào cũng là pháp thân Phật'' thì việc gì ông phải nhổ đờm ra bên ngoài thân ông, sao ông nuốt đờm vào pháp thân trên cơ thể của chính ông. Ngay khi vào Trung Quốc, Bồ Đề Đạt Ma đã dạy sự khác biệt giữa Thực Hành tánh Không và Giáo Lý tánh Không

Sư (Đạt Ma) đi ngang qua chợ, thấy một vị tăng đang thuyết giảng về tánh Không, không ngã, không nhân, không chúng sinh, không thọ giả. Đợi cho vị tăng thuyết giảng xong, sư đi đến đấm vào mặt vị tăng rồi quay lưng bỏ đi. Vị tăng đuổi theo kéo áo Đạt Ma và hỏi: '' Tại sao ông lại đánh tôi ?. Đạt Ma đáp: ''Vừa rồi tôi nghe ông giảng về không ngã, không nhân, không chúng sinh, không thọ giả, nên tôi đấm ông coi như không đấm''.

Thiền Tông trở nên Pháp Hành cho số ít những người cơ lợi căn, còn với đa số quần chúng thì lại càng cách biệt, xa dần. Những người nối pháp của năm nhánh Thiền Tông sau thời kỳ hậu Lục Tổ dần dần không còn, nếu có thì cũng bị pha trộn chứ không thật sự là ''bất lập văn tự'' nữa. Ngay nay chỉ còn lại dòng Thiền Tông Lâm Tế và Thiền Tông Tào Động nhưng đã bị mai một và lai tạp rất nhiều, rất hiếm để có thể thấy được ''pháp khí Thiền Tông'' trong các dòng thiền này ở Trung Quốc, Nhật Bản hay Việt Nam.

Tịnh Độ Tông ra đời như một cứu cánh với quảng đại quần chúng. Nhất là trong bối cảnh lịch sử Trung Quốc đầy biến động gắn liền với sự thịnh suy của Phật giáo Trung Quốc. Trong chiến tranh, loạn lạc, thật không dễ dàng gì ngồi thiền định, thiền quán hay đốn ngộ. Với những người dân có cuộc sống mưu sinh, lam lũ thì đốn ngộ là lạ lẫm, thiền định là thứ xa xỉ. Pháp môn Tịnh Độ đã đưa Phật A Di Đà, Bồ tát Quán Thế Âm đến với trong cuộc sống thường nhật. Trong nỗi lo toan đau khổ của một kiếp người, mỗi khi sợ hãi, đau khổ thay vì kêu: ''Cha ơi !, Mẹ ơi! Cứu con với !'', mỗi người đều có thể thầm khấn nguyện ''Nam Mô Quán Thế Âm Bồ tát cứu khổ cứu nạn cho con'' ''Nam Mô A Di Đà Phật phụ hộ đồ trì cho con !''.

Tịnh Độ Tông vốn xuất phát từ pháp môn Niệm Phật, Niệm Pháp, Niệm Tăng trong Pháp hành Phật giáo nguyên thủy kết hợp với pháp quán niệm hình ảnh Bồ tát Di Lặc để khi thân hoại mạng chúng được tái sinh về cõi Đâu Suất còn gọi là Tịnh Độ Đâu Suất. Sự khác biệt căn bản giữa Tịnh Độ Đâu Suất và Tịnh Độ A Di Đà là Tịnh Độ A Di Đà được Phật A Di Đà tiếp dẫn, còn Tịnh Độ Đâu Xuất thì Phật Di Lặc đón nhận tất cả những người hành thập thiện và quán niệm hình ảnh ngài nhưng không có sự tiếp dẫn.

Pháp môn Tịnh Độ phát triển cực thịnh ở Trung Quốc và tràn qua phổ biến ở Nhật Bản và Việt Nam. Tinh Độ Tông là một tôn giáo điển hình trong Phật giáo bởi nó có đầy đủ 5 yếu tố cấu thành một tôn giáo:

1. Có giáo chủ (Phật A Di Đà)
2. Có kinh sách tụng niệm, hỉnh ảnh, tượng
3. Có các lễ khóa
4. Có môn đồ, đệ tử
5. Có ban phúc cho các đệ tử


Nhưng Tịnh Độ khác với các tôn giáo khác ở chỗ nó là một tôn giáo hướng thượng. Tức là chỉ có sự ban phúc chứ không có sự giáng họa cho đệ tử. Trong Phật đạo, Tịnh Độ được coi như là một pháp môn chấp CÓ, trong khi Thiền Tông có thể coi là pháp môn chấp KHÔNG. Sư lựa chọn chấp CÓ bao giờ cũng dễ dàng hơn, nhiệt thành hơn ở số đông. Chính vì vậy mới có câu:'' Thà chấp Có như núi Tu-Di còn hơn chấp Không như hạt cải''. Sự chấp Có của Tịnh độ là sự chấp Có ưu việt, đầy tính nhân bản, tính từ bi hỷ xả và lòng yêu thương, cứu cánh của con người sống trong trần gian.

Cũng như các pháp môn khác, Tịnh Độ Tông cũng có những nhược điểm nhất định khi phong trào Tinh Độ phát triển đến mức cực đoan. Trong các chùa Tịnh Độ, rất hiếm hoi khi nghe thấy tiếng Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Các phật tử gặp nhau thường chào bằng câu Nam Mô A Di Đà Phật. Từ một vị Phật Thích Ca lịch sử bằng xương bằng thịt sáng lập ra đạo Phật thường ít được nhắc trong cuộc sống cũng như sự niệm Phật hàng ngày. Sự thái quá còn đến mức các ban hộ niệm được hình thành để phục vụ cho người lúc lâm chung. Từ cứu cánh cho người sống thì người ta lại lo nhiều cho sự chết. Hình ảnh các sư đi vào nhà của ai đó là liên tưởng nhà đó có người hấp hối hoặc vừa qua đời. Từ vị thầy của Trời và người thì người ta dễ dàng trờ thành một vị thầy cúng chuyên nghiệp.

(còn tiếp phần sau)
Go to the top of the page
 
+Quote Post
dhamma
bài Jan 10 2011, 01:32 PM
Bài viết #6


Member
**

Nhóm: Members
Bài viết: 11
Gia nhập vào: 24-November 10
Thành viên thứ.: 73,431



Vì quan niệm sai lầm về pháp môn niệm Phật nên phần lớn người đến chùa là những người già hay nghỉ hưu để đảm bảo một suất hộ niệm khi bước qua thế giới bên kia. Nhiều suất đất hay suất để tro đã được đăng ký đặt sẵn ở chùa. Các vị thầy ở chùa phải chịu đựng cảnh bon chen xí chỗ mỗi khi đón Xuân, thêm cảnh xí chỗ để cầu siêu, giải hạn. Phật pháp thường coi đó là phương tiện đưa người đến với Tam Bảo. Đương nhiên khi phương tiện nhiều quá thì đường không còn chỗ mà đi. Con đường thành giáo đường, giáo đường thành chợ đường. Với người già, có câu chúc ''năm mới chúc các cụ sớm vãnh sanh Tây phương cực lạc'' thì các cụ hoan hỷ, với người trẻ mà chúc câu này đầu năm thì không khác gì trù úm làm người ta sui cả năm. Thế mới có câu chuyện bên Tây Tạng, khi Tổ Liên Hoa Sinh đi qua một làng nhỏ. Ngài ở lại đây hơn một tháng chứng kiến cảnh người ở đây rất tinh tấn, nhiệt tâm trì niệm Phật, từ người già đến trẻ nhỏ. Ngài rất xúc động. Trước khi rời khỏi làng ngài có họp dân làng tại đầu làng và tuyên bố hôm nay ngày sẽ trợ duyên cho nhưng ai muốn vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc bằng phép di chuyền thần thức Phowa. Ngài nói: Hôm nay, ai muốn rời khỏi cõi Ta bà đau khổ này về tây Phương Cực Lạc với Phật A Di Đà thì giơ tay. Lần thứ nhất ngài nói, không thấy ai giơ tay. lần thứ hai ngài nói cũng không ai giơ tay. Ngài bối rối, sợ mọi người không nghe rõ, lần thứ ba ngài nhắc lại. Từ hàng cuối cùng có một cậu bé giơ tay xin được về Tây Phương Cực Lạc. Ngài thấy làm ngạc nhiên và hỏi sao con muốn về đó mà không ở đây ? . Cậu bé nói, ở đây con không có ai cả ! Con là cậu bé mồ côi.
Câu chuyện hoàn toàn nghiêm túc và được ghi lại trong lich sử Phật giáo Tây Tạng. Cả làng có mỗi cậu bé mồ côi mới có thể về Cực Lạc, thoát khỏi Ta Bà. Cậu bé đó không có sợi dây trói buộc nào của Ái và Kiến để giữ cậu ấy ở lại. Tất cả chúng ta đều có Ái (yêu và ghét) và Kiến (cách nhìn nhận) là sợi dây trói chặt chúng ta trong vòng luân hồi bất tận. Ngay cả khi sắp dứt hơi thở, chúng ta chuẩn bị cho cái xác chết của chúng ta ra sao, chôn chỗ nào, thần thức chúng ta về đâu, có được hộ niệm hay trợ giúp không ? Đây cũng là luân hồi. Nên Lục Tổ Huệ Năng đã nói: ''Có niệm, niệm thành tà'' là như vậy.

Để có cái nhìn Chánh Kiến với pháp môn Niệm Phật, chúng ta phải lội về nguồn, trờ về với Phật giáo Nguyên thủy để xem Đức Thế Tôn dạy về pháp môn này như thế nào:

1 ''Có một pháp, này các Tỳ-khưu, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Một pháp ấy là gì? Chính là niệm Phật. Chính một pháp này, này các Tỳ-khưu, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn''. (Tăng chi 1.16)

2. Này các Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo sống quán thọ trên các thọ? Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo khi cảm giác lạc thọ, tuệ tri: "Tôi cảm giác lạc thọ"; khi cảm giác khổ thọ, tuệ tri: "Tôi cảm giác khổ thọ"; khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ, tuệ tri: "Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ". Hay khi cảm giác lạc thọ thuộc vật chất, tuệ tri: "Tôi cảm giác lạc thọ thuộc vật chất"; hay khi cảm giác lạc thọ không thuộc vật chất, tuệ tri: "Tôi cảm giác lạc thọ không thuộc vật chất". Hay khi cảm giác khổ thọ thuộc vật chất, tuệ tri: "Tôi cảm giác khổ thọ thuộc vật chất"; hay khi cảm giác khổ thọ không thuộc vật chất, tuệ tri: "Tôi cảm giác khổ thọ không thuộc vật chất". Hay khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ thuộc vật chất, tuệ tri: "Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ thuộc vật chất"; hay khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ không thuộc vật chất, tuệ tri: "Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ không thuộc vật chất". (Kinh Tứ Niệm Xứ)

Thực hành Tứ niệm Xứ trong pháp hành Niệm Thọ. Trong Tứ Niệm Xứ, Niệm Thọ bao gồm thọ lạc, thọ khổ và không lạc không khổ. Việc Niệm Phật đem lại thọ lạc cho người niệm. Khi niệm Phật thấy an lạc và biết rõ cảm thọ lạc của người niệm. Đây là cảm giác lạc thọ không thuộc vật chất. ''Như vậy, vị ấy sống quán thọ trên các nội thọ; hay sống quán thọ trên các ngoại thọ; hay sống quán thọ trên các nội thọ, ngoại thọ. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên các thọ, hay sống quán tánh diệt tận trên các thọ; hay sống quán tánh sanh diệt trên các thọ. "Có thọ đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy Tỷ-kheo sống quán thọ trên các thọ.'' Niệm Thọ trong Tứ Niệm Xứ là đạt tới chỗ giải thoát, tức là đến chỗ không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Chứ không phải tìm đến chỗ để mà nương tựa, để mà chấp trước.

3. Thực hành rộng rãi ba món món tư lương trong Tịnh Độ là Tín- Nguyện -Hành trong quảng đại quần chúng. Đây chính là phương pháp thực hành về Định trong Bát Chánh Đạo (Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định). Tín tương ứng với Tinh Tấn, Nguyện tương ứng với Niệm, Hành tương ứng với Định.

4. Sau khi đạt tới Nhất Tâm Niệm Phật của hành giả Tịnh Độ Tông thì tương ứng với Nhất Tâm ở Tứ Thiền. Tại đây hành giả quán chiếu với tuệ giác Vô Ngã bằng cách quán sát không có người niệm Phật tức là không có ''cái Ta '' niệm Phật, hành giả liền phá được thân kiến để bước tới phá được giới cấm thủ và hoài nghi. Nhờ thực chứng ở Tứ Thiền với quán chiếu các pháp là Vô Ngã, không có ''cái Ta'' niệm Phật, hành giả đi tiếp tới phá giới cấm thủ. Tức là hành giả không còn chấp vào việc Niệm Phật như là một pháp môn hay chấp thủ vào pháp môn nữa. Ở trạng thái này hành giả nhận thấy tất cả các pháp đều là Phật pháp và nhờ đó mọi nghì ngờ hay hoài nghi về các pháp môn khác đều được phá bỏ. Hành giả đã thể nhập vào quả Thánh Dự lưu. Nếu muốn hành giả có thể tái sinh vào cảnh giới Tinh Độ Đâu Suất của Bồ tát Di Lặc ở cung trời Đâu Suất tu học tiếp và nhập Niết Bàn ở đó hoặc nguyện tái sinh làm đệ tử của Bồ tát Di Lặc khi ngài giáng trần trong tương lai.

Nói đến Thiền Tông và Tịnh Độ thì không thể không nói đến Mật Tông phát triển cực thịnh đến mức quốc giáo như ở Tây Tạng, Bu-tan, Nê-pan. Có lẽ chúng ta chưa từng chứng kiến trong lịch sử Phật giáo, một vị tỳ-kheo vừa làm giáo chủ lại có thể kiêm làm vua của một đất nước như ở Tây Tạng, như dòng tu mang tên Dalai- Lama. Mật Tông phát huy rực rõ cả hai mặt chấp Có của Tinh Đô và chấp Không của Thiền Tông. Nếu coi tôn chỉ pháp môn ''Tức Tâm Thành Phật là Thiền Tông'', ''Tức Khẩu Thành Phật là Tinh Độ'' thì Mật Tông là ''Tức Thân Thành Phật''. Hành động của Thân chính là kết quả của Tâm và Khẩu.

(còn tiếp phần sau)
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 19th April 2024 - 06:35 AM