IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> 108 điều suy ngẫm, Thiền sư U. Tejaniya
Diệu Minh
bài Dec 11 2011, 05:55 PM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



ĐÔI ĐIỀU SUY NGẪM

Đơn thuần ghi nhận không thôi thì chưa đủ

Thiền sư U. Tejaniya

1. Nếu còn kỳ vọng nào trong khi thực hành, tâm sẽ trở nên bối rối lẫn lộn. Hãy quan sát thái độ này, đừng trông đợi hay kỳ vọng vào kết quả đạt được.

2. Khi có trí tuệ, sự tinh tấn đã có mặt.

3. Chánh niệm là ghi nhận cái gì đang xảy ra.

4. Khi tâm được rảnh rỗi, nó sẽ suy nghĩ.

5. Bất cứ khi nào cảm thấy thất vọng, hãy quan sát trạng thái này. Chúng ta sẽ thấy rằng không có cái gì và không có ai để có thể đổ lỗi là đã gây ra tình trạng này.

6. Đưa ra các giả định chính là hoạt động của tâm si.

7. Điều quan trọng là phải phân biệt một cách rõ ràng giữa đối tượng và tâm quan sát. Cái nào là đối tượng? cái nào là tâm?

8. Bất cứ khi nào có sự buồn bực chán nản, đó là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy bạn đang có mong cầu một cái gì đó mà không đạt được.

9. Những suy nghĩ có thể lừa dối chúng ta, nhưng cảm thọ không thể nào lừa dối chúng ta được. Các cảm thọ là rất thật.
10. Việc muốn nói chuyện và việc không muốn nói chuyện đều là những vấn đề giống nhau.
11. Việc muốn hay không muốn làm một cái gì đó thì không quan trọng. Hãy tự hỏi xem mình có cần làm điều đó hay không.

12. Đừng chú ý tới tiếng động mà hãy ghi nhận việc đang lắng nghe. Lắng nghe là bao hàm cả việc nhận biết tiếng động. Tương tự như vậy đối với việc nhìn, ngửi, nếm…

13. Những phiền não nhỏ sẽ tăng trưởng phát triển. Nhưng rốt cục chúng ta cần phải quan sát được những biểu hiện thậm chí là nhỏ nhất của tham và sân.

14. Tại sao chúng ta đang làm điều này? Liệu chúng ta muốn hay cần cái đó? Liệu nó có phải là điều thích hợp để làm trong hoàn cảnh hiện tại không?

15. Khi không còn có tham và sân, chúng ta có thể đưa ra những quyết định đúng đắn.

16. Chỉ đặt ra câu hỏi mà đừng tìm kiếm câu trả lời. Câu trả lời sẽ tới khi tâm đã thu thập đủ dữ liệu của vấn đề.

17. Đừng tự nhắc nhở mình phải kiên nhẫn, hãy quan sát sự mất kiên nhẫn.

18. Trí tuệ có thể kiểm soát cái tâm, nhưng bạn không thể kiểm soát tâm của mình được.

19. Đừng cố gắng duy trì sự quân bình mà hãy cố gắng giữ gìn chánh niệm.

20. Nếu có những vấn đề trong gia đình, chúng ta phải giải quyết chúng ở nhà, không thể giải quyết vấn đề đó tại trung tâm thiền.

21. Hãy coi trọng kiến thức và sự hiểu biết. Thực hành nhiều tới mức có thể và bằng lòng với bất kỳ kết quả nào đạt được.

22. Chúng ta đang chú ý tới cái gì? Đang nhìn, nghe, ngửi, xúc chạm, nếm hay đang suy nghĩ? Liệu có chìm đắm vào việc nhìn, nghe, ngửi, xúc chạm đó không? Liệu có miên man suy nghĩ không? Đừng để bị các thói quen cũ lôi kéo, hãy rèn tâm của mình.

23. Khi có một thái độ sai lạc, cái tâm không thể nào hùng mạnh được. Khi tâm trở nên hùng mạnh, nó có thể quan sát bất kỳ cái gì có thể. Đó chính là hoạt động của Pháp, không có ai tham gia vào đó cả. Đừng bao giờ quá cố gắng để quan sát bất kỳ cái gì. Sự háo hức quan sát là biểu hiện của tâm tham.

24. Đừng cố gắng tìm xem tâm ở đâu, nơi chốn hay trú xứ chỉ là khái niệm, cần nhận biết được tâm thông qua sự hoạt động hay sinh hoạt của nó.

25. Cái chúng ta dự kiến đó chỉ là suy nghĩ, có thể dự kiến một vấn đề nào đó nhưng vẫn chưa làm bất kỳ điều gì cả vì tác ý chưa đủ mạnh. Còn tác ý thực sự thì không phải là suy nghĩ, nó chỉ là những xung lực hay năng lượng của tâm.
26. Biết tại sao tâm đang làm điều gì là trí tuệ.

27. Đôi khi một suy nghĩ quá vi tế tới mức không thể biết được liệu nó có bị phiền não chi phối hay không, nhưng có thể cảm nhận được điều đó.

28. Sự hiểu biết thực sự về khổ đế sẽ làm giải thoát khổ đau, nó sẽ làm cho tâm ta được tự do.

29. Lúc mới bắt đầu thực hành suy nghĩ sẽ dừng lại ngay khi ghi nhận dược nó, không thể vừa ghi nhận mà vừa suy nghĩ. Chỉ khi nào chánh niệm trở nên mạnh thì mới có thể quan sát được suy nghĩ.

30. Khi thực sự hiểu biết bản chất của hiện tượng, chúng ta sẽ không bao giờ quên được điều đó.

31. Phải nhận ra được các phiền não gây tác hại ra làm sao và sẽ mất nhiều thời gian cho tới khi tâm thực sự chán nản đối với các phiền não. Chỉ hiểu biết về mặt văn tuệ rằng: “tham sân si là không tốt” thì chưa đủ. Thực tế hầu hết mọi người luôn sống chung với tham sân si. Tất cả chúng ta đều trải qua vô vàn những giai đoạn khó khăn trong việc liên tục quan sát các phiền não, không có một ngả tắt nào cả. Chỉ khi tâm thực sự chán ngấy đối với các phiền não nó mới có thể tự giải thoát.

32. Đừng vội vã mà hãy duy trì tiến trình học hỏi.

33. Tại sao khi ở nhà các phiền não trở nên mạnh hơn? Vì đó là nhà của tôi, vợ của tôi, xe của tôi…

34. Nếu thực sự liên tục ghi nhận, những suy nghĩ về nỗi sợ sẽ không thể khởi sinh. Nếu tiếng động chỉ là tiếng động thì trí tưởng tượng sẽ không đi quá xa. Bất cứ cái gì cho rằng mình thấy hay mình nghe được đều chỉ là những khái niệm.

35. Chánh niệm rập khuôn không thể sử dụng được trong cuộc sống thường ngày mà chỉ có chánh niệm tự nhiên làm được điều này, đó là loại chánh niệm biết làm công việc của mình. Khi trí tuệ khởi phát sẽ thấy được thiện và bất thiện, tâm sẽ từ bỏ những bất thiện để làm việc thiện. Càng thực hành nhiều chúng ta sẽ càng hiểu tiến trình này.

36. Bên trong hay bên ngoài đều chỉ là những khái niệm.

37. Luôn kiểm tra xem tại sao tâm đang làm điều này, nó cảm thấy thế nào?

38. Tại sao tâm trở nên trạo động? Chúng ta đã làm điều gì trước đó? Hãy ghi nhớ kiểm tra điều này!

39. Khi trở nên bối rối trạo động thì chính là lúc cần phải thực hành.

40. Khi tâm được bình an tĩnh lặng không phải do đối tượng quan sát mà do có sự thích thú, thái độ chân chánh và có chánh niệm liên tục.

41. Nếu tại trung tâm thiền không thể thực hành nói chuyện có chánh niệm thì chúng ta không thể làm được điều đó ở bên ngoài.

42. Nếu cho rằng mình có một việc rất quan trọng phải xử lý, hãy dừng lại và tự hỏi xem liệu nó có thực sự quan trọng không, tại sao chúng ta lại háo hức nghĩ tới việc này như vậy.

43. Trong khi làm việc, sự tích tụ căng thẳng sẽ bị chậm lại hoặc thậm chí ngừng hẳn nếu chúng ta thực hành chánh niệm về hơi thở trong một phút đều đặn hàng giờ hay bất kỳ khi nào có thời gian.

44. Khi mới bắt đầu hành thiền mọi người không có tín tâm hoặc nó chưa đủ mạnh để duy trì việc thực hành, do vậy họ cần nhiều động lực khích lệ. Tín tâm cần có thời gian để phát triển.

45. Cái chúng ta cho là lạc thú thì chính nó là khổ đế.

46. Điều quan trọng không phải là loại bỏ sự dính mắc mà cần phải hiểu xem tại sao có sự dính mắc. Muốn loại bỏ một cái gì đó là do tâm sân.

47. Chánh niệm và trí tuệ sẽ tự động loại bỏ phiền não, chúng ta chỉ có thể tạo ra các nhân duyên thích hợp. Cần nhận biết và chấp nhận phiền não để học hỏi.

48. Cảm thấy tự tin cho rằng mình đã hiểu được phiền não đó là do hoạt động của tâm si.

49. Chúng ta cần học đi học lại hay phải trả bài nhiều lần cho tới khi thực sự hiểu được vấn đề.

50. Cái mà chúng ta biết chẳng bao giờ là đủ cả. Trí tuệ hiểu rằng cái gì đang xảy ra và cái gì cần phải làm. Trí tuệ được phát triển ở nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau.

51. Càng kháng cự lại cái đang xảy ra thì chúng ta càng muốn thay đổi nó, điều đó làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn.

52. Hãy suy nghĩ làm thế nào để giữ chánh niệm mà đừng có suy nghĩ về kinh nghiệm xảy ra.

53. Khi thất vọng chán chường về mọi thứ thì đó chính là vấn đề.

54. Chúng ta phải có hành động. Nếu không làm gì cả thì suy nghĩ sẽ kéo dài triền miên. Phiền não thì rất khoẻ và chạy rất nhanh nên trí tuệ cần phải nhanh hơn để tóm chúng lại.

55. Nếu muốn có hiểu biết thực sự thì chúng ta phải thực hành trong những tình huống thực tế.

56. Tìm hiểu khám phá hay trạch pháp tức là có sử dụng năng lượng của trí tuệ.

57. Trí tuệ không bao giờ tin suông; nó luôn tìm hiểu khám phá.

58. Chúng ta phải dùng tới suy nghĩ, nhưng tố chất cần khai thác là trí tuệ. Trí tuệ không phải là suy nghĩ, nó nằm đằng sau suy nghĩ, đó là sự biểu đạt, thái độ chân chánh và sự hiểu biết.

59. Biết cách để giải quyết một vấn đề chính là trí tuệ.

60. Cần sử dụng khái niệm tục đế để nói về trí tuệ và thực tại chân đế. Khái niệm và thực tại cùng tồn tại.
61. Những ai có nhiều định tâm cần được khích lệ để tìm tòi khám phá.

62. Những ai có bản chất thông minh, muốn hiểu biết sẽ tự động quan sát kỹ và sâu hơn bất cứ cái gì họ ghi nhận.
63. Trí tuệ không bao giờ dễ dàng thoả mãn. Trí tuệ hiểu rằng nó luôn có thể đi xa hơn.

64. Nếu dễ dàng thoả mãn chúng ta sẽ chịu đau khổ.

65. Những ai thông minh sẽ thực hành chăm chỉ hơn.

66. Muốn hưởng một cuộc sống bình an chính là sự biếng nhác.

67. Hãy thận trọng khi đưa ra một nguyện lực. Mọi người thường đưa ra nguyện lực mà thậm chí không xem xét tới khả năng thực tế của mình.

68. Không thể ngăn cản được các phiền não mà phải học cách xử lý chúng. Những ai chơi game thì hiểu điều này rất rõ. Chúng ta phải giải quyết các vấn đề hay vượt qua các khó khăn trước khi có thể tiến tới một mức độ cao hơn.

69. Không thể loại bỏ một phiền não bằng cách sử dụng một phiền não khác. Bất cứ khi nào xử lý một phiền não, cần ghi nhận khách quan mà không có bất kỳ sự can thiệp nào. Cần nhận biết, quan sát và hiểu xem cái gì đang xảy ra. Bất kỳ khi nào cho rằng một đối tượng là xấu hay không tốt tức là chúng ta đang tạo ra sự sân hận. Hãy kiểm tra lại thái độ của mình.

70. Ngã mạn khởi sinh liên tục, nhưng đối với tâm thì nó cũng chỉ là một đối tượng. Cần học cách nhận biết sự có mặt hay vắng mặt của ngã mạn.

71. Bất cứ khi nào để tâm rảnh rỗi phiền não sẽ tấn công.

72. Có ít nhất hai nguyên nhân chủ yếu tác động tới kinh nghiệm hiện tại, đó là: động lực của các thói quen tốt xấu và việc hiện tại đang làm.

73. Bất kỳ khi nào thấu hiểu được bản chất thật sự của hiện tượng, chúng ta sẽ kinh nghiệm được cảm giác của sự tự do.

74. Người ta thường không muốn sống theo đúng sự vật hiện tượng mà họ luôn muốn chúng diễn ra theo ý mình.

75. Nếu không có sự hiểu biết thông thường thì làm sao chúng ta hy vọng có được tuệ giác thiền quán.

76. Bản chất của Pháp là nếu bạn đạt được gì thì cũng không vui mừng, mà nếu không đạt được cũng không thất vọng. Nhiều thiền sinh cảm thấy rất vui sướng khi họ có được một kinh nghiệm nào đó và lại rất thất vọng nếu không có được kinh nghiệm đó. Đây không phải là việc thực hành Pháp. Thực hành Pháp không phải để có được một kinh nghiệm mà để có được sự hiểu biết.

77. Có ba loại quan sát: quan sát bằng mắt, bằng tâm và bằng tuệ giác.

78. Mục tiêu là để hiểu bản chất của sự vật hiện tượng. Hạnh phúc tự động sẽ đi liền sau đó.

79. Trong thiền quán chúng ta muốn biết xem cái gì đang xảy ra, tại sao nó xảy ra như vậy và cần phải làm gì với nó.
80. Khoảnh khắc chúng ta mong muốn hạnh phúc bình an thì chính đó là vấn đề. Mong muốn là một vấn đề. Cần phải thực hành với thông tin đúng đắn, suy nghĩ đúng và thái độ chân chánh.

81. Mỗi khi vội vã háo hức làm hay muốn biết một điều gì đó tâm sẽ bắt đầu tập trung, tích tụ và muốn có được kết quả.

82. Sự hiểu biết thực sự chỉ có thể xảy ra trong khoảnh khắc.

83. Giữ giới là làm cái cần phải làm và ngăn ngừa cái không nên làm.

84. Khi hiểu sâu sắc về bản chất hiện tượng sự an tịnh sẽ tới như một phần của trí tuệ.

85. Sẽ là sai lầm nếu muốn người khác kính trọng chúng ta.

86. Hướng tâm tới đối tượng đúng là chánh tư duy.

87. Không thể giả bộ hiểu biết Pháp, trình độ hiểu biết của chúng ta luôn biểu hiện thông qua lời nói và hành động.

88. Khi không có trí tuệ thì tâm si có mặt.

89. Khi hiểu về trí tuệ tốt hơn thì cũng hiểu tâm si tốt hơn.

90. Tưởng (Sanna) và trí tuệ (Panna) hoạt động đồng thời.

91. Chánh niệm quan sát cái đang xảy ra còn trí tuệ biết phải làm gì.

92. Mọi người có xu hướng làm điều bất thiện vì họ không có được thông tin đúng đắn, đó là do tâm si.

93. Muốn những người khác làm theo mình là một sự mong muốn ngờ nghệch.

94. Tiến trình để có được sự hiểu biết thường rất đau đớn.

95. Cố gắng duy trì sự chú tâm trên đối tượng là tà tinh tấn.

96. Bất cứ cái gì chúng ta nhận biết cũng chỉ là đối tượng. Tất cả các đối tượng đều là hiện tượng tự nhiên. Hãy để chúng xảy ra.

97. Mỗi đánh giá một sự vật hiện tượng là tốt hay xấu thì tâm si đang tóm chặt lấy chúng ta.

98. Bất kể bao nhiêu điều bất thiện đã làm, trí tuệ có thể giải phóng chúng ta ngay trong kiếp sống này.

99. Chúng ta đã từng có hay chưa một khoảnh khắc bình an mà tuyệt đối không có mong muốn, lo âu, khắc khoải?

100. Khi tâm cảm thấy hỷ lạc do có sự hiểu biết nó sẽ được khích lệ để quan sát sâu hơn.

101. Tìm tòi khám phá là quan sát cái đang xảy ra để hiểu được toàn bộ bức tranh.

102. Hành thiền là đang nuôi dưỡng tưới tẩm các thiện tâm.

103. Có được chánh niệm tự nhiên cũng giống như việc lái xe. Chúng ta biết phải làm gì, làm ra sao và cần chú ý tới cái gì.

104. Cái gì đang xảy ra trên thân và tâm ngay bây giờ?

105. Tâm không thể cùng một lúc suy nghĩ hai việc, nếu có suy nghĩ đúng thì sẽ không có suy nghĩ sai.

106. Thực tại không có phương hướng và không đi về đâu cả.

107. Sự vật hiện tượng không xảy ra theo ý muốn của chúng ta mà chúng xảy ra mà do các điều kiện nhân duyên đã chín muồi.

108. Không có cái gọi là hành thiền “không được tốt”. Trong Pháp chỉ có cái đang xảy ra. Hãy chấp nhận và quan sát tình huống.


Sadhu! Sadhu!

Bạn có thể đọc bất cứ câu nào, không cần theo thứ tự và nhặt ra những gì phù hợp cho mình...

Tỳ kheo Pannissara - Sư Thư tuyển chọn.


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Vien Linh
bài Dec 12 2011, 09:35 AM
Bài viết #2


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 591
Gia nhập vào: 22-March 09
Thành viên thứ.: 2,444



Các bậc cao tăng thường hơn người ở những điều suy gẫm; như ở đây có tới 108 điều . Những người bình thường chỉ có 3 điều suy gẫm :

1- Chúng ta từ đâu tới ?
2- Cuộc sống này có ý nghĩa gì ?
3- Chết sẽ về đâu ?

Rất là đơn giản phải không !
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Dec 12 2011, 10:13 AM
Bài viết #3


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



QUOTE(Vien Linh @ Dec 12 2011, 09:35 AM) *
Các bậc cao tăng thường hơn người ở những điều suy gẫm; như ở đây có tới 108 điều . Những người bình thường chỉ có 3 điều suy gẫm :

1- Chúng ta từ đâu tới ?
2- Cuộc sống này có ý nghĩa gì ?
3- Chết sẽ về đâu ?

Rất là đơn giản phải không !


Kỹ thuật 108 điều gọi là "suy ngẫm" thực ra là kỹ thuật để cắt đứt những dòng suy nghĩ miên man bất tận... thuộc về tục đế khái niệm - cái nhân của luân hồi.

Còn những điều bác VL khuyên là để tâm trí vận hành đúng cách, cái đó vẫn làm cho tâm trí hoạt động... vậy "suy ngẫm"? chúng tôi phải tìm từ khác thay thế thì mới chính xác, cám ơn sự phản ánh của bác nha.

Thiền nghiêng về thụ cảm và tiếp nhận một cách trực tiếp cái đang xảy ra để kinh nghiệm sống động về thực tại tuyệt đối...

Theo như Ohso lý luận: có hai bán cầu - một nghiêng về philogic, trực giác, lãng mạn, huyền bí, thơ ca.... cái bán cầu kia là ngược lại: logic, khoa học, kinh tế, tính toán...

Và thiền cũng là để dung hòa hai thứ đó để đi con đường trung đạo, chỉ duy nhất con đường đó mới có thể kinh nghiệm về thực tại tuyệt đối... dukkha, anatta, anicca.




--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Oct 15 2018, 09:43 PM
Bài viết #4


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



https://www.youtube.com/watch?v=ZTCQ298BX9A


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 28th March 2024 - 06:20 PM