IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> KHAI GIẢNG KHÓA VI DIỆU PHÁP PHẦN 3 NĂm 2016-SƯ TƯỜNG NHÂN GIẢNG DẠY TẠI HÀ NỘI
home
bài Sep 19 2016, 10:07 PM
Bài viết #1


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 377
Gia nhập vào: 6-April 10
Thành viên thứ.: 11,098



KHAI GIẢNG KHÓA VI DIỆU PHÁP PHẦN 3 NĂm 2016-SƯ TƯỜNG NHÂN GIẢNG DẠY TẠI HÀ NỘI

"Vô thượng thậm thâm Vi Diệu Pháp
Bách niên vạn kiếp nan tao ngộ
Ngã kim kiến văn đắc thọ trì
Nguyện giải Như lai chân thiệt nghĩa"
Dịch:
Vi Diệu Pháp, pháp thẳm sâu,
Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu.
Nay ta nghe thấy chuyên lòng học,
Nguyện giải Như lai nghĩa nhiệm mầu.

Tiếp nối các chương trình khóa học lớp Vi Diệu Pháp được tổ chức thành công rực rỡ lần 1/2016 vào tháng 3, lần 2 vào tháng 6/2016 này (trong chú giải Vi Diệu Pháp là các bài pháp Phật Thích Ca thuyết trên cung trời Đao Lợi độ cho phật mẫu và chư thiên trong mùa hạ thứ 7, là đỉnh cao diệu trí tuệ Phật giáo tìm hiểu về sự vận hành lộ trình tâm thức con người, kể cả lộ trình tâm người ta khi sắp lâm chung thì tâm thức diễn tiến thế nào).

Nhận lời thỉnh mời của chư Phật tử Hà Nội, sư Tường Nhân (chùa Pháp Luân-Huế) vị thầy khả kính và uyên thâm về vi diệu pháp sẽ tiếp tục giành thời gian giảng dạy và hướng dẫn tận tình về Vi Diệu Pháp (Abbidhamma) cùng các kiến thức Phật Học cho hàng thiện tín, phật tử khu vực miền Bắc, dự kiến chương trình như sau:

- Thời gian: bắt đầu lúc 19h00-21h00 hàng ngày từ 20/09 đến 26/09/2016
- Địa điểm: tầng 16 số 545 Nguyễn Văn Cừ, Hà Nội
- Tài liệu khóa học: Miễn phí
- Số ĐT liên hệ Tuệ Đông 09.8584.8889
- Đối tượng tham dự: những người quan tâm học hỏi giáo lý Phật đà không phân biệt là phật tử đã quy y hay người chưa quy y Tam Bảo, tham dự không cần đăng ký, buổi đầu cần đến sớm 30P để nhận tài liệu khóa học.

Kính mời quý thiện tín nam nữ và phật tử giành thời gian quý báu tham dự chương trình học đặc biệt hiếm có này để tường tận về tiến trình vận hành của tâm thức, của nghiệp,... qua các kiến thức Sư Tường Nhân nhiệt tình trao truyền.

Hoan hỉ đón tiếp và sự góp mặt đông đảo của quý vị là động lực cho chúng tôi trong hoạt động phổ cập đạo Phật và hộ trì Tam bảo.
Nguyện cho Phật giáo mãi luôn trường tồn.

BTC

Tuệ Đông/Thanh Lương/Phạm Thanh Thảo/Thảo Đỗ/anh Hiệp và các thí chủ phát tâm

- theo wikipedia: Vi diệu pháp (Abhidhamma) là môn học nghiên cứu về con người và sự tiến hóa hay thụt lùi của nó, cũng áp dụng luôn cho các sinh vật khác (chúng sanh khác) trong và ngoài trái đất. Phạn ngữ Abhidhamma có nghĩa là những giáo lý cao siêu, vi diệu, thù thắng, vượt trên tất cả, vô thượng (không có gì cao hơn). Vi Diệu Pháp là đề cập đến giáo lý tinh hoa của Ðức Phật, giáo lý này là một trong Tam Tạng Kinh Điển của Phật giáo nguyên thủy, hai tạng còn lại là gồm Kinh tạng, Luật tạng.

-Trong Thế giới hay vũ trụ dù rộng lớn bao nhiêu cũng không ngoài 4 thứ: Sắc (vật chất), Tâm (Tâm Vương), Tâm Sở (Các trạng thái thuộc tâm như Thọ Uẩn, Tưởng Uẩn, Hành uẩn) và Phi Danh Sắc (Niết Bàn). Vi Diệu Pháp chia và giảng chi tiết về 4 đối tượng này một cách sâu sắc với phương châm "Không có cái tôi". Vi Diệu Pháp là mộn học không đề cập đến "cái ngã". Như các định luật vật lý, hóa học, sinh học...xảy ra độc lập với "cái ngã" thì Vi Diệu Pháp nghiên cứu về các khía cạnh vật chất (Sắc Uẩn) giống như vậy. Còn về Tâm và Tâm Sở, Vi Diệu Pháp có vẻ giống Tâm lý học nhưng hoàn toàn khác với tâm lý học ở nhiều khía cạnh. Tâm lý học phục vụ cho "sự mưu cầu" lợi ích thì Vi Diêu Pháp phục vụ cho việc "mưu cầu lợi ích" và "vượt lên mưu cầu lợi ích".

-Trong Vi Diệu Pháp, con người không đề cập như một trung tâm của thế giới mà đặt trong bối cảnh đồng đẳng với mọi sự vật, hiện tượng. Đó chính là cái khách quan nhất để khám phá chân lý cùng tột (Paramattha sacca) hơn là khám phá thuần thiết vào chân lý theo qui ước (Sammuttisacca) như con người, con chó, con ma, và các hàng phi nhân khác như các loài ngoài trái đất (như chư Thiên, người ngoài hành tinh, phi nhân). Nghĩa là trong Vi Diệu Pháp không có chúng sanh, chỉ có pháp. Pháp (dhamma) là tất cả những sự vật hiện tượng, sự vật hiện tượng gì cũng gọi là Pháp. Pháp được tổng quát hóa thành Sắc, Tâm, Tâm Sở, Niết Bàn (vượt qua Sắc, Tâm, Tâm Sở).
Bốn đối tượng này sẽ được chia chẻ chi tiết trong 7 bộ Luận lớn là:
Bộ Pháp Tụ
- Dhammasangani (Classification of Dhamma). Hòa thượng Tịnh Sự dịch.
Bộ Phân Tích (Phân Biệt)
- Vibhanga (Divisions). Hòa thượng Tịnh Sự dịch.
Bộ Chất Ngữ (Giới Thuyết)
- Dhatukatha (Discourse on Elements). Hòa thượng Tịnh Sự dịch.
Bộ Nhân Chế Định (Nhân Thi Thuyết)
- Puggala Pannatti (The Book on Individuals). Hòa thượng Tịnh Sự dịch.
Bộ Ngữ Tông (Biện Giải)
- Kathavatthu (Points of Controversy). Tâm An & Minh Tuệ dịch (*).
Bộ Song Đối (Song Luận)
- Yamaka (The Book of Pairs). Hòa thượng Tịnh Sự dịch.
Bộ Vị Trí (Phát Thú)
- Patthana (The Book of Causal Relations). Hòa thượng Tịnh Sự dịch.

suu tam tu : https://www.facebook.com/hanoimeditation/po...169219386469028
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 12th May 2024 - 11:42 PM