IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Dập tắt cơn bốc hỏa?
Diệu Minh
bài Dec 14 2010, 10:52 PM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Có một bệnh nhân tới nhà tôi hỏi về cách áp dụng Thực dưỡng với căn bệnh này, chị thường bị cơn bốc hỏa không tự chủ được nhiều lần trong ngày, và trở nên khá lo lắng...
Hôm nay tôi nói với chị là tôi sẽ vào google để xem nguyên nhân và cách điều trị của đông tây y...

Thì ra tây y cũng "thua" căn bệnh này vì họ không tìm ra được nguyên nhân chính đúng?

Khi cơ thể thiếu hụt estrogen

Dưới đây là phiên bản cache tại địa chỉ: http://www.ngoisao.net/News/Chang-nang/2008/04/3B9C47CA


Estrogen chính là phương thuốc diệu kỳ giúp cho cơ thể phụ nữ mềm mại, nữ tính, phát triển những tính chất sinh dục, ngăn ngừa loãng xương. Đến một lúc nào đấy, phương thuốc kỳ diệu hết hiệu lực, đó cũng là lúc người phụ nữ phải đối mặt với nhiều thử thách cam go, không dễ dàng khắc phục..
Estrogen chính là nội tiết tố nữ. Những trường hợp buồng trứng bắt đầu suy giảm, hoạt động không tốt, chế tiết ít estrogen, mãn kinh, suy buồng trứng, cắt bỏ buồng trứng, tia xạ vào buồng trứng sẽ được xem là thiếu estrogen.

Khi thiếu estrogen, cơ thể sẽ có các biểu hiện: thay đổi về kinh nguyệt (kinh mau, thưa kinh, vòng kinh ngắn dần, lượng kinh ít dần rồi ngừng hẳn). Hội chứng rối loạn vận mạch (có những cơn bốc hỏa, nóng bừng ở phần trên của cơ thể; lạnh đầu chi, ra mồ hôi về ban đêm, người lúc nóng, lúc lạnh; chóng mặt, nhức đầu, chao đảo do rối loạn thăng bằng). Rối loạn về tâm thần (lo lắng, hồi hộp, giảm trí nhớ, hay quên; không tập trung tư tưởng, thay đổi tính tình, hay cáu gắt, hờn giận, dễ buồn nản và lâm vào tình trạng trầm cảm).
Thay đổi về giải phẫu (da trở nên nhăn nheo, ngực lép; các tuyến mồ hôi, tuyến bã giảm hoạt động nên lông, tóc khô giòn, dễ gãy, bạc màu, dễ rụng). Giảm thiểu đường tiết niệu (dễ bị són tiểu, dễ viêm nhiễm đường tiết niệu).
Thay đổi về cơ quan sinh sản. Giảm khoái cảm và ham muốn tình dục. Ảnh hưởng đến khung xương (làm loãng xương rồi mất xương, xương giòn, xốp, dễ gãy). Bệnh tim mạch (tăng 2-4 lần so với người chưa mãn kinh; tăng huyết áp, tăng bệnh mạch vành, tăng nguy cơ huyết khối)...
Thiếu hụt estrogen không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn gây ảnh hưởng tới tâm lý và nhân cách của người phụ nữ và cũng khiến cho tình dục bị ảnh hưởng. Để hạn chế sự thiếu hụt trên, bạn cần có chế độ ăn uống hợp lý: bổ sung các vitamin cần thiết như các vitamin B, A, chọn lựa các thực phẩm giàu protein, vitamin như cá, thịt, rau màu xanh. Bên cạnh việc bổ sung chất dinh dưỡng, bạn cần phải vận động, tập thể dục đều đặn, thường xuyên, đi ngủ đúng giờ.
(Theo Sức Khỏe và Đời Sống)

Dập tắt cơn bốc hỏa

Dưới đây là phiên bản cache tại địa chỉ: http://www.ngoisao.net/News/Chang-nang/2008/05/3B9C4BF5

Có đến 75% số phụ nữ ở tuổi mãn kinh bị cơn nóng bừng (bốc hỏa). Trong đó, nhiều người bị kéo dài trên 5 năm sau khi tắt kinh, một số người chỉ có dấu hiệu nhẹ và không thường xuyên, số khác lại có những biểu hiện rất nặng và nhiều lần mỗi ngày.
Những năm gần đây, các biểu hiện của thời kỳ mãn kinh (menopause) của phụ nữ được biết đến nhiều hơn do kết quả nghiên cứu về các tác hại của thuốc nội tiết tố estrogen và progesteron thường dùng điều trị cơn bốc hỏa ở phụ nữ sau mãn kinh.
Trong những triệu chứng của thời kỳ mãn kinh, cơn nóng bừng là một triệu chứng khó chịu nhất ảnh hưởng bất thường đến cảm giác và sức khỏe của phụ nữ. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy hai chất nội tiết tố nữ estrogen và progesteron dùng để điều trị cơn bốc hỏa rất hiệu nghiệm nhưng có thể gây tác hại cho sức khỏe, nên việc tìm những phương pháp khác để điều trị là một nhu cầu cấp thiết.
Nguyên nhân nào đã gây ra triệu chứng cơn bừng bốc hỏa, hiện nay chưa có câu trả lời thỏa đáng. Người ta chỉ cho rằng cơn bừng bốc hỏa là do những thay đổi của nồng độ nội tiết tố nữ trong máu giảm, xảy ra vào thời kỳ mãn kinh.
Biểu hiện của cơn bốc hỏa
Sau khi mãn kinh, những phụ nữ bị cơn bừng bốc hỏa thường có các biểu hiện sau: cơn nóng bừng làm phụ nữ cảm thấy một sức nóng có thể ít hay nhiều lan dần khắp người lên đến mặt; mặt đỏ bừng; da mặt, thân mình, tay, chân có từng đốm đỏ; tim đập nhanh, vã mồ hôi; cơn nóng bừng có thể kéo dài từ một vài phút đến nửa giờ, nhưng đa số sẽ hết sau khoảng 5 phút.
Khi cơn nóng bừng dịu xuống, người cảm thấy lạnh. Cơn nóng bừng xuất hiện một cách bất thường, có thể nhiều lần trong một ngày hay vài ngày một lần, hoặc chỉ thỉnh thoảng mới xuất hiện. Vào ban đêm, cơn nóng bừng xảy ra có thể làm phụ nữ mất ngủ. Có người chỉ bị cơn bừng bốc hỏa trên dưới một năm, nhưng người khác lại bị kéo dài trên 5 năm. Có người chỉ thấy những dấu hiệu nhẹ và ít cơn, số khác lại gặp những biểu hiện nặng và xảy ra nhiều cơn trong một ngày. Tuy nhiên, có nhiều phụ nữ không hề có cơn bừng bốc hỏa xuất hiện trong suốt thời gian sau mãn kinh.
Chữa trị cơn bốc hỏa như thế nào?
Thực hiện một chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý có thể làm giảm nhẹ triệu chứng của cơn bốc hỏa. Để điều trị cơn bốc hỏa, có thể áp dụng một hay nhiều phương pháp sau đây:
- Giữ mát cho cơ thể: Nếu tăng nhiệt độ của cơ thể, dù ít cũng có thể gây ra cơn bốc hỏa. Do đó, phụ nữ cần giữ mát bằng cách ở trong phòng thoáng, mở cửa sổ hoặc sử dụng máy điều hòa hay quạt điện. Khi cảm thấy cơn nóng bừng sắp xuất hiện, có thể hạ nhiệt bằng cách uống nước lạnh và các cách làm mát cơ thể thông thường.
- Ăn uống hợp lý: Tránh các thức ăn cay nóng như tiêu, tỏi, ớt, rượu, bia, nước chè, cà phê kiêng hẳn những thức ăn nào làm cho cơ thể dễ bị nóng bừng.
- Thư giãn tinh thần: Luyện tập dưỡng sinh, tập rung động thư giãn, ngồi thiền, thực tập phương pháp thở sâu và điều hòa hằng ngày có thể làm giảm cơn bừng bốc hỏa.
- Luyện tập thể dục, vận động: Ở tuổi mãn kinh, phụ nữ cần phải tập thể dục hằng ngày và nên tập những cử động làm nóng người và tim đập nhanh hơn, sẽ bớt cơn nóng bừng và ngủ ngon hơn. Có thể tập đi bộ khoảng trên 30 phút mỗi ngày. Tham gia câu lạc bộ dưỡng sinh sẽ giúp phụ nữ luyện tập đều đặn, thường xuyên.
- Không hút thuốc: Nhiều nghiên cứu cho thấy hút thuốc làm tăng cơn bốc hỏa. Ngưng hút thuốc còn làm giảm nguy cơ bị bệnh tim, đột quỵ, ung thư.
- Sử dụng thuốc để điều trị: Nếu áp dụng các phương pháp trên đây không kết quả, có thể dùng một vài thứ thuốc điều trị như sau: Estrogen là thuốc hiệu nghiệm nhất để chữa cơn bốc hỏa, nhưng có nhiều tác hại.
Một nghiên cứu cho thấy thuốc này có nhiều phản ứng phụ như làm tăng nguy cơ bệnh tim, ung thư, đột quỵ. Tuy nhiên, đối với trường hợp cơn bừng bốc hỏa quá nặng và không có nguy cơ về bệnh tim mạch, ung thư, có thể uống estrogen nếu lợi ích của việc dùng thuốc lớn hơn tác hại.
Thuốc progesteron cũng rất hiệu nghiệm để chữa cơn bốc hỏa và sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
Các thuốc khác: Niều nghiên cứu cho thấy các thuốc dùng để chữa bệnh trầm cảm, tăng huyết áp có thể giúp giảm cơn bốc hỏa như: venlafaxine (Effexor XR), paxil, prozac, celexa dùng với liều thấp có kết quả tốt.
Song các thuốc này không hiệu nghiệm bằng estrogen và cũng có những tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt hay rối loạn tình dục.
Clonidine là thuốc chữa tăng huyết áp, khi sử dụng có thể làm giảm số lần bị cơn bốc hỏa nhưng có một số tác dụng phụ như chóng mặt, buồn ngủ, khô miệng và táo bón.
Gabapentin là thuốc chữa cơn bừng bốc hỏa khá hiệu nghiệm nhưng có các tác dụng phụ như gây buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn.
(Theo Sức Khỏe và Đời Sống)


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Dec 14 2010, 10:56 PM
Bài viết #2


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Làm sao cho bớt cơn nóng giận?
Written by Ven. Thich Phuoc Thai

Thursday, 24 June 2010 10:59

Hỏi: Kính bạch thầy, xin thầy chỉ cho con phương cách nào để cho con bớt nóng giận. Dù con biết rằng, khi con giận và nổi nóng thì con cố gắng niệm Phật nhưng thật sự trong lòng con rất là tức tối mà không biết phải làm sao cho hết tức?

Ðáp: Giận là một thứ tập khí thuộc căn bản phiền não lâu đời. Nó là một trong ba thứ có gốc rễ sâu xa trải qua từ vô lượng kiếp. Nó thuộc loại câu sanh hay bản hữu chủng tử. Khi có mặt ta là đã có mặt nó. Ba thứ đó là: “Tham, Sân, Si”. Trong kinh thường gọi ba thứ nầy là “Tam độc”. Từ vô lượng kiếp đến nay, chúng ta trôi lăn xuống lên chịu nhiều đau khổ trong tam đồ lục đạo, cũng bởi ba thứ nầy làm tác nhân tạo nghiệp. Tuy nhiên, tùy theo tập khí sâu cạn do sự huân tu chuyển hóa của mỗi người mà cường độ hiện hành của nó có nặng nhẹ, mạnh yếu khác nhau.

Trường hợp tập khí nóng giận của Phật tử kể ra cũng khá sâu nặng. Vì thế, nên khi gặp cảnh trái ý nghịch lòng, thì Phật tử liền nổi nóng lên dữ tợn. Khác nào như lửa cháy phừng bốc lên cao ngọn. Dù Phật tử đã có cố gắng chiết phục bằng cách niệm Phật, nhưng cũng không thể dằn được cơn giận tức. Với tâm hành giận tức như thế, thì thật là đau khổ! Tôi rất cảm thông cho nổi đau khổ của Phật tử, bởi do những cơn giận tức nổi lên hoành hành làm cho tâm trí của Phật tử rối loạn bất an. Tuy Phật tử đã cố gắng hết sức để khắc chế nó, nhưng cũng không thể nào khắc chế làm giảm cường độ nó được. Ðây là tâm bệnh chung của chúng sanh, đâu phải chỉ riêng có mình Phật tử.

Muốn chữa cháy của ngọn lửa sân hận nầy, trong kinh Phật có nêu ra nhiều phương pháp chữa trị. Tùy theo trình độ nhận thức của mỗi người mà áp dụng mỗi phương cách trị liệu khác nhau. Nhưng phương pháp nào, Phật dạy chúng ta cũng phải sử dụng trí huệ quán chiếu sâu vào nội tâm. Tuyệt đối, không nên ức chế đè nén. Vì đè nén cơn giận tức, chỉ làm cho nó càng nặng sâu thêm. Trong đạo Phật rất tối kỵ và không chấp nhận việc đè nén dằn ép nầy. Bởi đó không phải là phương cách giải quyết hữu hiệu tuyệt hảo làm cho ta hết đau khổ. Càng ức chế đè nén nó chừng nào, thì lòng bực tức sân hận của ta càng tăng trưởng lớn mạnh thêm chừng nấy. Ðến một lúc nào đó, ta không còn ức chế đè nén sức ép của nó nữa, thì chừng đó nó sẽ nổ tung lên dữ dội và tàn phá rất mãnh liệt. Ðây là một hậu quả rất tai hại, mà không ai có thể lường trước được. Bằng chứng như những thảm cảnh khủng bố giết người gây nên sự tàn sát đẩm máu, không biết bao nhiêu người đã chết và bị thương tích, thật là khiếp đảm hãi hùng!

Ðạo Phật dạy ta cần phải nhận diện và chuyển hóa cơn giận. Khi ta giận ta cũng có thể biểu lộ nói rõ cho đối phương biết là ta đang bực tức buồn giận họ. Ta có nỗi khổ niềm đau riêng của ta. Ta nên bày tỏ nỗi khổ của ta một cách rất chân tình và thật thà với người mà ta đang giận. Ta giận họ có thể vì họ không làm cho ta vừa ý. Ta phải nói rõ lý do để cho họ hiểu và cảm thông cho ta. Hoặc cũng có thể ta có những tri giác sai lầm về họ. Ta cần phải thiết lập truyền thông để tìm hiểu cặn kẽ kỹ càng nhau hơn. Ta không nên nuôi dưỡng chất chứa hận thù trong lòng. Vì đó không phải là thái độ khôn ngoan hành xử của ta. Ta cần phải bắt nhịp cầu cảm thông để ta và họ có cơ hội giải tỏa những khúc mắc nội kết của vấn đề.

Khi trao đổi bàn giải với nhau, cả hai nên dùng lời ái ngữ ôn hòa và phải tỏ ra một cách hết sức thành thật cởi mở. Cả hai nên dẹp bỏ lòng tự ái kiêu căng ngã mạn. Vì lòng tự ái là con đẻ của bản ngã. Chính nó gây nên thù hận và giết chết đời ta. Một khi đã giải quyết ổn thỏa thông cảm với nhau rồi, thì ta cảm thấy lòng ta như trút đi một gánh nặng ngàn cân. Bấy giờ, tâm hồn ta trở lại tươi mát nhẹ nhàng và cảm thấy thương yêu nhau nhiều hơn. Ðó mới thực sự là phương cách hóa giải hận thù một cách tuyệt hảo vậy. Bằng ngược lại, ta cứ mãi ôm ấp hận thù, chỉ làm cho ta và người đau khổ sâu thêm chớ không có ích lợi gì.

Tâm lý thường tình, khi nổi giận là ta muốn trừng phạt nặng nề đối phương làm ta giận. Ðó là ta tạo cho hai bên trở thành đối nghịch thù ghét lẫn nhau. Và như thế, thì cả hai đều có những nỗi khổ niềm đau như nhau. Người trừng phạt và kẻ bị trừng phạt cả hai đều phải bị mất ăn mất ngủ. Thắng cũng khổ mà bại cũng khổ. Tốt hơn hết là ta nên buông xả cho lòng ta được an vui thanh thoát. Dại khờ gì mà ta phải ôm ấp nỗi khổ cho riêng mình!

Là Phật tử, Phật dạy ta không nên nuôi dưỡng hạt giống thù hận ganh ghét với bất cứ một ai. Ðôi khi ta sai lầm mà ta vẫn cứ khư khư cố chấp bảo thủ cái định kiến của ta. Lòng tự ái của ta lúc nào cũng muốn ta phải lấn lướt hơn người. Muốn hạ nhục người mà ta căm tức thù ghét đến tận cùng đau khổ thì ta mới hả dạ. Tâm trạng đó, thật là quá ác độc! Dù cho ta có thỏa mãn vị ngọt của sân hận, nhưng lòng ta luôn luôn bất an và đau khổ. Ðó là điều mà ta tự chuốc quả khổ cho ta và làm tan nát đổ vỡ tình thân thuộc, bạn bè thân yêu của ta mà thôi.

Ta nên biết rằng, khi người nào đó nói hoặc hành động làm cho ta đau khổ, thì trước tiên người đó đã chuốc lấy đau khổ trước rồi. Do đó, ta nên cảm thông thương xót họ hơn. Vì họ cũng có nổi đau khổ riêng. Có thể họ chất chứa nội kết sâu dầy nhiều hơn ta. Bởi họ là người chưa từng biết chăm sóc cơn giận. Hạt giống giận hờn của họ luôn ẩn tàng sâu kín trong tâm thức. Muốn nhận diện bản chất của nó thật không phải dễ dàng. Vì nó vốn không có nơi trú ngụ. Nhưng ta nên biết rằng, muốn vô hiệu hóa cơn giận tức trước khi nó bộc phát, Phật dạy ta nên thường xuyên quán chiếu sâu vào nội tâm và phải luôn thực tập chánh niệm. Có mặt trời ý thức chánh niệm soi sáng, thì sự nhận diện để chuyển hóa cơn giận sẽ không còn là vấn đề khó khăn nan giải nữa. Giận tức không phải là kẻ thù của ta. Mà nó chính là một phần tử của tâm thức ta. Ta và nó không phải là hai kẻ thù đối nghịch. Mà ta và nó là đôi bạn tri kỷ thân thiết với nhau. Vậy ta cần phải luôn quan tâm để ý chăm sóc vỗ về an ủi nó nhiều hơn.

Nếu ta vung vãy những lời nói cay cú độc ác làm tổn thương cho người ta đau khổ, thì chính ta đã rước lấy nỗi khổ đau trước rồi. Ta nên ý thức rằng, ngậm máu phun người tất phải dơ miệng mình trước. Như thế, thì mình và người đều đau khổ như nhau. Chỉ cần ta khéo biết vỗ về an ủi chăm sóc khi cơn giận nổi lên, thì cường độ của sự giận tức sẽ không còn cơ hội bộc phát mạnh mẽ. Nguồn tuệ giác của đạo Phật giúp cho ta tháo gỡ thoát qua những cơn si mê giận tức nầy. Ta chỉ cần quán chiếu thật sâu và thật kỹ ở nơi chính mình và ở nơi tha nhân. Cần lấy gương soi lại gương mặt mình khi cơn giận tức nổi lên. Nhìn thấy chắc là ta sẽ phải ghê tởm cho ta lắm! Một gương mặt hình thù thật quái dị hung tợn rất là khó coi. Cái nhân như thế, thì cái quả đời sau chắc chắn là ta sẽ trở nên xấu xí vô cùng. Nhận thức rõ điều đó, cũng giúp cho ta bớt đi cơn giận dữ. Vì không ai muốn mình trở thành một kẻ xấu xí như quỷ Dạ Xoa, La Sát bao giờ!

Tóm lại, muốn chữa trị cơn giận tức cho có hiệu quả, theo tôi, thì ta có thể ứng dụng thực tập 4 nguyên tắc căn bản sau đây:

1.Phải thường xuyên thực tập chánh niệm bằng cách theo dõi hơi thở.
2.Lời nói và hành động phải luôn có mặt trời ý thức soi sáng.
3.Phải quán niệm thật hành lòng từ bi trải rộng tấm lòng yêu thương. Hãy mở rộng trái tim yêu thương cư xử, bao dung, tha thứ và hài hòa trong nếp sống giữa tình người với nhau.
4.Hãy quán chiếu thật sâu vào tâm thức để nhận diện thấy rõ hạt giống sân hận và nên chuyển hóa nó ngay từ trong trứng nước.
Ðại khái đó là 4 nguyên tắc chính yếu mà Phật tử nên cố gắng thực tập một cách thường xuyên. Có thế, thì thói quen giận tức của Phật tử sẽ từ từ lắng dịu lại và một ngày nào đó tự nó sẽ yếu dần không còn bộc phát mạnh bạo làm Phật tử đau khổ nữa. Mong Phật tử chịu khó thực tập thường xuyên để có được đời sống an lạc và hạnh phúc. Kính chúc Phật tử sẽ gặt hái thành công trong sự chuyển hóa tu tập nầy.



--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Dec 14 2010, 11:00 PM
Bài viết #3


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Phụ nữ với tiên sinh Ohsawa phân tích là về già họ thường rất là dương,

Vì thế, không nên:

- Vẫn còn ăn thịt cá là những thứ a xít dương...

- Thứ nữa cũng không nên ăn nhiều hoa quả vì hoa quả rất là âm, âm thì bốc lên trên: âm thăng dương giáng... tránh xa những thức ăn âm, nẳm cao trên mặt đất...

- Ngâm mông lá cải trước khi đi ngủ ban đêm.

- Uống canh dưỡng sinh.

Thường xuyên dùng: ngưu bàng, cà rốt... các loại củ như củ sắn dây...

Bạn nào có chiêu nào nữa thì báo cho cả nhà biết với nhá.

Trẻ vui nhà, già vui chùa... đừng quên đi chùa, chùa là nơi có nhiều thanh khí (âm thanh)... như vậy, nếu bạn có thể thì nên đi chùa lễ Phật hàng ngày hay hàng tuần...

- Nên làm phước bố thí thật nhiều cho tâm thức cởi mở không "loanh quanh" ở MIỀN THÂN THỂ quả nhiểu... nếu quá quan tâm tới thân thể khi về già, người phụ nữ sẽ gặp khá nhiều rắc rối vì đã dương rồi lại còn "ích kỷ" thì sẽ dễ mắc các loại bệnh lắm ạ...


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 28th March 2024 - 07:32 PM