IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

3 Trang V   1 2 3 >  
Reply to this topicStart new topic
> Thế nào là ăn đúng?, Chánh kiến về ăn đúng
Diệu Minh
bài Jun 2 2011, 02:17 PM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,981
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Có câu nói "Ăn đúng sẽ suy nghĩ đúng và hành động đúng." Là một đệ tử con Phật chúng ta cần hiểu nó như thế nào, xét theo quan điểm của người Kalama. Thức ăn mà cơ thể hay nói cách khác là thân và tâm của chúng ta theo góc nhìn Phật Giáo sẽ bao gồm những gì, đó là xúc thực, tư niệm thực, thức thực và vật thực. Như vậy thức ăn ở đây không chỉ đơn thuần là vật thực (rupa) mà còn cả "danh thực" (nama). Ăn đúng ở đây cũng sẽ phải áp dụng cho cả hai chứ không chỉ có một, nếu không thì sự tiếp nhận của chúng ta sẽ bị thiên lệch.

Xúc thực (phassa) đó là sự tiếp xúc thông qua tất cả các căn hay giác quan mà mà chúng ta không thể nào tránh được. Từ Xúc sẽ dẫn đến Thọ, như vậy cho dù bất kỳ sự tiếp xúc nào xảy ra nếu chúng ta luôn có được trạng thái thọ xả, mà không khởi lên việc thích hay không thích (thọ lạc hay thọ khổ) thì cũng đồng nghĩa là chúng ta đã "ăn đúng". Tư niệm thực được hiểu theo nghĩa là tác ý, nếu chúng ta có như lý tác ý hay tác ý một cách chân chánh thì có nghĩa là chúng ta đã "ăn đúng", ngược lại nếu phi như lý tác ý có mặt hay tác ý một cách không chân chánh thì tức là chúng ta đã "ăn sai".

Còn đối với vật thực, theo quan điểm Phật Giáo chúng ta cần hiểu thế nào là "ăn vật thực đúng". Theo Đức Phật chỉ dạy điều đó có nghĩa là ăn uống có tiết độ, chúng ta chỉ nên ăn đầy 2/3 dạ dày của mình. Mặt khác, nếu ăn có chánh niệm, chúng ta sẽ thấy rằng cơ thể của mình luôn phát ra các tín hiệu, nó sẽ lập tức có phản ứng và phát ra tín hiệu nếu đồ ăn không thích hợp, ngay lập tức giúp chúng ta có sự điều chỉnh thích hợp. Hơn nữa, Đức Phật đã dạy chúng ta chỉ ăn thức ăn với mục đích nuôi thân mạng để thực hành giáo pháp. Chúng ta ăn như thể trong ví dụ: có hai vợ chồng cùng với đứa con nhỏ đi qua sa mạc. Quãng đường đi còn quá dài và họ đã cạn kiệt hoàn toàn đồ ăn. Nếu cứ tiếp tục thì cả ba người sẽ chết trước khi tới nơi. Vậy là sau khi đã bàn bạc hai vợ chồng đành gạt nước mắt để "xẻ thịt" đứa con của mình, sấy khô làm lương thực dự trữ. Như vậy liệu họ có thể vui thú mỗi lần ăn miếng thịt của đứa con do mình dứt ruột đẻ ra được không. Hiển nhiên, câu trả lời rõ ràng ở đây là không. Chúng ta cũng cần ăn và quán tưởng theo cách như vậy, vui thú trong việc ăn uống sẽ không thể nào khởi sinh.

Như vậy, ăn đúng ở đây là ăn có tác ý chân chánh và có sự hiểu biết một cách rõ ràng (chánh kiến), chỉ có như vậy mới giúp chúng ta có được suy nghĩ đúng (chánh tư duy) và trên cơ sở đó chúng ta sẽ hành động đúng. Nếu không nhiều người sẽ "ăn đúng" để lành bệnh và cường tráng cơ thể. Và khi đã đạt được rồi thì họ lại quay về con đường cũ, vậy thì làm sao có thể có được "suy nghĩ đúng và hành động đúng". Vậy thì ăn đúng ở đây, "danh thực" phải đặt lên hàng đầu mà không phải là "sắc thực" hay vật thực.

Là con Phật, chúng ta cần hiểu biết thấu đáo trong tất cả hành vi và hoạt động của mình. Ngay từ lúc ban đầu, đừng tin vào bất luận điều gì, cho dù phát ngôn bởi một người rất có tiếng tăm và uy tín nói ra. Cuộc sống luôn sinh động và đa chiều, nếu bị kẹt lại chúng ta chỉ biết được một và chỉ một khía cạnh mà thôi. Trong khi một tâm thức tự do và rỗng rang thì nó không bị kẹt vào bất kỳ một điều gì, cho dù là "trí tuệ" đi chăng nữa, vì một cái biết (dưới cái tên "trí tuệ") không đầy đủ có thể dẫn tới một cái biết sai hoặc một cái biết đúng hơn.

NT sưu tâm


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
vantrung
bài Jun 4 2011, 10:55 PM
Bài viết #2


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,240
Gia nhập vào: 25-May 07
Từ: HCM
Thành viên thứ.: 30



QUOTE(Diệu Minh @ Jun 2 2011, 02:17 PM) *
Có câu nói "Ăn đúng sẽ suy nghĩ đúng và hành động đúng." Là một đệ tử con Phật chúng ta cần hiểu nó như thế nào, xét theo quan điểm của người Kalama. Thức ăn mà cơ thể hay nói cách khác là thân và tâm của chúng ta theo góc nhìn Phật Giáo sẽ bao gồm những gì, đó là xúc thực, tư niệm thực, thức thực và vật thực. Như vậy thức ăn ở đây không chỉ đơn thuần là vật thực (rupa) mà còn cả "danh thực" (nama). Ăn đúng ở đây cũng sẽ phải áp dụng cho cả hai chứ không chỉ có một, nếu không thì sự tiếp nhận của chúng ta sẽ bị thiên lệch.

Xúc thực (phassa) đó là sự tiếp xúc thông qua tất cả các căn hay giác quan mà mà chúng ta không thể nào tránh được. Từ Xúc sẽ dẫn đến Thọ, như vậy cho dù bất kỳ sự tiếp xúc nào xảy ra nếu chúng ta luôn có được trạng thái thọ xả, mà không khởi lên việc thích hay không thích (thọ lạc hay thọ khổ) thì cũng đồng nghĩa là chúng ta đã "ăn đúng". Tư niệm thực được hiểu theo nghĩa là tác ý, nếu chúng ta có như lý tác ý hay tác ý một cách chân chánh thì có nghĩa là chúng ta đã "ăn đúng", ngược lại nếu phi như lý tác ý có mặt hay tác ý một cách không chân chánh thì tức là chúng ta đã "ăn sai".

Còn đối với vật thực, theo quan điểm Phật Giáo chúng ta cần hiểu thế nào là "ăn vật thực đúng". Theo Đức Phật chỉ dạy điều đó có nghĩa là ăn uống có tiết độ, chúng ta chỉ nên ăn đầy 2/3 dạ dày của mình. Mặt khác, nếu ăn có chánh niệm, chúng ta sẽ thấy rằng cơ thể của mình luôn phát ra các tín hiệu, nó sẽ lập tức có phản ứng và phát ra tín hiệu nếu đồ ăn không thích hợp, ngay lập tức giúp chúng ta có sự điều chỉnh thích hợp. Hơn nữa, Đức Phật đã dạy chúng ta chỉ ăn thức ăn với mục đích nuôi thân mạng để thực hành giáo pháp. Chúng ta ăn như thể trong ví dụ: có hai vợ chồng cùng với đứa con nhỏ đi qua sa mạc. Quãng đường đi còn quá dài và họ đã cạn kiệt hoàn toàn đồ ăn. Nếu cứ tiếp tục thì cả ba người sẽ chết trước khi tới nơi. Vậy là sau khi đã bàn bạc hai vợ chồng đành gạt nước mắt để "xẻ thịt" đứa con của mình, sấy khô làm lương thực dự trữ. Như vậy liệu họ có thể vui thú mỗi lần ăn miếng thịt của đứa con do mình dứt ruột đẻ ra được không. Hiển nhiên, câu trả lời rõ ràng ở đây là không. Chúng ta cũng cần ăn và quán tưởng theo cách như vậy, vui thú trong việc ăn uống sẽ không thể nào khởi sinh.

Như vậy, ăn đúng ở đây là ăn có tác ý chân chánh và có sự hiểu biết một cách rõ ràng (chánh kiến), chỉ có như vậy mới giúp chúng ta có được suy nghĩ đúng (chánh tư duy) và trên cơ sở đó chúng ta sẽ hành động đúng. Nếu không nhiều người sẽ "ăn đúng" để lành bệnh và cường tráng cơ thể. Và khi đã đạt được rồi thì họ lại quay về con đường cũ, vậy thì làm sao có thể có được "suy nghĩ đúng và hành động đúng". Vậy thì ăn đúng ở đây, "danh thực" phải đặt lên hàng đầu mà không phải là "sắc thực" hay vật thực.

Là con Phật, chúng ta cần hiểu biết thấu đáo trong tất cả hành vi và hoạt động của mình. Ngay từ lúc ban đầu, đừng tin vào bất luận điều gì, cho dù phát ngôn bởi một người rất có tiếng tăm và uy tín nói ra. Cuộc sống luôn sinh động và đa chiều, nếu bị kẹt lại chúng ta chỉ biết được một và chỉ một khía cạnh mà thôi. Trong khi một tâm thức tự do và rỗng rang thì nó không bị kẹt vào bất kỳ một điều gì, cho dù là "trí tuệ" đi chăng nữa, vì một cái biết (dưới cái tên "trí tuệ") không đầy đủ có thể dẫn tới một cái biết sai hoặc một cái biết đúng hơn.

NT sưu tâm

ĂN ĐÚNG THEO TS OHSAWA
-Theo nhà Phật, Ăn đúng (danh thực) gồm 4 yếu tố:xúc thực (do sự tiếp xúc các giác quan, ăn đúng là không khởi niệm ưa thích hay không ưa thích tức là sự thọ xả), tư niệm thực(ăn đúng thì tác ý chân chánh, ăn sai khi tác ý không chân chánh),thức thực( ăn có ý thức là ăn đúng, ăn máy móc là ăn sai) và vật thực( ăn đúng là ăn có tiết độ,ăn không để no,ăn chỉ để nuôi thân mạng mà thực hành giáo pháp, ăn với chánh niệm thì cơ thể sẽ phát ra tín hiệu khi thấy thức ăn không thích hợp giúp ta điều chỉnh sự ăn uống quân bình)
-Theo TS Ohsawa, ăn uống cực kì quan trọng vì nó quyết định số phận con người.
-Ăn đúng giúp con người thoát khỏi tứ đại khổ.Ăn đúng sẽ chuyển hóa tứ đại khổ thành tứ đại lạc (sinh, lão , tử đều vui thích và vô bệnh tức là sự chiến thắng bệnh tật ,không dùng thuốc tây, không đi BV…)
-Ăn đúng không chỉ để bảo toàn thân mạng mà còn làm thân thể khỏe mạnh và trí tuệ tăng tiến dần dần đến mức tối cao (phán đoán siêu việt, giải thoát, giác ngộ…).
-TS Ohsawa dạy: Ăn đúng quân bình âm dương thường xuyên sẽ đạt tới cảnh giới hạnh phúc vĩnh viễn, tự do vô biên và thấu thị sự công bình tuyệt đối.
-Ăn đúng chữa lành tất cả các bệnh trong thế giới tương đối này và giúp ta tiến tới sự giải thoát ngay trong kiếp này.
-Thực phẩm có 2 loại : âm có tính bành trướng và dương có tính co rút.Thực phẩm quân bình có tỉ lệ Kali so với Natri là 5/1. Gạo lứt là thực phẩm cực kì quan trọng vì nó gần sát quân bình .Tất cả các bệnh đều được chữa lành mau chóng nhất bằng cách ăn số 7 ( 100% gạo lứt).
-Ăn đúng bao gồm các yếu tố :ăn ít, uống ít và nhai kĩ
-Cách ăn số 7, nâng cao trí tuệ,trực giác, ý chí, tâm hồn và sức khỏe …rất mạnh mẽ; nhờ đó mà ta sẽ thấy lời nói của TS Ohsawa là đúng: “Càng khó khăn, càng vui thú”.
4/6/2011 NVT

Go to the top of the page
 
+Quote Post
justmevn
bài Jun 5 2011, 09:26 AM
Bài viết #3


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 840
Gia nhập vào: 5-September 09
Từ: Sài gòn
Thành viên thứ.: 4,720



Chỉ dựa vào Natri và Kali rồi nói là cân bằng âm dương, có hợp lý không?

Có những thứ chẳng hề có Natri hay Kali, đường trắng chẳng hạn.


--------------------
There is no such thing as a true belief - Không có cái gọi là niềm tin đúng thực.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Jun 5 2011, 12:42 PM
Bài viết #4


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,981
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Đường trắng - chất độc trắng mà còn nói tới ở đây?

Lôi đường trắng ra mà làm gì?
cũng như lôi phân đạm ra phân hóa học và thuốc diệt cỏ ra mà nói nữa à?

Na và K là hai nguyên tố cơ bản nhất thường có ở hầu hết các thức ăn...
Gom lại ít thức ăn thôi, để thời gian mà nghe đọc làm theo những điều thánh hiền dạy...
Tinh thần quan trọng hơn vật chất - nhường quyền ưu tiên cho trí tuệ đi...

Trí tuệ tự nhiên có sẵn ấy, điều mà tiên sinh hỏi phải đáp ngay không cho SUY NGHĨ ấy...


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
justmevn
bài Jun 5 2011, 02:29 PM
Bài viết #5


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 840
Gia nhập vào: 5-September 09
Từ: Sài gòn
Thành viên thứ.: 4,720



Ủa, độc không nói, nói toàn thứ bổ thôi phải không ah? Sao lại sợ nó tới mức không nói tới nó nữa, thậm chí còn khó chịu khi nghe tới nó???

Nó độc, tác dụng của nó thì thấy nhãn tiền rồi, nhưng vì nó không có Natri hay Kali gì cả, mà vẫn đánh giá được âm dương của nó theo những tiêu chí khác, vì thế cho nên Natri Kali không phải là thứ có thể độc tôn đem ra để đánh giá âm dương của các thực phẩm. Hẳn là có cái gì đó thiêu thiếu ở đây. Chỉ vì Ohsawa nói thế không có nghĩa là nó đúng thế, ông ấy cũng muốn học trò của mình tự mình phán đoán (từ này đậm mùi chủ quan biggrin.gif). Tính chất (thứ siêu hình không nhìn thấy được) âm dương của thực phẩm khiến thành phần của nó theo tỉ lệ như thế, hay là vì có tỉ lệ như thế nên nó dương hay âm? Không thể phân tách ra được, như con gà và quả trứng, đúng không ah? Trả lời nghiêng về một bên sẽ rơi vào duy vật, hoặc duy tâm.

Tất cả là một, là liên quan tới nhau theo lý duyên khởi, nên không có cái gì bị bỏ ra ngoài, tinh thần hay vật chất cũng vậy. Thực ra tinh thần và vật chất cũng chỉ là năng lượng thô hay tế mà thôi. Thô có chỗ của thô mà tế có chỗ của tế.

Vấn đề nó ở đấy.

Tinh thần quan trọng hơn vật chất, chỉ khi nó vượt được qua vật chất rồi, còn khi vẫn nói tới chuyện ăn và ăn thì... Tinh thần quan trọng hơn vật chất khi nó khiến con người ta nhìn vật chất với con mắt khác đi (mỗi khi nhìn tới, một cách tinh khôi), nếu chưa, thì cái tinh thần ấy vẫn què quặt.


--------------------
There is no such thing as a true belief - Không có cái gọi là niềm tin đúng thực.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Jun 5 2011, 07:30 PM
Bài viết #6


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,981
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Đức Phật chỉ nói về khổ và cách thoát khổ, những thứ khác Đức Phật cũng biết nhưng không nói tới vì nó không quan trọng.

Cuối cùng tiên sinh hỏi phải đáp liền không kịp suy nghĩ thì mới "trúng ý" của tổ sư ạ... thumbsup.gif


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
LIOVI
bài Jun 7 2011, 11:32 PM
Bài viết #7


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 255
Gia nhập vào: 18-September 10
Thành viên thứ.: 30,437



Ăn đúng thì suy nghĩ đúng dẫn đến hành động đúng

Như vậy ăn sai sẽ suy nghĩ sai và sẽ hành động sai

Những ai bị tù là sai , sai nên mới bị tù

Ai kết án tù thì người đó đúng , đúng nên mới biết người khác sai

Chuyện Đúng Sai muôn đời tồn tại ... để vạn pháp đều mạt phải không ???
Go to the top of the page
 
+Quote Post
marhaba
bài Jun 8 2011, 07:52 AM
Bài viết #8


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 532
Gia nhập vào: 13-August 09
Thành viên thứ.: 4,316



Những ai bị tù là sai , sai nên mới bị tù
Ai kết án tù thì người đó đúng , đúng nên mới biết người khác sai


Bác nói mấy câu này chưa chính xác đâu nhé. Có những người làm đúng (theo pháp luật) mà vẫn bị tù, và ngược lại. Người kết án tù cũng có thể đúng hoặc sai.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
LIOVI
bài Jun 8 2011, 08:37 AM
Bài viết #9


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 255
Gia nhập vào: 18-September 10
Thành viên thứ.: 30,437



QUOTE(marhaba @ Jun 8 2011, 07:52 AM) *
Bác nói mấy câu này chưa chính xác đâu nhé. Có những người làm đúng (theo pháp luật) mà vẫn bị tù, và ngược lại. Người kết án tù cũng có thể đúng hoặc sai.


Đúng và Sai là cặp phạm trù ...tùy tiện

Ở 1 xã hội vô thần , ai tâm linh thì kẻ đó là sai , nếu không có sự khoan hồng thì ...chẳng biết chuyện gì xảy ra

Ở 1 xã hội tâm linh, ai vô thần thì họ chỉ là kẻ đáng thương ...và nên cầu nguyện cho họ

Nếu bạn tâm linh thì bạn sẽ bị sai bởi học thuyết của Mác Lê Nin và Hồ chí Minh . tôi nói thế có đúng không ?


Go to the top of the page
 
+Quote Post
marhaba
bài Jun 9 2011, 07:21 AM
Bài viết #10


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 532
Gia nhập vào: 13-August 09
Thành viên thứ.: 4,316



Bởi vậy Đức Phật mới thấy con đường lẩn quẫn này mà tìm ra lối giải thoát.

Vừa nghèo vừa gặp nạn thì đúng là bị quả báo, còn nghèo mà hạnh phúc thì đang hưởng phúc. Giàu thì cũng vậy, nếu giàu do may mắn và chia sẻ với người kém may mắn thì sẽ hưởng phúc, còn giàu do bóc lột, vơ vét, bất lương thì sẽ gặp họa. Nếu (làm) giàu mà ăn cơm với tro thì (làm) giàu để làm gì? Đó là những tấm gương để người đời nhìn vô mà học hỏi.

Có thể tô phở 3/4 triệu chưa chắc ngon hơn nắm cơm nguội khi đói lòng nhưng khi đã giàu thì người giàu ra đường ko thể ăn nắm cơm nguội...
Trong quyển Thức ăn quyết định số phận có nói về mỗi con người có đẳng cấp khác nhau thì có thức ăn khác nhau.

Như ông Bill Gates giàu nhất thế giới, được người ta khen hoặc bị chưởi rất nhiều (vì cty ông ta "bành trướng" quá). Nhưng sau cùng ông hiến hầu hết tiền của cho từ thiện... như vậy làm giàu thì có ích hay ko nên làm giàu?

Nếu ko có mục đích làm giàu thì chả có ai làm việc nhiều, sáng tạo ra vật chất...mọi người ko có máy tính và Internet để vô trang thucduong.vn này smile.gif
Go to the top of the page
 
+Quote Post

3 Trang V   1 2 3 >
Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 18th April 2024 - 10:33 PM