Phiên bản in ấn của chủ đề

Nháy vào đây để xem chủ đề theo đúng định dạng gốc

Thực Dưỡng _ Triết lý âm dương _ TRUYỀN THỐNG TẾT ĐOAN NGỌ 5/5 VÀ NGUYÊN LÝ ÂM DƯƠNG

Gửi bởi: hongvan May 28 2009, 08:50 AM

Ý NGHĨA TẾT ĐOAN NGỌ
Tết Đoan Ngọ là lễ tết lớn của người Việt Nam được tiến hành vào chính giờ Ngọ giữa trưa ngày mồng 5 tháng năm Âm lịch hàng năm. Người xưa quan niệm rằng: Trong cơ thể con người, nhất là bộ phận tiêu hoá thường có sâu bọ ẩn sống, nếu không diệt trừ thì sâu bọ ngày càng sinh sôi nảy nở gây nguy hại cho con người. Lũ sâu bọ này chỉ lộ diện vào ngày 5/5 Âm lịch nên phải làm lễ trừ sâu bọ vào ngày này.

Theo quan niệm cổ truyền, có thể giết sâu bọ bằng cách ăn thức ăn, hoa quả, rượu nếp vào ngày 5/5. Cách trừ sâu bọ trong người như sau: mọi người sáng ngủ dậy không được đặt chân xuống đất phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ, tiếp đó ăn một quả trứng vịt luộc. Rồi bước chân ra khỏi giường ăn một bát rượu nếp cho sâu bọ say, tiếp đó ăn trái cây cho sâu bọ chết.

Sắm lễ:
Ngày Tết Đoan Ngọ còn gọi là ngày Giết Sâu Bọ. Mâm lễ cúng gia tiên ngày Tết Đoan Ngọ gồm:

- Hương, hoa, vàng mã;

- Nước;

- Rượu nếp;

- Các loại hoa quả:

+ Mận

+ Hồng xiêm

+ Dưa hấu

+ Vải

+ Chuối…
(NGUỒN: INTERNET)


Thời gian: 5/5 âm lịch.
Địa điểm: Trong mọi nhà người Kinh (Việt).
Đặc điểm: Tết Đoan Ngọ còn gọi là tết Đoan Dương, Đoan Ngũ hay Trùng Nhĩ là ngày lễ giữa năm để phòng bệnh và trừ tà (ngày thay đổi thời tiết xuân sang hè dễ gây bệnh). Vào ngày “giết sâu bọ” mọi người phải dậy sớm ăn rượu nếp cái và hoa quả. Lễ được thực hiện vào giữa trưa giờ Ngọ.

Tết Đoan Ngọ còn gọi là tết Ðoan Dương còn nhiều tục truyền đến nay. Sáng sớm cho trẻ ăn hoa quả, rượu nếp, trứng luộc, bôi hồng hoàng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để giết sâu bọ. Người lớn thì giết sâu bọ bằng uống rượu hoặc ăn rượu nếp. Trẻ em giết sâu bọ xong khi còn ngồi trên giường, rồi rửa mặt mũi, chân tay xong bắt đầu nhuộm móng tay, móng chân, đeo chỉ ngũ sắc. Em gái đến độ tuổi xâu lỗ tai cũng chọn ngày này mà xâu. Vì là đoan ngọ nên cúng gia tiên phải cúng vào giờ ngọ. Tục hái thuốc mùng năm cũng bắt đầu vào giờ ngọ, đó là giờ có dương khí tốt nhất trong cả năm, lá cây có thu hái được trong giờ đó có tác dụng chữa bệnh tốt, nhất là các chứng ngoại cảm, các chứng âm hư. Người ta hái bất kỳ loại lá gì có sẵn trong vườn, trong vùng, miễn sao đủ trăm loại, nhưng các loại có độc chẳng hạn lá ngón, cà độc dược, lá sắn... chẳng dám hái.
(Du lịch Việt Nam)

Theo các nhà nghiên cứu về xã hội học và y học, cơ thể con người cần được nghỉ ngơi sau một thời gian làm việc mệt nhọc. Nghỉ ngơi và tẩm bổ là hai điều cần thiết để cơ thể phục hồi năng lượng đã mất trong quá trình lao động. Nếu làm việc liên tục mà không cho cơ thể có thời gian để nghỉ ngơi thì con người sẽ không đủ sức lực để làm việc lâu dài. Trong một số ca dao về "Lịch nghỉ ngơi" của người dân Việt Nam từ thời xa xưa đã có ghi như sau:

"Tháng Giêng là tháng ăn chơi
Tháng Hai cờ bạc, tháng ba hội hè
Tháng Tư đong đậu nấu chè
Ăn tết Đoan Ngọ trở về tháng Năm.
Tháng Sáu buôn nhãn bán trăm
Tháng Bảy, ngày rằm, xá tội vong nhân
Tháng Tám chơi đèn kéo quân...
Tháng Chín chung chân buôn hồng
Tháng Mười mua thóc bán bông
Tháng Một, tháng Chạp nên công hoàn toàn."

Phong tục và sinh hoạt trong ngày Tết Đoan Ngọ.

Thời xưa, Tết Đoan Ngọ được coi trọng và xếp vào hàng thứ hai sau Tết Nguyên Đán, vì vậy các cụ thường nói "Mồng 5 ngày Tết". Học trò tết thầy, con rể tết bố mẹ vợ... quanh năm cũng chỉ tập vào hai lễ Tết đó. Tết Đoan Ngọ là một nhịp nghỉ ngơi của nông dân sau khi thu hoạch xong các vụ mùa xuân-hè. Tết Đoan Ngọ chỉ có một ngày. Gọi là "tết" nhưng không nặng về nghi thức cúng bái hoặc xã giao, mà có chỉ ăn uống, "sêu tết" (tức là con rể tặng quà cho bố mẹ vợ, học trò đi "tết" thầy, nhân viên "tết" cấp trên). Quà biếu "Tết Đoan Ngọ" thường là vịt, ngan, ngỗng, nếp, rượu.... Hiện nay, ở một số địa phương còn nhiều tục lưu truyền như sáng sớm cho trẻ ăn hoa quả, rượu nếp, trứng luộc, bôi hồng hoàng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để giết sâu bọ. Người lớn thì giết sâu bọ bằng cách uống rượu (hòa ít tam thần đơn) hoặc ăn rượu nếp. Trẻ em giết sâu bọ xong khi còn ngồi trên giường, rồi rửa mặt mũi, chân tay xong bắt đầu nhuộm móng tay, móng chân, đeo chỉ ngũ sắc. Em gái đến độ tuổi xâu lỗ tai cũng chọn ngày này mà xâu. Theo tài liệu có ghi nơi các sách Phong Thổ và Tuế Thời Tạp Ký... thì Đoan có nghĩa là mở đầu, còn Ngọ là giữa trưa. Bởi vậy Tết Đoan Ngọ thường được cử hành vào giữa trưa (12 giờ trưa), thời gian mà vầng Thái Dương, treo ngay giữa đỉnh trời. Người Tàu còn gọi Tết Đoan Ngọ là ngày Trùng Ngũ. Tục hái thuốc mùng năm cũng bắt đầu vào giờ Ngọ, đó là giờ có dương khí tốt nhất trong cả năm, lá cây có thu hái được trong giờ đó có tác dụng chữa bệnh tốt, nhất là các chứng ngoại cảm, các chứng âm hư. Người ta hái bất kỳ loại lá gì có sẵn trong vườn, trong vùng, miễn sao đủ trăm loại, nhưng phải loại trừ các loại có độc chẳng hạn lá ngón, cà độc dược, lá sắn....

Mồng năm tháng năm âm lịch đánh dấu mùa hạ chí. Khác với hạ chí ở phương Tây, Người Việt Nam cho hạ chí là một khoảng thời gian không lành mạnh trong năm. Trước sự bệnh hoạn và xui xẻo, người ta đốt giấy hình nộm giống như của dâng hiến cho thần chết. Người ta cũng mua bùa hộ mệnh ở chùa để trị tà ma. Người ở Nha Trang đi tắm biển vào ngày này bởi vì họ tin rằng nước biển sẽ giết những con trùng trong mình họ.


TÀI LIỆU THAM KHẢO:

-Việt Nam Văn Học Sử Yếu của Dương Quảng Hàm
-Phong Tục của Phan Kế Bính.
-Tết và Lễ Hội của Toan Ánh
-Thiên Hùng Ca QLVNCH của Pham Phong Dinh
-Trung Hoa gấm nhung của Thành Đăng Khánh
-Du lịch Trung Hoa của Hứa Hoành
-Dách báo PNDD, LV, HV...

Vậy theo quan điểm của Âm Dương ta nên hiểu như thế nào về Tết Đoan Ngọ 5/5 và những thức ăn được ăn trong ngày hôm nay theo truyền thống của ông bà ta có phù hợp với các nguyên tắc của thực dưỡng hay không? Rất mong các anh chị hiểu rõ về vấn đề này chỉ bảo giùm.

Gửi bởi: hongvan May 28 2009, 09:05 AM

Theo truyền thống Tết Đoan Ngọ 5/5(???) hiện nay nếu quan sát thì thấy người gốc miền Nam thường ăn các loại bánh như bánh ích, bánh ú nước tro...(nhà tự gói hoặc mua ở bên ngoài) và trái cây vào "ngày giết sâu bọ", còn người miền Bắc thường hay ăn cơm rượu (được làm từ nếp lứt ủ lên men trong lá chuối qua 1, 2 ngày) cùng với bánh đa và thêm một ít trái cây như mận bắc, vải... (Hổng biết có đúng không??? whistling.gif )
Tại sao lại có tập tục này nhỉ? nếu xét về thực dưỡng thì có nên ăn những thức ăn này trong khi đang "rỗng bụng" cho sâu bọ nó chết ko nhỉ??? Cơm rượu nếu ăn thường xuyên thì có bị sao không? vì nếu để ý thì thấy nó có vẻ là rất âm? vì mùi vị và cách thức làm...nhưng thật sự là rất ngon miệng nếu được ăn kèm với bánh đa nướng...hic...chẹp..chẹp...thèm quá!!! wacko.gif

Gửi bởi: hongvan May 28 2009, 09:33 AM

Tết Đoan ngọ



Tết Đoan Ngọ hay Tết Đoan Dương, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, là một ngày Tết truyền thống tại Việt Nam cũng như một số nước Đông Á như Triều Tiên, Trung Quốc. Tết Đoan Ngọ tồn tại từ lâu trong văn hoá dân gian Phương Đông và có ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hoá. Ở Việt Nam, dân gian còn gọi là Tết giết sâu bọ.

Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam cũng còn gọi là "ngày giết sâu bọ" là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng. người ta tin rằng khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ; giun sán trong người sẽ bị chết hết. Truyền thuyết về lịch sử ngày mùng 5 tháng năm thì lưu truyền khác nhau ở Việt Nam và Trung Quốc


Trong văn hoá Việt thì ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch lại là ngày giỗ Quốc Mẫu Âu Cơ. Trong dân gian đã lưu truyền câu ca dao:

Tháng Năm ngày tết Đoan Dương.
Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang.

Ở vùng đồng bắng Nam Bộ Việt Nam thì ngày mùng 5 tháng 5 còn được gọi là ngày "Vía Bà", thờ Linh Sơn thánh Mẫu trên núi Bà Đen.

Tại Việt Nam còn coi mùng 5 tháng 5 là "Tết giết sâu bọ" vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này có tục "giết sâu bọ" bằng cách sáng sớm chưa ăn uống gì đã được lót dạ bằng hoa quả đương mùa và rượu nếp. Trẻ con được treo cho những túi bùa bằng vụn lúa các màu khâu thành hình trái đào, quả khế, quả quất... buộc chỉ ngũ sắc kết tua (gọi là bùa tua bùa túi), móng tay móng chân được nhuộm đỏ bằng lá móng (trừ ngón tay trỏ và ngón chân kề ngón cái), bôi hồng hoàng (một vị thuốc có màu đỏ pha vàng) vào thóp, vào ngực, vào rốn… để trừ tà ma bệnh tật.

Trong tết này, các gia đình có làm lễ cúng gia tiên, cỗ cúng có cả chay lẫn mặn. Các chàng rể phải sắm quà biếu bố mẹ vợ nhân tết mồng năm, trong đó thường có mấy thứ: ngỗng, dưa hấu, hoặc đậu xanh đường cát. Học trò cũng đến tết thầy, lễ vật tuỳ tâm, đại thể cũng như trên. Ở một số vùng quê, vào giờ Ngọ (12 giờ trưa) ngày mồng 5 tháng 5, nhiều người còn đi hái lá làm thuốc, vì tin rằng lá hái trong giờ phút này dù chỉ là các lá thông thường như lá chanh, lá bưởi, kinh giới, tía tô, ngải cứu, sen vồng..., đều trở nên công hiệu hơn rất nhiều. Tuy nhiên gần đây, những sắc thái phong tục truyền thống Việt trong lễ này không còn được xem trọng.

Tết Đoan Ngọ bắt đầu từ giữa trưa

Ngày "Tết giết sâu bọ", dân gian Việt Nam thường cúng vào sáng sớm. Tuy nhiên, thực chất tiết Đoan Ngọ được tiến hành vào giờ chính Ngọ (giữa trưa) ngày 5/5 âm lịch.

Xuất xứ của ngày này liên quan đến cái chết của Khuất Nguyên, một vị quan của nước Sở (Trung Hoa cổ đại) cách đây hơn 2.000 năm. Khuất Nguyên vì can ngăn Sở Hoài Vương không thành, bị cách chức thành thứ dân, về quê sinh sống. Chị gái ông tên là Tu đi lấy chồng xa, nghe tin liền về thăm em.

Thấy Khuất Nguyên tóc xõa bù, mặt mày nhem nhuốc, hình dung hốc hác, vừa đi vừa ngâm thơ ở bờ sông, chị bèn bảo: "Vua Sở dẫu không nghe lời em nhưng em đã hết lòng rồi, còn lo nghĩ làm gì? May mà nhà còn có ruộng. Sao không dùng sức cày cấy để tự nuôi mình, hưởng hết tuổi trời?".

Khuất Nguyên than: "Việc vua Sở đã đến thế này, ta không nỡ thấy tôn miếu bị diệt vong. Cả đời đục chỉ có mình ta trong".

Rồi một ngày, Khuất Nguyên dậy sớm, ôm một hòn đá tự trẫm mình ở sông Mịch La. Đó chính là ngày 5/5 âm lịch. Ngươi làng nghe tin, đua nhau chở thuyền nhỏ ra cứu nhưng không kịp, bèn làm bánh nếp có góc ném xuống sông để tế. Tục đua thuyền rồng ở vùng Ngô Sở cũng bắt nguồn từ đó. Tương truyền, mảnh ruộng Khuất Nguyên cày cấy về sau gạo trắng như ngọc, gọi là "ruộng gạo ngọc". Tên làng ông ở gọi là làng "Tỷ quy", tức là chị về.

Ngày dương khí cực thịnh

Theo học thuyết âm dương ngũ hành, Ngọ được xếp vào quẻ Ly, thuộc hành Hỏa. Trong một ngày, dương khí cao nhất là giờ Ngọ. Trong một tháng, dương khí cao nhất vào những ngày Ngọ, nhất là ngày Ngọ thượng tuần (đầu tháng). Trong năm, dương khí cao nhất vào tháng Ngọ (tháng 5). Như vậy, dương khí đạt cực điểm vào giờ Ngọ của ngày Ngọ đầu tiên trong tháng Ngọ.

Nhưng tại sao người ta lại chọn ngày 5/5 mà không chọn ngày Ngọ đầu tiên của tháng 5 làm tết giết sâu bọ?

- Thứ nhất là để mọi người dễ nhớ.

- Thứ hai là để tưởng nhớ Khuất Nguyên.

- Thứ ba, theo lịch cổ thì ngày này xuân vận đã hết, hạ vận chuyển sang. Sự chuyển tiết giữa hai mùa dễ gây bệnh thời khí ở con người. Sâu bọ, côn trùng cũng được dịp phát triển, gây bệnh cho người, vật nuôi và cây cối. Bởi vậy vào tiết này, người ta làm lễ dâng hương cầu cho sâu bọ có hại bị tuyệt diệt, người tai qua nạn khỏi, được mùa.

- Thứ tư, 5/5 là ngày cực dương hoặc gần với cực dương, con người cũng như mọi vật cần dự trữ năng lượng để chống lại dương khí quá cao của trời đất. Họ cần ăn một số hoa quả hay thực phẩm giàu năng lượng như trứng luộc, cái rượu, cháo chè kê, bánh đa, uống rượu xương bồ... để khai mở cửu khiếu (9 cái lỗ tự nhiên trên cơ thể), thông dương khí hòa cùng trời đất. Nhiều người còn ăn những hoa quả có vị chua như mận với hàm ý giảm sự mãnh liệt của Can (gan khí), hạn chế những tác động xấu tới tạng Tâm và hệ thống mạch máu.

Nhiều người cho rằng vào tết Đoan Ngọ, cây cối sẽ tích trữ nhiều dược chất để chống lại dương khí khắc nghiệt. Do đó nhiều lương y tổ chức hái thuốc vào trưa 5/5 để mong có hiệu quả cao hơn.

Tết Đoan Ngọ (Mồng 5 tháng 5) có những tục gì?

ở nước ta, Tết Đoan Ngọ được coi trọng, xếp vào hàng thứ hai sau Tết Nguyên Đán. Vì vậy các cụ thường nói "Mồng 5 ngày Tết". Học trò tết thầy, còn rể tết bố mẹ vợ... quanh năm cũng chỉ tập trung vào hai lễ Tết đó.

Tết Đoan Dương còn nhiều tục lưu truyền đến nay; sáng sớm cho trẻ ăn hoa quả, rượu nếp, trứng luộc, bôi hồng hoàng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để giết sâu bọ. Người lớn thì giết sâu bọ bằng cách uống rượu (hoà ít tam thần đơn) hoặc ăn rượu nếp. Trẻ em giết sâu bọ xong khi còn ngồi trên giường, rồi rửa mặt mũi, chân tay xong bắt đầu nhuộm móng tay móng chân, đeo chỉ ngũ sắc. Em gái đến độ tuổi xâu lỗ tai cũng chọn ngày này mà xâu. Vì là đoan ngọ nên lễ cúng gia tiên phải cúng vào giờ ngọ (buổi trưa). Tục hái thuốc mồng năm cũng bắt đầu từ giờ ngọ, đó là giờ có dương khí tốt nhất trong cả năm, lá cây cỏ thu hái được trong giờ đó có tác dụng chữa bệnh tốt, nhất là các chứng ngoại cảm, các chứng âm hư. Người ta hái bất kỳ loại lá gì có sẵn trong vườn, trong vùng, miễn sao đủ trăm loại, nhiều ít không kể. Tuy vậy, nhân dân ta quen dùng thảo mộc chữa các chứng bệnh, biết phân biệt loại có độc, chẳng hạn lá ngón, cà độc dược, lá sắn... dẫu người nặng đầu óc mê tín cũng chẳng dám hái. Ngược lại, các cây cỏ chữa bệnh thông thường có tác dụng trừ phong ích khí thì hái nhiều hơn như ích mẫu, ngải cứu, sả, tử tô, kinh giới, lá tre, lá bưởi, cam, chanh, quýt, mít, muỗm, hành, tỏi, gừng, chè, ổi, trầu không, sài đất, sống đời, bồ công anh, sen, vông, lạc tiên, nhọ nồi...

(sưu tầm)







Gửi bởi: Vien Linh May 29 2009, 02:14 PM

Trong văn hoá Việt thì ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch lại là ngày giỗ Quốc Mẫu Âu Cơ. Trong dân gian đã lưu truyền câu ca dao:

Tháng Năm ngày tết Đoan Dương.
Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang.

Ở vùng đồng bắng Nam Bộ Việt Nam thì ngày mùng 5 tháng 5 còn được gọi là ngày "Vía Bà", thờ Linh Sơn thánh Mẫu trên núi Bà Đen.

Cảm ơn sự nhắc nhở của HongVan , VL sẽ thêm vào lời nguyện khi cúng Trời Phật & tiên linh trong ngày 5-5 hằng năm

Nhân trong ngày Đoan Dương , một chút ưu tư về cái dương tính của người thực dưỡng. VL đã nhìn thấy & đã cảm nhận điều ấy quá nhiều đến nỗi phải tập làm thơ cho nhẹ nhàng đôi chút .
-Phải chăng ngài Ohsawa cực dương nên ngài phê phán tất tần tật kể cả các vĩ nhân ( không tiện nói cụ thể )?
- Phải chăng những người DS gọi là thâm niên cũng chẳng mấy ai chịu ai vì tâm tính đã được dương hoá ?
- Phải chăng nữ theo DS cũng chẳng chịu thua nam ( cũng đã gặp )
- Xử sự thật khéo mới tìm được tiếng nói chung , nên tránh những đối đầu, Nên có một người âm tính làm trung gian...
- Xin đừng buông lời" mục hạ vô nhân" chỉ qua võ đoán
- Phải chăng Dương thể trạng , Âm tính tình; mới mong ngành thực dưỡng phát triển tốt đẹp hơn ?
- ......!

Đời nay đã ĐỤC cả rồi ?
Ai đang TRONG - giữa cõi đời lao xao

Đời này SAY - cả rồi sao
Mình ai TỈNH - giữa lao xao ... cõi đời

Mịch La sóng nước đầy vơi ?
Nhận chìm sao nỗi mấy lời ... Vô ưu

Gửi bởi: Diệu Minh May 31 2009, 08:00 PM

Thưa vâng ạ,

Không chỉ Ohsawa gần như chẳng tha ai là không nói tới ... mà ngài Osho, ngài Krishnamurti... đều là những vĩ nhân - thánh nhân tam bạch hạ rất nặng... các ngài cũng nói tới đủ thứ chuyện trong nhân gían... là sao nhỉ?

Tôi chưa từng gặp ai mà tôi không thấy thua kém họ về một điều gì đó...

Người thì đanh đá siêu hạng
Người thì chả coi các vị trưởng thượng chẳng ra cái thá gì...
Người thì du côn, ác ôn...

Người thì khiêm cung lễ độ mát lòng...
Người thì dịu dàng, ngọt ngào
Người thì từ bi bác ái...
Người thì thông minh nhanh trí
Kẻ thì chậm đụt...

Ai cũng có cái gì đó hơn mình...

Kể ra như thế cũng vẫn xếp vào bậc ngã mạn bậc trung...

Khó thật đấy.

Gửi bởi: Vien Linh Jun 11 2013, 06:52 PM

QUOTE(hongvan @ May 28 2009, 09:33 AM) *
Tết Đoan ngọ


Tết Đoan Ngọ hay Tết Đoan Dương, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, là một ngày Tết truyền thống tại Việt Nam cũng như một số nước Đông Á như Triều Tiên, Trung Quốc. Tết Đoan Ngọ tồn tại từ lâu trong văn hoá dân gian Phương Đông và có ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hoá.
Trong tết này, các gia đình có làm lễ cúng gia tiên, cỗ cúng có cả chay lẫn mặn. Các chàng rể phải sắm quà biếu bố mẹ vợ nhân tết mồng năm, trong đó thường có mấy thứ: ngỗng, dưa hấu, hoặc đậu xanh đường cát. Học trò cũng đến tết thầy, lễ vật tuỳ tâm, đại thể cũng như trên. Ở một số vùng quê, vào giờ Ngọ (12 giờ trưa) ngày mồng 5 tháng 5, nhiều người còn đi hái lá làm thuốc, vì tin rằng lá hái trong giờ phút này dù chỉ là các lá thông thường như lá chanh, lá bưởi, kinh giới, tía tô, ngải cứu, sen vồng..., đều trở nên công hiệu hơn rất nhiều. Tuy nhiên gần đây, những sắc thái phong tục truyền thống Việt trong lễ này không còn được xem trọng.

Tết Đoan Ngọ bắt đầu từ giữa trưa

Ngày "Tết giết sâu bọ", dân gian Việt Nam thường cúng vào sáng sớm. Tuy nhiên, thực chất tiết Đoan Ngọ được tiến hành vào giờ chính Ngọ (giữa trưa) ngày 5/5 âm lịch.



Ngày dương khí cực thịnh

Theo học thuyết âm dương ngũ hành, Ngọ được xếp vào quẻ Ly, thuộc hành Hỏa. Trong một ngày, dương khí cao nhất là giờ Ngọ. Trong một tháng, dương khí cao nhất vào những ngày Ngọ, nhất là ngày Ngọ thượng tuần (đầu tháng). Trong năm, dương khí cao nhất vào tháng Ngọ (tháng 5). Như vậy, dương khí đạt cực điểm vào giờ Ngọ của ngày Ngọ đầu tiên trong tháng Ngọ.


- 5/5 là ngày cực dương hoặc gần với cực dương, con người cũng như mọi vật cần dự trữ năng lượng để chống lại dương khí quá cao của trời đất. Họ cần ăn một số hoa quả hay thực phẩm giàu năng lượng như trứng luộc, cái rượu, cháo chè kê, bánh đa, uống rượu xương bồ... để khai mở cửu khiếu (9 cái lỗ tự nhiên trên cơ thể), thông dương khí hòa cùng trời đất. Nhiều người còn ăn những hoa quả có vị chua như mận với hàm ý giảm sự mãnh liệt của Can (gan khí), hạn chế những tác động xấu tới tạng Tâm và hệ thống mạch máu.

Nhiều người cho rằng vào tết Đoan Ngọ, cây cối sẽ tích trữ nhiều dược chất để chống lại dương khí khắc nghiệt. Do đó nhiều lương y tổ chức hái thuốc vào trưa 5/5 để mong có hiệu quả cao hơn.

Tết Đoan Ngọ (Mồng 5 tháng 5) có những tục gì?

ở nước ta, Tết Đoan Ngọ được coi trọng, xếp vào hàng thứ hai sau Tết Nguyên Đán. Vì vậy các cụ thường nói "Mồng 5 ngày Tết". Học trò tết thầy, còn rể tết bố mẹ vợ... quanh năm cũng chỉ tập trung vào hai lễ Tết đó.



(sưu tầm)


Nhớ lại thời tam quốc bên Tàu , ngày Đông Chí mà có gió tây nam 3 ngày đêm, đã làm cho quân Tào Tháo tan tác trong trận hỏa công hầm binh Xích Bích . Ngày cực âm trong năm mà có gió mùa hạ nhiều người cho rằng đó là "đông chí nhất dương sinh "

Nay , tuy không là hạ chí , nhưng ngày Đoan Ngọ ( 5/5 ) được nhiều người cho là ngày dương nhất trong năm , tập tục dân gian lại chọn thời điểm dương nhất trong ngày là giờ ngọ để cúng tổ tiên . Nhưng năm nay ( quý tỵ ) lại có 1 đợt không khí lạnh rất mạnh tràn về ... Không biết đây có phải là dương chí nhất âm sinh không nhỉ ? Chờ xem từ nay đến cuối năm , nếu có những điều thay đổi thì đây cũng là điềm báo vậy














Sản xuất bởi Invision Power Board (http://www.invisionboard.com)
© Invision Power Services (http://www.invisionpower.com)