IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

> Niệm Ân Đức Phật là một Pháp môn tu thiện xảo?, Xuất xứ bài kệ 9 Ân Đức Phật?
Just Mini
bài Aug 23 2007, 08:46 AM
Bài viết #1


Rinkitori Tojimomi
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 125
Gia nhập vào: 7-February 07
Từ: nhà không số, phố không tên, đất nước không có trên bản đồ
Thành viên thứ.: 3





Niệm Ân Đức Phật là một Pháp môn tu thiện xảo?


Khi tôi tu tập lần đầu tiên ở Miến (2004), sau vài tháng công phu, tự dưng tâm tôi nhớ tới Đức Phật hơn hẳn mọi khi rất nhiều và tôi đi hỏi các vị sư và các sư cô về 9 ân Đức Phật là gì?
Thấy ai cũng "ú ớ",... tôi để chuyện đó lặn xuống...
Thời kỳ thứ hai sang Miến tu... một lần đang đi thiền hành... tâm tôi tự dưng nhớ tới thầy tôi và ô tô ma tích (Automatic) chỉ trong sát na nó lập tức nhớ tới Phật - như thế thầy là một đường dẫn... và Phật là gì? không là gì cả mà chỉ là một năng lượng có những đặc tính sau: tôi lầm nhầm nhớ từng ân của Đức Phật... ân thứ nhất: Ứng cúng... ân thứ 2: Chánh Biến Tri... tôi niệm nhớ tới được ân thứ 8 và ân thứ 9 thì tôi không nhớ nổi nữa...
Chek lai tâm mình, thấy tâm làm sao mà nó an lạc thảnh thơi chưa từng có...???? banana.gif

Tâm tôi nó nghĩ: nhớ tới Phật tuyệt thế này mà sao lâu nay mình cứ nhớ tới mấy người đời cho phiền não ra nhỉ?

Khi tôi trình Pháp với thầy tôi, thì thầy bảo: hễ cứ thấy Pháp là thấy Phật! Mấy tháng sau sư TP nói với tôi: có thể cô đã thấy PHÁP rồi? tôi thấy hơi kỳ vì một vị sư không lo chuyện mình mà cứ thích đi đánh giá người khác?

Tôi đem kinh nghiệm đó trình Pháp với thầy tôi và thầy tôi "nhân cớ đó" dạy tôi: cô này nhiều trí tưởng tượng lắm... niệm Ân Đức Phật thêm vào... Như thế là hành trang tâm linh của tôi trên con đường Vipassana từ đó có thêm "mục" niệm Ân Đức Phật....

Nhưng đó lại là công án đối với tôi, niệm Ân Đức Phật thì niệm như thế nào?
Mahajana - Bắc tông thì chỉ có hán nôm: Nào là Ứng Cúng, Chánh Biến Tri...
Therevada - Nam tông hay Nguyên thuỷ thì: Araham, nào là Sammasambuddho,...


Bí rồi, lên trình Pháp, hỏi thầy:
- Ở Việt Nam chúng con chỉ có hai loại: một là hán nôm cũng không gì dễ hiểu; một loại Pali thì cũng thế...
Thầy tôi bảo: Niệm Ân Đức Phật bằng tiếng Việt!

Ối trời ơi, như thế là bằng công án đối với tôi...
Làm sao đây??????

Thế là tôi chỉ còn mỗi bài ƯỚC NGUYỆN: tôi ước gì quyển "Pháp môn niệm Phật" nói rõ về 9 Ân Đức Phật đã được xuất bản của sư Hộ Pháp... bằng văn xuôi, bây giờ làm sao cho NÓ THÀNH VĂN VẦN đễ nhớ, dễ đọc, dễ thuộc....?

Làm sao cho câu chữ sắp hàng đi vào nề nếp....?

Thế là câu chữ nó sắp hàng đi ra trước mặt tôi và tôi chỉ hoàn toàn thụ động là người ghi chép lại ý tưởng của tồn tại...

Và tôi bỗng hơn cả vui mừng: hai phương pháp OHSWA và VIPASSANA đã gặp gỡ nhau trong bài thơ: hai phương pháp mà tôi thích đưa vào hệ thống giáo dục phổ cập cho Việt Nam và toàn cầu đã gặp nhau ở MỘT PHÁP....

Tôi mang tờ giấy ghi chép bài kệ trình Pháp kiểu Bắc tông, kiểu thiền tông... về 9 Ân Đức Phật đó lên trình Pháp với thầy tôi... thấy cái ngạo khí của tôi ngút trời sao đó, vừa mở mồm trình Pháp, thầy mắng luôn: mày thích làm thì mày về Việt Nam mà làm! và thầy tôi không thèm nghe, không thèm nhìn, không thèm muốn biết tôi định nói cái gì....

Toàn bộ "cử toạ" tức là tăng ni sinh... lặng người đi vì thấy tôi bị mắng bất ngờ... tôi điềm nhiên nhìn tâm phản ứng của tôi lúc đó và không bao giờ quên....

Hôm sau, không nén nối tò mò, chị Thiện ngồi ăn cùng bàn lân la trò chuyện: bắt đầu từ khen đôi tất của tôi đang đi ở chân: cái tất của Trâm đẹp nhỉ, phối mầu rất hay... chả là con gái tôi đan cho mẹ đôi tất chân bằng len... rồi không nén nối tò mò, chị hỏi:
- Bao giờ Trâm đi về Việt Nam?
Tôi bất ngờ với câu hỏi và chỉ kịp phản ứng:
- Em chưa biết...
Tức là tôi hoàn toàn không có ý định đi về Việt nam bởi sự đuổi của thầy tôi tẹo nào, mà theo lối suy nghĩ của con người bình thường có logic thì tôi phải chuẩn bị khăn gói quả mướp để đi về khi bị thầy la mắng như thế...
Hôm sau nữa, có một cô Việt Kiều cũng không nén nối tò mò... lân la tới tận Koti - buillding tôi ở) và hỏi:
- Cô Trâm có định về Việt Nam khi nào?
Tôi đáp:
- Con chưa có ý định về Việt Nam.
Bị hỏi bất ngờ tôi chỉ kịp đáp thế.

Khi tôi mang cái KINH NGHIỆM bị thầy đuổi... thực ra chỉ là một sự kích phát năng lượng... và tôi thấy lúc đó có một luồng khí sộc lên vùng tiểu não và nó ê ê lúc sau thì nó bình thường... thấy rõ một luồng khí đi lên đầu qua dọc cột xương sống... và nó chạy ở trên vùng tiểu não của tôi ra sao... lúc sau cái tâm nó nói ở trong: Việt Nam chán phè mình mới sang đây, mà nay thầy đuổi... thế thì chỉ còn Niết Bàn nhảy vô NGỒI ĐÓ là xong chuyện... tôi bỗng phì cười thầm vì cái tâm tôi bĩ cực nó liền sinh thái lai... Cực âm sinh dương và ngược lại... thầy tôi thường dùng các kỹ thuật âm dương một cách thiện xảo để giúp tâm tôi không bị dính mắc với bất cứ thứ gì... khi vào trường thiền,... đi sâu vào Pháp hành thì thiền sinh chỉ còn bị dính mắc với các kinh nghiệm của họ...

Thầy tôi đã dùng các loại khen ngợi tới đỉnh của khen... và các loại chê bai và thậm chí đuổi về VN như một đề mục thiền để cho tôi dễ quán tâm một cách thật là điêu luyện không ngờ... nhưng khi học xong bài thì tôi trưởng thành và lại còn hiểu được ý của thầy...

Khen - chê, vinh - nhục, được - mất, xấu - tốt... chúng tôi đều được học hành chu đáo...
Có lần tôi nghĩ là thầy không còn quan tâm tới tôi và sự tu tập của tôi nữa... thì đúng lúc đó thầy bảo: tôi thấy cô dạo này giải đãi...thế nghĩa là ý nghĩ của mình luôn luôn không có lợi ích cho Pháp hành như vậy đấy, nó ngáng trở sự thật... hèn chi mà thầy ghi trong tài liệu hành thiền: không suy nghĩ, không suy tư, không xét đoán... để cho tâm quan sát và trực giác phát triển bén nhạy...


Như vậy bài thơ mà tôi đắc ý nhất đời... đã bị một CHƯỞNG của thầy tôi ... ban phước như vậy đó:


9 ÂN ĐỨC PHẬT


Ngài là bậc diệt tận
Tất cả mọi phiền não
Xứng đáng được cúng dường
Nên gọi bậc Ứng cúng.

Ngài là bậc tự mình
Chứng ngộ Tứ Thánh Đế
Đạt giác ngộ viên mãn
Nên gọi Chánh Biến Tri.

Ngài là bậc toàn hảo
Cả minh và cả hạnh
Có một hạnh đơn giản
Tưởng rằng rất dễ làm
Mỗi bữa ăn chừa ra
Bốn năm miếng mới no
Là Ngài đã dừng lại
Ai làm được như vậy
Chánh niệm được liên tục
Bệnh tật ít viếng thăm
Nhất là ăn thức ăn
Như ở thời Đức Phật
Ngài là bậc toàn giác
Trí tuệ siêu tam giới
Của pháp hành Thiền Tuệ.

Ngài là bậc thuyết Pháp
Những chân lý nhiệm mầu
Đem lại nhiều lợi ích
Cho tất cả chúng sinh.

Ngài là bậc thông suốt
Biết rõ hết tất cả
Mọi điều trong tam giới.

Ngài là bậc điều phục
Ai có duyên với Ngài
Từ ác chuyển sang lành
Từ phàm lên bậc thánh.

Ngài là thầy cao quí
Của cả thiên và nhân.

Ngài là bậc song tuệ
Tuệ một của Chư Phật
Và loại tuệ thứ hai
Tuệ giáo hoá chúng sanh.

Ngài là bậc ân đức
Bậc siêu xuất tam giới
Thành tựu do trọn đủ
Ba mươi Ba-la-mật
Và sáu ân đặc biệt
Chỉ có Ngài mới có.

Ngày nào cũng niệm tưởng
Đến hồng ân Đức Phật
Đức tin sẽ trọn đủ
Trí tuệ sẽ sáng suốt
Phát sanh nhiều hỷ lạc
Thêm nhiều lòng dũng cảm
Tránh khỏi mọi tai ương
Phước thiện được tăng trưởng.


Shwe - Oo - Min, 15 - 12- 2005, Myanmar
Nanissari - Ngọc Trâm, Phỏng theo “Pháp môn niệm Phật” của sư Hộ Pháp, NXB TP HCM


Sau một thời gian, bài kệ này cứ láy đi láy lại trong tâm tôi và sáng nay tôi đọc được tâm tôi nó muốn sửa chữ NGÀI thành chữ PHẬT và tôi đã cho khắc bia đá bài kệ này với chữ Phật thay vào chữ Ngài!

Thật là ngoạn mục khi tôi thấy tâm tôi nó thông minh như thế...

9 ÂN CỦA ĐỨC PHẬT

Phật là bậc diệt tận
Tất cả mọi phiền não
Xứng đáng được cúng dường
Nên gọi bậc Ứng cúng.

Phật là bậc tự mình
Chứng ngộ Tứ Thánh Đế
Đạt giác ngộ viên mãn
Nên gọi Chánh Biến Tri.

Phật là bậc toàn hảo
Cả minh và cả hạnh
Có một hạnh đơn giản
Tưởng rằng rất dễ làm
Mỗi bữa ăn chừa ra
Bốn năm miếng mới no
Là Ngài đã dừng lại
Ai làm được như vậy
Chánh niệm được liên tục
Bệnh tật ít viếng thăm
Nhất là ăn thức ăn
Như ở thời Đức Phật
Ngài là bậc toàn giác
Trí tuệ siêu tam giới
Của pháp hành Thiền Tuệ.

Phật là bậc thuyết Pháp
Những chân lý nhiệm mầu
Đem lại nhiều lợi ích
Cho tất cả chúng sinh.

Phật là bậc thông suốt
Biết rõ hết tất cả
Mọi điều trong tam giới.

Phật là bậc điều phục
Ai có duyên với Ngài
Từ ác chuyển sang lành
Từ phàm lên bậc thánh.

Phật là thầy cao quí
Của cả thiên và nhân.

Phật là bậc song tuệ
Tuệ một của Chư Phật
Và loại tuệ thứ hai
Tuệ giáo hoá chúng sanh.

Phật là bậc ân đức
Bậc siêu xuất tam giới
Thành tựu do trọn đủ
Ba mươi Ba-la-mật
Và sáu ân đặc biệt
Chỉ có Ngài mới có.

Ngày nào cũng niệm tưởng
Đến hồng ân Đức Phật
Đức tin sẽ trọn đủ
Trí tuệ sẽ sáng suốt
Phát sanh nhiều hỷ lạc
Thêm nhiều lòng dũng cảm
Tránh khỏi mọi tai ương
Phước thiện được tăng trưởng.

Sửa chữa và bổ sung ngày 23 - 8 - 2005

Chú thích:
• Tứ thánh đế:
1- Khổ thánh Đế: Đó là ngũ uẩn, danh pháp, sắc pháp
2- Tập Thánh Đế: (tập thánh đế) là nguyên nhân của khổ: Tham ái
3- Diệt Khổ Thánh Đế: (Diệt thánh đế) Đố là Niết Bàn
4- Đạo Thánh Đế: pháp hành chứng ngộ Niết Bàn, pháp diệt khổ thánh đế.
• Minh- có ba Minh:
1- Túc mạng minh: Biết rõ tiền kiếp thuộc chúng sinh nào, tên gì, dòng dõi, nghiệp, balamật, hạnh phúc hay đau khổ…nhớ rõ mọi chi tiết.
2- Thiên Nhãn Minh: Như mắt chư thiên, trí tuệ, biết rõ quá khứ, vị lai của mọi chúng sinh
3- Lậu Tận Minh: Trí tuệ, thiền tuệ siêu tam giới, diệt mọi tiền khiên tật tích luỹ từ vô lượng kiếp …
Có 8 Minh nữa, gồm 3 Minh- nt- ngoài ra còn thêm:
1- Túc mạng Minh, 2- Thiên nhãn Minh, 3- Lậu tận Minh, 4- Thiền tuệ Minh: biết rõ sự sanh diệt của danh pháp, sắc pháp, trí tuệ chứng đắc 4 đạo quả và Niết bàn. 5- Hoá tâm minh: có khả năng hoá thân theo mong muốn, do năng lực thiền định, 6- Thần thông Minh: hoá thành nhiều người, tàng hình, hiện hình, đi xuyên qua núi, đi trên hư không..., 7- Thiên nhĩ thông: có khả năng nghe như tai của chư thiên, nghe được tiếng người, súc sanh, tiếng chư thiên gần xa do năng lực thiền định, 8- Tha tâm Minh: Biết tâm người khác, chúng sinh khác đang nghĩ gì, thiện hoặc bất thiện. Đó là Tam Minh và Bát Minh
• 15 Hạnh:
1- Có giới đức hoàn toàn trong sạch và thanh tịnh.
2- Thu thúc lục căn thanh tịnh.
3- Biết tri túc trong vật thực.
4- Tinh tấn tỉnh thức.
5- Có đức tin không lay chuyển.
6- Trí nhớ: Thường có trí nhớ.
7- Hổ thẹn: Biết hổ thẹn không làm điều ác.
8- Ghê sợ: Biết ghê sợ không làm mọi tội ác.
9- Đa văn túc trí: Học nhiều hiểu rộng các pháp.
10- Tinh tấn: tâm tinh tấn không ngừng nghỉ.
11- Trí tuệ: Có trí tuệ hiểu biết rõ các pháp.
12- Đệ nhất thiền
13- Đệ nhị thiền
14- Đệ tam thiền
15- Đệ tứ thiền ( hữu sắc và vô sắc)
• 6 Ân Đức đặc biệt:
1- Tự chủ Tam giới: Đức Thế Tôn hoá pháp thiền thông song hành, một bên nước, một bên lửa ở 2 lỗ mũi, 2 lỗ tai, 2 con mắt….
2- Tự chủ siêu tam giới: Đức phật thuyết pháp xong, các hàng đệ tử đồng thanh nói Sadhu- Sadhu, trong thời gian, không gian ngắn ngủi ấy, Đức Thế Tôn có thể nhập Alahán Thánh quả định để hưởng sự an lạc Niết Bàn.
3- Chánh pháp: Đức Thế Tôn chứng đắc 9 siêu tam giới: 4 thánh đạo, 4 thánh quả và Niết bàn, diệt toàn bộ 1500 loại phiền não và khiên tật do tích luỹ từ vô lượng kiếp quá khứ.
4- Tiếng tốt lành: Ân Đức Thế Tôn lan truyền khắp mọi chúng sinh, từ cõi người đến cõi long vương, chư thiên ở 6 cõi trời dục giới, và cả chủ phạm thiên ở cõi trời vô sắc giới cũng niệm tưởng ân đức Phật.
5- Hạnh phúc: Đức Thế Tôn đủ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, có hào quang 6 mầu pháp mầu phát ra mát mẻ từ kim thân ngài. Nhân loại, chư Thiên, phạm thiên đến hầu đảnh lễ lúc nào cũng cảm thấy hạnh phúc an lạc phát sanh hỉ lạc. Cho nên nhiều chúng sinh đó đến hầu Đức Thế Tôn bao nhiêu lần cũng cảm thấy chưa đủ.
6- Nguyện ước thành tựu: Đức Phật khi còn là Bồ Tát Sumedha có nguyện ước thành tựu điều gì thì sẽ giáo hoá chúng sinh được như mình, như sau:
- Như lai tự mình chứng ngộ tứ thánh đế- trở thành Đức Phật rồi sẽ giáo hoá chúng sinh cùng chứng ngộ Tứ thánh đế-để trở thành bậc thánh nhân ( tự giác, giác tha)
- Như lai tự mình giải thoát khổ sanh tử luôn hồi trong 3 giới 4 loài rồi sẽ giáo huấn chúng sinh cũng được giải thoát cảnh khổ sanh tử luân hồi trong 3 giới 4 loài ( tự độ- độ tha)
- Như lai tự mình vượt qua biển khổ luân hồi, đạt đến Niết Bàn an lạc rồi sẽ dẫn dắt chúng sinh cùng vượt qua biển khổ luân hồi đạt đến Niết Bàn an lạc ( tự đắc- đắc tha)
7- Tinh tấn không ngừng: Hàng ngày Đức Thế Tôn có sự tinh tấn không ngừng hành 5 phận sự gọi là 5 phận sự của Đức Phật:
1- Phận sự buổi sáng trước khi độ ngọ: Sau khi khất thực, độ ngọ, thuyết pháp, quy y, xuất gia…Đức Phật về chùa
2- Phận sự sau khi độ ngọ: Dạy chư tăng cố gắng học hành mọi phận sự Tứ Thánh Đế, mọi pháp không giải đãi, tiến hành tứ niệm xứ.
3- Phận sự canh đầu đêm: Giáo huấn chư tỳ khưu, trả lời câu hỏi,..
4- Phận sự canh giữa đêm: Đạo Phật cho phép chư thiên, Phạm thiên trong 10.000 thế giới đến hầu ngài và hỏi pháp.
5- Phận sự canh chót đêm: Đoạn đầu: Đức Phật đi kinh hành. Đ giữa: Đức Phật nghỉ ngơi, năm nghiêng bên phải, tự biết thức dậy. Đêm chót Đức Phật nhập đại bi định quán xét suốt tất cả xem chúng sinh nào có duyên thành thánh, ngài đến độ




Ngọc Trâm


--------------------
Mini chan ga ichiban



..::Mini::..
Go to the top of the page
 
+Quote Post
 
Start new topic
Trả lời
Diệu Minh
bài Jul 21 2016, 10:06 AM
Bài viết #2


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,919
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Kỹ thuật Thiền Tịnh song tu (Định Tuệ song tu)

Niệm thầm A – Ra – Hăng – Đức – Phật – Trọn – Lành để thiền, thực hành lặp đi lặp lại liên tục đến khi những từ đó trở thành đối tượng nhận biết duy nhất. Cần tỉnh giác – tỉnh thức và hay biết rõ ràng từng khoảnh khắc phát âm từng âm tiết A – Ra – Hăng – Đức – Phật – Trọn – Lành cần phải có mặt để định hướng sự nỗ lực của ta: nó sẽ giúp bạn trở nên nhạy bén và chú tâm hoàn toàn tới sự sinh và diệt của từng niệm. Một phương pháp đơn giản! Cần có một lòng quyết tâm mạnh mẽ và tập trung hoàn toàn vào việc niệm; với sự thành tâm và mục đích nghiêm túc, bạn bắt đầu niệm A – Ra – Hăng – Đức – Phật – Trọn – Lành thầm trong tâm để thiền; sau khi niệm khoan thai và đều đặn tâm thức của bạn sẽ dần qui tụ thành một trạng thái tĩnh lặng sâu.

Đề mục này sẽ dẫn bạn tới trạng thái cận định - một trạng thái tốt nhất để nội quán – quan sát tâm.

Bất cứ gì xảy tới? bạn đừng lo lắng, không khoái trí và thọ hưởng… chỉ buông xả hoàn toàn và quan sát mà thôi… tất cả chỉ là để sử dụng mà thôi.

A – Ra – Hăng – Đức – Phật – Trọn – Lành (gồm 7 âm – số 7 là một con số linh thiêng!); một số người bạn sử dụng từ buddho (đọc là Bút - thô), v,v…

Kỹ thuật này là của ngài Achaan Mun (thầy của ngài Achaan Chah) dạy một nữ cư sĩ cách tu tập và bà đã đắc vào dòng thánh tăng, tên của bà là Mae Chee Kaew (tham khảo trang 48,49 quyển Mae Chee Kaew); trong khóa tu của ngài Ottamasara ở Hà Tiên vừa rồi (6/2013) tôi (Ngọc Trâm) thử áp dụng kỹ thuật này và chỉ tới vòng niệm thứ 3: A – Ra – Hăng – Đức – Phật – Trọn – Lành tâm thức của tôi đã đi vào loại định sâu, rất sâu… các ý nghĩ ngưng lại và những lời Pháp âm vang… tôi vô cùng hoan hỉ vì với kỹ thuật này, những người tại gia cư sĩ sẽ có cơ may lãnh hội giáo Pháp hơn các loại kỹ thuật khác ????…Biết cách niệm Phật liên theo PP này, sẽ sinh ra trạng thái CẬN ĐỊNH mau chóng, sau khi định được thiết lập lắng nghe giáo Pháp dạy về thái độ đúng khi hành thiền gồm 21 điều của thiền sư U Tejanya…sẽ giúp cho việc quan sát tâm được dễ dàng hơn… tu thiền hay bất cứ loại tu niệm nào không quan sát được sân đang sanh khởi trong tâm hay tham đang sanh khởi trong tâm là còn xa “ngôi nhà chân thật” nhiều lắm, cố gắng nắm bắt được cái dòng tâm đang xảy ra trong tâm thức của mình và khám phá học tập với cái tâm là con đường thoát ly khỏi mọi khổ sầu…

Khi luồng tâm thức hướng ra ngoài tiếp xúc với các giác quan, nhận biết bị đồng hóa với đối tượng của nó. Khi thức tiếp xúc với mắt, cảnh tạo điều kiện cho thức, và thức trở thành nhìn thấy. Khi tâm thức tiếp xúc với tai, âm thanh làm duyên cho thức, và thức trở thành nghe thấy, và tương tự như vậy. Do đó, khi thức khởi sinh, cốt lõi của tâm bị mờ đi, không thể tìm thấy được nữa. Không phải là cốt lõi đó biến mất, mà bản chất biết của tâm đã bị chuyển hóa thành thức. Bình thường, khi con người để cho mắt và tai chạy theo hình ảnh và âm thanh, họ gắn kết tình cảm với những gì thu nhận được, sự bình tĩnh chỉ trở lại khi những đối tượng giác quan đó biến mất. Do luôn bị cuộc diễu hành không ngừng của ma và quỷ thần ám ảnh trong tâm thức bình thường, con người bỏ quên hoàn toàn cốt lõi thực sự của tâm.

Bằng cách quay ngược luồng tâm thức, ý nghĩ bị cắt quãng và ngưng lại. Khi ý nghĩ biến mất, tâm thức thể nhập vào trong, hòa vào cốt lõi nhận biết của tâm. Khi thực hành liên tục, nền tảng này không thể bị lay chuyển trong mọi hoàn cảnh. Khi đó, kể cả khi tâm ra khỏi thiền định, nó vẫn thấy vững chắc như thể không gì có thể làm nhiễu được sự tập trung vào trong của tâm. Mặc dù định không chấm dứt được đau khổ, định vẫn là một nền tảng lý tưởng để bước vào một cuộc tấn công các ô nhiễm tinh thần gây nên đau khổ. Việc quan sát trở nên tự nhiên và bản năng, và chánh niệm luôn có mặt. Sự tập trung tức thời và sắc bén này bổ trợ cho công việc khảo sát và quán chiếu của trí tuệ. Sự an định mạnh mẽ nhờ thiền định trở thành nền tảng tuyệt vời cho việc phát triển sự hiểu biết sâu sắc về bản chất của sự tồn tại.

Có hai mục đích chính trong việc làm ý nghĩ ngưng lại. Một là để mở đường làm rõ bản chất của suy nghĩ, qua việc phân biệt ý nghĩ bột phát và theo thói quen với việc suy nghĩ tập trung và thận trọng, có cân nhắc. Hai là để dọn chỗ cho hoạt động có ý thức của sự hiểu biết không theo khái niệm. Cả hai mục đích này đều là các khía cạnh không tách riêng được của trí tuệ. Khi thực hành đúng, định có thể ngưng suy nghĩ một cách tạm thời, nhưng nó không bóp méo nguyên nhân. Nó cho phép suy nghĩ một cách có chủ ý hơn là bắt buộc. Cách sử dụng tâm như vậy mở ra không gian rộng lớn hơn để ý nghĩ có khả năng suy nghĩ và quan sát với sự trong sáng không bị dính mắc. Nhận biết trực tiếp chỉ thoáng nhìn có thể thấy ngay dòng ý nghĩ dẫn đi đâu. Sử dụng hiểu biết trực tiếp và độc lập, ta có thể bỏ qua những ý nghĩ vô ích và bắt lấy những ý nghĩ có ích, do đó có thể xây dựng được một nền tảng vững chắc cho trí tuệ siêu việt. Một khi tâm chưa đạt được sự tĩnh lặng tối cao, nó không thể nghĩ đúng. Suy nghĩ khởi lên do đà thường có của tâm thức là suy nghĩ lung tung, không phải suy nghĩ thực chất. Hiểu biết đạt được từ suy nghĩ quy ước là sự hiểu biết nông cạn và không đáng tin cậy. Nó thiếu sự hiểu biết bản chất của trí tuệ chân thật.

Thêm một kỹ thuật thiện xảo: trong khi niệm thành lời về 7 âm ở trên thì chỉ lắng nghe duy nhất giọng của mình đọc tụng thật chậm, thật nhẹ nhàng khoan khoái… quan sát âm thanh đến và đi của từng niệm và nhận thấy tác ý của từng niệm… với kỹ thuật này có thể triển khai thành một trò chơi tâm linh rất hiệu quả với một nhóm…chúng tôi đã triển khai rất thành công tại nhiều nơi, hiệu quả cao và mọi người rất vui vẻ tham gia, mời bạn tham gia với chúng tôi vào các chương trình THIỀN ĐI CHƠI được tổ chức trung bình mỗi tháng 1 lần...

Hãy thực hành và chia sẻ kinh nghiệm, sau khi thiền như vậy sẽ có rất nhiều phước báu… hãy hồi hướng phước báu tới chúng sinh trong 31 cõi, cầu cho tất cả đều được an vui. Có gì thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi : Ngọc Trâm – 0972197959, hoặc máy bàn: 04 38534225.



--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Gửi trong chủ đề này


Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 29th March 2024 - 07:54 PM