IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

> Có một cách chữa ung thư, tên sách gốc: Sự thật đằng sau bệnh ưng thư
Diệu Minh
bài Aug 30 2007, 08:33 AM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



MỤC LỤC

Lời giới thiệu của nhóm dịch giả 5
Lời giới thiệu 7
Chương I
Vấn đề cơ bản của ung thư 9
Chương II
Luận thuyết về máu 16
Sự nguy hiểm của bức xạ quang tuyến 21
Chương III
Căn nguyên của tế bào ung thư và các đặc tính của nó 27
Cơ chế của sự tăng trưởng tế bào ung thư 28
Chương IV
Ngăn chặn và điều trị ung thư 36
Những lưu ý chung 38
Phòng chống ung thư 40
Làm thế nào để tiến hành chế độ ăn Thực dưỡng 42

PHỤ LỤC
Chữa lành ung thư chưa đủ 47
Một bệnh nhân ung thư hạnh phúc 56
Từ bệnh tim tới bệnh ung thư 57
Thực phẩm tạo axit 66
Thực phẩm tạo kiềm 67
Tại sao phương pháp Thực dưỡng khuyên nên dùng cốc loại? 72
Nguyên nhân của bệnh tật 83
Lời bạt 92


LỜI GIỚI THIỆU CỦA NHÓM DỊCH GIẢ


Tại sao ngành Thực dưỡng – Macrobiotic lại ra cả chục đầu sách xoay quanh vấn đề ung thư? Và ra cả sách dạy nấu ăn phòng chống ung thư? Cho tới khi chúng tôi đọc xong tập sách: “Sự thật đằng sau bệnh ung thư” thì mới vỡ lẽ tại sao Thực dưỡng lại nói nhiều và nói dai về đề tài này như vậy?

Sau rất nhiều nghiên cứu tìm tòi, các nhà khoa học đã nhận thấy hầu như cơ thể con người nào cũng có chứa mầm bệnh ung thư, đó là những tế bào có khả năng rối loạn, họ đặt tên là tế bào Ín-situ. Chỉ có những tế bào In-situ mới có khả năng và khuynh hướng nổi loạn để tạo thành ung thư và điều nguy hiểm là chỉ cần một tế bào in-situ nổi loạn nó có thể lôi kéo theo nhiều tế bào in-situ khác cùng nổi loại tạo nên di căn và lây lan chứng ung thư đưa đến tử vong theo quy luật gần mực thì đen gần đèn thì rạng…Tuy nhiên, nếu mọi người đều tiềm ẩn có chứa sẵn tế bào in-situ thì tại sao đối với người này nó trở thành tế bào ung thư và đối với ngưới khác nó không biến đổi thành tế bào ung thư?Môi trường nào thích hợp của nó là gì? Nếu không học hiểu về những quy luật của trật tự vũ trụ con người không thể nào giải quyết được một cách rốt ráo Ung thư hay bất cứ bệnh nan y nào thuộc thân bệnh hay tâm bệnh (stress…) của xã hội hiện đại.

Đề tài nghiên cứu thành công này nên được đưa sớm vào học đường, để ngăn chặn sớm ngay từ đầu những tế bào in-situ có thể nổi loạn khi gặp môi trường thích hợp trong cơ thể của mỗi chúng ta… sự hiểu biết này cần phải được loan truyền rộng rãi và là kiến thức căn bản xây dựng bộ môn “Thiền ăn” cho cộng đồng đúng với điều ông bà mình đã dạy: HỌC ĂN.

Quyển sách này là một đề tài nghiên cứu thành công của nhiều bác sĩ, tiến sĩ y khoa về đề tài Thực dưỡng như Bác sĩ Morishita, Tiến sĩ Y khoa Marc Van Cauwenberghe,… và những nhà Thực dưỡng học hàng đầu thế giới như ông Michio Kushi, Herman Aihara… và những nhà Thực dưỡng học nổi tiếng ở Việt Nam như Đại Đức Thích Tuệ Hải… ở Hải ngoại như ông Lương Trùng Hưng…tại Hà Nội có cô gái trẻ Kiều Thị Thu Hương - một người có nhiều tương lai triển vọng,…

Chúng tôi rất tri ân gia đình ông Ngô Thành Nhân là một gia đình có nhiều công sức nhất đối với phong trào Thực dưỡng tại Việt Nam, có người con trai là anh Ngô Ánh Tuyết đã biên soạn được nhiều sách quí cho ngành Thực dưỡng nước nhà, cũng xin tri ân bác sĩ Lê Minh là người có nhiều công lao đóng góp với phong trào Thực dưỡng ở miền bắc cũng như miền nam… đặc biệt tri ân một người đã quá cố: ông Nguyễn Văn Sáu là người trực tiếp giúp sức cho tôi rất nhiều trong thời gian đầu khi tôi mới chập chững bước từ nghề giáo viên toán cấp 3 sang nghiệp làm Thực dưỡng… Những lời khuyên của ông luôn nằm trong trái tim tôi và tôi “sài” được nó cho tới mãi mãi với câu nói nổi tiếng của ông: “Cứ múc nước giếng lên nước mạch sẽ chảy về”


Đây là công trình dịch thuật của nhóm bạn: Nguyễn Quốc Khánh, Nguyễn Trường Thư, Lê Hoàng Long, Kiều Thị Thu Hương, Phạm Thị Ngọc Trâm…

Chúng tôi mong ước nhận được nhiều sự góp ý của độc giả.

Thay mặt: Phạm Thị Ngọc Trâm



SỰ THẬT ĐẰNG SAU

BỆNH UNG THƯ


Tác giả: Bác sĩ Morishita



LỜI GIỚI THIỆU

Khoa học đương đại đặc biệt là sinh học và y học đã đi đến điểm vòng - một số nhà khoa học đã nói rằng: "Cuộc cách mạng khoa học về sự sống sẽ xuất hiện vào cuối thế kỷ 20 bằng tiến trình quay trở về khoa học tự nhiên". Tôi đồng ý với quan điểm này.
Y học hiện đại chứa đựng đầy sự nghịch lý và giáo điều trong lý luận của mình. Những nghịch lý đó hầu hết có căn nguyên từ việc chấp nhận cơ sở luận thuyết của nhà vật lý học người Đức Virchow rằng "những tế bào sinh ra từ những tế bào". Ngày nay nó được coi là "khuôn vàng thước ngọc" trong sinh học và y học.
Khoa học là một môn nghiên cứu tương quan nhân quả giữa các hiện tượng trong thiên nhiên. Nhưng khái niệm của Virchow đã ngăn cản mọi suy tưởng sâu xa hơn về nguồn gốc tế bào. Y học sẽ không bao giờ phát triển hay tiến bộ được từ khái niệm này. Nó là thứ lí thuyết bị ung thư. Chính học thuyết phi khoa học này là nguyên nhân của rất nhiều thứ tín điều mù quáng trong giới y khoa.
Bệnh ung thư là một minh họa cho kiểu mê tín này. Nếu chúng ta biết nguyên nhân và cơ chế của ung thư chúng ta sẽ không còn sợ nó. Khoa học hiện đại sợ hãi ung thư giống như người nguyên thuỷ sợ đèn neon. Cái đáng gọi là ung thư không nằm trong cơ thể chúng ta mà nằm trong đầu óc của các nhà khoa học cứ khăng khăng cho rằng những tế bào sinh ra từ những tế bào.
Vấn đề ung thư trong nền văn minh của chúng ta là một điều lợi lạc vì từ nó sẽ mang tới một cuộc cách mạng trong y học hiện đại. Nếu y học hiện đại không chịu thay đổi chiều hướng của mình, ung thư sẽ thành một thảm hoạ không chỉ cho con người mà còn cho cả nền y học hiện đại đang có ảnh hưởng to lớn trong toàn xã hội. Vậy nên ung thư trong thế kỷ này có một sứ mệnh lịch sử, đó là sửa chữa y học hiện đại.
Y khoa hiện đại sẽ không bao giờ đặt được dấu chấm hết cho bệnh ung thư, cái lập tức trở thành bản án tử hình, thành chiếc ngòi nổ khi bị đối trị một cách thô bạo. Dù thế nào chăng nữa, nó là một tên đầy tớ trung thành nếu chúng ta đối đãi nó một cách hòa nhã và hiểu rõ tính tình của nó. Ở đây tôi trình bày sự thật về ung thư theo quan điểm Thực Dưỡng để bạn nhận ra rằng ung thư không phải là kẻ thù mà là một nhân tố có ích giúp bạn biết cách sống khoẻ mạnh và hạnh phúc.


Herman Aihara


Bài viết này đã được sửa chữa bởi Diệu Minh: Oct 9 2007, 09:25 AM
Reason for edit: update bản dịch mới nhất


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
2 Trang V   1 2 >  
Start new topic
Trả lời (1 - 9)
Diệu Minh
bài Sep 5 2007, 08:20 AM
Bài viết #2


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



CHƯƠNG I

VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA UNG THƯ


Theo y học hiện đại; định nghĩa về ung thư là: "những tế bào ác tính, biến đổi đột ngột từ những tế bào bình thường vì một số lí do, được nhận biết bởi hiện tượng suy giảm khả năng kiểm soát sự sinh trưởng và chức năng tế bào, dẫn tới những tác hại nghiêm trọng cho cơ thể do sự phát triển tràn lan và hiện tượng di căn."

Có một vài câu hỏi phát sinh từ định nghĩa này về ung thư. Đầu tiên là tại sao các tế bào lại thành ra thế? Nếu chúng ta trả lời được câu hỏi này, chúng ta sẽ giải quyết được ung thư. Các nhà nghiên cứu y khoa trên toàn thế giới vẫn tìm câu trả lời này suốt nửa thế kỷ qua. Vậy mà chúng ta vẫn chưa nhận được giải thích thoả đáng về nó. Lí do không phải vì sự thiếu nỗ lực của các nhà khoa học, cũng không phải vì ngân sách cấp cho việc nghiên cứu bệnh ung thư có hạn. Nó là vì cái đức tin tồn tại trong tâm trí các nhà khoa học đang chỉ đạo việc nghiên cứu bệnh ung thư. Nói cách khác, quan điểm của họ hay khái niệm của họ về câu hỏi “Sự sống là gì?” “Tế bào là gì?”, “Nguồn gốc của tế bào ra sao?”, “Tế bào phát triển thế nào?” vốn không đúng. Tôi tiếc rằng các nhà khoa học đang tìm nguyên nhân của ung thư theo một hướng đi sai lầm, thế nên nỗ lực của họ là vô ích.
Định nghĩa về ung thư ở trên được đề xuất bởi những môn đệ của Virchow, những người mù quáng chấp nhận thuyết “Tế bào sinh ra từ tế bào” của ông ta. Vì lí thuyết này hoàn toàn sai nên định nghĩa cũng không đúng với sự thật và thiếu đi tư duy khoa học. Ví dụ, cụm từ “vì một số lí do” trong định nghĩa chỉ là cách diễn đạt khác của sự mù mờ về nguyên nhân gây bệnh. Thế nên, đây không phải định nghĩa về ung thư.

“Đột ngột” cũng là một cách thể hiện khác của sự dốt nát. Nếu chúng ta biết nguyên nhân, chúng ta phải lường trước được kết quả mới đúng. Sử dụng định nghĩa này để giải quyết vấn đề về bệnh ung thư thì chằng khác nào việc trèo cây bắt cá.

Chúng ta được người ta cho biết, từ 1/3 đến ½ người bị bệnh ung thư có thể được chữa khỏi nếu phát hiện ra và điều trị bệnh ở giai đoạn đầu. Nhưng như thế nào là giai đoạn đầu thì chẳng rõ ràng. Có thể nào, đây chính là lối bào chữa của các vị bác sĩ vốn không có khả năng trị khỏi bệnh ung thư chăng?

Y khoa tây phương có 3 cách điều trị ung thư sau:

1. Phẫu thuật

2. Dùng hoá chất

3. Xạ tia

1. Phẫu thuật: Cơ sở của phẫu thuật dựa trên ý tưởng cắt bỏ ổ bệnh là chữa khỏi. Quan điểm này có hai sai lầm. Thứ nhất các tế bào ung thư chỉ là kết quả chứ không phải là nguyên nhân gây bệnh. Thế nên loại bỏ chúng sẽ không trị khỏi ung thư. Thứ hai, là bất kỳ bệnh gì, kể cả bệnh ung thư đều là bệnh tật của toàn bộ cơ thể. Do đó nếu cắt khối u chỗ này thì nó sẽ mọc lại ở chỗ khác. Tôi dám nói rằng, nếu ung thư mà chữa được bằng phẫu thuật thì sẽ còn có cách chữa khác dễ hơn mà không cần đụng dao kéo vì phẫu thuật làm suy yếu khả năng chống ung thư của cơ thể.

2. Hoá trị: Có vài loại thuốc chống ung thư, nhưng tôi nghi ngờ tính hiệu quả của chúng. Cái ý tưởng “chống lại ung thư” làm tôi khó chịu bởi vì tế bào ung thư là một phần của cơ thể. Dùng thuốc để diệt tế bào ung thư sẽ diệt luôn cả các tế bào khoẻ mạnh bình thường. Do đó nhiệm vụ của y khoa cần tìm ra loại thuốc làm khoẻ tế bào bình thường để chúng có thể điều khiển tế bào ung thư và ngăn chặn được sự sinh trưởng và hoạt động bất thường của chúng. Nói cách khác, không phải là thuốc chống mà phải là thuốc bổ.

3. Xạ trị: Đây là một cách điều trị nguy hiểm bậc nhất. Nó vốn được xác nhận là nguyên nhân gây ung thư từ năm 1902. Tế bào ung thư sẽ bị tia xạ phá huỷ nhưng chính các tế bào lành mạnh cũng bị các tia xạ làm đột biến gien thành các tế bào ung thư. Do đó không thể nói bừa rằng chữa bệnh ung thư ở giai đoạn đầu sẽ cứu sống phần lớn các bệnh nhân. Thường thường, càng chữa sớm thì càng chết sớm. Có nhiều trường hợp chữa khỏi ung thư nhờ phương pháp tự nhiên mà không cần đến can thiệp nguy hiểm của y khoa.

Các nhà nghiên cứu y khoa tin rằng ung thư là bất trị. Ung thứ có nghĩa là chết, ung thư có nghĩa là bản án tử hình. Đây không là gì khác ngoài minh chứng cho sự không hoàn thiện của y học hiện đại. Dù sao đi chăng nữa, ung thư không phải căn bệnh chết chóc bất trị.

Các bác sĩ y khoa thường nói rằng, ngay từ đầu, đó đã không phải là ung thư mỗi khi họ nhìn thấy một bệnh nhân trị khỏi bệnh ung thư sau khi bị các bác sĩ như họ từ bỏ. Đây là kiểu chống chế của họ. Thực tế, ung thư cũng dễ chữa nếu ngay từ đầu đã tránh xa sự can thiệp sai lầm của y khoa. Ít nhất, chúng ta có thể sống lâu hơn nếu tránh được sự can thiệp sai lầm của y khoa. Bác sĩ John Cayle đã chỉ ra nhiều bệnh nhân ung thư còn sống hàng năm trời mà không cần thuốc men chi cả. Trong các con vật bị ung thư, có một số con bị chết, có một số con tự nhiên khỏi bệnh. Những con vật ăn đồ ăn tinh chế bị chết vì khả năng chống ung thư của nó bị suy giảm. Tế bào ung thư tự sinh ra ở chúng chứ không phải do thí nghiệm cấy tế bào ung thư gây nhiễm truyền. Dù sao chúng ta có thể ngăn chặn tỉ lệ ung thư bằng cách thay đổi chất và lượng của thức ăn. Ví dụ, một con chuột đã có 70% tế bào ung thư trong cơ thể vào khoảng 1, 2 năm tuổi có thể tự giảm số tế bào ác tính này về gần mức 0% chỉ đơn giản bằng cách cắt giảm khẩu phần ăn của nó từ 1/3 tới 1/5.

Trong thí nghiệm của tôi, tôi trộn ngũ cốc với muối cho lũ gà con bị bệnh ung thư máu ăn. Những chú gà hoàn toàn khỏi bệnh nhờ ăn theo cách này, kết quả này là một khám phá về mối quan hệ tồn tại giữa chế độ dinh dưỡng và bệnh ung thư.

Dù sao chăng nữa, một chế độ dinh dưỡng thật sự không thể bị bó chặt vào ba thành phần chính là Carbonhydrat, đạm, chất béo, cũng không phải chỉ được tính bằng số calori nhận vào.

Hiện tại, nhiều động vật trong vườn thú bị chết vì bệnh ung thư, thí dụ như Hải cẩu (sư tử biển) chết vì ung thư niệu đạo còn những con khỉ chết vì ung thư thực quản. Việc chúng ăn các thức ăn bán sẵn cho vật nuôi trong nhà phải có liên hệ với sự thật này bởi chúng chưa bao giờ chết vì ung thư khi chúng tự lựa chọn thức ăn trong môi trường tự nhiên của mình.

Để xác nhận cho điều này, còn có một thí nghiệm thú vị được tiến hành bởi bác sĩ Robert McCarrison - viện trưởng viện nghiên cứu dinh dưỡng quốc gia Ấn Độ. Ông cho 1000 con chuột thí nghiệm khoẻ mạnh ăn theo chế độ ăn của người Hunza và cho 2000 con khoẻ mạnh khác ăn theo chế độ ăn của người Ấn Độ. Sau 27 tháng, ông làm phẫu thuật để so sánh bệnh trạng của hai nhóm. Kết quả thật kì lạ: Những con chuột ăn theo chế độ ăn Hunza hoàn toàn khoẻ mạnh, không có biểu hiện đau ốm gì trong chúng. Còn phần lớn những con ăn theo bữa ăn Ấn Độ thì bị nhiều loại bệnh như kém mắt, khối u, đau răng, còi cọc, rụng lông, thiếu máu, các bệnh ngoài da, bệnh tim, bệnh thận và dạ dày, bệnh đường ruột.

Cuối cùng, khi ông cấp chế độ ăn kiểu Anh cho 1000 con chuột, chúng không chỉ bị các bệnh kể trên mà còn mắc cả bệnh thần kinh. Chúng trỏ nên dữ tợn và lồng lộn cắn xé nhau.

Sau đây là các chế độ ăn cho ba nhóm chuột:

1. Ăn theo bộ tộc Hunza: chapati (một loại bánh mì làm từ ngũ cốc lứt), tương làm từ đậu và mạch nha, cà rốt sống, cải bắp sống và sữa tươi (không diệt khuẩn theo phương pháp của Pasteur).

2. Ăn theo người Ấn Độ: gạo (xát trắng), đậu, rau nấu chín với các đồ gia vị (những loại người Ấn Độ ăn hàng ngày).

3. Ăn theo người Anh: bánh mỳ trắng, margarin (một loại bơ chua), trà pha đường, rau nấu chín, thịt hộp, mứt và thạch đông.

Thí nghiệm này tìm ra mối tương quan mật thiết tới thức ăn không chỉ đối với động vật mà cả cho con người. Nó chỉ ra rằng nguyên nhân, đặc điểm và thời gian mắc bệnh phụ thuộc vào chế độ ăn. Thức ăn là sự sống. Lý thuyết mới về máu của tôi, được trình bày sau đây sẽ chỉ ra mối quan hệ giữa thức ăn và cuộc sống. Nếu nền văn minh hiện đại cứ tiếp tục theo chiều hướng cố hữu của nó, toàn bộ các xứ sở văn minh sẽ bị huỷ diệt hoàn toàn, không phải bởi chiến tranh mà bởi những bệnh tật như ung thư, đau tim và bệnh thần kinh. Trong thời kì lịch sử đáng chê trách này, chỉ còn sự tồn tại của miền đất Hunza là niềm hy vọng cho tương lai. Mảnh đất của người Hunza đã tồn tại tách biệt với loài người trong suốt 2000 năm. Nó chưa từng chịu khổ ách vì các đại dịch, như bệnh hủi vào thế kỷ 14, dịch hạch vào thế kỷ 15, giang mai của thế kỉ 16, đậu mùa vào thế kỉ 17, 18 và lao phổi vào thế kỉ 19.

Người Hunza được miễn nhiễm với bệnh ung thư và đau tim của thế kỷ 20. Họ chưa từng chịu khổ vì bất cứ bệnh tật nào, trong thời đại của sự èo uột này, điều đó thật là huyền diệu, phi thường.
Không thể giải quyết bệnh ung thư mà không nghĩ về một câu hỏi trọng yếu: Vì sao người Hunza sống mạnh khoẻ đến thế trong khi phần còn lại của thế giới đang khốn khổ vì bệnh tật?

Nếu chúng ta tìm ra chiếc chìa khoá chính yếu để giải quyết bệnh ung thư, chúng ta có thể áp dụng nó cho tất cả các bệnh khác. Nền y học đối trị triệu chứng đang không nhận ra nguyên nhân của ung thư, cho nên không bao giờ có thể chữa khỏi nó hoàn toàn được.


Bài viết này đã được sửa chữa bởi BAS: Sep 24 2007, 09:01 PM
Reason for edit: update bản dịch mới nhất


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Sep 6 2007, 11:35 AM
Bài viết #3


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



CHƯƠNG 2

LUẬN THUYẾT VỀ MÁU


Tất cả các sinh vật sống đều chia ra làm 2 loại, thực vật và động vật. Thực vật bất động, rễ của chúng mọc sâu vào lòng đất để hút chất dinh dưỡng. Động vật không thể sống bằng rễ như vậy vì chúng di chuyển liên tục. Vậy chúng nhận chất dinh dưỡng bằng cách nào? Ruột của động vật làm công việc đó. Ruột, chính là rễ của con thú.

Thực vật hấp thu dinh dưỡng từ đất dưới dạng vô cơ rồi sau đó chuyển hoá về dạng hữu cơ. Động vật nhận chất dinh dưỡng từ thực vật phát triển trên mặt đất, như thế cả động vật lẫn thực vật đều nhận chất dinh dưỡng từ đất. Từ quan điểm này ta thấy chúng không khác nhau.

Theo sinh lí học hiện đại thì vai trò của ruột là tiêu hoá và hấp thu thực phẩm. Trong thực tế, công việc của ruột sôi động hơn thế nhiều.

Các lông phủ thành ruột hoạt động giống như những con amíp. Những thức ăn đã bị tiêu hóa thấm vào lông ruột, nhưng không theo một tiến trình vật lý đơn giản mà theo một tiến trình sinh học.

Trong tiến trình sinh học này, máu đã được tạo thành. Nói cách khác, các lông ruột hấp thu các chất dinh dưỡng dưới dạng đã tiêu hoá vào trong, đồng hóa rồi biến nó thành tế bào hồng huyết.

Hơn thế nữa, các tế bào hồng huyết này tuần hoàn trong cơ thể và tự biến thành các tế bào cơ thể (như gan, cơ, tế bào não…)

Y khoa và sinh học hiện đại dạy rằng tế bào sinh ra nhờ quá trình phân chia tế bào. Thí dụ một tế bao gan sẽ chia 2 tế bào, từ hai sinh ra 4 tế bào. Điều này chỉ đúng với một số điều kiện đặc biệt như là trong ống nghiệm thôi. Nó không bao giờ xảy ra trong một cơ thể sống bình thường. Qua nghiên cứu của tôi thì tế bào hồng huyết tập hợp lại và tạo dạng cho mọi cơ quan và mô khác nhau. Như vậy cơ thể chúng ta là một sự chuyển hoá từ thức ăn. Cấu tạo cơ thể và tính cách cá nhân chúng ta tùy thuộc vào thức ăn, cấu trúc cơ thể cũng vậy. Thức ăn là sự sống.

Sơ đồ sau đây cho thấy sự chuyển hoá của tế bào hồng huyết:



1. Phần tử dinh dưỡng bị bọc vào trong lông ruột.

2. Tạo ra túi chất lỏng trong tế bào dạng a míp của lông ruột

3. Túi chất lỏng biến đổi thành tế bào của lông ruột.

4. Tế bào phát triển và trở thành tế bào hồng huyết mẹ. (nguyên hồng cầu)

5. Cuối cùng, nguyên tế bào hồng huyết này chứa rất nhiều tế bào hồng huyết, chúng đi vào mạch máu và tuần hoàn khắp cơ thể. Vậy chức năng của tế bào hồng huyết này là gì?

Theo y học hiện đại, vai trò chính của tế bào hồng huyết là chuyển hoá oxy và cacbondioxid, nói cách khác, nó mang oxy đến tế bào và lấy cacbondioxid (CO2) khỏi tế bào. Dù thế nào, thực tế cũng không đơn giản như vậy.

Vai trò quan trọng nhất của tế bào hồng huyết (mà dường như chưa được nhận ra vào thời điểm này) là nó phát triển thành các cấu trúc tế bào khác nhau như tuỷ xương, mô mỡ, mô cơ, gan, tuỵ, thận, óc… Hồng cầu không là gì khác hơn là chất liệu cơ bản tạo nên cơ thể chúng ta.

Khái niệm tế bào hồng huyết chuyển hoá thành tế bào cơ thể và thức ăn chuyển hoá thành tế bào hồng huyết là những khái niệm mới lạ chưa từng được nghĩ tới từ trước đến nay. Do khái niệm này quá mới mẻ trong giới y khoa, sẽ còn nhiều sự chống đối trước khi nó được các nhà khoa học chấp nhận. Theo ý kiến của tôi, khái niệm này phải được kiểm chứng bằng sự tiến bộ của khoa học, không thể bằng các luận điểm mang tính kinh viện hiện nay.

Tóm lại, trong cơ thể chúng ta, các thức ăn đã tiêu hóa (chính là chất hữu cơ) tự biến đổi thành dạng tế bào sống sơ cấp nhất (là một tế bào hồng huyết) và tế bào sơ cấp này sau đó sẽ chuyển đổi thành dạng cao cấp hơn, đo là những tế bào cơ thể.

Theo luận thuyết tiến hoá của tôi, đã có thời trên trái đất chỉ có các chất vô cơ. Sau đó hợp chất vô cơ biến chuyển thành các chất hữu cơ. Các chất hữu cơ biến chuyển thành protein, và protein thành những sự sống sơ cấp. Sự sắp xếp, tổ chức của những sự sống sơ cấp này phát triển thành những sự sống cao cấp hơn, của động vật và cuối cùng là của con người.

Công cuộc tiến hóa kì diệu này không chỉ là một học thuyết nhân chủng học đơn giản. Nó đang thay đổi cơ thể chúng ta từng giờ, từng phút. Phải mất hàng tỉ năm để từ các chất vô cơ tiến hoá thành con người. Nhưng trong cơ thể chúng ta, chuyện xảy ra chỉ cần 1 - 2 ngày. Điều kỳ diệu đã xảy ra trong ta. Cuộc sống thật diệu kì biết bao. Cơ thể chúng ta thật là kì diệu, là một hiện tượng phi thường.

Trong trường hợp bị đau dạ dày, ỉa chảy hoặc nhịn ăn, ruột sẽ ngừng chức năng sản xuất ra tế bào hồng huyết, lúc đó trong cơ thể xảy ra một quá trình ngược lại. Tế bào cơ thể chuyển hoá ngược lại thành tế bào hồng huyết. Thí dụ: bệnh ỉa chảy làm người bệnh sụt cân. Lý do là các mô mỡ biến chuyển ngược lại thành tế bào hồng huyết. Về điểm này y khoa hiện đại giải thích như một sự đốt cháy mô mỡ để tạo ra năng lượng.

Vì sao tế bào cơ thể lại chuyển hoá thành các tế bào hồng huyết?

Số lượng tế bào hồng huyết trong cơ thể chúng ta không thể giảm mãi bởi vì cơ thể chúng ta không thể hoạt động bình thường nếu không đủ lượng tế bào hồng huyết tối thiểu.

Ở người, lượng tế bào hồng huyết trong cơ thể trung bình vào khoảng 5 triệu trong 1 cm khối, hiếm khi nó giảm xuống dưới 3 triệu. Các tế bào này cần cung cấp ôxy cho não và thận vì các cơ quan này cần nhiều oxy để hoạt động. Nếu lượng tế bào hồng huyết giảm xuống còn ít hơn 3 triệu/ 1 đơn vị thì lượng oxy cung cấp cho chúng sẽ không đủ và thậm chí những cơ quan quan trọng này sẽ ngưng hoạt động. Thế nên, khi quá trình tạo máu ở ruột ngừng lại vì lí do bị ốm hoặc vì nhịn ăn, tế bào cơ thể bắt đầu biến đổi ngược lại thành tế bào hồng huyết. Hiện tượng này diễn ra đầu tiên với các mô mỡ - do đó làm giảm cân.

Thỏ có 5,5 – 6 triệu tế bào hồng huyết. Nếu chúng bị bỏ đói chúng sẽ chết trong 2, 3 tuần. Nhưng các tế bào hồng huyết hiếm khi giảm xuống 3 triệu. Vì sao thỏ có thể giữ nguyên số tế bào hồng huyết khi mà nó không sản sinh thêm theo phương thức sinh lí học - vấn đề giống như ở người. Cho nên, khi mổ xác con thỏ chúng ta tìm thấy những tế bào cơ thể rỗng. Ví dụ, gan vẫn giữ nguyên hình dạng của nó nhưng lượng tế bào chất bị suy giảm. Các tế bào trong mọi cơ quan của con thỏ (bị chết đói) này bị tổn thất đáng kể. Các tế bào gan, thận, và óc bị xốp rỗng. Nguyên nhân như tôi đã nói, là do quá trình chuyển hóa ngược. Thông qua sự chuyển hóa ngược này, các cơ quan của cơ thể có thể hoạt động được với một lượng tế bào hồng huyết tối thiểu cho đến khi chết.

Y khoa hiện đại phân biệt tế bào hồng huyết và tế bào cơ thể. Thực ra chúng có liên quan mật thiết với nhau và có thể chuyển hoá sang nhau theo cả hai chiều. Khi con người mạnh khoẻ tế bào hồng huyết biến thành tế bào cơ thể, khi họ ốm thì quá trình xảy ra ngược lại.

Sinh học hiện đại cho rằng tuỷ xương tạo ra máu. Vào năm 1952 bốn nhà sinh học Donn, Cauningham, Sabin và Jordan đã tiến hành thí nghiệm bỏ đói những con gà và bồ câu. Rồi họ thấy các tế bào hồng huyết đã sinh ra từ tuỷ xương. Thí nghiệm này là một cơ sở nền tảng của sinh học hiện đại. Nó có thể được giải thích rõ ràng bằng luận thuyết của tôi. Khi bị bỏ đói, các tế bào tuỷ sống, mô mỡ, mô cơ, gan, thận chuyển thành tế bào hồng huyết theo một trật tự nhất định. Quá trình diễn ra đầu tiên với tuỷ xương. Như thế, thật mỉa mai cho ý tưởng của 4 nhà sinh học, đây lại không phải quá trình tạo máu bình thường. Nó là một tiến trình bù máu, tiến trình tạo máu bình thường được tiến hành ở ruột.


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Sep 11 2007, 06:04 PM
Bài viết #4


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



LỜI BẠT: Có trong tay quyển sách quí do ông Lương Trùng Hưng, một người bạn lớn của tất cả những người Thực dưỡng Việt Nam, gửi về từ khi nào tôi cũng không nhớ vì quá bận lu bu.... cho đến khi duyên lành đến người bạn thường dịch sách Ohsawa là Nguyễn Quốc Khánh tới và nhắc tới chuyện dịch tiếp những quyển sách hay... tôi mới như người mê chợt tỉnh lôi ra mấy quyển sách, thấy Khánh bảo quyển nào cũng rất hay và chúng tôi từ từ dịch từng quyển một; và trong khi làm sách tôi chợt sám hối vì đã có biết bao sách hay trong nhà không đem sức ra mà phụng sự cống hiến... "công nhân" thì có nhiều nhưng "người chủ" thì ngủ quên không đem đầu óc tài ba ra mà sài, nên NÓ cũng bị rỉ sét nhiều chỗ!!!!!!!!!!!

Cho nên lần này tôi đích thân gõ máy vi tính (để sám hối tội "ngâm thông tin") những dòng chữ viết tay khó đọc ... ông bạn này có máy vi tính nhưng không chịu gõ ngay vào máy.... mà cứ "quen tay" viết phần dịch ra giấy, làm theo kiểu CỔ như vậy chúng tôi cũng gặp phải những sự việc dukkha tức là BẤT NHƯ Ý, bất toại nguyện khi làm sách...


Chúng tôi có duyên biết và dùng củ ấu từ nhiều năm nay, đây là một loại củ sổng ở dưới nước cho nên nó là một loại củ dương tính như củ sen, củ súng...
Mời bạn đọc tìm thêm thông tin trong mục các món ăn từ củ ấu trong Thực phẩm và cách nấu ăn...


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
BAS
bài Sep 24 2007, 09:26 PM
Bài viết #5


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 411
Gia nhập vào: 13-April 07
Thành viên thứ.: 15



SỰ NGUY HIỂM CỦA BỨC XẠ QUANG TUYẾN

Hiện tượng đáng quan tâm nhất trong các mối nguy hiểm do bức xạ quang tuyến (X quang) gây ra là bệnh bạch cầu (còn gọi là máu trắng hay ung thư máu) và bệnh thiếu máu ác tính mãn. Ung thư máu không chỉ xảy ra với người bị nhiễm phóng xạ bom nguyên tử ở Hirosima – Nagasaki mà còn xảy ra với trẻ em mà mẹ chúng từng chịu một lượng bức xạ quang tuyến lớn trong quá trình mang thai.

Ở đây tôi sẽ bàn về ung thư máu và thiếu máu do bức xạ.

Ung thư máu là căn bệnh sinh ra do sự tăng trưởng ác tính của lượng tế bào bạch huyết. Cơ chế của nó còn chưa được y khoa làm rõ.

Do các nhà khoa học tin cậy vào học thuyết cho rằng máu sinh ra từ tuỷ xương nên họ đang tìm nguồn gốc căn bệnh trong tuỷ xương. Do máu thực tế không bao giờ sinh ra trong tuỷ dưới các điều kiện bình thường nên cố gắng của họ không mang lại kết quả khả quan nào.

Dưới điều kiện bình thường, ruột sinh ra máu, nói cách khác các phần tử thức ăn được tiêu hoá chuyển thành tế bào hồng huyết tại các lông ruột – Các tế bào hồng huyết này không chỉ mang oxy đến tế bào cơ thể và lấy CO2 thải ra khỏi mà nó còn có một chức năng rất quan trọng, là chuyển hoá bản thân chúng thành tế bào cơ thể.

Các tế bào hồng huyết tập hợp chuyển hoá thành dạng tế bào mà chúng tiếp xúc thông qua dạng trung gian là các tế bào bạch huyết.

Bác sĩ Chishima và tôi gọi hiện tượng này là sự phân hóa của các tế bào hồng huyết. Các tế bào của cơ thể chúng ta không phát triển nhờ sự phân bào mà nhờ sự chuyển hoá từ tế bào hồng huyết. Như thế cơ sở vật chất của tất cả các cơ quan, các mô, và chất béo đều là tế bào hồng huyết. Thỉnh thoảng trong quá trình này, vai trò trung gian của sự biến đổi là các tế bào bạch huyết không được nhìn thấy rõ ràng.

Khi chúng ta ốm đau, hay bất bình thường trong phương diện sinh lý, hoặc tâm trí căng thẳng, hoặc vừa mới giải phẫu, nhịn đói, đi ỉa chảy, mắc bệnh thần kinh… thì sự sản sinh tế bào hồng huyết trong thành ruột bị ngừng lại và các tế bào cơ thể chuyển ngược lại thành tế bào hồng huyết để duy trì lượng tế bào hồng huyết không đổi trong máu. Điều này sở dĩ thực hiện được là do tất cả các tế bào cơ thể ban đầu đều được tạo ra từ tế bào máu, như thế giữa tế bào cơ thể và tế bào hồng huyết có mối quan hệ chuyển đổi 2 chiều qua lại.

Vì sao quá trình chuyển hóa nghịch (từ tế bào cơ thể thành tế bào máu) xảy ra?

Do máu của chúng ta cần duy trì lượng tế bào hồng huyết đủ để đưa oxy cung cấp cho các cơ quan quan trọng như não và thận, là những cơ quan không thể thiếu oxy trong vài phút. Như vậy quá trình chuyển hóa ngược này bù máu trong trường hợp khẩn cấp do sự tạo mới tế bào hồng huyết giảm sút. Khi đó tuỷ xương, mô mỡ, và mô cơ chuyển thành tế bào hồng huyết bởi vì so với các loại tế bào khác, chúng là loại tế bào quan trọng bậc thứ trong cơ thể. Học thuyết hiện đại về sự tạo thành máu từ tủy xương là kết quả của sự hiểu lầm về hiện tượng bù máu này.

Bây giờ chúng ta xem xét nguyên nhân của bệnh máu trắng và thiếu máu ác tính mãn theo học thuyết Chishima - Morishita.

Dạ dày và đường ruột là những cơ quan nhạy cảm nhất trong cơ thể chúng ta. Một chút cảm xúc lo âu ủy mị cũng có ảnh hưởng lớn lao tới những cơ quan này, đôi khi trở thành nguyên nhân của một vết loét dạ dày hay thành ruột. Thế nên, thật dễ hình dung về ảnh hưởng mạnh mẽ của bức xạ quang tuyến lên dạ dày hay đường ruột. Có một phát hiện về các bệnh nhân đã chết ở bệnh viện Pierre Curie (một bệnh viện chuyên môn về bức xạ quang tuyến), đó là các tổn thương trên thành dạ dày và đường ruột họ là các tổn thương rõ ràng nhất.

Ở Nhật Bản, số ca nạn nhân của phóng xạ nguyên tử và các bệnh nhân dùng xạ trị, những tổn thương ở dạ dày và đường ruột của họ được nhận thấy càng lúc càng nhiều. Đây là một khuynh hướng có tính tổng quát.

Bệnh thiếu máu ác tính mãn là hậu quả của sự tổn thương trầm trọng các lông ruột, vì nó mà thành ruột ngừng hoạt động tạo máu lại. Bệnh này thường sinh ra khi bệnh nhân chịu quá nhiều bức xạ quang tuyến. Thuật ngữ “mãn tính” có nghĩa là sự hồi phục không xảy ra chừng nào các vị bác sĩ còn tìm nguyên nhân gây bệnh ở tủy xương.

Đâu là nguyên nhân của bệnh máu trắng?

Trong trường hợp xạ trị, bệnh máu trắng không chỉ xảy ra do tổn thương dạ dày và ruột mà còn do các tế bào ở các cơ quan khác cũng bị ức chế hoạt động. Kết quả của nó là các tế bào hồng huyết không thể nào biến chuyển thành các tế bào cơ thể bởi quá trình này cần sự định hướng mạnh mẽ từ các tế bào cơ thể trong tiến trình này. Khi các tế bào cơ thể bị tia xạ phá huỷ hoặc ức chế hoạt động, chúng mất khả năng định hướng cần thiết cho các tế bào hồng huyết biến chuyển thành tế bào cơ thể. Thay vào đó,các tế bào hồng huyết còn lại dưới dạng trung gian – những tế bào bạch huyết.

Có một lý do thứ hai để số tế bào bạch huyết tăng lên ở chứng máu trắng do xạ trị. Trong trường hợp giảm tạo máu ở thành ruột, tế bào cơ thể sẽ biến đổi ngược lại thành tế bào hồng huyết một cách bình thường. Thế nhưng các tế bào cơ thể đã bị ức chế không thể hoàn thành việc chuyển đổi của chúng thành tế bào hồng huyết mà ở lại dưới dạng trung gian là tế bào bạch huyết.

(Bạn đọc hãy thử giải thích điểm này theo quan điểm âm dương)



Nói ngắn gọn, có hai nguyên nhân cho tình trạng xuất hiện lượng tế bào bạch huyết quá lớn trong trường hợp tổn thương do bức xạ quang tuyến:

1. Do khả năng biến đổi tế bào hồng huyết thành tế bào cơ thể bị suy yếu và, hoặc do khả năng định hướng của các tế bào cơ thể bị suy yếu. Hiện tượng này ảnh hưởng đến năng lực của tế bào cơ thể trong việc đồng hóa và chỉ đạo các tế bào hồng huyết biến đổi thành tế bào đồng dạng với nó khi chúng tiếp xúc với nhau.

2. Khi ruột ngưng chức năng tạo ra tế bào hồng huyết thì các tế bào cơ thể bắt đầu chuyển hoá ngược thành các tế bào hồng huyết dưới điều kiện bình thường. Nhưng nếu các tế bào cơ thể bị thương tổn thì quá trình chuyển hoá này sẽ không diễn ra hoàn hảo làm cho các tế bào sẽ ở lại dạng trung gian (là các tế bào bạch huyết) giữa tế bào cơ thể và tế bào hồng huyết.

Từ hai lý do sinh hoá trên mà số lượng tế bào bạch huyết tăng lên

Hồng cầu <----> Bạch cầu <----> Tế bào cơ thể

Như thế nguyên nhân và cơ chế của bệnh máu trắng có thể hiểu được rõ ràng bởi luận thuyết của chúng tôi. Đó là do sự gia tăng dạng tế bào trung gian giữa tế bào hồng huyết và tế bào cơ thể.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
BAS
bài Sep 24 2007, 09:45 PM
Bài viết #6


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 411
Gia nhập vào: 13-April 07
Thành viên thứ.: 15



CHƯƠNG III

CĂN NGUYÊN CỦA TẾ BÀO UNG THƯ
VÀ CÁC ĐẶC TÍNH CỦA NÓ


Niềm tin vào học thuyết của Virchow rằng “những tế bào sinh ra từ những tế bào” là chướng ngại chính trong việc nghiên cứu nguồn gốc đích thực của tế bào ung thư. Nếu lý thuyết này đúng, một tế bào ung thư phải sinh ra từ một tế bào ung thư khác. Kết quả của luận thuyết này đưa đến 3 quan điểm về căn nguyên của tế bào ung thư là:

1. Tế bào ung thư xâm nhập từ bên ngoài. Không có bằng chứng vững chắc cho giả thuyết này, nó thậm chí còn bị những người tin tưởng vào học thuyết của Virchow phản đối.

2. Tế bào ung thư đã hiện hữu trong cơ thể từ giai đoạn bào thai. Theo bác sĩ Cohnhein nguồn gốc của ung thư là sự xâm nhập của một vài tế bào của phôi thai vào một bộ phận khác của cơ thể, do đó gây ra những tăng trưởng bất thường. Luận thuyết này cũng không nhận được nhiều sự ủng hộ.

3. Sự đột biến của các tế bào mạnh khoẻ thành các tế bào ung thư. Giả thuyết nào được sự ủng hộ của số đông trong giới y khoa hiện đại. Nhưng dù sao, nó cũng không giải thích được cơ chế biến đổi từ tế bào khỏe mạnh thành tế bào ung thư.. Thế nên, mới phải dùng từ “đột biến”. Khái niệm “đột biến” là một lối thoát giúp học thuyết tế bào sinh ra từ tế bào của Virchow sống sót. Như tôi đã nói, khoa học là sự đào sâu nghiên cứu các quy luật của mối tương quan nhân quả. Khái niệm đột biến chỉ dễn tả được một điều là có ai đó đã từ bỏ mục đích khoa học của anh ta, bởi vì đột biến, là cách nói khác của cụm từ “không rõ nguyên nhân”, “ngẫu nhiên”, “không có lí do, mặc định” Do đó cụm từ “đột biến” phải bị quăng vào sọt rác nếu một người đang cố trung thực với lý thuyết khoa học của mình.

Cơ Chế Của Sự Tăng Trưởng Tế Bào Ung Thư

Nguyên nhân nào gây đột biến tế bào mạnh khoẻ thành tế bào ung thư? Đây chính là vấn đề tiếp theo mà y khoa truyền thống phải đối diện. Nói chung, theo y khoa hiện đại có 3 nhân tố tạo thành các nguyên nhân là:

1. Nhân tố hoá học: nhựa đường, thuốc nhuộm, …

2. Nhân tố vật lý: tia phóng xạ

3. Nhân tố sinh học: virut ung thư

1. Nhân tố hoá học: Để ý thấy rằng, không có một nghề nghiệp xác định nào tạo thành khuynh hướng gây ung thư. Ví dụ, các nhân viên lao động tiếp xúc với nhựa đường hay bị ung thư ở tay và bộ phận sinh dục. Thế nên, nhựa đường được coi như một chất sinh ung thư. Giáo sư Yamakiwa đã có thí nghiệm về vấn đề này. Ông bôi nhựa đường lên da những con thỏ trong 2 năm, và lũ thỏ bị ung thư. Ung thư thực ra không phát triển đúng những vùng bị bôi nhựa đường mà nó phát triển ở vùng da xung quanh. Ông ta không giải thích được nguyên nhân. Theo tôi ung thư đã tạo nên bởi nhựa đường và một số điều kiện sinh lý.

“Hút thuốc gây ung thư phổi”, nó cũng tương đồng với câu “chết do ung thư phổi đang tăng lên từng năm”, được WTO (tổ chức y tế quốc tế) tuyên bố trong bản báo cáo tháng 9/1965. Tỷ lệ này gia tăng gấp đôi trong vòng 10 năm ở Châu Âu. Tỷ lệ đàn ông chết vì ung thư phổi cao gấp 6 lần phụ nữ. Hút thuốc lá có thể là một nhân tố gây ung thư phổi, nhưng thật phiến diện nếu coi chỉ hút thuốc là nguyên nhân gây ra ung thư.

Trong thí nghiệm với súc vật, con vật có thể bị ung thư da nếu bôi nhựa đường vào da chúng. Nhưng thí nghiệm của tôi cho thấy rằng, khi các con vật thí nghiệm được nuôi bằng mỡ động vật (có hàm lượng colesterol cao) thì khuynh hướng này gia tăng. Các báo cáo của WTO cũng cần để ý tới vấn đề thực phẩm mới đúng.

Tỷ lệ chết do ung thư phổi tăng lên gấp đôi trong vòng 10 năm. Nhưng có thể lượng tiêu thụ thuốc lá không phải gấp đôi. Nếu con người tăng lượng tiêu thụ đạm và chất béo nguồn gốc động vật trong chế độ ăn hàng ngày, tỉ lệ chết vì ung thư sẽ không chỉ gấp đôi mà thôi… dù lượng người hút thuốc vẫn giữ nguyên như cũ.

Tóm lại, tôi cho rằng tỉ lệ chết gia tăng có quan hệ với lượng thức ăn nguồn gốc động vật. Nhân tố này còn quan trọng hơn là nhân tố do hút thuốc.

Các nhà khoa học thời nay có xu hướng chỉ để ý các nhân tố tồn tại bên ngoài mà lơ là với các nhân tố bên trong cơ thể. Yếu tố quan trọng nhất trong những nhân tố bị ngó lơ này là thực phẩm. Thức ăn trong thương mại thời hiện đại, được chế biến kiểu công nghiệp chứa quá nhiều chất độc và chất sinh ung thư (carcinogens). Xin tìm đọc “Thuốc độc trong thức ăn của bạn, tác giả William Longood. Thậm chí, cả thuốc tây đôi khi cũng gây ung thư. Ví dụ: mù tạc ni tơ (nitrogen mustard) dùng để chống ung thư cũng chính là tác nhân gây ung thư.

2. Nhân tố phóng xạ: Có báo cáo nói rằng, một bệnh nhân điều trị bằng bức xạ X quang, bị ung thư ngay chính tại nơi được tia X chiếu tới. Ở trường hợp này, ung thư đã xuất hiện ở cả hai chân và chỉ còn cách cắt cụt. Thật là bi thảm. Các ca ung thư và máu trắng ở trẻ sơ sinh ngày càng tăng. Có thể là do mẹ chúng kiểm tra bằng X quang quá thường xuyên khi mang thai.
Có nhiều nhân tố khác như tia cực tím, nhiệt độ cao, sự tổn thương… đều có thể gây nên ung thư. Nhưng dù sao, nhân tố vật lý, điều kiện sống và thức ăn vẫn là những nhân tố quan trọng nhất. Bệnh ung thư hiếm khi xuất hiện ở một người có các chức năng cơ thể hoạt động bình thường.

3. Nhân tố sinh học: Ung thư đã từng được coi là một căn bệnh truyền nhiễm vào giữa thế kỷ 19. Lúc đó, học thuyết vi khuẩn là nguyên nhân của bệnh tật đang được thừa nhận rộng rãi, thế là ung thư cũng được tính là một chứng bệnh gây nên do nhiễm khuẩn. Thực ra, cách nghĩ này cũng là tự nhiên vì nhiều chứng ung thư đã phát triển ở cùng một vùng đất, hay trong cùng một gia đình.

Năm 1910 các bác sĩ Payton và Raus ở viện nghiên cứu Rockefeller đã chứng minh bằng thực nghiệm (trên những con gà) là các khối u có thể phát sinh do virus. Các thí nghiệm tương tự với ngỗng và gà tây cũng cho cùng kết quả ung thư gây ra bởi virus. Một lý thuyết về vi rút như vậy chính là dạng mở rộng của thuyết vi khuẩn gây ung thư đã nêu trên.

Tôi không đồng ý với lý thuyết này. Virus ung thư chỉ có liên hệ với một tế bào thối rữa. Dù sao, thật quá vội vàng khi tuyên bố ung thư là căn bệnh lây nhiễm chỉ dựa trên việc tìm thấy một con virus trong tế bào ung thư.

Khái niệm bệnh truyền nhiễm là dựa trên cơ sở “Tế bào sinh ra từ tế bào”. Ví dụ, ở bệnh lao phổi, giả sử có người tìm thấy vi khuẩn lao trong lá phổi bị bệnh, sẽ có ngay hai cách giải thích nguồn gốc của những con khuẩn hình que này. Một là những con vi khuẩn lao chỉ sinh ra từ những vi khuẩn lao khác. Cái thứ hai có đầu tư nghiên cứu sâu xa hơn, nói rằng nguyên nhân xuất hiện vi khuẩn lao là do sự lây nhiễm vi khuẩn lao từ môi trường bên ngoài. Đó là cơ sở lý luận của học thuyết về bệnh truyền nhiễm. Dù sao chăng nữa, chưa có ai chứng tỏ được rằng những vi khuẩn lao trong cơ thể đã xâm nhập qua đường hô hấp, tấn công phổi, sinh sôi và cuối cùng gây ra bệnh lao. Những điều này hoàn toàn không thể chứng minh được.

Quan trọng hơn, chúng tôi phát hiện ra một sự thật là các tế bào (đặc biệt là tế bào hồng huyết) đã biến đổi thành vi khuẩn dưới một điều kiện vô trùng. Như thế, chúng ta có thể chứng minh rằng có một mối quan hệ đảo chiều qua lại giữa virus, vi khuẩn và tế bào:

Virut <---> Vi khuẩn <---> tế bào

Theo quan điểm này, vi khuẩn gây bệnh được coi như là một loại tế bào bị thoái hoá xuất hiện quanh các tế bào bị bệnh. Nói cách khác, sự đau ốm, tình trạng mục ruỗng của các tế bào phổi đã sinh ra vi khuẩn lao hình que. Những con khuẩn qua này (nguyên nhân) có thể tạo ảnh hưởng lên các tế bào nhạy cảm khác (kết quả) xúc tiến sự phá huỷ thường thấy của lá phổi. Đây là nguyên nhân bệnh lao phát triển. Như vậy, vi khuẩn lao là kết quả của một căn bệnh nhưng vòng lặp nhân quả này sẽ làm căn bệnh trầm trọng thêm theo thời gian.

Luận thuyết vi rút gây ung thư cần được xem xét dưới quan điểm này. Những vi rút như vậy cũng được tìm thấy trong các cơ thể khoẻ mạnh. Nói tóm lại: vi rút, vi khuẩn và tế bào là một. Thế nên, một tế bào có thể sinh ra các loại vi rút hoặc vi khuẩn khác nhau. Là loại nào đều phụ thuộc vào tình trạng của tế bào.

Tóm lại các nhân tố hoá học, lý học, và sinh học chỉ là những nhân tố thứ yếu gây bệnh ung thư. Nguyên nhân chính yếu gây nên ung thư tồn tại bên trong cơ thể chúng ta, trong các tế bào của cơ thể và tuỳ thuộc vào điều kiện sinh lí. Các nhân tố bên ngoài (lý, hoá, sinh) cũng sẽ gây ung thư. Dù sao, cũng phải thừa nhận rằng các nhân tố bên ngoài này lại ảnh hưởng lên các nhân tố bên trong cơ thể chúng ta như các tế bào cơ thể và các điều kiện sinh lý. Cuối cùng các tế bào cơ thể và các điều kiện sinh lý này là nguyên nhân tồi tệ trong sự phát triển của bệnh ung thư.

Bệnh ung thư phát triển ra sao? Y khoa hiện đại chưa từng tỏ ý nghi ngờ ý niệm ung thư phát triển do phân bào vì họ cho rằng, tế bào chỉ sinh ra từ tế bào. Ý niệm cứng nhắc này là là nhân tố cản trở sự tiến triển của việc nghiên cứu và điều trị bệnh ung thư.

Các bác si Shleiden và Shwann đã chứng minh rằng tế bào sinh sôi nhờ sự đâm chồi. Bác sĩ Haeckell chứng minh rằng tế bào sinh trưởng từ một trạng thái nguyên sinh của vật chất, vốn là dạng chưa có cấu trúc tế bào, tức là nguyên sinh vật. O.B.Lepeshinskaya chứng minh rằng tế bào sinh ra từ vật chất sống, không phải từ tế bào khác. Bác sĩ Chishima chứng minh được cũng điều này nhưng bằng một thực nghiệm khác.

Tôi vẫn đang kiến nghị rằng, y khoa chính thống cần được sửa đổi bằng học thuyết “tế bào tự sinh” này. Học thuyết “tế bào tự sinh” của chúng ta ngày nay chưa được chấp nhận rộng rãi. Nhưng dù sao, bản thân tự nhiên tự bộc lộ tính đúng đắn của nó.

Nhiều mẫu khối u ác tính hay ung thư đã hiển thị, không chỉ các tế bào đặc trưng của khối u mà còn cả các tế bào hồng huyết tan chảy, cái tạo thành nguyên sinh vật – là giai đoạn tiền đề cho sự hình thành cấu trúc tế bào cơ thể. Điểm mút của một mao mạch đi vào một mô ung thư cũng mở ra giống hệt như ở một mô khỏe mạnh. Tế bào hồng huyết đi vào khe hở giữa các tế bào khối u, tan vào nhau và tạo thành tế bào nguyên sinh chất đỏ. Dạng nguyên sinh này chuyển đổi thành tế bào cơ thể mới (đồng dạng với tế bào mẹ) theo sự định hướng của các tế bào khối u. Do đó không có sự phân biệt giữa dạng nguyên sinh vật của máu và tế bào khối u. Chỉ có trạng thái tức thời của nguyên sinh vật chuyển thành tế bào mà thôi.

Theo lý thuyết của Morishita và Chishima, một tế bào hồng huyết tạo ra trong thành ruột là một tế bào cơ thể chưa trưởng thành. Tế bào hồng huyết này biến đổi thành chất hồng huyết nguyên sinh trong các khe giữa các mô và nó cứ thế tiếp tục hình thành nên các mô mỡ, mô cơ, mô gan hoàn thiện… Nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình chuyển hoá từ nguyên sinh chất thành tế bào cơ thể là khả năng định hướng về sinh học sẵn có ở các tế bào cơ thể xung quanh. Vì tế bào hồng huyết dưới dạng chưa trưởng thành,nó không có một đặc tính riêng. Nó sẽ biến đổi thành bất kỳ dạng tế bào cơ thể nào tuỳ thuộc vào sự định hướng của các tế bào xung quanh.

Sự xuất hiện của hiện tượng phân bào (sự nguyên phân) trong một mẫu xét nghiệm của cơ thể người bệnh ung thư là rất khó nhận ra. Dù sao nó vẫn xảy ra trong ống nghiệm. Điều này có thể giải thích như sau: Trong ống nghiệm tế bào bị đẩy vào nguy cơ thiếu chất dinh dưỡng. Tế bào lúc đó tự phân đôi với mục đích tăng diện tích bề mặt của nó để có thể nhận được nhiều chất dinh dưỡng hơn. Nói cách khác, sự phân bào trong ống nghiệm là kết quả của khả năng thích ứng với môi trường của tế bào. Dưới điều kiện sinh lý bình thường, tế bào ung thư phát triển theo tiến trình hoà tan kết hợp chứ không theo cơ chế phân chia.

Hiện nay, giáo sư Halperm ở Học Viện Y Khoa Pháp đã làm giới nghiên cứu ung thư toàn thế giới choáng váng khi nói rằng tế bào ung thư phát triển không theo cơ chế phân chia mà theo cơ chế hoà tan kết hợp. Học thuyết của ông ấy sẽ khép lại đề mục của chúng ta. Dù sao, nó cũng sẽ hoàn hảo hơn nhiều nếu ông ấy bổ sung vào đó khái niệm về sự chuyển hóa từ tế bào hồng huyết thành tế bào ung thư.

Cuối cùng tôi muốn bổ sung một nhân tố nữa về nguyên nhân của sự chuyển đổi tế bào hồng huyết thành tế bào ung thư - nhân tố này theo học thuyết của Bác sĩ Yanagisawa liên quan tới mức Axit của máu đặc biệt có liên quan đến mức suy giảm ion Canxi ( Ca + +) và sự gia tăng của ion Mangan ( Mg + + ).

(Lưu ý của biên tập viên: nó đã không được làm sáng tỏ thêm điều gì )

Aihara lưu ý: Từ “tế bào hồng huyết” dịch từ tiếng Nhật chính xác là “hồng cầu”. Ở đây tôi đã dùng từ tế bào máu, tế bào hồng huyết thay thế cho từ “hồng cầu” để tránh sự ngộ nhận có thể xảy ra cho người đọc.
Bạn đọc cũng được lưu ý rằng, một tế bào máu khác với tế bào cơ thể bình thường trong cả cấu trúc và đặc tính của nó. Tế bào hồng huyết đặc biệt khác tế bào thông thường ( của cơ thể hay mô) ở chỗ nó thường không chứa nhân trong khi tế bào bạch huyết thì có nhân.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
BAS
bài Sep 24 2007, 09:50 PM
Bài viết #7


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 411
Gia nhập vào: 13-April 07
Thành viên thứ.: 15



CHƯƠNG IV

NGĂN CHẶN VÀ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ


Nhân tố quan trọng bậc nhất trong điều trị ung thư là sự hiểu biết về cơ chế phát triển bệnh ung thư. Thiếu hiểu biết này, ung thư sẽ trở thành căn bệnh bất trị. Trái ngược với niềm tin của đại chúng, chừng nào chúng ta hiểu cơ chế và nguyên nhân của ung thư, thì ung thư sẽ không còn là căn bệnh đáng sợ nữa.

Ung thư là một căn bệnh mãn tính, là sự đau ốm của toàn bộ cơ thể. Có thể mất một thời gian dài để điều trị nó, nhưng nó chỉ được chữa khỏi nếu không dùng các biện pháp điều trị sai lầm.

Có nhiều cách để chữa ung thư. Thí dụ chỉ cần đơn giản thay đổi cách ăn (chuyển từ ăn thịt sang ăn chay, hoặc từ gạo trắng sang gạo lứt) có thể chữa được nó. Các chuyên gia ung thư sẽ nói: “Thế thì ngay từ đầu đã không phải ung thư rồi!” bởi họ không biết cơ chế gây ung thư. Vi họ không hiểu cơ chế gây ung thư, họ biến nó thành căn bệnh bất trị. Thuật ngữ “bất trị” là ảo tưởng của y khoa hiện đại. Nó là chân lý đặc sắc của các chuyên gia ung thư. Họ tạo nên nỗi ám ảnh về ung thư, một sự “ sợ hãi cộng đồng”. Một nỗi ám ảnh kiểu này là căn bệnh chỉ sinh ra khi bị khám bệnh hay điều trị.

Việc chữa trị ung thư hiện nay (phẫu thuật, hoá trị và xạ trị) là không thích hợp. “Ung thư có thể chữa được nếu phát hiện ở giai đoạn đầu”. Đó là khẩu hiệu ưa dùng của y khoa hiện đại. Dù sao chăng nữa, điều trị kiểu này cũng tệ hơn cách điều trị bằng sự thanh lọc tự nhiên, đó chính là năng lực mà chúng ta được thiên nhiên ban cho.

Do y khoa hiện đại tin rằng tế bào ung thư sinh ra nhừo quá trình phân bào nên nó cố gắng tìm ra loại hoá chất để ngăn cản sự phân bào. Các nhà khoa học đã tìm ra các loại hoá chất chặn đứng sự phân chia tế bào trong ống nghiệm. Nhưng dù sao chăng nữa, vì chúng quá độc hại, nếu đưa vào cơ thể, các hóa chất này sẽ làm tổn hại khả năng thanh lọc tự nhiên. Nói cách khác, chúng ta hủy hoại khả năng chữa lành tự nhiên của mình bằng cách cố ngăn cản cái gọi là sự phân chia của tế bào ung thư, thứ vốn không tồn tại trong thực tế. Đây chính là lý do ung thư trở thành bất trị. Thậm chí nếu chúng ta đồng ý với quan điểm này của các nhà khoa học thì hiệu lực của thuốc chống ung thư cũng còn phụ thuộc vào việc, sức khoẻ của tế bào ung thư có mạnh hơn tế bào bình thường hay không. Thật không may, tế bào ung thư thường thường khoẻ hơn tế bào bình thường của cơ thể.
Như tôi đã đề cập ở trên, tế bào ung thư là một dạng tế bào cơ thể đã được chuyển đổi từ tế bào hồng huyết. Tế bào hồng huyết này là dạng tế bào chưa trưởng thành nên nó dễ dàng biến thành bất cứ dạng tế bào cơ thể nào, tùy thuộc sự hướng dẫn của các tế bào cơ thể xung quanh. Khi tế bào hồng huyết tiếp cận một tế bào ung thư, nó nhận được sự chỉ dẫn mạnh mẽ của các tế bào này và nó chuyển thành tế bào ung thư tiếp theo. Tế bào ung thư mạnh mẽ đến mức, nó có khả năng sinh trưởng mạnh gấp 2 lần tế bào bình thường. Do đó, sử dụng hoá chất để ngăn chặn qua trình phân chia tưởng tượng của tế bào ung thư là vô nghĩa. Hoá chất đủ mạnh để tác động lên tế bào ung thư thì cũng đủ mạnh để huỷ diệt tế bào bình thường.

Có nhiều cách chữa ung thư thú vị bằng thuốc dân gian rất hay ở Trung quốc và Nhật bản. Lúa mạch tách vỏ, nhân củ ấu, nấm đằng la (mọc trên cây đậu tía), đậu đen, hạt ngưu bàng, ngưu bàng, củ sen, trà rễ Bồ Công Anh, mơ muối lâu năm, rong biển phổ tai, trà Mu, bột sắn dây, muối vừng, miso, tương cổ truyền, cà phê Ohsawa, sâm... là những thức ăn tạo kiềm dương được coi là những tác nhân phòng ngừa ung thư. Hẳn phải còn nhiều loại dược thảo nữa có tác dụng điều trị ung thư. Khả năng chữa lành dù thế nào cũng luôn được tăng thêm khi các loại dược thảo này được đưa vào trồng trọt., tuy dược thảo tự nhiên có tác dụng chữa trị tốt hơn các loại dược thảo tự trồng. Nên cân nhắc cẩn thận thể trạng riêng của từng bệnh nhân và mức độ tiến triển của căn bệnh trước khi kê đơn thuốc bằng các loại thảo dược này.

Những Lưu Ý Chung

Khi ung thư đang phát triển, nói chung, bệnh nhân có triệu chứng ăn mất ngon và thiếu máu. Theo lý thuyết của tôi, những hiện tượng này có thể giải thích như sau. Ăn mất ngon, thậm chí bỏ ăn là tất nhiên vì đây là kết quả của một tiến trình sinh học, có nguyên nhân là sự chuyển đổi của tế bào cơ thể (đặc biệt là tế bào ung thư) trở lại thành tế bào hồng huyết khi nhịn đói. Như thế, sự chán ăn là dấu hiệu cho thấy, năng lực chữa lành tự nhiên của cơ thể đang trỗi dậy.

Chứng thiếu máu cũng có thể giải thích dễ dàng theo học thuyết của tôi về sự sinh trưởng của tế bào ung thư. Nhưng các bác sĩ y khoa hiện đại lại khuyên người ta nên ăn nhiều thịt để tăng thêm lượng tế bào hồng huyết. Điều này sẽ làm bệnh ung thư càng tồi tệ thêm. Chúng ta phải biết rằng tế bào hồng huyết tạo ra từ thức ăn có nhiều thịt là nguyên liệu tốt để phát triển tế bào ung thư trong lúc những hạt giống của bệnh ung thư đang đâm chồi nảy lộc.

Những tế bào ung thư được biến đổi từ tế bào hồng huyết với tốc độ nhanh hơn hẳn các tế bào bình thường nên chúng không được cấu trúc tốt. Nói cách khác, chúng thô thiển và yếu đuối. Vì vậy, chúng có thể chuyển ngược lại thành tế bào hồng huyết dễ dàng hơn tế bào khỏe mạnh. Đây là lý do tôi dám nói rằng ung thư không phải căn bệnh đáng sợ.

Khái niệm cơ sở cho việc điều trị bệnh ung thư nên dựa trên sự cố gắng tận dụng sức mạnh tự chữa lành, bằng cách thúc đẩy tiến trình chuyển đổi ngược của tế bào ung thư thành tế bào hồng huyết.
Bác sĩ Sheloon ở Texax tin tưởng rằng ung thư có thể chữa trị bằng sự hài hoà giữa tâm hồn và thân thể. Ông thu được những kết quả tốt bằng cách khuyên bảo bệnh nhân của mình nên nhịn đói và ăn hoa quả.

Dù sao, sử dụng việc nhịn ăn để điều trị ung thư đòi hỏi sự suy xét và cân nhắc cẩn thận. Nhịn ăn một mặt làm giảm lượng tế bào ung thư nhưng cùng lúc nó cũng làm suy giảm sức sống. Do đó, khi tiến hành nhịn ăn để điều trị ung thư, cần phải có nhận thức rõ về tỉ lệ giữa lượng tế bào ung thư giảm xuống so với mức suy giảm sức sống. Chỉ nhịn ăn đủ mức, sao cho mức giảm sức sống ít hơn mức suy giảm lượng tế bào ung thư. Do đó, tôi đề nghị chỉ nhịn đói ngắn ngày, chia làm nhiều đợt nối tiếp nhau để sinh lực luôn còn tồn tại.

Ăn hoa quả cũng tốt khi chứng ung thư là kết quả của việc ăn quá nhiều thịt và các sản phẩm chế biến từ thịt. Dù sao, nó cũng không tốt cho những ca điều trị ung thư dạ dày ở Nhật Bản. Với những bệnh nhân này, món cháo nấu bằng gạo lứt hoặc ngũ cốc lứt lại tốt hơn. Các loại dược thảo đã kể trên cũng tỏ ra hiệu quả.

Để bổ sung thêm cho chế độ ăn kiêng và cách đièu trị bằng dược thảo, có thể dùng thêm các giải pháp vật lý trị liệu. Khái niệm về cách điều trị này là sự phá huỷ tế bào ung thư qua việc phục hồi năng lực tự chữa lành của cơ thể. Liệu pháp Tĩnh Điện là một trong số đó. Các ion âm đi vào cơ thể và để kích thích một phần hệ thần kinh giao cảm. Kết quả là cân đối lại lượng axit và kiềm trong dòng máu, do đó làm tăng cường sức sống cho các tế bào bình thường.

Theo tôi 3 liệu pháp thường dùng chữa ung thư (phẫu thuật, hoá trị, xạ trị) nên thay thế bằng chữa trị tinh thần, ăn kiêng, và vật lí trị liệu.

Phòng Chống Ung Thư

Nói chung, nguyên nhân gây ung thư là do sự cực đoan trong điều kiện sống, cuối cùng tạo thành sự ốm yếu của các tế bào cơ thể. Từ quan điểm tế bào, nguyên nhân của ung thư là do sự rối loạn trong hô hấp nội bào, nó là kết quả của sự trao đổi chất của tế bào trong điều kiện sự oxi hóa xảy ra ở tình trạng yếm khí (tức là tế bào không nhận được đủ lượng oxi cần thiết để sự trao đổi chất diễn ra bình thường). Tất cả các điều kiện sống tạo nên hiện tượng trao đổi chất ở tế bào kiểu này đều được xem là nguyên nhân gây nên bệnh ung thư. Các hoá chất tổng hợp, tia phóng xạ và các sự axit hóa dòng máu làm suy yếu toàn cơ thể. Như vậy, cách điều trị ung thư chính là sự bài trừ hoặc tác động lên những điều kiện sống này.

1. SỐNG CÀNG GẦN THIÊN NHIÊN CÀNG TỐT. CHỌN NƠI CÓ NUỚC VÀ KHÔNG KHÍ TRONG SẠCH, CÓ NHIỀU ÁNH NẮNG MẶT TRỜI VÀ NHIỀU CÂY XANH.

2. TRÁNH XA CÁC LOẠI THỨC ĂN KIỂU THƯƠNG MẠI, CHẾ BIẾN SẴN, VÀ ĐỒ HỘP. ĂN CÁC THỰC PHẨM ĐƯỢC NUÔI TRỒNG TỰ NHIÊN.

3. NÊN BỎ HẲN VIỆC SỬ DỤNG CÁC ĐỒ HÓA CHẤT TỔNG HỢP. NÓI CHUNG, TẤT CẢ CÁC LOẠI THUỐC TỔNG HỢP TỪ HOÁ CHẤT ĐỀU ĐỘC HẠI, NHƯ THUỐC TRỪ SÂU, THUỐC BẢO QUẢN, KHỬ TRÙNG, CHẤT TẨY UẾ, THUỐC KHÁNG SINH VÀ CÁC HÓA CHẤT DÙNG LÀM GIA VỊ, TẠO MÀU…

4. LAO ĐỘNG VÀ TẬP LUYỆN THƯỜNG XUYÊN. ĐIỀU NÀY GIÚP LÀM GIẢM MỌI RỐI LOẠN CỦA CHỨC NĂNG HÔ HẤP CỦA TẾ BÀO. NÓ CŨNG TẠO GIẤC NGỦ NGON, LÀM NGON ĂN VÀ KÍCH THÍCH NHU ĐỘNG RUỘT KHIẾN THỨC ĂN DỄ TIÊU HÓA..

5. TRÁNH CÁC CĂNG THẲNG THẦN KINH BẰNG CÁCH NGHIÊN CỨU CÁC BÀI GIẢNG CỦA CÁC VỊ THÁNH HIỀN CỔ XƯA. BAO GỒM CÁC BÀI GIẢNG VỀ VÔ SONG NGUYÊN LÝ (HAY CÒN GỌI LÀ LÝ NHẤT NGUYÊN) TRONG TRIẾT HỌC TRUNG HOA VÀ ẤN ĐỘ.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
BAS
bài Sep 24 2007, 10:01 PM
Bài viết #8


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 411
Gia nhập vào: 13-April 07
Thành viên thứ.: 15



Bài nói chuyện của Tổ Chức Thực Dưỡng George Ohsawa (The George Ohsawa Macrobiotic Foundation)


LÀM THẾ NÀO ĐỂ TIẾN HÀNH CHẾ ĐỘ ĂN THỰC DƯỠNG


Có 2 cách căn bản nhất để đạt được sức khoẻ tự do và hạnh phúc trong cuộc đời này là:

1. Khai mở Trí Phán Đoán Tối Cao (khả năng nhận thức chân lí tuyệt đối) và

2. Ứng dụng nguyên lý âm dương vào việc lựa chọn và nấu nướng các món ăn từ thực phẩm có nguồn gốc địa phương.

Nhưng hai cách thức tưởng như khác biệt này lại có liên hệ sâu xa với nhau:, để các tế bào não trở thành phương tiện cho Trí Phán Đoán (Tối Cao) của chúng ta, thì điều kiện này của tế bào não lại bị chi phối bởi trí phán đoán của chúng ta (về âm dương) trong việc lựa chọn và nấu nướng các món ăn.

Có nhiều người thắc mắc: “Tôi cần ăn đúng đắn để phát triển trí phán đoán và từ đó làm bộc lộ nó ra, nhưng giờ tôi sẽ ăn thế nào một khi trí phán đoán của tôi còn thấp kém?” Lỗi lầm phổ biến nhất ở xuất phát điểm này là việc mắc phải chứng hoang tưởng bộ phận: “Tôi sẽ không ăn gì ngoài ngũ cốc cho đến khi tôi khoẻ mạnh, như thế năng lực phán đoán của tôi sẽ rất cao, Trí Phán Đoán Tối Cao của tôi sẽ được bộc lộ.” Một cách ăn hà khắc như vậy quả có một cái lợi – nó tạo ra một sự thay đổi lớn trong cơ thể và não bộ một người, quá nhanh, đến mức người đó đâm ra không tin chắc, thậm chí còn thấy nghi ngờ tầm quan trọng của thức ăn. Nếu trạng thái này cứ thế diễn ra tiếp trong một tuần hay lâu hơn thì nó sẽ trở thành điều tai hại.

Quả thật sức khoẻ, tự do và hạnh phúc thường đến với những ai đặt nền tảng cho chế độ ăn của họ trên những thực phẩm nằm gần điểm cân bằng của phổ âm dương, và ngũ cốc do đó là thức ăn quân bình lí tưởng nhất cho con người ở đại đa số các miền khí hậu. Nhưng vì phần lớn chúng ta đã và đang ăn những thức ăn ở tít hai đầu của phổ này, những phản ứng cực mạnh sẽ xảy ra nếu chúng ta bỗng nhiên quay ngoắt sang việc cố gắng duy trì một cách ăn uống bao gồm các thức ăn quá giới hạn về độ đa dạng. Những người trong chúng ta nếu đã ăn vào chút thịt, đường hoặc (đặc biệt) là dùng thuốc tây, thì đã giảm mất một mức rất lớn khả năng đạt được hiệu quả (là thay đổi mình bởi một chế độ ăn chỉ giới hạn trong tất cả (hoặc hầu hết) các dưỡng chất chúng ta cần để củng cố và duy trì sức khỏe của cả thể chất và tinh thần)

Chúng ta thường quên rằng, phần lớn chúng ta đã và đang cải thiện cái sức khỏe tội nghiệp của chúng ta trong một thời kì, phải lâu dài hơn vài năm trường. Điều này có lý do hẳn hoi, nó cho chúng ta đủ thời gian để phục hồi năng lượng, sức sống và trí phán đoán sáng suốt. Và đó là tại sao việc thiết lập và củng cố một cách thức ăn uống có thể duy trì được lâu dài hơn vài ngày hay vài tuần là vô cùng quan trọng. Và một chế độ ăn chặt chẽ, hà khắc và kiêng khem cực độ lại không phải là cách ăn có lợi cho ý định duy trì nó lâu dài. Chế độ ăn như vậy ép buộc cơ thể phải cố thử điều chỉnh lại toàn bộ bộ máy tiêu hóa suốt cả ngày lẫn đêm, gây sốc dữ dội cho hệ thần kinh, giải phóng lượng độc tố toxin vốn tàng trữ trong cơ thể vào dòng máu một cách bất ngờ, và hậu quả là sự thiếu hụt rất nhiều chất dinh dưỡng – do đó, khiến chúng ta trở nên bất lực trước sức chèo kéo, mời gọi của cách ăn uống lộn xộn thái quá khi xưa, thứ đã tạo ra cái sức khỏe tội nghiệp và trí phán đoán thâp kém của chúng ta vào lúc bắt đầu.

Với những người đã suy giảm trầm trọng khả năng thay đổi bản thân trong số chúng ta, các loại rau củ (cả nấu chín và ăn sống), các loại đậu, rong biển, các loại hạt, hoa quả, cá và thực phẩm khô không phải những thứ xa xỉ phẩm, chúng là cần thiết.

Một cách tiếp cận khác, hiệu quả hơn hẳn hành vi cuồng tín mô tả ở trên là cố mô phỏng cách ăn Thực Dưỡng của một người hiện đã theo chế độ ăn Thực Dưỡng được vài năm bằng cách quan sát, nhận xét và cố gắng thực hành theo thói quen ăn uống của họ. Nhưng cách tiếp cận này cũng có một điểm bất lợi- đó là có nhiều người, thậm chí sau nhiều năm tìm hiểu về cách ăn Thực Dưỡng, vẫn chưa có được cả sức khỏe, tự do lẫn hạnh phúc.

Tại sao vậy? Bởi vì họ vẫn không hiểu được nguyên lí (âm - dương) ẩn sau cách ăn Thực Dưỡng. Thí dụ, một người sống ở miền nhiệt đới đã duy trì một chế độ ăn gồm 70% ngũ cốc, 15% rau đậu và rong biển, 10% cá và /hoặc các thực phẩm khô, 5% rau sống, một chút ít hoặc hoàn toàn không có các loại hạt hay trái cây, thì không phải người đó đang ăn theo chế độ Thực Dưỡng. (anh ta đang ăn quá dương). Chế độ ăn đó có thể khá phù hợp với một người có thể trạng quân bình sống ở vùng hàn đới. Nếu chúng ta không ghép cho khớp cách ăn uống của chúng ta với đới khí hậu chúng ta sống, với tuổi tác, giới tính, toàn bộ phạm vi sinh hoạt, hoạt động và liên hệ với thói quen ăn uống lúc xưa của chúng ta, thì chúng ta đang không ăn theo chế độ Thực Dưỡng. Nói gọn lại, sự mô phỏng có thể hữu hiệu - đặc biệt cho những người đang trong những ngày đầu thử ăn theo Thực Dưỡng – nhưng về lâu dài, nó lại không phải con đường dẫn tới sự thành công.

Sau đây là một số gợi ý của chúng tôi cho những ai muốn thiết lập và củng cố lại sức khoẻ của họ càng nhanh càng tốt và duy trì được nó:

1. Cố gắng, tới mức tối đa, ăn các thức ăn được nuôi trồng tại địa phương mình sống (xa nhất là 50 km) ăn trọn vẹn các phần của thực phẩm. Tránh xa các thức chiết xuất hóa học như viên vitamin, mầm lúa mì, gạo trắng, nước sinh tố (trừ khi bạn cũng ăn luôn cả phần bã của trái cây hay rau củ đã xay và vắt nước), và tất cả các thức tổng hợp từ hoá chất.

2. Luôn nhớ rằng lượng muối chúng ta ăn (muối thô, không tinh chế là tốt nhất) có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các phán đoán và lựa chọn để sửa soạn ra phần còn lại của cả bữa ăn. Nếu thấy ngờ ngợ, hãy dùng ít thôi - đặc biệt là khi bạn cảm thấy thèm đường và các thứuc ăn cực âm khác. Mội vài lưu ý thông thường về muối nữa là, trẻ em và người già cần ít muối hơn, đàn ông cần nhiều muối hơn đàn bà, người làm việc chân tay cần nhiều hơn, và tất cả chúng ta cần ít muối hơn trong mùa hè và nhiều muối hơn vào mùa đông.

3. Tránh xa việc ăn uống theo những quy tắc, luật lệ cầu kì, phức tạp, khó khăn, mà thay vào đó, hãy để cho ham muốn của bạn giúp bạn khám phá và thích ứng lại với sự thay đổi thường xuyên và cần thiết trong bạn

4. Học hỏi về Vô Song Nguyên Lý và ứng dụng nó vào hành động và tư duy của bạn; hãy sống khách quan - đừng bao giờ nghe theo lời khuyên của kẻ khác một cách mù quáng.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
BAS
bài Sep 24 2007, 11:09 PM
Bài viết #9


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 411
Gia nhập vào: 13-April 07
Thành viên thứ.: 15



Trên đây là toàn bộ phần hiệu đính mới nhất của cuốn sách "Sự Thật Đằng Sau Bệnh Ung Thư". Tôi đã cố gắng chuyển thể đúng với tinh thần mà bác sĩ Morishita và giáo sư Michio Kushi muốn truyền đạt với quý vị độc giả. Vì thế, thậm chí tôi đã để lại tất cả các lưu ý của giáo sư và biên tập viên của ông ở bản dịch tiếng Anh.

Sau đây là một vài lưu ý của bản thân tôi gửi tới quý độc giả:

1. Các tế bào máu (hồng cầu và bạch cầu) trong cuốn sách gốc, được giáo sư Morishita đổi lại thành tế bào hồng huyết và tế bào bạch huyết trong bản dịch tiếng Anh của ông, thực chất chính là các tế bào hồng cầu và bạch cầu được quan sát dưới kính hiển vi trong các mẫu máu bình thường mà những quý độc giả có quan tâm tìm hiểu các kiến thức Tây Y hẳn không xa lạ. Nhưng vì độc giả Âu, Mỹ đã gắn chặt hình ảnh, tên gọi của chúng với các chức năng do ngành Tây Y cung cấp (mà những thông tin về chức năng này bị bác sĩ Morishita cho là phiến diện, không đầy đủ, thậm chí có chỗ sai lệch với sự thật), nên giáo sư Michio Kushi đã quyết định đổi tên chúng với mục đích làm độc giả dễ hình dung về chúng theo một hướng tiếp cận hoàn toàn mới, theo học thuyết về máu của bác sĩ Morishita.

2. Bài viết cuối cùng, rất có giá trị của tổ chức thực dưỡng George Oshawa, tôi đã mở một cái ngoặc bên cụm từ Vô Song Nguyên Lý (無 雙 原 理 ) để ghi vào đó ba chữ Lý Nhất Nguyên. Vô Song, theo nghĩa dòng Hán Tự ở bên nghĩa là "không hai", một từ rất được nhân sĩ nước ta ưa dùng khi xưa khi các cụ bàn về kinh dịch và lí âm dương. Hiện nay, nó được biết đến nhiều hơn dưới cái tên Lý Nhất Nguyên, hai từ Nhất Nguyên, Nhị Nguyên này đã đi vào sách vở triết học của các sinh viên Việt Nam hiện nay, không có bạn trẻ nào xa lạ. Còn cụm từ Vô Song, vào thời buổi hiện đại này ở Việt Nam thường được liên tưởng đến cái nghĩa "thiên hạ vô song" (trong trời đất không có người (hay vật) thứ hai sánh bằng) nhiều hơn. (Người Nhật Bản hiện nay vẫn đang dùng cả bộ chữ Hán để ghi nghĩa từ vựng nên nắm rõ nghĩa của từ vựng Hán hơn người Việt Nam ta)

Hẳn các cô chú anh chị đã có thâm niên trong ngành và đã từng dịch sách không lạ gì với thông tin này, và theo tôi, có lẽ mọi người đều có ý không muốn sửa lại cụm từ Vô Song Nguyên Lý thành Lý Nhất Nguyên chỉ vì mọi người đã có một thời gian dài trải nghiệm sự kì diệu trong kĩ thuật ứng dụng Âm Dương vào đời sống hàng ngày, nên trong lòng mọi người đều đánh giá rằng lý thống nhất Âm Dương này quả là thiên hạ vô song. Thế nhưng, đối với những người trẻ tuổi mới tìm hiểu về Thực Dưỡng (và mù chữ Hán Nôm nhưng hiếu chiến) như tôi chẳng hạn, cụm từ Vô Song này làm tôi không sao liên tưởng sang lí âm dương vốn là nội dung của nó được, mà toàn làm tôi nghĩ tới một triết lí cao siêu nào đấy sẽ "đá đít bợp tai" tất cả các loại lí thuyết triết học khác, kết quả là khi xem 7 nguyên lý và 12 định lý được giáo sư Ohsawa nêu ra một cách giản dị, dễ hiểu, cái đầu mít đặc của tôi thấy bực bực vì không sao quan niệm ra được chỗ hoành tráng, ghê gớm của nó. Thậm chí, còn thấy khó hiểu vì sao một người có tâm hòa cực lớn như giáo sư Ohsawa lại đặt ra được một cái tên kêu đến như vậy??? sleep.gif sweat.gif wacko.gif wallbash.gif

Nhưng Vô Song Nguyên Lý không phải là thứ để đặt lên bệ cao mà thờ, nó là một cái gì đó rất gần gũi với đời thường, ẩn tàng trong từng miếng ăn, ngụm uống, trong từng khuynh hướng, từng lựa chọn, từng quyết định mỗi ngày, giờ, phút, giây của mỗi con người. Thế nên, tôi mạnh dạn đưa vào cụm từ Lý Nhất Nguyên với hy vọng giúp bạn đọc của thời bây giờ sẽ dễ tiếp cận với nội dung thật sự của 7 nguyên lý và 12 định lý của trật tự vũ trụ hơn, mong các quý vị từ từ mở rộng quan sát của bản thân mình để ngày càng linh hoạt trong việc ứng dụng 7 nguyên lý và 12 định lý vào cuộc sống. Nhưng dù thế nào, với sức sống lâu bền hơn 4000 năm lịch sử, lí thống nhất âm dương tự nó quả thực đáng gọi là Thiên Hạ Vô Song.

Bảy nguyên lý trật tự vũ trụ

1. Mọi vật đều là biến thiên của cái một

2. Mọi vật đều biến dịch

3. Mọi cái đối kháng đều bổ túc cho nhau.

4. không có vật gì giống hệt nhau

5. cái gì có bề mặt thì có bề lưng

6. Bề mặt càng lớn thì bề lưng càng rộng

7. Cái gì có đầu thì có cuối

Mười hai định lý của nguyên lý thống nhất

1. Cái một biến thành âm dương, nảy sinh đối cực khi nó co rút tới điểm phân đôi

2. Âm- dương không ngừng nảy sinh từ điểm co rút phân đôi

3. Âm là ly tâm, dương là hướng tâm. Âm và dương cùng phối hợp tạo ra năng lượng và mọi hiện tượng.

4. Âm hút dương và dương hút âm

5. Âm đẩy âm và dương đẩy dương

6. Lực đẩy nhau theo tỷ lệ sai biệt các thành tố giống nhau và lực hút nhau theo tỷ lệ sai biệt các thành tố đối nhau

7. Mọi hiện tượng đều hư ảo, các tổ hợp không ngừng biến dịch.

8. Mọi vật đều chứa sẵn đối cực. Không có gì hoàn toàn âm hay hoàn toàn dương.

9. Vạn vật đều có hoặc âm hoặc dương trội hơn, không có gì trung hòa.

10. Âm lớn hút âm nhỏ, dương lớn hút dương nhỏ.

11. Ở cực điểm, âm biến thành dương và dương biến thành âm.

12. Mọi vật đều dương ở trong và âm ở ngoài.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Cristal
bài Oct 10 2007, 10:27 AM
Bài viết #10


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 51
Gia nhập vào: 20-June 07
Thành viên thứ.: 33



QUOTE(BAS @ Sep 24 2007, 11:09 PM) *
[size=2]
2. Bài viết cuối cùng, rất có giá trị của tổ chức thực dưỡng George Oshawa, tôi đã mở một cái ngoặc bên cụm từ Vô Song Nguyên Lý (無 雙 原 理 ) để ghi vào đó ba chữ Lý Nhất Nguyên. Vô Song, theo nghĩa dòng Hán Tự ở bên nghĩa là "không hai", một từ rất được nhân sĩ nước ta ưa dùng khi xưa khi các cụ bàn về kinh dịch và lí âm dương. Hiện nay, nó được biết đến nhiều hơn dưới cái tên Lý Nhất Nguyên, hai từ Nhất Nguyên, Nhị Nguyên này đã đi vào sách vở triết học của các sinh viên Việt Nam hiện nay, không có bạn trẻ nào xa lạ. Còn cụm từ Vô Song, vào thời buổi hiện đại này ở Việt Nam thường được liên tưởng đến cái nghĩa "thiên hạ vô song" (trong trời đất không có người (hay vật) thứ hai sánh bằng) nhiều hơn. (Người Nhật Bản hiện nay vẫn đang dùng cả bộ chữ Hán để ghi nghĩa từ vựng nên nắm rõ nghĩa của từ vựng Hán hơn người Việt Nam ta)

Hẳn các cô chú anh chị đã có thâm niên trong ngành và đã từng dịch sách không lạ gì với thông tin này, và theo tôi, có lẽ mọi người đều có ý không muốn sửa lại cụm từ Vô Song Nguyên Lý thành Lý Nhất Nguyên chỉ vì mọi người đã có một thời gian dài trải nghiệm sự kì diệu trong kĩ thuật ứng dụng Âm Dương vào đời sống hàng ngày, nên trong lòng mọi người đều đánh giá rằng lý thống nhất Âm Dương này quả là thiên hạ vô song. Thế nhưng, đối với những người trẻ tuổi mới tìm hiểu về Thực Dưỡng (và mù chữ Hán Nôm nhưng hiếu chiến) như tôi chẳng hạn, cụm từ Vô Song này làm tôi không sao liên tưởng sang lí âm dương vốn là nội dung của nó được, mà toàn làm tôi nghĩ tới một triết lí cao siêu nào đấy sẽ "đá đít bợp tai" tất cả các loại lí thuyết triết học khác, kết quả là khi xem 7 nguyên lý và 12 định lý được giáo sư Ohsawa nêu ra một cách giản dị, dễ hiểu, cái đầu mít đặc của tôi thấy bực bực vì không sao quan niệm ra được chỗ hoành tráng, ghê gớm của nó. Thậm chí, còn thấy khó hiểu vì sao một người có tâm hòa cực lớn như giáo sư Ohsawa lại đặt ra được một cái tên kêu đến như vậy??? sleep.gif sweat.gif wacko.gif wallbash.gif

Nhưng Vô Song Nguyên Lý không phải là thứ để đặt lên bệ cao mà thờ, nó là một cái gì đó rất gần gũi với đời thường, ẩn tàng trong từng miếng ăn, ngụm uống, trong từng khuynh hướng, từng lựa chọn, từng quyết định mỗi ngày, giờ, phút, giây của mỗi con người. Thế nên, tôi mạnh dạn đưa vào cụm từ Lý Nhất Nguyên với hy vọng giúp bạn đọc của thời bây giờ sẽ dễ tiếp cận với nội dung thật sự của 7 nguyên lý và 12 định lý của trật tự vũ trụ hơn, mong các quý vị từ từ mở rộng quan sát của bản thân mình để ngày càng linh hoạt trong việc ứng dụng 7 nguyên lý và 12 định lý vào cuộc sống. Nhưng dù thế nào, với sức sống lâu bền hơn 4000 năm lịch sử, lí thống nhất âm dương tự nó quả thực đáng gọi là Thiên Hạ Vô Song.


Chà, đọc bài của BAS tôi vừa thấy đồng tình vừa cảm thấy không đồng ý . Có lẽ tôi là người "ba phải" chăng . rolleyes.gif

Đồng tình ở điểm: Vô song nguyên lý là một cái tên "kêu" hoành tráng, nó khiến người đọc khi mới tiếp cận Thuyết của Tiên sinh Ohsawa có cảm giác khó khăn và xa vời.

Còn đây là vài điều tôi không đồng tình rolleyes.gif

Tôi đã vào google tìm kiếm và thấy hầu hết người ta nói là Nguyên lý Nhất Nguyên, Chân lý Nhất Nguyên, Đạo lý Nhất Nguyên, Tâm lý Nhất Nguyên..., thỉnh thoảng lắm mới sử dụng là Lý Nhất Nguyên.Hơn nữa, cái tên Lý Nhất Nguyên nghe có vẻ giống tên của một ông người Trung Quốc họ Lý hơn là tên một Nguyên lý.
Nếu xét về mặt Âm Dương, thì theo tôi cái tên Vô song NGuyên lý quân bình hơn cái tên Lý Nhất NGuyên.(Tất nhiên là chỉ tương đối và mang tính hình dung thôi nhé. biggrin.gif ) Từ định nghĩa của hai từ "Vô song" - nói về những điều siêu việt, có ý nghĩa lớn lao, vậy nó ứng với Âm, từ định nghĩa " Nguyên lý" - nói về những đúc kết ngắn gọn, xúc tích, cô đọng vậy nó ứng với Dương. Vậy là Vô song Nguyên lý bao hàm cả Âm và Dương, hết sức quân bình.
Còn Lý Nhất Nguyên như tôi đã nói từ trc, nó gây cho tôi cảm giác giống tên người, rời rạc, thiếu liên kết do đó nó "Âm" hơn từ Vô song Nguyên Lý và một từ Lý bản thân nó chưa nói lên được ý nghĩa quan trọng của những nguyên lý mà nó bao hàm, do đó nó gây khó hiểu cho những người ko biết định nghĩa về Nhất Nguyên .( Nếu là Thuyết Nhất Nguyên hay Nhất Nguyên Luận thì lại dễ hiểu hơn ). Tuy rằng giới trẻ ngày nay nhiều người đã quen với khái niệm Nhất Nguyên, Nhị Nguyên nhưng đó chỉ là một bộ phận nhỏ trong dân chúng. Đại đa số những người dân nghèo họ sẽ thấy rất khó khăn khi tiếp xúc với khaí niệm này. Vô song nguyên lý tuy có vẻ "kêu" nhưng vẫn gần gũi, bình dân và phổ cập hơn. Một từ mang tính học thuật như Lý Nhất Nguyên chỉ hợp với tầng lớp trí thức và sẽ gây khó hiểu cho nhiều người dân lao động nghèo đó.

Đây là một số ý kiến mong các bạn - những người dịch sách tham khảo để phục vụ đông đaỏ độc giả.
Go to the top of the page
 
+Quote Post

2 Trang V   1 2 >
Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 28th March 2024 - 09:29 PM