IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

2 Trang V  < 1 2  
Reply to this topicStart new topic
> Nội Lực Tự Sinh -- Thái Khắc Lễ
huynhdoan2000
bài May 26 2008, 04:28 PM
Bài viết #11


Hội viên năng động
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,189
Gia nhập vào: 21-January 08
Thành viên thứ.: 203



CHƯƠNG MƯỜI MỘT

TỰ KỶ ÁM THỊ VÀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC THIẾU NHI

Từ xưa ở Á đông, giáo dục trẻ con bắt đầu ngay từ khi còn trong lòng mẹ. “Sanh ra mới nuôi không bằng nuôi trong thai; sanh ra mới dạy không bằng dạy trong thai” là câu châm ngôn được học nằm lòng của mỗi người dựng phụ ngày xưa ở nước ta. Suốt chín tháng mười ngày mang con trong dạ là cả một quảng thời gian tự kỷ ám thị mà người mẹ luôn luôn nuôi tư tưởng lành, tránh tư tưởng ác, không giận dữ, không hận thù, không nhìn những cảnh thương tâm rùng rợn, những hình ảnh đê tiện xấu xa – dù là trên sân khấu – làm xúc động thần kinh gây những ấn tượng không tốt đẹp trong tâm trí người mẹ rồi truyền cảm cho thai nhi. Hằng ngày người mẹ rất đoan trang trong cử chỉ, nói năng điềm đạm, tánh tình vui vẻ ôn hòa, nghĩ đến con là nghĩ đến những đức hạnh cao quí mà mình mong ước con mình sẽ có về sau. Người mẹ đã thật sự tự kỷ ám thị để giáo dục thai nhi về phương diện tinh thần mà còn tự kỷ ám thị để đào tạo thai nhi về thể chất nữa: ăn uống đúng quân bình âm dương để thai nhi ăn chơi sức khỏe lại còn kiêng cử những món ăn như gừng [vì sợ đẻ con thừa ngón tay, ngón chân], thịt thỏ [sợ đẻ con sứt môi],măng [sợ đẻ con nhiều lông mang]v.v…vì hình ảnh những thức ăn nầy có thể gây một sự tự kỷ ám thị không hay.Sự giáo dục nầy, giáo dục bằng cách truyền thụ trực tiếp đạo đức và sinh lực cho con mình như vậy gọi là thai giáo.
Rồi sau đó cha mẹ lại phải lo liệu làm sao để gây những ám thị tốt đẹp, tránh những ám thị xấu xa gây thành những tự kỷ ám thị nguy hại cho con cái trong nhà! Bậc làm cha mẹ tánh tình phải cho bình thường ôn hòa, nói với chúng với một giọng hiền dịu nhưng quả quyết làm cho chúng vâng lời mà thân tâm không khởi ý chống đối. Tránh đối xử với chúng một cách hung bạo có thể gây cho chúng một tự kỷ ám thị sợ hãi nhưng uất hận. Tránh đừng nói xấu bất kỳ một người nào trước mặt chúng. Người ta thường hay chụm đầu nhau để nói xấu những bạn bè vắng mặt, để trẻ con chứng kiến những cảnh tượng như vậy là nêu ra những gương xấu cho chúng và đôi khi gây cho chúng những thảm họa về sau.
Khêu gợi lòng yêu thiên nhiên, lòng hiếu kỳ tìm hiểu những sự vật trong vũ trụ và tìm cách làm cho chúng ham thích bằng lối giảng giải rõ ràng dưới một hình thức hấp dẫn cho chúng nghe,chúng hiểu với giọng vui vẻ tươi cười. Hãy trả lời mọi câu hỏi tò mò của chúng một cách sốt sắng chứ không phải xua đuổi chúng bằng cách nạt nộ chúng
: “Đi chỗ khác chơi, đừng làm rộn, bữa sau học rồi sẽ biết…”
Không thể vì một cớ gì mà nói với một đứa bé: “Mầy chỉ là một thằng lười, đồ vô dụng,v.v…”Đừng bao giờ nói như vậy, vì nói như vậy là tạo cho nó những tật xấu mà mình trách mắng nó.
Nếu một đứa bé lười, bài vở lúc nào cũng thật kém, ta cũng nên chọn một ngày nào đó kiếm dịp khen nó đôi câu dù thật ra hơi quá đáng. “Ừ bữa nay con khá hơn, tiến bộ hơn lây nay đấy. Giỏi lắm, gắng lên.” Đứa bé khoái chí về lời khen nầy mà chẳng mấy khi được nghe nhất định sẽ cố gắng học hành và dần dần nhờ sự khuyến khích khéo léo, đứa bé sẽ trở thành một học sinh siêng năng, chăm chỉ.
Cũng tuyệt đối cấm nói đến những tật bệnh trước mặt trẻ con có thể gây những hậu quả không hay cho nó. Trái lại phải dạy cho chúng hiểu rằng sức khỏe là tình trạng bình thường của con người và bệnh tật là một quái trạng, một sự bất thường mà người ta sẽ tránh khỏi nếu biết cách ăn uống cho đúng phép và sống một cuộc sống điều độ, qui củ, đạo đức.
Đừng tạo những tật xấu cho chúng bằng cách dạy cho chúng sợ hết cái nầy đến cái khác, sợ lạnh, sợ nóng, sợ gió,sợ mưa, sợ lụt,v.v…vì con người sinh ra là phải chịu cho quen những cái đó không than van rên rỉ.
Đừng dọa nạt trẻ con bằng cách nói với chúng nào ông Ngoáo-ọp, ông ba kẹ, nào ma, nào quỉ vì những niềm lo sợ hồi bé có thể cứ tồn tại mãi về sau.
Cho nên những ai nếu vì hoàn cảnh không dạy dỗ được con mình thì phải thận trọng chọn người mà phú thác, người nầy yêu con mình chưa đủ mà người đó phải có những đức tính mà mình muốn con mình hấp thụ về sau. Ngày nay ở các thành phố lớn biết bao nhiêu người quá giàu có hoặc vì công việc làm ăn, hoặc vì bận theo đời sống xa hoa, con đẻ ra thì giao phó cho vú em; lớn lên giao cho nhà trường mặc tình học đòi nết xấu tật hư của bạn bè,của xã hội chung quanh, trưởng thành cho xuất dương du học rốt cuộc đào tạo những đứa con bất hiếu, bất mục đối với cha mẹ, tàn nhẫn đối với đồng bào, mất gốc đối với tổ quốc , phản bội đối với bạn bè, anh em cũng như với tất cả mọi người, chẳng biết tín nghĩa là gì, chỉ biết tiền, biết lợi, biết tán tận lương tâm vơ vét làm của riêng, biết ích kỷ, hại nhân,…
Dạy cho trẻ con biết yêu sự làm việc, làm việc để kiếm lấy đồng tiền trong sạch lương thiện , giảng giải bằng những mẫu chuyện lý thú rằng sự làm việc sẽ đem đến cho con người một sự thỏa mãn thanh cao và sâu xa, trái lại sự lười biếng sẽ tạo ra sự phiền muộn, óc bi quan, bệnh suy nhược cơ năng thần kinh, đẩy con người sa vào hố trụy lạc và có khi phạm cả những trọng tội vì muốn thỏa mãn những sự đam mê bất chính của mình gây ra do sự ăn không ngồi rồi.
Hãy dạy trẻ con bằng việc làm của mình, hành vi của cha mẹ là tấm gương cho con cái soi chung, nó thường hiệu quả hơn lời dạy hoặc những bài luận lý. Dạy con bằng tư cách, thái độ, lời lẽ, hành động, công việc làm của mình đối với kẻ khác, là lối “bất ngôn chi giáo” của người xưa. Bằng việc làm, các bậc cha mẹ hãy dạy cho con biết lễ độ và dễ thương với tất cả mọi người, kể cả những người nghèo khổ hay ở một giai cấp kém mình,biết trọng người lớn tuổi, già cả, biết thương người tàn tật điên dại, đừng khinh bỉ chế nhạo họ mà phải an ủi họ, che chở họ. Dạy cho trẻ con phải yêu tất cả mọi người không biệt giai cấp, màu da, luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ nếu ai cần đến, đừng tiếc tiền bạc, thì giờ, nói tóm lại là nên nghĩ đến kẻ khác hơn là nghĩ đến mình. Giảng giải cho chúng hiểu rằng hành động như vậy tuy không tìm mà ta bắt gặp một niềm thỏa mãn thầm kín mà kẻ ích kỷ luôn luôn tìm kiếm mà chẳng bao giờ bắt gặp được.
Phát triển nơi chúng lòng tự tin và trước khi làm một việc gì phải suy nghĩ cho chín chắn , quyết định rồi làm chứ đừng làm vì xung động trong một phút bốc đồng. Cha mẹ và thầy giáo có trọng trách là phải làm gương cho con mình, cho học trò mình.Trẻ con rất dễ bị ám thị. Nó làm tất cả những gì nó thấy những người khác làm , cho nên hằng ngày cha mẹ phải nêu gương tốt cho con cái, đừng đưa trước mắt cho chúng thấy những cảnh bịp bợm, láo lường, những sự khôn ngoan phi nhân, bất lương, bất nghĩa…
Ngay lúc trẻ con bập bẹ biết nói sáng chiều nên cho nó lập đi lập lại câu: “Về đủ mọi phương diện, càng ngày tôi càng tiến triển đến chỗ tốt đẹp và nhiều may mắn hơn” là chìa khóa hạnh phúc sẽ đem đến cho chúng sức khỏe về thể chất và sự an lạc về tâm hồn.
Muốn đổi những tật xấu, sinh những tính tốt, mỗi đêm khi đứa bé an giấc, cha hoặc mẹ nó trong bóng tối khe khẽ đến bên giường nó, nói giọng nho nhỏ 15 đến 20 lần liên tiếp:
“Liên Hoa, con ngủ, ngủ cho say.” Nói như vậy xong sẽ đọc lời ám thị đức tính mà mình muốn gieo cho nó để hóa giải tật xấu của nó và nên lưu ý là đừng nhắc nhở gì đến tật xấu của nó. Nói nho nhỏ như vậy độ 20 lần mỗi đêm. Sau một thời gian khi nào đức tính kia thành tựu, lúc bấy giờ sẽ chuyển qua lời ám thị đức tính khác.
Nên dùng tên họ đứa bé mà gọi, chứ đừng gọi trổng là con, là em, là mầy,v.v…
Ví dụ về những lời ám thị:
Về tánh tình, với một đứa con lười, nhát gan hay là nói láo chẳng hạn không bao giờ nên ám thị: “Mầy không còn lười biếng, mầy không còn nhát gan, mầy kh6ong còn nói láo v.v…” Mà lời ám thị phải: “ Liên Hoa, con trở thành siêng năng chăm chỉ, can đảm, càng ngày càng thật thà, chơn chất.”
Về thể chất ta có thể dùng lời ám thị: “ Kim Cương, con ăn ngon miệng, con tiêu hóa dễ dàng, phổi con khỏe mạnh, con trở nên tráng kiện v.v…”
Một bé gái có tật sợ bóng tối chẳng hạn, chỉ ngủ được khi có ánh đèn và la khóc khi đèn tắt. Trong lúc nó ngủ không phải ám thị nó “sẽ không sợ bóng tối” nhưng “ánh sáng làm cho nó khó ngủ và bóng tối làm cho nó dễ ngủ” câu ám thị sẽ đại để như sau: “Hoa Nghiêm, con cảm thấy ánh sáng làm cho con khó ngủ và bóng tối làm cho con dễ ngủ”
Nếu như trong lúc nói mà đứa trẻ tỉnh dậy thì phải ngừng lại ngay, đêm mai sẽ nói lại là tốt hơn.
Tiếp nhận được những lời ám thị trong giấc ngủ, tiềm thức hoạt động ngấm ngầm, huy động mọi tiềm năng cần thiết và đưa lại những kết quả tốt đẹp không ngờ. Đây cũng là điều dễ hiểu vì trong lúc ngủ cơ thể và ý thức đều nghỉ ngơi, ngừng mọi sinh hoạt, riêng tiềm thức là vẫn tỉnh táo và vô tư chấp nhận những gì người ta giao phó qua lời ám thị vì thế mà dần dần đứa trẻ sẽ thay đổi tánh tình và cải tạo thể chất như cha mẹ nó ước mong. Điều nên nhớ là phải thực hành đều đặn mỗi đêm, phải kiên nhẫn và bền chí vì kết quả không mấy khi đột ngột thấy liền và nhất là đừng nói cho đứa bé hoặc để lộ cho đứa bé biết mình đã làm những gì trong lúc nó ngủ.
Việc giáo dục con em bằng gương tốt của mình, bằng ám thị cho chúng lúc ban đêm, các bậc cha mẹ nên xem đó như một bổn phận đối với con cái của mình. Đó là thức ăn tinh thần quan hệ nào có kém gì thực phẩm vật chất nuôi thân thể chúng hằng ngày.
Nếu bạn là thầy giáo dạy trẻ em, nếu bạn nghĩ đến tương lai bầy trẻ, nếu vì tiền đồ của dân tộc, mỗi sáng khi vào lớp, trước lúc giảng dạy bài học, bạn bảo học trò tĩnh tâm ngồi yên lặng và ám thị những lời sau đây, chẳng bao lâu học sinh lớp bạn sẽ là những học sinh kiểu mẫu nhất trường và ảnh hưởng trong một năm học với bạn chúng sẽ mang theo trọn suốt đời của chúng:
“ Các em nhỏ thân mến,tôi mong rằng các em luôn luôn là những đứa trẻ lễ phép, dễ thương, dễ mến với tất cả mọi người, biết vâng lời cha mẹ và thầy giáo và khi cha mẹ hoặc thầy giáo dạy bảo điều gì hoặc khiển trách một lỗi lầm gì thì các em luôn luôn để ý đến lời dạy bảo đó hoặc điều khiển trách đó, không vì vậy mà buồn phiền. Trước kia các em nghĩ rằng khi người ta khiển trách các em là để cho các em buồn phiền: giờ đây các em đã hiểu rất thấu đáo rằng chính vì muốn lợi ích cho các em mà người ta khiển trách; cho nên chẳng những không giận hờn kẻ đã khiển trách mình mà trái lại các em còn biết ơn là đằng khác.
“Hơn nữa, các em sẽ yêu mến sự làm việc, bất cứ là công việc gì; mà hiện thời công việc của các em là sự học vấn, các em sẽ yêu tất cả những môn mà các em phải học, ngay cả những môn học mà trước kia các em chán ghét. Vậy đã đến lớp học, mỗi khi thầy giáo giảng dạy một bài nào, các em sẽ chỉ chuyên tâm chú ý đến những lời thầy nói chẳng thèm bận tâm đến những cử chỉ hoặc lời lẽ nghịch ngợm của bạn bè bên cạnh và nhất là chẳng nói chẳng làm những điều ngu xuẩn đó.
“ Trong những điều kiện đó, dường như các em thông minh, mà quả thật các em đều thông minh, các em sẽ hiểu một cách dễ dàng và nhớ lấy tất cả; những điều học hỏi được sẽ tích trữ trong trí nhớ các em, sẵn sàng cho các em sử dụng mỗi khi cần đến.
“ Ngay cả khi các em làm việc một mình, ở trong phòng học hoặc ở nhà lúc các em làm bài hay học bài, ở đây cũng vậy các em sẽ chỉ chuyên tâm chú ý trên công việc mình làm và vì vậy các em luôn luôn được điểm tốt về bài làm hoặc bài học.”
Để kết thúc chương nầy, chúng ta hãy xem qua tầm quan trọng mà người xưa ở Á Đông đã dành cho sự tự kỷ ám thị trong vấn đề giáo dục thiếu nhi như thế nào?
Sử Liệt nữ chép rằng: “Mẹ ông Mạnh tử trước ở gần mồ mả, lúc ấy ông còn trẻ, hằng ngày thường đi chơi vào nơi nghĩa địa thấy người ta chôn cất và khóc kể, ông bèn rủ chúng bạn bày sắp cách tống táng mà chơi. Bà mẹ nói một mình rằng: “Chỗ nầy chẳng tiện cho con ta ở !” Bà liền dời nhà về gần bên chợ. Con bà lúc nầy bày lối chơi đùa bằng cách rao hàng, bưng bánh, bán thịt. Bà lại nói rằng: “Chỗ nầy chẳng tiện cho con ta ở !” Bà bèn dọn nhà đến gần trường học. Con bà lúc bấy giờ mới bày cuộc chơi theo lễ,nhạc: dọn ra mâm bàn cúng tế, tập xá, tập chào. Bà nói một mình rằng: “Chỗ nầy đáng cho con ta ở vậy.”



Go to the top of the page
 
+Quote Post
huynhdoan2000
bài May 28 2008, 11:40 AM
Bài viết #12


Hội viên năng động
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,189
Gia nhập vào: 21-January 08
Thành viên thứ.: 203



CHƯƠNG MƯỜI HAI

SỰ ƯU VIỆT CỦA PHƯƠNG PHÁP

Phương pháp chữa bệnh bằng sự tự kỷ ám thị từ lâu đã được áp dụng ở Tây phương để trị bệnh dưới hình thức thôi miên người bệnh. Trong giấc ngủ thôi miên, tinh thần và ngũ quan của người bị thôi miên bị lệ thuộc vào nhà thôi miên, mọi cử chỉ,hành động phải theo mệnh lệnh và tuyệt đối thuộc quyền sai khiến của nhà thôi miên. Đại để chữa theo hai lối:
Trong giấc ngủ thôi miên người ta gợi người bệnh sống lại kỷ niệm những cảnh tượng đau thương, hãi hùng hoặc tủi nhục đã làm thương tổn tâm tư người bệnh nên những vết thương lòng đó đã bị đẩy vào quên lãng trong sâu thẳm của tiềm thức. Đây là lối chữa pha-phách phân-tâm-học, kết quả các triệu chứng về bệnh tật biến mất nhưng chỉ hiệu nghiệm trong giấc ngủ thôi miên mà thôi và chỉ tác dụng nhờ sự liên quan cá nhân giữa nhà thôi miên và bệnh nhân.
Một lối chữa khác là trong giấc ngủ thôi miên, nhà thôi miên dùng lời ám thị dưới hình thức giảng giải, chiêu dụ hoặc ra những mệnh lệnh để ngăn cản sự xuất hiện các triệu chứng. Đây là một lối ức chế bằng uy lực của nhà thôi miên, tuy gặt được ít nhiều kết quả nhưng không bền vững vì làm như vậy thường gieo vào lòng bệnh nhân một sự sợ hãi lo ngại, do đó đưa đến tình trạng sinh ra phản ứng chống đối của tiềm thức bệnh nhân làm mất hiệu năng lời ám thị. Hơn nữa hậu quả không hay vì người bị thôi miên sau đó thường kém sút nghị lực, kém tự chủ, có thể tinh thần sẽ bị lệ thuộc vào ý chí của nhà thôi miên và có thể bị lợi dụng vào những mục đích bất chính.
Phương pháp tự kỷ ám thị trình bày trong sách nầy tôi đã nhờ rất nhiều vào tài liệu quí giá của vị giáo sư Émile-Coúe ở Nancy, một hiện thân của từ bi, bác ái, suốt đời ăn chay, làm điều lành, không vụ lợi quên mình để vui cái vui của kẻ khác. Phương pháp tự kỷ ám thị nầy được thực hành trên kinh nghiệm của nhiều người, trên sự minh triết của lý thuyết, với sự tự do lựa chọn mục đích ám thị sau khi tự mình suy nghĩ chín chắn, tự mình đọc lời ám thị trực tiếp, hoặc ghi âm, hoặc nhờ cha mẹ anh em trong gia đình đọc giùm trong giấc ngủ thiên nhiên.
Tóm tắt lại, phương pháp tự kỷ ám thị nầy thành lập trên sự khảo sát khả năng vô biên của tiềm thức tàng ẩn trong bản thể của chúng ta và bao hàm khắp vũ trụ. Tiềm thức có khả năng:
-- Cải tạo cơ thể qua trung gian thần kinh dinh dưỡng và các nội hạch.
-- Cải tạo tinh thần bằng cách cải tạo các khuynh hương, hóa giải các xung đột nội tâm và các sự ức chế về tâm lý.
-- Hướng dẫn trí tưởng tượng thay đổi quan niệm mang hạnh phúc cho con người.
-- Đồng nhất với vô biên vì tiềm thức cá nhân cũng là tiềm thức của vũ trụ cho nên sức mạnh của sự tự kỷ ám thị có thể hướng dẫn thời cơ và phương tiện thuận lợi cho sự thực hiện những điều nguyện ước.
Do đó đã áp dụng phương pháp theo các nguyên tắc sau đây:
a] Tin tưởng vào quyền năng của tiềm thức
b] Dùng lời ám thị huân trưởng các chủng tử trong tiềm thức và khích động cho các chủng tử hiện hành.
c] Chọn lời ám thị để cải tạo khuynh hướng.
d] Hướng dẫn trí tưởng tượng theo ý mình bằng cách gieo thẳng vào tiềm thức những lời ám thị trong giấc ngủ, v.v…
e] Động-lực-hóa ý chí để tránh sự xung đột nội tâm.
f] Luôn lạc quan dù gặp trái ngang , biến cố.
Phương pháp nầy không dùng ý chí nhưng mà động lực hóa ý chí. Tuy không dùng ý chí nhưng chính ý thức minh mẫn đã lựa chọn mục đích ám thị.Sao gọi là động-lực-hóa ý chí? Nói đến ý chí tức là nói đến sự gắng gượng, thân tâm không muốn nhưng vì lý do nầy hay lý do khác mà phải làm, nói đến ý chí là nói đến bạo lực, bạo lực để đàn áp những cảm tình cản trở bước tiến của lý trí, người dùng ý chí là con người luôn luôn duy trì một trường chiến đấu cam go nội tâm để rồi bại cũng khổ mà thắng cũng chẳng có sung sướng gì vì bại thì đau khổ vì bị giày vò bởi những lý do nầy hay những lý do khác mà thắng thì lại xây vinh quang trên sự tan nát của cõi lòng mình, vòng hoa chiến thắng tuy rằng đẹp cho thiên hạ nhìn nhưng phải kết bằng những mãnh vỡ của con tim. Kiếp sống đã nhọc nhằn mà dù có thành công bao nhiêu, tự hào bao nhiêu cũng suốt đời ôm hận. Nói như thế không phải là buông xuôi cuộc đời cho dục vọng nhưng qua thời gian với bao nhiêu kinh nghiệm mọi người đều chấp nhận rằng: Loài người chúng ta đừng hy vọng lấy ý chí mà lấn lướt tình cảm vì tình cảm là nguyện ước sâu xa nhất của bản thể con người. Con tim chúng ta phải yêu vì nó là cứu cánh của nó ! Nhưng là người,chúng ta phải nâng tâm hồn lên khá cao để nó chỉ có thể phát sinh ra những tình cảm không làm cho ý chí phải tủi nhục.
Là một động vật tiến hóa, là một phần tử của xã hội “ta phải nâng tâm hồn lên khá cao” nhưng vui vẻ mà nâng lên, thích thú mà nâng lên chứ không phải nghiến răng, nhíu mày , bặm tay ,trừng mắt mà nâng lên. Khi nào làm công việc “nâng tâm hồn lên” mà lòng ta thấy thích thú như đói mà gặp thức ăn hay khát mà được nước uống, nóng mà hứng gió mát, lạnh mà sưởi lửa nồng ấy là đã động lực hóa ý chí của mình vậy. Xưa nay những anh hùng hào kiệt và những đấng thánh hiền đều là những người đã theo đuổi đời sống lý tưởng của họ với sức mạnh của ước vọng cao quí hoặc của ý chí đã được động lực hóa của mình.
Phương pháp tự kỷ ám thị nầy có hai mục đích:
1] Vận dụng năng lực của tiềm thức giúp cho mình những điều mình thích nhưng trước đây mình tưởng không thể làm được trên các địa hạt thể chất lẫn tinh thần.
2] Giúp cho mình thích những điều mình làm để nâng tâm hồn lên hoặc để thành công trong mọi lãnh vực.

Trên phương diện trị liệu, phương pháp tự kỷ ám thị nầy không dùng lời ám thị để chữa riêng một bộ phận nào mà chữa toàn thể tình trạng sức khỏe. Có 3 điều lợi như sau:
1] Không làm người bệnh chú ý đến tạng phủ hay bộ phận bị đau có thể làm rối loạn cơ năng của tạng phủ nầy.
2] Một cơ quan hay một bộ phận nào bị bệnh, nguyên nhân có thể tại chỗ mà cũng có thể là ở một nơi khác và các triệu chứng có thể là những phản ứng tự vệ của cơ thể hữu ích cho sức khỏe bệnh nhân.
3]Giao phó hoàn toàn cho linh năng của tiềm thức tự huy động mọi phương tiện, kỹ thuật để mang lại sức khỏe chung, sự quân bình toàn diện.

Trong mục đích thực dụng, chúng ta dùng tự kỷ ám thị để chữa các bệnh tật, cải tạo khuynh hướng, thay đổi quan niệm, có nghĩa là mang lại hạnh phúc tương đối trong cõi đời tục lụy.Nhờ sự giải thích của phương pháp tự kỷ ám thị nầy người ta có thể hiểu được sự linh ứng của lời cầu nguyện, sự mầu nhiệm của đức tin, sức mạnh của tự lực và tha lực cũng như sự cảm thông của tiềm thức cá nhân và tiềm thức vô biên của vũ trụ.
Lời ám thị của Đức Chúa Jésus gây tác dụng cả trên tiềm thức của cỏ cây:
“Sáng hôm sau,Chúa Jésus vào thành, ngài đói. Thấy một cây vả ở vệ đường, Ngài đến gần: nhưng thấy toàn những lá, chẳng có hoa trái chi hết, Ngài liền phán bảo: “Mày phải cằn-cỗi cho đến muôn kiếp”. Lập tức cây vả héo đi.”
[Matthieu, XXI,18-19]
Trong đời ly loạn, đạn lạc bom rơi, mạng người như nghìn cân treo sợi tóc, các Phật tử cần cứu khổ, cứu nạn thì gieo chủng tử vào tiềm thức bằng cách niệm danh hiệu QUAN-THẾ-ÂM BỒ-TÁT hầu cảm ứng cùng nguyện lực cứu khổ cứu nạn của Ngài.
48 nguyện độ chúng sanh của Phật A-DI-ĐÀ là những lời ám thị từ bi được các tín đồ của Tịnh Độ tông biến đổi thành tự kỷ ám thị, ngày đêm gieo chủng tử vào tiềm thức bằng cách niệm danh hiệu A-DI-ĐÀ để cầu vãng sanh Cực Lạc.
Ngô-Phù-Sai dùng Tây-Thi mà nước Ngô diệt, Phạm Lãi dùng Tây Thi mà nước Việt hưng, giờ đây phương pháp tự kỷ ám thị, một sức mạnh vĩ đại đã nằm gọn trong tay quí bạn, tốt xấu ,nên hư, dở hay, phước họa, cao siêu hay hèn hạ, ấy là tùy ở các bạn…

Sau đây là một số trường hợp bệnh nhân đã tự chữa lành bệnh mình bằng tự kỷ ám thị:
Cô Diên, 25 tuổi, cẳng chân bên trái bị co lại đã trên 10 năm sau khi mổ một nhọt sưng trên đầu gối. Cô ta tự kỷ ám thị theo phương pháp trình bày trong sách nầy trong 5 hôm thì khỏi.
Bà Bách , 40 tuổi, bị vết thương thuộc tĩnh-mạch-trướng, đã 2 năm chữa thuốc men gì cũng không bớt, bà ta tự kỷ ám thị theo phương pháp nầy trong 15 hôm thì lành hẵn.
Ông Tham,50 tuổi,bị bệnh sưng khí quản, bệnh thế càng ngày càng trầm trọng, ông đã tự chữa lành bệnh sau 1 tháng tự kỷ ám thị.
Ông Thuyên,37 tuổi,bị bệnh sưng hốc xương trán, trên 10 lần giải phẫu mà chẳng lành thì chớ lại còn đau đớn chịu không nổi. Tình trạng sức khỏe quá thảm hại: đau đớn dữ dội gần như thường xuyên ăn không biết ngon, suy nhược cực điểm, ngủ không được, đi không nổi, thậm chí đọc sách cũng không được.Tinh thần thì hoàn toàn rũ-liệt.Theo lời khuyên của một người bạn ông Thuyên đã tự kỷ ám thị trong 10 hôm và sức khỏe đã trở lại với ông như một phép lạ.
Cô Luân 24 tuổi,bị nhức nhối ở mặt bên phải đã 4 năm thuốc thang đều vô hiệu, cuối cùng bệnh viện đề nghị giải phẫu. Cô ta đang do dự thì có người anh rễ mách cô ta nhờ tôi bày cách chữa theo tự kỷ ám thị. Cô ta tự chữa được chín hôm thì khỏi hẳn.
Cô Thúy, 28 tuổi, bị té trặc bàn chân, sau đó thì sưng lên và nhức nhối lắm. Chữa mãi không lành đến một lúc thì phá mủ, đi khám bác sĩ bảo là xương bị mục. Từ đó cô ta đi đứng càng lúc càng khó khăn và đau đớn mặc dù thuốc men chẳng thiếu loại nào.Sau đó theo lời mách miệng của một bệnh nhân trước đây đau tim được chữa lành bằng tự kỷ ám thị, cô cầu may thử chữa được mấy hôm thì chỗ sưng xọp xuống, sự nhức nhối giảm dần, mủ bớt ra và cuối cùng thì sẹo đóng lại, như vậy mất hết hơn một tháng rưỡi thì chân lành lặn đi lại như thường.
Bà Xuân, 37 tuổi,bị sưng tử cung đã 10 năm, sau lần sinh đứa con thứ năm. Tự kỷ ám thị 3 hôm thì hiệu quả đã rõ rệt, huyết bạch thôi ra, sự đau nhức giảm dần. Một tháng trị bệnh lành hẵn, kinh nguyệt từ đó điều hòa mỗi tháng, đến năm sau thì sinh một bé trai khỏe mạnh hơn các anh chị nó trước kia nhiều.
Cô Lan, 22 tuổi, bị “mắc tà” từ năm 17 tuổi, ăn nói khùng khùng, điên điên, chữa thuốc men có, chữa điện có mà không lành. Bà mẹ theo phương pháp nầy ám thị trong lúc ngủ cho cô một tháng thì tình trạng tinh thần bình thường trở lại, sau đó 1 năm cô đi lấy chồng, con cái lành mạnh.
Cô Trâm, 24 tuổi, trước đó một năm, giữa đêm khuya đang ngon giấc bỗng hốt hoảng vùng dậy vì một vụ hỏa hoạn xẩy ra sát cạnh nhà. Từ đấy cô thường bị cảnh tượng rùng rợn kia ám ảnh và thỉnh thoảng ban đêm đang nằm ngủ lại vùng dậy, vẻ mặt khiếp đảm, cuống cuồng kêu cứu, lâu ngày tạo nên một sự mất quân bình về tinh thần mà cơ thể cũng ngày một võ vàng. Gia đình cô rất lo lắng, đã cố sức chạy chữa, cúng quãy mà không hết. Để phá tan sự ám ảnh trên, tôi đưa ý kiến đề nghị người trong gia đình nên để sẵn một thùng nước lạnh ở gần chỗ cô Trâm nằm và đợi lúc nào cô vùng dậy kêu cứu thì người trong nhà lẹ tay xối cả thùng nước vào người cô. Trong gia đình thi hành đúng theo lời tôi dặn và quả nhiên chỉ làm như vậy một lần mà thôi và từ đó cô Trâm không còn bị cảnh tượng hỏa hoạn ám ảnh như trước nữa, tình trạng sức khỏe chẳng bao lâu thì bình phục như xưa.
Cu Nam, 12 tuổi, một đêm kia nằm ngủ trên đống rơm, lúc thức dậy thì nó van đau bụng, la lối om sòm rồi sau đó đinh ninh rằng có một con chuột con đã theo đằng mồm bò tuốt vào bụng nó vì lúc ngủ dậy, nó thấy bên cạnh chỗ nó nằm có một ổ chuột con. Từ đấy thỉnh thoảng nó lại ôm bụng rên la và tưởng tượng rằng con chuột đang chạy quanh gặm khơi trong bụng nó. Cha mẹ nó giải thích cho nó thế nào cũng không được, có nhiều lúc điên đầu vì sự ngoan cố của thằng bé khờ khạo mà không biết làm sao được. Cơn đau bụng quỉ quái kia cứ thỉnh thoảng lại xẩy ra, chích , uống thuốc men gì cũng vô hiệu và thằng Cu Nam cứ ngày một kém ăn kém ngủ và gầy guộc ốm o.
Tình cờ nghe cha của Cu Nam kể câu chuyện trên, tôi nhận đóng vai trò ông lang chữa bệnh tưởng kia cho thằng bé. Sau khi dặn cha nó bắt nhốt sẵn một con chuột con mà đừng tiết lộ cho người trong nhà hay biết, tôi đến giả bộ trịnh trọng thăm bệnh, hỏi han rồi kê tai vào bụng nó nghe, tôi quả quyết rằng thằng bé bị một con chuột chun vào bụng đã làm cho nó đau bụng. Đứa bé nghe xong lộ vẻ vui sướng cởi mở. Sau đó tôi cho nó một liều thuốc xổ đặc biệt nầy sẽ tống cổ con chuột ra ngay. Thằng bé mừng rỡ uống ngay và hai giờ sau trong lúc nó đang ngồi đại tiện trong cái thau thì cha nó đứng phía sau lưng nó bỗng thét lên: “Đây rồi, đây rồi” và rút chiếc guốc xáng vào một con chuột mình ướt lấm láp cả nước phân. Trông thấy con chuột bị đánh đang hấp hối, thằng bé vui sướng hả hê và từ đó lành hẵn chứng bệnh đau bụng mà trước đó không có thứ thuốc men nào có thể chữa lành đặng.
Ông Bảo, 43 tuổi, mười mấy năm bị chứng nhức đầu kinh niên, đau đớn hành hạ chịu không nổi, nhiều lần muốn tự tử. Sau một tuần tự kỷ ám thị, ông ta trút được gánh nặng từ mười mấy năm trường. Đồng thời ông ta cũng lành chứng đau tim và đầy ruột. [Kết quả nầy là nhờ ở lời tự kỷ ám thị tổng quát: “Về mọi phương diện, tôi càng ngày càng tiến triển đến chỗ tốt đẹp và may mắn hơn”]
Bà Chín , 51 tuổi, bị chứng sa tử cung,thuốc men đã hơn 10 năm mà không bớt, sau nhờ người bà con tôi bày cách tự kỷ ám thị bà ta tự chữa lành sau 2 tháng kiên nhẫn và tin tưỏng vì nghe nhiều người đã được chữa lành.
Bà Luyến, 58 tuổi, đùi bên phải sưng lớn, nhức nhối chịu không nổi, kéo lết chân vừa đi vừa rên.Sau 3 hôm tự kỷ ám thị, bà ta ngạc nhiên thấy mình đi lại bình thường chẳng hề đau nhức mà chân cũng không còn sưng húp như trước nũa. Bà nầy từ lâu mắc chứng bạch-trọc và sưng ruột già không ngờ nhờ lời tự kỷ ám thị tổng quát kia mà hai bệnh kia cũng lành hẵn.
Cô Hoa, 18 tuổi,mắc chứng cà lăm từ hồi bé, nghe lời mẹ bảo, cô tự kỷ ám thị hơn một tuần theo lời chỉ dẫn của tôi thì tật cà lăm không còn nữa.
Ông Châu, 62 tuổi, đã 5 năm bị đau nhức khớp xương hai vai và ống cẳng trái. Chống gậy đi một cách khó khăn, cánh tay thì không giơ được khỏi vai, thế mà chỉ tự kỷ ám thị trong 5 hôm không những đi mà chạy là khác.
Bà Lâm,56 tuổi,đau nhức ở mặt đã hơn 7 năm.Mọi lối chạy chữa thuốc men đều vô hiệu.Người ta đề nghị giải phẫu nhưng bà không chịu, sau bà nghe lời một bà bạn hỏi cách và tự kỷ ám thị trong 1 tuần là lành hẵn.
Bà Đại ,43 tuổi, sưng tử cung từ 15 năm. Kinh nguyệt rất đau đớn khốn khổ, 22 hoặc 23 ngày là có kinh lại mà mỗi kỳ kinh nguyệt như vậy kéo dài hằng 10 đến 12 ngày. Bà tự kỷ ám thị như vậy 2 tháng thì lành hẵn, tử cung hết sưng, kinh nguyệt điều hòa và không đau đớn như trước. Bệnh mạch-lương ở đầu gối bà mắc đã 9 năm cũng tự nhiên lành tuốt.
Ông Sâm,32 tuổi,yếu tim đi chưa được 100m đã thở dốc, lại thêm bệnh suyễn hành hạ mỗi lúc trở trời.Tự kỷ ám thị trong một tháng, đúng theo phương pháp như đã chỉ dẫn trong sách nầy thì lành bệnh suyễn, tim mạch, đi bộ buổi sáng 4km không thấy mệt.
Ông Tân,27 tuổi,mắc bệnh điên 2 năm, cúng quảy, thuốc men đủ chỗ không kết quả gì.Người vợ theo phương pháp nầy ám thị 2 tháng trong lúc ngủ của chồng thì bệnh lành, sống lại đời sống nghề nghiệp bình thường như trước.
Ông Lân,27 tuổi, bị chứng ruột bế tắc, đau đớn đã 20 ngày, sắp phải đưa lên bàn mổ, sau nhờ áp dụng phép tự kỷ ám thị nầy trong 3 hôm thì bệnh lành hẵn.
Ông Khai, 89 tuổi, bị bệnh di tinh và mộng tinh đã 7 năm, thuốc men vô số mà càng ngày càng xanh xao yếu ốm, về sau mất ngủ và ho, trong gia đình tưỏng rằng khó nỗi sống lâu. Một hôm tình cờ có người giới thiệu với tôi nhờ bày phương pháp tự kỷ ám thị để chữa thử.Áp dụng 1 tháng thì lành hẵn bệnh di mộng tinh, 3 tháng sau lên được 5 kílô, từ ấy đến nay đã 5 năm mà bệnh chẳng hề trở lại.
Bà Liêm, 41 tuổi, bị bệnh suyễn đã 15 năm.Mỗi đêm cơn suyễn lên nghẹt thở,bà rên rỉ nhiều lần muốn chết cho khỏe. Bệnh viện và y sĩ đều bảo rằng bệnh bà đành chịu nan y.Sau 1 tuần tự kỷ ám thị, bệnh suyễn mất đi lúc nào không hay như một phép lạ.
Bà Trang, 54 tuổi,mắc chứng thần kinh suy nhược, sau tai lại bị ung sang chảy mủ đã 25 năm, thuốc men đủ thứ, chũa điện có mà cũng không bớt. Sau 5 tuần lễ tự kỷ ám thị bà Trang trở thành một người đàn bà vui vẻ, yêu đời, còn ung sang ở sau tai thì thôi chảy mủ và đóng sẹo.
Ông Năm ,38 tuổi,mắc chứng đau lưng đã 4 năm, người mệt mõi ủ rủ, ăn không biết ngon, mắt kèm nhèm, uống đã nhiều thuốc thang và dùng đủ thứ dầu, cao thoa bóp nhưng vô hiệu. Tự kỷ ám thị trong 1 tuần, mọi chứng đều biến mất.
Cậu Thương, 18 tuổi,mắc chứng cà lăm từ thuở bé, cha mẹ cậu đưa đi nhiều bác sĩ chữa cũng như khuyên cậu cố gắng tập nói thong thả để bỏ tật xấu cũ nhưng cậu chẳng thu hoạch được kết quả gì đáng kể. Tự kỷ ám thị trong 3 hôm, tật xấu đó mất hẵn như một phép mầu.
Cô Liên, 24 tuổi,mắc chứng thần kinh suy nhược đã 3 năm ,thuốc men cha mẹ cô cố tình chạy chữa chẳng làm thay đổi tình trạng sức khỏe và tinh thần phần nào.Tình cờ được người bạn giới thiệu, cô tự kỷ ám thị chỉ một lần đầu đã thấy tinh thần được cải tạo và độ một tuần sau cô cảm thấy mình là một thiếu nữ xa lạ với người thiếu nữ bi quan, bệnh hoạn cách đây một tuần.
Ông Thiên, 28 tuổi, bị bệnh liệt dương sau một tai nạn xe hơi, qua nhiều năm chạy chữa vô hiệu, ông đã tự chữa lành sau một tuần thực hành phương pháp tự kỷ ám thị nầy.
Bà Tâm,36 tuổi,tánh buồn rầu, gắt gỏng, mắc chứng đau nhức trong tai đã 4 năm.Mỗi khi lên cơn đau, bà như nổi cơn điên lên đập phá lung tung. Thuốc thang có, chữa điện có, châm cứu có mà tình trạng sức khỏe và tinh thần chẳng hề được phần nào cải thiện. Nhờ người bạn giới thiệu tôi bày cách tự kỷ ám thị chỉ trong 5 hôm thì chứng đau tai lành hẵn và từ đó sức khỏe càng ngày càng khả quan hơn trước nhiều.
Em Loan,5 tuổi, mắc chứng suyễn từ hồi 2 tuổi, chữa thuốc đã nhiều mà không bớt, sau ba của em nghe lời của tôi khuyên mỗi đêm trong lúc em ngủ, nói bên tai lời ám thị 15 phút. Nửa tháng sau bệnh em lành tiệt chẳng hề tái lại dù có ăn thịt gà hay các món ăn trước kia thường kiêng cữ.
Ông Trách, quân nhân 31 tuổi, trong một trận tác chiến bị trúng mảnh lựu đạn bị thương ở đầu phía trái làm ông ta bị tê bại nửa thân hình bên phải. Cánh tay và cẳng chân phải xuội lơ chẳng cử động được tí nào.Vị giác và khứu giác hầu như mất cảm giác, trí nhớ suy kém và nói năng rất khó khăn. Ông ta sụt hơn 10 kílô trong 3 tháng đầu. Suốt 6 năm chạy chữa nào xoa bóp,nào chữa điện,chữa tử ngoại tuyến,châm cứu, uống cao hổ cốt, còn thuốc Nam thuốc Bắc thì không sót một thầy nào.Vì ông nầy ăn nói ngọng nghịu, tôi dặn bà Trạch ban đêm trong lúc ông Trạch ngủ thì bà ám thị ông bằng cách lâp đi lập lại “LỜI HUYỀN DIỆU” nhiều lần bên tai ông.Ngay từ lần đầu ông đã ăn biết ngon và bộ máy tiêu hóa rất tốt vì kể từ ngày thọ thương ông ăn rất ít.Cũng từ hôm tự kỷ ám thị ông ngủ ngon giấc một đêm 8 giờ không phải như trước ông chỉ ngủ được độ 2 giờ thôi.Ba tháng đầu ông lên được 5 kílô.Vị giác và khứu giác khôi phục lại và trong giấc ngủ bà vợ để ý thấy ông ta nhúc nhích được chút ít các ngón tay ngón chân.Được 1 năm như vậy thì ông bắt đầu giở được chân phải, giơ thẳng tay lên và cử động các ngón tay và cứ như thế, càng ngày tình trạng càng tiến triển đến chỗ tốt đẹp hơn cho đến lúc lành hẵn, có thể chạy nhảy và đánh quần vợt.
Ông Cam, 30 tuổi,người yếu đuối kiệt quệ do sự hỗn loạn của tuyến giáp trạng nơi cổ, lúc sau nầy lại bị chứng bần huyết nặng. Tình trạng sức khỏe suy đồi đến mức người bệnh tuyệt vọng không thiết sống mà cũng chẳng nghĩ đến chuyện lành.Ông Cam có người bạn gái chí thiết, một hôm thấy người bà con được chữa lành bệnh bằng phương pháp tự kỷ ám thị bèn đến khuyến dụ ông ta chữa theo cách nầy. Thực hành được nửa tháng thì tinh thần và thể chất đều đổi mới, độ 2 tháng sau thì ông Cam trở thành một người hoạt động, vui vẻ, cân nặng thêm 5 kílô.
Bà Hương, 48 tuổi, bị đau bong bóng và tử cung đã 8 năm,người mỗi ngày một ủ dột, tàn tạ, xem kiếp sống như một gánh nặng, như bị Trời đày. Vốn giàu có, bà đi chữa đủ mặt bác sĩ không may gặp một ông chuyên về phụ khoa bạ ai cũng đòi chữa điện,bà cũng bị làm nạn nhân thí nghiệm trong 2 tháng từ đó bệnh càng trầm trọng mà còn mắc thêm chứng thần kinh, xây xẫm chết giấc giữa đường nhiều lần mà không biết. Tánh tình càng ủ trệ và đôi khi hốt hoảng.Theo lời khuyên của một bà bạn thân bà tự kỷ ám thị trong 3 tuần và tất cả bệnh cũ đều tiêu tan, tánh tình trở nên vui vẻ, hoạt bát, gia đình bà từ đó mới thấy bóng hạnh phúc ly biệt đã 8 năm bây giờ quay trở lại.
Bà Oánh, 27 tuổi,sau ngày sinh đứa con thứ 3 thì bị chứng đỏ con mắt [kết mạc viêm]. Điểm thuốc Tây, uống thuốc Bắc, thuốc Nam đã nhiều mà bệnh chẳng hề thuyên giảm. Ai cũng bảo là nan y và viễn tượng đen tối đang đợi chờ người thiếu phụ đẹp đẽ.Tình cờ có người mách miệng, bà ta đã tự kỷ ám thị có 2 tuần thì mắt lành, người khỏe mạnh hơn trước.
Ông Chương, 57 tuổi, bị sưng ruột, đau dạ dày và mắc chứng thần kinh suy nhược đã 18 năm.Bệnh kinh niên như vậy mà nhà lại giàu có thì biết số thuốc men đã dùng có lẽ ve lọ cũ bày ra cũng đủ dọn một cửa hàng. Theo lời giải thích và khuyến dụ của tôi, ông ăn cơm gạo lứt và tự kỷ ám thị, chỉ 3 tuần là mọi bệnh tật xưa đều tan như mây khói.
Bà Duyên, 30 tuổi,bị nám phổi, mặc dù ăn uống sung túc mà người mỗi ngày một gầy. Ho, khạc, nhổ, người mệt nhọc, định đi nằm viện bài lao nhưng sau theo sự giải thích của người anh là bạn của tôi, bà ta tự kỷ ám thị trong 2 tháng thì lành hẵn, lên cân tuy không bị ép ăn nhiều như hồi đầu mới mắc bệnh.Trong thời gian nầy thì bà Duyên có thai sau đó đẻ một bé trai khỏe mạnh và bà ta cũng được sức khỏe sau khi sanh.
Bà Chương,48 tuổi,bị bệnh mất ngủ đã 5 năm, mỗi đêm thường phải uống thuốc ngủ mới ngủ được, lâu ngày thành thói quen tai hại, sức khỏe mỗi ngày một kém sút.Tôi thử áp dụng nguyên tắc phản xạ có điều kiện để giúp bà ta bỏ thói quen dùng thuốc ngủ, được tiến hành làm 3 giai đoạn như sau;
Giai đoạn I: Trong tuần lễ đầu vào lúc bà ta uống thuốc ngủ thì đồng thời cho bật một ngọn đèn xanh.
Giai đoạn II: Trong tuần lễ thứ nhì thay thế thứ thuốc ngủ bằng những viên kẹo màu của trẻ con ăn [ nhưng không cho bà ta biết và bà ta vẫn đinh ninh rằng đó cũng là một thứ thuốc ngủ thật sự khác hiệu thường dùng],đúng lúc bà ta uống cũng đồng thời bật ngọn đèn xanh. Thế mà trong tuần lễ nầy bà ta vẫn ngủ được như khi uống thuốc ngủ trước kia.
giai đoạn III: Qua tuần thứ ba không dùng thuốc mà cũng không dùng kẹo ngụy trang nữa nhưng đến lúc đi ngủ thì bật ngọn đèn xanh lên và đêm đầu tiên đó bà ta vẫn ngủ được ngon lành như hai tuần trước, rồi từ đó về sau, lúc sắp đi ngủ chỉ cần bật ngọn đèn xanh là cả đêm bà ngủ được ngon lành, 2 tháng sau bà ta lên được 3 kílô, sức khỏe trở nên khả quan nhờ cơ thể không còn bị thuốc ngủ đầu độc nữa.
Tôi cũng đã áp dụng nguyên tắc phản xạ có điều kiện trên để chữa lành bệnh cho một người bạn trẻ mắc chứng xuất tinh sớm khi lại với đàn bà, kết quả mỹ mãn, hiện nay vợ chồng hòa thuận , con cái đầy đàn.
Ông Nguyên,55 tuổi, trong một vụ cãi cọ với người hàng xóm, tức giận quá độ đến mức chấn động đến não bộ thần kinh làm run rẩy tay chân.Từ đó mắc bệnh run rẩy không kiềm chế được. Uống thuốc Tây thì có công hiệu cấp thời, chẳng khác nào thuốc suyễn, sức tác dụng của thuốc hiệu quả độ 24 giờ muốn hết run phải uống tiếp lần khác mà uống lắm thì thần kinh tổn thương, thường gặp ác mộng trong giấc ngủ nên hay bị la hét, rên khóc,mớ bậy bạ suốt đêm.Uống thuốc Bắc, châm cứu vô công hiệu, ăn cơm gạo lứt theo phương pháp Ohsawa được một tuần đã thuyên giảm nhiều nhưng thèm ăn đồ ngon vật lạ, nửa chừng bỏ dở, cứ ôm bệnh mà uống thuốc Tây để ăn cho khoái khẩu. Theo lời khuyên của tôi, tự kỷ ám thị 1 tháng thì lành bệnh lên cân.
Cô Cẩm, 28 tuổi,thần kinh suy nhược, ăn không biết ngon, đau ở dạ dày, sưng ruột
, đau khắp thân thể khi chỗ nầy khi chỗ khác, chữa đã nhiều năm mà không bớt. Tự kỷ ám thị trong nửa tháng thì lành mọi chứng như bừng tỉnh sau một cơn ác mộng.
Cô Thu, 21 tuổi,bị đạn ở đầu gối và hai bên hông chữa đã nhiều thầy danh tiếng mà không bớt. Tự kỷ ám thị trong 3 hôm thì các triệu chứng khó chịu, đau đớn biến mất.
Ông Trường, 58 tuổi,giáo sư,từ một năm qua mắc một chứng rất tai hại là hễ cứ nói độ 15, 20 phút là giọng khan rồi tắt tiếng. Đi Saigon khám nhiều bác sĩ chuyên môn vẫn không tìm một thương tổn nào nơi cơ quan phát âm, cuối cùng người ta kết luận là quái bệnh nan y.Theo lời khuyên của một đồng nghiệp, ông ta nhờ tôi giải thích về phép tự kỷ ám thị và về áp dụng chỉ trong 3 hôm là lành bệnh.
Em Xoan, 12 tuổi, mắc chứng đau tim nặng, thở khó, đi vừa chậm vừa khó khăn từng bước nhỏ. Bác sĩ khám bảo riêng với cha mẹ nó là thằng bé chắc khó thọ. Theo sự giải thích và lời khuyên của tôi, mẹ nó mỗi đêm đợi bé Xoan ngủ ngon giấc, nhẹ nhàng đến ngồi bên cạnh nó, nói thong thả nho nhỏ, đều đều 30 lần câu: “Bé Xoan lành tim rồi và sức khỏe càng ngày càng tiến triển đến chỗ tốt đẹp và may mắn hơn” Điều đáng lưu ý là đừng làm cho đứa bé thức dậy.Ba hôm như vậy em Xoan đã thay đổi thần sắc và được 3 tuần thì nó chạy nhảy nô đùa với lũ trẻ hàng xóm, chẳng còn biết mệt nhọc là gì.
Bà Tuyên, 41 tuổi,lấy chồng đã 19 năm mà không con, tánh hay ghen tuông bóng gió, từ ngày người chồng ngõ ý muốn cưới vợ bé để kiếm con trai thừa tự, bà ta ghen tuông càng dữ dội; bà giữ chồng ở nhà suốt ngày, đi đâu thì đi theo một bên, chồng nói chuyện hoặc nhìn bất cứ người đàn bà con gái nào là bà ta lên cơn gây gổ, mắt quắc lên sòng sọc, mặt đỏ như kẻ lên đồng,nói lải nhải suốt buổi. Ông Tuyên sống trong gia đình mà có cảm tưởng như sống trong tù ngục, vô cùng chán nản…May đâu tình cờ có ngườì bạn mách bảo, ông ta bí mật thi hành phương pháp tự kỷ ám thị nầy trong lúc bà vợ ngủ và lạ lùng thay một tháng sau thì bà ta vui vẻ ngỏ ý cưới vợ bé cho chồng làm ông Tuyên tưởng đâu mình nghe lầm hay là đang sống trong mộng, nhưng đó là sự thật và từ đó bà ta không còn ghen tuông nữa, hiện nay hai bà con cái sum vầy vẫn sống chung với chồng trong hạnh phúc
Cô Giang, 27 tuổi,bị bướu trước cổ do tuyến giáp trạng hơi phình ra, hay run rẩy, mất ngủ, xuống cân, đi tả tim đập mạnh. Chữa thuốc men đã nhiều trong 4 năm mà chẳng bớt. Tự chữa bằng tự kỷ ám thị trong một tháng thì bệnh khỏi , lên cân.
Ông Dương, 33 tuổi,bị mổ ở hậu môn là nơi rất dễ bị nhiễm trùng. Bác sĩ tiên liệu phải 8 tuần mới đóng sẹo.Ông Dương tự kỷ ám thị mỗi ngày 4 lần, dĩ nhiên chỗ đau vẫn được rửa ráy hằng ngày nhiều lần bằng nước có dưỡng khí nhưng không tiêm thuốc trụ sinh theo lời yêu cầu của bệnh nhân. Và chỉ sau 10 hôm thì chỗ mổ xẻ đã đóng sẹo hẳn hòi.
Ông Anh, 24 tuổi,bị lao phổi đã 2 năm, thuốc men đầy đủ nhưng bệnh chỉ cầm chừng. Bắt đầu hằng ngày tự kỷ ám thị hồi đầu tháng 1-61 đến tháng 6-61 thì ăn ngon ngủ ngon, lên 3 kílô, các lỗ thủng trong phổi đóng sẹo dần. Đến cuối năm 1961 thì lành bệnh hẳn.
Ông Loan ,35 tuổi,có dấu hiệu thần kinh bất túc từ hồi bé,đái mế đến năm 13 tuổi, thích cô độc một mình, thường có tư tưởng bi quan rất dễ cảm xúc bằng âm nhạc.Thủ dâm từ năm 14 đến 20 tuổi. Năm 20 tuổi sau một lần giao hợp bất thành với một tình nhân, ông ta khởi ý nghĩ rằng mình bất lực trong địa hạt tình dục. Vì ám ảnh bởi ý nghĩ bi quan nầy nên ông ta đâm buồn rầu lo ngại và tránh xa ý nghĩ cưới vợ rồi cũng do đấy cơ thể sinh ra các chứng mất ngủ, lo lắng,hồi hộp,chán nản, bón,nhọc mệt, ăn uống mất ngon v.v…Tình cờ quen biết, tôi bày ông ta áp dụng phương pháp tự kỷ ám thị. Ông ta chuyên cần mỗi tuần một lần đọc ‘LỜI HUYỀN DIỆU” và mỗi đêm trước khi đi ngủ và sáng vừa thức dậy đọc câu chân ngôn: “Về tất cả mọi phương diện, tôi càng ngày càng tiến triển đến chỗ tốt đẹp và nhiều may mắn hơn” mấy chục lần.Chưa đầy 2 tháng ông ta khỏe mạnh lên cân,lạc quan, tự tin, và sau đó một năm thì cưới vợ hưởng hạnh phúc gia đình trọn vẹn.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
huynhdoan2000
bài May 29 2008, 09:03 AM
Bài viết #13


Hội viên năng động
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,189
Gia nhập vào: 21-January 08
Thành viên thứ.: 203



PHỤ LỤC

GIỚI HẠN CỦA TỰ KỶ ÁM THỊ
ĐẾN PHÉP DƯỠNG SINH OHSAWA

Một khi nhờ tiềm lực của tự kỷ ám thị ta thành lập lại được một quân bình đổ vỡ về sinh lý, ngăn chận sự xuất hiện một căn bệnh, ta nên nhớ kỹ là ta còn phải thủ tiêu luôn những nguyên nhân sâu xa của sự suy kém sinh lực đã gây ra bệnh tật. Quả vậy đa số những rối loạn về cơ thể, những nội thương của con người đều là hậu quả của những sự sai lầm gây ra do chúng ta hoặc do cha mẹ, tổ tiên chúng ta đã không thuận theo thiên nhiên, giữ đúng quân bình Âm Dương trong cách ăn uống hằng ngày.
Cho nên sau khi chữa lành bệnh [dù do yếu tố, tác nhân nào gây nên] tốt nhất là ta phải sống một cuộc đời trong sạch và đặc biệt sửa đổi cách ăn uống sao cho phù hợp với quân bình Âm Dương tốt đẹp ngõ hầu có thể cải tạo sâu xa sinh lực của chúng ta để có thể đi đến chỗ trường sinh vô bệnh. Trên thực tế, con người gồm đủ 2 phần vật chất và tinh thần và nếu tư tưởng có thể tác dụng trên thể chất như chúng ta đã thấy thì trên một mặt khác chúng ta ai cũng biết rằng chính thực phẩm hằng ngày đã tạo ra thân thể con người và giữ một vai trò then chốt trên địa hạt tâm linh.
Chắc chúng ta không ai quên rằng một triệu chứng đau đớn đôi khi là một lời cảnh cáo của tiềm thức cho ta biết rằng: “Coi chừng, một cơ quan nào đó đang nhuốm bệnh”.Giả sử chúng ta cảm thấy đau đớn gây ra do một mụt sưng, một dương viêm, một cơn biến của bệnh sưng ruột thì sự tự kỷ ám thị cho hết đau đớn chẳng có ích lợi tí nào cả mà còn làm cho khuất lấp bệnh căn để bệnh tiềm phát mà không biết làm nguy hiểm cho người bệnh. Chúng ta không nên đặt nặng sự quan trọng một cách mù quáng nơi sự đau đớn bởi vì sự đau đớn ấy như chúng ta đã thấy có thể là một sự cảnh cáo, một dấu hiệu cấp báo hữu ích.
Hoặc có một nơi nào trong cơ thể sinh một ung sang khả nghi hay một chỗ sưng, chỗ đó có thể là một ung thư đang phát triển,tự kỷ ám thị không chưa đủ, ta phải đồng thời thay đổi luôn cách ăn uống. Trong lúc ăn uống theo phương pháp OHSAWA lại được bổ túc bằng phương pháp tự kỷ ám thị thì kết quả càng được muôn phần tốt đẹp vì sự thương tổn của cơ thể thường làm cho tinh thần trầm trệ, làm ngăn trở những phản ứng đề kháng, tự vệ của cơ thể, do đó vai trò chính của tự kỷ ám thị là trục xuất tâm trạng suy nhược kia để thay thế bằng sự tin tưởng vào sự tất nhiên phải lành bệnh bằng cách đem lại quân bình Âm Dương cho cơ thể của phương pháp OHSAWA.
Để sáng tỏ vấn đề quan hệ của thức ăn đối với bệnh tật vì ngạc nhiên thấy dân tộc Hounzas sống theo thiên nhiên mà không một ai bị đau ốm mặc dầu xứ họ không hề hay biết thuốc men và cơ quan y tế là gì,Giáo sư Mc Carrisson, Giám đốc cơ quan nghiên cứu dinh dưỡng của nước Ấn độ dùng 1.189 con chuột lớn là giống chuột ăn đủ thứ như loài người và đời sống lại không đến hai năm để quan sát thành quả của các lối ăn liên tiếp qua nhiều đời.Số chuột trên được chia ra làm nhiều nhóm, nhóm thì ăn theo cách ăn của người Hounzas,Pathans và Sikhs là những sắc dân cường tráng khỏe mạnh, nhóm thì ăn theo cách thức ăn uống của dân nghèo các thành phố như Calcutta và Madras gồm có gạo máy, một ít rau củ, nhiều đồ gia vị và chút ít sữa đông; nhóm lại ăn theo thực phẩm hằng ngày của thợ thuyền Anh là bánh mì sạch cám, thịt,phô-mát,đường,canh rau,trà và rất ít sữa.
Các thí nghiệm trên chứng minh một sự tương ứng kỳ lạ giữa thức ăn và sức khỏe: Trong cùng một phòng thí nghiệm, có nghĩa là cùng những điều kiện chung, giống chuột cùng một xuất xứ thế mà do sự khác biệt các thức ăn, tình trạng sức khỏe mỗi bầy chuột tương ứng với sức khỏe của mỗi giống người mà chúng ăn theo cách ăn của họ.
Bầy chuột ăn theo cách ăn của người Pathans,Sikhs thì hầu như là vô bệnh.
Bầy chuột ăn theo cách ăn dân thành phố Madras mắc phải không biết bao nhiêu là bệnh mà dân chúng nầy thường mắc phải: bệnh phổi và đường hô hấp, mũi, tai , mắt, ruột, dạ dày [trong đó có cả ung thư dạ dày],bệnh thuộc đường tiểu tiện, cơ quan sinh dục, bệnh ngoài da, bệnh trong máu,v.v…
Bầy chuột nuôi theo cách ăn của thợ thuyền Anh thì mắc các chứng bệnh thường mắc ở bên Anh quốc.
Còn bầy chuột ăn theo cách ăn của người Hounzas thì tuyệt nhiên không hề mắc một bệnh gì cả, chúng đã miễn dịch đối với tất cả mọi bệnh tật nhờ cách ăn theo thiên nhiên đó.
Đó là một kết quả làm cho thiên hạ cũng như các giới khoa học kinh ngạc đến sững sờ.Những công cuộc nghiên cứu sâu rộng của Giáo sư Carrisson đã chứng minh sức đối kháng với bệnh tật nghĩa là với sự truyền độc của vi trùng quan hệ là ở thực phẩm hơn là ở thuốc diệt trùng, phòng hủ. Cơ quan báo chí y khoa Anh quốc, tờ “British Medical Journal” công bố một mục rất quan trọng về công cuộc nghiên cứu của Giáo sư Mc Carrisson với kết luận như sau: “ Chúng ta từ nay bước khỏi thời kỳ các loại vi trùng được các bác sĩ tôn lên là giữ một vai trò vô cùng quan trọng hơn cách ăn uống để qua một thời đại mà phép ăn uống sẽ phải được xem là quan trọng hơn sự nhận thức các vi trùng”.
Công cuộc thí nghiệm trên đã xác nhận trực giác phi phàm của nhà bác học lỗi lạc Claude Bernard khi ông tuyên bố: “Vi trùng không đáng kể, tình trạng cơ thể là tất cả!”
Cơ thể con người cũng như mọi sinh vật là một cơ cấu biến dịch không ngừng.Từng phút, từng giây, từng sát na hằng hà sa số tế bào này diệt đi và những tế bào khác sanh ra thay thế.Tuy diệt sanh, sanh diệt như thế mà xem bề ngoài tuồng như chẳng mấy đổi thay cũng như không mấy ai nghĩ rằng mình không bao giờ tắm lại được hai lần cùng một thứ nước trên một dòng sông trôi lờ lững. Ngày nay khoa học áp dụng các chất đồng vị trong địa hạt sinh-vật-học đã có thể chứng minh rằng các chất prô-tê-in trong cơ thể chúng ta được hoàn toàn thay thế mới chỉ trong vòng chừng một tháng, còn máu huyết thì được đổi mới hoàn toàn không đầy nửa tháng.
Bác sĩ Alexis Carrel đã tả sự thay đổi bất tuyệt đó của cơ thể chúng ta bằng một hình ảnh tế nhị: “Con người là một thác nước Niagara, bề ngoài nó có vẻ lúc nào cũng như lúc nào nhưng thật ra thì nước cứ chảy đi và đổi mới mãi mãi không ngừng với một tốc độ kinh hồn.” Hơn 5.000.000 lít máu chảy ngang các tế bào của chúng ta mỗi năm và còn bao nhiêu triệu lít dưỡng khí.Chúng ta ăn uống khoảng 60 kílô đồ ăn và thức uống mỗi tháng. Như vậy là chúng ta tổ hợp cơ thể mình 12 lần trong một năm!
Riêng về máu,những hồng huyết cầu trong máu của chúng ta có một kiếp sống vào khoảng non 15 ngày và được cơ thể không ngừng đổi mới. Như vậy là chúng ta mất đi và đổi mới mỗi ngày khoảng 1/15 tổng số máu của chúng ta. Và dường như tất cả các bệnh tật đều qui tụ trong máu và các mô đau ốm cũng do máu nuôi dưỡng, theo lý thuyết thì chúng ta phải đạt đến chỗ bất kỳ bệnh gì cũng có thể chữa lành trong nửa tháng với điều kiện là ăn uống cho phù hợp với nguyên lý Âm Dương.
Hồng huyết cầu được kiến tạo không ngừng trong tủy đỏ của xương, ở tủy xương, ở gan và tỳ tạng như mọi người đều biết. Hồng huyết cầu sống chừng nửa tháng, cứ mỗi phút có độ 200.000 hồng huyết cầu bị hủy diệt trong một cm3 máu và được thay thế bằng một số lượng tương đương.
Bạch huyết cầu loại đơn hạch sinh sản theo lối trực phân trong các hạch bạch huyết, các manh nang của ruột non; loại đa hạch được thành lập trong tủy xương. Bạch huyết cầu kiếp sống còn ngắn hơn, chỉ lâu chừng 3, 4 ngày rồi bị hủy trong chất lỏng gian bào và trong mô liên kết; một số xuyên qua mô-bì ruột, sau bị bài tiết cùng với cặn bã tiêu hóa.
Hồi năm 1933, nhà bác học Anh Williams khám phá ra chất acide panthothénique trong gan, có khả năng làm cho con người trẻ lại, chất nầy về sau khám phá thấy có nhiều trong dưỡng trấp nuôi ong chúa. Do đấy các viện bào chế Tây y khai thác sự khám phá nầy để chế một dược phẩm đặc chế lấy tên là Apisérum tung ra bán khắp thị trường thế giới.
Các khoa học gia sở dĩ để ý đến chất dưỡng trấp nuôi ong chúa là vì có sự biến cải kỳ lạ về cơ thể, tuổi thọ và khả năng sinh dục do chất dưỡng trấp nói trên tạo ra trong đời sống loài ong.
Người ta không khỏi ngạc nhiên khi quan sát về sự sai biệt quá lớn giữa tuổi thọ của ong chúa và ong thợ. Ong chúa sinh sản rất mau lẹ và rất say, sống đến 5 năm trong lúc ong thợ thì vô tính tuy nó cũng là một con ong cái nhưng bộ phận sinh dục bị teo lại vì thức ăn, chỉ sống từ 4 đến 5 tháng hoặc ít hơn nữa nếu chúng làm việc quá nhiều. Mà thật ra nào có sự khác nhau gì giữa ấu trùng ong thợ và ấu trùng ong chúa đâu.Ban đầu mọi ấu trùng đều được nuôi dưỡng bằng một chất lỏng bỗ dưỡng giống nhau. Các ấu trùng sẽ thành ong thợ tương lai chỉ được nuôi bằng thứ dưỡng trấp trên trong 3 hôm rồi sau đó ăn mật ong, nhị hoa và nước,còn các ấu trùng nếu chúng muốn đào tạo thành chúa thì được tiếp tục nuôi bằng thứ dưỡng trấp kia cho đến thời kỳ biến hóa thành ong chúa. Vấn đề di truyền hoàn toàn không dính dấp gì đến tuổi thọ ở trường hợp nầy làm mọi người đều thấy rõ tầm quan trọng của thực phẩm như thế nào ? Điểm nầy càng làm cho các nhà bác học thế giới đặc biệt chú trọng.
Thực phẩm có thể thủ tiêu khả năng tình dục nơi con ong thợ cũng như làm phát triển cường lực sinh dục nơi con ong chúa; thực phẩm có thể thu ngắn tuổi thọ con ong thợ còn 3, 4 tháng cũng như kéo dài tuổi thọ con ong chúa lên đến 5 năm và hơn thế nữa. Một chân lý quá giản dị nhưng chẳng mấy ai lưu tâm đến.Người ta thích đi tìm những gì mà họ cho là sâu xa, phức tạp, kỳ bí, khó khăn hơn. Chân lý nầy Tây y không mấy cho quan trọng nhưng Đông y cổ truyền chính thống lại lấy đó làm nền tảng của y lý, xem cơ thể và tâm linh con người như những thực phẩm được biến cải và bệnh tật là những hiện tượng mất quân bình xẩy ra trong khi biến cải ấy. Cho nên mọi bệnh tật đều được chữa lành bằng cách điều chỉnh lại các món ăn mà thôi và sinh lực được bảo tồn, sự trẻ trung của con người được lâu dài cũng là nhờ ở quân bình của thức ăn phù hợp với con người. Sự quân bình nói trên là quân bình Âm Dương trong cơ thể con người.
Theo triết lý Á đông, vạn vật trong vũ trụ đều thuộc vào hai nguyên lý tương phản Âm Dương.Thật ra đó là hai nguyên tính bổ sung mật thiết cho nhau như đàn ông và đàn bà, ngày và đêm, nóng và lạnh,tâm và vật,v.v…Ấy là hai yếu tố căn bản để sáng tạo, khích động, phá hoại và tái sinh trong vũ trụ. Những gì có nhiều năng lực Âm hơn năng lực Dương thì gọi là Âm và trong trường hợp trái lại thì gọi là Dương. Vì thế trong Âm Dương có cả một âm giai sai biệt bất tận. Thực phẩm vì vậy cũng có loại Âm, có loại Dương đối với cơ thể con người. Muốn vô bệnh, muốn sống lâu ta phải biết chọn thức ăn thế nào cho có một quân bình Âm Dương phù hợp với quân bình Âm Dương mà thiên nhiên đã dành sẵn cho loài người.Phương pháp dưỡng sinh trên đã bị quên lãng theo thời gian mãi cho đến cách đây mấy chục năm một đấng kỳ tài Nhật bản, giáo sư OHSAWA khám phá và phát huy trên khắp thế giới tạo thành một kỷ nguyên mới cho y khoa nhân loại ở thời đại nguyên tử.
Các trung tâm trường sinh theo phương pháp OHSAWA đã mọc khắp các nước văn minh như Anh, Pháp, Đức, Ba tây,Ý, Bĩ, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Ấn Độ, Nhật bản, Hoa kỳ, v.v…
Bác sĩ Ropars ở Antibes đã không ngần ngại khi đề tựa một quyển sách của giáo sư OHSAWA : “ Giáo lý của OHSAWA tiên sinh cách mạng đến mức rồi đây chắc chắn trong đôi ba năm nữa mỗi khi bàn đến y học hiện đại, người ta sẽ dùng đến những từ ngữ “TRƯỚC OHSAWA” hoặc “SAU OHSAWA” cũng như khi nói về lịch sử thường nói “TRƯỚC hay SAU CHÚA CỨU THẾ JÉSUS”.
Trong nguyệt san “JOIE DE VIVRE” số 22 ra tháng 12-1960, Bác sĩ Parodi đã viết:
“ Chính nhờ Giáo sư OHSAWA nên tôi nắm được những cương yếu mà tôi tin rằng xác thật nhất về bệnh tật, sức khỏe, dinh dưỡng và tôi vẫn mãi mãi nhớ ơn ông về những cương yếu đó. Tôi không bao giờ nghe một trong những buổi nói chuyện của ông mà không rút ra được vài nguyên tắc hoặc giáo lý đối với tôi có vẻ đặc sắc.
“ Những chiêm nghiệm trên bản thân và nơi các người bệnh đã thuyết phục tôi về sự lợi ích rất lớn lao của phép tiết thực Trường Sinh và những nguyên lý xây dựng nền tảng cho phép tiết thực trường Sinh ấy.”
Phương pháp dưỡng sinh của Giáo sư OHSAWA căn cứ theo Dịch lý Âm Dương để chọn thức ăn tuy rất tế nhị cao siêu trên lý thuyết nhưng lại rất giản dị trong thực hành, có thể tóm lược như sau:
-- Đừng ăn đường trắng hóa học và những thức ăn ngọt có đường.
-- Dùng lượng nước tối thiểu cần thiết cho đời sống để trong 24 giờ chỉ đi tiểu 2 hoặc 3 lần.
-- Dùng những thức ăn động vật ít chừng nào tốt chừng nấy.
-- Tránh những thực phẩm kỹ nghệ, nhất là những thức ăn đóng hộp, vô chai, có nhuộm màu hóa học và nhập cảng từ xa đến.
-- Dùng rất ít gia vị kích thích.
-- Ăn trái cây rất ít, nhất là đu đủ, xoài,thơm[dứa], chuối, bưởi, cam…
-- Không dùng thuốc men và ăn bậy ngoài bữa ăn.
Thực phẩm hằng ngày của chúng ta phải đúng tỉ lệ Âm Dương =5/1 , nói một cách giản dị là thực phẩm gồm từ 70% đến 95% cơm gạo lứt hoàn toàn và 30% đến 5% rau củ và thịt cá nấu thật chín hoặc chiên, xào khô.
-- Tránh các thực phẩm cực Âm như khoai tây, cà chua, cà dĩa, cà dái dê, măng, giá…
-- Chọn những thực phẩm nhiều Dương tính như kê, bo bo,cà-rốt, bắp su, huỳnh tinh vảy, sắn cơm[sắn dây],bí đỏ,mè v.v…
-- Tuyệt đối không dùng thuốc men và ăn bậy ngoài bữa ăn.
Cơm và thức ăn nhai thật kỹ, khoảng 100 lần một búng cơm, càng nhai kỹ càng tăng cường sinh lực và trẻ lâu, chữa lành tất cả mọi bệnh tật mà xưa nay người ta xem là nan y như phong cùi, lao, hoa liễu, bất lực, ung thư, điên, mất ngủ, hiếm muộn con cái, v.v…
Giáo sư OHSAWA đã nhiều lần nhắc lại rằng phép ăn uống theo Dịch lý Âm Dương không phải do ống phát minh mà chính đã có sẵn trong Đông y nguyên thủy từ 5.000 năm rồi.
Theo các Bản-Thảo chân chính của Đông y thì các dược phẩm thiên nhiên được chia làm 3 loại : hạ phẩm, trung phẩm và thượng phẩm.Những thứ thuốc hạ phẩm thì tương tự như các món thuốc của môn dược-vật-học ngày nay nghĩa là rất kiến hiệu ít ra là trong chốc lát nhưng bao giờ cũng có di-hại về sau hoặc nguy hiểm. Chúng có tính chất cấp cứu nhất thời thuộc về triệu chứng đến một mức nào đó.Theo nguyên tắc,người ta chỉ dùng trong tình trạng đặc biệt ví dụ để tránh khỏi phải mổ xẻ một bênh nhân rất già yếu.
Những thứ thuốc trung phẩm gần giống như các thực phẩm hằng ngày.Đó là những sản vật phụ thuộc trong sự trồng trọt, trái với những thứ thuốc thượng phẩm là những sản phẩm thiên nhiên.Đó là các cốc loại như lúa, bắp, kê, bo bo,…và các rau cỏ thường dùng hằng ngày như bí đỏ, cà rốt,bắp su, rau diếp, đậu ,mè v.v…Những thức nầy đủ sức để chữa lành bệnh và người ta có thể nhấn mạnh rằng chỉ với những dược vật thượng phẩm đó mà thôi, người ta có thể chữa lành mọi bệnh tật một cách hoàn hảo và lý tưởng.Còn các dược vật hạ phẩm và trung phẩm chỉ được dùng tạm thời hoặc phụ thuộc mà thôi.
Theo nguyên tắc “ Thân thổ bất nhị” có nghĩa là người và đất không lìa nhau, cốc loại và rau cỏ tốt hơn hết chỉ nên ăn thứ trồng trọt ở địa phương không cách xa chỗ mình ở quá 50km.Những thức ăn ở các nơi xa đưa lại và nhất là đồ đóng hộp thì chẳng nên dùng. Tránh những rau trái trồng bằng phân hóa học và rảy thuốc sát trùng.
Chọn một số đồ ăn cho một người ăn trong một thời gian ta có thể thay đổi trạng thái thể chất và tinh thần của người ấy và biến người ấy thành một người mới có nhiều Dương tánh hay Âm tánh.
Có lẽ ít ai nghĩ rằng thực phẩm là cội nguồn của tâm linh con người và người ta có biết đâu nếu ăn uống nhiều thực phẩm Âm trong một thời gian, cơ thể sẽ trở nên Âm và tánh tình sẽ trở nên bi quan, gắt gỏng,do dự , kém trí nhớ, thiếu linh hoạt, nhát gan, bất mãn,kém nghị lực, mất quân bình về tinh thần,v.v…
Còn một người Âm tính sau một thời gian ăn uống các thực phẩm Dương, tánh tình sẽ trở nên hoạt động, cương nghị,can đảm, quả quyết, khoan dung, ưa xã giao, trí nhớ tốt,vui vẻ, quảng đại, sáng suốt, tinh thần vững chãi nhưng trong trường hợp quá khích lại rất nóng giận.
Cho nên muốn được khỏe mạnh về thể chất và tinh thần, muốn chữa lành một căn bệnh, muốn được thân tâm an lạc,ta cần phải ăn những thực phẩm đem lại cho cơ thể sự quân bình Âm Dương thích ứng.
Trong ý nghĩa giới hạn nầy thực phẩm là vật chất. Trong một nghĩa rộng hơn thực phẩm không phải giới hạn ở trong thế giới vật chất. Một khi chúng ta nghe một luồng dư luận, nghiền ngẫm một triết lý, chiêm nghiệm một tư tưởng, đọc một quyển sách, ngồi xem truyền hình hay ngồi thiền định thế là chúng ta đang nhận sự rung động.Thế giới nầy đi từ những luồng sóng dài đến những luồng sóng ngắn. Những luồng sóng dài chúng ta sờ mó, nếm, nghe và thấy. Những luồng sóng ngắn hơn trong vô hình hoặc từ vô biên đến, chúng ta cũng thường xuyên thâu nhận chúng. Khi chúng ta ăn vật thực, chúng ta dùng mũi và mồm, nhưng khi chúng ta thâu nhận từ thế giới của những rung động, chúng ta khởi sự dùng tai, mắt và não của chúng ta.
Ban đầu chúng ta cảm thấy và cảm giác: chúng ta dùng những dụng cụ giác quan của chúng ta để tạo ra những kiến giải do những rung động mà chúng ta thu nhận. Thế rồi chúng ta dùng những cảm giác của chúng ta để tạo ra những thế giới của cảm tình và xúc động. Từ cảm giác chúng ta chuyển sang sự phát triển kiến giải lý trí của chúng ta qua cơ năng của ý niệm. Xa hơn nữa, chúng ta diễn dịch qua tiềm thức chúng ta những rung động thành những kiến thức về xã hội. Nếu còn đi xa hơn nữa chúng ta dùng tưởng tượng của chúng ta để khám phá những thế giới vô hình thật sâu thẳm, xa xăm…
Xem thế thân và tâm chẳng hề riêng rẽ mà chỉ là hai phương diện của một thực thể đi đôi với nhau như Âm với Dương. Phép tự kỷ ám thị cải tạo từ tinh thần, phép dưỡng sinh OHSAWA theo nguyên lý Âm Dương xây dựng từ thể chất, đôi bên hỗ tương, hỗ trợ cho nhau tạo nên một quân bình tốt đẹp. Và cuối cùng để chỉ rõ tính chất quan hệ của thực phẩm, từ ngàn xưa Ảo-nghĩa kinh TAITTIRIYA của Ấn Độ đã chép rằng:
“Ngoài Brahman là Ngã ra, đến thanh khí, ngoài thanh khí là gió, ngoài gió là lửa, ngoài lửa là nước, ngoài nước là đất, ngoài đất là thảo mộc, ngoài thảo mộc là thực phẩm, ngoài tinh hoa của thực phẩm là cái vỏ vật chất của tự Ngã.
Từ thực phẩm mà sinh ra mọi sinh linh: sống thì nhờ vào thực phẩm và sau khi chết đi lại trở về với thực phẩm.Thực phẩm là chúa tể của muôn loài.Cho nên có lời dạy rằng thực phẩm là thuốc men cho tất cả mọi tật bệnh của thể xác.Những kẻ nào tôn thờ thực phẩm như Brahman sẽ được thọ hưởng mọi hạnh phúc trên đời. Từ thực phẩm mà các sinh linh được sanh ra, sanh ra để rồi trưởng thành bằng thực phẩm. Mọi sinh linh đều được dưỡng nuôi bằng thực phẩm và khi chết rồi thì thực phẩm lại lấy họ mà dưỡng nuôi.”

HẾT
Go to the top of the page
 
+Quote Post

2 Trang V  < 1 2
Reply to this topicStart new topic
2 người đang đọc chủ đề này (2 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 29th March 2024 - 02:36 PM