IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

> Nhờ bên cô Trâm thực dưỡng giúp thu mua rau mầm sạch của các bệnh nhân chạy thận, Nhờ bên cô Trâm thực dưỡng giúp thu mua rau mầm sạch c
bắp_cải
bài Jun 11 2012, 09:48 AM
Bài viết #1


Member
**

Nhóm: Members
Bài viết: 21
Gia nhập vào: 29-October 07
Thành viên thứ.: 89



Ươm mầm xanh ở xóm chạy thận

Đây là bài viết lúc bắt đầu dự án cho các bn bị bệnh thận năm 2008

Những người mắc bệnh suy thận mãn tính đã nghèo khổ lại phải oằn lưng làm lụng kiếm tiền mua thuốc. Câu chuyện của họ thật đáng thương tâm.


Hằng quê ở Hà Nam, bị phát hiện viêm thận từ cuối năm 2006. Khi bệnh đã ở vào giai đoạn suy thận Hằng được gia đình đưa lên viện Bạch Mai. Bố Hằng bị liệt 12 năm, hai em còn nhỏ, mọi chi tiêu của gia đình chỉ còn trông chờ vào việc làm mấy sào ruộng của mẹ. Trung bình hai bữa ăn hết 12.000 đồng. Trước đây, ngoài thời gian chạy thận, cô đi bán nước rong tại vỉa hè trước cửa bệnh viện chỉ kiếm được không quá 20.000 đồng một ngày. Thế nhưng từ khi bắt đầu trồng rau mầm, mỗi ngày Hằng có thể kiếm được vài chục nghìn đồng, công việc nhẹ nhàng mà không phải lo hàng nước rong bị đuổi.


Chuẩn bị ươm mầm.

Giống như Hằng, 60 người đang sinh sống ở xóm chạy thận, khu nhà tre gần Bệnh vện Bạch Mai, không có việc làm. Theo bác sĩ Nguyễn Cao Luận, Trưởng khoa Chạy thận nhân tạo, Bệnh viện Bạch Mai, hầu hết các bệnh nhân chạy thận vào điều trị đều phát hiện muộn và ở giai đoạn 4 suy thận mãn tính. Chi phí một ca chạy thận nhân tạo là 400.000 đồng. “Trung bình một tháng, bệnh nhân chạy thận có bảo hiểm y tế được hỗ trợ từ 5 đến 6 triệu đồng. Ngoài ra, họ vẫn phải chi thêm vài triệu đồng để mua thuốc tăng hồng cầu, huyết áp, đạm và chi phí ăn ở, đi lại. Số tiền này là quá lớn khiến những bệnh nhân chạy thận đã nghèo lại càng trở nên kiệt quệ”, bác sĩ Luận cho biết.

Điển hình như ông Trần Văn Tặng, 54 tuổi, quê Nam Định. Sau khi “nhập khẩu” vào xóm chạy thận 4 năm trước, ngôi nhà 9 gian khang trang ở quê phải bán đi lấy tiền chữa trị. Suốt thời gian đó đến nay, ngôi nhà tạm của vợ chồng ông cùng ba người con dựng trong mảnh đất của người mẹ giá vẫn ở trong tình trạng xây nửa chừng vì tất cả tiền bạc đều dồn vào chữa bệnh. Chưa hết, vợ ông cũng bị bệnh luput ban đỏ 8 năm nay. “Lần trước lên Bạch Mai khám, các bác sĩ bảo phải kiểm tra định kỳ mỗi tháng, nếu không chữa trị kịp sẽ phải chạy thận. Nhưng gia đình làm gì còn tiền nên vợ phải ở quê, khi nào đau lại mang đơn thuốc cũ đi mua về uống”, ông Tặng kể.



Chăm sóc mầm rau.

Cảm thông với số phận của những bệnh nhân nghèo, một nhà hảo tâm đã tặng hai triệu đồng cho tám người ở xóm chạy thận, trồng thử 50 rổ rau mầm. Dự án trồng rau mầm tại xóm chạy thận bắt đầu từ đầu tháng 6. Chỉ sau một tuần, số rau mầm có thể thu hoạch lên đến 10 kg một ngày. Số tiền bán rau thu được khoảng 300.000 đồng, trừ chi phí mỗi người cũng được vài chục nghìn đồng. Chính vì thế, khi được giao làm tổ trưởng dự án rau mầm, ông Tặng rất vui. Ông cho biết: “Trước đây do sức khoẻ yếu tôi chẳng làm được gì, lúc khoẻ gắng đan quạt cố lắm chỉ được 5.000 - 10.000, giờ trồng rau mầm tôi có thể tự kiếm được 30.000 - 50.000 mỗi ngày”. Đây là cả một niềm vui lớn nên cư dân xóm chạy thận ai nấy đều mong ngóng một ngày gần đây có thể nhân rộng mô hình này, củng cố niềm tin để chiến đấu với bệnh tật. Hằng hồ hởi khoe: “Em được các chú cho vào tổ trồng rau mầm, vui lắm. Em chỉ mong mình có một việc phù hợp để kiếm thêm ít tiền trang trải, bớt gánh nặng cho mẹ”.

Tuy nhiên, việc mở rộng diện tích trồng rau mầm đang gặp một số khó khăn như thiếu vốn và không có đất để mở rộng sản xuất. Và điều quan tâm nhất là tìm được nơi tiêu thụ.

Chị Lê Thị Tâm, cán bộ Trạm khuyến nông Ven Đô thuộc Trung tâm khuyến nông thành phố Hà Nội, cho biết: “Rau mầm có hàm lượng dinh dưỡng gấp năm lần so với các loại rau khác, lại đảm bảo an toàn, sạch 100%. Sau khi thu hoạch rau mầm phải bảo quản lạnh”. Theo chị, nếu bệnh nhân tự mang ra chợ bán, từ sáng đến trưa chất lượng rau giảm đi nhiều, hơn nữa sức khoẻ người bệnh không cho phép lao động vất vả như thế. Nếu có các nhà hàng, khách sạn, bếp ăn trường học nhận đặt hàng thì lúc đó cuộc sống của những người chạy thận mới thực sự được cải thiện.

Bác sĩ Nguyễn Cao Luận thừa nhận: “Đa số các bệnh nhân khi phát hiện mình bị bệnh đều chán nản, không thiết sống. Nếu dự án này thành công sẽ giúp cho bệnh nhân quên đi bệnh tật, lấy lại niềm tin trong cuộc sống”.

Mai Hương baodatviet.vn
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Gửi trong chủ đề này


Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 2nd June 2024 - 10:31 PM