IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Cao khoai sọ có trị bá bệnh? Các loại cao..., Hướng dẫn cách làm và phương pháp sử dụng
BAS
bài Jul 17 2007, 03:53 PM
Bài viết #1


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 411
Gia nhập vào: 13-April 07
Thành viên thứ.: 15



Tài liệu trích trong quyển "Y học thường thức trong gia đình", nxb Phụ Nữ 1999.


Gạc Thuốc, Thuốc Cao Dán Và Túi Chườm


Gạc thuốc là một ứng dụng trên một vài bề mặt của cơ thể, đó là một miếng vải len, flannel, nhúng vào một dung dịch lỏng và vắt khô. Gạc thuốc có thể nóng, gọi là chườm nóng, hoặc có thể lạnh.

Thuốc cao hoặc thuốc đắp gồm một hỗn hợp bột nhão, ẩm, mềm, dùng trải đều lên bề mặt cơ thể hoặc đặt giữa hai lớp vải, khăn, vải mỏng và đắp lên bề mặt của cơ thể.

Túi chườm thì dùng chất liệu mạnh hơn, gói vào trong vải hoặc đựng trong túi cao su và được gọi là “áp bầu, áp chai”



501. Gạc gừng, chườm nóng gừng:


* Thành phần và dụng cụ: Gừng tươi nếu mua với một số lượng lớn, bạn nên bảo quản như sau: vùi trong cát khô, để trong một bình đựng hoa chẳng hạn, đặt bình vòa chỗ khô mát. Với cách này bạn sẽ giữ được gừng tưới lâu, nếu không có gừng tươi thì dùng bột gừng cũng được.

· Một cái nồi nặng, lớn, dung tích khoảng 4 lít, có nắp đậy, nồi tráng men là tốt nhất.

· 4 lít nước

· Một cây mài nạo (bằng đất thì tốt)

· Hai hay ba chiếc khăn tắm bằng cotton

· Một túi vải nhỏ, có thể cột chặt bởi sợi dây luồn vào sẵn. Túi vải này chỉ để dùng riêng cho việc đắp gạc mà thôi. Nếu không có túi sẵn, bạn có thể dùng một cái khăn hay một miếng vải buộc lại bởi một sợi dây thun.

· Không bắt buộc: găng tay cao su, giấy báo cũ hoặc một miếng nhựa dẻo


* Chuẩn bị nước gừng: Đem 4 lít nước nấu (đậy nắp), trong khi chờ nước sôi, rửa sạch gừng, bỏ các nốt đen nhưng không bóc vỏ gừng. Xong nạo gừng, nạo xoay vòng nhanh hơn nạo với động tác lên xuống do các sớ gừng không làm bít lỗ cây nạo. Cần từ 100-140 gr gừng nạo cho 4 lít nước nấu. Tỷ lượng này thay đổi thùy nhu cầu đòi hỏi hay không và một phần tùy loại gừng cho nước nhiều hay ít. Nếu bạn không có gừng tươi thì chỉ cần 30-40 gr bột gừng cho 4 lít nước, kế đó, cho bột gừng vào túi vải. Cho thẳng gừng vào nước nấu sẽ không sạch và không an toàn do những mẩu nhỏ gừng nạo hay bột gừng dính bám vào da có thể gây rát, bỏng. Nhúng ướt túi vải trước rồi mới cho gừng vào túi. Cột chặt túi lại. Nếu không có túi, bạn có thể dùng vải cotton và cho gừng vào giữa lớp vải rồi gấp lại như cái túi nhỏ và cũng thắt chặt túi lại bằng dây hay dây cao su sao cho vải đừng ép chặt vào gừng, cốt để cho nước lưu thông được vào trong.





Lúc này, nước có thể đã vừa sôi. Trước hết vặn nhỏ lửa lại cho sôi liu riu. Lúc đắp gạc gừng hoặc lúc hâm nóng nước gừng, phải cẩn thận đừng bao giờ cho nước sôi bùng. Nếu nước quá sôi, các hoạt chất trong gừng sẽ bị hủy hoàn toàn.

Sau đó giở nắp nồi ra, vắt ráo nước gừng trong túi vải cho vào nồi trước khi bỏ luôn túi vải vào nước nóng. Đậy nắp lại, để sôi liu riu 5 phút. Chất lỏng đổi màu vàng và có mùi thơm gừng; nếu chưa thơm, dùng đũa, muỗng gỗ khuấy ép túi vải vào nồi vài lần. tắt lửa khi thấy đã được, mở nắp nồi. Trong thời gian bạn đắp gạc gừng, nuớc sẽ nguội dần. Để có tác dụng tốt, phải áp gạc thật nóng nên bạn phải hâm nóng hoặc thêm nước nóng vào. Bạn cũng có thể sử dụng một lò điện nhỏ để hâm nóng nước gừng trước khi đắp gạc, tuy nhiên không nên dùng lò điện để nấu thức ăn hay nước uống mà duy chỉ dùng trong trường hợp này.


* Nước gừng: Nước gừng bây giờ đã sẵn sàng để đắp gạc, tuy nhiên nó còn được dùng cho nhiều mục đích khác như:

Cho vào nước tắm, tắm toàn phần hay một phần cơ thể như ngâm mông, tay, chân
Dùng để kì cọ, lau chùi thân thể


* Áp gạc gừng: Nếu người bệnh nằm trên sàn, cẩn thận đừng làm đổ nước gừng lên sàn gỗ. Nó sẽ làm hỏng mặt gỗ. Để tránh, cần lót vài tờ báo hoặc miếng nhựa plastic lên sàn. Người bệnh phải được nằm thoải mái và phần được đắp gạc phải để trần.





Bạn có thể tự đắp gạc nhưng tốt hơn nên nhờ một người bạn giúp. Nếu da tay bạn nhạy cảm hoặc phải đắp quá nhiều lần, nên dùng một găng tay.

Gấp khăn vải lại làm mấy lớp, mở nắp và nhúng phần giữa của của khăn vào nước gừng, nắm giữ hai đầu khăn.

Giở khăn lên và vắt nước thừa vào nồi, qua kinh nghiệm, bạn sẽ làm tốt việc này do không thể vắt khô quá hay còn quá nhiều nước trong khăn mới có kết quả tốt được. Đậy nắp lại.

Bây giờ trải khăn ra, nước sẽ bốc hơi và rồi gấp lại đủ rộng cho chỗ cần đắp và đắp trực tiếp xuống vùng được điều trị (Ảnh 18). Nó phải đủ nóng và chịu đựng được. Bạn có thể thử trước bằng cách đưa khăn nóng qua gần trước mặt của bạn, nếu bạn chịu được vậy là khăn không nóng lắm. Phải cẩn thận đừng làm nóng vùng da đắp gạc. Do vì có nhiều vùng khó bị bỏng như vùng lưng và nhiều vùng khác lại dễ bị bỏng như vùng ngực, bụng, cơ quan sinh dục.





Chúng ta phải xác định là việc đắp gạc không nhằm làm bỏng da nhưng phải đủ nóng có thể chịu được. Nếu vùng da được điều trị quá rộng, bạn phải lập tức áp một chiế khăn nóng thứ nhì lên trên chiếc thức nhất rồi phủ lên một khăn tắm khác để giữ hơi. Một vài người cho rằng nên nên phủ lên băng gạc một miếng cao su, nhựa hay plastic sẽ giữ hơi nóng đựoc lâu hơn. Thật ra đó là một điều tệ hại, nó sẽ làm mất tác dụng của gạc gừng, trong vài trường hợp, nó sẽ làm xấu thêm cơn bệnh.Chúng tôi sẽ giải thích ở phần sau.

Áp dụng kĩ thuật này, bạn sẽ giữ nóng đựoc từ 3 đến 10 phút. Để làm tăng tác dụng của gạc gừng, có lời khuyên nên xoa bóp nhẹ lên cơ thể xuyên qua gạc, chúng tôi không nghĩ thế, do xoa bóp thêm chỉ làm khó chịu hoặc gây đau đớn mà thôi, trừ phi bệnh nhân cảm thấy cần thiết hoặc nếu nếu do đã bớt nóng, bạn nên thay một khăn gạc nóng khác ngay. Trung bình cứ 3 đến 4 phút thay một khăn gạc mới.


* Thời gian điều trị: Bạn cứ thay luân phiên khăn gạc cho đến khi da có màu đỏ sậm, mất khoảng từ 20 đến 30 phút, như vậy là phải thay từ 5 tới 10 lần gạc. Vài trường hợp phải tiếp tục lâu hơn. Để trị các bệnh kinh niên, mãn tính đòi hỏi nhiều thời gian hơn như cơn suyễn, sỏi thận chẳng hạn.


* Sau khi điều trị: Sau khi điều trị tất cả khăn phải được giặt sạch và phơi khô xong, phải để riêng khăn này và chỉ dùng dành để đắp gạc.

Nước gừng đắp xong chỉ còn hiệu nghiệm trong 2 đến 3 giờ. Nếu cần áp gạc 2 đến 3 lần một ngày khi bệnh nghiêm trọng, bạn phải chuẩn bị gừng tươi đủ dùng. Đối với bệnh nhẹ, bạn có thể dùng lại nhiều lần nước gừng đã sử dụng trong 1 ngày (24 giờ) nhưng qua ngày hôm sau phải nấu nước gừng mới; tuy nhiên đừng bỏ nước cũ, hâm nóng lại để pha nước tắm hoặc ngâm chân (có thể dùng nước nóng không cũng đủ) rửa sạch chân bằng xà phòng trước khi đi ngủ và bạn sẽ có giấc ngủ ngon. Buổi sáng dùng nuớc gừng đã sử dụng để chà xát, kích thích cơ thể rất tốt.


* Mục đích và tác dụng của gạc gừng: Mục đích chính của gạc gừng là làm tăng lưu thông máu và các chất lỏng ứ đọng, những loại này gây ra đau đớn, viêm sưng hoặc co cứng.

Về phương diện năng lượng, chúng ta có thể diễn tả mục đích đó như sau: nó làm tăng nhanh sự trao đổi năng lượng và thiết lập lại bằng một năng lượng tốt trao đổi giữa cơ thể và môi trường xung quanh. Từ đó, nếu chúng ta dùng tấm phủ trên cùng bằng cao su hay plastic sẽ ngăn cản sự trao đổi năng lượng, và nó cũng dẫn đến một tình trạng xấu hơn cho nơi mà ta muốn làm nhẹ đi. Trong trường hợp này sức nóng của gạc thúc đẩy năng lượng tại chỗ, nhưng sự trao đổi của nó với môi trường xung quanh thì bị ngăn bít bởi lá chắn cao su hay nhựa (plastic)


* Những tác tố của gạc gừng gồm:

1. Sức nóng (rất dương): sức nóng mãnh liệt làm giãn nở mạch máu (cực dương sinh âm) và như thế nó kích động các chất lỏng. Sức nóng còn làm tan hoặc làm mềm các chất nhầy và mỡ tích tụ chồng chất và làm vỡ các kết tủa của khoáng chất. Hơn nữa hơi nóng lại thấm sâu vào cơ thể, vậy có thể ảnh hưởng đến tận bên trong, ngay cả các cơ quan rắn chắc như thận, gan hoặc phổi.

2. Gừng (rất âm) Do âm tính, gừng dễ dàng thấm sâu vào cơ thể (chúng tôi ghi nhận được mùi gừng trong hơi thở của bệnh nhân khi đang được điều trị đắp gạc gừng tại thận). Do tính năng âm, gừng làm tan đi những ứ đọng âm như chất nhầy và mỡ tích tụ(âm vùng khử âm). Hơn nữa, gừng còn tạo tuần hoàn tại chỗ do làm nở mạch máu; gừng rất âm nhưng không âm như các chất làm co thắt, do vậy không gây phản ứng đối nghịch.

Từ kết quả của hai tác dụng, các chất lỏng quánh đặc bắt đầu loãng ra, các chất trầm tích khởi sự tan rã, các loại tù đọng hoạt động lại rồi dần dần các mô được lọc sạch và được nuôi dưỡng bằng dòng máu mới. Gạc gừng có tác dụng rõ rệt làm giảm triệu chứng, nên nhớ là nó không làm mất đi nguồn gốc gây bệnh.


* Chống chỉ định: Các tình trạng không được đắp gạc gừng:

Trên thực tế, gạc gừng rất dương, rất nóng. Cái âm của gừng giúp hơi nóng khuếch tán tốt hơn, nhưng không đủ trung hòa cái dương của sức nóng. Do vậy thật sai lầm khi áp gạc gừng trong tình trạng có đặc tính dương.
1. Không bao giờ dùng gạc gừng cho phần đầu (rất dương). Trong trường hợp đau đầu do viêm xoang, có thể đắp nhẹ gạc lên vùng mặt hoặc rửa bằng nước gừng ấm.

2. không dùng cho trẻ con và người già (đều rất dương)

3. Không áp lên vùng bụng dưới của thai phụ (vùng này rất dương vào thời kì này)

4. Không dùng gạc gừng cho bệnh viêm ruột thừa, nhiễm độc bởi viêm phổi. Cả hai tình trạng này đều phát sinh do tiêu thụ quá nhiều thức ăn dương (thịt, trứng, gà vịt, phó mát)

5. Không bao giờ dùng khi đang sốt cao (rất dương). Phải làm hạ sốt trước đã.

6. Cuối cùng đặc biệt nhất nên ghi nhớ: không bao giờ áp gạc gừng vào các bướu ung thư quá 5 phút. Nếu việc này cứ lặp đi lặp lại, nó sẽ làm tăng sự biến dưỡng và nhân rộng cùng làm hoạt hóa tế bào ung thư. Kết quả là làm lớn và lan nhanh các tế bào ung thư. Ngoài ra, nếu chỉ áp gạc gừng với thời gian dưới 5 phút thì vô hại và đôi khi cần thiết (xem cao khoai sọ số 502)


* Lợi ích của gạc gừng:

1. Gạc gừng chữa trị rất có hiệu lực. Trong đông y hay dân gian, người ta đã biết dùng hàng ngàn năm nay. Hãy áp dụng cho bạn và người khác và bạn sẽ thấy rõ năng lực của nó.

2. Việc điều trị bằng gạc gừng không đòi hỏi chuyên gia. Tác dụng của nó cũng đạt được bởi Shiatsu, châm cứu, mai hoa châm, nhưng các phương pháp này cần phải có 1 chuyên gia.

3. Cho kết quả tương đối nhanh.

4. An toàn và không có phản ứng phụ như nhiều loại dược phẩm. Nhưng đừng quên học tập các chống hỉ định của gạc gừng.

5. Rẻ tiền so với dược phẩm

6. Mặc dù chúng ta xếp nó vào loại trị triệu chứng, nhưng nó không chủ yếu diệt triệu chứng như các dược phẩm. Để giải thích, gạc gừng làm biến mất các tình trạng dưới quân bình.

7. Gạc gừng có thể dùng điều trị tại nhà, nó giúp mọi người trong gia đình biểu lộ tình thân ái, săn sóc cho nhau.


* Những bất lợi của gạc gừng:

1. Nó phức tạp hơn thuốc viên dù không như phương pháp phẫu thuật.

2. Khó thực hiện trong các cuộc đi xa, nhất là không có bạn đồng hành, đặc biệt khi ta chưa thay đổi được cách nhìn về đời sống và cách sống.


* Thời gian điều trị: Tùy thuộc hoàn toàn vào điều kiện, tình trạng trị liệu:

· Đối với bệnh cấp tính (như cứng cổ) thường 1 lần mỗi ngày trong 2-3 ngày là đủ.

· Bệnh cấp tính kèm cơn đau đớn (như cơn đau sỏi thận) đôi khi cần áp gạc trong nhiều giờ.

· Viêm bàng quang cần áp 2-3 lần mỗi ngày, trong nhiều ngày.

· Các u nang cần áp mỗi ngày, trong nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng liên tục.

· Các bệnh mãn tính như cơ quan suy yếu (ví như đau gan mãn tính) áp 3-5 ngày, ngưng vài ngày rồi cứ thế.

Có thể thay gạc gừng bằng cao mù tạc (xem số 505)
Go to the top of the page
 
+Quote Post
BAS
bài Jul 18 2007, 12:55 AM
Bài viết #2


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 411
Gia nhập vào: 13-April 07
Thành viên thứ.: 15



502. Cao khoai sọ: (ảnh 19) tên khoa học là colocasia esculenta, nó là một loại củ rễ mọc ở xứ nóng.

Các bạn có thể tìm thấy nhiều loại tại cửa hàng Bách Hóa, nó có lá rộng, đôi khi giống như lá đại hoàng, rễ mọc chiều ngang, rễ củ ăn được, dùng với súp tương đặc (miso), các món hầm, nitsuke, tempura… Ở Hạ Uy Di món khoai sọ được gọi là Poi.



* Vật liệu và dụng cụ:

· Khoai sọ, dùng loại củ nhỏ, có lông (ảnh 19), phải còn tươi.
· Nếu không có củ tươi, có thể dùng bột khô khoai sọ (albi powder), gồm 90% bột khô và 10% bột gừng khô. Các loại khác rất đắt tiền mà cũng chỉ có tác dụng mạnh như khoai tươi mà thôi.
· Một khăn tăm cotton
· Băng gạc
· Bột mì trắng
· Gừng tươi hoặc bột gừng khô
· Một cái nạo


* Cách làm cao khoai sọ: Rửa khoai bỏ các lông bên ngoài, đừng gọt vỏ dày quá. Cẩn thận nạo phần trắng của củ. Sẽ được một nền bột nhão, dính và xốp, nhớ sử dụng cái nạo mịn nhỏ. Do không phải đang làm bánh khoai, chúng ta sử dụng bột mì trắng để làm chóng ráo hơn là bột lứt. Đừng cho quá nhiều bột mì vào nền bột khoai ướt. Nếu lỡ nhiều bột thì thêm nước vào. Bột phải có độ đặc như hồ vữa hoặc bùn.

Bây giờ thêm gừng tươi nạo hoặc bột gừng khô, bạn sẽ được một hỗn hợp gồm 90-95% khoai sọ và 5-10% gừng. Đừng quên trộn gừng cho đều. Trong trường hợp bạn dùng bột khoai sọ, phải thêm nước vào cho đến khi đạt yêu cầu.

Xong trải bột lên miếng vải khăn cotton ẩm hoặc gạc, sao cho bề dày lớp bột từ 1,5 –2 cm. Khối lượng khoai cần dùng tùy thuộc vào kích cỡ của vùng cơ thể cần điều trị và phải phủ đủ lên đều khắp.



* Đắp cao: Trước khi đắp cao, để có kết quả tốt hơn, nên đắp gạc gừng trước từ 3 đến 10 phút (thời gian tùy thuộc vào tình trạng bệnh). Điều phải làm là cao khoai phải trực tiếp tiếp xúc lên da, không có lớp vải giữa khoai và da. Trên cùng, bạn có thể phủ thêm một lớp vải. Nếu cần thiết, bạn cột chặt cao vào chỗ đó với một băng vải. Điều quan trọng là khoai phải luôn tiếp xúc với da, không được xê dịch hay trượt đi trong khi đắp.

Để vậy trong tối đa là 2,3 hoặc tối đa là 4 giờ, đủ để khoai tác động. Sau thời gian này, khoai sẽ khô và không còn tác dụng thêm. Nếu cao khô nhanh quá hãy giửo bỏ nó đi. Tuy nhiên lúc cao khô rồi gỡ ra rất khó và có thể gây đau đớn nhất là ở những vùng có lông và tóc. Trong trường hợp này, thấm nước ấm lên lớp bột khô cho mềm ra. Sau khi lấy cao ra rồi, bạn hãy kì cọ lớp da với nước ấm.

Đôi khi lúc này lại cần đắp tiếp gạc gừng, đó là khi cao sọ làm khó chịu sau lúc điều trị hoặc khi cần chuẩn bị đắp thêm một lần cao sọ nữa. Sau khi điều trị bạn giặt sạch các khăn vải và đem phơi khô.

GHI CHÚ:

1. Đây là loại cao lạnh, đừng dùng nuớc nóng chế cao, sẽ mất tác dụng

2. Khi đắp cao sọ thường xuyên hay liên tục, bệnh nhân thường than phiền bị lạnh và đôi khi không chịu nổi nữa. Trong trường hợp này có thể cho phép phủ lên trên hết một khăn ấm hoặc muối khô rang ấm. Bạn có thể đắp xen kẽ cao khoai sọ với thỉnh thoảng bằng gạc gừng cho bệnh nhân.

3. Đừng phủ tấm plastic lên trên cao, nó có thể làm loét da.

4. Cao phải đắp trực tiếp lên da. Chúng tôi được biết có người dùng cao sọ suốt tháng bằng cách gói cao lại rồi đắp lên da, nhưn như thế không có hiệu quả.

5. Tuy nhiên, người âm tính đắp cao thường bị ngứa, thường đó là do trộn quá nhiều gừng hoặc trộn gừng không kĩ, không đều. Hãy dùng ít gừng thôi. Nếu da quá nhạy cảm thì thêm chút muối vào cao, haợc xoa dầu mè, dầu cải vào vùng ngứa, và cuối cùng là đành lót vải mỏng hoặc gạc vào giữa cao và da.

6. Da có thể trở nên sạm đen nếu áp cao kéo dài, điều đó bình thường.

7. Sau nhiều giờ cao trở nên đen.




* Mục đích và tác dụng của cao khoai sọ:

1. Cao sọ kéo chất độc và khoáng chất chết ra khỏi cơ thể theo đường da. Mủ chất độc, chất vô giá trị, máu đông cục dưới hình thức áp xe, bướu, vết giập được kéo ra khỏi cơ thể bằng cao sọ. Đó là quá trình thông thoáng lỗ chân lông của da và âm chất của cao sọ có ái lực với các loại dương là cacbon tổng hợp của chất nhầy, mủ và các khoáng chất chết.

2. Gạc gừng (dương), thường áp dụng trước cao sọ; để máu và các chất lỏng của mô nội vùng được kích thích tuần hoàn cao độ

3. Cao sọ làm giảm viêm sưng và ngừa tạo viêm, như đặc biệt trong trường hợp viêm sau khi va đụng hoặc bong gân. Tính âm của cao sọ giảm yếu tố dương và chính dương tính này đã thu hút nước. Do nước được phân tán sau khi đắp cao sọ, sưng viêm cũng giảm theo. Nó cũng có tác dụng làm giảm đau qua nhiều chứng minh.

4. Cao sọ còn hút nhiệt tại chỗ


* Hướng dẫn các tình trạng có thể đắp cao sọ:

1. Đắp viêm sưng mọi loại.

a. Do chấn thương: bong gân, phỏng, gãy xương. Nếu đắp cao, lập tức sẽ ngừa được viêm và đau đớn. Đắp trong nhiều ngày sự xuất huyết nội mô sẽ rút lại nhanh chóng.

b. Các viêm sưng như áp xe, nhọt, rĩ nóng, viêm ruột thừa, đau khớp, phong thấp, viêm màng phổi, đau dây thần kinh và chàm eczema đều giảm nhẹ bởi cao sọ. Nó không chỉ làm giảm đau mà đôi khi còn làm tiêu tan quá trình viêm sưng.

Đối với các bệnh nhiễm virus như quai bị, lao, phong, hủi và viêm phổi, cao sọ đều hữu ích.

2. Cao sọ còn dùng chữa trị tất cả các loại bướu:

a. bướu lành, mụn cóc, bướu xơ, u nang (trong tử cung, vú, tuyến giáp…) Trong u nang, trước hết ta nên trị bằng duy chỉ gạc gừng.

b. Ung thư (cancers): Trong ca này, gạc gừng là phụ thuộc, chỉ áp đôi phút, cốt để làm vùng đau dễ bị ảnh hưởng. Nếu áp gạc gừng lâu quá, khối ung thư sẽ bị kích thích và lan rộng ra. Trong chữa trị ung thưu bằng phương pháp dưỡng sinh,cao sọ là cách trị ngoài quan trọng hơn hết. Khối u ung thư dưới mặt da, như ung thư vú được giãn ra bởi cao, cao thu hút chất của khối u từ trong cơ thể ra ngoài. Sau đó, việc giải phẫu để lấy khối u ra tiện lợi hơn.


* Thời gian điều trị: Tùy thuộc vào tình trạng trị liệu. Trong ca ung thư quan trọng, phải đắp cao liên tục trong nhiều tuần. Nếu bệnh không nghiêm trọng lắm chỉ cần đắp 1,2 hay 3 lần mỗi ngày trong 1, 2 hay 3 tuần. Chúng tôi đã chứng kiến bệnh u nang ở cổ tay (ganglion) vỡ ra sau 3 tuần trị liệu. Mặt khác, đôi khi 1 lần trị liệu là đủ như bệnh trĩ chẳng hạn.


* Đắp xen kẽ:

1. Viêm và sốt cũng giảm được bởi cao diệp lục tố (số 508) hoặc cao đậu hũ (số 506)

2. Tác dụng tẩy độc bởi cao sọ đặc biệt dùng trong điều trị áp xe, ung thư cũng đạt được bởi cao khoai tây (số 503) hoặc cao khoai tây- diệp lục (số 504)
Go to the top of the page
 
+Quote Post
BAS
bài Jul 18 2007, 11:17 PM
Bài viết #3


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 411
Gia nhập vào: 13-April 07
Thành viên thứ.: 15



503. Cao khoai tây: Gọt vỏ và nạo khoai tây. Nó cho ra nhiều nước và không dính như khoai sọ, do đó cần trộn thêm nhiều bột mì.

504. Cao khoai tây - diệp lục: Trộng 50-60 % khoai tây nạo và 40-50 % rau xanh vò nát (như rau dền, lá củ cải daikon, lá ngưu bàng hoặc lá bắp cải). Tốt nhất xay lá trong cối đất (suribachi). Thêm 10% bột hoặc tốt hơn nữa là thêm bột khoai sọ vào nếu bạn có sẵn.

Hai thứ cao trên đắp như cách đắp cao khoai sọ. Cả hai thứu hiệu quả kém hơn cao sọ. Cao khoai tây diệp lục tố hơn cao khoai tây một chút.

505. Cao mù tạt: Đay là cách trị liệu ở Đông Phương từ lâu và cũng được biết đến ở các nước phương Tây. Nó dùng để thay thế gạc gừng.

Vật liệu và dụng cụ:

· Hạt mù tạt hoặc bột mù tạt
· Bột trắng
· Cối đất hoặc cối ciment (xi măng) và chày
· Khăn giấy hoặc giấy sáp
· 2 chiếc khăn bằng cotton

* Chuẩn bị: Giã nát hạt mù tạt thành bột, hoặc dùng bột mù tạt làm sẵn. Khi trị cho trẻ em thì thêm một phần bột trắng bằng phần mù tạt. Rồi thêm nước ấm vào từ từ, nhất thiết phải khuấy đều theo một chiều (rất quan trọng). Bạn sẽ được một chất kem dày không đặc mà cũng không loãng.

Xắt khăn giấy hoặc một miếng giấy sáp, lớn gấp 2 lần chỗ được đắp. Gấp khăn lại làm đôi. Trải bột mù tạt vào nửa bên khăn rồi gấp nửa phần khăn còn lại lên trên nền bột, xong gấp các viền khăn lại tránh cho bột khỏi rơi ra ngoài.

* Áp cao: Phủ lên trên vùng điều trị một khăn cotton, để khăn giấy có mù tạt lên trên khăn. Trên hết lại phủ 1 khăn cotton khác để giữu ấm. Đừng đắp thẳng khăn giấy có mù tạt lên da ngoại trừ khi lớp giấy bọc mù tạt khá dày. Nếu mù tạt rơi ra ngoài da, nó sẽ làm dơ và làm phỏng da.

Khi bạn đắp cao 1 mình, bạn không thấy gì lúc bắt đầu, nhưng chỉ một lúc bạn sẽ cảm thấy càng lúc càng nóng hơn. Đó là mù tạt thấm dần qua khăn.

Giữ cao mãi như thế cho đến khi sức nóng cảm thấy khó chịu: Mất khoảng 10-20 phút, thì gỡ bỏ ra. Bây giờ bạn thấy màu da đỏ và ấm, gần như muốn phỏng. Để rửa sạch, bạn dùng khăn nhúng nước ấm lai nhè nhẹ. Đừng xoa mạnh lớp da, nếu không sẽ đau và đôi khi còn bị rách nữa.

* Mục đích đắp mù tạt:

· Làm lưu thông máu và chất lỏng trong các cơ quan haợc mô tế bào và làm tan các ứ đọng.

* Chỉ dẫn:

· Rất tốt cho bệnh phổi; như viêm cuống phổi, chất nhầy ứ đọng ở phổi, ho, suyễn. Trong trường hợp này, đắp cao liên tục hoặc xen kẽ lên vùng ngực và vùng phổi sau lưng.
· Để trị cứng cổ và cứng vai: do máu ứ đọng trong các bắp thịt tại chỗ
· Đau phong thấp giảm rõ rệt
· Rất tốt làm nhẹ đau bụng kinh kì

* Thời gian áp dụng:

· Bệnh cấp tính: 3-4 lần mỗi ngày
· Bệnh mãn tính: cũng như gạc gừng, đắp trước khi đi ngủ.

* Chú thích: Cao mù tạt có thể dùng cho trẻ nhỏ còn an toàn hơn là gạc gừng. Cao mù tạt ôn hòa hơn và tiện lợi hơn mà có tác dụng rất tốt.

Một điều cần nhấn mạnh ở đây là phải tránh đừng làm bỏng da. Điều này sẽ không xảy ra nếu bạn làm đúng hướng dẫn. Nếu lỡ bị bỏng thì xoa lên chút dầu olive.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
BAS
bài Jul 19 2007, 01:05 AM
Bài viết #4


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 411
Gia nhập vào: 13-April 07
Thành viên thứ.: 15



506. Cao đậu hũ: Đậu hũ rất dễ tìm, là thức ăn tuyệt vời, đậu hũ còn dùng làm thuốc trị ngoài. Bạn nên lúc nào cũng có 1 ít đậu hũ trong tủ lạnh, do nó rất hữu ích trong tình trạng cấp bách như là một cách trị liệu ban đầu.


* Vật liệu và dụng cụ:

· Số lượng đậu hũ vừa đủ

· Bột trắng

· Gừng nạo

· Cối chày

· Vải tốt

· Khăn cotton dày, gạc hoặc giấy sáp hoặc khăn giấy



* Cách làm: Nếu đậu hũ quá nhiều nước, bạn phải vắt ép nước thừa: để đậu hũ vào miếng vải và vắt ráo, xong xay trong cối đất cổ truyền. Thêm 5% gừng nạo và một ít bột trắng (10-15%) trộn thật đều sao cho được một bánh bột dẻo dính. Trải bột này một lớp dày 1cm lên khăn cotton, gạc, giấy sáp hoặc khăn giấy.



* Cách đắp: Đắp trực tiếp đậu hũ lên da và đừng dùng plastic, cao su hoặc nhựa đậy lên mà chỉ có thể phủ lên trên hết 1 khăn cotton. Cao này khô nhanh lắm và phải thay cao khác sau 1-2 giờ, có khi phải thay sớm hơn.



* Mục đích của cao đậu hũ: Đậu hũ âm nhưng không có tính hút độc như cao sọ mà âm tính của đậu hũ có đặc tính sau:

1. Hút nhiệt, hạ sốt. Về mặt này đậu hũ được dùng thay thế nước đá và lại đặc sắc hơn túi đá hoặc khăn lạnh ở chỗ hấp thu rất hiệu quả, hơn nước đá mà lại không gây phản ứng phụ. Nước đá trung hòa sốt theo lý tính trong khi đậu hũ trung hòa theo lối dược tính. Nước đá còn sinh phản ứng phụ do không làm tiêu tan nguồn gốc của sốt.

2. Cao đậu hũ làm tiêu tan quá trình viêm sưng, dù viêm có gây sốt hay không.

3. Phòng ngừa viêm sưng hoặc làm giảm sưng. Về mặt này, nó giống như cao sọ.


* Hướng dẫn: Do âm tính thiên nhiên, cao đậu hũ dùng đặc biệt cho các vấn đề thuộc tính dương mà nó còn an toàn hơn cho tất cả dù vấn đề gây ra bởi âm hay dương.

1. Sốt cao, đắp cao đậu hũ lên đầu. Trái với gạc gừng, cao đậu hũ được khuyên nên đắp để trị liệu phần đầu.

2. Tiến trình viêm nóng gây ra sốt như viêm phổi cấp tính hoặc viêm cuống phổi. Khi viêm nóng (inflammatory) ở sâu trong cơ thể, chúng ta nên đắp gạc gừng trước tiên.

3. Mọi tình trạng đau nhức có kèm sốt.

4. Bỏng, nhất là ở tình trạng cấp 2 và 3. Trong trường hợp này, phải đắp cao đậu hũ liên tục suốt ngày đầu tiên bị phỏng. Cao làm giảm đau mà lại có tính chống hình thành vết sẹo. (Xin xem thêm phần dầu trứng)

5. Khi được đắp ngay sau lúc va đụng, chấn động, bong gân, cao đậu hũ ngừa được sự xuất huyết nội mô và chống sưng.

6. Xuất huyết nội mô (gồm cả xuất huyết ở não bộ): cao đậu hũ ngăn máu đông và làm tăng sự tái hấp thu máu.


* Chống chỉ định: Không dùng cao đậu hũ cho bệnh sởi bị sốt và thủy đậu (measles and chickenpox) trừ phi sốt quá cao (40 độ C hay hơn nữa)

Trong trường hợp sởi và thủy đậu, nhiệt lực không phải là giả tạo mà cốt chỉ để giữ được phạm vi an toàn.


* Thời gian áp dụng: Tùy cơn đau, khi trị sốt cao, cao sẽ ấm nóng nhanh và phải thay cao mới liên tục mỗi 20 phút. Bỏng nặng phải đắp liên tục nhiều ngày. Nên học cách làm đậu hũ tại nhà do rất cần số lượng lớn trong trường hợp trên. Để trị viêm cuống phổi, bạn tiến hành nhứuau: trước tiên đắp gạc gừng rồi đắp cao đậu hũ trong 2-3 giờ. Trở lại đắp gạc gừng và đắp tiếp cao đậu hũ trong 2-3 giờ. Cách này hiệu quả vô cùng.


* Đắp xen kẽ:

· Cao sọ: cao sọ không tác dụng lắm khi dùng hấp thu sốt do không nhanh bằng cao đậu hũ.

· Cao diệp lục

· Cao đậu nành sống


507. Cao đậu nành sống: Ngâm 1 tách đậu nành sống với 5 tách nước qua 1 đêm. Giã nhỏ nhừ, thêm bột và đắp như cao đậu hũ. Làm hạ sốt, viêm sưng đỏ vùng đau nhức.


508: Cao diệp lục:


* Vật liệu và dụng cụ:

· Các loại rau lá xanh như lá củ cải (daikon) là tốt nhất hoặc tất cả các rau lá xanh khác như bắp cải, lá củ cải tunip, radish, rau dền, lá bồ công anh (dandelinon) tốt hơn là không nên dùng lá có vị hăng cay như tỏi tây chẳng hạn.

· Bột trắng

· Cối đất và chày (chày gỗ cối đất cổ truyền)

· Vải tốt hoặc khăn giấy


* Cách làm và đắp: Bằm nhỏ các lá và xay trong cối đất, có thể thêm vào 10 -20% bột. Trải bột trên vải hoặc khăn giấy 1 lớp dày độ 1cm, áp thẳng cao vào da và để vậy 2-3 giờ.


* Tác dụng: Âm tính của lá xanh hút mạnh hơi nóng dương, nó làm giảm đau và làm tiêu tan quá trình viêm nóng (dương). Nếu đem so tác dụng của cao diệp lục với các cao khác trong tác dụng làm tiêu cơn sốt, chúng ta sắp hạng như sau, từ mạnh đến yếu (tât cả đều có tác dụng):

· Cao cá chép

· Cao khoai sọ

· Cao đậu hũ

· Cao diệp lục

Tuy nhiên cao cá chép rất mạnh chỉ nên dùng trong các trường hợp thật đặc biệt (xem số 518) Mặc dù cao diệp lục có tác dụng yếu nhất để giảm sốt, nhưng nó còn tốt hơn túi chườm đá hoặc khăn lạnh.


* Hướng dẫn:

· Để làm giảm sốt cao, đắp cao lên trán, nếu chúng ta muốn có tác dụng hơn thì đăp cao vào 2 bên đầu (bên trên lỗ tai) va phía sau sọ, trên cổ.

· Để giảm viêm sưng đỏ, khi mà cao sọ và cao đậu hũ không thích hợp.


509. Cao củ cải (daikon) và củ cải Thụy Điển (turnip):


* Cách làm và dùng: Nạo 1/3 củ cải (daikon) hoặc turnip, đừng dùng nước ép của nó. Áp thẳng vào vùng điều trị, để vậy 15-30 phút rồi thay lớp khác.


* Tác dụng và hướng dẫn: Cao này có tác dụng làm lạnh tựa như nước đá. Dùng trên các vết bầm tím. Nó không chỉ làm lạnh, hạ cơn đau mà mọi vấn đề xuất huyết đều nhanh chóng được giải quyết. Đối với những vết bầm rộng, cần lập lại việc điều trị liên tục nhiều ngày.


510. Cao cá chép: Trong y học cổ truyền, người ta chỉ dùng cao cá chép cho việc điều trị bệnh phổi mãn tính khi cơn sốt đe dọa mạng sống. Nó có năng lực giảm sốt mạnh hơn cả nước đá và cao đậu hũ. Nó làm hạ những cơn sốt cực cao không phân biệt nguồn gốc. Nó không dùng làm giảm những cơn sốt nhẹ do không chỉ gây lãng phí mà còn có hại nữa.


* Cách làm: Bạn cần 1 con cá chép (ở ảnh 10) chừng ½ kg. Nếu có cá chép sống, cố gắng giữ máu nó lại trước khi giã nhỏ thành cao. Đập cá cho chết. Xắt đầu cá và hứng máu chảy ra vào trong tách. Bọc cá vào miếng vải, lấy búa dần nát như đập nước đá. Nếu bạn có cá chết thì đừng dùng máu của nó.



* Cách dùng: Cho bệnh nhân uống máu cá chép, nhưng chỉ với một lượng rất nhỏ, đối với người lớn, chỉ dùng ½ tách dùng để uống rượu sake hoặc nhiều nhất là 1 tách, với trẻ em, ¼ tách hoặc ít hơn. Máu cá phải uống tươi trước khi nó đông lại.

Đắp cao cá chép vào ngực, và nếu có thể cả sau lưng, nhưng đừng đắp lên vùng tim. Đừng đắp thịt cá trực tiếp lên da do sẽ cảm thấy quá lạnh, mà phải bọc trong vải mà đắp.

Cao này làm hạ nhiệt độ rất nhanh. Phải luôn luôn đo lại thân nhiệt mỗi 15-20 phút và lấy cao ra ngay khi thân nhiệt xuống còn 37 độ C. Phải mất 1,3 hoặc trên 6 hiờ đồng hồ và đôi khi phải thay 1 lần cao mới để đạt đựoc nhiệt độ thích hợp.


* Tác dụng: Cá chép rất âm, không phải do nó sống trong nước ngọt hoặc do nó là loại cá lớn bơi chậm mà do nó sống trong bùn và cần rất ít oxi. Cá càng dương càng cần nhiêu oxi.

Sốt cao là dương nên không có gì ngạc nhiên khi máu cá có tác dụng hạ sốt. Việc này đã đựoc biết rõ từ hàng ngàn năm nay ở phương Đông.


* Chú ý:

· Không uống máu cá chết

· Đừng áp cao cá lên vùng tim

· Không được để cao làm hạ thân nhiệt xuống quá 37 độ C, nếu không sẽ gây nguy hiểm. Nếu dùng đúng, cao cá chép có thể cứu được mạng sống mà không gây phản ứng phụ như trụ sinh hay thuốc viên.


* Đắp xen kẽ: Cao cá chép độc nhất vô nhị không gì có thể thay thế được, tuy nhiên để tạm thay thế có thể dùng:

· Cao các loại cá lớn âm tính (cá sống ở nước ngọt)

· Cao thịt âm tính: thịt sống có mỡ như hamburger (đang được để áp lạnh trong tủ đông)


511: Túi muối:


* Cách làm và dùng: Rang 0,5 đến 0,75 kg muối (trắng hoặc xám, thô hoặc tinh cũng được) trong chảo cho nóng. Bọc muối vào vải hay khăn dày (áo gối cũ). Bọc thêm 1 khăn dày nếu thấy quá nóng. Đắp vào vùng đau, rang lại nếu muối bị nguội.


* Tác dụng: Muối cung cấp sức nóng lâu (có thể dùng cát hay sỏi cũng tạm được). Hơi nóng (dương) sẽ thấm vào những cơ quan rỗng (âm). Còn gạc gừng ẩm (âm), nóng (dương) thì rất có hiệu quả đối với việc trị liệu cho cơ quan rắn chắc (dương)


* Hướng dẫn áp muối:

· Giảm đau vùng bụng, đau ruột, đau dạ dày, đau bụng kinh.

· Giúp ngừng tiêu chảy

· Cho các cơn đau tổng quát nhưu đau trĩ, đau dây thần kinh, cứng cơ và đại loại như thế.


*Chống chỉ định: Túi muối không được dùng cho các tình trạng thuộc dương (cao sọ, diệp lục và đậu hũ thich hợp cho dạng dương này)


512. Cao gạo:


* Cách làm: Có nhiều loại cao làm từ gạo:

· Nấu cơm lứt không bỏ muối để nguội xay thành bột, nếu không có gạo lứt thì dùng gạo trắng cũng được.

· Trộn 70% cơm với 20% lá rau tươi xanh và 10% rong nori. Tất cả nghiền nhỏ.

· Trộng 50% cơm lứt với 50% gai thông đất (ground pine needles)


* Tác dụng: Làm dịu quá trình viêm sưng đỏ.


*Hướng dẫn: Áp thẳng cao vào nơi đau viêm hoặc nhọt, nếu vết thương hở, gói cao vào trong vải mà đắp. Trong cả hai trường hợp cao gạo đều làm hạ sốt và hết đau nhức. Cao cơm + gai thông đặc biệt giúp lành vết thương và vết thâm tím.


513. Cao cám gạo: Nếu không có cám gạo, dùng cám lúa mì hay cám yến mạch cũng được. Thêm nước lã vào cám, trộn thành cao, áp trực tiếp lên da. Nếu cao nóng thì bỏ đi hoặc thay cao mới.

Cao cám trị sốt, vùng viêm sưng trên tay, chân như bệnh phát nước (frosbite) chẳng hạn. Cũng tốt để trị gãy xương. Túi cao cám còn được dùng như xà phòng để chà tắm, mục đích làm cho da mịn màng.




514. Cao tương đặc (miso): Đắp tương đặc (miso) trực tiếp lên da, hoặc bọc trong vải, là 1 trị liệu dương dùng tại nhà trong vết thương chảy máu (do đứt tay chân), ngứa da hoặc mọi loại sưng.


515. Cao kiều mạch (Buckwheat):


* Cách làm và sử dụng: trộn bột kiều mạch với nước ấm vừa đủ để có 1 bánh bột nhào cứn, ẩm, đừng cho quá ướt. Đắp 1 lớp độ 2 cm trực tiếp lên da, giữu cho cao không bị trượt đi. Sau 1, 2 giờ bỏ ra hoặc cho đến khi bột mềm và nhão nước thì bỏ đi, thay cao mới. Trị liệu cho kết quả tốt nếu giữ cao được ấm. Để 1 túi muối (xem số 510) lên bên trên lớp cao.


* Tác dụng: Cao này hút nước trong cơ thể thẳng qu làn da. Do vậy, cao đắp phải được trộn không nhão nước quá và phải được đắp trực tiếp lên da.


* Hướng dẫn:

1. Rất tốt dùng cho trường hợp nước ứ đọng ở bụng, màng phổi. Nó chỉ có tính cấp cứu tạm thời mà không ngừa được sự hình thành tích tụ nước mới.

2. Làm giảm nhẹ sưng ở khớp nối do bong gân.

3. Bệnh viêm bàng quang và không tiểu được, đắp cao lên vùng bàng quang liên tục cho đến khi có kết quả.


516. Cao củ sen:


* Vật liệu và dụng cụ:

· Củ sen tươi

· Bột trắng

· Gừng nạo

· Khăn vải cotton


* Cách làm và sử dụng:

Nạo củ sen tươi trộn với 5% gừng mài và 10-15% bột trắng. Trải cao lên vải hoặc khăn giấy dày độ 1 cm đắp trực tiếp lên da.


* Tác dụng: Làm tan chất nhầy ứ đọng.


* Hướng dẫn:

· Làm tan chất nhầy ở cổ khi viêm cuống phổi, đắp vào cổ và ngực sau khi áp gạc gừng.

· Chất nhầy ở xoang mũi, xung huyết ở mũi haợc viêm đỏ (bệnh do dùng chế phẩm từ sữa, sản phẩm từ bột tinh chế, nước đá, kem, đường, thứuc ăn có dầu mỡ và uống quá nhiều chất lỏng gồm cả nước trái cây ép), đắp mỗi đêm gạc gừng từ 10-15 phút vùng mũi, rồi đắp cao củ sen lên cạnh mũi hoặc 2 cạnh mũi. Nếu muốn cao để luôn như vậy qua đêm bạn hãy làm 1 cái mặt nạ đơn giản (xem ảnh 22)

Làm bằng 2 lớp vải gạc, cho cao vào giữa hai lớp vải, ngay vùng mũi và đắp mặt nạ lên mặt. Vào buổi sáng, bỏ cao ra, rửa mũi với trà già 3 năm (bancha) có muối

Trị liệu này cần áp trong 7-10 ngày, đôi khi 2,3 tuần cho đến khi có hiệu quả. Nước và chất nhầy sẽ đựoc thải qua mắt và mũi.


517. Cao tỏi (garlic) Nghiền 1 ít tỏi cho vào trong túi vải rịt vào gót chân, khi gót chân cảm thấy nóng, bỏ tỏi đi. Dùng trị khi bị lạnh đến run rẩy.


518. Gạc trà: Sao trà già 3 năm (bancha) và nấu trong 5 phút, thêm vào 5% muối, dùng gạc thấm trà này mà đắp.


* Hướng dẫn: Trị đau mắt, đau mắt lẹo (viêm sưng đỏ ở bờ mí mắt) 3 lần mỗi ngày. Trong từ 10-15 phút.


519. Gạc cám gạo: Bỏ 1 nắm cám gạo vào túi vải cotton, cột chặt túi vải lại. Dùng 2-3 lít nước nâu sôi và bỏ túi cám vào khoắng túi đều, nước sẽ trở nên vàng.Cám gạo nuôi da, đắp gạc cám làm dịu viêm sưng đỏ. Đặc trị nấm chàm (eczema) ngứa và dị ứng da. Đừng bỏ nước cám đã nấu sau khi đắp mà đem pha vào nước để tắm rửa.


520. Gạc tro gỗ: Lấy tro gỗ (sau khi đốt gỗ) cho vào nước nóng khuấy đều. Để lắng, dùng kì cọ da hoặc đắp như gạc. Rất tốt để trị nhiều loại bệnh về da.


521. Gạc nước muối: Gạc nước muối lạnh dùng đắp trên các vết bỏng cho đến khi hết đau nhức. Xem thêm chi tiết ở phần II.


522. Lá liễu (Willow leaves) Nấu lá liễu trong nước, để nguội dùng gạc nhúng đắp lên các vết thâm tím hoặc vết thương.


* Cao lá liễu: Trộn lá liễu nghiền với bột và 1 chút nước đắp lên vùng xương gãy, bong gân hoặc cơ co cứng.
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 28th March 2024 - 09:03 PM