IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Ngưu bàng và cách trồng ngưu bàng?, Hạt giống mua ở đâu?
Diệu Minh
bài Apr 15 2009, 06:17 PM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Ngành Thực dưỡng phát triển song song với việc dùng ngưu bàng trong bữa ăn hàng ngày và việc trồng trọt nó và thu hoạch cũng như là phân phối nó trở thành vấn đề.

Nhiệt độ tốt nhất trồng ngưu bàng là 22 - 26 độ, trồng nó ở vùng đất có cát pha là tốt nhất.

Rễ của ngưu bàng sâu có củ tới 1,2 m.

Đất thích hợp nhất để trồng ngưu bàng là đất phù sa ở Bãi giữa sống Hồng.

Thời gian trồng là vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 dương lịch với khí hậu miền bắc.

Ngâm hạt 2 giờ và ủ nửa ngày cho hạt nứt nanh rồi để ráo xong đem vùi hạt nông 1 cm rồi lấp đất.

Mỗi luống trồng cách nhau 45cm, và trồng hai hàng liền nhau mỗi hàng cách nhau 25 cm, mỗi hạt cách nhau 15 cm;

Ngưu bàng trồng chỉ vất vả tưới trong 1 - 1,5 tháng đầu, sau đó nó tự động mọc gần như không cần chăm tưới... thu hoạch vào cuối tháng 3 đầu tháng tư.

Tôi vừa nhận được 3 túi hạt giống ngưu bàng của Nhật do bạn coden trong diễn đàn mình ủng hộ và khá ngạc nhiên vì sao có nhiều điều kỳ diệu về ngưu bàng mà tôi chả biết... bạn ấy cũng cho tối tới 6 gói hạt giống rau tía tô của Nhật gồm hai loại tím và xanh dùng để ăn sống.

Loại tía tô đó tôi sẽ cho trồng nay mai... sao lại cầu gì được nấy như thế này nhỉ?

Tiếng Anh gọi củ ngưu bàng là burdock, tiếng Nhật gọi là củ gobo.

Người Nhật và người Hàn Quốc quen dùng loại củ này như là ta quen dùng củ cải và cà rốt.

Hiện nay Trung Quốc cũng trồng nhiều...

1 loại ngưu bàng giòn ngọt
2. Loại ngưu bàng dẻo thơm
3. Loại ngưu bàng để ăn sống.

Cuộc sống thật kỳ diệu... 3 gói hạt giống này cuối tháng 9 năm nay tôi sẽ cho trồng ở Bãi giữa.

Cầu chúc mọi sự an lành tới với mọi người.


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Apr 15 2009, 06:23 PM
Bài viết #2


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Vào đây để xem các hình ảnh và món ăn về ngưu bàng nha:

http://images.google.com.vn/images?hl=vi&a...t=0&ndsp=20


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
macrobiotic
bài Apr 15 2009, 08:04 PM
Bài viết #3


Advanced Member
***

Nhóm: Moderator
Bài viết: 212
Gia nhập vào: 15-March 07
Thành viên thứ.: 11



Ngưu bàng:



Chi Ngưu bàng hay chi Ngưu bàng hoặc chi Ngưu bàng là một nhóm các loài thực vật sống hai năm có tên khoa học Arctium thuộc họ Cúc (Asteraceae). Loài tiểu ngưu bàng (A. minus) mọc hoang dại trong nhiều khu vực của Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á.

Các loài ngưu bàng có các lá màu lục sẫm, chúng có thể cao tới 45 cm (18 inch). Các lá này nói chung khá lớn, to cánh, hình trứng với các lá phía dưới có hình tim, phủ lông tơ ở mặt dưới. Các cuống lá rỗng. Các loài Arctium ra hoa từ tháng Bảy tới tháng Mười.

Các đầu đầy gai của các loài thực vật này đáng chú ý là do chúng rất dễ mắc vào quần áo cũng như lông của động vật, điều này tạo ra cơ chế tuyệt vời cho sự phát tán hạt của chúng. Các móc bám của hạt gây ra kích thích và có thể tạo ra những cục "tóc" trong ruột của động vật. Tuy nhiên, phần lớn các động vật không ăn các loại cây này.

… Các loài ngưu bàng đôi khi còn bị nhầm lẫn với các loài ké và đại hoàng.

Rễ của ngưu bàng, cùng với các loài thực vật khác, bị ấu trùng của bướm ma ăn. Các loài thực vật này cũng bị ấu trùng của một số loài nhậy khác thuộc bộ Cánh vẩy phá hại.

Phần thân màu lục phía trên mặt đất của các loài ngưu bàng có thể gây ra viêm da do tiếp xúc ở người do các loại lacton (hợp chất este vòng) do chúng sinh ra.

Rễ cái của các cây ngưu bàng non có thể được thu hoạch làm rau ăn. Trong khi nó không phổ biến trong ẩm thực châu Âu ngày nay thì nó vẫn là phổ biến tại châu Á, cụ thể là trong ẩm thực Nhật Bản, tại đây A. lappa (đại ngưu bàng) được gọi là gobo (牛蒡 hay ゴボウ). Loài này được trồng để lấy phần rễ thon mảnh của chúng, có thể dài tới 1 m và đường kính 2 cm. Rễ ngưu bàng rất giòn và có vị ngọt, dịu và hơi hăng với một chút vị hơi ngăm đắng rất khó nhận ra, có thể khử bỏ được bằng cách ngâm rễ đã thái nhỏ trong nước từ 5-10 phút. Các cuống chồi hoa cũng có thể thu hoạch vào cuối mùa xuân, trước khi hoa nở; hương vị của nó tương tự như của atisô, loài cây có qua hệ họ hàng gần với chúng. Một món ăn phổ biến của người Nhật gọi là kinpira gobo (ngưu bàng kim bình), bao gồm rễ ngưu bàng và cà rốt thái nhỏ, om với xì dầu, đường, rượu mirin và/hoặc rượu sake, cùng dầu vừng; một món khác là makizushi ngưu bàng (sushi trộn lẫn với rễ ngưu bàng ngâm dấm chứ không phải cá; với rễ ngưu bàng thường được nhuộm màu cam cho giống cà rốt). Trong nửa sau thế kỷ 20, ngưu bàng đã nhận được sự công nhận quốc tế cho việc sử dụng trong ẩm thực của nó do sự phổ biến ngày càng tăng của xu hướng dinh dưỡng ăn chay, làm tăng sự tiêu thụ ngưu bàng. Nó cũng chứa một lượng đáng kể chất sơ (GDF: khoảng 6 g trên 100 g), canxi, kali và các axít amin và ít calo. Nó cũng chứa các polyphenol làm cho bề ngoài sẫm màu và có vị hơi chát bằng cách hình thành các phức chất tanin-sắt nhưng vị chát này lại có sự hài hòa tốt với thịt lợn trong món súp miso (tonjiru/butajiru) và cơm thập cẩm kiểu Nhật (takikomi gohan).

Dandelion and burdock (Bồ công anh và ngưu bàng) là một loại nước giải khát phổ biến từ lâu ở Vương quốc Anh, và các công thức đích thực được các cửa hàng thực phẩm bổ dưỡng bán, nhưng không rõ là tại các siêu thị thì loại đồ uống có tên gọi như vậy có thực sự chế biến từ các loài cây này hay không. Người ta cho rằng ngưu bàng có chứa các chất làm gia tăng tiết sữa.

Trong y học cổ truyền, người ta cho rằng ngưu bàng có tác dụng lợi tiểu, tăng bài tiết mồ hôi và có tác dụng lọc máu. Hạt của A. lappa được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Hoa, dưới tên gọi ngưu bàng tử (tiếng Trung: 牛蒡子).

Ngưu bàng đã từng là cây thuốc được ưa chuộng trong nhiều thế kỷ và được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh. Tinh dầu chiết từ rễ ngưu bàng khá phổ biến tại châu Âu trong các loại thuốc điều trị trên da đầu như làm cho tóc bóng và khỏe hơn. Nó cũng được dùng để chống ngứa và gàu trên đầu. Các nghiên cứu hiện đại cho thấy tinh dầu từ rễ ngưu bàng chứa nhiều các phytosterol và các axít béo (bao gồm cả các EFA chuỗi dài rất hiếm), là các chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì da đầu khỏe mạnh và tăng cường sự phát triển tự nhiên của tóc.

Văn hào Nga, Lev Tolstoy, đã viết trong nhật ký của mình vào năm 1896 về mảnh rễ nhỏ của ngưu bàng mà ông nhìn thấy trên cánh đồng đã cày "đen đúa trong cát bụi nhưng vẫn sống và đỏ ở tâm ... Nó làm tôi mong muốn được viết ra. Nó minh chứng cho cuộc sống đến lúc kết thúc, và một mình giữa cánh đồng, vì lý do này hay lý do khác nó đã xác nhận điều này".

Theo nguồn....?


--------------------
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Aug 4 2009, 10:08 AM
Bài viết #4


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Ngưu bàng:



Chi Ngưu bàng hay chi Ngưu bàng hoặc chi Ngưu bàng là một nhóm các loài thực vật sống hai năm có tên khoa học Arctium thuộc họ Cúc (Asteraceae). Loài tiểu ngưu bàng (A. minus) mọc hoang dại trong nhiều khu vực của Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á.

Các loài ngưu bàng có các lá màu lục sẫm, chúng có thể cao tới 45 cm (18 inch). Các lá này nói chung khá lớn, to cánh, hình trứng với các lá phía dưới có hình tim, phủ lông tơ ở mặt dưới. Các cuống lá rỗng. Các loài Arctium ra hoa từ tháng Bảy tới tháng Mười.

Các đầu đầy gai của các loài thực vật này đáng chú ý là do chúng rất dễ mắc vào quần áo cũng như lông của động vật, điều này tạo ra cơ chế tuyệt vời cho sự phát tán hạt của chúng. Các móc bám của hạt gây ra kích thích và có thể tạo ra những cục "tóc" trong ruột của động vật. Tuy nhiên, phần lớn các động vật không ăn các loại cây này.

… Các loài ngưu bàng đôi khi còn bị nhầm lẫn với các loài ké và đại hoàng.

Rễ của ngưu bàng, cùng với các loài thực vật khác, bị ấu trùng của bướm ma ăn. Các loài thực vật này cũng bị ấu trùng của một số loài nhậy khác thuộc bộ Cánh vẩy phá hại.

Phần thân màu lục phía trên mặt đất của các loài ngưu bàng có thể gây ra viêm da do tiếp xúc ở người do các loại lacton (hợp chất este vòng) do chúng sinh ra.

Rễ cái của các cây ngưu bàng non có thể được thu hoạch làm rau ăn. Trong khi nó không phổ biến trong ẩm thực châu Âu ngày nay thì nó vẫn là phổ biến tại châu Á, cụ thể là trong ẩm thực Nhật Bản, tại đây A. lappa (đại ngưu bàng) được gọi là gobo (牛蒡 hay ゴボウ). Loài này được trồng để lấy phần rễ thon mảnh của chúng, có thể dài tới 1 m và đường kính 2 cm. Rễ ngưu bàng rất giòn và có vị ngọt, dịu và hơi hăng với một chút vị hơi ngăm đắng rất khó nhận ra, có thể khử bỏ được bằng cách ngâm rễ đã thái nhỏ trong nước từ 5-10 phút. Các cuống chồi hoa cũng có thể thu hoạch vào cuối mùa xuân, trước khi hoa nở; hương vị của nó tương tự như của atisô, loài cây có qua hệ họ hàng gần với chúng. Một món ăn phổ biến của người Nhật gọi là kinpira gobo (ngưu bàng kim bình), bao gồm rễ ngưu bàng và cà rốt thái nhỏ, om với xì dầu, đường, rượu mirin và/hoặc rượu sake, cùng dầu vừng; một món khác là makizushi ngưu bàng (sushi trộn lẫn với rễ ngưu bàng ngâm dấm chứ không phải cá; với rễ ngưu bàng thường được nhuộm màu cam cho giống cà rốt). Trong nửa sau thế kỷ 20, ngưu bàng đã nhận được sự công nhận quốc tế cho việc sử dụng trong ẩm thực của nó do sự phổ biến ngày càng tăng của xu hướng dinh dưỡng ăn chay, làm tăng sự tiêu thụ ngưu bàng. Nó cũng chứa một lượng đáng kể chất sơ (GDF: khoảng 6 g trên 100 g), canxi, kali và các axít amin và ít calo. Nó cũng chứa các polyphenol làm cho bề ngoài sẫm màu và có vị hơi chát bằng cách hình thành các phức chất tanin-sắt nhưng vị chát này lại có sự hài hòa tốt với thịt lợn trong món súp miso (tonjiru/butajiru) và cơm thập cẩm kiểu Nhật (takikomi gohan).

Dandelion and burdock (Bồ công anh và ngưu bàng) là một loại nước giải khát phổ biến từ lâu ở Vương quốc Anh, và các công thức đích thực được các cửa hàng thực phẩm bổ dưỡng bán, nhưng không rõ là tại các siêu thị thì loại đồ uống có tên gọi như vậy có thực sự chế biến từ các loài cây này hay không. Người ta cho rằng ngưu bàng có chứa các chất làm gia tăng tiết sữa.

Trong y học cổ truyền, người ta cho rằng ngưu bàng có tác dụng lợi tiểu, tăng bài tiết mồ hôi và có tác dụng lọc máu. Hạt của A. lappa được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Hoa, dưới tên gọi ngưu bàng tử (tiếng Trung: 牛蒡子).

Ngưu bàng đã từng là cây thuốc được ưa chuộng trong nhiều thế kỷ và được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh. Tinh dầu chiết từ rễ ngưu bàng khá phổ biến tại châu Âu trong các loại thuốc điều trị trên da đầu như làm cho tóc bóng và khỏe hơn. Nó cũng được dùng để chống ngứa và gàu trên đầu. Các nghiên cứu hiện đại cho thấy tinh dầu từ rễ ngưu bàng chứa nhiều các phytosterol và các axít béo (bao gồm cả các EFA chuỗi dài rất hiếm), là các chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì da đầu khỏe mạnh và tăng cường sự phát triển tự nhiên của tóc.

Văn hào Nga, Lev Tolstoy, đã viết trong nhật ký của mình vào năm 1896 về mảnh rễ nhỏ của ngưu bàng mà ông nhìn thấy trên cánh đồng đã cày "đen đúa trong cát bụi nhưng vẫn sống và đỏ ở tâm ... Nó làm tôi mong muốn được viết ra. Nó minh chứng cho cuộc sống đến lúc kết thúc, và một mình giữa cánh đồng, vì lý do này hay lý do khác nó đã xác nhận điều này".


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Aug 8 2009, 09:37 AM
Bài viết #5


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Tôi được tặng cho ba gói nhỏ gobo - hạt củ ngưu báng của Nhật,
Tôi vừa trồng loại ngưu bàng dẻo thơm, sau 75 ngày là thu hoạch, như thế có thể trồng ngưu bàng quanh năm...

Khoảng cách luống là tử 45 - 60 cm, hạt gieo giống thành hàng. Sau đó phủ một lớp đất thật mỏng lên vì đây là loại củ ưa ánh sáng nên cứ có ánh sáng là nhú mầm ngay. KHi thấy khoảng 3- 5 cái lá và rễ dài khoảng 3-5 cm thì được một cây hoàn chỉnh.

Cách chăm sóc:
Tương ứng với 1 mét vuông đất dùng 120 gam đá vôi, 2kg phân đạm thực vật và 80 gam phân bón hữu cơ tổng hợp, rồi chôn sâu xuống đất. Chú ý sử dụng loại phân đạm thực vật đã phân hủy hoàn toàn, Tiến hành tưới bón khoảng 3 lần.

Thu hoạch:
Sau khi gieo trồng được khoảng 75 ngày, củ to khoảng 1,5 cam dài khoảng 30 - 40 cm là thu hoạch được, KHi đó xới củ lên, nhúng ngay vào nước sẽ thấy lớp vỏ ngoài mầu trắng.

(những tin này do bạn Thủy dịch từ tiếng Nhật)...

Tôi vừa ươm trồng loại củ này:



Đây là loại ngưu bàng dẻo thơm


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Aug 8 2009, 10:06 AM
Bài viết #6


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5





Đây là loại dùng để ăn sống, năm nay cũng thử trồng xem thế nào.



Loại này thì đã quen dùng từ 2004, loại này kêu tên là giòn ngọt, đúng là nó giòn ngọt thật.

Loại này 6 tháng mới thu hoạch, có củ trồng được dài 1,1 mét và có củ nặng tới gân 3 kg...


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
hasua
bài Aug 11 2010, 09:15 AM
Bài viết #7


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 224
Gia nhập vào: 4-April 07
Thành viên thứ.: 13



Chị Trâm còn hạt giống ngưu bàng nào không? Nếu còn, chị cho em xin vài hạt để trồng thử nhé. Đất nhà em đang có ở Phước Tân, Đồng Nai (gần Thiền viện Phước Sơn - Đồi Lá giang). Ở đó đất cát, khí hậu nóng quanh năm, mùa mưa ngắn. Không biết có thích hợp để trồng không nhưng em rất muốn thử.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Aug 11 2010, 10:28 AM
Bài viết #8


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Hạt giống ngưu bàng, liên hệ với anh Tiến - anh ấy đã thuần hóa được ngưu bàng và có hạt giống tự trồng rồi, xem có thích hợp trong đó không nhé?
di động của anh Tiến: 0945049879


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
hasua
bài Aug 12 2010, 02:31 PM
Bài viết #9


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 224
Gia nhập vào: 4-April 07
Thành viên thứ.: 13



Em đã liên hệ với anh Tiến, anh Tiến cho biết mặc dù hạt giống ngưu bàng anh có đã khá thích nghi với khí hậu Việt nam nhưng với nhiệt độ cao như ở miền Nam (thường xuyên trên 30 độ) thì khả năng thành công khi trồng ngưu bàng là rất thấp chị ạ.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Depad
bài Feb 2 2015, 02:10 PM
Bài viết #10


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 677
Gia nhập vào: 16-May 13
Từ: Nha Trang - Khánh Hòa
Thành viên thứ.: 94,101



QUOTE(hasua @ Aug 12 2010, 02:31 PM) *
Em đã liên hệ với anh Tiến, anh Tiến cho biết mặc dù hạt giống ngưu bàng anh có đã khá thích nghi với khí hậu Việt nam nhưng với nhiệt độ cao như ở miền Nam (thường xuyên trên 30 độ) thì khả năng thành công khi trồng ngưu bàng là rất thấp chị ạ.


thời tiết ở Daklak thì chắc là phù hợp, em đã liên hệ với anh Tiến qua email! hy vọng nhận được sự giúp đỡ của anh Tiến!
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 người đang đọc chủ đề này (2 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 28th March 2024 - 07:13 PM