IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Cách làm mốc tương Koji tuyệt vời nhất Việt Nam?, Chỉnh lại toàn bộ cách làm món ăn Thực dưỡng tại VN
Diệu Minh
bài May 12 2020, 04:47 PM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,884
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Cách làm mốc tương tuyệt vời nhất Việt Nam?

Chấn chỉnh lại toàn bộ cách làm món ăn Thực dưỡng nước nhà.

Chúng ta đang được học làm mốc tương với một người có trình độ như này: fb: Tâm Minh, hãy theo dõi fb của bạn này có gì thắc mắc thì cứ hỏi trực tiếp nhé.

Tuấn Tekka (Hoàng Thọ Tuấn), fb: Tâm Minh, mới chỉ có 27 tuổi - vốn là: Cháu học công nghệ sinh học, chuyên ngành vi sinh vật học, (đã tốt nghiệp 1 bằng đại học, nay đang học bác sĩ đa khoa trường y Thái Bình, năm cuối) mai ra trường y, cháu cũng định nghiên cứu thêm về vi sinh y học. Cũng từng xuất gia gieo duyên hệ phái nguyên thuỷ. Nó chỉ là cử nhân khoa học bình thường thôi, khi cháu học gần năm cuối năm 2014 là khi cháu biết Thực dưỡng, khi học về Vi sinh và cơ chế sinh lý cháu không phục lắm vì nó chưa sâu sắc nên cháu muốn qua trường y học xem sao thì cũng là một cách nhìn mới, biết thêm cơ chế sinh lý học cơ thể và diễn tiến bệnh nên mọi thứ rõ ràng hơn.

Chàng trai trẻ đầy hoài bão ước mơ này người Hà Tĩnh và có ý chí muốn mở một trung tâm Thực dưỡng to nhất Miền Bắc và làm món ăn cạnh tranh được với Ohsawa Food.

fb: Tâm Minh, hãy theo dõi fb của bạn này có gì thắc mắc thì cứ hỏi trực tiếp nhé.

http://thucduong.vn/forums/index.php?showt...amp;#entry32437

Làm mốc Koji rất dễ học với thầy Tuấn (chuẩn)
Đảm bảo thành công mỹ mãn, xem phần chữ đỏ để làm koji

Dụng cụ làm mốc tốt nhất?

- Cái mẹt, chõ đồ xôi (nên mua gạo nếp nương!) tốt hơn là có cái khay gỗ để làm được 1,5 kg gạo nếp (có thể đặt được loại khay gỗ đó ở fb “Tâm Minh” hay tự đặt bằng gỗ thông kích thước 25 x 35 x 7,5, độ dày của thành gỗ 13mm).

- Loại khăn để làm mốc cho dễ dàng có bán tại cửa hàng Gạo Lứt Ngọc Trâm: cần 2-3 cái cho 1 lần làm tương (1 cái khăn chuyên để đồ xôi, 2 cái để lót 2 khay gỗ). Khăn đó chúng tôi gọi là KHĂN ĐỒ XÔI NHẬT VIỆT bằng sợi mộc chưa tẩy cotton.


- Nếu làm tương cổ truyền thì nên mua chum quế ở chợ Mơ hay chợ Hà Đông… hoặc đến thẳng vùng có chum là thị trấn Quế, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

- Bột đọt dứa và bột sung, bột đu đủ, tự làm hoặc mua sẵn. Thả vào chung khi ngả tương, đánh tan khi ngả tương cổ truyền: trộn lẫn hai nguyên liệu. (cách làm bột đọt dứa, bột đu đủ và bột quả sung xanh là các nguyên liệu phải hái cho tươi sau đó chế biến ngay vì trong nhựa các loại quả trên có rất nhiều enzyme phân giải đạm tạo vị ngọt umami (ngọt của thịt cá) cho tương, chúng tôi đã từng thấy có người ủ xác cá và đu đủ xanh để thành phân đạm bón cho cây trồng ?)

- Muốn làm tamari và miso ngon tham khảo và xem cách làm? bằng cách tìm trên mạng, gõ: http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=3753, phải có loại mốc đặc chủng làm miso hay tamari thì mới ổn, và phải làm theo lối của người Nhật mới tuyệt vời, làm xong ủ không cho không khí lọt vào thì mới ổn, khi có không khí vào thì các vi khuẩn sinh hơi phát triển làm tương bị nặng mùi - có mùi thum thủm)

** Nếu đã có khăn đồ xôi và khay gỗ làm đợt cũ thì phải sát trùng dụng cụ bằng cách cọ sạch khay gỗ bằng bàn chải và cho khăn đồ xôi và khăn ủ mốc vào chõ hấp sôi 30 phút để loại bỏ các chủng mốc tạp.

Làm mốc Koji

Cần có gói mốc giống để chấm và trộn

1. Chuẩn bị 1,5 kg gạo nếp phải vo sạch hết nước trắng đi để tránh đồ xôi xong làm các hạt gạo dính vào nhau mốc khó bám, ngâm nước 4 giờ sau đó cho vào chõ đồ xôi, sau khi nước sôi được 10 phút thì lấy đũa xâm vào khối xôi từ trên xuống dưới (xâm nhiều lỗ) sau đó đồ tiếp, khi xôi chín tới thì cho ra ngay và tãi ra mâm cho nguội, sau đó cho xôi vào bọc nilon và để vào ngăn mát tủ lạnh 15 giờ. Sau 15 giờ cho xôi vào chậu thau to và bóp tơi xôi. Nếu có được dụng cụ là cái bâu to đường kính 48cm (kiểu của Nhật) thì tốt nhất.

2. Chuẩn bị khoảng 3-10 gam mốc giống Koji (phải mua tại cơ sở Thực dưỡng tín nhiệm, hoặc mua của Tuấn Tekka 0966847577 – fb: Tâm Minh, hoặc mua của Nhật hoặc sử dụng mốc giống của Việt Nam của công ty cổ phần vi sinh ứng dụng có giám đốc tên là NGỌC đt: 024 35736159; 0936003277, trộn đều với 25-35 (40) gram bột mỳ lứt hoặc bột gạo lứt (hoặc bột kiều mạch, ngũ cốc lứt...) sau đó lọc bột qua rây cho mịn và trộn đều vào âu đựng xôi. (lượng bột mỳ phải vừa phải, chỉ đủ áo bề mặt gạo là được).

3. Lấy mốc giống và bóp tơi mốc giống ra sau đó rảy đều bề mặt xôi (2 gram mốc/1kg xôi). Gói mốc giống sau khi được lấy ra làm thử thì phải giữ bảo đảm vệ sinh và bỏ vào ngăn mát tủ lạnh, hay chỉ đơn giản là bỏ vào chỗ nào mát trong nhà.

4. Xếp khay gỗ ra và lót khăn cotton vào khay, sau đó cho xôi đã rảy mốc vào khay sao cho bề dày của khối xôi khoảng 1,5 đến 2cm, nếu bề dày khối mốc mỏng quá thì mốc nhanh già, dày quá thì mốc bị ngấu nát bên trong. Sau đó tấp vải lại (gập nhẹ các góc phủ lên bề mặt của xôi) và canh chừng mốc.

5. Sau khoảng thời gian trung bình là 20-22 giờ thì mốc đã bắt đầu lên, biểu hiện bằng mùi mốc thơm thoang thoảng như mùi dứa chín thì đem mốc ra bóp cho tơi nát và dàn đều gạo mốc lại như ban đầu và tấp khăn lại. Sau lần bóp mốc số 1 thì cứ 8 giờ thì đảo và bóp mốc 1 lần. nếu khôi mốc nhiệt độ cao quá thì bật quạt cho khối mốc nguội bớt đi tránh mốc tạp phát triển. Mốc để làm tương ngon nhất là mốc trưởng thành gần 36 giờ mùa hè (khoảng 40 giờ vào mùa đông).

6. Thế nào là “mốc được” = tức là mầu của nó vừa trắng tinh và mốc lên đều tất cả các góc của hạt xôi, tuyệt đối không để mốc chuyển sang mầu hơi vàng tạm được chứ xanh nhất… là mầu xanh sẫm, thì mốc đã bị già và mùi ngai ngái không còn ngon nữa, khi thấy mốc bị như vậy nên đổ bỏ mẻ mốc đó đi, phải để ý mốc từng ngày từng giờ… khi nào vừa lên hết thành mầu trắng thì làm mốc mật ngay lập tức; ngửi mùi đó có mùi thơm giữa dứa và tương, khá thơm… đến đây bạn đã có mốc koji tươi để làm amazake và làm nhiều món ăn khác...


7. Bóp mốc này với chút nước muối (tỉ lệ 2% muối vào nước so với nguyên liệu ban đầu), làm sao cho mốc hơi giống như gạo mới vo, rổi ủ lại vào cái gì đó (rá) cho róc nước xuống phía dưới, ủ đậy toàn bộ lại (bọc trong lớp vải hay là lớp bao tải cho ủ giữ được nhiệt, có khi nó khá nóng, có khi nó nóng lên 60 độ C), công đoạn này làm giống kiểu làm rượu nếp của các cụ ta xưa… làm vậy cho nguyên liệu tiếp tục chuyển hóa từ mốc đã lên đều sang thứ mốc mật ngọt lịm, có mùi phảng phất như là mùi rượu nếp rất thơm. Chỉ ủ duy nhất 2 ngày đêm, không được ủ lâu hơn. Nếu có cái thùng xốp xử lý được loại nhiệt luôn giữ 60 độ thì chỉ mất 8-9 tiếng là được. Cho ra loại mốc ngọt như mật, làm cho kiến bâu đầy!

8. Bỏ mốc mật ra và trộn thêm muối tỉ lệ: 1 kg mốc mật cho vào 170 gam muối, có thể bỏ nhiều hơn chút nếu thấy nó quá ngọt... hàng ngày phơi mốc mật - phơi 3 nắng thì đậy kỹ lại (có thể để trong bóng râm không cần phơi, nếu đang giữa hè).

Nếu để loại mốc này sau 8 tháng bạn sẽ có một loại misô gạo ngọt (có thể đặt tên là TƯƠNG MẬT) dùng để làm ngon ngọt thức ăn, phết lên món nướng, chiên rán...
Nếu cảm thấy e ngại thiếu chất thì mua cám gạo rang sẵn trộn với mốc mật...
Nếu cứ để nguyên liệu như thế ta có tương ngọt - gọi là mốc mật, để 8 tháng sau thì ăn được. Nếu sau khi làm xong mốc mật, ngả ngay tương có được không? - Được.
Lưu ý: Muốn làm miso và tamari thì phải để ủ tương làm sao không khí không lọt vào được và không cần phơi nắng, nhiệt độ thích hợp nhất để làm miso là 15- 25 độ C.

Nên học hỏi kỹ với thầy Tuấn fb “Tâm Minh” rồi hãy làm hoặc đợi chúng tôi ra được sách hướng dẫn tỉ mỉ đã nhé?


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài May 12 2020, 06:36 PM
Bài viết #2


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,884
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



https://www.facebook.com/100037202471886/vi..._comment_tagged

B1: Đồ xôi rồi tãi ra cho bớt nóng, để vào ngăn mát tủ lạnh, khi nào hạt xôi tơi thì lấy ra

B2: Phủ lớp bột mì lứt trộn với mốc giống rồi rắc đều một lớp mỏng lên các hạt xôi, để bọc lên hạt xôi. Bột trộn đủ để bao áo thôi nhé.

B3: Tãi ra nong hay bỏ vào hộp gỗ (lót tấm vải sạch)... giữ sự tối tăm và nhiệt độ thích hợp nhất có thể được để hạt gạo lên mốc...


Nuôi mốc trong khay gỗ:

https://www.facebook.com/100037202471886/vi...comment_mention


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Sep 15 2020, 12:51 PM
Bài viết #3


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,884
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



https://www.facebook.com/100037202471886/vi...328589755057771


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 19th March 2024 - 05:02 PM