IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

2 Trang V   1 2 >  
Reply to this topicStart new topic
> Axit amin - đôi điều cần biết
KinhThanh
bài Jan 6 2010, 01:21 PM
Bài viết #1


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 405
Gia nhập vào: 29-July 09
Thành viên thứ.: 4,110



Axít amin – đôi điều cần biết

Axít amin (amino acid) là thành phần chính tạo nên giá trị dinh dưỡng riêng biệt của các phân tử protein, rất cần cho sự sống. Trên thực tế, có 8 loại axít amin liên kết chặt chẽ với nhau, kích thích cơ thể phát triển mạnh mẽ. Nếu thiếu 1 trong 8 loại quan trọng này có thể dẫn đến một số bệnh nguy hiểm đáng tiếc xảy ra.

1. Histidine

Histidine giúp cơ thể phát triển và liên kết mô cơ bắp với nhau. Nó còn có tác dụng hình thành màng chắn myelin, một chất bảo vệ bao quanh dây thần kinh và giúp tạo ra dịch vị, kích thích tiêu hóa.

Histidine có nhiều trong các dạng thực phẩm như thịt, sữa, cá, gạo, bột mì

2. Phenylalanine

Phenylalanine là một axít amin có chức năng bồi bổ não, tăng cường trí nhớ, và tác động trực tiếp đến mọi hoạt động của não bộ. Ngoài ra, nó có thể làm tăng lượng chất dẫn truyền xung động thần kinh, và tăng tỷ lệ hấp thụ tia UV từ ánh sáng mặt trời, giúp tạo ra vitamin D nuôi dưỡng làn da.

Tuy nhiên, nếu dùng phenylalanine nhiều, có thể dẫn đến độc hại, nên cần hạn chế.
Phenylalanine có trong sữa, hạnh nhân, bơ, lạc, các hạt vừng

3. Lysine

Nhiệm vụ quan trọng nhất của loại axít amin này là khả năng hấp thụ canxi, giúp cho xương chắc khỏe, chống lão hóa cột sống, duy trì trạng thái cân bằng nitơ có trong cơ thể, do đó tránh được hiện tượng giãn cơ và mệt mỏi. Ngoài ra, lynsine còn có tác dụng giúp cơ thể tạo ra chất kháng thể và điều tiết hormone truyền tải thông tin.

Nguồn thực phẩm chứa lynsine: Phô mai, khoai tây, sữa, trứng, thịt đỏ, các sản phẩm men.

4. Leucine

Leucine tương đối quan trọng trong quá trình điều chỉnh hàm lượng đường trong máu; nên sẽ tốt cho bệnh nhân mắc chứng “hyperglycemica”, hoặc những người mong muốn đốt cháy chất béo nhanh chóng. Hơn nữa, loại axít amin này còn có chức năng duy trì lượng hormone tăng trưởng để thúc đẩy quá trình phát triển mô cơ.

Nguồn thực phẩm chứa leucine: Đậu tương, đậu lăng, lòng đỏ trứng, hạnh nhân, cá, lạc, tôm

5. Methionine

Axít amin này đặc biệt cần thiết cho nam giới nếu muốn phát triển cơ bắp cuồn cuồn vì nó nhanh chóng phân hủy và đốt cháy chất béo, đồng thời tăng thêm lượng testosterone sinh dục nam. Ngoài ra, menthinine hỗ trợ chống chữa kiệt sức, viêm khớp và bệnh gan..

Nguồn thực phẩm chứa methinnine: Thịt, cá, đậu đỗ tươi, trứng, đậu lăng, hành, sữa chua, các loại hạt

6. Isoleucine

Loại axít này đóng vai trò sống còn trong quá trình phục hồi sức khỏe sau quãng thời gian luyện tập thể dục thể thao. Đồng thời nó giúp điều tiết lượng đường trong máu, hỗ trợ quá trình hình thành hemoglobin và đông máu.

Nguồn thực phẩm chứa isoleucine: Thịt gà, cá, hạnh nhân, hạt điều, trứng, gan, đậu lăng và thịt bò.

7. Threonine

Chức năng chính của threonine là hỗ trợ hình thành collagen và elastin - hai chất liên kết tế bào trong cơ thể. Ngoài ra, nó rất tốt cho hoạt động gan, tăng cường hệ miễn dịch và thúc đẩy cơ thể hấp thụ mạnh các dưỡng chất.

Tuy nhiên, những người ăn chay cần phải cân nhắc loại axít amin này vì nó tồn tại chủ yếu trong thịt. Và để bổ sung threonine, bạn có thể ăn phó mát làm từ sữa đã gặn kem, gạo tấm, đậu tươi, lạc, hạt điều. Thế nhưng hàm lượng amin này trong các nguồn trên lại rất thấp, nên buộc phải dùng sinh tố bổ sung.

Nguồn thực phẩm chứa nhiều threonine nhất: Thịt, cá, trứng

8. Valine

Loại axít amin này chữa lành tế bào cơ và hình thành tế bào mới, đồng thời giúp cân bằng nitơ cần thiết. Ngoài ra, nó còn phân hủy đường glucozơ có trong cơ thể.
Nguồn thực phẩm chứa valine: Sữa, thịt, ngũ cốc, nấm, đậu tương và lạc

Axít amin có tác dụng điều hòa protein hỗ trợ bạn trong quá trình ăn kiêng và luyện tập thể dục thể thao. Do đó, bạn cần hấp thụ 8 loại đã liệt kê ở trên.

http://www.dinhduong.com.vn/story/axit-amin-oi-ieu-can-biet
-------------------------------------------------------------------------------------------------

VAI TRÒ CỦA PROTEIN TRONG DINH DƯỠNG TRẺ EM
Protein là nguyên liệu thiết yếu để bảo dưỡng và duy trì các tế bào cơ thể
Protein là thành phần thiết yếu của mọi tế bào sống và tham gia vào tất cả các quá trình sống
TẠI SAO PROTEIN RẤT CẦN CHO TRẺ?

- Protein cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển cơ thể. Vai trò tạo hình này đặc biệt quan trọng đối với trẻ em đang thời kỳ phát triển.
- Protein là nguyên liệu thiết yếu để bảo dưỡng và duy trì các tế bào cơ thể.



- Protein cần thiết cho hoạt động bảo vệ, điều hòa cơ thể vì là thành phần của các enzyme tiêu hoá, nội tiết tố, các loại kháng thể, các protein huyết thanh.
Do đó, trẻ không ăn đủ protein sẽ ngừng tăng trưởng, sụt cân, còi cọc; tiêu hoá kém và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.

ACID AMIN LÀ GÌ?

- Mỗi phân tử protein được cấu tạo từ các acid amin, Có tổng cộng 22 loại acid amin. Mỗi loại protein có thành phần các acid amin nhất định kết hợp theo một trình tự cũng nhất định, tạo nên tính đặc thù cho loại protein đó.

ACID AMIN CẦN THIẾT LÀ GÌ?

- Cấu trúc protein cơ thể khác với các cấu trúc protein thực phẩm. Cơ thể phải tự sản xuất ra các protein của mình bằng cách chọn những acid amin cần thiết từ các protein thực phẩm và kết hợp chúng lại theo các trình tự nhất định. Quá trình đó gọi là sự tổng hợp protein.
- Trong số 22 acid amin, có 8 acid amin cơ thể không tự tổng hợp được, và bắt buộc phải được cung cấp từ thực phẩm bên ngoài. Do đó, 8 acid amin này được gọi là acid amin thiết yếu, gồm có: isoleusine, leucine, lysine, methionine, phenylalanine, threonine, tryptophan và valine.

THẾ NÀO LÀ PROTEIN CHẤT LƯỢNG CAO?

- Những protein thực phẩm nào có đủ các acid amin thiết yếu với tỷ lệ cân đối tương tự như protein cơ thể sẽ được cơ thể dùng trọn vẹn (100%) để tổng hợp protein cho cơ thể, và được gọi là protein lý tưởng, hay protein chất lượng cao. Thông thường đó là protein của sữa hay của trứng.

CÒN NHỮNG PROTEIN KHÁC?

- Nếu thiếu 1 hay vài loại acid amin thiết yếu, lượng protein được tổng hợp sẽ bị giới hạn bởi loại acid amin thiết yếu có số lượng thấp nhất. Thí dụ: Gạo có lượng lysine thấp bằng 65% protein chuẩn, nên nếu dùng gạo riêng lẻ, chỉ có 65% protein gạo được tổng hợp thành protein cơ thể. Nói chung, protein động vật có giá trị sinh học cao 80-100%, còn protein thực vật có giá trị sinh học thấp hơn 50-60%, do thiếu một hay nhiều acid amin thiết yếu.

TẠI SAO PHÀI ĂN ĐA DẠNG CÁC LOẠI THỰC PHẨM?

- Các acid amin thiết yếu thiếu hụt không giống nhau trong mỗi loại protein. Do đó, nếu dùng chung nhiều loại thực phẩm, chúng có thể bổ sung cho nhau để làm thành một hỗn hợp protein có giá trị sinh học cao hơn khi dùng riêng rẽ. Thí dụ gạo thiếu lysine và phần nào thiếu cả tryptophane và methionine, giá trị sinh học chỉ có 65%, nhưng hỗn hợp “gạo - đậu nành hay đậu xanh - mè - đậu phộng” có giá trị sinh học rất cao, tương đương với protein sữa trứng, nhờ rằng đậu nành giàu lysine, mè giàu methionine và đậu phộng giàu tryptophan, đã bổ sung cho các thiếu hụt acid amin thiết yếu của gạo.

(Trích từ Internet)

http://www.bibica.com.vn/dsp_news.aspx?Cat...amp;PageIndex=0
Go to the top of the page
 
+Quote Post
KinhThanh
bài Jan 6 2010, 02:53 PM
Bài viết #2


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 405
Gia nhập vào: 29-July 09
Thành viên thứ.: 4,110





LYSINE

Tại sao phải đặc biệt quan tâm đến lysine ở nước ta?

Có 4 acid amin thiết yếu hay bị thiếu hụt trong khẩu phần ăn ở nước ta: đó là lysine, threonine, tryptophan và methionine. Trong đó, lysine được quan tâm hơn cả vì có nhu cầu khá cao nhưng lại thường bị thiếu hụt nhất trong các khẩu phần ăn chủ yếu dựa vào ngũ cốc (chiếm 70-80% năng lượng) như nước ta hiện nay. Mặc khác, lysine dễ bị phá hủy trong quá trình chế biến nấu nướng thức ăn, và cơ thể tuyệt đối không thể tổng hợp được lysine (các acid amin thiết yếu kia có thể được tổng hợp từ các acid amin khác qua quá trình chuyển đổi amin). Do đó, thiếu lysine rất phổ biến, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Thiếu lysine dẫn đến giảm tổng hợp protein cơ thể, làm cho trẻ chậm lớn, còi cọc, biếng ăn, hay bệnh, thiếu men tiêu hoá, thiếu nội tiết tố... .

Làm thế nào để tránh thiếu lysine?

Biện pháp tối ưu vẫn là bữa ăn đa dạng hợp lý, có đủ các chất dinh dưỡng trong đó có lysine. Thức ăn giàu lysine là trứng, sữa, thịt, cá, các loại đậu, nhất là đậu nành. Cũng có thể bổ sung lysine vào thực phẩm. Một cách dễ thực hiện khác là có thể bổ sung thêm bằng thuốc bổ có lysine.

http://minhtien.net/index.php?nv=news&...s&IDCare=41
-------------------------

kinh nghiệm bản thân : lúc ăn cơm gạo lức + muối mè + hạt đậu nành làm chín ,sấy khô ... ăn rất ngon miệng , 1 thìa cơm mà thiếu 1/4 hay 1/2 hạt đậu nành là có cảm giác thiếu thiếu gì đó ,làm giảm đi cảm giác ăn ngon

nhưng ... lúc ăn thừa protein nhu cầu của cơ thể ...các bạn phải cẩn thận , mụn nhọt sẽ nỗi lên ( KT đang nổi vài hột mụn )

ăn nước Tương thì quá mặn .. mức độ chênh lệch Natri/ Kali quá lớn , ăn cơm lức + muối mè mức độ chênh lệch Natri/ Kali cũng lớn lắm rồi .. so với tỉ lệ lý tưởng ngài 0hsawa đưa ra 1/5 N/K

100g muối ,có đến 39g Natri -- 100g Mè có 500mg kali , 49 mg Natri

Phân táo bón : 1g muối + 10 - 12g Mè

phân lỏng : 1 g muối + 5g Mè

phân bình thường : 1g muối + 6 - 7g Mè

- 1 ngày không quá 30g đến 50g Muối Mè

- tùy vào khí hậu và 4 mùa mà thay đổi tỉ lệ Muối - Mè cho phù hợp


KT đọc ở đâu đó .. nhu cầu protein của người lớn trung bình : 0,8g protein / 1 kg

hiện tại KT nặng có 45 đến 46 kg .. cứ vậy mà tính ra lượng protein cần thiết , ăn những thực phẩm nào ,giá trị dinh dưỡng bao nhiêu từng loại

thật là khủng khiếp lúc tính tổng thể thực phẩm ăn uống vào người , lượng Natri và Kali chênh lệch thấy sợ

70g Mè + 10g Muối = ăn 2 ngày

100g Muối , có 39g Natri , 39 chia cho 10 = 3,9g Natri

1 kg =1.000g
1 g =1.000.000 mg ,,, 3,9g = 3 .900.000.mg Natri

100g Mè ,có 500 mg kali , 500 chia cho 10 = 50 ,50 nhân 3,5 = 175 mg kali

100g gạo lức , có khoảng 150 Kali
250g gạo lức , có khoảng 375 kali

3,900.000mg Natri / 550mg kali ( gạo lức + Mè )

các bạn phải ăn thêm bao nhiêu Kali từ thực phẩm hạt đậu , rau , củ , quả ... để cân đối tỉ lệ N/ K .. ??

Go to the top of the page
 
+Quote Post
KinhThanh
bài Jan 12 2010, 09:05 PM
Bài viết #3


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 405
Gia nhập vào: 29-July 09
Thành viên thứ.: 4,110



ÍCH LỢI CỦA LYSINE

Những đứa trẻ biếng ăn, chậm lớn làm cho các bà mẹ băn khoăn, lo lắng
- Có những đứa trẻ biếng ăn, chậm lớn làm cho các bà mẹ băn khoăn, lo lắng. Liệu có thuốc nào giúp trẻ tránh khỏi điều đó không?
- Lysine là một acid amin thiết yếu mà cơ thể con người không thể tự tổng hợp được.
- Nhu cầu lysine ở trẻ cao gấp đôi ở người trưởng thành: mỗi ngày trẻ từ sơ sinh đến 6 tuổi cần 99mg/kg thể trọng, từ 7-15 tuổi cần 44mg/kg thể trọng, từ 16 tuổi trở lên cần 12mg/kg thể trọng.

- Lysine có khá nhiều trong một số loại thực phẩm. Tính trong 100g thực phẩm thì trứng có 1.070mg, thịt bò, thịt nạc, tôm đồng, cá nạc từ 1.400-1.500mg, đậu xanh 1.150mg, đậu nành 1.970mg, đậu phụng 990mg lysine. Tuy nhiên, khi đun nấu, lượng lysine mất đi khá lớn.
- Lysine có nhiều vai trò: giúp hấp thụ canxi và tạo collagen. Canxi làm xương phát triển. Collagen làm thành mạng lưới căn bản cho mô liên kết, da, sụn và xương. Sự chuyển hóa lysine phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như vitamin C, B6, B2, PP, acid glutamic, sắt.
- Trong sữa mẹ có lysine nên trẻ bú mẹ thường có đủ lysine. Từ khi trẻ ăn dặm trở đi nếu không biết chọn thực phẩm giàu lysine thì sẽ thiếu lysine. Khi thiếu lysine hoặc thiếu các yếu tố chuyển hóa lysine thì trẻ biếng ăn, chậm lớn, suy giảm hệ miễn dịch.
- Đối với trẻ thiếu cân, nếu bổ sung lysine thì tốc độ tăng cân sẽ cao hơn 40% so với tốc độ tăng cân trong giai đoạn không bổ sung.
- Lysin dùng cho trẻ biếng ăn thường chế dưới dạng sirô phối hợp với các vitamin nhóm B (B1, B6, B12), vitamin C, vitamin A và D, các muối khoáng. Trong hỗn hợp này thường đã bố trí cân đối liều lysine và liều vitamin A và D. Khi đang dùng chế phẩm này thì không dùng thêm các chế phẩm chứa vitamin A và D khác.
- Ngoài dạng sirô chứa các chất phối hợp trên, lysine còn được chế dưới dạng viên 200mg, dạng ống (uống) 30mg. Trong các dạng này thường có sự phối hợp lysine với các chất khác như tryptophan, vitamin B12. Những chế phẩm này dùng để chữa suy giảm chức năng, suy dinh dưỡng, thiếu máu cho cả trẻ em và người lớn.
- Có thể bổ sung lysine từ các loại thịt, trứng hay ngũ cốc giàu lysine nhưng cần biết cách chế biến để giảm thiểu sự hao hụt.
- Ngoài ra, trẻ còn biếng ăn do nhiều lý do khác trong đó có những lý do rất đơn giản ta không để ý như: thức ăn đơn điệu nhàm chán, trẻ ham chơi, ham tập nói hoặc do các yếu tố bệnh lý khác như thiếu men tiêu hóa... Cần tìm nguyên nhân để giải quyết trong đó có việc cải thiện chế độ ăn, tập cho trẻ thói quen và tạo ra những yếu tố tâm lý tốt cho trẻ khi ăn là rất quan trọng.
Hiện nay trên thị trường có nhiều chế phẩm có chứa cycloheptadin (dùng chữa dị ứng và chữa chán ăn tạm thời cho người lớn) và các sản phẩm đông dược giả mạo cố ý trộn lẫn cycloheptadin và cả dexamethason (dùng làm thuốc mập). Cycloheptadin là chất đối kháng với histamin, gây thèm ăn nhưng nhược điểm của thuốc là làm buồn ngủ, giữ nước gây béo giả. Với trẻ nhỏ nó làm chậm sự hoàn thiện não, dùng lâu dài có thể nguy hại cho sự phát triển trí tuệ. Vì thế không dùng cho trẻ những sản phẩm này.
(Trích từ Internet)

http://www.bibica.com.vn/dsp_news.aspx?Cat...amp;PageIndex=0
Go to the top of the page
 
+Quote Post
KinhThanh
bài Jan 12 2010, 09:36 PM
Bài viết #4


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 405
Gia nhập vào: 29-July 09
Thành viên thứ.: 4,110



thêm thông tin về axit amin Lysine

http://www.scribd.com/doc/23876086/lysin-p-1
Go to the top of the page
 
+Quote Post
KinhThanh
bài Jan 24 2010, 09:17 PM
Bài viết #5


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 405
Gia nhập vào: 29-July 09
Thành viên thứ.: 4,110



Một nhóm các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm thấy gạo lức ngâm lâu 22 tiếng đồng hồ chứa rất nhiều chất bổ dưỡng vì gạo lức ở trạng thái nẩy mầm. “Các enzyme ngủ trong hạt gạo ở trạng thái này được kích thích hoạt động và cung cấp tối đa các chất dinh dưỡng.” Dr. Hiroshi Kayahara, giáo sư khoa sinh học và kỹ thuật sinh học tại viện đại học Shinshu University in Nagano, đã nói như vậy trong bài tường trình kết quả nghiên cứu của nhóm ông tại hội nghị hóa học quốc tế “the 2000 International Chemical Congress of Pacific Basin Societies” ở Hawaii vào cuối năm 2000 vừa qua.

“Mầm gạo lức chứa nhiều chất xơ, vitamins và chất khoáng hơn là gạo lức chưa ngâm nước”. Kayahara viết trong tờ trình. Gạo lức đã ngâm nước chứa gấp ba lần chất lysine, một loại amino acid cần thiết cho sự tăng trưởng và bảo trì các mô tế bào cơ thể con người, và chứa mười lần nhiều hơn chất gamma-aminobutyric acid, một chất acid tốt bảo vệ bộ phận thận (kidneys). Các khoa học gia cũng tìm thấy trong mầm gạo lức có chứa một loại enzyme, có tác dụng ngăn chặn prolylendopeptidase và điều hòa các hoạt động ở trung ương não bộ.

Gạo lức nẩy mầm không những chỉ đem lại nhiều chất dinh dưỡng mà còn nấu rất dễ dàng và cung ứng cho chúng ta một khẩu vị hơi ngọt vì các enzymes đã tác động vào các chất đường và chất đạm trong hạt gạo, tiến sĩ Kayahara nói thêm gạo trắng không nẩy mầm khi ngâm như vậy

Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ USDA thường nhấn mạnh đến nhóm hạt nguyên chất (whole grains), như gạo lức, là thành phần chủ yếu trong chế độ dinh dưỡng. Gạo lức cung cấp nhiều complex carbohydrate. Chất xơ (fiber), chất dầu, vitamins và chất khoáng cũng được tìm thấy nơi phần bọc ngoài của hạt gạo lức.

Một cup gạo lức nấu chín cung cấp khoảng 230 calories, 3,5 gram chất xơ, 5 gram chất đạm, 50 gram carbohydrate và các chất sinh tố Vitamin B 6, Thiamin B 1, Riboflavin B 2, Niacin B 3, Folacin, Vitamin E, cùng các chất khoáng khác.

Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho biết chất xơ trong gạo lức giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và bệnh tim mạch. Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ khuyến cáo nên dùng 25 grams chất xơ mỗi ngày. Với một cup cơm gạo lức cung cấp 3.5 g, trong khi đó một cup cơm gạo trắng chỉ cho có 1 g.

Một thành phần quan trọng khác là chất dầu trong vỏ bọc ngoài của gạo lức có tác dụng giảm cholesterol trong máu, một yếu tố quan trọng gây nên bệnh tim mạch. Các nhà khoa học đã tìm thấy ở trong chất cám bọc ngoài hạt gạo lức có chất dầu tên là tocotrienol factor (TRF) có tác dụng khử trừ những chất hóa học gây nên hiện tượng đông máu và đồng thời giảm cholesterol. Bác sĩ Asaf Qureshi thuộc viện đại học Wisconsin, Hoa Kỳ đã thử nghiệm TRF trên một số người và cho kết quả giảm cholesterol từ 12 đến 16%. Ngoài ra, trong chất cám bọc ngoài gạo lức còn có thêm một chất khác có khả năng chống lại chất xúc tác enzyme HMG-CoA, một chất có khuynh hướng giúp gia tăng lượng cholesterol xấu LDL.

http://www.nguyenphucbaophan.com/nguyenphu...phan/YHoc7.html
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Jan 28 2010, 10:31 PM
Bài viết #6


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,917
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



TẠI SAO PHÀI ĂN ĐA DẠNG CÁC LOẠI THỰC PHẨM?

- Các acid amin thiết yếu thiếu hụt không giống nhau trong mỗi loại protein. Do đó, nếu dùng chung nhiều loại thực phẩm, chúng có thể bổ sung cho nhau để làm thành một hỗn hợp protein có giá trị sinh học cao hơn khi dùng riêng rẽ. Thí dụ gạo thiếu lysine và phần nào thiếu cả tryptophane và methionine, giá trị sinh học chỉ có 65%, nhưng hỗn hợp “gạo - đậu nành hay đậu xanh - mè - đậu phộng” có giá trị sinh học rất cao, tương đương với protein sữa trứng, nhờ rằng đậu nành giàu lysine, mè giàu methionine và đậu phộng giàu tryptophan, đã bổ sung cho các thiếu hụt acid amin thiết yếu của gạo.

Điều này tiên sinh Ohsawa và những người Thực dưỡng sành điệu đã biết từ lâu, cho nên tiên sinh Ohsawa đã chế ra "sữa thảo mộc", là vì thế;
Do vậy, người nào ăn "SỐ 7" mà dùng sữa thảo mộc với miso vào các bữa sáng thì sức khỏe tốt nhanh hơn là những người số 7 thuần túy: chỉ có gạo lứt và muối vừng 3 bữa ngày!


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
nca
bài Jan 29 2010, 06:55 AM
Bài viết #7


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 162
Gia nhập vào: 26-September 09
Thành viên thứ.: 5,120



QUOTE(KinhThanh @ Jan 24 2010, 09:17 PM) *
Một nhóm các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm thấy gạo lức ngâm lâu 22 tiếng đồng hồ chứa rất nhiều chất bổ dưỡng vì gạo lức ở trạng thái nẩy mầm. “Các enzyme ngủ trong hạt gạo ở trạng thái này được kích thích hoạt động và cung cấp tối đa các chất dinh dưỡng.” Dr. Hiroshi Kayahara, giáo sư khoa sinh học và kỹ thuật sinh học tại viện đại học Shinshu University in Nagano, đã nói như vậy trong bài tường trình kết quả nghiên cứu của nhóm ông tại hội nghị hóa học quốc tế “the 2000 International Chemical Congress of Pacific Basin Societies” ở Hawaii vào cuối năm 2000 vừa qua.

“Mầm gạo lức chứa nhiều chất xơ, vitamins và chất khoáng hơn là gạo lức chưa ngâm nước”. Kayahara viết trong tờ trình. Gạo lức đã ngâm nước chứa gấp ba lần chất lysine, một loại amino acid cần thiết cho sự tăng trưởng và bảo trì các mô tế bào cơ thể con người, và chứa mười lần nhiều hơn chất gamma-aminobutyric acid, một chất acid tốt bảo vệ bộ phận thận (kidneys). Các khoa học gia cũng tìm thấy trong mầm gạo lức có chứa một loại enzyme, có tác dụng ngăn chặn prolylendopeptidase và điều hòa các hoạt động ở trung ương não bộ.

Gạo lức nẩy mầm không những chỉ đem lại nhiều chất dinh dưỡng mà còn nấu rất dễ dàng và cung ứng cho chúng ta một khẩu vị hơi ngọt vì các enzymes đã tác động vào các chất đường và chất đạm trong hạt gạo, tiến sĩ Kayahara nói thêm gạo trắng không nẩy mầm khi ngâm như vậy

Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ USDA thường nhấn mạnh đến nhóm hạt nguyên chất (whole grains), như gạo lức, là thành phần chủ yếu trong chế độ dinh dưỡng. Gạo lức cung cấp nhiều complex carbohydrate. Chất xơ (fiber), chất dầu, vitamins và chất khoáng cũng được tìm thấy nơi phần bọc ngoài của hạt gạo lức.

Một cup gạo lức nấu chín cung cấp khoảng 230 calories, 3,5 gram chất xơ, 5 gram chất đạm, 50 gram carbohydrate và các chất sinh tố Vitamin B 6, Thiamin B 1, Riboflavin B 2, Niacin B 3, Folacin, Vitamin E, cùng các chất khoáng khác.

Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho biết chất xơ trong gạo lức giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và bệnh tim mạch. Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ khuyến cáo nên dùng 25 grams chất xơ mỗi ngày. Với một cup cơm gạo lức cung cấp 3.5 g, trong khi đó một cup cơm gạo trắng chỉ cho có 1 g.

Một thành phần quan trọng khác là chất dầu trong vỏ bọc ngoài của gạo lức có tác dụng giảm cholesterol trong máu, một yếu tố quan trọng gây nên bệnh tim mạch. Các nhà khoa học đã tìm thấy ở trong chất cám bọc ngoài hạt gạo lức có chất dầu tên là tocotrienol factor (TRF) có tác dụng khử trừ những chất hóa học gây nên hiện tượng đông máu và đồng thời giảm cholesterol. Bác sĩ Asaf Qureshi thuộc viện đại học Wisconsin, Hoa Kỳ đã thử nghiệm TRF trên một số người và cho kết quả giảm cholesterol từ 12 đến 16%. Ngoài ra, trong chất cám bọc ngoài gạo lức còn có thêm một chất khác có khả năng chống lại chất xúc tác enzyme HMG-CoA, một chất có khuynh hướng giúp gia tăng lượng cholesterol xấu LDL.

http://www.nguyenphucbaophan.com/nguyenphu...phan/YHoc7.html

Như vậy nếu mình nấu cơm gạo lứt ngâm sẽ bổ dưỡng hơn? Nhưng sẽ âm hơn đúng không KT?
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Jan 29 2010, 09:08 AM
Bài viết #8


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,917
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Tôi đã làm thử thí nghiệm này và thấy tính không khả thi của nó:

1. Làm cho cơm gạo lứt âm đi nhiều lắm
2. Gạo của ta không đảm bảo 10 hạt cả như 10, cho nên khi ngâm, những hạt đầu ruồi (hạt xấu, hạt lép) sẽ bị thối rất nhanh, cho nên cơm có mùi thum thủm, nếu ngồi đãi sạch hết và nhặt hết những hạt không bảo đảm đi thì mất nhiều rất nhiều thời gian... tuy nhiên nếu tìm được loại gạo giống 10 hạt cả như 10 thì món cơm lứt dùng cho người quá dương chắc tốt...
3. Mất quá nhiều thời gian.


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
KinhThanh
bài Jan 29 2010, 11:08 PM
Bài viết #9


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 405
Gia nhập vào: 29-July 09
Thành viên thứ.: 4,110




cháu cám ơn cô Trâm

những kinh nghiệm của cô thật là quý

gạo lức ngâm với nước ấm 22 giờ ..có lẽ chỉ phù hợp lúc ăn với các món ăn mặn ,như thịt ,cá, trứng ..v..v..kết hợp với rau,củ ,quả

bạn nào ăn theo TD .. nên chọn cách ăn quân bình , trung đạo ..không nên tham đắm vào các đặc tính bỗ dưỡng có trong thực phẩm mà quên những yếu tố trọng yếu

như là bữa ăn quân bình , phù hợp với thể trạng hiện tại của cơ thể của mỗi người , ăn theo thực đơn 10 số mà ngài 0hsawa đã viết trong sách

KT cũng vì tham đắm vào đặc tính bỗ dưỡng mà quên cách ăn theo thực đơn 10 số ..hậu quả là ..mình phải tự nhận lấy trách nhiễm

KT chúc nca học hỏi thật nhiều kinh nghiệm ,có được sức khõe tốt nhất... đừng giống như KT mà phải ngồi trong nhà vệ sinh hơn 2 giờ đồng hồ vì bón ,vì tham đắm bỗ dưỡng

Mô Phật

cám ơn tất cả ,tri ân tất cả

Tài sản lớn nhất của đời người là sức khỏe và trí tuệ
Go to the top of the page
 
+Quote Post
KinhThanh
bài Jan 29 2010, 11:23 PM
Bài viết #10


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 405
Gia nhập vào: 29-July 09
Thành viên thứ.: 4,110



KT có 1 chút kinh nghiệm của bản thân ... không biết nca cảm thấy thế nào

bạn có thể ngâm 1 lượng gạo lức tùy ý của bạn với nước ấm 22 giờ để phát huy hết giá trị dinh dưỡng .. sau đấy bạn trộn gạo lức 22gio với các loại ngũ cốc khác ,..v..v..có đặc tính Dương hơn gạo lức bình thường ...như là gạo hạt hơi tròn tròn , hạt kê , kiều mạch ..v..v.. thực phẩm nào Dương bạn cho vào trộn với gạo lức 22 giờ

sau đấy có 1 nồi cơm ..bạn tự cảm nhận lấy ..sau đấy bạn thế nào ?? bạn tự điều chĩnh lấy cho phù hợp với bạn
Go to the top of the page
 
+Quote Post

2 Trang V   1 2 >
Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 29th March 2024 - 06:17 AM