IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> THIỀN QUÁN TÂM DỄ HIỂU THÔI MÀ, Giải nghĩa về âm và dương với Pháp Thiền quán Tâm
Diệu Minh
bài Aug 3 2019, 09:22 AM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



THIỀN QUÁN TÂM DỄ HIỂU THÔI MÀ

Giải nghĩa về âm và dương với Pháp Thiền quán Tâm


Giáo viên dạy giỏi là làm cho điều khó hiểu trừu tượng trở thành dễ hiểu gây hứng thú học tập, nhà sư phạm lỗi lạc là làm cho đệ tử và học trò có cảm hứng vui vẻ học tập suốt cả đời người, thiền sư là người gợi cảm hứng tu tập cả đời này và cho đến cả đời sau nếu bạn chưa đắc đạo....

Thiền là một điều gì đó trừu tượng với tất cả chúng sinh chăng?

Sau khi hiểu về Thiền tăng lên, hạnh phúc tăng lên nhờ Pháp Nhai Đếm, tôi loay hoay muốn nó trở nên dễ hiểu cực kỳ, hơn mọi cách đã được giải thích về Thiền như một công án với nhà sư phạm, và ước mơ của tôi dần được thực hiện trong bấy nhiêu năm (40 năm)

Và nay nó đã thực sự trở nên vô cùng dễ hiểu... chắc chắn nó được Tam Bảo và TTVT gia hộ, và đây không phải là sở hữu của riêng tôi, trí tuệ thực sự thuộc về tất cả...

Đức Phật có 2 loại trí tuệ: tuệ của một vị Phật và tuệ sư phạm (khả năng làm cho người khác hiểu được dễ điều mình muốn trao truyền)

Giải nghĩa theo âm dương với pháp thiền quán Tâm - điều mà ngài Ajhan Achah nói: hãy dưỡng nuôi Phật giáo bằng Pháp niệm Tâm:

Sáng nay tôi đọc quyển "Pháp ở khắp mọi nơi" quyển sách gần đây nhất của người thầy mà tôi đã theo học miệt mài từ 2004, có đoạn:

Quyển sách này là nỗ lực ghi lại những lời dạy của thầy tại thời điểm hiện tại, nhưng xin lưu ý Thiền sư vẫn không ngừng khám phá và cập nhật những phương thức truyền đạt mới mẻ và hiệu quả hơn.


Nhiều lần tôi muốn đưa ra những chỉ dẫn mà tôi đọc được từ các nguồn khác để mọi người có thể thấy nó dễ hiểu còn hơn cách mà thầy của tôi dạy? cũng là tình cờ tôi đọc được quyển "Mật tông Yoga Kriya" do nhà thơ Vương Từ mang từ Mỹ về từ đầu những năm 2000... nhưng khi tôi muốn đưa tài liệu này cho nhóm bạn "trí thức bảo thủ"... tại chùa Linh Thông những năm mới "thành lập đạo tràng tự phát" tại đó những năm 2008?...thì lại bị VẤP phải một thế lực tâm linh có định và tuệ thế gian mạnh hơn tôi lúc bấy giờ (danh thế gian nhiều hơn) và tôi lại ém lại sự hiểu biết và trái tim mềm yếu nhu mì của tôi nó lại giữ chặt lại (dương) những thông tin quí báu này... khi thời và thế

[size="4"][/size] của bạn chưa tới? dầu bạn có biết nhiều hơn mọi người giỏi giang chung quanh... bạn có nói đúng chuẩn và chính xác cũng chả ai thèm nghe... vì sao? vì mọi người đều đã và đang bị sống trong thế giới của tục đế khái niệm và định kiến lâu ngày.

Tôi cũng mắc phải cái bẫy này của tâm trí và luôn bị trả giá bởi nghe theo NÓ.


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Aug 3 2019, 09:36 AM
Bài viết #2


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Tôi yêu kính và thích thú với thầy tôi bởi ngài nói:

Chúng ta mới biết 1 điều còn 99 điều chúng ta chưa biết.

Chánh niệm mỗi satsna với trí tuệ? trích trong quyển "Pháp ở khắp mọi nơi" của thiền sư Tejaniya: trang 15

"Hành trì Pháp là công việc của tâm, "tâm thiền", nghĩa là tâm phải có chánh niệm. Nó cũng phải tự tỉnh giác và hứng thú vào quá trình tự nghiên cứu... Hành giả cần nhận rõ bản chất tự nhiên của càng nhiều đối tượng càng tốt, tiến trình tâm và thân hoạt động ra sao, các mối tương quan nhân - quả. Chỉ biết một khía cạnh của trải nghiệm sẽ không đưa đến bất kỳ tuệ giác nào. Dữ kiện vẫn còn thiếu..."





--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Aug 3 2019, 09:39 AM
Bài viết #3


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=6308

Thiền là nghệ thuật nhìn tâm

Trau dồi tâm niệm là một phương thức làm phát khởi lên sự hay biết sắc bén...

NGỒI: Không niệm thầm, mà chỉ hay biết hoặc là ghi nhận từng đối tượng. Tất cả là đối tượng hay biết mà không đi vô chi tiết. Hãy mở cái tâm ra ghi nhận tất cả. Tâm hành giả rất là nhanh (dynamic). Khi phồng và xẹp, tất cả mỗi hiện tượng tới nó chạy khắp nơi. Hành giả ghi nhận ở 6 căn mà không vô chi tiết.

KINH HÀNH: Khi đi cũng giống như là khi ngồi. Không cần phải niệm thầm mà chỉ hay biết sự xúc chạm hoặc là cảm giác, hoặc cảm giác chuyển động ở chân. Khi suy nghĩ kịp thời ghi nhận sự suy nghĩ. Nếu cần tâm định, và nếu suy nghĩ quá nhiều hành giả có thể đi chậm. Khi định tốt hành giả có thể đi thong thả. Nếu hành giả đi quá chậm thì chỉ tốt ở khóa thiền mà thôi. Trong sinh hoạt hàng ngày hành giả phải tạo điều kiện áp dụng ở ngoài đời.

Từ sáng đến tối luôn luôn theo dõi tâm suy nghĩ hoặc là tư tưởng khởi lên. Đừng để tâm đi lạc ít nhất trong vòng 5 phút. Khi cảm thọ hoặc khổ, hoặc lạc, hoặc vô ký khởi lên thì có hai cách để chú niệm. Một là niệm xuyên thấu cho đến khi cái cảm xúc lên tới tột đỉnh rồi nó chấm dứt. Cách thứ hai là niệm tâm, thì hay biết trạng thái của tâm, diễn biến của cảm xúc và phản ứng của tâm cho tới khi cái đau biến mất thì tâm sẽ trở về đề mục. Cả hai cách niệm đều đi đến tâm xả.. Khi tâm sân nổi lên, hay biết cái lý do của sân. Khi ăn theo dõi vị xem tâm thích hay không thích. Chỉ theo dõi tâm liên tục vì tâm nó chạy nhiều nơi, hành giả sẽ thấy tác ý khởi lên tự nhiên. Cảm giác nào phát khởi thì tâm hay biết, không cần niệm tác ý. Tác ý tự nhiên nhảy cho mình thấy. Khi tâm suy nghĩ khởi lên cứ hay biết tâm suy nghĩ. Sau đó xem tâm sắp tới như thế nào cứ hay biết rồi theo dõi hay biết. Lúc đau có thể theo dõi đối tượng sau đó theo dõi tâm. Chánh niệm là chỉ hay biết thôi, chỉ còn có cái tâm biết, tâm không bám chỗ nào, nó luôn luôn thay đổi đó là thiền minh sát. Còn thấy dễ chịu hay không dễ chịu tức là còn bị dính mắc.

Lúc nào đau khổ, nhức, vui vẻ, buồn bực, bất toại nguyện là lúc càng nên hành thiền nhất.

Đức Phật dạy: Đừng tham, đừng sân, đừng si, mà chỉ hay biết thôi. Ví dụ như tâm bồn chồn, nóng nảy, bức rức, khó chịu là lúc hành giả phải tận lực chánh niệm. Tất cả đều do tâm tạo ra theo dõi tất cả các hiện tượng khởi trong tâm. Phải chấp nhận, học hỏi đến gần với tâm tham sân si để hiểu thực tướng của những tâm này. Phương cách để hay biết cảm xúc khi nó khởi lên: Hãy nhận diện nó, và chấp nhận nó, sau đó hay biết tỉnh thức đừng đồng hóa với mình. Thì cường độ cảm xúc sẽ giảm.

oOo

LÀM SAO ĐỂ BIẾT MÌNH TIẾN BỘ TRONG PHÁP HÀNH?
Theo ngài U Kundala có 3 cách:
• Thứ nhất là xem đức tin, lợi lạc có được tiến bộ hay không.
• Thứ hai là tinh tấn có thăng tiến hay không.
• Thứ ba là kiên nhẫn có được càng ngày càng tăng trưởng hay không.
Tuệ giác như khí hậu bên ngoài, nó luôn thay đổi.

oOo

Theo ngài Shwe Oo Min có 4 yếu tố để xét:
• Thứ nhất là hành giả càng thiền càng chân thật hơn.
• Thứ hai là cuộc sống càng đơn giản hơn.
• Thứ ba là càng ngày càng khiêm tốn hơn.
• Thứ tư là tâm xả rất mạnh.


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Aug 3 2019, 09:51 AM
Bài viết #4


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Kỹ thuật giúp thiền nhân biết cách sinh hoạt của tâm dễ hiểu:

http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=6738

QUAN SÁT

(trích trong Mật Tông Yoga Kriya), trang 122

Đây là một bài tập đơn giản giúp ta tập luyện cách thức quan sát. Bài tập cần hai người: một người hướng dẫn, và một người quan sát. Người hướng dẫn đưa ra lời chỉ dẫn, còn người quan sát chỉ cần nhận biết các cảm giác hay bất kỳ điều gì khởi lên ở thân và tâm. Tốt nhất là hai người cùng nhắm mắt.

Người hướng dẫn có thể bắt đầu bằng các chỉ dẫn ngắn để đưa người quan sát vào các trạng thái thư giãn ngắn:

“Nhắm mắt lại. Hít hơi thở vào thật sâu rồi thở ra – nghe tiếng thở. Lại hít sâu vào rồi thở dài ra. Hít vào. Thở ra”.

Tạm ngưng một lát để người kia đi vào trạng thái chuẩn bị quan sát. Cứ cách khoảng 15 giây, người hướng dẫn sẽ đề cập đến một trong các cảnh sau:

- Bạn đang ở trong căn phòng có đầy khỉ;
- Bạn đang ở trong căn phòng đầy con nít đang khóc;
- Bạn đang ở trong căn phòng đầy trẻ con;
- Bạn đang ở trong căn phòng với mẹ bạn;
- Bạn đang ở trong căn phòng với bố bạn;
- Bạn đang ở trong căn phòng với người yêu;
- Bạn đang ở trong căn phòng với một người đàn ông trần truồng;
- Bạn đang ở trong căn phòng với một người đàn bà trần truồng;
- Bạn đang ở trong căn phòng có đầy người da đen;
- Bạn đang ở trong căn phòng có đầy người Mỹ;
- Bạn đang ở trong căn phòng có đầy các bà lão;
- Bạn đang ở trong căn phòng với người đang hấp hối;
- Bạn đang ở trong căn phòng có đầy xác người chết;
- Bạn đang ở trong căn phòng tối đen như mực;
- Bạn đang ở trong căn phòng có thắp rất nhiều nến trắng.

15 giây là khoảng thời gian tạm đủ để bạn ghi nhận những gì xuất hiện trước khi bạn đắm mình vào căn phòng mới hay dựng lên một câu chuyện.
Hãy ghi nhận các phản ứng phi ngôn ngữ.

Hãy ghi nhận tất cả các cảm giác trên thân. Có nơi nào tự nhiên gồng cứng lên không? Có nơi nào bạn thấy trống rỗng không? Bạn có thấy nóng lên ở nơi nào không?
Một số trường hợp không tạo ra phản ứng nào rõ rệt nơi bạn cả, song có những trường hợp làm bạn phản ứng hết sức mạnh mẽ. Bạn có thể thấy những suy nghĩ lộ liễu hay tế nhị sinh khởi và tư tưởng tiếp nối theo cảm giác nhanh như thế nào. Điều này cũng giúp bạn nhận biết sự thay đổi từ trạng thái vui vẻ sang trạng thái khó chịu nhanh như thế nào.

Một khi bạn có thể quan sát được các phản ứng của bạn thì bạn hiểu ngay rằng bạn không phải là các phản ứng đó. Tham dự vào quá trình này giúp bạn chạm được cái mà trước đó chỉ là các phản ứng máy móc và lập trình sẵn. Dạng thức lập trình tiền ngôn ngữ này được tạo ra như thế nào là đề tài nghiên cứu của môn phân tâm học hiện đại. Thử thách trong bài tập là làm sao phá vỡ dạng thức này, nếu bạn thực sự muốn vượt qua nó để có được chứng nghiệm lớn hơn.

Quan sát giống như người xem phim chiếu bóng. Bạn dần dần tham dự vào cốt truyện, tình tiết và nhân vật. Rồi có một lúc bạn nhớ lại mình đang ngồi trong rạp chiếu bóng. Rồi bạn thấy có luồng ánh sáng chiếu rọi các hạt bụi bay trong không khí. Bạn quay đầu lại để thấy ánh sáng phát ra từ cánh cửa nhỏ trên vách tường phía sau. Bạn mơ hồ thấy có những cử động sau cánh cửa đó và biết rằng có người nào đó đang điều khiển máy chiếu phim. Cuốn phim tượng trưng cho các tư tưởng của bạn, luôn luôn phóng lên tấm màn phông của tâm não. Các tình tiết éo le được các cảm xúc của bạn đan dệt liên tục với nội dung của tâm não. Máy chiếu phim và ánh sáng tượng trưng cho phản ứng tiền ngôn ngữ, sắp xếp lại cấu trúc con người bạn trước khi tư tưởng và cảm xúc trồi lên. Người điều khiển máy chiếu phim là tác nhân kích thích sự phát khởi dạng thức phản ứng được lập trình này. Bạn không phải là cuộn phim dù đó là ý tưởng hay cảm xúc. Bạn không phải là máy chiếu phim, bạn cũng không phải là người chiếu phim. Bạn cũng chẳng ngồi trong rạp. Đó chỉ là nơi để quan sát trong thí nghiệm này. Muốn làm ngưng cuộn phim, bạn phải ngưng người điều khiển máy chiếu phim. Đó là thách thức trong nội tại của bạn.


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Aug 3 2019, 10:16 AM
Bài viết #5


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Nếu bạn quá chú ý ra bên ngoài, giả dụ là một bông hoa, nếu bạn biết quá rõ về nó thì bạn đã sử dụng một nguồn năng lượng nào đó và tâm bạn dính chặt vào hoa... để thấy cả mùi, mầu ... đó là tâm hướng ngoại (âm) gây mất năng lượng và năng lực... giúp làm cho tâm trí vốn có khả năng sáng tỏ thực tại của bạn bị mờ đi chút.

Tâm hướng nội giả sử cách của thầy Suphan tại trường thiền WRP của Thái Lan (Chiang Mai) ngài dạy niệm: Phồng, xẹp, ngồi, đụng...
Khi niệm PHỒNG, XẸP và ĐỤNG thì khá dễ với tôi, nhưng khi niệm NGỒI????

Trời ơi như một công án, tôi chẳng biết như thế nào là niệm NGỒI???? may tôi đọc quyển "Minh tuệ sát tu tập" của bà Achaan Neab do sư Pháp Thông dịch trước đó, tôi thấy bà giải thích khá rõ NGỒI là dáng ngồi??? rồi tôi tự mường tượng ra dáng dấp toàn thân khi ngồi thiền và tôi quan sát "từ trong ra" khi đang ngồi nhắm mắt??? cả 7-10 ngày sau tâm tôi mới có thể "CHỤP bắt" được toàn bộ thân tâm trong một vài satna về thân và tâm... tôi thấy người tôi THÔNG như không khí khi tôi niệm "NGỒI"... sau chục ngày vất vả vì chả biết khái niệm NGỒI (niệm "ngồi") như thế là gì? Bạn thử hình dung: niệm liên tục chậm rãi và thong thả từng thứ một: Phồng, xẹp, ngồi, đụng niệm như lần xâu chuỗi cho tâm nó được ổn định thong thả và không CHIA trí vào bất cứ đối tượng nào và niệm lần lượt... lâu ngày giữ thói quen này bạn sẽ có được cả sự công bằng tuyệt đối mà tiên sinh Ohsawa nhắc tới... nếu bạn nghĩ đây là con mình thế là bạn sẽ không công bằng... nó chỉ là một đối tượng của cách niệm .... tất cả chỉ là đối tượng, bạn chỉ chú ý duy nhất tới con bạn là bạn đã bị giới hạn... tâm bạn có thể mở rộng và con bạn vẫn nhận được tình yêu bao la của bạn, không phải chỉ chú ý đến mỗi con mình mà bạn có thể mở rộng được trái tim với nhận thức... hãy coi tất cả chỉ là những đối tượng để bạn có thể hiểu được mật ngữ của biểu tư
tượng bé Phật cởi trần chỉ một tay lên giời và một tay xuống đất đang được các chùa thịnh hành noi nhau làm theo cho lễ tắm Phật nhân ngày Phật đản.

Tôi nhận ra thông điệp đó là: Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn:

- Ngã là hãy sử dụng thân và tâm nhận ra bản chất của thực tại tuyệt đối, tự chứng nghiệm lẽ vô sinh Tánh Không và thoát ra khỏi được thế giới tục đế khái niệm sống trong chân nghĩa đế chỉ có năng lượng và các rung động, thoát khỏi được vòng sinh tử bởi thân và tâm này, chỉ có đó là cách duy nhất cần làm trên trái đất này. Lời tuyên ngôn này Đức Phật đã làm được, và để lại cho chúng ta những mật ngữ để thức tỉnh mọi người.

Khi tâm thấy rõ hơn mọi thứ diễn ra trên thân và đặc biệt là quan sát được sự phản ứng của tâm là tâm đã dương hóa mạnh, nó sẽ cực dương khi thấy được sự nảy sinh của suy nghĩ và có thể thấy được tác ý của ý nghĩ nữa thì nhất... và hãy còn nhiều nữa để chứng nghiệm... khi nào nó về đến nhà thì bạn sẽ hiểu: tâm lặng hết mong cầu, mọi đau buồn cởi bỏ, đời này và đời sau... trong Kinh Đức Phật có nói: tâm lúc đó như lông gà đưa vào lửa, nó sẽ tự động co rút lại.

Bạn đã ăn cơm lứt? bạn phải tiến lên nữa, phải chứng nghiệm bằng được loại tâm rất dương đó để nó thuần dương ra khỏi âm dương khi nó đạt được đạo cùng quả, tôi chỉ là một hành giả lâu năm... tôi - Ngọc Trâm, vẫn tiếp tục hướng tới TÁNH KHÔNG và NIẾT BÀN trong cuộc sống...

Ngài Ajhan Chah nói: để ý bên ngoài 10%, quan sát thân tâm 90%, thầy tôi thì bảo: 50 -50% ngài có ý muốn chúng ta đạt đạo giữa đời thường?

Bạn có thể làm MỘT VIỆC mà tâm âm (quá chú tâm ra bên ngoài) bạn sẽ làm nó không hiệu quả và mất năng lượng (chuyện này áp dụng tất cả trong cuộc sống kể cả lúc đi ị và làm tình....), nếu bạn biết cách quan sát giúp tâm dương (quan sát được đặc tính của tâm phản ứng) chất lượng cuộc sống của bạn hoàn toàn thay đổi.

Nhai Đếm khi ăn là giúp tâm được dương hóa khi ăn (khi ăn tâm rất âm) nó hướng quá mạnh vào các món ăn này nọ hấp dẫn các giác quan, nó kéo rút hết năng lượng của bạn ra thế giới bên ngoài... tôi đã thấy họ trình bày món ăn của kiểu loại người thiếu hiểu biết ... họ kéo rút hết tâm can bạn ra thế giới của HỌ thiết lập ra ... các nhà hàng sang trọng các món ăn xanh đó bắt mắt... trong khi bạn có hiểu biết: món ăn của bạn như bức tranh thâm trầm và nó làm ổn định tâm ngay bởi họ bố cục các món ăn tạo ra một bức tranh làm cho bạn xúc độ đủ để quan sát tâm tan... vì thế bộ môn Zen macrobiotic cooking sẽ là bí mật cứu giúp thế giới... nó cần phải đưa vào hệ thống giáo dục ngay và sớm nhất giúp con người không bị suy thoái giống nòi

Cho nên tôi tâm đắc với ngài Tejianiya rằng chánh niệm + trí tuệ.

Nếu tôi không có sẵn loại trí thông minh tự nhiên ??? (có từ kiếp quá khứ), thì làm sao tôi có thể thực hành thiền và hiểu được ý của các vị thầy và có được sự hiểu biết để có thể chỉ rõ cho người khác biết đây? để tri ân Tam Bảo: ăn một hạt trả 10.000 hạt. Tôi không có ý định trở thành thiền sư hay bậc thầy nhưng bằng kinh nghiệm nội chứng và thực tế tôi có thể giúp bạn nào có trí thông minh vốn sẵn hiểu ra được THIỀN là gì khá dễ hiểu, vì dầu bất cứ vị thầy dạy thiền nào cũng đều mong chỉ giúp hành giả kết nối được với trí tuệ tự nhiên có sẵn bên trong... thầy bên ngoài giúp ta kết nối được với người thầy bên trong, giúp đi trúng con đường Trung Đạo... giải thoát cái thấy biết để có thể rỗng rang sống không cần bận tâm và lo nghĩ...

Càng ngày càng có nhiều người ăn cơm lứt và hỏi tôi về thiền? vì khi ăn cơm lứt đúng họ sẽ có nhu cầu muốn chia sẻ niềm hạnh phúc cá nhân với người khác và sự mong ước tự nhiên được học hỏi nhiều hơn về tinh thần và tâm linh...


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Aug 3 2019, 10:31 AM
Bài viết #6


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Với thế gian, thế nào là người thông minh? có thể tự chứng mình hay tự kiểm tra độ thông minh của mình tới đâu và được mấy điểm so với chỉ dẫn mới đây:

https://khoahoc.tv/8-dau-hieu-cho-thay-ban-...inh-tuong-98072


🏠 Khám phá Khám phá khoa học


Nhiều người đánh giá thấp bản thân, bỏ qua những dấu hiệu nhỏ, thói quen thường ngày cho thấy họ sở hữu trí thông minh và hoàn toàn có thể thành công hơn mình nghĩ.

Hiểu mình còn chưa biết nhiều điều
Hiểu mình còn chưa biết nhiều điều: Những người có hiểu biết thực sự luôn sẵn sàng thừa nhận họ không biết điều gì đó. Thiên tài âm nhạc có thể không hiểu gì về Vật lý. Nếu không biết, họ thẳng thắn nói: “Tôi không biết” thay vì cố lấp liếm bằng những câu như “Tôi biết đôi chút về nó” và bắt đầu tra Google. (Ảnh: Medium).

Mặc quần áo giống nhau mỗi ngày
Mặc quần áo giống nhau mỗi ngày: Nhà tâm lý học người Anh Oliver Burkeman từng nghiên cứu phong cách ăn mặc của những người thông minh. Kết quả cho thấy họ thường thích mặc đồ đơn giản, giống nhau để dành nhiều tâm trí vào việc quan trọng hơn, đương nhiên trừ những người làm trong lĩnh vực thời trang. (Ảnh: Getty).

Thấu hiểu người khác
Thấu hiểu người khác: Nếu có thể tiếp lời khi người khác bí từ, bạn có thể là thiên tài (giờ tôi mới biết tôi có khả năng này tự nhiên từ bé, nhà thơ Vương Từ nói: "em có nhiều thứ quí giá từ từ sau này em sẽ biết", khi ai đang nói chuyện trước đám đông mà bí từ? mà có tôi ngồi đó lắng nghe... là tôi thấy nó hiện ra trong tâm tôi từ đó - từ mà người kia đang có ý tìm kiếm và tôi buột miệng nói ra nhỏ đủ họ nghe thấy và họ lập tức sử dụng ngay...chi tiết này khá thú vị vì tôi đã từng nhiều lần như vậy mà chả hay biết mình thông minh, khi mình biết mình thông minh thì mình đã già? biết mình thông minh sớm rất có lợi ích để mình tiếp tục biết cách trau dồi sự bén nhạy của tâm????). Khả năng thấu hiểu là một trong những biểu hiện của trí thông minh. Theo chuyên gia tâm lý Daniel Coleman - nhà báo mảng Khoa học của New York Times - những người quan tâm và thấu hiểu người khác thường thành công trong cuộc sống. (Ảnh: Imgur).

Kiểm soát bản thân
Kiểm soát bản thân: Khả năng tự kiểm soát là điều làm nên sự khác biệt giữa con người và động vật. Các thiên tài làm được nhiều hơn thế. Họ có thể hoàn toàn kiểm soát và vượt qua cơn bốc đồng. Nhờ đó, họ lên kế hoạch, thực hiện nó mà không chịu sự ảnh hưởng từ cảm xúc tiêu cực. (Ảnh: Yoga Journal).

Mắt xanh
Mắt xanh: Các nhà khoa học Mỹ tin mắt xanh là dấu hiệu của người thông minh. GS Joanne Rowe của ĐH Louisville (bang Kentucky) khẳng định những người sở hữu đôi mắt xanh có khả năng tự học tốt hơn và thường giỏi trong việc chú ý các chi tiết. (Ảnh: Themes).

Biết nguyên nhân khiến mình buồn
Biết nguyên nhân khiến mình buồn: Ai cũng có lúc buồn bực và xả cơn bực tức lên người khác. Người thông minh cũng không tránh khỏi những cảm xúc tiêu cực này nhưng họ biết nguyên nhân và cách giải quyết. Họ không đắm chìm trong quá khứ, đổ lỗi cho những người xung quanh khi mình không vui. (Ảnh: Pak News).

Lẩm bẩm một mình
Lẩm bẩm một mình: Các nhà tâm lý học cho rằng việc tự lẩm bẩm giúp con người lọc ra thông tin quan trọng giữa hàng loạt ý nghĩ vụt qua đầu. Việc này cũng giúp bạn hiểu rõ hơn nội tâm của mình. Einstein là một trong những thiên tài thích lẩm bẩm một mình. (Ảnh: NBC News).

Không thể chịu đựng tiếng ồn
Không thể chịu đựng tiếng ồn: Nghiên cứu của ĐH Northwestern, Mỹ, cho thấy thiên tài ghét tiếng ồn vì chúng trở ngại họ tập trung vấn đề quan trọng. Hàng loạt thiên tài lừng danh như Charles Darwin, nhà viết kịch người Nga Anton Chekhov hay nhà văn người Pháp Marcel Proust thích làm việc trong không gian yên tĩnh. (Ảnh: Harvard Health).

Cập nhật: 06/03/2019 Theo Zing


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Aug 3 2019, 10:35 AM
Bài viết #7


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Câu khen một vị thiền sư danh tiếng lẫy lừng độc đáo nhất của thế kỷ 20 - Osho, mà tôi thích nhất:

Là người có khả năng thấu hiểu tâm điểm vấn đề một cách rất nhanh



--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 28th March 2024 - 08:57 PM