IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Ăn ít, ăn nhiều??
marhaba
bài Dec 10 2010, 07:20 AM
Bài viết #1


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 532
Gia nhập vào: 13-August 09
Thành viên thứ.: 4,316



Chào các bác,

Thường marhaba thấy các bác TD hay sách TD đều khuyên là nên ăn ít, thậm chí nhịn buổi tối...

Qua quan sát 1 số người thì marhaba thấy như sau:
- Có ông hàng xóm, làm nghề nông, 1 mình làm rất cực khổ nuôi cả nhà 8 miệng ăn. Ông ăn thì rất khỏe, nhưng vì nghèo quá, nên ko đủ ăn - thiếu chất, có khi chỉ ăn cơm với nước trà, hoặc mít, chuối. Kết quả là bệnh (chắc do bị lao lực gây ra - khi bệnh nhẹ thì cũng đâu nghỉ làm được) - ko đủ tiền chữa trị - rồi chết sớm. Còn bà thì chỉ nội trợ, hầu như quanh quẩn trong nhà, khi bệnh thì ko bao giờ uống thuốc, mà chỉ nhịn ăn. Kết quả là bà sống rất thọ, khỏang 90 tuổi.
- Rồi ông đó có 1 ông em, chỉ có 2 người con, mà ông làm tàng tàng thôi, chơi thì nhiều - bài bạc, đá gà độ.. Cũng sống thọ.
- Rồi có 1 bà em - không lập gđình, sống 1 mình - làm việc lặt vặt rồi mỗi bữa chỉ ăn 1 ít cơm, với 1 ít thức ăn (có khi ăn chuối ko, vì nghèo mà) - thì cũng sống thọ.

Quay sang 1 gđình khác, 1 ông thì rất khỏe, làm nông, ăn 1 bữa bằng 3-4phần người khác, mà cái cuốc thì phải đặt rèn riêng vì lưỡi cuốc bự bằng 3-4 lần cuốc thường. Kết cục thì ông mất sớm (vì buồn rầu sinh bệnh do người vợ bị Pháp giết).
Ông có 2 người em làm nghề gỗ thủ công mỹ nghệ, 1 ông thì chuyên sx, hầu như ở trong xưởng - sống thọ. Còn ông em út thì chỉ sx 1 ít, còn lại thì ra ngòai làm ruộng, đi bán đồ gỗ (phải chèo xuồng đi các tỉnh miền Tây vài tháng để bán..), kết quả là ông bị bệnh nhiều rồi chết sớm hơn ông anh chỉ chuyên sx trong xưởng.

Còn các bà thì bà nào nội trợ nhiều, hầu như ở trong nhà thì sống rất thọ. Còn ai bươn chải ra ngòai nhiều thì đều bị bệnh mà chết sớm hơn.
(đây là nói về các nhân vật sống/chết mấy chục năm trước - lúc đó gạo còn chà xát dối lắm (bằng cối quay tay), họ không có dùng nước đá/tủ lạnh/bột ngọt,..vì nghèo)

- Truyện Tàu - có nhân vật là Tiết Nhơn Quý - là tướng nổi tiếng thời nhà Đường. Cha mẹ ông giàu có nhưng mất sớm, để lại tài sản cho ông nên ông không làm việc gì kiếm sống mà chỉ học văn, học võ và ăn. Sức ăn rất nhiều đến nỗi từ từ bán hết tài sản mà cũng không đủ ăn đến nỗi phải đến cầu người chú bác - nhưng họ không giúp - rồi đành phải tự tử! Nhưng được người cứu sống rồi chỉ chỗ làm để kiếm sống. Ngày đầu đi làm - ông chủ thì bao ăn thấy ông ăn nhiều quá - bằng phần ăn của cả chục người thì tính cho nghỉ smile.gif vì tốn cơm quá. Nhưng xảy ra chuyện là mấy chục người kéo 1 cây gỗ mà không nổi - ông mới bước ra kêu họ nghỉ, mà chỉ làm 1 mình thì nổi. Thấy vậy chủ mới giữ lại cho làm tiếp và giao các việc nặng nhọc...

- Sách THỨC ĂN QUYẾT ĐỊNH SỐ PHẬN CỦA BẠN - Tác giả : NAMBOKU MIZUNO : Đối với những người lao động nặng thì có thể cho phép ăn nhiều...

Theo nhận xét của marhaba thì ăn ít chỉ có thể áp dụng cho người ít lao động nặng nhọc, ở trong nhà thường xuyên thôi. Còn người lao động nặng thì cần phải ăn nhiều để nạp năng lượng (âm) thì mới có sức để lao động (dương). Còn người nào ra ngòai nhiều thì nhiễm phong hàn nhiều - dễ bệnh mà chết hơn người ở trong nhà.

Các bác có ý kiến gì ko?
Go to the top of the page
 
+Quote Post
ChutChit
bài Dec 11 2010, 03:54 PM
Bài viết #2


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 43
Gia nhập vào: 25-April 10
Thành viên thứ.: 12,279



Chào bạn marhaba,

ChutChit đồng ý với ý kiến của bạn. Với người lao động nặng nên ăn thêm cả dầu và muối, như vậy cơ thể mới đảm bảo quá trình sinh hóa biến dưỡng. Lao động nặng và ở ngoài trời nhiều mà không nạp đủ năng lượng thì chết, hic.

Nhiều hay ít cũng chỉ mang tính tương đối - làm sao cơ thể luôn giữ ở mức cân bằng ổn định là được, vì cơ thể khác nhau, sinh họat lao động khác nhau, khả năng biến dưỡng khác nhau (gene ?) ... nên trong cùng một gia đình có người ốm người khỏe là như vậy, dù ăn chế độ như nhau tongue.gif

Các bác cho ý kiến ạ.


Go to the top of the page
 
+Quote Post
No thing more
bài Dec 11 2010, 11:43 PM
Bài viết #3


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 79
Gia nhập vào: 30-August 10
Thành viên thứ.: 26,295



Để duy trì hoạt động thì cơ thể mỗi người cần phải bổ sung một lượng năng lượng tối thiểu đã mất vì vậy cơ thể cần phải nạp năng lượng từ bên ngoài, cách thông thường nhất là từ thức ăn.

Do đặc tính hấp thụ và biến đổi và tiêu hao năng lượng ở mỗi người mỗi khác nên ở mỗi người xuất hiện tình trạng mập béo khác nhau khi ăn cùng 1 loại thức ăn nên con người có sự đa dạng về sức khỏe, bệnh tật … vì vậy cũng thật dễ hiểu khi có người ăn ít nhưng béo khỏe và có người ăn nhiều lại ốm….

Ai tâm càng loạn thì càng tiêu hao nhiều năng lượng và mau đói …. Và ngược lại mà vì vậy ai tâm càng yên thì càng ít đói … Điều này thật dễ hiểu vì sao các vị thiền sư thường ít ăn và có một số trường hợp có học sinh bất tỉnh sau một buổi thi hay có một số người bị bất tỉnh khi nghe 1 tin xấu gì đó ….

Bạn không nên so sánh việc ăn của người này với người khác rồi đem áp dụng cho mình se rất nguy hiểm cho sức khỏe của mình. Bạn phải nhìn lại chính bạn bạn sẽ biết bạn cần ăn như thế nào…. Điều quan trọng là không nên ăn quá no, ăn vừa đủ, nhai kỷ là tốt nhất.

Theo mình thức ăn không thể quyết định số phận, chỉ có thể thay đổi tương đối.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Đăng Anh
bài Dec 12 2010, 06:36 PM
Bài viết #4


Member
**

Nhóm: Members
Bài viết: 22
Gia nhập vào: 7-December 10
Từ: Tp.HCM
Thành viên thứ.: 78,655



Cho mình góp ý nhe marhaba,
Mình đọc sơ thấy những câu chuyên bạn nói xoay quanh vấn đề ăn ít nhiều, làm ít nhiều, sống yểu thọ. Vậy có phải bạn đang muốn so sánh tương quan giữa việc ăn và lao động để kết luận về sống thọ hay sống yểu?!
Nếu thật là như vậy, mình thấy không ổn lắm, vì ở đây theo mình là trong đời sống, không quan trọng bạn sống 10 năm hay 100 năm, mà là 10 năm hạnh phúc và thành tựu hay 100 năm đau khổ và vô dụng, thì mới cần chú ý hơn. Mà đó chỉ là ví dụ tương đối, mình nghĩ những ai thực sự có hạnh phúc thì tự khắc người ta sẽ sống thọ thôi mà. Có phải vậy không nhỉ??? Nếu vậy trước tiên phải tự mình tìm thấy cái loại hạnh phúc bền bỉ nhất đã... smile.gif


--------------------
Trích Ohsawa: Mình phải là ngọn đuốc soi sáng cuộc đời mình, sức khỏe mình. Mình phải là thầy thuốc của riêng mình. Đừng nghe bất kỳ một ai một cách mù quáng. Hãy như một ngọn đuốc nhen ra trăm ngàn ngọn, các chỗ tối đều sáng, sáng khắp mọi nhà...
Con Đỉa, Đòn Càn, Quạt Nan, Cột Nhà, Chổi Xể Cùng, lẽ nào lại là 5 thứ khác nhau... :)
Go to the top of the page
 
+Quote Post
marhaba
bài Dec 14 2010, 07:48 AM
Bài viết #5


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 532
Gia nhập vào: 13-August 09
Thành viên thứ.: 4,316



Ý tui nói là khi khuyên người ta ăn ít theo TD hoặc GLMM số 7 thì có khi ko đúng cho trường hợp người lao động nhiều.
Có thể nói như là người ăn theo công thức nào thì cần phải có điều kiện gì? (như là mục Chống chỉ định trong thuốc Tây vậy) - chứ ko thể áp dụng tràn lan đại chúng được.
Vd ko thể kêu người ta nhai 100 lần/miếng cơm trong khi ngừoi ta ko có thời gian nhai...
Người phải lao động kiếm sống hoặc để nuôi sống gia đình thì ko có thời gian/tâm trí thảnh thơi như người bệnh năng nằm 1 chỗ ko làm gì hết! Bởi vậy theo tui nhận xét thì mấy trường hợp bệnh thật nặng nằm 1 chỗ thì theo TD dễ dàng hết bệnh (hoặc đi luôn!) hơn người bệnh ít ít mà có khả năng làm việc.

Tui thường nghe người ta nói: người này người kia lúc trẻ thì lao động cực khổ lo cho con cái,..khi về già chưa hưởng nhàn được bao lâu thì mất sớm..

Căn bản vẫn là sức khỏe - mục đích ăn theo TD là để có sức khỏe trước đã, rồi còn ai đó muốn giải thóat..bằng con đường TD thì cứ nguyên cứu thêm..

Người ta nói sức khỏe là hạnh phúc - khi bạn ko có sức khỏe thì sao có hạnh phúc?
Go to the top of the page
 
+Quote Post
LIOVI
bài Dec 15 2010, 09:53 PM
Bài viết #6


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 255
Gia nhập vào: 18-September 10
Thành viên thứ.: 30,437



Cái chủ đề này hơi ngồ ngộ nên tham gia 1 ý cho vui

Ăn ít là lượng ăn ít hơn "ăn vừa " , Ăn nhiều là ăn nhiều hơn lượng nhu cầu cần thiết cho cơ thể => như vậy cả 2 đều không tốt

Thế thì làm sao biết ăn vừa cả lượng và chất là ăn bao nhiêu ?

Trong khi cơ thể thì mỗi lúc lại đòi hỏi ăn uống cả về lượng và chất cũng khác nhau ; lúc nhiều lúc ít , lúc nhiều chất này ít chất kia .v.v...

Nếu ai lúc nào cũng ăn đủ , chắc sẽ có một cuộc sống minh triết

Còn tôi thì không nghĩ về nó thì có thể tàm tạm , nếu nghĩ nhiều về nó thì sẽ thiếu thừa nhiều thứ , trong đó có ... thừa cơ tâm và thiếu tự tin

Nhưng nếu buộc phải chọn giữa thiếu và thừa thì tôi sẽ chọn thiếu ; Có ai giống tôi không ?
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Luong Trung Hung
bài Dec 16 2010, 03:04 AM
Bài viết #7


Advanced Member
***

Nhóm: Moderator
Bài viết: 587
Gia nhập vào: 16-June 07
Từ: 16 York St, Emu Plains NSW 2750 Australia
Thành viên thứ.: 32



Tôi cũng xin đóng góp một chút ý kiến của mình cho vui vẻ cả làng.
Bản tính tôi thì không thích thiếu hay thừa mà là thích vửa đủ, nhưng trời đã không chìu lòng người : khi tôi vừa mới lớn, cha tôi đã bị mìn giết chết trong khi đang trên đường đi mua bán làm ăn nuôi sống gia đình, lúc bấy giờ tôi đang học lớp 10 trung học (mà thời đó gọi là lớp đệ tam ở miền nam VN); một tháng sau ngày cha tôi mất thì anh tôi bị mất trí (vì thương khóc cha mình trong 1 tháng không ngủ mà cả nhà không ai hay biết) vĩnh viễn, mẹ tôi lúc bấy giờ thuộc vào lớp tuổi trung niên, mọi xáo trộn và kém may mắn trong đời sống làm cho mẹ tôi gần như mất trí và buông xuôi mọi việc, tôi còn 6 đứa em quá nhỏ không người nuôi nấng.
Thế là tôi phải vừa đi học, vừa đi làm; tôi di chuyển từ nơi này sang nơi khác bằng xe hơi và tôi phải mua đủ tất cả các sách học mang theo xe để tự học bài. Khi về đến nhà thì tôi mượn tập của bạn học để theo dõi bài vở trong lớp học đã được học đến đâu, thế là bạn bè mượn lại sách của tôi, và điều này làm cho tôi gặp khó khăn là không có đủ sách để tự học, thế là mỗi loại sách học tôi phải mua 2 quyển của cùng 1 tác giả (và nếu có hai tác giả khác nhau thì mua cả 2, mỗi loại 2 quyển).
Từ đó nó làm thành 1 cái thông lệ, nhưng lần này, Trời lại chìu lòng tôi : xe hơi thì 2 chiếc (1 chiếc để đi và chiếc kia để cho mượn), nhà cũng 2 cái ( 1 cái để ở, còn cái kia cho bạn bè thay nhau mượn ở để làm nhà nghĩ dưỡng); ngay cả đi vượt biên cũng phải đóng 3 chiếc tàu (một chiếc cho mình, một chiếc cho bạn bè và chiếc còn lại để dự phòng nếu không may cho các chuyến kia).
Nhưng tôi luôn muốn dừng lại ở cái thứ 2 hay thứ 3 mà không để dành hay gây dựng thêm để tích cóp hay tạo thành tài sản lớn (có một ngoại lệ là khi tôi làm shop photo bên Úc, khi xong 1 cái thì có đứa em này muốn quản lý và tôi phài làm cái thứ 2 và cứ như vậy cho em, cho con, cho bạn bè.....cho đến cái thứ 10 thì phải dừng lại vì những khó khăn do lòng tham của người khác).
Tôi thích làm những việc liên quan đến thực dưỡng và thế là sau này khi các cửa hàng photo của tôi đóng cửa dần dần thì lại hình thành việc mua bán thức ăn thực dưỡng từ Úc và Nhật qua lại VN & Úc cũng như thuốc trợ phương của G & W Australia phân phối tại Úc, VN và Mỹ.
Dĩ nhiên là tôi muốn mọi việc vừa đủ, không thừa, không thiếu mà hình như cuộc đời tôi gắn liền với con số 2, 3 hay nhiều hơn không vì mình mà là vì người khác !
Go to the top of the page
 
+Quote Post
vantrung
bài Dec 19 2010, 08:51 AM
Bài viết #8


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,240
Gia nhập vào: 25-May 07
Từ: HCM
Thành viên thứ.: 30




ĂN SỐ 7 VÀ ĂN ÍT ĐỂ SÁNG TẠO VÀ ĐẠT NĂNG SUẤT LÀM VIỆC 100%.
-PPTD ứng dụng VSNL vào việc ăn uống để cải tạo con người. Lựa chọn thức ăn và cách ăn sẽ làm cho con người hạnh phúc hay đau khổ.Ăn đúng thì tâm bình và ăn sai thì tâm loạn
-Ăn ít là ăn không no ,ăn 80% lượng thức ăn cần thiết.
-Ăn ít để sáng tạo .Ăn uống nhiều làm cho con người ngủ nhiều, bệnh nhiều, si mê nhiều…
-Trong thực tế,nếu cho công nhân ăn quá no thì năng suất làm việc sẽ xuống thấp. Tài xế ăn no dễ buồn ngủ, gây tai nạn.Võ sĩ ăn no sẽ thi đấu lừ đừ, không linh hoạt. Vận động viên ăn no sẽ không đạt thành tích cao…
-TS Ohsawa nói ngài nhịn ăn thì bài diễn thuyết của ngài mới sinh động và thú vị. Có khi TS phải nhịn ăn cả ngày nếu phải thuyết giảng sáng và chiều.
-Dù làm việc nặng nhọc, chúng ta không nên ăn no để đạt năng suất cao. Ăn số 7 và ăn ít thì sự sáng tạo sẽ vô cùng mãnh liệt.
Ba tháng trước khi về cõi trời, TS Ohsawa ăn ít và ăn số 7 để đạt năng suất làm việc 100%, trước kia TS chỉ làm việc với năng suất 60%, 70% .
19/12/2010 NVT
Go to the top of the page
 
+Quote Post
marhaba
bài Dec 21 2010, 08:00 AM
Bài viết #9


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 532
Gia nhập vào: 13-August 09
Thành viên thứ.: 4,316



@bác Hưng: bác bận rộn như vậy thì cháu nghĩ đó là lý do bác không thành công với số 7

@bác Trung: thông thường những người lao động chân tay thì có bao tử khỏe lắm, ăn vô chút xíu là tiêu liền, làm 1 chút nữa thì ko còn gì trong bao tử hết smile.gif. Đâu có ai mới vừa ăn no cành hông thì nhào vô làm việc liền đâu - họ cần nghỉ 30'-1g. Họ là những người có khả năng lao động nặng nhọc 1 khỏang thời gian ngắn, chứ ko dẻo dai. Còn người ăn TD, số 7 thì ngược lại, làm việc dẻo dai nhưng khi lao động nặng thì yếu sức. Bởi vậy có thể nghe đâu đó là người ăn TD thì chạy đường trường thường thắng người khác (ko biết được mấy người như vậy??), nhưng chưa nghe ai nói người ăn TD chạy 100m nhanh nhất thế giới. Bác Hưng có biết ai ăn số 7 đi làm phụ hồ..?

Ông Ohsawa ăn số 7 như vậy do ông làm việc trí óc chứ ko phải làm việc chân tay.
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 24th April 2024 - 10:32 AM