IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Với tôi thiền đâu có phức tạp đến thế
trungvu
bài May 28 2017, 05:50 PM
Bài viết #1


Newbie
*

Nhóm: Members
Bài viết: 1
Gia nhập vào: 28-May 17
Thành viên thứ.: 94,563



Bắt đầu một chút với cái này đi bạn ơi, bạn đang tìm một phương pháp ngồi thiền hiệu quả phải không:
Dưới đây là tư thế bảy điểm căn bản cần áp dụng khi thực hành thiền định:
1. Chân khoanh lại theo tư thế kiết già, chân trái ở trong.
2. Lưng thẳng.
3. Vai để xuôi tự nhiên, tựa như cánh đại bàng.
4. Cổ hơi cúi về phía trước.
5. Mắt mở, tập trung và hơi nhìn xuống trong khoảng không cách chừng một mét ở phía trước.
6. Miệng hơi mở, đầu lưỡi chạm vào vòm miệng.
7. Hai tay để nhẹ trên lòng, lòng bàn tay phải đặt trên lòng tay trái, hai ngón cái khẽ chạm nhau.
Khi thực hành thiền quán về hơi thở, hãy giữ tư thế của bạn luôn thẳng và làm theo trình tự sau đây:
1. Dùng một ngón tay bịt nhẹ lỗ mũi phải và hít vào bằng lỗ mũi trái một hơi dài và sâu.
2. Giữ hơi thở lại (ở đan điền) trong chừng vài giây
3. Dùng một ngón tay bịt nhẹ lỗ mũi trái và thở ra qua lỗ mũi phải
4. Tiếp đến, hít vào bằng lỗ mũi phải, bịt lỗ mũi trái. Giữ hơi thở lại một lát và thở ra qua lỗ mũi trái.
5. Tiếp theo, nhẹ nhàng hít vào bằng cả hai lỗ mũi cùng lúc. Thở mạnh hắt ra để đẩy không khí ra ngoài càng nhiều càng tốt.
Thiền quán về hơi thở kết hợp với thiền định:
Thực hành phương pháp này, khi hít sâu vào, chúng ta quán tưởng tất cả mọi năng lượng và phẩm chất tích cực của vũ trụ đi vào trong thân thể mình như một luồng khí trắng tinh khiết. Khi thở ra chúng ta quán tưởng hết thảy mọi năng lượng tiêu cực trong chúng ta như sân giận, ghen tị, buồn chán… đi ra ngoài trong hình thức một làn khói đen.
1. Bắt đầu thở ra một hơi dài qua cả hai lỗ mũi, đồng thời quán tưởng rằng mọi sân hận, oán thù, những ác nghiệp, căng thẳng và thất vọng theo hơi thở đi ra ngoài dưới dạng một làn khói đen.
2. Dùng một ngón tay bịt bên mũi trái, hít vào thật sâu bằng bên mũi phải và giữ hơi thở lại nơi bụng (đan điền) trong hai giây – quán tưởng mọi phẩm chất tích cực đi vào cơ thể bạn trong hình thức luồng ánh sáng trắng.
3. Sau đó, bịt bên mũi phải, thở ra bằng bên mũi trái đồng thời quán tưởng tất cả những năng lượng tiêu cực theo đó đi ra ngoài trong hình thức làn khói đen.
4. Một lần nữa hít vào bằng lỗ mũi trái tất cả những tư tưởng tích cực trong hình thức luồng ánh sáng trắng.
5. Bịt bên mũi trái và thở ra qua lỗ mũi phải toàn bộ tư tưởng tiêu cực trong hình thức làn khói đen
6. Hít thật sâu bằng cả hai lỗ mũi toàn bộ những tư tưởng tích cực, tốt đẹp trong hình thức luồng ánh sáng trắng đi vào.
7. Thở mạnh ra qua hai lỗ mũi để đẩy toàn bộ những tư tưởng xấu, tiêu cực ra ngoài trong hình thức làn khói đen.

Vv...và...vV. Bên trên là để đọc tham khảo, để làm dẫn chứng chứ không phải để thực hành đâu ạ, bạn đừng hiểu lầm :v.

Thôi đi mà, nếu bắt tôi làm từng này những checklist thì có lẽ tôi đầu hàng trước khi biết được thiền là cái gì. Vì sao lại quá phức tạp như vậy!.

Rồi lại có những hình thức mà người ta cho rằng nó thật là một kỳ tích hiếm có trong đời như thiền không ăn uống, thiền nhịn ăn thiền tuyệt thực 49 ngày, thiền ôm (gì mà tượng đôi nam nữ trong tư thế ... nhau :v)



Thực ra, với tôi, thiền là làm gì thì làm miễn sao trong tâm bạn cảm thấy tự do tự tại mà cái tự do đó không động chạm, ảnh hưởng đến quyền lợi của ai.

Thế nên quá chú trọng đến hình thức để thực hành đôi khi làm bạn gồng cứng quá sức để tuân theo mà không thấy ra được mục đích của thiền, của hành thiền, của sống thiền.

Thiền là một lối sống, là quay lại với sự giản dị của tâm. Tâm đã có sẵn hạnh phúc rồi, có sẵn tự tại rồi. Chỉ cần quay về để thấy.

Khi bạn quay lại tỉnh thức, khi đã chạm đến sự tự do đó rồi thì thấy: "Hóa ra thiền mục đích cũng để như thế mà thôi".

Thiền là chú tâm vào từng động tịnh trong đời sống. Nó đang thế nào để tâm của bạn quan sát nó như thế ấy.

Nếu bạn định nghĩa rằng thiền là ngồi trong tư thế thật đẹp với những công thức tuyệt vời. Nghe ra có vẻ thật là tuyệt. Bạn như tìm ra một con đường đầy hứa hẹn. Nhưng không...



Tại sao phải công thức hóa cho thêm phức tạp?

Tại sao cứ phải tuân theo những công thức đẹp tuyệt mà không để cho thiền uyển chuyển, linh hoạt theo hoàn cảnh đời sống?.

Sao phải đặt cho nó một khung giờ quy định để được chìm đắm vào những lạc thú của định mà không phải chính là một "đời sống thiền"?.

Sao khi nhắc đến thiền thì bạn chỉ nghĩ rằng nó gắn với tư thế ngồi kiết già hay bán già gì đó - nhìn có vẻ pro mà nó không thể là soi sáng mọi hoạt động trong cuộc sống chứ không chỉ đóng khung trong tư thế ngồi?...

Có thể bạn là người thực hành thiền với sự trải nghiệm và nói với tôi: "Này anh bạn, tôi hành thiền và cảm thấy lạc đấy".

OK, tôi hoàn toàn đồng ý. Nhưng...vấn đề quá to ở đây là lạc đó chỉ xuất hiện trong lúc bạn ngồi, khi nhập vào định. Thế còn lúc không ngồi, xuất định thì sao? khi đối mặt với cuôc sống ồn ào, xô bồ, bon chen ngoài kia thì sao?. Thì bó tay chứ còn sao nữa...Nếu thiền là một lối sống thì tôi cần nó mọi lúc mọi nơi kia.

Vì thế, tỉnh thức chứ không phải định mới là thứ giúp bạn tự tại trong cuộc sống. Tôi không phủ nhận thiền định, chỉ là muốn nói nó chỉ làm bạn cảm thấy lạc trong tĩnh mà không đủ để bạn linh hoạt trong động.

Vậy để thích ứng được với cuộc sống biến đổi liên tục, hãy trui rèn sự tỉnh giác, tri rèn chánh niệm. Là gì?. Là khi bạn làm gì thì biết mình đang làm cái đó, ăn biết đang ăn, đi biết đang đi, làm việc biết đang làm việc. Tin tôi đi, chỉ cần vậy thôi là bạn đã chạm vào sự kỳ diệu của tâm rồi .

Một số lợi ích tôi cảm nhận thấy rõ khi trở lại với chính mình - tất nhiên là còn nhiều và hơn thế nữa nhưng đây là những lợi ích có thể thấy ngay:

Sự tự do
Tự chủ
Điềm tĩnh
Đấy, đơn giản chỉ cần quay vào trong mọi động tịnh thôi và ý niệm của bạn được giải quyết.

---
Nguồn: http://www.trungvusc.com/2017/05/thien-giua-doi-thuong.html
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 người đang đọc chủ đề này (2 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 28th March 2024 - 09:42 PM