IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Người Do Thái giáo và Công giáo tại Mỹ đang thất bại trước thử thách căn bản nhất của họ
Diệu Minh
bài Jun 30 2020, 10:35 PM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Người Do Thái giáo và Công giáo tại Mỹ đang thất bại trước thử thách căn bản nhất của họ

Hương Thảo | ĐKN một giờ trước 85 lượt xem
Người Do Thái giáo và Công giáo tại Mỹ đang thất bại trước thử thách căn bản nhất của họ
(Dưới cùng bên trái: ảnh từ Hải quân Hoa Kỳ, Trên cùng bên trái: ảnh từ The All-Nite Images/Flickr, Phải: Pxhere)
Dưới đây là bài bình luận của Dennis Prager, một người dẫn chương trình talk-show người Mỹ, đăng trên tờ The Epoch Times ngày 23/6, về một khía cạnh nhỏ của những cuộc biểu tình phân biệt chủng tộc rầm rộ hiện nay tại xứ sở cờ hoa.

Nếu bạn là một tín đồ Do Thái hoặc đạo Kitô ở Mỹ, niềm tin nơi tín ngưỡng của bạn hiện đang đứng trước một thử thách thật sự.

Mọi người đã nhìn lại và tự hỏi làm thế nào mà những con chiên, đặc biệt là các chức sắc tôn giáo, các giáo sĩ – có thể không làm tròn bổn phận của mình trong một bối cảnh khủng hoảng đạo đức như hiện nay. Sự im lặng của hầu hết các giáo sĩ, linh mục và mục sư hiện nay – khi mà sự đe dọa đối với cá nhân là ít hơn rất nhiều so với ở các nước cộng sản và phát xít – đã cung cấp cho chúng ta câu trả lời: Tôn giáo ngày này rốt cục cũng chẳng có tác động lớn đến thế đối với những người có đức tin.

Trong những giai đoạn bình an, tôn giáo đã cung cấp hai yếu tố thiết yếu cho một cuộc sống hạnh phúc và trọn vẹn – tính cộng đồng và ý nghĩa cuộc sống – nhưng khi đối mặt với thử thách, nó thường thất bại, giống như một chiếc ô không thể mở ra khi trời bắt đầu nhỏ những giọt nước mưa đầu tiên xuống.

Nước Mỹ đang bị chiếm đoạt bởi những đám đông bạo lực, khi xảy ra rất nhiều vụ phá hoại và ăn cắp tài sản. Cảnh sát hầu như không can thiệp, và giới chính trị thì khá thờ ơ. Trong bối cảnh đó, tại sao không thấy đức cha nào bước ra phía trước để nhắc lại Điều-Răn-Thứ-Bảy trong số 10 Ðiều Răn của Thiên Chúa, rằng “Chớ lấy của người”? Một việc bình thường như thế hiện đã trở thành ngoại lệ rồi chăng?

Khu vực trung tâm của một thành phố lớn của Mỹ đã bị chiếm đóng bởi những kẻ thù ghét nước Mỹ và các giá trị nền tảng của nó, bao gồm các giá trị tín ngưỡng Cơ-đốc giáo và Do Thái giáo đan xen. Nhưng bạn đã nghe thấy bất kỳ thầy tu nào (ngoài một số giáo sĩ Tin lành) cất lên tiếng nói chống lại điều đó hay chưa?

Và điều đáng lo ngại nhất cho đến nay là, lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, quyền tự do ngôn luận – người mẹ của tất cả các quyền tự do – đang bị đàn áp rộng rãi, không phải bởi chính phủ, mà bởi báo chí, bởi các trường đại học, trung học, tiểu học, bởi tất cả các kênh truyền thông internet khổng lồ, bởi Hollywood và bởi hầu như mọi doanh nghiệp lớn ở Mỹ.

Các Kitô hữu và Do Thái hữu đặt sự sám hối vào trung tâm của việc thực hành tín ngưỡng, tuy vậy sẽ không có chỗ cho sự sám hối đối với một người đã nói hoặc hành xử một cách vô cảm – thậm chí nếu điều đó xảy ra 20 năm trước hoặc lâu hơn. Tuy nhiên, tất cả những gì chúng ta nhận được từ các giáo chức Mỹ về vấn đề này là… sự im lặng.

Mỹ, xứ sở tự do nhất, ít phân biệt chủng tộc nhất, cung cấp nhiều cơ hội lập thân nhất trong lịch sử thế giới, hay theo cách nói của Tổng thống Abraham Lincoln, là “niềm hy vọng tốt đẹp nhất còn sót lại trên trái đất”, lại đang bị lên án phủ đầu như một quốc gia của những “kẻ phân biệt chủng tộc”; khi các bức tượng của những danh nhân Mỹ vĩ đại nhất, bao gồm cả Tổng thống George Wasington và thậm chí cả Tổng thống Abraham Lincoln, đã bị kéo đổ hoặc bôi nhọ.

Nhưng tất cả những gì chúng ta nhận được từ hầu hết các giáo chức Mỹ chỉ là sự thỏa hiệp hoặc im lặng.

Tất cả những điều này không khỏi khiến những người Mỹ có đức tin đặt ra một câu hỏi mà những người phi tín ngưỡng vẫn thường nói: “Vậy rốt cục tôn giáo có tác dụng gì?”.

Liệu bạn có tin rằng nó là đúng đắn khi đánh giá tất cả mọi người, trước hết và trên hết, dựa trên chủng tộc của người đó? Liệu đó có phải là những gì bạn học được tại trường giáo sĩ? Đó có phải là những gì bạn [một người thầy truyền đạo] đã rao giảng trong suốt cuộc đời mình?

Tôi không nghĩ rằng như vậy. Tôi cho rằng, cho đến khoảng một năm hoặc thậm chí sáu tháng trở lại đây, bạn vẫn luôn tin tưởng và rao giảng rằng chúng ta, theo lời dạy của Martin Luther King Jr., cần đo lường mọi người không phải bằng “màu da mà bằng nhân phẩm của họ”.

Chẳng phải nền tảng của tất cả các tôn giáo dựa trên Kinh Thánh đều nói rằng tất cả chúng ta được tạo ra mô phỏng theo hình ảnh của Thiên Chúa, rằng Thiên Chúa không có chủng tộc, và Adam và Eva, tổ tiên của tất cả chúng ta, đều không có chủng tộc? Nếu bạn là một Kitô hữu, bạn sẽ đối đãi với các Kitô hữu từ các chủng tộc khác trước nhất như các Kitô hữu anh em, hay như các thành viên của chủng tộc khác? Nếu bạn là tín đồ Do Thái giáo, chẳng phải bạn sẽ nhìn nhận các tín đồ Do Thái giáo từ các chủng tộc khác không gì khác ngoài một tín đồ Do Thái giáo anh em phải không? [Liệu bạn có nhìn vào màu da của họ để phân biệt đối xử?] Phải chăng Chúa cũng làm vậy?

Vậy, tại sao lại im lặng? Tại sao tất cả các giáo sĩ, linh mục và mục sư không nói với các giáo đoàn của họ và nói với người Mỹ – trong các dòng đăng Twitter, trên Facebook, trong các bức thư gửi đăng trên truyền hình và đài phát thanh, trong các bài bình luận ​​- rằng loài người chỉ có một chủng tộc duy nhất – đó là chủng tộc con người, và rằng thuốc giải độc duy nhất cho căn bệnh phân biệt chủng tộc là phủ nhận cái quan điểm cho rằng chủng tộc quyết định giá trị của chúng ta, chứ không phải là đề cao vai trò của một chủng tộc nào đó [da đen hay da trắng]?

Liệu một ý thức hệ khẳng định tính thượng đẳng của một chủng tộc [so với một chủng tộc khác] có đáng trân trọng? Liệu nó có dẫn đến bất cứ điều gì tốt hay không? Đó chẳng phải chính xác những gì mà Đức Quốc xã đã chủ trương hay sao?

Vì vậy, làm thế nào để chúng ta giải thích sự thất bại bi thảm này của các tín đồ Do Thái, các Kitô hữu – và giáo sĩ của họ – lên tiếng chống lại nạn cướp bóc, và cho tự do, cho nước Mỹ, cho nền văn minh phương Tây ?

Câu trả lời cho câu hỏi này cũng đi vào tinh hoa của ý nghĩa tôn giáo. Ở trung tâm của hai tôn giáo của chúng ta là sự kính sợ Thiên Chúa: “Hãy biết kính sợ Chúa, và hãy nhớ kỹ những điều răn của Ngài, vì đây là toàn bộ bổn phận của một con người” (Truyền đạo 12:13). Nhưng một hiện trạng rõ ràng hiện nay là hầu hết người Do Thái và Kitô hữu đều kính sợ cánh tả, kính sợ Thời báo New York, sợ bị “bạn bè” xa lánh trên Facebook, sợ bị phản đối trên Twitter… nhiều hơn họ là họ kính sợ những lời răn của Chúa.

Đó chính là vấn đề cốt lõi của thời điểm hiện nay. Nếu người Do Thái giáo và các Kitô hữu thất bại trong bài kiểm tra này, họ sẽ không chỉ mất đi tự do, mất đi hy vọng to lớn dành cho nhân loại của người Mỹ, mà họ còn mất đi những giá trị trân quý của phương Tây; Họ cũng sẽ mất đi cả linh hồn.
trích trong dkn. tv

https://www.dkn.tv/the-gioi/nguoi-do-thai-g...hat-cua-ho.html


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Jun 30 2020, 10:37 PM
Bài viết #2


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Tôn giáo không làm gì được với covid, không làm gì được trước nạn ăn thịt động vật để mọi loại bệnh dịch lại từ nguồn gốc ăn thịt động vật mà ra, toàn là từ chợ bán động vật...?

Chả phải là chợ động vật mà ra ư?

Câu này giờ thấy đúng: ăn thịt là mối thảm họa của con người.


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 28th March 2024 - 09:53 PM