IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

> Chuyện ăn uống trong con đường phát triển tâm linh
justmevn
bài Nov 26 2010, 03:28 PM
Bài viết #1


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 840
Gia nhập vào: 5-September 09
Từ: Sài gòn
Thành viên thứ.: 4,720



Dịch từ "A Bird On The Wing" - Osho discourses

THƯA THẦY KÍNH YÊU CỦA CHÚNG CON,

NGƯỜI VỪA MỚI NÓI VỀ CHUYỆN ĂN UỐNG, CÒN BÂY GIỜ Ở PHƯƠNG TÂY NÀY, THỨC ĂN (COI NHƯ) LÀ MỘT TÔN GIÁO LỚN. NÓ LÀ MỘT TRONG NHỮNG THỨ GIA NHẬP VÀO VỚI TƯ CÁCH LÀM CƠ SỞ CHO CON ĐƯỜNG TÂM LINH.

NGƯỜI NÓI NẾU CHÚNG TA SỐNG NHƯ NHIÊN, CHÚNG TA SẼ TỰ BIẾT ĂN CÁI GÌ VÀ KHI NÀO THÌ ĂN, NHƯNG GIỜ ĐÂY CHÚNG TA CÁCH XA NGOÀI TẦM TAY VỚI VỚI BẢN TÍNH GIỐNG NHƯ TRẺ NHỎ CỦA MÌNH RỒI.

CÒN NỮA, CÓ NHIỀU TÔN GIÁO NÓI RẰNG CÁI MÀ TA ĂN VÀO TẠO RA SỰ KHÁC BIỆT CHO CON ĐƯỜNG TÂM LINH CỦA TA.

NGƯỜI CÓ ĐIỀU GÌ CÓ THỂ CHIA SẺ VỚI CHÚNG CON VỀ VẤN ĐỀ ĂN UỐNG ĐỂ HƯỚNG DẪN CHO PHƯƠNG TÂY KHÔNG?



Phải ngược lại mới đúng: thức ăn không thể khiến cho anh thành người tâm linh được, nhưng nếu anh là người tâm linh thì thói quen ăn uống của anh sẽ thay đổi.

Việc ăn cái gì sẽ không tạo ra sự khác biệt gì nhiều. Anh có thể là người ăn chay mà vẫn độc ác tới cùng cực, và bạo lực nữa; hoặc anh có thể là người không ăn chay mà vẫn tốt bụng và yêu thương. Thức ăn chẳng tạo sự khác biệt.

Ở Ấn Độ có những cộng đồng sống hoàn toàn nhờ vào thức ăn chay; rất nhiều Bà-la-môn sống hoàn toàn bằng đồ ăn chay. Họ bất bạo động nhưng họ không tâm linh chút nào.

Còn những người theo đạo Jana là cộng đồng người thực dụng nhất Ấn Độ, nhóm người ham muốn sở hữu, tích trữ nhất; vì thế mà họ trở nên giàu có nhất. Họ là người Do Thái của Ấn Độ. Nhưng thế giới không ăn chay ở phương Tây thì cũng không khác gì các cộng đồng ăn chay này ở Ấn Độ.

Đúng ra, trái lại là khác, cần phải nhớ một điều rất quan trọng sau: nếu anh bạo lực và thức ăn của anh là đồ chay, thì cái bạo lực của anh sẽ phải tìm một phương cách khác để thể hiện. Điều đó là tự nhiên thôi, bởi (bình thường) việc ăn những đồ không phải chay sẽ giải phóng cái bạo lực của anh.

Vì thế nếu các bạn quen biết với vài người thợ săn nào đó, có thể bạn sẽ nhận ra là những người này là những người đáng yêu nhất. Toàn bộ cái bạo lực của họ đã giải phóng trong việc săn bắn, vì thế họ thân thiện và đáng yêu nhất. Nhưng một thương gia ăn chay thì chẳng có con đường nào để cái bạo lực trong anh ta xả ra cả, vì thế nó trở thành việc mưu cầu của cải và quyền lợi; nó bị dồn ép lại.

Nhưng điều ngược lại cũng xảy ra. Nó xảy ra với Mahavira. Mahavira xuất thân từ một gia tộc chiến binh, ngài là một Sát-đế-lợi (giai cấp thứ 2, đứng sau Bà-la-môn). Bạo lực hẳn là chuyện thường đối với ngài, và rồi với một nỗ lực thiền định sâu sắc, một giai đoạn im lặng 12 năm đã biến đổi bản chất bên trong của ngài. Khi bản chất thay đổi thì cái biểu hiện bên ngoài cũng thay đổi; khi bản thể sâu nhất bên trong thay đổi, tính cách ngài thay đổi theo. Nhưng cái thay đổi tính cách ấy không phải là cái cơ bản, mà là một kết quả. Vì thế tôi nói cho bạn nghe, nếu anh thiền quán nhiều hơn thì anh sẽ trở nên càng ngày càng chuyển sang ăn chay hơn một cách tự giác. Không cần phải bận tâm về điều đó.

Và chỉ khi điều đó xảy ra, rằng qua thiền quán việc ăn chay tới với anh không qua sự thao túng của tâm trí, thì mới tốt. Còn thao túng bởi tâm trí, tranh biện, nêu lên lý do rằng đồ ăn chay là tốt, rằng nó sẽ giúp anh đạt được đẳng cấp tâm linh, thì sẽ chẳng giúp được bất cứ cái gì. Quần áo anh mặc, thức ăn anh ăn, các thói quen trong cuộc sống, phong cách của anh, mọi thứ sẽ thay dổi; nhưng sự đổi thay này không mang tính cơ bản. Cái thay đổi cơ bản nằm ở trong anh và rồi sau đó mọi thứ khác theo sau.

Nếu anh thiền quán đủ lâu, đủ sâu, thì không thể có chuyện anh làm hại tới bất kỳ ai vì chuyện ăn uống; điều đó là không thể. Đó không phải là cái để tranh cãi, không phải chuyện trong các sách kinh nói gì, hay ai đó nói cái gì, cũng không đặt thành vấn đề thủ đoạn ranh mãnh (của tâm trí), anh đơn giản trở nên sống tâm linh. Toàn bộ (việc ăn mặn) xem ra thật ngu xuẩn. Chỉ vì để ăn mà giết hại thú vật, chim chóc, xem ra quá xuẩn ngốc, nên nó sụp đổ.

Quần áo anh mặc sẽ tự giác thay đổi; dần dà anh sẽ thích mặc đồ rộng rãi hơn. Bên trong con người anh càng thư thái thì quần áo bên ngoài sẽ càng rộng rãi . Tôi nói, một cách tự giác; mà không có sự quyết định nào thuộc về phần (tâm trí) của anh. Dần dần, nếu anh mặc đồ chật anh sẽ thấy khó chịu. Quần áo bó chật là thuộc về một tâm trí căng thẳng, quần áo rộng rãi thì thuộc về một tâm trí thư thái.

Nhưng sự thay đổi bên trong phải là điều đầu tiên và mọi thứ khác chỉ là kết quả của nó. Nếu anh đảo ngược lại trật tự anh sẽ bỏ lỡ (điều quan trọng) và rồi anh sẽ trở thành kẻ nghiện thức ăn.

Một người đến gặp tôi. Anh ta gầy còm, mỏng dính và nhợt nhạt, anh ta có thể lăn ra chết bất cứ lúc nào, và anh ta nói với tôi, “Tôi muốn sống chỉ nhờ vào nước, bởi vì mọi thứ khác đều gây cản trở cho tâm linh. Giờ tôi muốn sống nhờ vào độc nhất nước mà thôi.”

Người đó sẽ chết mà thôi. Thật ra có một số ít người sống nhờ vào nước, nhưng chuyện đó xảy ra với họ một cách tự nhiên, điều đó không thể luyện tập thực hành được. Họ là những quái nhân, những ngẫu nhiên; cơ cấu và đặc tính hóa học của cơ thể họ hoạt động khác (thường). Chuyện đó có xảy ra – một số người nào đó có thể tồn tại bằng nước, nhưng không ai có thể tập luyện (để có nó) được.

Một ngày nào đó có thể khoa học sẽ có thể tìm ra sự biến đổi hóa học mang tính cơ bản và rồi mọi người sẽ có thể tồn tại được nhờ vào nước; tiếp đó khoa học sẽ thay đổi vấn đề sinh hóa của cơ thể các bạn nhờ đó bạn sẽ tồn tại chỉ nhờ không khí. Điều đó là có thể nhưng anh không thể luyện tập điều đó. Và toàn bộ sự nỗ lực này là vô nghĩa, cũng như toàn bộ sự chịu đựng đau khổ này là không cần thiết, ấy vậy mà có những người điên cố làm những điều như vậy. Điều đó không bao giờ xảy ra nhờ vào nỗ lực.

Có một phụ nữ sống ở Bengal – bà ta sống trong bốn mươi năm mà không ăn, điều đó đơn giản xảy ra như vậy. Chồng bà ta chết, bà không thể ăn uống gì trong vài ngày, chỉ là do buồn khổ, đau xót mà bà ấy không thể ăn uống gì. Nhưng đột nhiên bà nhận ra rằng không ăn gì mà mình lại cảm thấy khỏe khoắn hơn bất cứ lúc nào. Rồi bà ta nhận ra rằng trong quá khứ, mỗi khi ăn gì là luôn cảm thấy yếu, ấy vậy mà đột nhiên bà ta trở nên khỏe hơn bao giờ hết. Từ đó bà sống trong bốn mươi năm mà không ăn bất cứ cái gì, chỉ có không khí làm thức ăn. Chuyện này cũng xảy ra trong nhiều trường hợp khác.

Có một phụ nữ ở châu Âu – trong ba mươi năm sống mà không ăn. Bà ta trở thành một vị thánh vì những người Ki-tô giáo nghĩ rằng đó là một phép lạ. Họ kiểm tra bà bằng mọi dụng cụ khoa học để xem chuyện gì xảy ra nhưng chẳng tìm thấy gì; nên có vẻ đó là một phép lạ. Không, đó không phải là phép lạ gì.

Yoga nói rằng có khả năng thay đổi cơ thể, thay đổi về hóa học trong cơ thể. Ngay lúc này đây bạn đang làm đúng như thế qua một trung gian. Các bạn không thể ăn trực tiếp các tia mặt trời bởi lẽ cơ thể bạn không ở trạng thái cho việc đó; cơ chế hoạt động không phải là cơ chế cho phép có thể hấp thụ tia mặt trời một cách trực tiếp. Vì thế trước tiên hoa quả của cây cối hấp thụ các tia mặt trời, nó trở thành vitamin B trong trái cây, rồi bạn ăn trái cây, vitamin B trong đó đi vào cơ thể bạn. Trái cây chỉ là một nhân tố trung gian; chúng có tác dụng như người đại diện cho bạn, hấp thụ tia mặt trời và rồi chuyển chúng cho bạn. Các bạn có thể hấp thụ chúng thông qua trái cây, chứ không phải trực tiếp.

Nhưng nếu trái cây có thể hấp thụ trực tiếp (tia mặt trời), thì tại sao bạn lại không thể? Vì thế một ngày nào đó sẽ có một khám phá khoa học rằng một số thay đổi trong cơ thể sẽ giúp bạn hấp thị một cách trực tiếp, khi đó hoa quả sẽ chẳng còn cần thiết tới nữa. Trong tương lai – và tôi nghĩ cũng sẽ không lâu nữa đâu, chừng 50 năm nữa – khoa học sẽ khám phá ra. Nó phải được khám phá ra, nếu không thì nhân loại sẽ chết, bởi lẽ không còn thức ăn nữa. Kiểm soát dân số không giúp được gì, chẳng gì có thể giúp được; dân số đang tiếp tục tăng (nhanh). Một cách nào đó phải được tìm ra sao cho có thể bỏ qua trung gian thức ăn và việc hấp thụ trực tiếp các tia vũ trụ trở thành điều có thể. Điều đó đã xảy ra trong vài trường hợp đơn lẻ nhưng chỉ là tình cờ. Nếu chuyện này có thể xảy ra với một cá thể, thì nó có thể xảy ra với mọi cá thể nhưng không dưới dạng một sự tình cờ; nó sẽ xảy ra như một thay đổi khoa học.

Thế nhưng đừng có cố thử những thứ như thế, chúng không thuộc về tâm linh. Ngay cả khi anh ăn trực tiếp tia mặt trời thì cũng chẳng có gì tâm linh ở trong đó cả. Tâm linh là gì? Chỉ bằng vào việc bỏ qua trung gian hoa quả của cây cối mà anh trở nên người tâm linh ư? Nếu anh sống chỉ nhờ vào nước, thì chẳng có gì gọi là tâm linh cả.

Anh ăn cái gì không tạo nên khác biệt nào hết; anh là cái gì là một hiện tượng hoàn toàn khác hẳn. Và khi cái đó thay đổi, mọi thứ khác sẽ thay đổi; nhưng cái thay đổi đó sẽ không phải là từ tâm trí, nó là từ bản thể bên trong nhất. Rồi thì mọi thứ sẽ tự động thay đổi.

Tình dục sẽ biến mất dần dần. Thế nên tôi không nói hãy trở thành một người diệt dục, độc thân, không gia đình. Điều đó là ngớ ngẩn, bởi lẽ nếu anh cưỡng bức diệt dục anh sẽ càng dâm dục hơn trong tâm trí, và toàn bộ tâm trí anh sẽ trở nên xấu xa bẩn thỉu; anh sẽ chỉ nghĩ tới dục và chẳng gì khác. Đấy không phải cách. Anh sẽ phát điên. Freud nói rằng chín mươi phần trăm những người điên bị điên là vì kìm nén dục.

Tôi không nói hãy thay đổi dục, tôi không nói hãy thay đổi thức ăn; tôi nói hãy thay đổi bản thể bạn và rồi mọi thứ sẽ bắt đầu thay đổi.

Tại sao phải cần tới nhiều tình dục như vậy? Bởi vì anh căng thẳng, tình dục trở thành nơi giải phóng (cái căng thẳng đó). Những căng thẳng của anh được giải phóng qua đó – anh cảm thấy thư giãn, anh có thể chìm vào giấc ngủ; nếu anh kìm nén nó, thì anh vẫn cứ căng thẳng. Và nếu anh kìm chế dục – nơi xả duy nhất, là nơi giải phóng duy nhất có thể -- thì điều gì sẽ xảy ra? Anh sẽ phát điên. Còn nơi nào cho anh giải phóng những căng thẳng của mình nữa bây giờ?

Anh ăn thức ăn; điều đó là cần thiết cho cơ thể, và cơ thể chỉ từ chối những thứ không cần đến. Bất cứ cái gì anh đang ăn thì theo cách nào đó là cơ thể đang cần. Nếu anh đang ăn vào thức ăn động vật, nếu anh đang ăn vào đồ không phải chay, nghĩa là tâm trí anh, cơ thể anh, toàn bộ bản thể anh đang có bạo lực. Và điều đó là cần thiết, đừng thay đổi nó nếu không cái bạo lực của anh sẽ phải tìm kiếm một kênh xả trừ khác.

Hãy thay đổi bản thân anh và rồi thức ăn sẽ thay đổi theo, quần áo mặc sẽ thay đổi theo, dục sẽ thay đổi theo. Nhưng thay đổi phải đến từ cốt lõi bên trong nhất, nó không nên đến từ ngoại vi. Và tất cả những náo động đều nằm ở ngoại vi; tận sâu bên dưới chẳng có xáo động nào. Anh cũng giống như biển cả -- hãy đi mà quan sát biển. Tất cả những náo động, tất cả những bọt sóng chỉ nằm trên bề mặt; sâu bên dưới, anh càng xuống sâu thì càng thấy sự yên tĩnh. Ở nơi sâu nhất của biển thì không có một xáo động nào, không có lấy một gợn sóng nhỏ.

Trước tiên hãy đi sâu vào biển cả trong anh để đạt được cái tinh túy thanh tịnh, sao cho anh đạt tới điểm không còn xáo động nào chạm tới được. Hãy đứng ở đó. Từ đó mọi thay đổi sẽ tới, mọi biến đổi sẽ tới. Một khi anh ở đó rồi anh trở thành một chủ nhân; giờ thì bất cứ cái gì không cần thiết sẽ bị trừ bỏ, và có thể buông bỏ mà không phải vật lộn chiến đấu gì hết.

Bất cứ khi nào anh từ bỏ một cái gì đó bằng đấu tranh, nó sẽ không bao giờ bị trừ bỏ được. Anh có thể bỏ hút thuốc bằng tranh đấu, thì rồi anh sẽ bắt đầu làm điều gì đó thế vào đó. Anh có thể bắt đầu nhai kẹo cao su, điều đó cũng vẫn giống như cũ; anh có thể bắt đầu nhai trầu, cũng như vậy thôi, chẳng có khác gì. Anh cần điều gì đó để làm với cái miệng của mình – hút thuốc, nhai kẹo, bất cứ thứ gì. Khi cái miệng của anh liên tục làm việc, anh cảm thấy dễ chịu bởi lẽ qua cái miệng các căng thẳng được giải phóng. Vì thế bất cứ khi nào một người cảm thấy căng thẳng là anh ta bắt đầu hút thuốc. Tại sao qua việc hút thuốc hay nhai kẹo hay nhai lá thuốc mà các căng thẳng lại được giải phóng?

Hãy nhìn một đứa trẻ nhỏ mà xem. Bất cứ khi nào nó cảm thấy căng thẳng là nó nhét tay mình vào miệng, nó sẽ bắt đầu nhai ngậm chính tay mình. Đó là cái thay thế của nó cho việc hút thuốc. Và tại sao nó cảm thấy yên ổn khi ngón cái của mình nằm trong miệng? Tại sao đứa bé thấy bình tâm và chìm vào giấc ngủ? Đấy là cách của hầu hết mọi đứa trẻ. Bất cứ khi nào chúng thấy giấc ngủ chưa tới, chúng sẽ nhét ngón tay vào miệng, thấy dễ chịu, và ngủ. Tại sao? Ngón tay cái trở thành sự thay thế cho vú mẹ, và thức ăn là thứ làm thư giãn. Anh không thể ngủ được với cái bụng đói, như thế thật khó mà ngủ được. Khi dạ dày đã căng thì anh cảm thấy buồn ngủ, cơ thể cần nghỉ ngơi. Vì thế mà bất cứ khi nào đứa trẻ ngậm bầu vú mẹ trong miệng, thức ăn (sữa) chảy vào, ấm áp, yêu thương. Nó được thư giãn, chẳng cần phải lo lắng; các căng thẳng được xả trừ. Ngón tay chỉ là sự thay thế cho vú mẹ; nó không đem lại sữa, chỉ là một thứ giả, nhưng dù thế nó vẫn đem lại cảm giác (như với vú mẹ).

Khi đứa bé lớn lên, nếu nó ngậm ngón tay ở nơi công cộng, anh sẽ nghĩ nó là đứa ngốc nghếch, vì thế nó dùng một điếu thuốc lá. Một điếu thuốc lá thì không ngốc, nó được chấp nhận. Nó cũng chỉ là ngón tay, và độc hại hơn ngón tay mà thôi. Nếu hút ngón tay mình thì tốt hơn, cứ tiếp tục hút cho tới khi xuống mồ; chẳng hại gì, mà còn tốt hơn. Chẳng có độc hại gì thế nhưng như thế người ta sẽ nghĩ anh thật trẻ con, ấu trĩ, như thế người ta sẽ nghĩ điều anh đang làm thật ngu xuẩn. Nhưng vì cần đến nên nó phải có cái gì đó thay thế.

Và ở những nước mà người ta thôi cho bú mẹ thì việc hút thuốc tự nhiên thấy có nhiều. Đó là lý do tại sao người phương Tây hút nhiều hơn người phương Đông – bởi lẽ chẳng người mẹ nào còn sẵn lòng cho trẻ bú sữa nữa vì như thế thì vóc dáng sẽ mất. Vì thế ở phương Tây việc hút thuốc càng ngày càng tăng; ngay cả những đứa trẻ nhỏ cũng hút thuốc.

Tôi từng nghe được rằng một người mẹ nói với đứa con mình, “Mẹ không muốn hàng xóm mách cho mẹ biết là con bắt đầu hút thuốc đâu nhé. Hãy thành thật và bất cứ khi nào con bắt đầu hút thì hãy nói cho mẹ hay.” Đứa con nói, “Không phải bận tâm đâu mẹ, con đã thôi hút rồi. Cũng được một năm rồi, kế từ khi con bỏ hút. Giờ cũng được một năm rồi nên mẹ đừng có bận tâm, đừng lo lắng về chuyện đó.”

Những đứa trẻ nhỏ cũng hút thuốc, còn người mẹ thì không hề hay biết đó là vì vú mẹ đã bị tước đi mất.

Ở tất cả các cộng đồng người thổ dân thì một đứa trẻ bảy tuổi, hay thậm chí là tám, chín tuổi sẽ vẫn tiếp tục bú mẹ. Thế nên có một sự thỏa mãn đầy đủ và chuyện hút thuốc sẽ không cần thiết nữa. Đó là lý do tại sao trong các cộng đồng người thổ dân đàn ông chả hứng thú nhiều lắm tới bộ ngực phụ nữ; chẳng thành vấn đề sẽ có ai đó tấn công chúng. Chẳng ai nhìn ngắm ngực (phụ nữ) cả.

Nếu anh được cho bú mẹ mười năm không ngừng, anh sẽ phát ngán phát chán, anh sẽ nói, “Thôi đi được rồi đấy!” Nhưng mọi đứa trẻ đều bị tước đi vú mẹ quá sớm, và điều đó để lại một vết thương. Vì thế tất cả các quốc gia văn minh đều bị ám ảnh bởi ngực (phụ nữ). Ngay cả một ông già, sắp chết, cũng bị ám ảnh bởi ngực, bởi vú, vẫn tiếp tục tìm kiếm vú ngực.

Điều này xem ra thật điên rồ, và đúng là thế, nhưng cái lý do cơ bản thì ở đó – trẻ con phải được cho bú mẹ, nếu không chúng sẽ nghiện (vú mẹ), và cả cuộc đời chúng sẽ đi tìm cái đó.

Anh không thể bỏ hút thuốc một cách trực diện bởi lẽ nó có nhiều thứ liên quan, nhiều mối xác lập. Anh căng thẳng, nếu anh ngừng hút thuốc thì anh sẽ bắt đầu một cái gì đó khác, và có thế cái khác đó sẽ còn độc hại hơn. Đừng tiếp tục trốn tránh các vấn đề, hãy đối diện chúng. Vấn đề là ở chỗ anh đang căng thẳng, vì thế mục đích phải là làm thế nào để hết căng thẳng, chứ không phải là hút hay không hút thuốc.

Hãy thiền quán. Hãy thư giãn các căng thẳng của mình vào không trung mà không cần bất cứ đối tượng nào, hãy để cho sự thanh tẩy xảy ra. Khi anh không căng thẳng những điều này sẽ trở nên nực cười, ngớ ngẩn, và chúng sẽ rơi rụng. Thức ăn sẽ thay đổi, phong cách sống của anh sẽ thay đổi.

Nhưng điều tôi nhắc đi nhắc lại là mọi thứ tùy thuộc vào (bản thể) anh. Tính cách là thứ yếu, cách cư xử là thứ yếu, bản thể cốt yếu của anh mới là cái chính yếu. Đừng dành quá nhiều sự chú ý tới cái anh làm, hãy dành nhiều sự chú ý tới cái mà anh là; bản thể phải trở thành tiêu điểm, và hành vi thì nên để mặc cho bản thân nó. Khi bản thể thay đổi, hành vi thay đổi theo.
Còn gì nữa không?


--------------------
There is no such thing as a true belief - Không có cái gọi là niềm tin đúng thực.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
 
Start new topic
Trả lời (1 - 6)
vantrung
bài Nov 27 2010, 06:02 AM
Bài viết #2


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,240
Gia nhập vào: 25-May 07
Từ: HCM
Thành viên thứ.: 30



QUOTE(justmevn @ Nov 26 2010, 03:28 PM) *
Dịch từ "A Bird On The Wing" - Osho discourses

THƯA THẦY KÍNH YÊU CỦA CHÚNG CON,

NGƯỜI VỪA MỚI NÓI VỀ CHUYỆN ĂN UỐNG, CÒN BÂY GIỜ Ở PHƯƠNG TÂY NÀY, THỨC ĂN (COI NHƯ) LÀ MỘT TÔN GIÁO LỚN. NÓ LÀ MỘT TRONG NHỮNG THỨ GIA NHẬP VÀO VỚI TƯ CÁCH LÀM CƠ SỞ CHO CON ĐƯỜNG TÂM LINH.

NGƯỜI NÓI NẾU CHÚNG TA SỐNG NHƯ NHIÊN, CHÚNG TA SẼ TỰ BIẾT ĂN CÁI GÌ VÀ KHI NÀO THÌ ĂN, NHƯNG GIỜ ĐÂY CHÚNG TA CÁCH XA NGOÀI TẦM TAY VỚI VỚI BẢN TÍNH GIỐNG NHƯ TRẺ NHỎ CỦA MÌNH RỒI.

CÒN NỮA, CÓ NHIỀU TÔN GIÁO NÓI RẰNG CÁI MÀ TA ĂN VÀO TẠO RA SỰ KHÁC BIỆT CHO CON ĐƯỜNG TÂM LINH CỦA TA.

NGƯỜI CÓ ĐIỀU GÌ CÓ THỂ CHIA SẺ VỚI CHÚNG CON VỀ VẤN ĐỀ ĂN UỐNG ĐỂ HƯỚNG DẪN CHO PHƯƠNG TÂY KHÔNG?



Phải ngược lại mới đúng: thức ăn không thể khiến cho anh thành người tâm linh được, nhưng nếu anh là người tâm linh thì thói quen ăn uống của anh sẽ thay đổi.

Việc ăn cái gì sẽ không tạo ra sự khác biệt gì nhiều. Anh có thể là người ăn chay mà vẫn độc ác tới cùng cực, và bạo lực nữa; hoặc anh có thể là người không ăn chay mà vẫn tốt bụng và yêu thương. Thức ăn chẳng tạo sự khác biệt.

Ở Ấn Độ có những cộng đồng sống hoàn toàn nhờ vào thức ăn chay; rất nhiều Bà-la-môn sống hoàn toàn bằng đồ ăn chay. Họ bất bạo động nhưng họ không tâm linh chút nào.

Còn những người theo đạo Jana là cộng đồng người thực dụng nhất Ấn Độ, nhóm người ham muốn sở hữu, tích trữ nhất; vì thế mà họ trở nên giàu có nhất. Họ là người Do Thái của Ấn Độ. Nhưng thế giới không ăn chay ở phương Tây thì cũng không khác gì các cộng đồng ăn chay này ở Ấn Độ.

Đúng ra, trái lại là khác, cần phải nhớ một điều rất quan trọng sau: nếu anh bạo lực và thức ăn của anh là đồ chay, thì cái bạo lực của anh sẽ phải tìm một phương cách khác để thể hiện. Điều đó là tự nhiên thôi, bởi (bình thường) việc ăn những đồ không phải chay sẽ giải phóng cái bạo lực của anh.

Vì thế nếu các bạn quen biết với vài người thợ săn nào đó, có thể bạn sẽ nhận ra là những người này là những người đáng yêu nhất. Toàn bộ cái bạo lực của họ đã giải phóng trong việc săn bắn, vì thế họ thân thiện và đáng yêu nhất. Nhưng một thương gia ăn chay thì chẳng có con đường nào để cái bạo lực trong anh ta xả ra cả, vì thế nó trở thành việc mưu cầu của cải và quyền lợi; nó bị dồn ép lại.

Nhưng điều ngược lại cũng xảy ra. Nó xảy ra với Mahavira. Mahavira xuất thân từ một gia tộc chiến binh, ngài là một Sát-đế-lợi (giai cấp thứ 2, đứng sau Bà-la-môn). Bạo lực hẳn là chuyện thường đối với ngài, và rồi với một nỗ lực thiền định sâu sắc, một giai đoạn im lặng 12 năm đã biến đổi bản chất bên trong của ngài. Khi bản chất thay đổi thì cái biểu hiện bên ngoài cũng thay đổi; khi bản thể sâu nhất bên trong thay đổi, tính cách ngài thay đổi theo. Nhưng cái thay đổi tính cách ấy không phải là cái cơ bản, mà là một kết quả. Vì thế tôi nói cho bạn nghe, nếu anh thiền quán nhiều hơn thì anh sẽ trở nên càng ngày càng chuyển sang ăn chay hơn một cách tự giác. Không cần phải bận tâm về điều đó.

Và chỉ khi điều đó xảy ra, rằng qua thiền quán việc ăn chay tới với anh không qua sự thao túng của tâm trí, thì mới tốt. Còn thao túng bởi tâm trí, tranh biện, nêu lên lý do rằng đồ ăn chay là tốt, rằng nó sẽ giúp anh đạt được đẳng cấp tâm linh, thì sẽ chẳng giúp được bất cứ cái gì. Quần áo anh mặc, thức ăn anh ăn, các thói quen trong cuộc sống, phong cách của anh, mọi thứ sẽ thay dổi; nhưng sự đổi thay này không mang tính cơ bản. Cái thay đổi cơ bản nằm ở trong anh và rồi sau đó mọi thứ khác theo sau.

Nếu anh thiền quán đủ lâu, đủ sâu, thì không thể có chuyện anh làm hại tới bất kỳ ai vì chuyện ăn uống; điều đó là không thể. Đó không phải là cái để tranh cãi, không phải chuyện trong các sách kinh nói gì, hay ai đó nói cái gì, cũng không đặt thành vấn đề thủ đoạn ranh mãnh (của tâm trí), anh đơn giản trở nên sống tâm linh. Toàn bộ (việc ăn mặn) xem ra thật ngu xuẩn. Chỉ vì để ăn mà giết hại thú vật, chim chóc, xem ra quá xuẩn ngốc, nên nó sụp đổ.

Quần áo anh mặc sẽ tự giác thay đổi; dần dà anh sẽ thích mặc đồ rộng rãi hơn. Bên trong con người anh càng thư thái thì quần áo bên ngoài sẽ càng rộng rãi . Tôi nói, một cách tự giác; mà không có sự quyết định nào thuộc về phần (tâm trí) của anh. Dần dần, nếu anh mặc đồ chật anh sẽ thấy khó chịu. Quần áo bó chật là thuộc về một tâm trí căng thẳng, quần áo rộng rãi thì thuộc về một tâm trí thư thái.

Nhưng sự thay đổi bên trong phải là điều đầu tiên và mọi thứ khác chỉ là kết quả của nó. Nếu anh đảo ngược lại trật tự anh sẽ bỏ lỡ (điều quan trọng) và rồi anh sẽ trở thành kẻ nghiện thức ăn.

Một người đến gặp tôi. Anh ta gầy còm, mỏng dính và nhợt nhạt, anh ta có thể lăn ra chết bất cứ lúc nào, và anh ta nói với tôi, “Tôi muốn sống chỉ nhờ vào nước, bởi vì mọi thứ khác đều gây cản trở cho tâm linh. Giờ tôi muốn sống nhờ vào độc nhất nước mà thôi.”

Người đó sẽ chết mà thôi. Thật ra có một số ít người sống nhờ vào nước, nhưng chuyện đó xảy ra với họ một cách tự nhiên, điều đó không thể luyện tập thực hành được. Họ là những quái nhân, những ngẫu nhiên; cơ cấu và đặc tính hóa học của cơ thể họ hoạt động khác (thường). Chuyện đó có xảy ra – một số người nào đó có thể tồn tại bằng nước, nhưng không ai có thể tập luyện (để có nó) được.

Một ngày nào đó có thể khoa học sẽ có thể tìm ra sự biến đổi hóa học mang tính cơ bản và rồi mọi người sẽ có thể tồn tại được nhờ vào nước; tiếp đó khoa học sẽ thay đổi vấn đề sinh hóa của cơ thể các bạn nhờ đó bạn sẽ tồn tại chỉ nhờ không khí. Điều đó là có thể nhưng anh không thể luyện tập điều đó. Và toàn bộ sự nỗ lực này là vô nghĩa, cũng như toàn bộ sự chịu đựng đau khổ này là không cần thiết, ấy vậy mà có những người điên cố làm những điều như vậy. Điều đó không bao giờ xảy ra nhờ vào nỗ lực.

Có một phụ nữ sống ở Bengal – bà ta sống trong bốn mươi năm mà không ăn, điều đó đơn giản xảy ra như vậy. Chồng bà ta chết, bà không thể ăn uống gì trong vài ngày, chỉ là do buồn khổ, đau xót mà bà ấy không thể ăn uống gì. Nhưng đột nhiên bà nhận ra rằng không ăn gì mà mình lại cảm thấy khỏe khoắn hơn bất cứ lúc nào. Rồi bà ta nhận ra rằng trong quá khứ, mỗi khi ăn gì là luôn cảm thấy yếu, ấy vậy mà đột nhiên bà ta trở nên khỏe hơn bao giờ hết. Từ đó bà sống trong bốn mươi năm mà không ăn bất cứ cái gì, chỉ có không khí làm thức ăn. Chuyện này cũng xảy ra trong nhiều trường hợp khác.

Có một phụ nữ ở châu Âu – trong ba mươi năm sống mà không ăn. Bà ta trở thành một vị thánh vì những người Ki-tô giáo nghĩ rằng đó là một phép lạ. Họ kiểm tra bà bằng mọi dụng cụ khoa học để xem chuyện gì xảy ra nhưng chẳng tìm thấy gì; nên có vẻ đó là một phép lạ. Không, đó không phải là phép lạ gì.

Yoga nói rằng có khả năng thay đổi cơ thể, thay đổi về hóa học trong cơ thể. Ngay lúc này đây bạn đang làm đúng như thế qua một trung gian. Các bạn không thể ăn trực tiếp các tia mặt trời bởi lẽ cơ thể bạn không ở trạng thái cho việc đó; cơ chế hoạt động không phải là cơ chế cho phép có thể hấp thụ tia mặt trời một cách trực tiếp. Vì thế trước tiên hoa quả của cây cối hấp thụ các tia mặt trời, nó trở thành vitamin B trong trái cây, rồi bạn ăn trái cây, vitamin B trong đó đi vào cơ thể bạn. Trái cây chỉ là một nhân tố trung gian; chúng có tác dụng như người đại diện cho bạn, hấp thụ tia mặt trời và rồi chuyển chúng cho bạn. Các bạn có thể hấp thụ chúng thông qua trái cây, chứ không phải trực tiếp.

Nhưng nếu trái cây có thể hấp thụ trực tiếp (tia mặt trời), thì tại sao bạn lại không thể? Vì thế một ngày nào đó sẽ có một khám phá khoa học rằng một số thay đổi trong cơ thể sẽ giúp bạn hấp thị một cách trực tiếp, khi đó hoa quả sẽ chẳng còn cần thiết tới nữa. Trong tương lai – và tôi nghĩ cũng sẽ không lâu nữa đâu, chừng 50 năm nữa – khoa học sẽ khám phá ra. Nó phải được khám phá ra, nếu không thì nhân loại sẽ chết, bởi lẽ không còn thức ăn nữa. Kiểm soát dân số không giúp được gì, chẳng gì có thể giúp được; dân số đang tiếp tục tăng (nhanh). Một cách nào đó phải được tìm ra sao cho có thể bỏ qua trung gian thức ăn và việc hấp thụ trực tiếp các tia vũ trụ trở thành điều có thể. Điều đó đã xảy ra trong vài trường hợp đơn lẻ nhưng chỉ là tình cờ. Nếu chuyện này có thể xảy ra với một cá thể, thì nó có thể xảy ra với mọi cá thể nhưng không dưới dạng một sự tình cờ; nó sẽ xảy ra như một thay đổi khoa học.

Thế nhưng đừng có cố thử những thứ như thế, chúng không thuộc về tâm linh. Ngay cả khi anh ăn trực tiếp tia mặt trời thì cũng chẳng có gì tâm linh ở trong đó cả. Tâm linh là gì? Chỉ bằng vào việc bỏ qua trung gian hoa quả của cây cối mà anh trở nên người tâm linh ư? Nếu anh sống chỉ nhờ vào nước, thì chẳng có gì gọi là tâm linh cả.

Anh ăn cái gì không tạo nên khác biệt nào hết; anh là cái gì là một hiện tượng hoàn toàn khác hẳn. Và khi cái đó thay đổi, mọi thứ khác sẽ thay đổi; nhưng cái thay đổi đó sẽ không phải là từ tâm trí, nó là từ bản thể bên trong nhất. Rồi thì mọi thứ sẽ tự động thay đổi.

Tình dục sẽ biến mất dần dần. Thế nên tôi không nói hãy trở thành một người diệt dục, độc thân, không gia đình. Điều đó là ngớ ngẩn, bởi lẽ nếu anh cưỡng bức diệt dục anh sẽ càng dâm dục hơn trong tâm trí, và toàn bộ tâm trí anh sẽ trở nên xấu xa bẩn thỉu; anh sẽ chỉ nghĩ tới dục và chẳng gì khác. Đấy không phải cách. Anh sẽ phát điên. Freud nói rằng chín mươi phần trăm những người điên bị điên là vì kìm nén dục.

Tôi không nói hãy thay đổi dục, tôi không nói hãy thay đổi thức ăn; tôi nói hãy thay đổi bản thể bạn và rồi mọi thứ sẽ bắt đầu thay đổi.

Tại sao phải cần tới nhiều tình dục như vậy? Bởi vì anh căng thẳng, tình dục trở thành nơi giải phóng (cái căng thẳng đó). Những căng thẳng của anh được giải phóng qua đó – anh cảm thấy thư giãn, anh có thể chìm vào giấc ngủ; nếu anh kìm nén nó, thì anh vẫn cứ căng thẳng. Và nếu anh kìm chế dục – nơi xả duy nhất, là nơi giải phóng duy nhất có thể -- thì điều gì sẽ xảy ra? Anh sẽ phát điên. Còn nơi nào cho anh giải phóng những căng thẳng của mình nữa bây giờ?

Anh ăn thức ăn; điều đó là cần thiết cho cơ thể, và cơ thể chỉ từ chối những thứ không cần đến. Bất cứ cái gì anh đang ăn thì theo cách nào đó là cơ thể đang cần. Nếu anh đang ăn vào thức ăn động vật, nếu anh đang ăn vào đồ không phải chay, nghĩa là tâm trí anh, cơ thể anh, toàn bộ bản thể anh đang có bạo lực. Và điều đó là cần thiết, đừng thay đổi nó nếu không cái bạo lực của anh sẽ phải tìm kiếm một kênh xả trừ khác.

Hãy thay đổi bản thân anh và rồi thức ăn sẽ thay đổi theo, quần áo mặc sẽ thay đổi theo, dục sẽ thay đổi theo. Nhưng thay đổi phải đến từ cốt lõi bên trong nhất, nó không nên đến từ ngoại vi. Và tất cả những náo động đều nằm ở ngoại vi; tận sâu bên dưới chẳng có xáo động nào. Anh cũng giống như biển cả -- hãy đi mà quan sát biển. Tất cả những náo động, tất cả những bọt sóng chỉ nằm trên bề mặt; sâu bên dưới, anh càng xuống sâu thì càng thấy sự yên tĩnh. Ở nơi sâu nhất của biển thì không có một xáo động nào, không có lấy một gợn sóng nhỏ.

Trước tiên hãy đi sâu vào biển cả trong anh để đạt được cái tinh túy thanh tịnh, sao cho anh đạt tới điểm không còn xáo động nào chạm tới được. Hãy đứng ở đó. Từ đó mọi thay đổi sẽ tới, mọi biến đổi sẽ tới. Một khi anh ở đó rồi anh trở thành một chủ nhân; giờ thì bất cứ cái gì không cần thiết sẽ bị trừ bỏ, và có thể buông bỏ mà không phải vật lộn chiến đấu gì hết.

Bất cứ khi nào anh từ bỏ một cái gì đó bằng đấu tranh, nó sẽ không bao giờ bị trừ bỏ được. Anh có thể bỏ hút thuốc bằng tranh đấu, thì rồi anh sẽ bắt đầu làm điều gì đó thế vào đó. Anh có thể bắt đầu nhai kẹo cao su, điều đó cũng vẫn giống như cũ; anh có thể bắt đầu nhai trầu, cũng như vậy thôi, chẳng có khác gì. Anh cần điều gì đó để làm với cái miệng của mình – hút thuốc, nhai kẹo, bất cứ thứ gì. Khi cái miệng của anh liên tục làm việc, anh cảm thấy dễ chịu bởi lẽ qua cái miệng các căng thẳng được giải phóng. Vì thế bất cứ khi nào một người cảm thấy căng thẳng là anh ta bắt đầu hút thuốc. Tại sao qua việc hút thuốc hay nhai kẹo hay nhai lá thuốc mà các căng thẳng lại được giải phóng?

Hãy nhìn một đứa trẻ nhỏ mà xem. Bất cứ khi nào nó cảm thấy căng thẳng là nó nhét tay mình vào miệng, nó sẽ bắt đầu nhai ngậm chính tay mình. Đó là cái thay thế của nó cho việc hút thuốc. Và tại sao nó cảm thấy yên ổn khi ngón cái của mình nằm trong miệng? Tại sao đứa bé thấy bình tâm và chìm vào giấc ngủ? Đấy là cách của hầu hết mọi đứa trẻ. Bất cứ khi nào chúng thấy giấc ngủ chưa tới, chúng sẽ nhét ngón tay vào miệng, thấy dễ chịu, và ngủ. Tại sao? Ngón tay cái trở thành sự thay thế cho vú mẹ, và thức ăn là thứ làm thư giãn. Anh không thể ngủ được với cái bụng đói, như thế thật khó mà ngủ được. Khi dạ dày đã căng thì anh cảm thấy buồn ngủ, cơ thể cần nghỉ ngơi. Vì thế mà bất cứ khi nào đứa trẻ ngậm bầu vú mẹ trong miệng, thức ăn (sữa) chảy vào, ấm áp, yêu thương. Nó được thư giãn, chẳng cần phải lo lắng; các căng thẳng được xả trừ. Ngón tay chỉ là sự thay thế cho vú mẹ; nó không đem lại sữa, chỉ là một thứ giả, nhưng dù thế nó vẫn đem lại cảm giác (như với vú mẹ).

Khi đứa bé lớn lên, nếu nó ngậm ngón tay ở nơi công cộng, anh sẽ nghĩ nó là đứa ngốc nghếch, vì thế nó dùng một điếu thuốc lá. Một điếu thuốc lá thì không ngốc, nó được chấp nhận. Nó cũng chỉ là ngón tay, và độc hại hơn ngón tay mà thôi. Nếu hút ngón tay mình thì tốt hơn, cứ tiếp tục hút cho tới khi xuống mồ; chẳng hại gì, mà còn tốt hơn. Chẳng có độc hại gì thế nhưng như thế người ta sẽ nghĩ anh thật trẻ con, ấu trĩ, như thế người ta sẽ nghĩ điều anh đang làm thật ngu xuẩn. Nhưng vì cần đến nên nó phải có cái gì đó thay thế.

Và ở những nước mà người ta thôi cho bú mẹ thì việc hút thuốc tự nhiên thấy có nhiều. Đó là lý do tại sao người phương Tây hút nhiều hơn người phương Đông – bởi lẽ chẳng người mẹ nào còn sẵn lòng cho trẻ bú sữa nữa vì như thế thì vóc dáng sẽ mất. Vì thế ở phương Tây việc hút thuốc càng ngày càng tăng; ngay cả những đứa trẻ nhỏ cũng hút thuốc.

Tôi từng nghe được rằng một người mẹ nói với đứa con mình, “Mẹ không muốn hàng xóm mách cho mẹ biết là con bắt đầu hút thuốc đâu nhé. Hãy thành thật và bất cứ khi nào con bắt đầu hút thì hãy nói cho mẹ hay.” Đứa con nói, “Không phải bận tâm đâu mẹ, con đã thôi hút rồi. Cũng được một năm rồi, kế từ khi con bỏ hút. Giờ cũng được một năm rồi nên mẹ đừng có bận tâm, đừng lo lắng về chuyện đó.”

Những đứa trẻ nhỏ cũng hút thuốc, còn người mẹ thì không hề hay biết đó là vì vú mẹ đã bị tước đi mất.

Ở tất cả các cộng đồng người thổ dân thì một đứa trẻ bảy tuổi, hay thậm chí là tám, chín tuổi sẽ vẫn tiếp tục bú mẹ. Thế nên có một sự thỏa mãn đầy đủ và chuyện hút thuốc sẽ không cần thiết nữa. Đó là lý do tại sao trong các cộng đồng người thổ dân đàn ông chả hứng thú nhiều lắm tới bộ ngực phụ nữ; chẳng thành vấn đề sẽ có ai đó tấn công chúng. Chẳng ai nhìn ngắm ngực (phụ nữ) cả.

Nếu anh được cho bú mẹ mười năm không ngừng, anh sẽ phát ngán phát chán, anh sẽ nói, “Thôi đi được rồi đấy!” Nhưng mọi đứa trẻ đều bị tước đi vú mẹ quá sớm, và điều đó để lại một vết thương. Vì thế tất cả các quốc gia văn minh đều bị ám ảnh bởi ngực (phụ nữ). Ngay cả một ông già, sắp chết, cũng bị ám ảnh bởi ngực, bởi vú, vẫn tiếp tục tìm kiếm vú ngực.

Điều này xem ra thật điên rồ, và đúng là thế, nhưng cái lý do cơ bản thì ở đó – trẻ con phải được cho bú mẹ, nếu không chúng sẽ nghiện (vú mẹ), và cả cuộc đời chúng sẽ đi tìm cái đó.

Anh không thể bỏ hút thuốc một cách trực diện bởi lẽ nó có nhiều thứ liên quan, nhiều mối xác lập. Anh căng thẳng, nếu anh ngừng hút thuốc thì anh sẽ bắt đầu một cái gì đó khác, và có thế cái khác đó sẽ còn độc hại hơn. Đừng tiếp tục trốn tránh các vấn đề, hãy đối diện chúng. Vấn đề là ở chỗ anh đang căng thẳng, vì thế mục đích phải là làm thế nào để hết căng thẳng, chứ không phải là hút hay không hút thuốc.

Hãy thiền quán. Hãy thư giãn các căng thẳng của mình vào không trung mà không cần bất cứ đối tượng nào, hãy để cho sự thanh tẩy xảy ra. Khi anh không căng thẳng những điều này sẽ trở nên nực cười, ngớ ngẩn, và chúng sẽ rơi rụng. Thức ăn sẽ thay đổi, phong cách sống của anh sẽ thay đổi.

Nhưng điều tôi nhắc đi nhắc lại là mọi thứ tùy thuộc vào (bản thể) anh. Tính cách là thứ yếu, cách cư xử là thứ yếu, bản thể cốt yếu của anh mới là cái chính yếu. Đừng dành quá nhiều sự chú ý tới cái anh làm, hãy dành nhiều sự chú ý tới cái mà anh là; bản thể phải trở thành tiêu điểm, và hành vi thì nên để mặc cho bản thân nó. Khi bản thể thay đổi, hành vi thay đổi theo.
Còn gì nữa không?

SAI LẦM NGHIÊM TRỌNG CỦA OSHO:ÂM TÁC ĐỘNG DƯƠNG MÀ DƯƠNG KHÔNG TÁC ĐỘNG ÂM.
-Osho cho là thức ăn không làm phát triển tâm linh, trí phán đoán...Và sự phát triển tâm linh sẽ làm thay đổi thói quen ăn uống.
Thức ăn không tạo ra sự khác biệt tâm tính.Thế giới ăn mặn ở phương Tây không khác gì cộng đồng ăn chay ở Ấn Độ.
Osho tập trung vào sự rèn luyện tinh thần, thiền quán và phủ nhận tầm quan trọng của sự chọn lựa thức ăn
-Osho đúng khi phát biểu tinh thần ( tâm linh ) tác động vật chất. Sự phát triển tâm linh cao sẽ tác động tới hành vi, cách ăn uống của người đó (ăn chay, ăn ít...).Nhưng Osho sai lầm khi khẳng định thức ăn không tác động tinh thần( "thức ăn không thể khiến anh thành người tâm linh", "việc ăn cái gì không tạo ra sự khác biệt nhiều" ).
Osho mất vì trụy tim năm ông 59 tuổi .10 năm cuối đời ông chịu nhiều đau khổ vì bệnh tật.
-TS Ohsawa nói con người là một thể thống nhất gồm thể xác và tinh thần. Tinh thần điều khiển thể xác và ngược lại thân xác khỏe mạnh hay ốm đau tác động tới tinh thần.
TS thường dẫn chứng lời Jesus: Chỉ cần một đức tin bằng hạt cải, bạn có thể bạn có thể dời núi , lấp sông, làm được những chuyện phi thường...TS cũng khẳng định sinh vật học, sinh lí học tác động tâm lí học, siêu hình học.Ăn đúng thì nhận thức đúng, tư duy đúng. Thức ăn quyết định số phận.Người ăn chay thường hiền lành hơn người ăn mặn...
27/11/2010 NVT
Go to the top of the page
 
+Quote Post
justmevn
bài Nov 27 2010, 05:02 PM
Bài viết #3


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 840
Gia nhập vào: 5-September 09
Từ: Sài gòn
Thành viên thứ.: 4,720



QUOTE(vantrung @ Nov 27 2010, 06:02 AM) *
SAI LẦM NGHIÊM TRỌNG CỦA OSHO:ÂM TÁC ĐỘNG DƯƠNG MÀ DƯƠNG KHÔNG TÁC ĐỘNG ÂM.
-Osho cho là thức ăn không làm phát triển tâm linh, trí phán đoán...Và sự phát triển tâm linh sẽ làm thay đổi thói quen ăn uống.
Thức ăn không tạo ra sự khác biệt tâm tính.Người ăn chay có thể rất độc ác và người ăn mặn cũng có thể hiền lành,từ bi.Thế giới ăn mặn ở phương Tây không khác gì cộng đồng ăn chay ở Ấn Độ.
Osho tập trung vào sự rèn luyện tinh thần, thiền quán và phủ nhận tầm quan trọng của sự chọn lựa thức ăn
-Osho đúng khi phát biểu tinh thần ( tâm linh ) tác động vật chất. Sự phát triển tâm linh cao sẽ tác động tới hành vi, cách ăn uống của người đó (ăn chay, ăn ít...).Nhưng Osho sai lầm khi khẳng định thức ăn không tác động tinh thần.
TS Ohsawa nói con người là một thể thống nhất gồm thể xác và tinh thần. Tinh thần điều khiển thể xác và ngược lại thân xác khỏe mạnh hay ốm đau tác động tới tinh thần.
TS thường dẫn chứng lời Jesus: Chỉ cần một đức tin bằng hạt cải, bạn có thể bạn có thể dời núi , lấp sông, làm được những chuyện phi thường...TS cũng khẳng định sinh vật học, sinh lí học tác động tâm lí học, siêu hình học.Ăn đúng thì nhận thức đúng, tư duy đúng. Thức ăn quyết định số phận.Người ăn chay thường hiền lành hơn người ăn mặn.
27/11/2010 NVT


Trước tiên phải biết là Osho đang trả lời ai. Hẳn người hỏi đang nghiêng quá nhiều về vấn đề ăn uống trong khi muốn phát triển con đường tâm linh (ở đây không phải dành cho người chỉ muốn có sức khỏe bên ngoài).

Cái mà phương pháp Ohsawa hướng tới cũng là tâm linh, là trí phán đoán số 7.

Ừ thì: "Ăn đúng thì nhận thức đúng, tư duy đúng". Ngay cả câu này ngẫm cho kỹ thì vẫn dành thế thượng phong cho cái tâm linh, cái gì chọn lựa để ăn đúng? Vế 'ăn đúng' chẳng phải là dựa trên một nhận thức đúng là 'trước giờ mình đã ăn sai' hay sao?

Những người ăn thực dưỡng nói chung có 2 loại: bệnh tật nan y, dầm dề, khổ không chịu thấu, từ đó phát tâm tìm kiếm cách thức thoát cái khổ ách đấy - ăn theo thực dưỡng khởi đi từ trực nhận về cái khổ bệnh; và tuy không có bệnh nan y, thập tử nhất sinh gì (xét về mặt cơ thể sinh học), nhưng qua trí phán đoán tự thân và được tìm hiểu (có thể coi đó là biết thiền quán đi, dù chỉ là ở dạng đơn sơ nhất), tự nguyện đi theo cách ăn thực dưỡng.

Vậy thử hỏi, cái gì đứng sau quyết định việc tuân theo phép thực dưỡng?

Những người ăn đúng theo kiểu có người bảo kê cho, nấu cho sao thì ăn vậy, sức khỏe tốt lên thật, bệnh tật đẩy lui thật (thế nên tạm cho là đã ăn đúng, ở đây là ăn không cần suy xét, ăn không có cái tâm linh đằng sau), nhưng cái tâm linh thì vẫn đi thụt lùi. Trường hợp này thì cũng không phải là ít.

Trường hợp ăn thực dưỡng, số 7 lâu năm, nhiều người cũng đâu có phát triển được trí phán đoán số 7, cứ thòi ra thụt vào, có khi bỏ hẳn để quay về con đường ăn uống vô tội vạ như trước.

Con đường thay đổi ngoại vi trước hòng thay đổi trung tâm, có phải là vô ích không (nếu mục đích là phát triển tâm linh)? Hãy dùng trí phán đoán của mình mà xét xem.

Xét cái ở tâm hình tròn và những cái nằm trên chu vi hình tròn. Dù những cái ở chu vi có quay nhanh quay chậm thế nào thì cũng chẳng làm cái ở tâm mảy may dịch chuyển. Nhưng cái tâm hình tròn mà dời đi thì cả hình tròn phải tự động tự giác mà dời theo.

Bác Trung đừng có nói Osho sai lầm nghiêm trọng vội.

Câu "Ăn đúng thì nhận thức đúng, tư duy đúng" đem ra mà tụng đi tụng lại như tụng kinh mà không suy ngẫm sâu sắc (thiền quán) về nó, rất có thể dẫn người ta tới con đường sai lầm, thấy sức khỏe tốt lên rồi cho là mình cũng vì thế mà nhận thức gì, tư duy gì cũng sẽ đúng đây - trở nên ngã mạn tự đắc.


--------------------
There is no such thing as a true belief - Không có cái gọi là niềm tin đúng thực.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Nov 27 2010, 08:25 PM
Bài viết #4


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Ai đọc Ohso chỉ một "đoạn" mà không "nhận ra" con người thật của Ohso thì sẽ dễ như bị lừa!!!!!!!!!!!

Chính Ohso hơn ai hết đã chỉ ra sức mạnh của việc làm thanh lọc tầng thứ nhất: thân thể bằng ăn chay... và làm "cho nó trở thành trong suốt"... rồi tới thể thứ 2 ... thành trong suốt... và cho tới các thể tiếp theo...

Khi đó là ông đưa ra lý luận chung, còn câu trả lời là để "đánh" vào bản ngã tà kiến của người hỏi...

Ohso chưa từng sai lầm, tôi chưa thầy ông ấy có sai lầm lớn, sai lầm lớn nhất của ông ấy là ông huỵch toẹt mọi vấn đề mà các vị thầy khác "không chịu nói tới".

Cho nên nhận định về Ohso thì cần phản cẩn thận.

Chả có ai nói được thức ăn ảnh hưởng tới tinh thần hay cho được bằng Ohso, thưa bác Trung!
Tôi gặp những người ăn mặn dễ thương và gặp những người ăn chay đáng ghét...

Có 4 thứ ảnh hưởng tới con người ta: nghiệp, thức ăn, các loại tâm, thời tiết...

Khi một người có tâm sân: họ trở nên rất là ghê gớm dầu họ ăn chay hay ăn mặn...
sân thì đều NHƯ NHAU... nhưng thái độ với cơn sân thì có khác nhau...

CƠN SÂN của người Thực dưỡng thì là LỖI TẠI TA!

He he...


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
LIOVI
bài Dec 1 2010, 06:09 PM
Bài viết #5


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 255
Gia nhập vào: 18-September 10
Thành viên thứ.: 30,437



QUOTE(justmevn @ Nov 26 2010, 03:28 PM) *
Dịch từ "A Bird On The Wing" - Osho discourses


Đừng dành quá nhiều sự chú ý tới cái anh làm, hãy dành nhiều sự chú ý tới cái mà anh là


Osho là ai tôi không cần biết , chỉ biết là ông ta nói quá hay ...và theo tôi thì quá đúng , đúng như một chân lý ( chỉ như thôi )
Go to the top of the page
 
+Quote Post
hoa sen ben ho
bài Dec 1 2010, 10:20 PM
Bài viết #6


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 99
Gia nhập vào: 18-December 08
Từ: Ho Chi Minh
Thành viên thứ.: 1,420



Người Việt Nam rất thích đọc sách của OSHO, một phần trong các nguyên nhân: ông ăn cùng chế độ với cách ăn chay đại trà của nước ta!


Một môn sinh hỏi OSHO: "Tại sao thầy không cho phép ăn mặn trong đạo tràng?"

Phải có ý niệm nào đó trong tâm trí của bạn về ăn thịt. Phải có bạo hành nào đó được che giấu rất sâu. Bằng không câu hỏi này do một người ăn chay nêu ra trong khi có hàng nghìn người ăn mặn ở đây. Điều này có vẻ rất ngớ ngẩn, nhưng đây là cách thức mọi việc diễn ra.

Người ăn chay này không phải thực sự là người ăn chay; người đó chỉ là người bị kìm nén. Ham muốn nảy sinh. Nhưng tại sao tôi không cho phép ăn mặn trong đạo tràng thì chẳng có liên quan gì với tôn giáo cả; nó chỉ thuần tuý thẩm mĩ.

Tôi không phải là người nghĩ rằng nếu bạn ăn mặn thì bạn không trở nên chứng ngộ được. Jesus đã trở nên chứng ngộ, Mohammed đã trở nên chứng ngộ, Rama Krishna đã trở nên chứng ngộ - đã không có vấn đề gì về nó cả. Bạn có thể ăn mặn và bạn có thể trở nên chứng ngộ, cho nên không có vấn đề tôn giáo về nó.

Với tôi vấn đề là thẩm mĩ. Vì Jesus đã liên tục ăn thịt, tôi có cảm giác rằng ông ấy không có cảm quan thẩm mĩ lớn.Không phải ông ấy không mang tính tôn giáo - ông ấy là người tôn giáo hoàn hảo, tôn giáo như Phật vậy, nhưng cái gì đó thiếu ở ông ấy. Rama Ramakrishna đã liên tục ăn cá; chỉ kém mĩ quan, trông hơi xấu.

Chứng ngộ không bị lâm nguy, mà chính tính thơ ca của bạn mới lâm nguy, cảm giác về cái đẹp của bạn mới lâm nguy. Tính nhân văn của bạn bị lâm nguy, không phải là tính siêu nhân của bạn. Đó là lí do tại sao điều này không được phép trong đạo tràng của tôi - và nó sẽ không được phép.
Đây là vấn đề thẩm mĩ.


Chỉ riêng cái ý nghĩ bạn giết con vật để ăn thịt, chính cái ý nghĩ ấy, cũng là không thẩm mĩ rồi. Tôi không chống lại điều đó vì con vật bị giết; vì cái tinh tuý trong con vật sẽ sống, nó không thể bị giết được, và cái gì không phải là tinh tuý thì sẽ chết, dù bạn có giết nó hay không. Điều đó chẳng có liên can gì, đấy không phải là vấn đề để tôi xem xét. Vấn đề không phải là ở chỗ bạn đã giết con vật và việc giết chóc là không tốt, không. Vấn đề là ở chỗ bạn đã giết con vật - bạn đấy. Chỉ để ăn sao?

Và các loài vật đều là các anh em và chị em, vì con người xuất phát từ chúng. Chúng là gia đình của chúng ta. Giết người chỉ là giết con vật đã tiến hoá, hay giết con vật cũng chỉ là giết ai đó còn chưa tiến hoá, nhưng đang trên đường tiến hoá. Cũng thế cả thôi. Không có khác biệt gì mấy nếu bạn giết một học sinh cấp một hay một sinh viên đại học cuối cấp. Con vật đang tiến lên con người và con người có thời cũng đã từng là con vật. Đó chỉ là vấn đề thẩm mĩ. Tại sao không giết vợ mình để ăn thịt? Cô ấy đẹp thế, ngon lành thế!

Một anh chàng đến thăm người bạn, vốn dĩ là một kẻ ăn thịt người. Bữa ăn được dọn ra. Anh ta chưa từng ăn và cũng chưa từng bao giờ tưởng tượng có món ăn ngon lành, tuyệt diệu đến thế. Khi ra về, anh ta bảo với chủ nhà, "Tớ thích món này lắm. Tớ chưa bao giờ được ăn ngon như bữa nay!
Lần sau tớ đến, đằng ấy lại cho tớ món ấy nhé."
Anh bạn ăn thịt người nói, "Khó đấy, tớ chỉ có mỗi bà mẹ thôi."

Tại sao bạn không ăn mẹ bạn? Tại sao bạn không ăn chồng bạn hay con bạn? - ngon đấy chứ! Vấn đề không phải là tính tôn giáo, tôi muốn nhắc bạn lần nữa; đó là vấn đềthẩm mĩ. Người có thẩm mĩ sẽ thấy rằng cuộc sống vẫn còn đẹp; nó không trở thành xấu và thành cơn ác mộng.

Thiền là cần thiết, thơ ca cũng vậy, thẩm mĩ cũng vậy, tôn giáo cũng vậy, âm nhạc cũng vậy, nghệ thuật cũng vậy. Con người nên tiến hoá một cách tích hợp trên nhiều chiều. Rồi sẽ đến lúc nở hoa tối hậu khi nào toàn bộ cánh hoa của bạn nở ra, và bạn sẽ có niềm hân hoan lớn hơn và phúc lành lớn hơn trong cuộc sống.

Thánh Francis có cảm nhận thẩm mĩ hơn Jesus rất nhiều. Tự nhiên có những câu chuyện về thánh Francis rằng chim chóc đến đậu trên vai ông ấy, rằng cá dưới sông nhảy lên bờ để ngắm nhìn ông ấy. Ông ấy có một loại hấp dẫn với vương quốc các loài vật. Ông ấy nói chuyện với cây cỏ và gọi chúng là ‘chị em’, với chim chóc là ‘anh em’ và với cả mặt trời, mặt trăng. Điều đó chắc không xảy ra cho Jesus, điều đó chắc cũng không xảy ra cho Mohammed. Điều đó không thể xảy ra được. Dầu vậy tôi vẫn nói họ là những người chứng ngộ
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Dec 1 2010, 11:10 PM
Bài viết #7


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Ở Miền Bắc thực có ít, rất ít người ăn chay... họ cũng vẫn thích đọc Ohso, và tôi thì chưa thấy ai vì ăn mặn đọc Ohso mà trở thành người ăn chay ở cái đất bắc này!

Ngay người dịch NÓ nhiều nhất hình như cũng không ăn chay, nhưng điều đó xảy ra cũng không có gì quan trọng.

Đôi khi người ta có thể ăn chay và ngồi thiền, nhưng chính những người đó lại không thể ăn gạo lứt, không thể nhai cơm lứt và muối vừng!


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 28th March 2024 - 07:27 PM