IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> SÁT SINH BÒ, Sư Thư dịch và thực hiện
Diệu Minh
bài Dec 23 2010, 11:35 AM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,047
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



SÁT SINH BÒ

Ajahn Brahm
Sau đây là câu chuyện của một tù nhân Australia trích từ cuốn sách của ngài Ajahn Brahm (Mở rộng cánh cửa trái tim bạn - Opening the Door of Your Heart) tả về việc sát sanh súc vật lấy thịt trong một trại tù, một công việc phải làm của tù nhân:

Anh ta mô tả về lò sát sanh. Các rào chắn cứng bằng thép không gỉ, rộng ở phía ngoài và hẹp dần khi hướng vào hào sát sanh, tới đó nó chỉ đủ rộng để cho từng con vật đi qua. Bên cạnh cái hào hẹp đó có một bệ được dựng cao, anh ta đứng trên đó với súng điện trong tay.

Họ dùng chó và gậy để lùa các con bò, lợn hay cừu vào trong cái phễu sắt đó. Anh ta cho biết các con vật luôn kêu la thảm thiết và tìm cách chạy trốn. Chúng đều ngửi, nghe và cảm nhận được mùi vị của tử thần. Khi con vật tới gần cái bệ anh ta đang đứng, chúng đau đớn quằn quại và kêu rống thảm thiết. Mặc dù chỉ cần một phát bắn điện cao thế cũng đủ giết một con bò lớn, nhưng con vật không bao giờ có thể đứng yên để anh ta làm điều này. Vì vậy một phát đầu để con vật bất tỉnh và phát kế tiếp giết chết nó. Cứ như vậy hết con này tới con khác và công việc diễn ra từ ngày này qua ngày khác.

Vào một ngày nọ, họ cần thịt bò và các con bò sẽ bị sát sanh. Anh ta lại tiến hành công việc như một ngày bình thường cho tới khi một con bò cái tiến lại không giống như các con bò khác mà anh ta vẫn thường gặp. Nó thật yên lặng, thậm chí không một tiếng rên rỉ. Đầu nó cúi xuống và bước đi một cách tự nguyện, chậm chạp vào vị trí gần cái bệ anh ta đang đứng. Nó không quằn quại, kêu la hay tìm cách trốn thoát. Khi đã vào vị trí, con bò ngẩng đầu lên và nhìn vào người đồ tể, nó hoàn toàn đứng im bất động.

Chưa bao giờ anh ta thấy có con vật nào gần mình đến như thế. Đầu óc anh ta trở nên vô cùng bối rối. Anh ta không thể nâng nổi khẩu súng lên và cũng không thể nào tránh được ánh mắt của con bò, nó đang nhìn thẳng vào anh ta.

Anh ta rơi vào trạng thái không còn biết gì trời đất nữa và cũng không biết tình trạng đó diễn ra bao lâu, chỉ biết có một điều là con bò luôn giữ ánh mắt nhìn anh ta. Các con bò đều có đôi mắt thật to. Anh ta nhận thấy mắt trái của con bò, phía lông mi dưới, nước mắt bắt đầu ngưng đọng lại. Nước mắt càng lúc càng nặng dần, cho tới khi mi mắt không thể giữ được nữa và nó bắt đầu nhỏ chầm chậm xuống má tạo thành một hàng lệ. Các cánh cửa thặt chặt trong tim anh ta bấy lâu nay đang từ từ mở ra. Anh ta nhìn không thể tin được nữa khi mắt phải của con bò phía trên lông mi dưới, các giọt nước mắt cũng đang đọng lại. Và hàng lệ thứ hai bắt đầu nhỏ xuống. Lúc này người anh ta tan rã hoàn toàn.

Con bò đang khóc

Anh ta ném khẩu súng xuống, chạy tới chỗ mấy người quản tù và thề rằng họ có thể bắt anh ta làm bất kỳ điều gì, "NHƯNG CON BÒ ĐÓ KHÔNG CHẾT!"

Cuối cùng bây giờ anh ta trở thành một người ăn chay.
Câu chuyện này hoàn toàn có thật, nó đã được các tù nhân ở nơi đó xác nhận.

Các bạn hãy photo bài này ra nhiều bản và làm phước cho mọi người nhá.


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Dec 23 2010, 11:37 AM
Bài viết #2


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,047
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



QUAN SÁT KHÔNG ĐỊNH KIẾN

Khi suy nghĩ của chúng ta đối với một vấn đề trở thành khẳng định thì nó có thể dẫn tới định kiến mà trong khi các điều kiện và hoàn cảnh luôn luôn thay đổi từng giờ, từng phút. Mặt khác nếu trong quan sát của chúng ta còn có "thích" hay "không thích" thì sẽ khó nhận thức đúng thực tế của vấn đề. Giả sử vì một vấn đề cấp bách đòi hỏi phải tới một nơi mà mình hoàn toàn không thích, thì mặc dù chưa tới đó định kiến của chúng ta đã "phóng" đi trước rồi. Liệu sẽ tốt hơn không nếu cứ để tự nhiên cho nhân duyên đưa đẩy, chúng ta chẳng có gì bám dính vào "thích" hay "không thích" - đó đều là hai thái cực.

Quan sát của chúng ta sẽ là tức thời ngay trong hiện tại, nó không bị chi phối bởi kinh nghiệm quá khứ hay tương lai. Đó cũng là một quan sát của chánh niệm không lựa chọn (choiceless awareness). Đây mới là điều chủ yếu mà chúng ta cần quan sát và học hỏi, điều này sẽ áp dụng được ở mọi nơi, mọi lúc. Xét cho cùng của pháp chân đế thì: không anh, không tôi, không có con người, không thời gian, không nơi chốn. Vậy có cái gì đâu để ảnh hưởng quá nhiều đến mình.

Chỉ khi tâm chúng ta phân định, đánh giá thì nó mới trở thành vấn đề. Đừng phụ thuộc vào bất kỳ cái gì, ngay cả TÂM của chúng ta cũng vậy, thậm chí là TRÍ TUỆ nữa. Hãy để cho trí tuệ dẫn dắt nhưng không lệ thuộc vào nó. Hãy buông thư thả lỏng, thuận theo nhân duyên đưa đẩy và ưu tiên cho trí tuệ dẫn dắt.

Nếu bạn chưa làm được thì cũng chẳng sao cả. Đời luôn là bài học bất tận, luôn tận tụy dạy dỗ cho tới khi chúng ta thuộc bài và bạn sẽ được chuyển sang học bài mới khó hơn. Vậy chúng ta hãy mở lòng ra để đón nhận và học hỏi.


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Dec 23 2010, 11:38 AM
Bài viết #3


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,047
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



TỰ DO LÀ GÌ?

Có hai loại tự do trên thế giới này: tự do theo ham muốn và tự do khỏi các ham muốn.

Trong xã hội phương Tây, họ đề cao loại tự do thứ nhất, theo đó các chế định và luật về quyền con người đều hướng tới sự công nhận và bảo vệ quyền tự do này. Nhưng liệu họ có sự tự do thực sự hay không khi các phiền não vẫn còn điều khiển lèo lái và chế ngự trong tâm. Chừng nào càng hướng tới sự hưởng thụ theo các đòi hỏi cá nhân, chúng ta càng bị lệ thuộc. Điều đó đồng nghĩa với việc "mất tự do một cách vô thức".

Loại tự do thứ hai không phụ thuộc vào thời gian, nơi chốn, con người hoặc theo bất kỳ một cái gì mà chúng ta có thể đồng hóa với nó. Chúng ta không bị bám dính vào bất kỳ đối tượng nào. Không hài lòng với hoàn cảnh và điều kiện hiện tại tức là không có sự tự do, chúng ta đang bị nhốt trong ngục tù bằng chính tâm dính mắc của mình. Chúng ta tự biến mình trở thành tù nhân, ngoài ra không ai có thể bắt chúng ta trở thành tù nhân được. Không hài lòng trong một mối quan hệ, chúng ta cũng là tù nhân; khi bệnh tật và đau ốm, chúng ta không hài lòng và phản kháng, chúng ta cũng biến mình thành tù nhân một cách vô thức.

Để có được loại tự do thứ hai - một loại tự do tuyệt đối, không có gì khác hơn là phải hiểu rõ bản chất tâm chúng ta. Trí tuệ và sự hiểu biết trong bất kỳ hoàn cảnh hay góc cạnh nào của cuộc sống sẽ dẫn dắt chúng ta tới sự tự do này - một loại tự do vô biên thoát ra khỏi các ràng buộc. Ràng buộc là điều đương nhiên luôn có mặt trên cõi đời này, nhưng chúng ta luôn được tự do và không bị dính bám - giống như các giọt nước đọng trên lá sen, cho dù ở đó bao lâu đi chăng nữa cũng không thể làm cho lá sen bị ướt.

Chính chúng ta chứ không phải ai khác sẽ đem lại sự tự do cho chính mình - sự tự do thoát khỏi các ham muốn và ràng buộc.


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Dec 23 2010, 11:38 AM
Bài viết #4


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,047
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



QUAN TÒA XỬ ÁN

Quan tòa (T): Bị cáo có ý kiến gì về đơn cáo buộc ngày 21/09/2010 không?

Bị cáo (cool.gif: Kính thưa ngài Thẩm phán và Bồi thẩm đoàn! Cho phép tôi tự bào chữa và giải trình về những cáo buộc một cách vội vàng và chưa ó các chứng cớ rõ ràng. Thưa Tòa, dòng đầu tiên "Để thư thả một chút sẽ cố gắng thu xếp tiếp kiến Papa". Đối với đạo Phật chúng tôi, thời gian là một khái niệm không có thật, đó chỉ là một sản phẩm của tâm trí (mind-made product). Vì vậy người ta có thể thư thả một phút, thư thả một ngày, thư thả một tháng hay thư thả một năm, tựu chung lại đều nằm gọn trong phạm trù "thư thả".

Thậm chí, cho tới hết đời người ta vẫn thư thả, thưa Tòa. Vì sao vậy? vì nó hoàn toàn là sản phẩm của tâm trí, nên nó có thể co dãn, đàn hồi và do con người quyết định. Vì lẽ đó, người ta cũng có câu "có giây phút trở thành bất tử", rồi là "giây phút vĩnh hằng" ... Xin quý Tòa lưu tâm tới một số thuật ngữ và lý giải của Phật học để có cách nhìn chính xác và phán xét anh minh. Xin cám ơn quý tòa và cho phép tôi được tiếp tục.

T: Khoan đã, cái này nghe hơi lạ tai. Không lẽ chỉ có trong Phật Giáo?

B: Thưa Tòa, ý tưởng này cũng có thể tìm thấy trong vật lý vũ trụ. Khi người ta cắt lớp và làm cong không gian, trục thời gian cũng sẽ bị bẻ cong. Về lý thuyết, các thời điểm quá khứ, hiện tại và tương lai có thể gặp nhau tại một điểm nếu chúng ta làm cho tốc độ các hạt vượt qua tốc độ ánh sáng.

T: Thôi bỏ qua! Nghe rườm rà và phức tạp quá. Tôi sẽ tạm chấp nhận quan điểm Phật Giáo của các anh. Xin tiếp tục.

B: Xin cám ơn quý Tòa. Tôi xin giải thích tiếp cụm từ "sẽ cố gắng thu xếp tiếp kiến". Ý nghĩa đơn giản của nó là gắng sức làm hay dàn xếp để đạt được mục tiêu đề ra. Thưa quý Tòa, trong Phật Giáo chúng tôi tin vào quy luật nghiệp quả, không phải cái gì chúng ta muốn đều có thể đạt được. Nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chúng ta vẫn hay nói câu cửa miệng: "Thiên thời, địa lợi, nhân hòa". Nếu các yếu tố cần thiết chưa hội tụ đủ thì cho dù cố gắng bao nhiêu chăng nữa cũng không đạt được gì cả. Logic này rất đơn giản và trực tiếp, xin quý Tòa lưu ý.

Xin cám ơn quý Tòa! Tôi xin phân tích tiếp câu "rồi sẽ giới thiệu luôn cả Anatta Sayadaw nữa". Người ta có nhiều phương thức để giới thiệu: ví dụ khi giới thiệu về một quán ăn ngon, người ta có thể nói: "Tôi sẽ giới thiệu cho anh Quán Ngon mới khai trương" và chỉ cần đơn giản cung cấp cho người này địa chỉ và số điện thoại của Quán Ngon, như vậy là đủ rồi. Một cách khác nữa là đưa người này tới quán đó và chiêu đãi. Trong cả hai trường hợp đều có thể sử dụng cum từ "giới thiệu" mà không bị sai lạc ý nghĩa.

Thưa quý Tòa! Tôi xin phân tích câu cuối cùng: "cố gắng chờ thêm chút xíu". Câu này mang tính chất khích lệ, động viên đối tượng. Thông thường chung, khi người ta nôn nóng muốn thực hiện một việc gì đó, trạng thái tâm dễ bị phấn chấn, bất an. Nhờ sự khích lệ, động viên này tâm của đối tượng sẽ an tịnh trở lại.

Thưa quý Tòa! từ đầu tới giờ quý Tòa đã nghe có LỜI HỨA nào chưa?

T: Bị cáo không được phép hỏi Tòa.

B: Xin lỗi quý Tòa. Như vậy tôi đã trình bày xong phần bào chữa của mình. Rất mong quý Tòa anh minh phán xét.

T: Xin mọi người nghỉ 15 phút để Tòa hội kiến trước khi tuyên án.

(15 phút sau)

T: Sau khi nghiên cứu xem xét, Tòa xét thấy đơn cáo buộc đưa ra chưa được xác đáng và có căn cứ rõ ràng, Vì vậy, Tòa tuyên bố bị cáo vô tội và bên nguyên đơn phải bồi thường "một chầu chay mặn tùy thích" do những tổn hại về mặt tinh thần gây ra. Tòa tuyên bố kết thúc.





--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
vantrung
bài Apr 28 2011, 08:56 AM
Bài viết #5


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,240
Gia nhập vào: 25-May 07
Từ: HCM
Thành viên thứ.: 30




THƯƠNG YÊU MUÔN THÚ…SAO NỠ ĂN THỊT CHÚNG VÌ VUI THÍCH…!?!?!?
-Nhiều người rất thương yêu thú vật, nhưng mặt khác họ lại khoái ăn cá thịt…Thật mâu thuẫn!
-Động vật do thực vật sinh ra. Do đó ăn thịt thú vật vì vui thú, thỏa mãn giác quan thì còn thua cọp beo…Cọp beo ăn thịt để nuôi mạng của chúng. Con người không cần ăn thịt vẫn được hạnh phúc. Thế thì sao nỡ ăn thịt thú vì cảm giác ngon ngọt? Sao nỡ ăn thịt heo, bò , gà, vịt…là những động vật cùng có chung bà mẹ thảo mộc?
-Trong 10 cách ăn của TS Ohsawa, 5 cách cuối cho phép ăn thịt cá. Nhưng sau đó, chúng ta nên chuyển dần lên cách ăn cao , hoàn toàn ăn chay, chứ không nên mê đắm thịt cá mãi…
28/4/2011 NVT
Go to the top of the page
 
+Quote Post
vantrung
bài Apr 28 2011, 09:31 AM
Bài viết #6


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,240
Gia nhập vào: 25-May 07
Từ: HCM
Thành viên thứ.: 30



QUOTE(Diệu Minh @ Dec 23 2010, 11:38 AM) *
TỰ DO LÀ GÌ?

Có hai loại tự do trên thế giới này: tự do theo ham muốn và tự do khỏi các ham muốn.

Trong xã hội phương Tây, họ đề cao loại tự do thứ nhất, theo đó các chế định và luật về quyền con người đều hướng tới sự công nhận và bảo vệ quyền tự do này. Nhưng liệu họ có sự tự do thực sự hay không khi các phiền não vẫn còn điều khiển lèo lái và chế ngự trong tâm. Chừng nào càng hướng tới sự hưởng thụ theo các đòi hỏi cá nhân, chúng ta càng bị lệ thuộc. Điều đó đồng nghĩa với việc "mất tự do một cách vô thức".

Loại tự do thứ hai không phụ thuộc vào thời gian, nơi chốn, con người hoặc theo bất kỳ một cái gì mà chúng ta có thể đồng hóa với nó. Chúng ta không bị bám dính vào bất kỳ đối tượng nào. Không hài lòng với hoàn cảnh và điều kiện hiện tại tức là không có sự tự do, chúng ta đang bị nhốt trong ngục tù bằng chính tâm dính mắc của mình. Chúng ta tự biến mình trở thành tù nhân, ngoài ra không ai có thể bắt chúng ta trở thành tù nhân được. Không hài lòng trong một mối quan hệ, chúng ta cũng là tù nhân; khi bệnh tật và đau ốm, chúng ta không hài lòng và phản kháng, chúng ta cũng biến mình thành tù nhân một cách vô thức.

Để có được loại tự do thứ hai - một loại tự do tuyệt đối, không có gì khác hơn là phải hiểu rõ bản chất tâm chúng ta. Trí tuệ và sự hiểu biết trong bất kỳ hoàn cảnh hay góc cạnh nào của cuộc sống sẽ dẫn dắt chúng ta tới sự tự do này - một loại tự do vô biên thoát ra khỏi các ràng buộc. Ràng buộc là điều đương nhiên luôn có mặt trên cõi đời này, nhưng chúng ta luôn được tự do và không bị dính bám - giống như các giọt nước đọng trên lá sen, cho dù ở đó bao lâu đi chăng nữa cũng không thể làm cho lá sen bị ướt.

Chính chúng ta chứ không phải ai khác sẽ đem lại sự tự do cho chính mình - sự tự do thoát khỏi các ham muốn và ràng buộc.

ĂN ĐÚNG SẼ CÓ CHÁNH NIỆM, CHÁNH KIẾN,…SẼ ĐƯỢC TỰ DO VÔ BIÊN…

-TS Ohsawa dạy chánh thực sẽ đưa tới chánh niệm, chánh kiến, chánh tư duy…và sẽ được tự do vô biên , công bằng tuyệt đối, hạnh phúc vĩnh viễn…
-Dòng máu còn bị nhiễm độc thì việc mong cầu có chánh niệm, chánh kiến, tự do thoát khỏi mọi ham muốn ràng buộc…thì chỉ là ảo tưởng…
-Hãy chuyển hóa dòng máu ô nhiễm của mình đi và giữ cho máu mình luôn lôn trong sạch, quân bình thì mọi thứ tốt đẹp nhất sẽ được hình thành, sự giải thoát và giác ngộ …sẽ đến ngay trong kiếp này…
28/4/2011 NVT
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 27th April 2024 - 05:23 PM