IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> ỨNG DỤNG CỦA ÂM VÀ DƯƠNG TRONG ĐỜI SỐNG?, Chuyện kể của Ngọc Trâm
Diệu Minh
bài Jul 13 2007, 10:11 AM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,050
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Bạn là ai? bạn sống trên trái đất này là để làm gì?
Là một câu hỏi lớn lao xuyên suốt một đời người ta...

Bây giờ bạn hãy để ý tới điều này:

Nếu bạn là người rất hay lam hay làm, rất chi là chịu thương chịu khó, thích cống hiến... thế thì ắt bạn sinh ra một "quí tử lười" và người phối ngẫu của bạn ắt cũng là một đại lãn, thích hưởng lạc...

Điều này nữa cũng nằm trong 7 nguyên lý của trật tự vũ trụ: cực âm sinh dương... nếu bạn sành điệu về âm và dương thì đi tới đâu cũng chỉ thấy âm và dương.

Ghét của nào trời trao của đó là vậy...

Làm sao bây giờ?
Tiên sinh Ohsawa đưa ra một loạt thức ăn đã được phân theo khoa học về sự âm hay dương, về a xít hay kiềm để tiến tới việc giúp người nối trợ tạo ra một món ăn quân bình, một bữa ăn quân bình một thân thể quân bình... vì thế người nội trợ vô cùng quan trọng... nghề nấu ăn vô cùng cao quí, có thể nói nó chỉ có thể đứng sau một vị minh sư trên trái đất...

Vì biết tới chỗ thần mật này Đức Thích Ca lấy ví dụ về dây đàn cho người làm đàn, người chơi đàn: dây căng quá thì âm thanh chói tai, dây chùng quá thì không nghe ra được âm thanh lý tưởng...
Và Ngài nhắm tới cái đích: làm sao để đạt được thứ tâm quân bình - tâm bình thường là Đạo, tâm xả: thứ tâm quan trọng trên hành trình tâm linh; thứ tâm này sinh ra kểt quả là trí tuệ siêu xuất...

Bây giờ bạn hãy tự mình khám phá ra xem mình thuộc âm hay dương?


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Feb 21 2008, 07:46 AM
Bài viết #2


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,050
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Ở đâu có âm là ở đó có dương, đó là điều nằm lòng của người Thực dưỡng, giúp họ vượt qua thác ghềnh, cay đắng, khúc quanh... của cuộc sống.

Ví dụ: Phật thì có Đề Bà Đạt Đa; Chúa thì có Juda; còn thầy tôi thì có... xin miễn nói tên kẻo mang hoạ.... pirate.gif banana.gif

Vì biết âm và dương nên tôi mới càng hay thầy tôi siêu vượt...

Bạn muốn có được quyển sách mà thầy tôi cấm chúng tôi phát hành dưới bất kỳ hình thức hay gây quĩ nào trừ khi nó được dùng làm quà tặng cho những người thực tâm muốn hành thiền giải thoát của Đức Phật thì bạn liên hệ với chúng tôi và chúng tôi cũng phải khảo hạch sự thành tâm của các bạn tới đâu mà "cúng dường Pháp Bảo" hết sức quí báu... tôi gọi quyển sách của thầy tôi là quyển "Siêu kỹ thuật thư giãn thân tâm"

Pháp bảo còn quí hơn sinh mạng... vì có người cho tới chết vẫn chưa hề biết tới giáo Pháp có công năng đặc dị: giải thoát khỏi niềm đau nỗi khổ luân hồi...
Như vậy là uổng phí một kiếp người...

Mỗi khi tôi gặp khó khăn và nghịch cảnh, không chỉ giáo Pháp của Đức Phật và các nghiệp lành cứu tôi, gọi là Parami... mà còn là do công năng của 7 nguyên lý của trật tự vũ trụ và 12 định lý của nguyên lý của trật tự vũ trụ cứu vớt tôi vượt qua những chặng đường khó khăn...

Ngài Goenka giảng rất hay, ngài nói: mỗi khi có khó khăn... các parami nhảy ra cứu bạn... Parami là các nghiệp lành mình đã tạo ra trong kiếp này hoặc các kiếp trước...


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Feb 21 2008, 07:50 AM
Bài viết #3


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,050
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Khi tâm trí bị thế giới của khái niệm và các giá trị lừa dối thì phải làm sao để quay về?

Hãy tư duy theo triết lý âm và dương thì bạn sẽ bớt rất nhiều loại khốn khổ trên đời.

Và sẽ làm cho tâm trí của bạn mạnh khoẻ và bớt rắc rối... bởi vì gi gỉ gì gi cái gì cũng là âm và dương mà thôi, âm và dương chính là hai khái niệm và bạn phải kinh nghiệm trực tiếp vể nó để thực chứng.... kinh nghiệm chân đế... tư duy theo âm và dương tâm trí của bạn sẽ bình an vô sự, chả có vấn đề khúc khuỷu...
Trực giác sẽ bén nhạy vì tâm trí được bình an luôn luôn nhờ sống đơn giản, đầu óc không phức tạp và dễ thiết lập chánh kiến.
Hãy tư duy theo âm và dương. Vì hiểu biết và kinh nghiệm về âm và dương, bạn sẽ thoát khỏi hai thái cực vốn làm cho bạn trở thành si ám, thoát khỏi hai cực âm và dương bạn sẽ đi theo đúng con đường Đức phật chỉ ra: Trung đạo, đạo Phật là trung đạo, là giải thoát khỏi âm và dương.

Vạn pháp do tâm, tâm làm chủ, tâm dẫn đầu, tâm tạo tác.

Nhưng tâm nào là tâm quí nhất?

- Xin thưa: tâm xả là tâm quí nhất là thứ tâm mà không thiền nhân nào không nhắm tới là thứ tâm bình khí hoà và là thứ tâm bình thương


Nhưng nếu bạn không biết thế nào là âm và dương thì bạn giải thoát khỏi cái gì??????????? giài thoát là giải phỏng khỏi sự kiềm toả của âm và dương!

Ví dụ:

Nếu bạn là con đàn bà có khí lượng của kẻ trượng phu (nam tính) thi ắt bạn phải yêu và bọn đàn ông yêu bạn cũng phải có khí lượng của kẻ ... hạ nhân, bọn tiểu yêu hay còn gọi là bọn đàn ông tiểu nhân, nữ tính...

Có 8 loại người trong nhân gian:

- Hạ nhân
- Trung nhân
- Thượng nhân
- Tiên
- Thánh nhân
- Phật

Đại loại thế, tôi quên rồi, ai biết thì bảo dùm...

Ghét của nào trời trao của đó là luật vĩnh hằng của vũ trụ...
Nước chảy chỗ trũng... đều là quy luật của càn khôn...
Ai phạm luật thế gian thì vô tù
Ai phạm luật của ông trời thì đi luân hồi
banana.gif


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Feb 21 2008, 07:51 AM
Bài viết #4


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,050
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Bạn có thể giải thích theo âm và dương tại sao mầm cây lại nảy lên từ chỗ quắt nhất và lõm nhất từ những hạt cây, cành cây ... ví dụ mầm hạt lúa, mầm của củ sen mọc lên từ những mắt sen????
Tại sao mầm cây không mọc lên từ chỗ bự, to nhất của cành cây, của hạt và của dây leo....?

Tại sao ghét người nào là ta giống người đó? vì theo định lý âm đẩy âm và dương đẩy dương ...




--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Feb 21 2008, 07:52 AM
Bài viết #5


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,050
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Khi chúng tôi vào chùa Hương, đoàn đi có 4, 5 người, có cả thầy Tuệ Hải.
Tôi phụ trách nấu ăn và dâng cái nhà chòi khá đẹp trong khu vực chùa Hương lên Tam Bảo và thầy Tuệ Hải đặt tên là Qui Nguyên;
Thầy trò đều thích cái nhà do hoạ sĩ Vĩ Hải thiết kế...
Ngày thứ nhất mọi sự chu đáo sau bữa ăn, tôi rửa bát và thu vén gọn gàng...
Ngày sau và ngày sau nữa, các Phật tử từ Hà Nội lục tục vào chùa Hương thăm thầy và mang theo hoa quả... thầy đùa là ông Phật trên ban thờ dương quá nên thu hút hoa quả (âm) tới...
Tôi thấy hoa quả thì ăn nhiều lên... hôm sau ăn xong, tôi chẳng thấy muốn dọn dẹp và để bừa bãi... thầy Tuệ Hải giảng ngay: hôm nay cô Trâm âm hơn hôm qua vì ăn nhiều hoa quả...
Hay thật: âm và dương, gọn gàng và bừa bãi; gọn là dương và bừa là âm... từ kinh nghiệm quí đó tôi phát hiện ra âm và dương nhanh hơn...


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Feb 21 2008, 07:53 AM
Bài viết #6


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,050
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Tôi nhớ tiên sinh Ohsawa có nói ở quyển nào mà tôi đã quên rằng: người chống đối là người ủng hộ.

Sau nhiều năm chiêm nghiệm tôi thấy điều đó thật đúng. Giờ đây gia đình tôi: những người chống đối và coi thường tôi thì đã và đang chuyển hoá sang ủng hộ và quí trọng. Như vậy: mọi thứ đều đang biến dịch, mọi thứ đều biến đổi từ âm sang dương... và ngược lại...mà "được tiếng khen thì ho hen không còn" có khi tóc đã bạc!

Và cũng có những trường hợp ngược lại nữa... cho nên có câu thơ:

Cuộc đời dù trĩu hạt
Vẫn lo gieo mùa sau.

Thật là kỳ diệu về âm và dương!


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Feb 21 2008, 08:15 AM
Bài viết #7


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,050
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Có anh bạn, thường tìm đọc tất cả các sách Thực dưỡng ở nhà tôi; sau tết anh tới nhà kể chuyện:
- Trời đang cực lạnh
- Anh vui với ông bạn già uống vài chén rượu vang... không thấy gì... (anh cũng biết rượu âm)
- Ăn tiếp vài miếng hoa quả và mứt kẹo... thế là ỉu người ngay, kinh thế, thế mới biết giá trị của thức ăn...

Nếu người nào biết cách quan sát hàng ngày về sự ảnh hưởng to lớn của thức ăn tới các trạng thái thân và tâm ra sao mới thấy hết được chỗ kỳ diệu của âm và dương...

Và quan sát như vậy mới thực sự là có ích lợi...
Bé Ngọc hôm qua đi chơi nhà cô giáo với mấy người bạn, chiều tối về kêu mệt quá... tôi hỏi:
- Con bị lạnh à?
Không phải.
- Hay là tại ăn uống?
- Có lẽ đúng thế...
- Thế khi về con có ăn ô mai?
- Có ăn mấy quả
Nhưng sáng ngày ra, nường vẫn bị mệt...
Tôi học cách nói của chú Hồ Văn EM: chỉ cung cấp thông tin vô tư, không áp đặt... và tôi chỉ nói nhẹ một câu, nhắc nhẹ bằng một câu hỏi để nường nhận ra ngay cái gốc rễ của vấn đề: tại thức ăn và thức ăn đã làm hại nường thế nào thì nường còn biết rõ hơn tôi. Kể cho mẹ tôi nghe thì mẹ tôi bảo: mọi người đều phải tự học lấy bài của mình...
Nếu cứ ăn bừa bãi theo cảm giác cảm tính không suy xét (vì tâm yếu đuối bị thức ăn lôi cuốn) và sau đó lại lấy o mai... để "chữa trị" thì chúng ta không bao giờ "về tới nhà" được... vì thức ăn không quan trọng bằng trạng thái tâm. Tâm cưỡi trên khí, chúng ta cần phải có cái tâm vững mạnh để không bị ngả nghiêng trước thức ăn phi Thực dưỡng... và nếu thức ăn Thực dưỡng đảm bảo tính an toàn và tốt lành thì dầu chúng ta ăn hơi nhiều cũng không bị làm sao... tuy nhiên nếu ta muốn tu Ăn, muốn giải thoát qua con đường ăn thì cũng cần phải kiểm soát luôn luôn "đầu vào" để đầu ra mượt mà vừa ý...
Thầy của tôi ở Miến có lần nói đại ý: chúng sinh lúc nào cũng ưa khoái lạc... thậm chí tới khi đi ị cũng ưa phân làm dễ chịu cơ hậu môn....
Có lần thầy tôi hỏi chúng tôi là khi đi ị thấy cơ hậu môn co lại ngay hay một lát mới co? Thầy hỏi để thẩm định mức độ chánh niệm của đệ tử tinh tế và toàn diện tới đâu...

Những câu hỏi đó nếu biết suy tư chân chánh có thể vỡ ra nhiều vấn đề...


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài May 11 2008, 10:07 AM
Bài viết #8


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,050
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Ở đâu có âm ở đó có dương: ở đâu có bóc lột ở đó có người muốn giải thoát khỏi ách thống trị...
Ở đâu có người như Đức Phật ở đó có Đề Bà Đạt Đa, ở đâu có người như Đức Chúa ở đó có Judas..
Cho nên ở đâu có âm ở đó có dương.
Âm và Dương là hai cánh tay của vô cực.
Âm và Dương không có gì xấu tốt hay dở được mất... chỉ là tục đế khái niệm để giao lưu hiểu ý quên lời, để cho trăm sông đều đổ về biển. Để cho mọi rắc rối được hoá giải...

Âm làm cho chúng ta không thể tập trung làm việc nói chi hành thiền đối tượng lại quá gần: thân thể của chính ta, đối tượng lại là những cảm thọ vi tế ngay trên da thịt mình và các luồng khí ngay trong người mình và các dòng tâm trôi chảy trong ngoài thân...
Như thế nếu không có đủ lực dương của sự hoà bình và an ninh (lấy từ ngũ cốc, rau củ, đỗ hạt và các loại cây thuốc nam, thuốc bắc...) mà lại mượn lực dương của thịt cá thì ta không thể nào mường tượng được chuyện ngày mai đem tới cho ta những gì... nhiều người tới kể chuyện cho tôi hay là từ khi họ thay đổi ăn uống thì tư duy của họ cũng thay đổi theo và những ý nghĩ và tư tưởng cũ biến đi đằng nào...
Hãy mở quyển sách Phòng và trị bệnh bằng PP dưỡng sinh Ohsawa bạn sẽ biết thế nào là âm và dương và lần mò để nắm vững các quy luật này....
Hãy mở quyển a xít và kiềm ra để biết được thức ăn nào tạo kiềm dương và kiềm âm và thức ăn nào tạo a xit dương và tạo a xít âm...
Như thế bạn có thể biến một món dương thành âm và ngược lại...

Biến một người hung hăng thành mát tính...

Tôi nhớ một sư thầy nữ đang quát tháo đùng đùng hổ lửa... ấy thế mà 2 người bạn trẻ của tôi tới chùa chơi... lập tức thấy như là người khác.... tôi có một người bạn đạo khi tới chùa thầy trụ trì cũng quí nhất mà không ai biết, tới khi người bạn này đi khỏi thì thầy trụ trì chỉ hỏi thăm mỗi mình người bạn đó, cũng không ra ngoài âm và dương... có những người đàn bà rất chi là dương và có những người đàn ông rất chi là âm...
Cho nên có những người làm cho ta hài hoà và có những người làm cho ta lộn máu là sao? là vì ta và họ hơi giống nhau thì ghét lẫn nhau theo qui luật âm đẩy âm dương đẩy dương....

Ghét của nào trời trao của đó... bạn đừng dại mà không học đạo để giải thoát khỏi các cảm xúc mạnh vì nó chả phải là ta là của ta....

Sáng nay tâm tôi muốn khiêu khích và miệng tôi muốn nói một vài lời... với một người tôi vốn không ưa... nhưng nhìn được dòng tâm đó tôi đã giữ im lặng và chẳng có ai giữ cả, chánh niệm nhận ra thôi còn tôi chỉ là người quan sát. Chẳng có cái tôi nào cả... nếu không kéo nhận ra thì lại lạc lối ngay ở cái chỗ này....


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
huynhdoan2000
bài Sep 7 2008, 09:11 PM
Bài viết #9


Hội viên năng động
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,189
Gia nhập vào: 21-January 08
Thành viên thứ.: 203



NGUYÊN LÝ ÂM DƯƠNG VÀ NGŨ HÀNH ÂM DƯƠNG VÀ NGŨ HÀNH TRONG VŨ TRỤ QUAN TRUNG HOA
a) Lược sử:
Thuyết âm Dương Ngũ hành đã được đề cập đến trong một tác phẩm thành văn tối cổ Trung Hoa là kinh Dịch. Tuy vậy, kinh Dịch của Khổng Tử chỉ là sự thâu nhập các kiến thức và quan niệm của người xưa từ thời vua Phục Hy lưu truyền đến đời Khổng Tử. Khổng Tử chỉ góp nhặt và suy diễn thêm cho thành một hệ thống và ghi lại thành văn bản cho hậu thế mà thôi. Theo truyền thuyết, người đầu tiên nhận thức được các lẽ âm dương biến hoá của Trời Đất, vạn vật là vua Phục Hy (khoảng 44 thế kỷ trước Tây lịch), người minh thị đề cập đến cái dụng của Ngũ hành là vua Hạ Vũ (khoảng 22 thế kỷ trước Tây lịch). Đến thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, tại nước Tề (nay là tỉnh Sơn Đông) có học giả Trâu Diễn, căn cứ vào Kinh Dịch, đã phổ biến hết tinh thần và công dụng của Âm dương, ngũ hành không những vào sự vật thiên nhiên mà còn cả vào việc người nữa. Do đó, người đời sau coi Trâu Diễm như người khai sáng ra phái Âm Dương. Phái này chính là nguồn gốc của phái Lý Số do các học giả đời Tống sau này sáng lập. Đến đời Hán, học giả Dương Hùng (53 trước Tây lịch - 20 Tây lịch) tham bác kinh Dịch và Đạo đức kinh mở ra ngành Lý số học sơ khai qua tác phẩm Thái huyền kinh.Đến đời Tống sơ (khoảng thế kỷ thứ 10) một nhân vật đạo gia kiêm nho gia là Trần Đoàn tự là Đồ Nam, hiệu là Hi Di tiên sinh, tinh thông cả Lý Số học của các nhà đi trước đã tổng hợp các kiến giả về lý Thái cực của vũ trụ, lấy tượng số mà xét sự vận chuyển của Trời Đất, suy diễn ra hành động của vạn vật rồi áp dụng các hệ quả của Lý thái cực vào Nhân tướng học đế giải đoán tâm tình, vận số của con người , mở đầu cho Lý Số và Tướng số học. Từ đó về sau, quan niệm Âm Dương, Ngũ hành được áp dụng rộng rãi vào Nhân tướng học và thành ra một thành tố bất khả phân trong tướng thuật.
cool.gif Nội dung của Thuyết âm Dương, Ngũ hành
Theo cổ nhân Trung Hoa, lúc đầu vũ trụ chỉ là một khối hỗn độn, không có hình dạng rõ ràng được gọi là thời Hỗn mạng. Trong sư Hỗn mạng đó, bàng bạc cái lẽ vô linh linh diệu gọi là Thái cực. (Sở dĩ gọi là Thái cực vì nó huyền bí và vô tận nên không thể xác định rõ bản thế cuả nó ra sao). Tuy nhiên, dẫu không biết được chân tính và chân chất của cái lẽ Thái cực huyền vi song ta có thể dựa vào sự quan sát về tính cách biến hoá của vạn vật mà suy ra được cái đông thể của Thái cực. Căn bản của sự chuyển biến hoá được biểu lộ bằng hai trạng thái tương phản là Động và Tĩnh. Động gọi là Dương, Tĩnh gọi là Âm. Dương lên đến cực độ thì lại biến ra Âm. Hai cái trạng thái tương đối của cái Bản thể nguyên khởi duy nhất (Thái cực) cứ tiếp diễn mãi, điều hợp với nhau, sinh sinh hoá hoá không ngừng mà sinh ra Trời, Đất, Người cùng vạn vật. Vì Âm Dương phối hợp, đun đẩy lẫn nhau nên có sự biến chuyển. Sự biến chuyển chính là nền tảng của Dịch. Do đó, trong phần chú giải kinh Dịch, Khổng Tử đã nói” Âm nhu Dương Cương, Cương nhu tương thôi sinh nhi biến hoá” (Nghĩa là Âm thì mềm, Dương thì cứng, cứng mềm đun đẩy lẫn nhau chuyển hoá thành thiên hình vạn trạng). Theo cổ nhân, mỗi chu trình gồm bốn giai đoạn: a) Nguyên: Khởi đầu của sự biến hoá cool.gif Hạnh: Sự thông đạt, hội hợp các thành tố c) Lợi: Sự thỏa đáng các điều kiện cần thiết cho sự tăng trưởng d) Trinh: Sự thành tựu chung cuộc của một chu trình sinh ra sự vật .
Biến hoá là ngoại biểu của Thái cực mà đạo Dịch căn cứ trên sự biến hoá của vũ trụ và vạn vật. Do đó, Kinh Dịch mô tả diễn trình chuyển hoá (Dịch) một cách khái quát như sau: “ Dịch hữu Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh Bát quái, Bát quái sinh Ngũ hành: Đạo Dịch có nguồn gốc là Thái cực, Thái cực sinh ra hai Nghi (Âm và Dương) hai Nghi sinh ra bốn Tượng (bốn trạng thái tượng trưng bằng bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông) bốn tượng sinh ra tám Quẻ (Kiền, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài) tượng trưng cho Trời, Đầm, Lửa, Sấm, Gió, Núi, Nước, Đất) tám Quẻ sinh ra năm Hành (năm loại nguyên tố cấu tạo ra vạn vật hữu hình Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ). Khởi đầu của sự biến hoá rất đơn giản, rồi từ cái đơn giản đó mà chuyển hoá dần dần để thành ra phồn tạp. Vì Âm Dương là hai thành tố đầu tiên của vũ trụ, nên được Kinh Dịch chọn là biểu tượng căn bản và tượng trưng bằng hai cái vạch đơn giản: a) Vạch liên tục tượng trưng cho Dương
cool.gif Vạch gián đoạn ( - - ) tượng trưng cho Âm
Trong phép biến đổi hoá để sinh ra Bát quái, hai vạch tượng trưng cho Âm Dương lần lượt chồng chất lên nhau theo nền tảng tam tài mà thành ra tám Quẻ căn bản với hình dạng và ý nghĩa tượng trưng sau đây:
1 - Kiền tượng trưng cho Trời
2 - Đoài tượng trưng cho Đầm, Ao
3 - Ly tượng trưng cho Lửa
4 - Chấn tượng trưng cho Sấm
5 - Tốn tượng trưng cho Gió
6 - Cấn tượng trưng cho Núi
7 - Khảm tượng trưng cho Nước
8 - Khôn tượng trưng cho Đất
Đó là tám Quẻ nguyên thủy gọi là” Tiên thiên Bát quái” do vua Phục Hy (4477 - 4363) trước Tây lịch vạch ra để giải thích cái lẽ Âm Dương biến hoá của Thái cực. Về sau vua Hạ Vũ (2205 - 2163 trước Tây lịch) đặt ra Cửu trù (chín pháp lớn) phối hợp với Bát quái và tính cái số của Ngũ hành trong việc giải thích lẽ biến hoá của vũ trụ và vạn vật. Tới đời Tây Chu, vua Văn Vương, trong thời gian bị giam ở ngục Dũ Lý (khoảng thế kỷ 11 trước Tây lịch) đã dành thì giờ nhàn rỗi diễn lại các quẻ tiên thiên Bát quái của Phục Hy thành tám quẻ, Bát quái mới gọi là hậu thiên Bát quái với các ý nghĩa thiên về nhân sự để dùng vào việc bói toán và suy gẫm việc người. Con Văn Vương là Chu Công Đán về sau có giải thích thêm đôi chút về ý nghĩa và công dụng của kẻ Bát quái, nhưng rất ngắn và mơ hồ, chỉ có các kẻ có thiên tư đặc biệt tâm truyền mới có ánh mắt hiểu được. Tình trạng của Dịch lý từ thượng cổ đến trước khi Khổng Tử ra đời chỉ có như thế mà thôi. Đến đời Đông Chu, Khổng Tử (511 - 478 trước Tây lịch) đem kiến giải của mình bổ xung vào các điều truyền lại của Dịch lý đời Chu, san định lại và viết thành Kinh Dịch trong đó bao gồm cả Âm Dương, Bát quái và Ngũ hành. Căn cứ theo ý nghĩa thông thường, cổ nhân gán cho Âm Dương Ngũ hành, các ý nghĩa tượng trưng sau đây: Dương: Tượng trưng cho mặt trời, lửa, ánh sáng, sinh động, cứng cát, ban ngày, đàn ông ….. Âm: Tượng trưng cho mặt trăng, tối tăm, nguội lạnh, bất động, mềm nhão, ban đêm, đàn bà ….
Kim: Vàng, bạc, hiểu rộng ra là tất cả các chất kim thuộc
Mộc: Cây trong rừng, nói tổng quát ra là mọi thực vật trên mặt đất
Thủy: Nước và nói rộng ra là các chất lỏng
Hỏa: Lửa, hơi ấm
Thổ: Đất đá, nói chung Thổ bao gồm mọi loại khoáng chất trừ kim loại
Về phương diện siêu hình. Âm Dương không phải là cái khí vật chất hữu hình hữu thể mà chỉ là biểu thị tượng trưng cho hai trạng thái tương đối, mâu thuẫn như nóng lạnh, sáng với tối, cứng với mềm, sinh với diệt, khoẻ với yếu …. Về phương diện ý nghĩa siêu hình của Ngũ hành, ta cũng đi đến kết quả tương tự .Kim, Mộc, Thủy, Hoả, Thổ ngoài tính cách vật chất của nó kể trên có một ý nghĩa tượng trương có tính cách tương sinh tương khắc trong sự biến hoá của muôn vật diễn ra hàng ngày trước mắt. Trong tướng học, người ta rất chú trọng đến Ngũ hành và thường hiểu Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ theo cả hai ý nghĩa: vật chất lẫn siêu hình qua sự tượng hình chuyển ý của văn tự từ nghĩa hẹp đến nghĩa rộng.
c) Ảnh hưởng của thuyết ngũ hành trong nhân sinh quan Trung Hoa
Từ quan niệm là một lý thuyết triết học thuộc phần Hình nhi thượng từ đời Tống trở đi, Âm Dương thuộc Ngũ hành được đem áp dụng vào lãnh vực Hình nhi hạ. Đại đa số học giả Trung Hoa và các dân tộc Á Đông chịu ảnh hưởng văn hoá sâu đậm của Trung Hoa đã dùng lý thuyết Ngũ Hành đem giải thích và gán ghép các đặc tính của vật chất được siêu hình hoá của Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ vào các lãnh vực thường dụng của nhân loại, điển hình là các trường hợp sau đây:
1 - Phương hướng, màu sắc, bốn mùa
1a) Mộc tượng trưng cho Mùa Xuân, màu Xanh, phương Đông Mùa Xuân khí hậu mát mẻ như sương buổi ban mai, biểu hiện khởi đầu của một chu trình biến hoá mới của vạn vận bắt đầu hồi sinh và tăng trưởng. Mặt đất về Mùa Xuân, đâu đâu cũng một màu xanh thắm, Thái dương bắt đầu mọc ở phương đông. Tất cả đều bàng bạc ý nghĩa của Âm Dương tương thôi với Dương lấn lướt Âm một cách tương đối trong cái trung dung của Âm Dương (Âm Dương tỷ hoà thì vạn vật mới sinh). Do đó, cổ nhân đã lấy Mộc tượng trưng cho mùa Xuân, màu Xanh, phương Đông.
1b) Hỏa biểu thị mùa Hạ, màu Đỏ, phương Nam Mùa hè nóng nực bức như lửa thiêu, Dương cương lên đến cùng cực. Hoa lá đặc trưng của mùa này như lụa và phượng vĩ trổ bông màu đỏ, phương Nam gần như ấm áp quanh năm nên Hỏa tượng trưng cho mùa Hạ, màu Đỏ và phương Nam vậy.
1c) Kim tiêu biểu cho mùa Thu, màu Trắng, phương Tây Mùa Thu là giai đoạn cho Âm Dương tương thôi bình hoà khí trời nóng quá, không lạnh lắm, nhưng Dương cương bắt đầu suy, Âm nhu bắt đầu thịnh. Mặt trời lặn ở phương Tây sau khi đã mọc ở Phương Đông. Trời Mùa Thu thường có mây trắng ngà bao phủ, nên cổ nhân mới nhân đó mà chọn Kim tiêu biểu cho mùa Thu, màu trắng và phương Tây. Nói khác đi, theo Ngũ hành thì mùa Thu, sắc trắng phương Tây thuộc Kim.
1d) Thủy tiêu biểu cho mùa Đông, màu đen, phương Bắc Hiện tượng độc đáo nhất của mùa Đông là tuyết rơi, giá buốt, cảnh vật ảm đạm, cửa nẻo đóng kín, tối tăm. Tuyết là một trạng thái của nước, phương Bắc thường hay có tuyết nên với tinh thần tượng hình, chuyển ý, cổ nhân Trung Hoa chọn hành Thủy để tượng trưng cho mùa Đông, màu Đen, phương Bắc.
1e) Thổ tiêu biểu cho Đất, màu Vàng, Trung ương Người Tàu phát tích ở lưu vực sông Hoàng Hà, đất đai ở đây màu vàng (hoàng thổ) nên dựa vào sự vật để định tên, lấy đất tiêu biểu cho chất Thổ và màu vàng tượng trưng cho sắc Thổ. Bởi người Tàu lấy địa phương của họ làm trung tâm quan sát, tự coi mình là người trung Thổ, danh xưng là Trung quốc nên màu vàng, vàng là màu trung ương, Thổ là Hành chủ bao gồm cả bốn hành còn lại với lý do Địa tải sơn hà vạn vật (Sông núi, muôn loài vạn vật đều do đất chứa đựng).
2 - Năm đức tính căn bản của con người
Trên bình diện đạo đức, năm đức tính căn bản để phân định kẻ lương tri với kẻ bại hoại là Nhân Nghĩa Lễ Trí và Tín, gọi chung là Ngũ thường. Dựa vào ý nghĩa siêu hình của Ngũ hành và đặc tính bao quát của Ngũ thường người ta đã đi đến chỗ Ngũ hành hoá Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín.
2a) Nhân ứng với Mộc: Nhân chủ ở chỗ thanh tĩnh, ung dung tự tại, không cạnh tranh bao dung và đãi người đồng đẳng. Thảo mộc, vốn không di động cạnh tranh, loài tùng bách quanh năm xanh tươ, bất chấp gió sương, nóng lạnh, tượng trưng cho thái độ an tĩnh, ung dung tự tại. Cây cỏ còn để người che mưa tránh nắng, không phân biệt một ai. Hoa quả trong chốn sơn lâm ai thưởng thức cũng được. Cái đức tự nhiên lưu hành của thảo mộc tương tự như đức Nhân của bậc thức giả nên Mộc được coi là biểu tượng của đức Nhân ở nhân loại. Do ở ý nghĩa mà Khổng Tử đã nói” Nhân giả nhạo sơn (Bậc nhân giả thích núi) vì trên núi có thảo mộc tượng trưng cho đức Nhân của tạo vật.
2b) Nghĩa ứng với Kim: Luôn luôn thích ứng với phép tắc thiên nhiên hoặc công lý, hằng cửu, không biến chất, cứng cỏi không sờn. Đó là những ý nghĩa bao quát của Nghĩa. Loài Kim thuộc như vàng luôn luôn giữ mãi vẻ sáng cứng rắn, khuyết biết tiết, dù ở nơi này hay nơi khác, lúc nào cũng vậy, phảng phất ý nghĩa của đức Nghĩa nên cổ nhân lấy Kim tượng trưng cho Nghĩa.
2c) Lễ ứng với Hỏa: Lễ gồm chung tất cả những gì soi sáng khuôn phép, tạo nên tôn trọng duy trì diềng mối, phát huy chân lý tự nhiên lưu hành, Tế tự là một hình thức cụ thể của Lễ, biểu dương sự tôn kính. Một trong những cái ứng dụng của Hỏa là soi sáng tại nơi, làm hiển lộng cái tôn kính quỷ thần của con người nên cái dụng (về phương diện ý nghĩa triết học) của Hoả và Lễ tương đồng, nên Lễ ứng với Hoả.
2d) Trí ứng với Thủy: Kẻ trí không điều gì là không thấu triệt, nước không đâu là không thông qua. Cái đức của Trí và Nước có sự tương đồng đại lược nên người xưa đã nói một cách đầy biểu tượng” Trí giả nhao Thủy” (Bậc trí giả thích nước). Do đó, Thủy tượng trưng cho Trí.
2e) Tín ứng với Thổ: Bản chất của Thổ là không bao giờ sai chạy. Thảo mộc dựa vào đất mà sống và đất cứ theo từng mùa nhất định mà thúc đẩy sự sinh diệt của cây cối theo đúng chu trình chuyển hoá tự nhiên của tạo vật, không bao giờ sai chạy. Do đó, so với Tín thì bản chất của Tín và Thổ về ý nghĩa tổng quát có những nét tướng đồng.
3 - Năm cung bậc trong âm nhạc
a) Cung (âm thấp nhất) ứng với Thổ
cool.gif cool.gif Thương ứng với Kim
c) c) Giốc ứng với Mộc
d) d) Chủy ứng với Hỏa
e) e) Vũ ứng với Thủy

ỨNG DỤNG CỦA ÂM DƯƠNG TRONG TƯỚNG HỌC
Âm Dương trong nhân tướng học không có tính cách cứng nhắc như thế nhân vẫn tưởng mà lại rất tương đối. Ngửa lên gọi là Dương, úp xuống gọi là Âm, cứng là Dương, mềm là Âm …….Nói một cách tổng quát thì Trời có Âm Dương. Đàn ông được xem là Dương, đàn bà là Âm, nhưng chỉ là điều khái lược. Trong mỗi con người lại cũng có phân biệt Âm và Dương nữa. Toàn thể thân thể đàn ông là Âm, nhưng bộ phận sinh dục lại là Dương nên có tên là dương vật. Toàn thể đàn bà là Dương, nhưng bộ phận sinh dục lại là Âm nên mới có danh là âm hộ. Xương được coi là Dương, thịt được coi là Âm Phía mặt bên trái là Dương, phía mặt bên phải là Âm Phía trên của khuôn mặt (kể từ chính giữa thần mũi) thuộc Dương, phía dưới thuộc Âm. Phần thân trước là Dương, phần thân sau là Âm Trong khu vực thuộc mắt, phần trên là Dương, phần dưới coi là Âm, mắt trái là Dương, mắt phải là Âm Những phần lồi lõm của xương khuôn mặt là Dương, những phần trũng xuống coi là Âm. Dương thì lộ liễu và hướng lên. Âm thì ẩn tàng và hướng xuống. Dương cốt ở an hoà, Âm cốt ngay ngắn, Dương chủ về cứng rắn, Âm chủ về mềm mại. Âm Dương trong mỗi con người cần phải Hòa, phải Thuận, Hoà có nghĩa là xương ngay ngắn, không lệch, không cong, thần khí thanh nhã. Thuận là thịt phải được phân bố đều đặn khắp châu thân. Âm Dương thuận hoà chủ về phúc thọ. Nếu như xương lộ mà không ngay ngắn, thịt chỗ nhiều chỗ ít không hợp lẽ tự nhiên (chẳng hạn bộ phận này quá nhiều thịt, bộ phận kia lại quá cằn cỗi) thì gọi là Âm Dương không thuận hoà. Hoặc Âm thịnh Dương suy (thịt nhiều mà bệu, xương lại nhỏ và yếu, không cân xứng) hoặc Dương cường Âm nhược (cốt lộ, thịt ít) đều là các tướng phản lại nguyên tắc Âm Dương thuận hoà: chủ về hung hiểm bất tường. Nói một cách tổng quát, vô luận nam nữ, trong mỗi con người (hình tướng, tính cách, khí sắc, thanh âm, phần vô hình cũng như phần hữu hình) đều bị nguyên lý Âm Dương chi phối. Đàn ông bản chất vốn Dương nhưng cần phải có Âm thích nghi điều hoà. Đàn bà vốn thuộc Âm nhưng phải có Dương để phụ giúp. Nếu khống thế, đàn ông chỉ có thể Dương thuần mà không có Âm chất thì sẽ mất sự khống chế cần thiết, đàn bà chỉ có Âm nhung mà không có Dương chất thêm vào thì trở thành quá mềm yếu và không tự tiến triển được. Tuy nhiên dù Dương thuận phải có Âm chất để điều hoà cho thích nghi nhưng Âm không được lấn át phần Dương. Nếu Âm chất thái quá người ta gọi là Dương sai. Âm nhu tuy phải cần Dương cương để tiết giảm phần xấu và phát huy phần tốt nhưng nếu phần Dương lấn át hẳn phần Âm (vốn là phần căn bản) thì trường hợp đó mệnh danh là Âm thác. Nguyên tắc tổng quát trên áp dụng cho tất cả các bộ vị trọng yếu trong con người. Nghĩa là các bộ vị không được vi phạm các điều cấm kỵ của nguyên lý Âm Dương thích nghi. Nói khác đi, không được phạm vào Âm thác hoặc Dương sai. Đi sâu vào phần chi tiết ta phân biệt:
a) Dương hoà: Tính cách Dương mạnh mẽ nhưng được tiết chế đúng mức cần thiết thì gọi là Dương hoà, Dương hoà bao gồm:
- Đầu tròn, đỉnh đầu bằng phẳng
- Đầu hơi có góc cạnh, mặt hơi vuông vức, trán có xương tròn nổi lên rất rõ
- Ngũ nhạc nổi nhưng không quá lộ liễu, Sơn căn nổi khá cao gần ăn thẳng lên Ấn đường
- Lông mày mọc xếch lên cao và có uy lực, lông mày hơi có góc cạnh (hình thù lông mày gập cong lại như hình chữ, chứ không cong như hình bán nguyệt hoặc thẳng như chữ)
- Sợi lông mày hơi hướng về phía trên
- Mắt có chiều dài rõ rệt và có tụ thần
- Sắc diện hoà ái, chẳng cần phải lập uy mà vẫn có vẻ oai nghiêm tự nhiên
- Nói năng mau chậm thích nghi với từng câu chuyện, tư tưởng khoáng đạt, lâm sự quyết đoán chuẩn xác, xử trí quang minh, đi đứng thung dung.
cool.gif Âm thuận Tính cách Âm rất rõ ràng nhưng không quá ủy mị hèn yếu thì gọi là Âm thuận. Được coi là Âm thuận khi:
- Đầu tròn, mặt hơi vuông nhưng vẫn không xoá hẳn được những nét tròn trịa
- Ngũ nhạc đều có dáng phảng phất hình tròn (nhưng không nổi bật các nét tròn đó)
- Sơn căn mạnh mẽ có thế. Án đường bằng phẳng, rộng
- Lông mày hơi cong mà mắt lại hơi dài (không được quá dài)
- Tiếng nói hơi nhỏ nhưng âm thanh rổn rản trong trẻo
- Nói năng từ tốn, nhưng không chậm, phản ứng không nhanh nhưng không quá trễ hoặc lỳ lợm
- Sắc diện hoà nhã khiến người ngoài dễ sinh thiện cảm
- Xử sự ôn hoà
c) Kháng Dương Tính cách Dương quá mạnh không có sự tiết chế đúng mức thì gọi là Kháng Dương. Các chỉ dấu của Kháng Dương bao gồm:
- Đầu tròn nhưng đỉnh đầu nhọn
- Mặt có những bộ vị nổi tròn thành từng cục
- Ngũ nhạc nổi tròn mà đầu có dạng nhọn, nhỏ
- Lông mày ngắn mà cong vòng hoặc ngắn mà thế của mày lại hướng lên
- Mắt lồi và tia mắt long lanh
- Tai nhọn và dựng đứng
- Tiếng nói lớn nhưng giọng điệu quê kệch hoặc giọng rè
- Tính tình nóng nảy thô bạo, xử sự sơ xuất, không nghĩ trước, không lo sau khiến người quan sát thoáng qua đã nhận được ngay sự thô lỗ.
d) Cô Âm Chỉ có những cách Âm thuần túy mà không có Dương tính để hỗ trợ thì gọi là Cô Âm. Đặc tính này được phát hiện ra ngoài qua các dấu hiệu sau đây:
- Toàn thể đầu và khuôn mặt đều chỉ có hình vuông, hoặc thiên về hình vuông, hoặc đầu lớn mà khuôn mặt lại quá nhỏ không tương xứng
- Chính diện thì nhìn thấy bằng phẳng mà trắc diện lại thấy ở phần giữa lõm xuống
- Mắt sâu mà lông mày mọc lan xuống tận bờ mắt hoặc mắt sâu mà xương lông mày thô, hoặc lông mày quá đậm mà ngắn
- Râu ria quá râm rạp, không thích nghi với tóc
- Tiếng nói như có vẻ khò khè ở cuống họng, điệu nói chậm rãi mà trong đó lại xen kẽ âm thanh chói tai hoặc thanh mà đứt đoạn
- Sắc diện lúc nào cũng có vẻ u uất, xử sự quá tính toán, cân nhắc khiến người ngoài thoáng thấy đã nhận ra ngay là con người ác hiểm.
d) Âm thác, Dương sai Bản chất căn bản là Âm nhưng pha trộn quá nhiều Dương tính khiến phần Âm trở thành thứ yếu thì gọi là Âm thác. Ngược lạ, bản chất căn bản là Dương mà Dương tính quá yếu khiến Âm chất lấn át rõ rệt thì gọi là Dương sai. Dưới đây là các dấu hiệu bề ngoài của các hiện tượng trên
--Đầu tròn thuộc Dương, mặt vuông thuộc Âm, phía trước mặt thuộc Dương, phía sau gáy (ót) thuộc Âm cho nên đầu lớn mặt nhỏ, phía trước lớn mà phía sau nhỏ thì gọi là Dương sai
--Đầu vuông thuộc Âm, mặt tròn thuộc Dương, nếu như hai phần đó quá sai lệch thì gọi là Âm thác
--Phần lồi trên khuôn mặt thuộc Dương, phần lõm trên khuôn mặt thuộc Âm. Do đó, nếu Đông Tây Nam Bắc Nhạc nảy nở, cao ráo mà Trung nhạc lại trũng xuống thì gọi là Dương sai. Trái lại, bốn Nhạc phụ tuỳ đều trũng xuống hoặc bị phá hãm chỉ có Trung nhạc nổi cao một mình thì gọi là Âm thác
--- Chỉ có xương mà không có thịt, mắt lộ mà không có lông mày người lớn, tiếng nhỏ gọi là Dương sai
--Có quá nhiều thịt mà thiếu xương, lông mày rậm rạp lam xuống bờ mắt, chân tóc mọc thấp, Thiên thương hẹp, nhiều râu ria mà giọng nói khô khan ……đều được mệnh danh là Âm thác
--Mặt tuy lớn, nhưng sắc ảm đạm, thân hình tuy có vẻ nam tính mà bước chân lệch lạc ẻo lả như con gái thì gọi là Dương sai.
--Thân hình nữ mà cử chỉ mạnh bạo cứng cỏi như nam giới thì gọi là Âm thác

Tóm lại, vấn đề Âm thác, Dương sai rất phức tạp, khó mà lĩnh hội toàn vẹn nếu không có kiến giải sâu rộng, quan sát tinh tế. Chương này chú trọng đặc biệt đến hai nguyên tắc căn bản của Dương sai, Âm thác như sau:
1 - Đàn ông được gọi là thuần Dương mà lẫn lộn cá tính phụ nữ (bất kể về phương diện gì: đi, đứng, ăn, nói …..) khá rõ thì gọi là Chính Dương sai
2 - Đàn bà được coi là thuần Âm nếu, pha trộn nam tính (dù về phương diện gì cũng vậy) quá lộ liễu thì gọi là Chính Âm thác
Từ hai nguyên tắc căn bản trên, ta đi đến bốn hệ luận:
a) Bất kể nam, nữ đều lấy đầu, âm thanh, cốt cách tượng trưng cho Dương chất. Cho nên, không cần biết thân hình lớn hay nhỏ, điểm căn bản là phải lấy cốt cách trầm ổn, vững chãi, tiếng nói trong trẻo, rõ ràng có tiếng vang làm chính. Được như thế là cát tướng Tiếng khô khan, âm vận không có hoặc ngắn ngủi thì dầu thân hình lớn hay nhỏ đều không đáng kể gì tới vì đó là hung tướng, tượng trưng cho Dương sai.
cool.gif Bất kể nam nữ, đếu lấy khuôn mặt tượng trưng cho Dương, cho nên Ngũ nhạc nổi rõ nhưng không quá lộ liễu thô bỉ, râu tóc và lông mày thích nghi tương xứng là dấu hiệu cát tướng. Ngũ nhạc phá hãm, râu ria và lông mày quá đậm là hung tướng vì đó bị gọi là Âm thác
c) Thân hình to lớn khôi ngô mà khí phách nhỏ hẹp, xử sự thô lỗ, âm hiểm tàn nhẫn, chấp nể tiểu tiết, không biết quyền biến, đó là Dương không khống chế được Âm nên gọi là Dương sai
d) Người nhỏ mà xử sự xô bồ không có giới hạn, khí phách cuồng ngạo chỉ biết tiến mà không biết thoái lui khi cần thiết thì đó là Âm không kiềm chế được Dương nên gọi là âm thác.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Jan 16 2010, 09:10 PM
Bài viết #10


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,050
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Nhiều gia đình trẻ Thực dưỡng mong muốn một ngày tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm cho họ về chuyện này để cho họ được hạnh phúc và tiến hóa...

Xin thưa: Đức Phật gọi loại tình ái này như việc liếm mật ngọt trên lưỡi dao: vị ngọt thì rất ít, vị cay đắng thì rất nhiều...

Tuy nhiên khi có đời sống hôn nhân bạn không thể bỏ qua và xem nhẹ chuyện này, đó cũng chính là điều mà bạn cần phải hiểu và học tập để tiến hóa.

Bài báo này có nói ít nhiều liên quan tới những việc đại loại như thế...

Tôi nghĩ tình yêu thể xác thực ra là kết quả của tình yêu tinh thần, Ohso bảo: tình yêu là thứ duy nhất không thuộc về trần thế vì nó chỉ thuộc lĩnh vực của trái tim cảm xúc, tuy nhiên bị sức hút hồng trần, cuối cùng nó hạ thấp dần để duy trì nòi giống!

Bạn có biết nơi nào là dương nhất của người đàn bà?
Và nếu nơi dương nhất ấy bị âm hóa thì cái gì sẽ xảy ra? - vùng bụng dưới của phụ nữ bị lạnh lẽo...?

Các bà các cô phải bớt ăn đồ ăn sống lạnh rút hết dương khí bên trong của mình, phải biết ngâm mông để làm ấm vùng mông luôn luôn... và không được để cho vùng mông sấn bị lạnh... nếu muốn giữ được các ông chồng!

Người viết bài báo này cũng chưa tỏ tường về âm và dương, cho nên họ chỉ mới viết về những điều "ngoài rìa"

Thực ra các cụ đã nói: nhất ẩm nhất trác giai do tiền định, bạn cũng phải có "phước" về những chuyện ái ân, có gieo thì mới có gặt.
Chứ đây không chỉ đơn thuần là kỹ thuật...
Chỉ có những người tiến hóa họ mới có những chuyện tình ngọt ngào và thắm đượm... vì tình yêu bản chất chỉ là âm và dương, thay vì nó tương hội trong công phu thiền định ... thì bạn lại phải giao tiếp âm dương với một người (năng lượng) bên ngoài... và mọi rắc rối bắt đầu từ đó; nếu biết như thế bạn không cần phải trải qua một mối tình nào, bạn có thể "đóng chặt cửa lòng" và để giao tiếp được với người của bạn ngay trong chính bạn, đó là công phu thiền có minh sư... đây là con đường khá là dễ dàng cho lớp trẻ... khi chúng có được cái cảm giác phúc lạc bên trong đó càng sớm thì khi chúng tiếp xúc với các bạn khác giới bên ngoài chúng càng dễ dàng tìm ra được đúng nửa người của mình... nếu không chúng cũng sẽ dễ dàng đứng vững trong bản thể của mình với giáo Pháp của Đức Phật, đóng chặt cửa thế gian... mở cánh cửa thiên đàng...

Tiên sinh Ohsawa nói: muốn có hạnh phúc thế gian; người đàn ông phải ngày một dương hơn và người đàn bà ngày một âm đi.. có như thế hạnh phúc thế gian mới được bảo đảm.

Tiếc thay ngày nay rất ít người còn biết được những điều này.

Ohso bảo: muốn tiếp xúc với phụ nữ bạn phải ngắm cô ta thỏa thích khi cô ta trong tình trạng eva... và rồi bạn chỉ được làm tình khi hết ham muốn dục, đó là cách làm tình tỉnh thức để giúp các cá nhân hoàn thiện mình...

Ngay khi ăn cũng vậy, thầy tôi bảo: hãy biết là bạn đang rất thích món ăn đó rồi hãy gắp chúng, không nên gắp mà không biết là mình gắp với cái tâm thế nào...

Sau đây bạn có thể tham khảo bài báo này để biết rằng khi không biết tới âm và dương, không biết tới tâm linh... thì các cuộc tình của thế gian chỉ là những trò chơi loại xoàng của thể xác, và nhân loại cứ quanh quẩn "ở đó" mãi không tiến hóa lên được bước nào, và hàng loạt trẻ em suy thoái giống nòi ra đời.


Những lầm tưởng của quý ông về 'chuyện ấy'



Ảnh minh họa: Chinasmack.com.
Rất nhiều Adam cho là "yêu" nhiều sẽ bị đau lưng, càng vào sâu thì nàng càng dễ lên đỉnh hay kéo dài khúc dạo đầu sẽ khiến nàng hứng phấn hơn... nhưng sự thực lại không phải vậy.

Có những vấn đề luôn tồn tại trong suy nghĩ của quý ông và từ trước tới nay, họ cho rằng nó là "hiển nhiên đúng".


Tuy nhiên, theo bác sĩ Lê Đăng Khoa, phòng khám nam khoa bệnh viện Hùng Vương, sự thật về những điều này có thể khiến các quý ông bất ngờ vì nó không đúng với những điều họ tưởng.

1. Quan hệ tình dục quá nhiều sẽ dẫn đến chứng đau lưng

Sự thật: "Chiến đấu" nhiều không phải là nguyên nhân chính gây đau lưng. Chỉ khi "yêu" với tư thế không phù hợp mới gây đau lưng vì cột sống co giãn thái quá.

Ngoài ra, có rất nhiều nguyên nhân làm cho lưng đau như: thoát vị cột sống, viêm cột sống dính khớp, trượt cột sống... Bên cạnh đó, các bệnh về hệ tiết niệu như sỏi thận, viêm tuyến tiền liệt; các bệnh về thần kinh cũng gây ra chứng đau lưng.


Nếu bạn là một nhân viên văn phòng, suốt ngày ngồi bên máy tính hoặc một người hay mang vác vật nặng, nguy cơ đau lưng cũng rất cao. Chứng này đôi khi đến do yếu tố tâm lý chứ không cần đến một nguyên nhân cơ học nào.

2. "Cậu nhỏ" càng vào sâu, Eva càng dễ lên đỉnh

Sự thật: Phụ nữ cảm nhận kích thích về "chuyện ấy" ở hầu hết những vùng bên ngoài cơ thể mà Adam có thể thấy được như ngực, tai, cổ, bụng...

Đôi khi chỉ cần được kích thích vuốt ve, mơn trớn, các nàng đã có thể lên đỉnh, chứ không nhất thiết cứ phải để "cậu bé" tiến sâu vào bên trong vùng cấm. Do đó, nếu Adam cứ cố gắng tiến mạnh, tiến sâu vào trong thật sự chỉ gây mất sức chứ chưa chắc thu được kết quả như mong đợi.

Hơn nữa, càng vào sâu bên trong, "cô bé" càng có rất ít dây thần kinh cảm giác. Thế nên, Adam cố gắng tạo cảm giác về bề sâu không làm cho Eva thỏa mãn. Điều này lý giải vì sao phụ nữ thường chuộng những "cậu bé" phong độ về bề ngang hơn bề dài. Lý do là chỉ khi điểm G và thành âm đạo được kích thích mới tạo cảm giác hưng phấn cho cả Eva.

Tuy nhiên, điểm G cũng chỉ là một trong những nơi góp phần giúp các nàng lên đỉnh. Nó không phải là yếu tố quyết định 100% chuyện lên đến "thiên đường".

3. Khúc dạo đầu càng lâu Eva càng có cảm hứng

Sự thật: Từ trước đến nay phụ nữ vẫn than phiền là quý ông cứ lao vào hùng hục mà không để tâm đến chuyện tạo cảm xúc cho họ bằng khúc dạo đầu. Thế nên, nhiều chàng cố gắng thực hiện màn dạo đầu thật lâu để làm nàng thỏa mãn.

Thực tế, khúc dạo đầu bao gồm những nụ hôn ngọt ngào và sự tiếp xúc về da thịt để tăng cảm giác cho Eva. Tuy nhiên, nếu giai đoạn này quá dài, có khi các nàng thấy hụt hẫng.

4. Uống nhiều rượu dễ thăng hoa hơn trong "chuyện ấy"

Sự thật: Chúng ta cũng không thể phủ nhận mối quan hệ mật thiết giữa rượu và "yêu" vì rượu có khả năng kích thích sự hưng phấn rất nhanh, đặc biệt là ở cánh mày râu. Khi có hơi men, chàng cảm thấy phong độ hơn, cảm giác phấn chấn và cũng nhanh lên đỉnh. Đôi khi quý ông lại xem "chuyện ấy" là liều thuốc dã rượu hiệu quả.

Tuy nhiên, điều này nếu lạm dụng trong thời gian dài có thể dẫn đến nguy cơ liệt dương thứ phát ở Adam, gây mất hoặc giảm ham muốn tình dục, loạn cương dương và hành vi ở đàn ông.

Ngoài ra, khi say rượu, đàn ông có thể có những hành vi thái quá. Điều này không những chẳng giúp nàng đạt khoái cảm mà còn có thể gây ra tổn thương về tinh thần lẫn thể xác. Về lâu dài, chàng có thể khiến nàng lâm vào trạng thái lãnh cảm và ức chế với chuyện ấy. Chưa kể, những đứa trẻ sinh ra trong hoàn cảnh này dễ có nguy cơ dị tật.

(Theo Gia đình & Tiếp Thị)

Trong chuyện này người đàn bà phải không được tự ái khinh thường các ông chồng, vì phái mày râu thường "không biết" gì nhiều lắm về nghệ thuật ái ân...

Tôi biết được là trong chuyện này, người dạy được cho đàn ông biết cách yêu thương lại chính là đàn bà, nếu mà nường lại không biết điều đó mà ngộ nhận là chàng được gọi là "anh" thì phải giỏi đủ thứ chuyện là sai lầm lớn.

Nhiều phụ nữ trí thức đã không hạnh phúc trong chuyện tình ái vì cái vụ này... vì họ thấy người đàn ông trong chuyện này có vẻ hoang dại giống một con thú nhiều hơn, cho nên lập tức nường khinh khi luôn ... và may phúc cho người đàn ông nào không kiêu ngạo mà lại ngoan ngoãn học tập với người đàn bà thì cuộc hôn nhân thành công.

Những kẻ kiêu ngạo không bao giờ được nếm thứ hạnh phúc cõi hồng trần này.

Khoảnh khắc trước thì phái nam còn nhiều dương tính - nên là người chủ động; sau khi tiếp xúc âm dương, người đàn ông lập tức mất đi nhuệ khí và người đàn bà được lực dương của phái nam tác động trở nên tỉnh thức lèo lái cuộc tình đi đến nơi tốt đẹp.

Trong mật giáo Tây Tạng: phái nữ biểu hiện cho trí tuệ tánh không; và phái nam biểu hiện cho ...(quên rồi chờ chị Thiện đi TQ về hỏi lại cho rõ)...

Cả hai cùng đều nên tham gia vui chơi trong hài hòa nhịp điệu, tình yêu là vũ điệu của âm và dương; chỉ là nghệ thuật của năng lượng chúng quấn quít và bổ xung cho nhau tới một lúc cho người nhận ra điều đó có thể tự mình chứng nghiệm lấy mà khỏi cần một người khác phái bên ngoài... đi sâu vào đường đạo, gặp được những bậc thầy đã giác ngộ, các ngài sẽ chỉ cho con đường ra khỏi những chuyện loanh quanh đó. Vì tột đỉnh của tình yêu thể xác là một em bé ra đời, và không phải bé nào cũng làm cho bạn tiến bộ tinh thần tâm linh, điều mà bạn thực ra đáng mơ ước...


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 người đang đọc chủ đề này (2 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 28th April 2024 - 04:07 AM