IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Nhà thơ là một nửa của thánh nhân
Diệu Minh
bài Jul 31 2007, 07:56 AM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Sư phụ Thanh Hải - một người thầy cũ của tôi có lần nói: "Nhà thơ là một nửa thánh nhân" và tôi nhớ như in câu nói đó của ngài...

Khi tôi sang Miến lần đầu, sau 6 tháng, tự dưng tôi lại làm thơ, vì tôi dự định rằng khi nào mình làm được bài thơ thì mình về nước, vì lúc đó tu tập rất tuyệt, qua nhiều chặng gian khổ lẫy lừng tâm tôi đã bước sang miền an tịnh, phúc lạc vô biên... tôi không biết nên về hay nên ở thêm... thế là tâm tôi nó làm thơ chứ không phải tôi, nhưng ngày đó thì tôi vẫn nghĩ rằng mình làm thơ, bài thơ đó tôi nhờ người dịch ra tiếng Miến (sau này tôi mới biết là người được nhờ đã đi nhờ sư cô Liễu Nguyên dịch) và nhờ nhà thơ Vương Từ dịch ra tiếng Anh (anh cũng đi nhờ người khác dịch), xong chuyện, tôi làm cho nó trở thành như một tờ bích báo đẹp và photo làm quà tặng cho gần như cả trường thiền Shwe Oo Min ngày đó; nhớ lại còn thấy buồn cười... tôi được tự do tuyệt đối để làm bất kỳ cái gì tôi thích ngày tôi ở trường thiền... và khi nhìn thấy "tờ bích báo" để trong cái phong bì và đưa trình Pháp cho thầy tôi thì sư cô Tấn Lực bảo tôi: đưa thơ cho thầy à? thầy không thích thơ đâu!
Tôi cười bảo: thầy không thích thì thầy có cái để coi tâm, kệ thầy, tôi thích kệ tôi; tôi cứ đưa cái mà tôi cho là hay đó trình thầy đọc...

Hôm đó thầy tôi không nén nổi tò mò, thấy một thiền sinh cá biệt của trường (tôi đã gây ra nhiều chuyện lẫy lừng không phải do tôi muốn, nhưng khi thực hành thiền nó xảy ra nhiều chuyện và biến cố kinh hoàng...) đưa một cái phong bì... thầy tôi mở ra xem...và gấp lại để vào trong... một lúc sau nữa... trong khi đang trình pháp... thầy tôi lại mở ra xem một lần nữa...

Bài thơ đó đưa cho các thiền sinh khác đọc: có một vị xuất gia gieo duyên bình luận: thơ gì mà đọc ai cũng hiểu! Tôi cười nó: ở thế thơ là để đọc lên làm cho không ai hiểu gì mới gọi là thơ à?

Bài thơ này tôi đã nhờ nhà thơ Vương Từ dịch sang tiếng Anh và nhờ một vị sư học ở trường đại học Phật giáo Miến dịch sang tiếng Miến để làm quà cho các thiền sinh...

Tôi đưa gần 50 bản... chỉ có một người tỏ ra xúc động và nhạy cảm với bài thơ đó là sư Khánh Hỷ Trần Minh Tài...
Bài thơ đó như sau:

NIỀM VUI

Mặt trời mọc rồi lặn
Trăng tròn rồi lại khuyết
Niềm vui đến rồi đi
Nỗi buồn tới biến ngay
Em vui hơn mọi ngày.

Dưới đây là "Công trình thơ" để trình Pháp với thầy tôi:



Lần thứ 2 sang Miến hành thiền 8 tháng, tôi chợt nhận ra cơ chế của việc làm thơ:
Hoá ra khi quán tâm bắt đầu sành điệu, tức là tham sân si vắng bớt bóng dáng... là bắt được cái nhịp đi của vũ trụ đang vận hành thông qua cặp danh sắc tức là thân và tâm mình... và đọc được ở trong tâm điều gì đó ngân lên... thành.... thơ... và người "làm thơ" bị nguồn cảm xúc dương tính, tích cực... tức là một nguồn năng lượng nội tại vận hành... dâng lên làm cho cái "cơ chế" làm thơ trong một khoảnh khắc hoà nhập với cái đang là... và cung đàn thơ bỗng ngân lên, khéo hiểu khéo nhận thì lấy bút ghi hay nhớ lại và ghi ra giấy... những cái đó là tiếng nói của nội tâm, tiếng lòng... đôi khi được các "nàng thơ" hay còn gọi là "tổ đãi" (cách gọi của nhà thơ Vương Từ)... đôi khi có cả những chúng sinh vô hình... khéo tác ý tới rung động... có khi là một chư thiên nào đó, một cô tiên nào đó... tới khích lệ tạo cảm hứng nội tại...


Đối với Phật giáo nguyên thuỷ, rốt ráo chả có bản ngã nào...chỉ là cái đang là đang vận động. Hiểu đến đây nhà thơ của thể thành thiền nhân... và người làm thơ là người dễ tu tập thiền quán tâm nhất vì họ đã ít nhiều biết tới sự vận hành của cảm xúc nội tại...nhà thơ giống thiền nhân chân chánh ở một điều, giống với các hành giả thiền cao cấp ở một điều là sự "nhạy cảm".

Tuy nhiên có sự khác nhau ở đây: nhà thơ thì coi sự nhạy cảm đó là tôi là của tôi; còn thiền nhân thì chí ít họ biết rằng: cảm xúc dù là tuyệt vời đến đâu cũng chỉ là cảm xúc và nó không phải là ta và của ta...


Những người hiểu biết về thơ sẽ biết ngay thế nào là thơ tâm trí thế nào là thơ tâm hồn, tâm linh... tuy tâm trí hay tâm linh thì nó cũng chỉ khác nhau ở mức độ: từ thô tới tinh và từ tinh tới cái KHÔNG.

Ngày xưa những người tu thiền ở Trung Quốc hay có thói quen trình kệ với thầy họ để thầy họ "ấn chứng" cho trình đột tâm linh của đệ tử...
Ngày nay vẫn có thể sử dụng điều này để tìm ra nhân tài cho đất nước...

Tuy nhiên không phải cứ làm thơ hay mới là nhân tài, nó chỉ là những dấu hiệu chính đáng để chỉ ra phẩm chất tâm linh của người đó.

Tuy nhiên, Đức Phật có những đại đệ tử như ngài Ma- Ha-Ca-Diếp chắc ngài không bao giờ làm thơ nhưng không phải vì thế mà ngài "dốt".
Đức Phật, chỉ có Đức Phật mới là người toàn hảo: nhiều bài Pháp của ngài được thốt ra như một bài kệ... có thể chuyển ngữ thành những bài kệ nổi tiếng như bài:
Quá khứ không....

Milarepa - vị thánh tăng Tây Tạng không những làm thơ mà còn .
vừa là thơ vừa là nhạc, đồng lúc ngài ngân lên những bài ca xuất thần còn lưu lại tới ngày nay...
Như vậy hai khả năng xảy ra đồng thời, song song: thơ và nhạc.

Bé Minh Ngọc khi còn bé cũng có vài lần bộc lộ khả năng đó - khả năng sáng tác bài hát... đến mức ông ngoại tưởng là mẹ xui dục... nó hát diễu ông ngoại rất buồn cười, may có mẹ tôi đứng đó chứng giám!

Ông ngoại một lần tức tối điều gì đó bèn vỗ bồm bộp vào mông... thấy thế bé Ngọc hát diễu ông: "Tự mình đánh vào đít mình, tự mình vỗ vào đít mình, đó là ông chủ quán dưỡng sinh Ohsawa!" cả nhà phì cười... ông ngoại mắng: lại con mẹ mày nó xui chứ gì!

Nhưng tôi đứng gần đó và cũng còn đang bất ngờ về cô con gái của mình... vài lần bé Ngọc có những bức vẽ xuất thần và rất ngộ nghĩnh...
Bây giờ thì bé Ngọc đã 16 tuổi và những điều như thế hình như đã biến mất với máy vi tính đang thu hút hồn vía con trẻ...

Nhìn lũ trẻ bâu quanh máy vi tính mới thấy thế kỷ này sẽ hiếm dần nhà thơ... hiếm dần người có năng khiếu coi tâm...

May ra các nhà thơ, thiền nhân sẽ còn ở những nơi vùng sâu vùng xa?????

Có thể có cách cho các nhà thơ sống lại: bằng cách trao giải nhà thơ lớn trên trái đất chăng?

Liệu việc đó có làm hỏng nhà thơ?

Ở Nhật Bản, tiên sinh Ohsawa kể: ngày nay kinh tế dù đã được chú trọng hàng đầu trong nhiều tầng lớp của cuộc sống... nhưng khi nhà vua chiêu đãi quần thần thì những nhà kinh doanh của Nhật vẫn phải ngồi ở cuối bàn và những nhà thơ, nhà hiền triết nghèo luôn luôn được ngồi cạnh vua...

Thật là một điều ngoạn mục, khi đạo đức được trân trọng... đất nước làm chi làm không giầu có; vì sao?
Vì "có đức mặc sức mà ăn" các cụ đã nói rồi.

Đúng khi tôi phát hiện ra đỉều kỳ diệu của cơ chế làm thơ thì về nước đọc được ngay đoạn sách của Ohso, do anh bạn Ngô Trung Việt dịch... những điều Osho nói... trong quyển "Dược khoa cho linh hồn" NXB VH Thông Tin, 2006; rất nhiều điều tôi trải nghiệm qua rồi và vừa trải qua xong thì đọc Osho thấy ông nói giống hệt những điều mình cảm nhận.

Có thể nói tôi có duyên với Osho - mối duyên rất kỳ lạ.

Ví dụ: tôi có trong nhà rất nhiều sách của Osho hay Kinh Phật... nhưng một khi tôi không thích là tôi không đọc và cứ để ở đó... có những quyển phải tới 1,2, 3 năm tôi mới mở ra... và bao giờ tôi cũng thường đi qua kinh nghiệm mà Osho nhắc tới rồi tôi mới đọc sách thấy và hiểu ngay ông muốn nói gì... nếu không có kinh nghiệm tâm linh tôi sẽ bỏ qua những đoạn như vậy và không hiểu sâu sắc tường tận cái kinh nghiệm mà ông mô tả.

Có lần, sau khi tôi từ SG trở ra HN, lần đó vào SG có 3 ngày... tôi có bị thơ làm và có làm bài thơ... lúc đó khi tôi ra sân bay Tâm Sơn Nhất để trở về HN và cảm thấy có cái gì đó dâng lên...trong chiều hè ở sân bay rộng mênh mông và có vẻ u tịch... ráng chiều tà...Thuỷ thấy tôi thế nào đó cứ nói đi nói lại: chị ơi sao trông chị có vẻ thẫn thờ thế nào? lúc đó tôi đang buông xuôi toàn bộ cơ thể, cả cái mặt tôi... cho toàn bộ tồn tại nó xâm nhập vào tôi... nhưng cô bạn trẻ đi cùng thì không tài nào hiều nổi "nỗi niềm của người khác"... thế là hồn thơ của tôi nó tịt... khi về tới nhà... không có ai "cản lối" bằng kiểu quan tâm và hỏi han như thế... tôi được một mình... thiền... và bài thơ định khởi lên từ sân bay Tân Sơn Nhất nó lại trở lại tìm tôi... và tôi buông xuôi lắng nghe tiếng lòng và lấy bút ghi lại:

Chiều sân bay trời lạ
Thế mà ta đã quen
Một chút buồn lưu luyến
Một thoáng lòng bâng khuâng.

Ta ở đâu thế nhỉ
Lát nữa ta về đâu
Đâu là nhà ta đó
Vô thường ơi vô thường.

(năm 2002)

Làm xong có thấy vui lâng lâng, Osho tả là người đàn bà khi làm xong bài thơ họ còn sướng hơn nghe tin con vào đại học.... là đúng!

Làm xong, tôi nghĩ: sao mình đang tu thiền mà lại có tâm trạng buồn u ám thế nhỉ? và tôi giấu biến không khoe với ai bài thơ đó.

Mấy bữa sau, chị Đậu Thu Hà là chị bạn đạo, gọi tới nhà nhắc tôi về những chướng ngại của người tu thiền... và khuyên tôi mở quyển "Thiền định tự do đầu tiên và cuối cùng" của Osho ra đọc lại... tôi mở sách ra và kỳ diệu thay mắt tôi nhìn vào dòng chữ:

Nếu một khoảnh khắc nào đó bạn chạm vào kinh nghiệm về sự vô gia cư... tức là bạn gần về tới nhà.

Thấy thế tôi mới hé bài thơ ra khoe với vài người... sau khi làm thơ 2 năm sau tôi sang Miến tu. Trước khi đi Miến tôi chưa bao giờ từng nghe tới tên đó trong đời và chưa hề nghĩ có ngày mình ra nước ngoài tu thiền... cuộc đời thật như phép lạ.

Tôi có ý nghĩ là nếu các bạn trẻ nào mà có năng khiếu làm thơ và đã từng làm thơ hãy quan tâm tới pháp môn thiền quán tâm, vì cơ chế là gần như nhau...
Nhà thơ thì còn lẫn lộn cảm giác, cảm xúc là ta và của ta... và đó là cái khổ của người làm thơ... đó là điều mà ngày tôi đi học lớp "sáng tác văn học" của hội văn nghệ Hà Nội năm 1990 có cơ hội gặp nhiều nhà thơ bậc thầy nổi tiếng... thì ai cũng nói không muốn con cái họ nối nghiệp cha mẹ... ngày đó tôi còn ấu trĩ.. .nhưng nay thì tôi đã hiểu các thầy các cô của mình... nhờ có hiểu mình qua thiền quán... tôi có thể hiểu người khác dễ dàng hơn trước... may mà thầy tôi đã cho tôi một chỉ thị đúng trước khi đi Miến, thày bảo từng người... người này thì đi thiền định trước, người này thì đi thiền quán... thầy bảo tôi đi thiền quán... thầy Tâm Hạnh của chúng tôi rất giỏi... thầy dạy đại học hay cao học hay cao đẳng Phật giáo ở Sài Gòn... tôi không biết rõ công việc của thầy, chỉ biết thầy dạy học cho các sư...
nhưng nhờ năng lực của thiền quán... cái tôi và của bạn nó sẽ rời bến... và lúc đó tuệ giác tự nhiên bắt đầu hoạt động, cái đó phật giáo đại thừa gọi là trí vô sư... tu là để đạt tới trí vô sư... còn Phật giáo nguyên thuỷ thì gọi là trí tuệ nó tự lo liệu... là một loại tâm tốt (?)...có hai loại tuệ: tuệ hiệp thế và tuệ siêu thế; nếu tuệ hiệp thế quá mạnh cũng là cái cản trở việc tu tập...

Có rất nhiều người chưa tu thiền thì không biết làm thơ... sau một thời gian tu thiền thì lại bất ngờ làm thơ... như ví dụ sư Thư... vốn là phó tiến sĩ kinh tế ở Canada về nước... dân kinh tế mà đi tu thiền và lại còn làm thơ bằng tiếng Anh...

Thật là ngoạn mục...

Rất tiếc tôi để thất lạc bài thơ tiếng Anh của sư gửi cho tôi.. và tôi đang kêu gọi sư gửi lại cho tôi... để bạn đọc thưởng thức...







(còn tiếp)


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
phannhathieu
bài Jul 31 2007, 10:30 AM
Bài viết #2


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 423
Gia nhập vào: 13-April 07
Từ: HCMC
Thành viên thứ.: 14



yes.gif tongue.gif bunny.gif whistling.gif
và hahahahaha
Go to the top of the page
 
+Quote Post
hasua
bài Aug 1 2007, 10:54 AM
Bài viết #3


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 224
Gia nhập vào: 4-April 07
Thành viên thứ.: 13



Em nhớ ngày bé, em cũng hay làm thơ. Toàn là thơ con cóc. Tính em nhút nhát nên chỉ làm thơ & hát lúc nhà mất điện banana.gif Ngày ấy chưa biết chữ nên chị gái của em giúp em ghi lại mấy bài thơ ấy. Sau này chẳng còn giữ được.

Chị kể bé Ngọc có khả năng sáng tác bài hát, em mới nhớ đến bé Sữa nhà em. Hồi bé đi học lớp 1, thấy hí hoáy viết trong cuốn sổ, hóa ra là sáng tác thơ. Có đặt tựa đề đàng hoàng:

Con sông quê tôi

Con sông quê tôi
Có những con đò
Đi qua đi lại
Em ngồi trên đò
Mà ngắm phong cảnh
Có con chim non
Trên cành cây hót
Thật là hót hay
Hay hay hay hay!

Cả nhà đọc & bò ra cười. Chắc cô nàng xấu hổ nên bây giờ chẳng thấy thơ thẩn gì nữa.

Go to the top of the page
 
+Quote Post
Bảo Quang
bài Nov 20 2007, 07:38 AM
Bài viết #4


Member
**

Nhóm: Members
Bài viết: 13
Gia nhập vào: 6-October 07
Thành viên thứ.: 76



Kinh, nhung ma
Chau lam tho duoc, la mot nua cua thanh nhan rui nay
Tinh minh tre con, hon nhien, them mot nua nua
Vay ma mai chang thanh thanh thiec gi ca sad.gif(


--------------------
-----------------------


Hằng Phương

Đi tìm mặt trăng: http://blog.360.yahoo/peihengfang
Thuyền lớn buồm căng và gió lộng: http://www.kikiko.wordpress.com
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Nov 22 2007, 09:19 AM
Bài viết #5


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Đừng ham muốn thành thánh, vì người nào muốn thành thánh thì sẽ bị thành còn thú đấy, hãy bị động trở thành Thánh chứ đừng chủ động, hãy chủ động để có chánh niệm và bị thành thánh.... mới đúng là thánh! (đúng mà không phải là đúng mới thực là đúng vậy!)... tu là để thấy tam tướng: dukkha, anicca, anatta; nếu thấy tam tướng tức bị phải thành thánh... lúc đó muốn thoái lui cũng không được nữa...

Ok?



--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Feb 6 2012, 07:49 AM
Bài viết #6


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



http://dantri.com.vn/c20/s20-562512/tho-la...h-tinh-than.htm


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 28th March 2024 - 05:18 PM