IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

15 Trang V  « < 13 14 15  
Reply to this topicStart new topic
> Bệnh hoạn, Từ cá nhân bệnh hoạn đến cộng đồng bệnh hoạn
Vien Linh
bài Dec 4 2012, 04:18 AM
Bài viết #141


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 591
Gia nhập vào: 22-March 09
Thành viên thứ.: 2,444



QUOTE(vantrung @ Mar 2 2012, 06:21 AM) *
-Có thần thông không đem lại hạnh phúc và trí tuệ.
-Nhưng ăn TD đúng đắn sẽ giảm nhiều tham sân si , diệt trừ khổ cảnh vô minh và có được tâm bình an...
2/3/2012 nvt


" Nếu trí tuệ chưa đủ chế ước được tham sân si , thì nên ' Định ' để chế ước " có người nói như thế . Còn nếu chưa Định được thì GLMM sẽ giúp ta chế ước được

Anh Trung đã đưa vế thứ 3 lên hàng đầu , thế nên ...như thế

Tuy nhiên , nếu để chúng sanh tự cứu vớt (tiến hóa) chính mình , thì GLMM có vẻ thông dụng nhất

Phải chăng, áp dụng sau 8 năm , mới không còn bãn ngã ?
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Vien Linh
bài Dec 4 2012, 04:18 AM
Bài viết #142


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 591
Gia nhập vào: 22-March 09
Thành viên thứ.: 2,444



QUOTE(vantrung @ Mar 2 2012, 06:21 AM) *
-Có thần thông không đem lại hạnh phúc và trí tuệ.
-Nhưng ăn TD đúng đắn sẽ giảm nhiều tham sân si , diệt trừ khổ cảnh vô minh và có được tâm bình an...
2/3/2012 nvt


" Nếu trí tuệ chưa đủ chế ước được tham sân si , thì nên ' Định ' để chế ước " có người nói như thế . Còn nếu chưa Định được thì GLMM sẽ giúp ta chế ước được

Anh Trung đã đưa vế thứ 3 lên hàng đầu , thế nên ...như thế

Tuy nhiên , nếu để chúng sanh tự cứu vớt (tiến hóa) chính mình , thì GLMM có vẻ thông dụng nhất

Phải chăng, áp dụng sau 8 năm , mới không còn bãn ngã ?
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Vien Linh
bài Dec 4 2012, 04:43 AM
Bài viết #143


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 591
Gia nhập vào: 22-March 09
Thành viên thứ.: 2,444




QUOTE(marhaba @ Mar 3 2012, 09:21 AM) *
Cháu nghĩ người tập thể hình do ăn rất rất nhiều thịt dương nên ko thể ăn thêm muối - nếu ăn thêm muối sẽ bị tăng sông chết sớm quá! Nếu cháu nhớ ko lầm thì thịt có chứa muối rồi. Họ phải tập luyện cơ bắp nhiều - như cầu thủ bóng đá - thì cháu nghĩ là họ dương hơn người ít tập luyện nên có thể chịu lạnh tốt hơn.


Trong PP Ohsawa , Việc cân bằng âm dương khi chọn thực phẩm để đưa vào cơ thể , chúng ta thường quên 1 điều : Cái dương được dương hóa từ 1 thực phẩm âm mới là quan trọng , chứ không thể đem muối để tạo ra cân bằng . Bởi thế cái giá trị lớn nhất của Miso , tamari là ở thời gian . Thời gian cũng làm dương hóa bản thân ta , nhưng không thể dương hóa được bằng những thời gian vô ích

Nhưng suy nghĩ trên không phải của VL
Go to the top of the page
 
+Quote Post
LIOVI
bài Aug 13 2013, 06:13 AM
Bài viết #144


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 255
Gia nhập vào: 18-September 10
Thành viên thứ.: 30,437



Lời cảnh báo thống thiết Kỷ nguyên hậu – kháng sinh đã bắt đầu
Lời cảnh báo thống thiết

SGTT.VN - “Kỷ nguyên hậu – kháng sinh đã bắt đầu, đồng nghĩa với sự chấm hết nền y học hiện đại của chúng ta”, đó là lời cảnh báo thống thiết của TS Margaret Chan, Tổng giám đốc tổ chức Y tế thế giới (WHO). Bà Chan có hù doạ không. Nghe sợ quá!

Niềm phấn khởi không dài lâu. Penicillin được Alexander Fleming (1881 – 1955) khám phá vào năm 1929. Hơn mười năm sau mới có sản xuất đại trà. Kỷ nguyên kháng sinh bắt đầu. Đúng là thần dược! Các thuốc kháng sinh diệt trừ các căn bệnh do vi khuẩn mà không gây hại cho người bệnh. Vậy là thiên nhiên và bệnh tật đã ở trong tầm kiểm soát của loài người. Than ôi! Niềm phấn khởi quá ngắn ngủi. Chẳng bao lâu sau, thế giới vi khuẩn vi diệu phát huy khả năng thần kỳ đáp trả các thuốc chống lại chúng. Các vi khuẩn đã lờn thuốc (kháng thuốc, quen thuốc).

Có mối đe doạ toàn cầu

Kỷ nguyên hậu kháng sinh. “Vi khuẩn đã vuột khỏi tầm tay của các kháng sinh, các thứ bệnh thông thường như viêm họng hoặc trẻ bị xước da đầu gối lại có thể đe doạ mạng sống” – Đó là lời cảnh báo của Margaret Chan, trong một hội nghị ở Copenhagen, Đan Mạch vào giữa tháng 3.2012. Mối đe dọa “có tính toàn cầu, cực kỳ nghiêm trọng và đang gia tăng”. Bà Chan nói: “Vài chuyên gia cho rằng chúng ta đang trở về kỷ nguyên tiền – kháng sinh. Không phải đâu. Đây sẽ là kỷ nguyên hậu – kháng sinh. Điều này đồng nghĩa với việc chấm dứt nền y học hiện đại như chúng ta biết. Những phẫu thuật phức tạp, như thay khớp háng, ghép tạng các loại, hoá trị ung thư... trở thành khó khăn hơn nhiều hoặc rất nguy hiểm”. Tổng giám đốc WHO nhắc nhở không thể để mất các thuốc kháng khuẩn chủ yếu, cần cho việc săn sóc hàng triệu người, trở thành cơn khủng hoảng toàn cầu.

Thật là một cú sốc lớn khi các nhà nghiên cứu cơ quan CDC tổng kết, trong một năm rưỡi (2011), vi trùng S.aureus kháng thuốc methicilline (MRSA-Methicillin resistant Staphylococcus aureus) đã giết nhiều người hơn là HIV/AIDS tại Hoa Kỳ (trên 18.000 người mỗi năm). Các thuốc quý trị bệnh lao, sốt rét và HIV/AIDS có thể bị ảnh hưởng. Theo TS Chan, trong tổng số 12 triệu ca lao trên thế giới, ước lượng có 650.000 mang các chủng lao lờn nhiều thuốc (MDR-TB). Điều trị lao cực kỳ phức tạp, cần tới hai năm dùng thuốc rất độc và rất đắt tiền.

Báo cáo năm 2011 của viện Hàn lâm Vi sinh Hoa Kỳ mở đầu: “Cuộc vật lộn chống lại sự lờn thuốc là cuộc chiến mà chúng ta sẽ khó thắng được. Sức mạnh của hàng ngàn tỉ vi sinh vật, kết hợp với lực tiến hoá chắc chắn là ở thế thượng phong, sự kháng thuốc sẽ luôn xảy ra”.

Tổng giám đốc WHO quy cho việc dùng kháng sinh không đúng cách cho người và lạm dụng thuốc trong chăn nuôi súc vật. Tìm kiếm và sản xuất thuốc mới rất khó khăn. Nguồn thuốc hiện có đang khô cạn. Cơ hội thay đổi tình thế này thật mỏng manh.

Lúng túng. Theo hiệp hội Bệnh nhiễm Hoa Kỳ, công nghệ dược phẩm không còn mặn mà với việc phát triển các kháng sinh mới. Đây là một quyết định có tính kinh doanh: các thuốc trị thấp khớp hoặc giảm cholesterol được sử dụng hàng tháng, hàng năm và các thuốc chống ung thư mà người bệnh và bảo hiểm y tế chịu trả hầu hết phí tổn giúp thu hồi vốn và lợi nhuận tốt hơn. Còn đầu tư cho các thuốc kháng sinh rất tốn kém, chỉ biên toa vài ngày trong thời điểm nào đó thôi và thuốc kháng sinh không tránh được bị lờn. Trong tương lai tìm và sản xuất kháng sinh mới là một thách thức to lớn, nhưng chỉ mới được nửa cuộc chiến. Còn cần phải theo dõi tốt các chủng vi khuẩn lờn thuốc, kiểm soát tốt nhiễm khuẩn trong bệnh viện, quản lý đúng mức dùng kháng sinh trong nông nghiệp, giữ vệ sinh và vô trùng bệnh viện.

Trớ trêu: con người trợ giúp các siêu trùng

Các bệnh viện là môi trường lý tưởng cho vi trùng lờn thuốc. Nhiễm khuẩn bệnh viện thường thuộc các loại bệnh nhiễm khó trị nhất. Lượng người bệnh dày đặc, sự sát trùng kém, HIV/AIDS và dùng nhiều kháng sinh gộp lại làm tăng nhanh đà tiến hoá của các siêu trùng (super bug), tên gọi mới dành cho vi khuẩn lờn thuốc.

Chăn nuôi công nghiệp. Ở Hoa Kỳ gần 80% các thuốc kháng sinh dùng cho công nghiệp chăn nuôi lấy thịt, nhiều gấp bội lượng thuốc điều trị người bệnh. Dùng liều thấp nuôi các súc vật khoẻ để kích thích lớn mau và để hạn chế nhiễm khuẩn trong môi trường vệ sinh kém. Thật ngon lành cho siêu trùng gây nhiễm.

Các trại dưỡng lão. Mật độ đông những người có hệ miễn dịch yếu kém, các người già thường nhiễm trùng kéo dài, kháng sinh phòng ngừa. HIV/AIDS gây mức lờn thuốc kháng khuẩn rất cao. Bị suy giảm miễn dịch, các người bệnh dễ mắc bệnh nhiễm.

Cuộc giằng co sinh tử

Kháng sinh tác động theo hai kiểu: giết chết các vi khuẩn hoặc ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn. Các kháng sinh tấn công ba đích chính: sự tổng hợp protein của vi khuẩn; sự phân đôi và sửa chữa của acid nucleic vi khuẩn; các enzyme tổng hợp của vỏ tế bào vi khuẩn. Tetracyclin bám dính vào các ribôsôm, vi khuẩn không chế tạo được protein nên không tăng trưởng được. Thuốc penicillin ngăn sự sản xuất Peptidoglycan, một chất tạo vỏ vi khuẩn.

Vi khuẩn né đòn. Vi khuẩn thường dùng các enzyme để vô hiệu hoá kháng sinh. Enzyme bêta lactamaz phá huỷ thuốc penicillin nhiều kiểu tránh đòn: đối với Chloramphenicol vi khuẩn hạn chế thuốc nhập vào mình; đối với tetracyclin chúng tích cực bơm thuốc ra ngoài tế bào…

Lan truyền sự lờn thuốc. Có một kháng sinh mới thì có sự lờn thuốc, không tránh được. Tỷ lệ lờn thuốc gia tăng khủng khiếp. Có sự lan tràn các chủng lờn nhiều thuốc. Vài loại vi khuẩn có những chủng lờn nhiều thuốc đến độ coi như hết thuốc chữa.

Mặc dầu sự đột biến gen lờn thuốc tần suất thật hiếm, nhưng tốc độ sinh sôi rất nhanh nên sự lờn thuốc chẳng cần thời gian dài để xuất hiện. Gen lờn thuốc được truyền cho hậu duệ: chuyển gen theo hàng dọc. Con vi khuẩn có một bộ phận gọi là plasmid, cấu trúc gen ngoài thể nhiễm sắc. Chính plasmid lo các công tác chuyển giao các gen lờn thuốc kháng sinh. Các vi khuẩn kháng thuốc đem các gen này biếu tặng quần thể và sự lờn thuốc mau chóng tràn lan. Cách này là chuyển gen hàng ngang.

GS.BS Nguyễn Chấn Hùng

Cư dân chính của địa cầu. Vi sinh vật đơn bào này là dạng thái sự sống thống trị trái đất. Hành tinh này là của các vi khuẩn, loài người chúng ta chỉ sống ké thôi. Tổng khối sinh học của các vi khuẩn thì nặng hơn tất cả cây cối và động vật hợp lại. Các vi khuẩn sống trên địa cầu từ các đỉnh cao nhất đến các vực sâu thẳm của đại dương.

Charles Darwin sống lại sẽ rất vui. Vi khuẩn trở thành lờn thuốc với một ngón nghề rất đơn giản: sự chọn lọc tự nhiên (dùng từ của Darwin). Lần đầu tiên gặp thuốc kháng sinh, hầu hết (có thể là tất cả) các vi khuẩn đều chết đi. Nếu như có một hoặc vài con sống sót thì có chuyện. Các trùng này lập tức sinh sôi nảy nở thành một dòng vi khuẩn mới. Mỗi vi khuẩn hậu duệ thừa kế sự kháng một loại thuốc đặc biệt nào đó. Đây là các siêu trùng (super bug). Sự lờn thuốc minh hoạ rõ các nguyên lý tiến hoá của Darwin.
sgtt.vn, 12.08.2013 5:20 GMT+7
http://sgtt.vn/Khoe-va-Vui/162536/Lo...ong-thiet.html

Khi nào việc chữa trị bệnh hoạn của con người , không liên quan gì đến các sinh vật khác , thậm chí là các vi trùng vi khuẩn ; thì cách chữa trị ấy sẽ y chang với học thuyết Ohsawa
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Vien Linh
bài Aug 17 2014, 06:02 AM
Bài viết #145


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 591
Gia nhập vào: 22-March 09
Thành viên thứ.: 2,444



BỆNH VÀ TƯ DUY TÍCH CỰC

Bệnh là một hiện tượng hiển nhiên trong cuộc đời. Có mang thân người là có bệnh. Mỗi chúng ta có thể trải qua một hay nhiều lần bệnh, không lúc này thì khi khác, không nặng thì nhẹ. Nếu người nào, đến giây phút này vẫn chưa một lần bệnh thì đó là một hạnh phúc lớn. Nhưng ít ra, người đó cũng chứng kiến người thân của mình bị bệnh và biết chắc rằng, đến một lúc nào đó, mình có thể bị bệnh. Do đó, bệnh là một hiện tượng rất gần gũi với con người mà chúng ta ít nhiều đều có kinh nghiệm, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp. Nói đến bệnh, ai cũng có thể nghĩ đến sự đau đớn, khổ sở, khó chịu, buồn bã, âu lo, sợ hãi và vô số những tâm lý tiêu cực khác. Hễ bệnh là đau. Điều này không ai phủ nhận. Nhưng điều quan trọng là làm thế nào, dù đau (về thân), chúng ta đừng có khổ (về tâm). Bạn có thể thắc mắc đến ngạc nhiên rằng bệnh làm sao mà không buồn không khổ? Tôi đã từng thắc mắc như vậy sau vài lần bệnh, nhưng sau đó, thay vào các thắc mắc là các bài học tự nghiệm ra được. Ở đây, tôi xin chia sẻ với các bạn một vài phương diện tích cực khi đang bệnh hoặc phải sống chung với bệnh.
1. Bệnh là cơ hội để nhận biết tín hiệu cơ thể. Khi chúng ta bị một chứng bệnh nào đó, chúng ta đừng vội buồn phiền, suy sụp tinh thần, thấy sao mình bất hạnh so với nhiều người khác. Bệnh là một điều tất yếu một khi chúng ta mang thân làm người, nên việc nó đến với người này, chưa đến với người khác, chỉ là vấn đề thời gian mà thôi. Không có gì bất công đâu.
Hãy coi bệnh là cơ hội để mình nhận được tín hiệu của cơ thể báo cho mình biết có gì đó không ổn trong cơ thể của mình. Ví dụ, khi nghe tức ngực, bạn biết rằng điều này nhắc bạn cần đến bác sĩ để khám, và như thế, rất có thể bạn sẽ biết và tránh được hoặc trì hoãn chứng bệnh mạch vành của tim trước khi mọi việc trở nên quá trễ. Hầu hết các chứng bệnh tiến triển từ nhẹ đến nặng và có những triệu chứng đi kèm.
Nếu chúng ta biết cách lắng nghe cơ thể để kịp thời nhận được tín hiệu thay đổi và có phương pháp xử lý phù hợp, chúng ta đã phần nào biết giữ gìn sức khỏe tốt và đem lại hạnh phúc cho bản thân mình, cho người thân và cho xã hội. Một số bệnh hiểm nghèo, như ung thư, vẫn có khả năng chữa trị nếu được phát hiện ở thời kỳ đầu. Các bệnh khác cũng vậy. Do đó, sẽ không có gì đáng buồn khi chúng ta ‘nghe’ cơ thể không ổn. Thay vào đó, chúng ta nên vui, nếu không vui nổi thì cũng bình tâm, vì ít ra, mình nhận được tín hiệu mà cơ thể gửi cho mình. Hơn nữa, qua một lần nhận tín hiệu như thế, chúng ta phát triển khả năng lắng nghe cơ thể thường xuyên hơn. Nhờ đó, chúng ta biết cách điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp hơn với cơ địa của mình.

2. Bệnh là dấu hiệu cho bạn biết rằng bạn cần điều chỉnh cho cuộc sống trở nên thoải mái hơn.Thông thường, khi biết mình bệnh, chúng ta thường để tâm lý tiêu cực phát sinh. Bản năng sinh tồn thôi thúc con người muốn sống, nên không bằng lòng khi bệnh đến với mình, thế là tinh thần suy sụp, sợ hãi nảy sinh. Người nào có tâm lý như thế có nghĩa là đang góp phần đáng kể vào việc hủy hoại thân thể mình và làm cho bệnh càng trầm trọng mặc dù có sự can thiệp của các phương pháp trị liệu.
Rất nhiều chứng bệnh và cơn đau phát sinh do tâm lý căng thẳng. Các bệnh về tim mạch, huyết áp, dạ dày đều có liên quan đến tình trạng rối loạn tâm lý. Tâm lý không ổn định và mất thăng bằng là một trong những nguyên nhân rất dễ đưa đến rối loạn các quá trình trao đổi chất trong cơ thể và gây nên bệnh. Do vậy, khi chúng ta bệnh, chúng ta cần nhận ra rằng đây là cách mà cơ thể báo cho mình biết rằng tâm trí cần nghỉ ngơi nhiều hơn và học cách chuyển hóa những căng thẳng hiệu quả hơn. Làm như vậy là giúp cơ thể nhanh lành bệnh và phòng bệnh về sau một cách hiệu quả.
3. Khi bệnh, chúng ta thấy nhu cầu chăm sóc tâm thức và đời sống tinh thần trở nên cần thiết hơn. Lúc đang mạnh khỏe, chúng ta những tưởng mình là bất tử, nên việc chăm sóc đời sống nội tâm chưa phải là vấn đề cần thiết lắm. Khi bệnh, chúng ta mới cảm nhận được cảm giác chơi vơi, trống vắng và sợ hãi. Khi ấy, chúng ta mới nhận ra rằng cái mình thật sự thiếu là một tinh thần vững chãi, một nội tâm kiên định để có thể vững vàng trong những tình huống như vậy. Từ đó, chúng ta học được cách chăm sóc tâm mình.
Thật ra, nhu cầu chăm sóc tâm thức cần được thực hiện thường xuyên chứ không đợi đến khi bệnh, vì nó cần thiết hơn cả việc chăm sóc thân thể. Thế nhưng, thông thường, chúng ta ít để ý đến nhu cầu này nên chưa nhận ra. Do vậy, nhiều người sau khi bị bệnh, thường quay về với đời sống tâm linh nhiều hơn. Đối với bản thân tôi cũng vậy, bệnh lần đầu tiên, buồn và nản lắm. Sau đó, thấy tinh thần mình bạc nhược. Như vậy là không được. Khi bệnh mình bất an thì những người thân thêm lo lắng chứ chẳng được gì. Rồi bệnh lần sau, tôi biết cách làm cho mình cảm thấy khá hơn và bây giờ, khi mang trong người căn bệnh mãn tính, tôi học được cách sống chung với bệnh và rút ra được nhiều kinh nghiệm trong quá trình ‘chung sống’ này để cuộc sống dễ chịu hơn.
Một điều có tính quy luật tôi rút ra được là lúc nào tâm tôi bình an và ít dao động, tôi có cảm giác ít đau đớn hơn. Nghĩa là, thân bệnh thì thân ‘đau’, nhưng không vì thân đau mà tâm phải ‘khổ’. Thật ra, khi thân đau, cũng chỉ có một vài bộ phận ở một vài khu vực đau mà thôi. Sự thổi phồng nỗi đau ra toàn thân và lan đến cả tâm là một căn ‘bệnh’ khác nan giải hơn cả bệnh lâm sàng mình đang mắc phải. Khi nào chúng ta để cái khổ của tâm gắn với cái đau của thân, cái đau khổ ấy thống thiết và nhức nhối vô cùng.

4. Bệnh dạy cho chúng ta về vô thường. Già, bệnh, rồi đến cuối chặng đường của một kiếp người là chết. Tất cả những hiện tượng tự nhiên này diễn ra không ngừng trong con người và mọi loài mọi vật. Các giai đoạn (ta tạm gọi như thế, chứ thật ra không có ranh giới nào) sinh ra, trưởng thành, già cỗi và hư hoại đan xen nhau trải dài trên một chiếc trục gọi là ‘cuộc sống’ mà một cực là sự sanh ra trên cuộc đời và cực kia là cái chết. Ở mức độ vi tế hơn, chúng ta cần hiểu rằng trong mỗi tích tắc, bao nhiêu tế bào trong cơ thể chết đi và bao nhiêu tế bào mới được sinh ra. Thế nhưng, để ‘thấy’ được sự thay đổi thì cần phải có những biến chuyển cụ thể, rõ ràng và lớn hơn. Một khi bệnh, chúng ta dễ dàng nhận ra rằng mình đang ‘chuyển giai đoạn’.
Ý thức được vô thường giúp chúng ta ý thức hơn về cách sử dụng và quản lý thời gian của bản thân cũng như điều chỉnh các mối quan hệ với những người xung quanh để có một cuộc sống ý nghĩa hơn. Chỉ có những người trải qua cơn bạo bệnh mới hiểu được trọn vẹn sức khỏe tốt là một thứ tài sản vô giá, để rồi sau đó, họ không phung phí tài sản ấy.
5. Bệnh làm cho chúng ta tăng trưởng tâm từ bi. Khi ta bệnh, ta thấu hiểu nỗi đau của người khác nhiều hơn, nhất là những người mắc bệnh giống mình hoặc bệnh nặng hơn mình. Người xưa nói ‘đồng bệnh tương lân’ quả không sai. Trong đau đớn, chúng ta cảm thấy mình không đơn độc chống chọi với căn bệnh này. Nghĩ đến những người cùng chịu nỗi đau giống mình hoặc hơn mình nữa, chúng ta có thể dễ dàng trải lòng thương yêu đến cả những người không quen.
Tâm đồng cảm, thấu cảm và chia sẻ với những người cùng bệnh rất lớn. Nếu chúng ta tiếp tục nuôi dưỡng tâm lành này, tức là chúng ta đang nuôi dưỡng tâm từ bi của mình. Nhờ đó, chúng ta sẽ có những động thái tích cực và thiết thực góp phần giúp người bệnh vơi nhẹ nỗi đau bằng kinh nghiệm bản thân. Thực tế, khi chứng kiến bệnh tật, thân nhân người bệnh cũng mở rộng tấm lòng và sự đồng cảm đối với những người bệnh. Các chương trình ‘Ước mơ của Thúy’, “Nụ cười của Ben’ là những ví dụ sinh động về sự chia sẻ đồng cảm của những người có người thân từng là bệnh nhân nhi ung thư đối với những em bé có cùng số phận.

6. Bệnh giúp chúng ta nuôi dưỡng tâm khiêm hạ và biết đủ. Khi bệnh, chúng ta mới sực nhớ ra rằng cuộc đời mình không phải là không có giới hạn. Giới hạn của con người là lẽ thường xưa nay, nhưng bình thường chúng ta không ý thức đầy đủ về những giới hạn của mình. Nếu thấy người khác bệnh, chúng ta cứ tưởng bệnh chỉ đến với người đó mà không đến với mình. Cho đến khi chính bản thân mình hay người thân bị bệnh như bao người khác, chúng ta mới kịp nhận ra, ai cũng chịu sự chi phối của quy luật tự nhiên: đau, già, bệnh và chết.
Ý thức rằng mình không hơn gì người khác, ít nhất là trong quy luật tự nhiên này, giúp chúng ta bớt đi lòng kiêu hãnh và trở nên khiêm tốn hơn trong cuộc sống. Qua một lần bệnh, chúng ta có thể bớt đi lòng tham cầu một cách đáng kể. Qua một lần bệnh, chúng ta có thể biết cách tổ chức cuộc sống mình hiệu quả hơn và tốt hơn.
7. Bệnh giúp chúng ta có ý chí và nghị lực hơn. Ý chí và nghị lực là kỹ năng sống cần được rèn luyện trong nhiều tình huống khác nhau trong cuộc sống. Thế thì tại sao mình bỏ qua cơ hội bệnh để rèn luyện kỹ năng này? Tôi bệnh nhiều lần và tôi nghiệm ra một điều, sau mỗi lẫn bệnh, tôi trở nên mạnh mẽ hơn, nghị lực hơn và rồi các lần bệnh đến và đi cũng nhẹ nhàng hơn.
Thật ra, tôi làm được điều này cũng nhờ nghĩ đến cha tôi, một người trở về từ chiến trường chỉ còn một cánh tay và một chân không bao giờ gấp lại được vì một vết mổ, dù những năm tháng ở chiến trường, cha tôi chỉ biết cầm kim, dao mổ và ống chích chứ chưa bao giờ biết cầm súng. Với cánh tay đã mất, cha phải chịu đau đến ba lần cắt (lần đầu cắt bàn tay, lần thứ hai tháo khớp khủy tay vì nhiễm trùng, lần thứ ba lại cắt tiếp vì nhiễm trùng nữa). Thế mà cha tôi vẫn vui sống, luôn tích cực trong suy nghĩ và hành động, truyền nghị lực và sức sống còn lại cho những đứa con.
Thế nên mỗi lần đau bệnh, có khi nằm cả tháng trời, có khi đau răng nhức nhối khó chịu, lúc trật khớp chân mất cả tuần mới đi lại được và hiện tại là cơn đau dai dẳng đeo đẳng theo tôi từ mấy năm qua, tôi vẫn thấy không thấm vào đâu so với nỗi đau của cha mình. Nghĩ như thế, tôi vượt qua cơn đau dễ hơn mình tưởng. Cách nghĩ như vậy là liều thuốc giảm đau hiệu nghiệm nhất đối với bản thân mình.
Trên đây, tôi chia sẻ những ‘lợi ích’ khi mình bệnh. Nói như vậy không có nghĩa là tôi muốn bản thân mình hay các bạn, hoặc ai đó bị bệnh. Bệnh là một hiện tượng nằm ngoài ý muốn của con người. Những điều trên, đơn giản là vài phương pháp mà tôi dùng đến mỗi khi bệnh. Đó là những phương pháp hỗ trợ các phương tiện trị liệu y khoa, làm cho bệnh mau lành và giúp người bịnh không hao tổn quá nhiều năng lượng để ‘chống chỏi’ với bệnh. Nếu thấy điều nào phù hợp với mình, các bạn cứ thử áp dụng, tôi tin là sẽ có hiệu quả. Nguyên tắc chung để chịu đựng và sống chung với bệnh (đối với các bệnh mãn tính và những thương tật vĩnh viễn do tai nạn) là khi thân đau, đừng để tâm khổ vì cái đau của thân. Hãy xem bệnh là một ‘vị khách không mời’ và đối xử lịch sự với ‘nó’. Đừng xua đuổi vì một khi bị xua đuổi, nó sẽ kháng cự. Việc chúng ta cần làm là tạo một môi trường thích hợp nhất để ‘nó’ tự ra đi. Hãy buông bỏ, nó sẽ tự ra đi không một lời từ biệt đó các bạn ạ.
Hằng Như

Go to the top of the page
 
+Quote Post

15 Trang V  « < 13 14 15
Fast ReplyReply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 11th November 2024 - 01:05 AM