IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Tranh đoạt giải vàng: Mẹ trong mắt em, Thiền là gì?
Diệu Minh
bài Dec 10 2011, 12:15 PM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,039
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



http://tin180.com/nghethuat/my-thuat/20111...ong-mat-em.html


Những kinh nghiệm thiền định thiền quán của Đức Phật chỉ dạy, mang lại cho hành giả thực thụ những ấn chứng phiêu tuyệt, nhưng Đức Phật không cho đệ tử của ngài dãi bày những điều này, ngài muốn đệ tử của ngài kinh nghiệm về thực tại tuyệt đối - cái có công năng giúp con người thoát ra khỏi vòng luân hồi sinh tử...

Tuy nhiên bức tranh của một hành giả công phu khí công - một loại thiền định của ngoại đạo cũng nói lên phần não điều kỳ diệu mà người luyện công có thể trải nghiệm, nó là ngọn đuốc thêm hứng khởi với những người rèn luyện tâm linh tinh thần...


Tranh đoạt giải vàng: Mẹ trong mắt em
( 3:11 PM | 09/12/2011 )
Trần Tiếu Bình sinh ra tại Trung Quốc và tu nghiệp tại Hoa Kỳ. Trong quá trình học tập nghệ thuật gốm sứ và tranh màu nước ở Mỹ, cuộc đời hội họa của cô đã được đặt nền móng vững chắc. Sau khi tốt nghiệp đại học mỹ thuật, cô sang Canada phát triển sự nghiệp, và bắt đầu định cư tại Mỹ từ năm ngoái.



Năm nay là năm thứ 2 cô tham dự cuộc thi tranh sơn dầu dành cho người Hoa toàn cầu do Đài truyền hình Tân Đường Nhân tổ chức. Là một người tu luyện, mỗi ngày cô đều đả tọa luyện công, và đem vẻ đẹp của tu luyện triển hiện thông qua cây cọ vẽ chính là nguyện vọng của cô. Bức tranh "Mẹ trong mắt em" (còn có tên khác là "Thuần tịnh nhập tiên cảnh") của cô đã đoạt giải vàng cuộc thi năm nay. Kết cấu tác phẩm này đã phá vỡ lệ thường, và bằng cảm giác chân thật khi đả tọa, bức họa đã triển hiện rõ nét sự tráng lệ của không gian khác với cảnh tượng thù thắng. Trần Tiếu Bình nói: "Rất nhiều điều mỹ diệu trong tu luyện không cách nào dùng ngôn ngữ để biểu đạt, thế nhưng có thể dùng bút vẽ để triển hiện ra, và tranh sơn dầu có thể biểu đạt những điều mà mắt người không nhìn thấy. Hội họa là một quá trình liên tục khám phá và đề cao".

Trong quá trình sáng tác tranh sơn dầu tả thực, lĩnh hội của Trần Tiếu Bình như sau: tranh sơn dầu tả thực truyền thống là một loại nghệ thuật hoàn mỹ, truy cầu không ngừng để đạt tới toàn Thiện, toàn Mỹ. Họa sĩ không ngừng tiến bộ thông qua đề cao tâm thái bản thân mới có thể vẽ ra những tác phẩm hoàn mỹ. Vẻ đẹp chân chính của tác phẩm có thể khiến người ta cảm động mới có thể đạt được mục đích sáng tác. Văn hóa Thần truyền chính là văn hóa mà Thần truyền cấp cho con người, như vậy họa sĩ phải làm thế nào để đem tư duy của Thần truyền cấp cho thế nhân? Trần Tiếu Bình cho rằng, thuần Chân, thuần Thiện, thuần Mỹ là điều Thần hy vọng nhìn thấy từ tác phẩm, là tinh thần mà người họa sĩ nên triển hiện cho con người thế gian. Trần Tiếu Bình cho biết, thông qua tu luyện và đức tin, cô không ngừng tịnh hóa thân tâm, từ đó cảm giác được trong họa cũng có Đạo. Đạo của hội họa chính là thông qua tịnh hóa tâm linh bản thân mới có thể sáng tác được tác phẩm đẹp, mới có thể để người xem bức vẽ thu được lợi ích. Tranh sơn dầu lưu hành tại xã hội hiện đại gần như đều biến dị và phô trương, và không phù hợp với lý niệm văn hóa truyền thống. Chỉ những tác phẩm biểu hiện sự hài hòa và cao thượng mới có thể biểu đạt nội hàm văn hóa truyền thống.
Trần Tiếu Bình cho rằng, thông qua thủ pháp tả thực tinh tế, tư tưởng và theo đuổi của người họa sĩ có thể được biểu đạt, bởi vậy tranh cũng như người. Tác phẩm nghệ thuật tốt có thể khai mở thiện niệm của con người, nâng cao cảnh giới tư tưởng của con người; do đó, nghệ thuật chính thống có thể mang tới ảnh hưởng chính diện và sâu sắc đối với nhân loại. Bàn tới quan hệ giữa tâm tính và kỹ năng, Trần Tiếu Bình nói, bằng cách học hỏi các tác phẩm nổi tiếng, người ta có thể nâng cao kỹ pháp, tuy nhiên tu dưỡng đạo đức mới là trọng yếu nhất. Trong lịch sử Trung Quốc, trong số những người tu luyện cổ đại như đạo sĩ, hòa thượng, có rất nhiều là họa sĩ ưu tú. Tranh bút lông Trung Quốc của họ có nội dung siêu phàm thoát tục và triển hiện cảnh giới tinh thần cao thượng. Đó là bởi vì họ đã thoát ly thế tục mới có thể vẽ ra các tác phẩm có cảnh giới cao như thế. Người tu luyện sau khi vứt bỏ tâm danh lợi thì cảnh giới tinh thần mới đề cao lên theo. Dùng trí tuệ mà Thần cấp cho con người mới có thể triển hiện nội hàm thuần Chân, thuần Thiện, thuần Mỹ ở mức độ cao nhất.


Trần Tiếu Bình nói, linh cảm tác phẩm "Mẹ trong mắt em" đoạt giải vàng của cô hoàn toàn đến từ cuốn sách "Chuyển Pháp Luân". Là một người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, cô biết rằng thiên mục của đứa bé dưới 6 tuổi được khai mở, bởi vậy nó có thể nhìn thấy cảnh tượng không gian khác. Trong khi tự mình đả tọa, cô cũng từng có trải nghiệm tương tự. Điều mà bức tranh này triển hiện là một loại cảnh giới phi phàm. Ngoại trừ tác phẩm đoạt giải vàng ra, Trần Tiếu Bình còn có hai tác phẩm nữa cũng lọt vào vòng chung kết cuộc thi lần này, đó là "Ánh sáng trong đêm" và "Bài ca thiên sứ". "Ánh sáng trong đêm" là bức tranh cô vẽ mấy năm trước, biểu hiện tâm thuần thiện của đệ tử Đại Pháp, giữa ban đêm mạo hiểm đi dán biểu ngữ chân tướng, trong đêm tối âm thầm truyền ánh sáng cho con người thế gian. Nếu tất cả mọi người đều nhận thức được ánh sáng này, thì thế nhân có thể thoát khỏi tà ác, phân biệt đúng sai, và chân chính hướng tới tương lai tốt đẹp.
Trần Tiếu Bình cho biết, "Bài ca thiên sứ" đến từ một câu chuyện có thật: Một nữ học viên Pháp Luân Công người Mỹ là một nghệ sĩ thanh nhạc; sau khi tới Trung Quốc du lịch, cô bị cảnh sát Trung Quốc bắt lên xe chỉ vì lên tiếng ủng hộ Pháp Luân Công. Lúc đầu cảnh sát rất hung ác, nhưng khi cô hát lên bài ca mỹ diệu bằng tiếng Trung, cảnh sát đều bị cô cảm động rơi nước mắt. Trần Tiếu Bình nói, sau khi đọc câu chuyện này, cô rất cảm động nên đã sáng tác bức họa này. Cô hy vọng câu chuyện này có thể cảm động tất cả người xem. Bài ca thiên sứ có thể khiến cảnh sát tà ác rơi lệ, nhờ đó ngăn họ hành ác. Từ đó có thể thấy, lực lượng của từ bi và thuần thiện là to lớn và mỹ diệu như thế nào!
(theo chanhkien)


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Dec 15 2011, 10:09 PM
Bài viết #2


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,039
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



http://tin180.com/nghethuat/my-thuat/20111...at-cua-ntd.html

Các nghệ sĩ Pháp Luân Công tỏa sáng trong cuộc thi vẽ nhân vật của NTD
( 3:25 PM | 15/12/2011 )
Truyền thống gia đình, văn hóa dân tộc, và những giây phút ngọt, đắng trong cuộc đời.

Ben Hedges, NTD News:

"Tôi đang ở tại Câu lạc bộ Salmagundi của New York nhân Cuộc thi vẽ nhân vật Trung Quốc Quốc tế lần thứ 3 của NTD bao gồm hơn 140 tác phẩm nghệ thuật tham gia cuộc thi, 50 trong số đó đã vào đến vòng chung kết."

Phóng viên Đài truyền hình NTDTV
Đây là một cuộc thi vẽ tranh truyền thống, Tổng giám đốc của cuộc thi Xueye Zhu giải thích.
TS. Xueye Zhu nói:

"Có hai điểm chính, điểm thứ nhất là họ phải dùng cách vẽ tả thực chính thống để vẽ tranh sơn dầu. Điểm thứ hai là họ phải biểu đạt được các phương diện của văn hóa chính thống từ lịch sử 5000 năm của Trung Quốc."
Cuộc thi của NTD đóng vai trò như một sân chơi cho sự phục hưng của các kỹ thuật tả thực truyền thống. Những kỹ thuật này đã bị coi là lỗi thời khi nghệ thuật trừu tượng trở nên phổ biến trong thế kỷ 20.
Nhà sưu tầm nghệ thuật và Chủ tịch của Trung tâm Làm mới Nghệ thuật Fred Ross nói rằng đây là một đóng góp quan trọng cho thế giới nghệ thuật.
Ông Fred Ross nói:
"Chúng ta đang chứng kiến ở đây tại cuộc thi tuyệt vời này rằng mỹ thuật vẽ tranh và điêu khắc đang quay trở về với chỗ đúng đắn của nó cùng với các môn nghệ thuật tuyệt vời khác như viết văn, thơ, âm nhạc, khiêu vũ và nhà hát. Và để khẳng định rằng mỹ thuật chỉ tuyệt vời nhất khi sử dụng ngữ pháp và từ vựng của tả thực truyền thống."
Hôm nay là lễ trao giải. Chín nghệ sĩ đã nhận được các giải thưởng danh dự, trong khi 2 giải đồng, 2 giải bạc và 2 giải vàng đã được trao.

Bức tranh " Mẹ tôi" đoạt giải vàng tại cuộc thi
Hai người đoạt giải vàng đều là học viên Pháp Luân Công, một môn tập luyện tinh thần Trung Hoa.
Bức tranh của Michelle Chen "Mẹ tôi" miêu tả hình ảnh mà một đứa bé nhìn thấy các thân thể tinh thần của mẹ mình trên thiên đường khi người mẹ ngồi thiền.
Michelle Chen, người đoạt giải vàng nói:

"Thông qua ngồi thiền, bạn có thể thể nghiệm được những điều kỳ diệu. Bạn chỉ có thể thể nghiệm được những điều này khi bạn ngồi thiền, nó rất khó diễn tả bằng lời. Nhưng tôi muốn vẽ nó, vẽ những điều mà người ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Bức tranh này là một bước đột phá thực sự đối với tôi, tôi cảm thấy cách vẽ này khó hơn các bức tranh văn hóa trước kia, bởi vì nó là một cái gì đó mà mọi người không thể nhìn thấy bằng mắt thường, vì thế mà nó rất khó."

Bức tranh "Kiên định khi bị bức hại"
Từ năm 1999, chế độ cộng sản Trung Quốc đã đàn áp nghiêm trọng các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đại lục. Hơn 3000 cái chết do bị tra tấn đã được ghi chép lại.
Giải vàng thứ 2 là bức tranh "Kiên định khi bị bức hại" miêu tả một nữ học viên Pháp Luân Công đang bị tra tấn nhưng vẫn bảo trì lòng kiên định và từ bi.
Nghệ sĩ địa phương Shannon Olexa nói ông cảm nhận được sự kiên định này trong bức tranh.
Shannon Olexa nói:

"Tôi nghĩ những nếp áo mềm mại của cô tương phản với dây xích sắt rỉ nặng nề là một chủ đề xuyên suốt cả bức tranh. Bất chấp việc thân thể cô bị tra tấn, tôi vẫn thấy một sự yên hòa và kiên định trong mắt cô, dường như tinh thần của cô không bị lay động gì cả. Tôi đoán đó là bản chất của cuộc đàn áp, nếu con đường của bạn là đúng đắn, thì điều đó đáng để nỗ lực."

Ben Hedges, NTD News, New York


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 26th April 2024 - 09:18 PM