IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Online Thực Dưỡng thế giới 2021
Diệu Minh
bài Sep 14 2021, 09:36 AM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,919
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Shugo liên lạc về cuộc họp diễn ra tại Nhật như sau:
Vào 12:00 ~ 15:00 (giờ VN) ngày 3/10/2021 sẽ diễn ra buổi gặp mặt thảo luận (người nước ngoài cũng tham gia) về đề tài Văn hóa Nhật Bản và Macrobiotic
Cụ thể như sau:
Bạn có ấn tượng gì về Văn hóa Nhật Bản dưới góc độ văn hóa ẩm thực Nhật bản ?
Bạn nghĩ gì về Thân thổ bất nhị ?
(Rất hiếm người chỉ sống bằng thực phẩm Nhật, do vậy bạn nghĩ thế nào về mức độ hiểu quả của Thân thổ bất nhị ?)
Bạn nghĩ gì về Nhất vật toàn thể ?
(Không phải lúc nào cũng có thể ăn được toàn phần, vậy bạn bám sát Nhất vật toàn thể mức độ nào ?)

Chúng tôi muốn nghe ý kiến của những người Việt Nam về những vấn đề này. Có được không?

Nếu được, tôi muốn phía Việt Nam thuyết trình bằng tiếng Nhật trong khoảng 10 slide Power Point
Những người từ các quốc gia khác cũng có thuyết trình, toàn bộ thảo luận sẽ bằng tiếng Nhật.
Nhi hoặc bất kỳ ai muốn thuyết trình, có thể tạo slide và cho chúng tôi trước ngỳ 20/9 được không?

Hãy làm như một phần tìm hiểu của bạn.

Vào ngày diễn ra sự kiện, giống như tháng 10 năm ngoái, tôi nghĩ sẽ rất tuyệt vời nếu chuẩn bị 2 zoom (dùng cho nước ngoài và trong nước)
có ai đó dịch nội dung được nói bằng tiếng Nhật sang tiếng Việt.


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Sep 14 2021, 09:42 AM
Bài viết #2


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,919
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



dịch ra tiếng Nhật bài này nhé?

Chị Nhi dịch những gợi ý cho bản thuyết trình của bên Việt Nam qua câu hỏi gợi ý:

H: Bạn có ấn tượng gì về Văn hóa Nhật Bản dưới góc độ văn hóa ẩm thực Nhật bản?


TL: tôi thực hành thiền từ khi còn là sinh viên, cha mẹ tôi trốn nhà đi theo cách mạng nên đứt mất truyền thống ăn uống của tổ tiên, chúng tôi hoàn toàn gần như không có kiến thức gì về ẩm thực nên ăn uống sai lầm gây bệnh tật… từ đó gặp duyên lành giúp biết tới Thực Dưỡng qua cha tôi được nghe bác sĩ Lê Minh (phó trưởng khoa đông y bệnh viện 108) giảng dạy về nhịn ăn và phương pháp Ohsawa tại Hà Nội thời 1980; vốn là người rất mê đọc sách, gặp được mảng sách của Thực Dưỡng như ruộng khô gặp mưa, lại được gặp gia đình bác Ngô Thành Nhân là người tiên phong in sách và phổ biến Thực Dưỡng tại Huế và Sài Gòn từ xưa… nên rất chân quí phương pháp Zen Macrobiotic Cooking, có cơ hội hiểu thấu đáo giá trị quí giá vô cùng của phương pháp cứu vớt nhân loại này.

Nấu ăn Nhật Bản không những đẹp đẽ, nghệ thuật, cân bằng mà còn mang lại sự yên tĩnh sâu sắc cho người ăn – rất may chúng tôi được ông bà Ando nấu cho ăn bữa đầu tiên khi mới biết ông bà lần đầu. Mối cảm kích lớn bắt đầu dâng trào sau bữa ăn “giác ngộ” đó, một phần nhờ bác Diệu Hạnh năm 2001 được bà Lima mời sang dự sinh nhật 100 tuổi; đi Nhật về bác Diệu Hạnh nói với tôi: ước gì mời được người Nhật tới dạy nấu ăn cho mình?

Và tôi đã mời ông bà Ando và bạn Shugo… năm 2016 chúng tôi sang Nhật được gặp được các bậc thầy, bậc đàn anh Thực Dưỡng cảm thấy như con lạc loài lâu ngày được về gặp lại cha mẹ của mình, kết nối với tinh thần Thực Dưỡng lõi của Nhật Bản là điều mà chúng tôi cảm thấy hạnh phúc nhất; nó càng củng cố thêm sự hiểu biết do đọc sách và tiếp xúc với anh chị em Thực Dưỡng tại thành phố Hồ Chí Minh mà ông Ngô Ánh Tuyết – con trai của ông bà Ngô Thành Nhân và là người thầy dạy bày cho tôi về Thực Dưỡng dẫn đi thăm… cảm giác ấm áp tình người và sự minh triết của những anh chị Thực Dưỡng tôi gặp đã chinh phục tôi – một thiền nhân non trẻ - hoàn toàn và tôi quyết tâm là người đưa được phương pháp Thực Dưỡng đầy tính minh triết này ra Hà Nội – thủ đô của Việt Nam, theo nguyện vọng của bác Diệu Hạnh mong muốn được đưa phương pháp này ra BẮC, phải nói những bữa ăn Thực Dưỡng mà tôi ăn vào tại nhà bác Diệu Hạnh… đã có sức mạnh thần thánh làm cho tôi thành người chuyển tải ước mơ của người nấu ăn: Phổ biến Thực Dưỡng cho mọi người hữu duyên, chính xác như những gì tiên sinh Ohsawa nói trong sách của mình… từ đó cha mẹ tôi cùng tôi làm về Thực Dưỡng và cũng gửi ước mơ lớn lao đó vào các món ăn mà chúng tôi chế biến theo tinh thần Thực Dưỡng… cầu mong mọi người ăn hết bệnh, hướng thượng và điều đó đã và đang xảy ra…
Thức ăn là nhịp cầu nối con người với vũ trụ và chúng tôi đã kết nối được với các bạn Thực Dưỡng Nhật Bản và khắp mọi nơi trên thế giới… mang thông điệp gạo lứt đến khắp mọi miền… ông Ando khuyên chúng tôi quay về tìm nguồn gốc của các món ăn cổ truyền và chúng tôi đã tìm ra được và rất vui mừng về điều đó…
Thức ăn là nhịp cầu nối những bờ vui, là phương tiện thiện xảo để giáo dục con người theo đúng tinh thần của TTVT…

Nếu đủ duyên chúng tôi có thể nấu ăn kiểu cổ của Việt Nam mời các bạn Thực Dưỡng Nhật Bản và thế giới khi nào gặp nhé?
Những điều tôi vừa trình bày đó có phải là cốt tủy của văn hóa nghệ thuật ẩm thực của Thực Dưỡng Nhật Bản?
Tôi muốn nhận được câu trả lời của các bạn?
Sau này tôi nhấn mạnh vào sự NHAI ĐẾM gạo lứt, nhai đếm tâm có định tĩnh trong lành và ổn định sâu, giúp thấu đáy tột cùng của giá trị của phương pháp Ohsawa mới đúng là phao cứu tinh để cứu vớt nhân loại khi covid hoành hành đầy giả dối (âm), khi bao quanh ta toàn hóa chất và giả dối …

Tôi đã sưu tầm được các trường hợp đối diện với covid của một số anh chị em Thực Dưỡng đều rất ngoạn mục…

H: Bạn nghĩ gì về Thân thổ bất nhị ?

TL: Nhờ có đọc sách về Thực dưỡng và y học cổ truyền của Việt Nam… việc này cần phải được lưu ý hàng đầu và nhất là ưu tiên cho thức ăn không bị ô nhiễm hóa chất thì phải ưu tiên số 1, thân thổ bất nhị mà là thức ăn có hóa chất thì vẫn phải ưu tiên thức ăn KHÔNG HÓA CHẤT là gốc… rồi tìm cách nào để có thực phẩm sạch ngay gần nơi ta sống, và điều kỳ diệu này đã và đang xảy ra ở Hà Nội…

H: Bạn nghĩ gì về Nhất vật toàn thể ? (Không phải lúc nào cũng có thể ăn được toàn phần, vậy bạn bám sát Nhất vật toàn thể mức độ nào ?)

TL: chúng tôi bám sát nhất vật toàn thể nhất có thể được và vẫn ưu tiên ăn đồ sạch từ đất vẫn là số 1!

Chúng tôi liên hệ dần dần tới được tận nơi mà người ta gieo trồng rau củ sạch và cách Hà Nội 50 km lần đầu có trang trại trồng rau hữu cơ tiêu chuẩn châu Âu và Mỹ, khác hẳn thời ông bà Ando và Shugo mới đến Việt Nam… cũng có những người trồng được củ sen sạch từ bùn ăn khác hẳn thức ăn trước đó… mặt khác vì thức ăn ngoài chợ có hóa chất nên người ta dần dần tự học cách trồng rau và sau thời covid o bế này chắc có nhiều người từ bỏ thành phố rút lui về sống hạnh phúc nơi quê nhà như điều tiên sinh Ohsawa nói: con đường từ bỏ nông thôn về thành phố là con đường dẫn tới chỗ chết!?

Rất thú vị là những nơi trồng rau củ sạch chúng tôi đến họ đều đã biết tiếng và vô cùng ưu ái nhóm Thực Dưỡng ăn sạch... chúng tôi có chương trình hàng năm đến thăm nơi họ trồng vào đúng mùa rau củ ra hoa trái tuyệt vời nhất và họ luôn sẵn sàng nghênh đón chúng tôi như người trong nhà!
Nếu có các đoàn Thực Dưỡng xa tới chúng tôi cũng có thể đưa đi thăm quan và giao lưu... Thực Dưỡng còn là kết nối giữa những người ăn Thực dưỡng dễ dàng đồng cảm với nhau hơn hẳn... theo luật đồng thanh tương ứng: để hai đàn cạnh nhau, gẩy dây này thì dây kia cũng cùng rung động.

Khi đọc tới điều đó cách đây 30 năm thì không thấy rõ và càng ngày càng thấy tiên sinh tiên tri về nhân loại đúng chính xác y chang trong quyển Paster…

Theo ánh sáng của Thực Dưỡng từ một người ghét nấu ăn tôi đã đi vào bếp và loanh quanh với việc nấu ăn nội trợ… cuộc đời tôi từ giáo viên toán cấp 3 giờ trở thành một người Thực Dưỡng sống và làm việc ngay tại nhà không phải bươn chải ngoài đường và giúp nhiều người nữ biết cách xoay trở về đời sống với mái nhà êm ấm đi vào đúng chức năng của người phụ nữ: như dòng nước luôn luôn đi xuống khiêm hạ học hỏi…
Covid, giãn cách, càng thấy con đường Thực Dưỡng đúng đắn và lý tưởng biết bao; rất biết ơn tiên sinh, TTVT và các bạn đã tổ chức online như này, giúp tôi có cơ hội bày tỏ lòng biết ơn lớn lao nhất của đời mình.

Gần đây chúng tôi kết nối được với một bác sĩ trẻ mới ra trường vốn tốt nghiệp cả bằng đại học vi sinh, lại am hiểu cả về Thực Dưỡng, nên mọi chuyện mở dần ra sau loạt bài viết của bạn này trên kenhthucduong.com, bạn trẻ đó tên là Hoàng Thọ Tuấn. Bên cạnh đó có thêm bạn Nhi là người đã đứng chính thức vào việc ăn uống và phân phối sản phẩm Thực Dưỡng theo tinh thần Ohsawa, nhà chị Nhi ở thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn thứ 2 Việt Nam đang bị bùng dịch dữ dội chưa dập dịch được… bạn ấy đang chỉ ăn mỗi số 7 gần 3 tháng nay (tính tới tháng 9) với nhiều trải nghiệm quí báu là khi cả nhà bị nhiễm covid (3 con đã chịu khó nhai kỹ mà vẫn bị f0 và ông chồng còn ăn “ngoài đường”) trừ mỗi một người đang số 7 là bạn ấy, càng thấy được sự kỳ diệu của phương pháp này: số 7 chinh phục được cả thế giới? thú vị là 3 con khỏi f0 nhanh và ông chồng đồng ý chịu ăn số 7 để xử lý covid???? Đúng là trong âm có dương… mọi chuyện như có một sự sắp đặt ngoạn mục… một trường hợp giá trị lạ lùng sáng tỏ tính ưu việt của phương pháp Thực Dưỡng.

Ông Ngô Ánh Tuyết góp ý:
Văn hóa ẩm thực cổ truyền Việt Nam rất giống văn hóa ẩm thực cổ truyền Nhật Bản: mùa nào thức đó và ăn tất cả những phần ăn được của một vật thực. Tuy nhiên, Việt Nam hơi khác Nhật Bản là dân Việc ăn hơi Âm hơn dân Nhật xét theo Nguyên Lý Vô Song, một thí dụ là trong cách làm tương.
NT thêm: Tương cổ truyền của chúng tôi từ khi gặp được bác sĩ Tuấn thì cách làm và chất lượng, độ thơm ngon tăng hẳn lên mấy bậc, hy vọng được mời các bạn ăn loại tương đó cho lần gặp mặt tới…loại tương này được Hải Thượng Lãn Ông ca ngợi …

Khi sang Việt Nam tiên sinh Ohsawa từng nói: ‘Trong tương lai Việt Nam sẽ trở thành cái nôi của thực dưỡng’, các bạn thấy câu nói này thế nào?

Chúng tôi đang hiệu đính cho dễ hiểu quyển sách tiên sinh Ohsawa nói về “L.Paster - Tội phạm của đại ân nhân của nhân loại” để nêu bật lên giá trị của phương pháp Thực

Dưỡng coi kẻ thù là bạn! Càng biết ơn Ohsawa nhiều hơn… rất biết ơn các bạn Thực Dưỡnh Nhật Bản luôn quan tâm tới cộng đồng Thực Dưỡng tại Việt Nam…

Nếu coi thức ăn là nhịp cầu nối con người với vũ trụ theo tinh thần PU thì phải chăng đây mới là cốt tủy của văn hóa truyền thống Nhật Bản? Tôi muốn nhận được câu trả lời của các bạn.

Khác hẳn các học thuyết và các công cuộc cải tạo xã hội... tiên sinh Ohsawa chủ trương thay đổi máu từ ruột bằng thức ăn để thay đổi con người, vì TA LÀ CÁI TA ĂN, sẽ thay đổi vận mệnh từ đó sẽ có thể thay đổi xã hội bằng Thức ăn mà người dân ăn hàng ngày; đây là tính ưu việt của Thực Dưỡng Nhật Bản mà chúng tôi nhận ra được.

Theo gợi ý về hướng đi trend của xu hướng thời đại chúng tôi kết duyên được với vài điểm đến macrobistay khá lý tưởng, khi nào các bạn có thời gian tới chơi sẽ dẫn đi tham quan...

Cũng có chương trình đi tham quan những làng cổ và món ăn cổ truyền nổi tiếng của từng vùng
Đặc biệt tại Hà Nội có làng cổ Nhuế vẫn còn thờ bà công chúa Túc Trinh được vua cha cho mảnh đất lập nghiệp nên dân làng còn thờ bằng gạo lứt muối vừng cho tới ngày nay, hễ vào ngày giỗ là dân cúng bằng gạo lứt...


Các bạn có những ý kiến gì hay thì bảo cho chúng tôi biết với nhé?


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Sep 14 2021, 09:48 AM
Bài viết #3


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,919
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Sau tầm covid và người Thực dưỡng ứng xử ntn:

http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=7574


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Sep 14 2021, 10:09 AM
Bài viết #4


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,919
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Anh Bùi Xuân Trường nêu ý kiến:

Thân Thổ Bất Nhị: đất chính là môi trường, ‘thức ăn là môi trường, chúng ta là môi trường’ như lời TS nói, vậy làm sao để giữ gìn môi trường như thân thể của mình?


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Sep 15 2021, 08:48 AM
Bài viết #5


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,919
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Bùi Xuân Trường tiếp tục:

Nhất vật toàn thể: hạt dương nhất nhưng lại hay bị bỏ đi, vì nó khó thấy, ví dụ như nhân hạt mơ, nhân hạt chùm ngây…; hay tại sao hạt sen ăn cả vỏ lại không bị đắng… có phải hạt chính là nhân của thứ ta ăn (quả), nhưng ta lại quên mất nhân?

Chị Nhi:

Mọi người góp quan điểm của mình một cách cốt lỗi nhất có thể, sau đó mình gom lại thành một slide có nội dung cô đọng mà sâu sắc thì tốt quá ạ

Tiến sĩ Luật: Hoàng Vịnh, dạy trường ĐH Y Nam Định:

"Thân thổ bất nhị": Mình là môi trường, là một tế bào của môi trường. Mình sinh ra từ môi trường, tạo thành môi trường.

chị Nhi:

Hôm trước con có nghe bác Thái chia sẻ cái nhìn của bác về Thân thổ bất nhị và Nhất vật toàn thể thật sâu sắc và hợp lý. Nếu bác có thời gian chia sẻ lại thì hay quá ạ

Bác Tuyết:

Gợi ý: văn hóa ẩm thực cổ truyền Việt Nam rất giống văn hóa ẩm thực cổ truyền Nhật Bản: mùa nào thức đó và ăn tất cả những phần ăn được của một vật thực. Tuy nhiên, Việt Nam hơi khác Nhật Bản là dân Việc ăn hơi Âm hơn dân Nhật xét theo Nguyên Lý Vô Song, một thí dụ là trong cách làm tương.

bạn Le

Anh ơi, đạo về ẩm thực sẽ đưa đi về đâu anh, dính mắc vào thức ăn để thoả mãn vị giác, màu sắc, bồi dưỡng cơ thể ước mong sống trường tồn hay đưa đến con đường giải thoát

Em đã nghe nói tới Ryori-do chưa, chữ ‘do’ có nghĩa là đạo, được dùng trong mọi lĩnh vực của đời sống (sách Nhu đạo có nói tới). Anh nghĩ chữ ‘do’ hay ‘đạo’ không có nghĩa ‘dính mắc’, mà chứa hàm ý về ‘nghệ thuật’ Nhật Bản, khác với cách hiểu ‘nghệ thuật’ thông thường. Cách ăn trong chùa thì gọi là Shojin Ryorido (shojin nghĩa là ăn chay), và đây là gốc gác của Zen Macrobiotics. Tuy nhiên, 'trà đạo' thì quá nổi tiếng và ai cũng biết. Em có thấy khác gì so với uống trà thông thường không? Ở Việt Nam theo anh cũng có ‘đạo’ trong ẩm thực truyền thống, nhưng ngày nay thì ít người quan tâm.
Hôm nay lúc 02:41
02:41
Bui đã trả lời Le
Tin nhắn gốc:
Anh ơi, đạo về ẩm thực sẽ đưa đi về đâu anh, dính mắc vào thức ăn để tho…
Bui Xuan Truong
Tự nhiên thấy khó ngủ nên mình muốn chia sẻ thêm một chút. Cách đây 24 năm khi mình làm cho một công ty Nhật, mình đã có suy nghĩ rất khác bây giờ. Mình làm đó 3 năm rưỡi và gần như đã đi ăn ở tất cả các quán ăn Nhật tại Hà Nội vào thời điểm đó, các loại hải sản ê chề, các món ăn truyền thống của Nhật kể cả cá sống, rượu sake thì uống thả phanh… Có nhiều đồ ăn ngon, cầu kỳ và tinh tế như một nghệ thuật mà bạn nói. Ở văn phòng mình là trẻ nhất nên toàn bị đẩy ăn hộ người khác liên miên (nghĩa là đi tiếp khách hộ) đến nỗi có lúc nghĩ đến đi ăn là sởn gai ốc. Mấy anh người Nhật thì luôn nhường mình miếng cuối cùng, mãi mình mới biết đó là miếng dành cho khách (miếng quí nhất)! Cái nhìn lúc đó của mình về văn hoá Nhật gắn với nghệ thuật phục vụ, luôn là sự chu đáo đến từng chi tiết, vì ẩm thực thể hiện các mặt khác của đời sống.

Nhưng phải tới 15 năm sau khi biết đến thực dưỡng và gặp ông bà Ando, thì mình mới thấy ‘văn hoá Nhật’ ở một góc nhìn khác. Đó là ‘những trái tim thực dưỡng’ gửi gắm qua thức ăn, sự trân quí thức ăn và công phu của nấu nướng.

Rồi tới một ngày mình tới Nhật với tư cách ‘thực dưỡng’ cùng chị Trâm và 4 người nữa năm 2016, lần đầu tiên được ông bà Ando mời ăn một bữa kiểu ‘Shojin Ryori-do’ ở một quán trên đồi ở Kyoto. Bề ngoài vẫn giống nhau (như cách bày biện, cách phục vụ…) nhưng lần đầu tiên mình hiểu thế nào là ‘đạo’, điều rất khó diễn tả. Có lẽ đạo khác với nghệ thuật ở chính yếu tố con người. Và giờ mình có suy nghĩ, dù chỉ là cách ăn số 7 (một bát cơm lứt muối vừng) cũng có thể thể hiện ‘văn hoá’ theo đúng nghĩa của từ này.

Thế nên mình nghĩ đây là câu hỏi ‘mở’ đối với tất cả mọi người, mỗi người có một góc nhìn riêng. Bất cứ ai cũng có thể trả lời câu hỏi trên, nhưng ‘thực dưỡng’ lại ngược hẳn lại với ‘đời sống xa hoa’ hiện tại tại Nhật, mặc dù bề ngoài có thể giống nhau. Vậy đâu là văn hoá Nhật mang tính truyền thống nhất?

Mình chỉ chia sẻ vài ý kiến cá nhân, còn phần trình bày mình nghĩ nên để chị Trâm phát biểu quan điểm của chị, vì cũng khó có thể đưa ra một quan điểm chung cho cả cộng đồng.

Giờ mình đi ngồi thiền. Cảm ơn bạn đã đọc.

Ăn gì quan trọng phết vì mình sẽ là THỨ mình ăn - máu là nghiệp lỏng!

Tác ý khi ăn là quan trọng; mục đích của việc ăn là quan trọng! Chả lẽ bạn có thể thiền sâu với bệnh táo bón hay phân sống được không???
Bạn đã gửi
Máu a xít hay bị kiềm bạn có tỉnh thức được không khi KHÔNG quan tâm đi con đường TRUNG ĐẠO? Đức Phật dạy: con đường của ta là con đường trung đạo? Tôn giáo mấy trăm năm nay chả thay đổi được thế giới của Maya!? Nếu nó thay đổi được covid không xuất hiện???
Bạn đã gửi
Mấy vị chức sắc tôn giáo đều có bụng bự chảng??? Mặt nom bóng dáng heo gà bóng nhẫy cổ có nọng chả khác mấy ông nhớn chính trị…
Bạn đã gửi
Bạn đã thu hồi một tin nhắn
Bạn đã gửi
Ngay Thực Dưỡng có thể thay đổi đ thế giới thì mấy “ông nhớn” TD trên mạng lại chỉ chuyên trị bệnh (nổi tiếng về chữa bệnh mà thôi, tổ chức giỗ Ohsawa cũng chỉ cho bệnh nhân thành công lên phát biểu) nên TD xưa nay chỉ bệnh nhân bâu đầy chung quanh thì làm sao thế giới thấy đ diệu dụng của Thực dưỡng???




--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Sep 18 2021, 11:43 AM
Bài viết #6


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,919
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Em và anh Thái vừa nói chuyện về chủ đề này, có mấy dòng muốn trao đổi với chị với nội dung ở dưới để xoáy hơn vào câu hỏi của bên Nhật, và mang tính đại diện hơn cho thực dưỡng Việt Nam:

H: Bạn có ấn tượng gì về Văn hóa Nhật Bản dưới góc độ văn hóa ẩm thực Nhật bản?
Chúng tôi có ăn các món ăn Nhật tại Việt Nam và Nhật Bản do cả người Việt và Nhật nấu, cả không thực dưỡng và thực dưỡng, thấy đó là một nghệ thuật sắp đặt cầu kì nhưng cũng rất khác nhau.
Nhìn chung đó là sự trọng về hình thức, cố gắng thể hiện tất cả sự đa dạng về đời sống và đặc trưng của quần đảo với hải sản phong phú nhưng sản phẩm nông nghiệp lại ít ỏi.
Các món ăn thực dưỡng Nhật chiếm một phần rất nhỏ trong đó mới thật sự gây ấn tượng cho chúng tôi, đó là sự cân bằng âm dương và sự thanh đạm của đời sống (Zen), phải chăng đó chính là ‘truyền thống’ xa xưa mà tiên sinh Ohsawa muốn khôi phục lại, giống như bài học về âm – dương đầu tiên cho trẻ mới tới trường từ thời xưa mà nay không còn thấy?
Nếu coi thức ăn là nhịp cầu nối con người với vũ trụ theo tinh thần PU thì phải chăng đây mới là cốt tủy của văn hóa truyền thống Nhật Bản? Tôi muốn nhận được câu trả lời của các bạn.
Khi sang Việt Nam tiên sinh Ohsawa từng nói: ‘Trong tương lai Việt Nam sẽ trở thành cái nôi của thực dưỡng’, các bạn thấy câu nói này thế nào?

H: Bạn nghĩ gì về Thân thổ bất nhị?
Từ xa xưa khi đời sống của Nhật Bản cô lập trong quần đảo thì nguyên lý này là rất tự nhiên. Người Nhật ‘dương’ với thức ăn chính là cá, ít rau và muối, và tinh thần ‘võ sĩ đạo’, và bắt đầu đi chinh phục các nước khác. Sau đó thì Nhật đại bại sau thế chiến 2 và trở nên ‘âm’. Dần dần đời sống quân bình trở lại khi Nhật hoàng phục hồi nước Nhật và đời sống văn hoá cũng như ẩm thực được âu hoá. Ngoài việc ‘thân thổ bất nhị’ là nguyên lý của trật tự vũ trụ, con người sinh ra ở đâu thì phù hợp với thức ăn ở chỗ đó (ta là cái ta ăn), tiên sinh Ohsawa nhân đó muốn phê phán việc nhập cảng thức ăn ngoại lai và rời bỏ việc trồng trọt tự cung tự cấp của người dân Nhật Bản truyền thống.

H: Bạn nghĩ gì về Nhất vật toàn thể? (Không phải lúc nào cũng có thể ăn được toàn phần, vậy bạn bám sát Nhất vật toàn thể mức độ nào?)
Nhất vật toàn thể cũng là nguyên lý của Trật tự vũ trụ, là sự cân bằng về âm dương. Mọi thứ trong tự nhiên sinh ra vốn cân bằng, nên chúng ta phải tôn trọng điều đó.
Cũng vậy, người dân Nhật do sống ở đảo với nguồn thức ăn hạn chế nên rất tiết kiệm, họ sẽ ăn hết chỉ trừ những phần không thể ăn được. Theo nguyên tắc này thì tiên sinh Ohsawa đã đưa ra các cách ăn khác nhau, và cách ăn số 7 (thuần gạo lứt muối mè) là cách ăn ‘nhất vật toàn thể’ nhất. Hay nói cách khác, đây là cách ăn quân bình âm dương nhất.

Ở Việt Nam, các bạn thực dưỡng đều đọc và biết tới hai nguyên lý này, tuy nhiên thực trạng vẫn sử dụng rất nhiều nguồn thức ăn từ địa phương khác hoặc nhập khẩu từ nước ngoài. Ở Nhật thì thế nào?
Chúng tôi còn muốn nói nhiều hơn việc trả lời các câu hỏi trên, nhưng trên hết là sự biết ơn tiên sinh, trật tự vũ trụ và các bạn đã tổ chức online để có sự kết nối ngày hôm nay, để chúng tôi có thể bày tỏ sự biết ơn đó.
Các bạn có những ý kiến gì hay thì bảo cho chúng tôi biết với nhé?


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Sep 18 2021, 02:02 PM
Bài viết #7


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,919
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Đây là bản Trường viết lại dựa trên ý kiến của các đại diện thực dưỡng 3 miền ở Việt Nam: Ngô Ánh Tuyết (miền Nam), Nguyễn Minh Thái (miền Trung) và Phạm Thị Ngọc Trâm (miền Bắc). Rất mong mọi người cùng đọc và góp ý kiến:

H: Bạn có ấn tượng gì về Văn hóa Nhật Bản dưới góc độ văn hóa ẩm thực Nhật bản?
Chúng tôi có ăn các món ăn Nhật tại Việt Nam và Nhật Bản, các món ăn thông tục cũng như các món ăn thực dưỡng, thấy đó là một nghệ thuật sắp đặt cầu kì nhưng lại hàm chứa nội dung rất khác nhau.
Ẩm thực Nhật Bản nói chung dường như cố gắng thể hiện tất cả sự đa dạng về đời sống và đặc trưng của quần đảo Mặt Trời Mọc với hải sản phong phú nhưng sản phẩm nông nghiệp lại khá ít ỏi. Và ít ỏi hơn trong nền ẩm thực đó là ‘các món ăn thực dưỡng Nhật’ mới thật sự gây ấn tượng cho chúng tôi, bắt đầu từ thông điệp của bác Diệu Hạnh sau khi sang Nhật kỷ niệm 100 ngày sinh của Lima sensei: ‘ước gì mời được người Nhật tới dạy nấu ăn cho mình?’, tới khi ông bà Ando sang nấu cho chúng tôi ăn bữa đầu tiên năm 2011, có thể gọi là bữa ăn ‘giác ngộ’ khiến chúng tôi rất cảm kích, rồi các chương trình dạy nấu ăn thực dưỡng món Nhật tại Việt nam, cho tới ngày chúng tôi sang Nhật năm 2016… Đó không chỉ là nghệ thuật, cân bằng mà còn mang lại sự yên tĩnh sâu sắc cho người ăn (Zen), phải chăng đó chính là ‘truyền thống’ xa xưa mà tiên sinh Ohsawa muốn khôi phục lại, giống như bài học về âm – dương đầu tiên cho trẻ mới tới trường từ thời xưa mà nay không còn thấy?
Thức ăn là nhịp cầu nối con người với vũ trụ và chúng tôi đã kết nối được với các bạn Thực Dưỡng Nhật Bản và khắp mọi nơi trên thế giới… mang thông điệp gạo lứt đến khắp mọi miền… ông Ando khuyên chúng tôi quay về tìm nguồn gốc của các món ăn cổ truyền, chúng tôi đã tìm được và rất vui mừng về điều đó… Phải chăng đây mới là cốt tủy của văn hóa truyền thống Nhật Bản? Tôi muốn nhận được câu trả lời của các bạn.
Khi sang Việt Nam tiên sinh Ohsawa từng nói: ‘trong tương lai Việt Nam sẽ trở thành cái nôi của thực dưỡng thế giới’, các bạn thấy câu nói này thế nào?

H: Bạn nghĩ gì về Thân thổ bất nhị?
‘Thân thổ bất nhị’ là nguyên lý của trật tự vũ trụ, trời đất sinh ra vốn đã tự nhiên, con người sinh ra ở đâu thì phù hợp với thức ăn ở chỗ đó (ta là cái ta ăn). Vậy có nên không việc rời bỏ trồng trọt tự cung tự cấp và đi vào hướng nhập ngoại?
Văn hóa ẩm thực cổ truyền Việt Nam rất giống văn hóa ẩm thực cổ truyền Nhật Bản ở chỗ, mùa nào thức đó và ăn tất cả những phần ăn được của một vật thực. Tuy nhiên, Việt Nam hơi khác Nhật Bản là dân Việt ăn hơi Âm hơn dân Nhật xét theo Nguyên Lý Vô Song (PU).
Chúng ta không thể thay đổi môi trường khí hậu khắc nghiệt nơi mình sống nhưng có thể dùng sinh vật nơi đó để thừa hưởng lại sự đề kháng của sinh vật đã sinh trưởng được trong môi trường đó ...

H: Bạn nghĩ gì về Nhất vật toàn thể? (Không phải lúc nào cũng có thể ăn được toàn phần, vậy bạn bám sát Nhất vật toàn thể mức độ nào?)
Nhất vật toàn thể cũng là nguyên lý của trật tự vũ trụ. Mọi thứ trong tự nhiên sinh ra vốn cân bằng, nên chúng ta phải tôn trọng điều đó.
Nhất vật toàn thể cũng thể hiện sự tiết kiệm, vì ‘thức ăn là trời, thức ăn là sinh mạng’ như lời tiên sinh nói. Tiên sinh Ohsawa đã đưa ra các cách ăn khác nhau, trong đó cách ăn số 7 (thuần gạo lứt muối mè) là cách ăn ‘nhất vật toàn thể’ nhất (có rất nhiều bạn thực dưỡng Việt Nam đang thực hành cách ăn này).

Ở Việt Nam, hầu hết các bạn thực dưỡng đều đọc và biết tới hai nguyên lý này nên đã có ý thức thực hành, thí dụ trồng trọt hữu cơ tại địa phương, tuy nhiên thực trạng vẫn có trào lưu nhập khẩu đồ từ nước ngoài. Ở Nhật thì thế nào?
Chúng tôi còn muốn nói nhiều hơn việc trả lời các câu hỏi trên, nhưng trên hết là sự biết ơn tiên sinh, trật tự vũ trụ và các bạn thực dưỡng Nhật đã tổ chức online để có sự kết nối ngày hôm nay, để chúng tôi có thể bày tỏ sự biết ơn đó.
Các bạn có những ý kiến gì hay thì bảo cho chúng tôi biết với nhé?


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Sep 23 2021, 08:01 PM
Bài viết #8


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,919
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Trích dịch thư của ông Ando (nhân việc Trường có thông tin cho ông Ando về chương trình giao lưu với hội thực dưỡng Wanokai ngày 3/10, ông là thành viên của WANOKAI nhưng chưa nhận được thông báo về việc VN tham gia chương trình)
Trường thân mến,
……
Ba câu hỏi mà Shugo hỏi các bạn đối với tôi dường như không thú vị hoặc vô nghĩa đối với những người thực dưỡng như Trâm sensei và các bạn. Đặc biệt là câu hỏi đầu tiên. Tôi cảm thấy điều đó thật thô lỗ. Nó giống như một chương trình truyền hình Nhật Bản mà họ hỏi người nước ngoài ở một góc phố Tokyo. Tôi sẽ không bao giờ có thể hỏi một câu như vậy với Ánh Tuyết sensei cũng như Thái sensei.

Sakurazawa sensei thường không dùng từ Nhất vật toàn thể (一 物 全体). Ông chỉ nói đừng gọt vỏ trừ một số loại rau củ. Nhưng bạn có biết ông hay nói “Nếu bạn ăn lạc, hãy ăn cả vỏ” rất nghiêm túc đấy không!! Tôi nghĩ rằng đó là một mấu chốt của thiền (Zen) để đánh thức Lima và các học trò của ông phải hết sức thận trọng về cách Tự nhiên (Trật tự của Vũ trụ) tạo ra từng loại thực phẩm và nhận ra cách nấu và ăn từng loại thực phẩm đặc biệt một cách phù hợp và có chủ đích. Phương pháp dạy học trò của ông thật thú vị làm sao! Khái niệm ‘Nhất vật toàn thể’ được bao hàm trong khái niệm ‘Thân Thổ Bất Nhị’ (身 土 不二 の 原則 (nguyên tắc Thân Thổ Bất Nhị). Sakurazawa sensei luôn dùng từ "nguyên tắc Thân Thổ Bất Nhị" chứ không phải ‘Thân Thổ Bất Nhị’ vì cả hai khác nhau về ý nghĩa. (Gần đây tôi đã tìm thấy nguồn gốc của từ Thân Thổ Bất Nhị nhưng để nói với bạn rằng tôi phải lấy cuốn sách Phật giáo gốc cũ của Nhật. Sẽ mất nhiều thời gian cho đến khi tôi nói với bạn về chủ đề này.)

Và chúng ta có thể hiểu và nhận ra ý nghĩa của nguyên lý Thân Thổ Bất Nhị và Nhất Vật Toàn Thể……

Ngô Ánh Tuyết sensei nói đúng và đó là một ý tưởng quan trọng. Thức ăn Việt Nam tự nhiên nhìn chung là Âm hơn thức ăn tự nhiên Nhật Bản vì sự khác nhau về vị trí địa lý và tất yếu của thực phẩm. Thái sensei cũng đã nói một điều tốt. Virus đã sống với chúng ta ngay từ đầu giúp chúng ta phát triển thân thể. Nếu không có virus trên thế giới này thì không có sự sống nào cả.

Hôm nay ở đây trời đẹp nhưng rất nóng. Tôi đang nghe "Johannes Passion". Tôi rất thích âm nhạc tôn giáo của Bach. Tôi hy vọng bạn hiểu tôi.
Trân trọng,

Yasuhiro

22/9/2021


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Sep 23 2021, 08:05 PM
Bài viết #9


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,919
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



https://www.youtube.com/channel/UCwkvGOhmfHTMBiH26PwCX3g


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 29th March 2024 - 08:40 PM