IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Tình hình tâm linh nước nhà, Lắm thầy thì nhiều ma
Diệu Minh
bài Nov 17 2007, 11:10 AM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,053
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Các cụ nói không sai: "Lắm thầy thì nhiều ma", nhiều người không thích tin Phật chỉ thích tin thánh (Phật thì từ bi, thánh thì một li cũng chấp!) và tin ma... mà ma càng ghê gớm và càng sân thì lại càng được tôn thờ! nên NÓ càng linh thiêng! Vì tam giới duy tâm tạo...

Có nhà người quen vừa cởi mở kể cho tôi nghe là nhà họ bị động, bị ngạo nghễ với các vong linh ở trên mảnh đất và bị ... điên, điên là bệnh chung của nhân loại chỉ có điều người nhiều người ít... tu tới một trình độ nào đó mới thấy "tâm bình thường là đạo", mới thầy mọi thứ sông là sông núi là núi... Thấy mọi thứ không như nó đang là vốn đã là "điên" rồi, là sống trong ảo ảnh ảo giác rồi.

Tiên sinh Ohsawa biết điều này nên có lần tiên sinh bảo: ông A đang nói chuyện với bà B là hai con ma đang nói chuyện với nhau, là vậy!

Đi theo Phật thì mọi sự sáng ra và biết cách giải quyết rốt ráo từng thứ theo thứ tự lớp lang... nếu không đắm đuối vào rừng mê tín dị đoan, hiện nay lớp người tu hành (các môn phái) và có chút kiến thức tâm linh lại là lớp người có nhiều tà tín nhất...
Chỉ một số ít trong họ có chánh tín và có chánh kiến... và có trí tuệ.

Ngài U Zin ở trường thiền của tôi nói:

- Chúng mày đừng có tin Kinh điển Pali được dịch sang tiếng Việt.

Vì Hoà Thượng Thích Minh Châu là người học pháp học từ Ấn Độ về, ngài đậu tiến sĩ Phật học. Và ngài dịch phần lớn kinh điển nguyên thủy sang tiếng Việt???... hiện nay ở VN nhiều người noi vào đó để tu... nhưng tôi tin ngài U Zin vị thầy thánh tăng mà tôi theo học hơn hoà thượng Thích Minh Châu.

Thầy tôi ra sách và thầy cấm không đưa sách của thầy cho các sinh viên của trường đại học Phật giáo Miến, tại sao? có ở Miến mới thấy mấy người Việt thích học Pháp học rất chi là ... kiêu ngạo kinh hoàng cả người, mấy sư cô rất ... hay nối sân... vì sao? một lý do nữa là vì ăn mặn chăng? Sự hiểu biết sinh ra kiêu ngạo và hay "cãi vã" tranh luận.. tiên sinh biết điều này nên ông thành lập trung tâm của những người NO biết, biết là cãi, không biết lấy gì mà cãi đây???

Có hai loại biết:

- Tuệ hiệp thế
- Tuệ siêu thế.

Tuệ hiệp thế dễ sinh ra kiêu ngạo ...
Tuệ siếu thế là tuệ (kinh nghiệm trực tiếp) về khổ, vô thường, vô ngã nên không có bóng dáng của kiêu ngạo....


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Linh Sơn
bài Nov 18 2007, 10:52 AM
Bài viết #2


Newbie
*

Nhóm: Members
Bài viết: 5
Gia nhập vào: 18-November 07
Thành viên thứ.: 105



Kính gửi bạn Diệu Minh !
Tôi cũng là một Phật tử. Tôi mới được biết đến trang thucduong.vn nhân duyên 1 nhà sư giới thiệu.Thi thoảng tôi hay vào đọc các bài viết trên diễn đàn. Hôm nay có đọc bài viết này của bạn tôi xin có ý kiến thê này . Bạn đã viết:

QUOTE(Diệu Minh @ Nov 17 2007, 11:10 AM) *
Ngài U Zin ở trường thiền của tôi nói:

- Chúng mày đừng có tin Kinh điển Pali được dịch sang tiếng Việt.


Theo tôi kinh sách được dịch sang tiếng Việt có thể dịch chưa chính xác 1 số chỗ. Nhưng không phải vì lý do đấy mà chúng ta không tin toàn bộ kinh sách được dịch sang tiếng Việt. Ngài Uzin ở trường thiền của bạn là người nước ngoài nên có thể ông ta không biết tiếng Việt thì làm sao mà biết kinh sách được dich sang tiếng Việt thế nào mà buông lời khuyên dạy như thế.
Đức Phật dạy chúng ta là không vội tin mà cũng không vội bác bỏ, chứ đâu có dạy ĐỪNG CÓ TIN. Đừng có tin như thế là vội bác bỏ rồi đấy bạn ..........
thế mà bạn cũng vội tin theo ngài Uzin :
QUOTE(Diệu Minh @ Nov 17 2007, 11:10 AM) *
Vì Hoà Thượng Thích Minh Châu là người học pháp học từ Ấn Độ về, ngài đậu tiến sĩ Phật học. Và ngài dịch phần lớn kinh điển nguyên thủy sang tiếng Việt... hiện nay ở VN nhiều người noi vào đó để tu... nhưng tôi tin ngài U Zin vị thầy thánh tăng mà tôi theo học hơn hoà thượng Thích Minh Châu.

Cho tôi hỏi :Niềm tin của bạn có cơ sở hay không? Hay cũng lại theo chân ngài Uzin mà VỘI TIN VỘI BÁC BỎ mất rồi!

Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Nov 18 2007, 09:22 PM
Bài viết #3


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,053
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Học thiền thì phải học trực tiếp với một bậc thầy giác ngộ ạ và ngay thời Đức Phật một đệ tử còn phải sống gần Phật 5 năm nữa ạ.

Cho nên nếu học phật qua sách vở là một sự khiếm khuyết người thầy đã chứng ngộ chỉ dẫn cách thực hành giáo Pháp và việc đọc dù có khai ngộ tới đâu cũng chỉ ở mức văn tuệ thôi ạ...

Và chỉ đọc những gì đã được ghi trong kinh điển lại do một người chưa tu chứng dịch chắc chắn là có chỗ đã hiểu sai ý Phật ạ.

Một lần tôi trình Pháp:
- Thưa thầy, con rất vui vì bây giờ con đọc Kinh Phật tới đâu hiểu tới đó (đọc Kinh sách đã được dịch ra tiếng Việt: quyển "thiền môn nhật tụng",... thầy tôi cười bảo:
- Đến A la Hán còn chưa hiểu hết Kinh Phật...

Ví dụ: Sư Pháp Thông dịch ... một danh từ chuyên môn của Pháp thiền nguyên thuỷ... từ tiếng Anh (quyển "Thấy và Biết") là Tâm hữu phần, chỗ khác có người dịch là tâm hộ kiếp, luồng hộ kiếp...trong khi tu tập tôi có gặp kinh nghiệm đó và trở nên không biết điều gì xảy ra vì lúc đó quả thật tôi không biết nhưng tôi không ngủ, rõ ràng là tôi không bị hôn trầm... sau đó thấy người cực kỳ sảng khoái và khoẻ vô biên... tôi không biết làm sao để trình Pháp kinh nghiệm của mình và lục tìm trong sách vở đã dịch sang tiếng Việt, may có quyển "Thấy và Biết" trong đó ngài Pa Auk nhắc đi nhắc lại kinh nghiệm đó một số thiền sinh đi qua kinh nghiệm này và tưởng là mình nhập niết bàn... vì đối tượng là luồng Bhavanga... sư Pháp Thông may cũng để nguyên tiếng Pali... và vì là đối tượng trở nên "nhỏ nhít" đến độ "không nhận được ra"... nên thiền sinh tưởng mình chứng đắc niết bàn...

Một chuyện thuộc về chuyên môn như vậy, nếu là người tu chứng đi qua các kinh nghiệm đó một cách sâu sắc như ngài Pa Auk... ngài mới nói rõ và chỉ rõ ra được việc nhận thức sai lạc... tuy nhiên nếu sư Pháp Thông mà không để nguyên chữ Pali Bhanvanga... thì khi tôi đọc sách của ngài Jotika tả về "bản đồ hành trình tâm linh" (sư Tâm Pháp dịch) miêu tả về 16 tầng tuệ mà sư Tâm Pháp cũng không để nguyên chữ Bhanvanga, thì tôi cũng phải lùng tìm sách gốc tiếng Anh thì thấy họ để nguyên chữ đó và tôi đã thấy được ngài P và ngài J cùng tả về tâm Bhavanga... cũng hao hao tương tự, nhưng tôi có cảm giác ngay sư P và sư T khi dịch hai quyển này thì chính hai vị sư khả kính của chúng ra cũng chưa đi qua kinh nghiệm đó và vì vậy chuyển ngữ thì không sai về ngữ pháp... nhưng mà tôi đã đi qua kinh nghiệm đó rồi thì tôi lại ghi lại rõ ràng và dễ hiểu hơn cho người đọc, hơn là bản dịch do người dịch chưa đi qua kinh nghiệm nên chỉ dịch thuần tuý về chữa nghĩa văn phạm và ngữ pháp... chuyển ngữ là một năng khiếu và cần phải có chuyên môn nữa..


Chỉ một việc nhỏ nhò và không phải là dịch Kinh của Đức Phật mà còn ... như thế, tôi thấy chúng ta có thể suy ra: học đạo với các vị minh sư quan trọng hơn việc đọc sách do người không phải là chuyên tu dịch... vì thế ở Miến có kỳ kết tập tam tạng Kinh điển lần thứ 6.. để làm gì? để cho đúng là Phật ngôn thì hàng thánh tăng nghe sẽ thấy "lọt tai" ngay và người Phàm thì còn ưa và thích cho nên nghe không biết đâu là ý Phật thật.. vì thế ở Miến và Thái họ đọc Kinh Phật trực tiếp và đọc hàng ngày bằng tiếng Pai và phải học tiếng Pali vì thế...

Dịch tức là Phản... ta không thể phủ nhận công đức lớn lao của hoà thượng Thích Minh Châu... nhưng tôi có mang về VN quyển "Kinh vô ngã tướng" của Đức Phật do ngài Mahashi giảng và được dịch sang tiếng Anh và bác Phạm Kim Khánh dịch sang tiếng Việt, có lẽ đó là một trong những quyển kinh mà tôi tâm đắc nhất và mảng sách kinh nguyên thuỷ do bác Phạm Kim Khánh dịch và sư Khánh Hỷ Trần Minh Tài dịch.. đều là những quyển rất hay và dễ hiểu vô cùng... vì sao? vì sư Khánh Hỷ thường xuyên sang tu ở Miến từ nhiều năm rồi, vì có tu tập hàng ngày với các vị thánh tăng nên chất lượng dịch khác lắm... là tôi nói với ý xây dựng chứ không bài bác...

Nếu đọc Kinh do HT TMC dịch thì tôi đọc những quyển như: 37 Phẩm trợ đạo - những yếu tố cần thiết cho sự giác ngộ và nhiều kinh sách Phật hiện nay do những người tu học trực tiếp với các vị thánh tăng dịch... thì tôi thấy tốt hơn...
Đây là một ý riêng có tính chủ quan, xin được vui lòng thứ lỗi nếu đã phạm vào niềm tin tôn giáo của bạn.
Thầy tôi không có ý mạt sát ai nhưng là người chuyên tu có chuyên môn sâu dịch khác lắm đấy ạ, lại nữa người đó cũng phải có năng khiểu chuyển ngữ nữa ạ....

Cũng như tôi đã gặp nhiều bậc thầy nhưng khi tôi học đạo trực tiếp với thầy tôi thì mọi sự khác xa với khi tôi gặp các vị cao tăng khác ở Việt Nam ạ, tôi có quyền phát biểu cảm nghĩ riêng tư của mình chứ ạ?

Nếu chưa có ai dịch Kinh sách Phật hay hơn hoà thượng TMC thì cứ đọc sách của HT dịch ạ, nhưng nếu có ai dịch hay hơn và chính xác hơn thì nên đọc cả những điều họ dịch nữa ạ, vì Phật Pháp vô biên thệ nguyện học ạ...
Có một bài kinh đọc trước khi ăn ở trường thiền W Thái Lan tôi mang về, muốn dùng trong khoá thiền ở chùa Nguyên Thuỷ... sư trụ trì Pháp Chất cẩn thận đi nhờ các vị cao tăng nhât nước nhà về kinh điển Pali dịch... tôi đọc kỹ 3 bản dịch đó... và cuối cùng tôi dùng bài dịch của chị Thiện dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt, vì sao? vì ngôn ngữ của các bậc trưởng thượng của chúng ta là ngôn ngữ cổ và dùng nhiều từ hán nôm khó hiểu trong khi muốn phổ cập một cái gì đó nên dùng nguyên gốc hoặc dùng tiếng Anh diễn đạt cho trong sáng và dễ hiểu...

Hiểu được thì mới làm được... hi hi chúc lành, sadhu!


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Linh Sơn
bài Nov 22 2007, 10:39 AM
Bài viết #4


Newbie
*

Nhóm: Members
Bài viết: 5
Gia nhập vào: 18-November 07
Thành viên thứ.: 105



Bạn nói thế là sai rồi. Trong kinh nguyên thuỷ đức Phật dùng ngôn ngữ rất phổ thông . Không nhất quyết phải người tu chứng mới có thể dịch được.
Cho đến khi xuất hiện các hệ phái phát triển thì ngôn ngữ mới mang tính chuyên môn của hệ phái đó . Khi đó cần có người tu chứng trong hệ phái đó mới có khả năng chuyển dịch ngôn ngữ của hệ phái đó .
Đây chính là điều mà bạn nói phải là người tu chứng mới có khả năng dịch kinh sách. Nói cho đúng là Người tu chứng trong hệ phái nào thì mới có khả năng làm công tác phiên dịch kinh sách của hệ phái đó .
Và hệ phái Theravada thì có kinh sách riêng của họ . Hệ phái này cũng công nhận kinh mà đức Phật thuyết như các hệ phái khác , nhưng họ còn thêm vào kinh sách riêng của họ . Đấy là Vi diệu pháp. Nó được đưa vào trong đại hội kiết tập kinh sách lần thứ 3, do các thượng toạ tu chứng pháp môn vipassana đưa vào thêm, (không phải như 2 lần kiết tập trước ,là do các vị A la hán.)
Ví dụ về Tâm hữu phần mà bạn nêu ra là nằm trong Vi diệu pháp. Dù cho Vi diệu pháp là những pháp rất là vi diệu, chỉ những ai có kinh nghiệm tu vipassana mới có thể biết đến nó và dịch được nó. Nhưng Vi diệu pháp không chắc chắn là lời Đức Phật. Khi mà pháp môn nào được đưa thêm vào thì nó đã mang tính phát triển sáng tạo rồi, đâu có thể gọi được là nguyên thuỷ gì nữa đâu.
Và theo tôi thì hoà thượng Thích Minh Châu không có dịch Vi diệu pháp của hệ phái bạn đâu. Hoà thượng chỉ dịch kinh nguyên thuỷ thôi bạn. Những kinh sách dịch của hoà thượng thì không có liên quan gì đến kinh sách hệ phái Theravada , nên bạn không phải lo đến thế.
Kính chúc bạn an lạc .
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Nov 22 2007, 10:34 PM
Bài viết #5


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,053
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Trong quyển "thiền môn nhật tụng" của thầy Nhất Hạnh, đức Phật có câu: "Phàm cái gì có hình tướng là ở đó còn có sự lường gạt", hi hi, tôi thích nhất câu nói đó của Đức Phật cho dù nó là của bất cứ hệ phái nào dịch, và bất cứ ai dịch.
Kinh điển Đức Phật dạy chỉ tóm gọn trong câu này là đủ.
Hiều được thì không cần nhiều lời, không hiểu được thì lời nào cũng sai.

Quyển "Kinh vô ngã tướng" ngài Mahashi giảng về một đoạn kinh nguyên thuỷ của Đức Phật, tôi cũng thích nhất khi ngài giảng về sự thấy biết. Cái biết duyên nơi đối tượng mà có, nếu không có đối tượng là không có sự hay biết, còn sự quan sát thì lại là việc khác.

Tâm hay biết và tâm quan sát là 2 việc khác nhau đấy ạ.
Lục căn, tiếp xúc lục trần, sinh ra lục thức: 18 "thằng này" không phải là ta và của ta, không phải là tự ngã của ta.

Vấn đề không phải là đúng hay sai, mà là chọn giải pháp thì mới giải thoát, còn đúng sai là còn bị kẹt ạ.
Nói cũng bị ăn 3 hèo và nín cũng bị ăn 3 hèo là gì ạ?
Hi hi banana.gif

Hôm nay ở quán, có một người bạn chê tớ, thế là tớ cười ha ha khoái trí, tới bảo với cậu ta: muốn làm tớ buồn thì phải khen tớ, chê tớ là tớ khoái lắm đấy. Người bạn đó bảo: vấn đề là tớ không muốn Trâm khổ!

Thế là cả hai, 3, 4 người cùng cười ha ha, hiểu ý hãy quên lời.

Bạn thế mới là bạn.
Tớ có một người bạn: dù mình tu theo môn phái nào hay đi lộn đầu xuống đất nó vẫn cứ yêu quí mình hết mực.

Còn có những người bạn đạo khác: mình mà không tu theo môn phái đó lả họ cho mình "ra rìa" ngay!
Và nếu mình làm cho họ thấy họ sai là họ càng ... ???????

Nếu cho bạn chọn một giải pháp cho cuộc đời bạn thì bạn chọn cách ngồi đọc Kinh sách hay chọn con đường tới hành thiền với một bậc thầy? hay là cả hai. Tôi thì tham lắm: cả hai, nhưng không hiểu sao tôi đọc Kinh sách của các thầy ở VN dịch "không vô", đây cũng là may mắn vì tôi chỉ là tờ giấy trắng, vào trường thiền: không suy nghĩ, không suy tư và không cả xét đoán nữa... bạn làm gì?

Có nhiều thiền sinh học nhiều Pháp học nên cứ một mực lôi pháp học ra hỏi thầy, mà ông thầy của tôi lại "giác ngộ ở ngoài chợ" cho nên thiền sinh không có kinh nghiệm tu chứng, lôi pháp học ra hỏi là ông biết ngay, còn tôi vốn là người hoang dại, kinh nghiệm của tôi thì mọi người có thể hiểu ngay vì tôi dùng ngôn ngữ phàm phu tục tử để trình Pháp và không biết cách trình Pháp theo chuyên môn Phật Pháp, nên một cô Việt Kiều học đạo với ngài Kim Triệu bảo là: cô Trâm không học Pháp học nên cô không biết, nhưng cô trình Pháp tới đâu chúng tôi nghe là biết liền, đó là "Cái gì?", tu thiền với minh sư khác xa đọc sách hàng ngày dù đó là Kinh Phật, và do ai dịch đi chăng nữa.

Học pháp học có một điều nguy hiểm là dễ bị tâm trí lừa: tôi đã biết, tôi đã hiểu và do đó lười đi hành thiền trong im lặng để kinh nghiệm rằng ta không là ai cả.

Và rất thích hý luận.

Tín - huệ và tấn - định nhiều, không thăng bằng đều tạo phản ứng không tốt cho hành giản

Cầu chúc bạn luôn tinh tấn và an lạc.
Amen!


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Linh Sơn
bài Nov 24 2007, 10:38 AM
Bài viết #6


Newbie
*

Nhóm: Members
Bài viết: 5
Gia nhập vào: 18-November 07
Thành viên thứ.: 105



Cho dù bạn có câu bài hay có thích hý luận thì lời ngài Uzin nói “ Chúng mày đừng có tin kinh sách Pali được dịch ra tiếng Việt ‘ cũng vẫn là 1 lời nói “ vơ đũa cả nắm” (Câu này chỉ đúng với phạm vi dịch Vi diệu pháp tiếng Pali.)
Và khi mà bạn vội tin theo không có xét đoán thì bạn đúng là vội vàng tin như tôi nói ban đầu . Ai ở nước Vn cũng tu hành với niềm tin mê tín như thế thì tình hình tâm linh nước nhà đúng thật rất đáng lo.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Nov 25 2007, 09:18 PM
Bài viết #7


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,053
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



QUOTE(Linh Sơn @ Nov 24 2007, 10:38 AM) *
Cho dù bạn có câu bài hay có thích hý luận thì lời ngài Uzin nói “ Chúng mày đừng có tin kinh sách Pali được dịch ra tiếng Việt ‘ cũng vẫn là 1 lời nói “ vơ đũa cả nắm” (Câu này chỉ đúng với phạm vi dịch Vi diệu pháp tiếng Pali.)
Và khi mà bạn vội tin theo không có xét đoán thì bạn đúng là vội vàng tin như tôi nói ban đầu . Ai ở nước Vn cũng tu hành với niềm tin mê tín như thế thì tình hình tâm linh nước nhà đúng thật rất đáng lo.


Theo nhận định chủ quan của tôi thì Việt Nam không có thánh tăng.

Tôi tin thầy tôi và tôi thực hành Pháp quán tâm, và tôi khoái bộ môn này nhất.

Ngài Achaan Chah nói: hãy dưỡng nuôi Phật giáo bằng Pháp niệm tâm.

Ngài Goenka nói: thiền là cái để thực hành không phải là cái chỗ hý luận ạ.

Thân - Thọ - Tâm - Pháp, nếu không quán tâm được thì không còn cách nào quán Pháp được và không thấy Pháp thì không thấy Phật được. Và như vậy tứ niệm xứ là con đường độc nhất để giúp ta có thể giải thoát giác ngộ mà không đi lòng vòng... 37 Phẩm trợ đạo và thất giác chi... đó là con đường dẫn tới trí tuệ bát nhã, siêu vượt ý thức ... Osho có câu: bên kia chiều cái biết, tiên sinh Ohsawa thành lập trung tâm của những người không biết gì, không biết thì không bao giờ cãi lý được nhau điều gì, cái biết sinh ra các cuộc tranh luận liên miên và sinh ra tranh cãi đấy ạ.

Thưa đồng chí, đến đây em xin dừng lời vì Pháp học của em vỏn vẹn chỉ có thế: lục căn tiếp xúc lục trần sinh ra lục thức; 18 chúng nó không phải là ta và của ta... thầy của em hồ đồ vơ đũa cả nắm cũng được ạ.

Vẫn còn hơn là không được học đạo với ngài, hi hi... có học đạo với ngài mới thấy thảm hại cho dân Việt mình lắm ạ.

Có người trình Pháp với thầy là định sang học vài tháng rồi về VN làm thầy dạy thiền... thầy thốt lên: dukkha...

trong khi cả một dòng thiền từ thời Đức Phật mới có một người "kế tục" sự nghiệp... đã là may cho dòng đó.

Hiện nay có một số người đi sang nước ngoài chỉ có 1 vài ngày hay 1 tháng mà về VN loè bịp người là đi hành thiền cả 1 năm.

Ngay trẻ em học lớp 1 để cho chữ o tròn phải luyện cả 1 năm trường, nay học thiền để gột rửa tham sân si hàng ngày mà đòi học vài ngày vài tháng rồi về VN đi dạy thiền cho oai!

Các bạn hãy cảnh giác với những người khoe đi học thiền ở Miến hay Thái nhé, bắt đầu có hàng rởm rồi đấy ạ.

Cho nên những thông tin ở trang web này là những thông tin khá chuẩn đấy ạ.

Còn ai làm sao là quyền tự do của họ ạ.


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Linh Sơn
bài Nov 29 2007, 10:40 AM
Bài viết #8


Newbie
*

Nhóm: Members
Bài viết: 5
Gia nhập vào: 18-November 07
Thành viên thứ.: 105



Phật giáo bị phá hoại đâu chỉ những kẻ ngoại giáo mà còn ở những người xưng là tu hành Phật giáo ăn nói hồ đồ nữa đấy . Bạn nghĩ mà xem : những lời khuyên dậy sai lệc sẽ làm cho người khác bị ảnh hưởng thế nào. ?
Và nếu bạn cho thiền là để thực hành thì bạn hãy đi thực hành đi . Sao còn ngồi đây mà hý luận ,tranh cãi làm gì vô ích .
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Nov 30 2007, 07:44 AM
Bài viết #9


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,053
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Cảm ơn nhiều, còn sống trong thế giới tục đế khái niệm (thế giới tương đối) chưa một lần kinh nghiệm chân đế (thế giới tuyệt đối) thì ắt phải khoái cái món ăn tranh luận, hí luận, đàm luận... và dù thế nào chăng nữa... nó cũng chả có giá trị gì đối với cái đang là.

Xin chúc thân tâm của bạn ngày càng an lạc, thảnh thơi... thân tâm luôn luôn được khoan khoái, an nhàn, vô sự...

Quán sát xem thân tâm mình hàng ngày đang ở trong tình trạng nào có lợi ích lớn lao cho bản thân và xã hội nhiều hơn: xem xem nó đang căng thẳng hay đang thư giãn.

Đức Phật chỉ dạy về khổ và con đường thoát khổ, ai không nói như thế ắt không phải là con của Phật. banana.gif

Hãy rải tâm từ cho bản thân nhiều đi bạn nhé.

Tớ rất quí trọng bạn vì bạn nhắc tớ thực hành giáo Pháp của Đức Phật, hi hi...

Amen.


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Dec 2 2007, 08:33 PM
Bài viết #10


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,053
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Tôi tin ngài U Zin vì ngài cứ nhè vào cái chỗ tôi cho là được của tôi mà ngài "phá chấp phá mê cho tôi" và ngài thường cho nhiều bài tập khó cho tôi học bài, ngài rất là nghiêm khắc với tôi và tôi thích người thầy nghiêm khắc như vậy... nếu bạn có duyên học đạo với thầy tôi hay có tới Miến Điện bạn mới thấy tội nghiệp cho Phật giáo ở Việt Nam này nhiều lắm lắm ạ.

Tôi là mẫu người không tin và tôi thường phải trả giá đắt để có được niềm tin sâu nơi Tam Bảo... và nhờ có sự "phủ nhận" mà tôi tiến hoá tới chỗ bỏ tiền của ra sang Miến học đạo, nếu tôi tự hào tự đắc với các bậc thầy ở Việt Nam, với hệ thống Kinh sách có mặt ở Hà Nội, tôi sẽ không bao giờ có ý định đi đâu để học gì nữa cả, các thầy ở VN giỏi và siêu thế rồi, cần gì phải ra nước ngoài mà học!

Cũng có thể là tôi không có duyên với các thầy ở VN, ví dụ khi tôi gặp hoà thượng Thích Thanh Từ ra chỗ trung tâm UIA của anh Vũ Thế Khanh cùng một phái đoàn tăng ni khá đông từ trước năm 1999, tôi đứng từ xa nhìn vọng vào... đêm đó về nhà tôi đã ngủ sâu hơn vỉ tôi là loại người dễ bị kích động và dễ bị căng thẳng. Năng lượng của phái đoàn của Hoà Thượng đã chữa lành cho tâm tôi và tôi không bao giờ quên điều đó, giữ giới sinh ra năng lượng, thiền định và chánh Pháp sinh ra năng lượng lành... tuy nhiên đối với tôi tôi nhận thấy rằng hoà thượng Thích Thanh Từ giống như ông già kể chuyện cổ tích, trong khi các đệ tử của Hoà Thượng coi HT như Phật sống.

Tôi có cách nhìn riêng của mình về các vị thầy...

Đệ tử của HT ở chùa Sùng Phúc là thầy Tâm Thuần và Tâm Chánh tôi theo học từ năm 2000 đều là những người chân chánh và có trình độ tâm linh cao nhưng đủ duyên là tôi sang Miến tu chứ không sang đó... và tôi đã chính thức mời hai vị thầy cũ của tôi sang Miến và Thái Lan...nhưng một người thì không thích đi một người thích đi thì lại không đủ duyên vì bị gặp phải các chướng ngại ... rất tế nhị...

Từ nhiều năm nay tôi tu tập và khá thân gần với gíới xuất gia... một trong những vị thầy đầu tiên của tôi là cụ thượng toạ Thích Tâm Cẩn, cụ cũng học từ Ấn Độ về...
Thầy nào tôi cũng kính quí ... nhưng sao các thầy không sang Miến hay Thái học tập cách tổ chức hiệu quả như vậy để triển khai ở nước mình cho nó hoành tráng đạo Phật lên nhỉ?

Hoành tráng cả về chiều sâu lẫn chiều rộng.

Không chịu đi nước ngoài học mới là ngã mạn.

Cầu mong những người bạn gạo lứt của tôi ở Hà Nội hãy nhìn nhận ra chỗ kỳ bí của Phật giáo mà lần ra mối đầu để hạ thủ công phu... (theo cách nói của nhà thơ Vương Từ).


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 28th April 2024 - 11:27 AM