IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

> Cuộc đời của ngài Achaan Mun, Thầy của ngài Achaan Chah
Diệu Minh
bài Dec 1 2011, 04:48 PM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,175
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



LỜI TÁC GIẢ
Tiểu Sử của đại đức Mahn Bhūridatta mà các bạn sắp đọc là kết quả của một công
trình nghiên cứu lâu dài. Tôi đã tham khảo, đi gặp các vị đại đức đệ tử của ngài. Những
người đã từng sống chung với ngài.
Tôi đã góp nhặt, ghi lại và soạn ra thiên tiểu sử nầy. Tôi hoàn toàn không vừa ý khi
soạn bản tiểu sử nầy, vì thật là rẩt khó để cho các Sư , các vị đã từng sống tiếp xúc với
ngài diễn tả được hểt những kinh nghiệm sổng trong cuộc đời tu tập của ngài mà ngài đã
nói 1ại cho các vị đó nghe. Nhưng nếu tôi chờ có đầy đủ tẩt cả những chi tiết mà các vị đó
nhớ lại, thì không những e rằng thời gian sẻ làm chúng phai nhòa và mất đi, mà hi vọng
ghi chép lại tiểu Sử vể ngài cũng không thành tựu được.
Rẩt là khó, khi tôi phải cho hoàn thành một công việc mà mình chưa vừa ý, nhưng
hi vọng của tôi là tập tiểu sử nầy giúp ích được phần nào các đọc giả quan tâm đến Phật
giáo
Tôi cố gắng mô tả tất cả những hoạt động của ngài theo thứ tự thời gian, và theo lối
hành văn thuật lại đời sống của các vị Thánh Tăng như' đã được ghi trong các kinh
điển, đồng thời cố ghi lại những bài pháp mà ngài đã giảng cho các đệ tử, mục đích là cho
các thế hệ sau thấy tấm gương đạo hạnh của một bậc chân tu, người đã theo con đường
chỉ dạy của đức Phật. Và cho thấy khả năng chứng đạo có thể đạt được như mô tả trong
các kinh điển, nếu như có một sự gia sức, một sự nổ lực thành thật trong việc tu hành.
Xin các đọc giả tha lổi cho tôi nếu như cách trình bày không có gì thích hợp.
Tôi không như ý về tác phẩm nầy, nhưng vẩn xuất bản vì hi vọng các đọc giả Phật
giáo có thể tìm thấy một sự lợi lạc trong việc đọc lại cuộc đời của ngài, đại đức Mahn Bhūridatta.


Tỳ Khưu Mahā Bowa Ñāṇasampanno
Oct, 1971







NHÀ XUẤT BẢN GIỚI THIỆU

Chúng tôi hân hạnh được trình bày, nơi phụ tnương đặc biệt của tập san nầy, thiên
tiểu sử của cố đại đức thiền Sư Phra Ācham Mahn Bhūridatta, bình sanh là vị thiền Sư
nổi danh nhầt trong nước Thái, do một số các đệ tử đồng thời với ngài biên soạn. Tác giả
là đại đức thiền sư Phra Ācham Boowa Ñāṇasampanno, tịnh cư trong rừng chùa Bahn
Tard, thuộc tỉnh Udon , cách xa kinh đô Vọng Các (Thái Lan) lối 600 Km về phía đông
bắc.
Hiện nay có nhiều vị thiền sư trước đã tững là đệ tử của ngài, như đại đức thiền Sư
Phra Ācham Chah đã được nêu tên trong bản của ông Douglax M. Bums nhan đề : chương
trình và dự án thành lập Tăng già Mỹ . Đăng nơi trang 56 của tập san nầy, mặc dầu cố đại
đức thuộc về phái tiểu thừa cải cách, do đức vua Monkut lừng danh trên thế giới lập nên,
nhưng ngài có rất đông đệ tử thuộc cả hai phái, và đại đức thiền sư Phra Ācham Chah có
lẻ là vị đệ tử ưu tú trong phái đại thừa vậy. Quí bạn đọc thiên tiểu sử nầy, chắc thế nào
cũng quay lại bản kêu gọi kể trên của ông.
Như đã nêu trên trong số tân niên của chúng tôi, quyễn sách bằng chử Thái là một
đầu đề tranh luận, vừa bị đã đảo, vừa được hoan hô, giữa nhóm trí thức và nhóm bình dân,
giữa phái thượng lưu và phái hạ lưu, giữa hàng vương giả và hạng bần cùng và giữa chư
Tăng và các thiện tín. Như thế, không phải là vô cớ, bởi vì quyễn sách là một khuyến
khích lớn cho hàng Phật tử hành thiền thấy rằng : Ngày nay, đạo quả cũng vẩn còn giác
ngộ được, nhưng nó đòi hỏi những nổ lực thích ứng chân thành và mảnh liệt của những
bực tu hành già giặn và chính chắn.
Đối với những người chỉ thích lăn lóc trong vũng lẫy tuyệt vọng, một bản tuyên
ngôn như thế làm cho họ đau khổ vô cũng, và họ ném đá đả đão đại đức tác giả, lại còn
mẵng đại đức là kẻ khủng bố, là kẻ phá hoại Phật giáo nữa. Nhưng có vài người lắng tai
nghe bản thông điệp của đại đức, tin tưởng rằng nếu tự họ chưa già giặn đủ để giác ngộ
đạo quả ngay trong kiếp nầy, thì cũng có thể có những người khác đã đến trình độ đó.
Những người nầy sẳn lòng chịu lầm lạc, nếu quả thật họ lầm lạc, chỉ vì tin quá lố – như thế còn tốt hơn phạm nhằm đại tội Ariyūpavāda là mạ lỵ , hay hủy báng một vị thánh
thanh văn. Họ đặt tất cả niềm tin của họ trên cái sự kiện hiển nhiên là trong số những kẻ
chỉ trích Ngài (Phra Ācham Mahn Bhūridatta) Không ai có tài năng bằng ngài, hoặc bằng
phân nửa Ngài, trong việc thực hiện một đời sống phạm hạnh, thanh cao, giản dị và thanh
khiết. Ký thác đức tin của ta nơi một người sống một đời chơn chánh thánh thiện, thay vì
đặt ở nơi những người chỉ hứa giúp đở ngoài môi và còn thụ hưởng đủ thứ khoái cảm nhục
lạc, há chẳng đáng khuyên hơn, được lợi ích hơn, và cũng đúng với Phật pháp hơn sao?
Chúng ta tôn thờ và tin tưởng ngài, là người không bao giờ khao khát đệ tử, hoặc tìm cầu danh vọng, và làm gương cho bất luận pháp nào của ngài thuyết, há chẵng tốt đẹp nhiều hơn sao ?
Chúng tôi tin rằng tác phẩm sau đây sẻ được đón tiếp nồng hậu và sẻ bị chỉ trích
kịch liệt, bởi quần chúng độc giả đọc chử anh, không kém nồng hậu và kịch liệt hơn khi
còn nguyên văn chử Thái. Và chúng tôi kính cẩn Xin cầu chúc : Mong Sao cho những
người hằng miệt thị ngài (đại đức , hay cố đại đức ) cũng như những người hằng tôn kính
ngài đều có khả năng làm được như ngài, hoặc bằng phân nửa ngài, trong việc thực hiện
một đời sống phạm hạnh thanh cao và tinh khiết.
Thiên tiểu sử vạch rõ phương pháp tu hành và nếp sống linh động trình bày nơi
đây, chính là của cố Đại đức thiền sư Phra Ācham Mahn Bhūridatta, cung cấp bởi các đệ
tử đồng thời với cố đại đức, đả từng tu tập dưới sự hướng dẫn của ngài, trong những thời
kỳ khác nhau. Do đó sự chính xác của họ có thể tìn cậy được lắm, dẫu rằng theo lẽ đương
nhiên, chúng ta không thể biết chắc là mổi vị đệ tử của ngài có nhớ được từng lời giáo
huấn của ngài, và từng địa điểm, từng việc biến chuyễn trong đời ngài hay là không?
Nhưng nói đi rồi, còn nói lại, chúng ta không thể chờ đợi cho tới lúc sẻ thành tựu hoàn toàn mỹ mản, chúng ta càng trì hoãn , thì chắc là những chi tiết hay ho, hửu lý càng phai mờ trong ký ức của những đệ tử của ngàì. Và những thế hệ mai sau ắt là thiếu một tấm gương giá trị mà họ có thể soi chung. Vì xét thấy sự kiện nầy mà chúng tôi trình bày.
Thiên tiểu sử sau đây, hi vọng rằng thà còn ít còn hơn không có gì hết. Phương pháp trình bày nơi đây, noi theo gương các bậc soạn giả tiền bối đã ghi chép tiểu sử của các vị thánh Thanh Văn, trong nhiều bản kinh, với hi vọng lưu truyền những gương mẩu cho đoàn hậu tấn. Trong trường hợp, có điều gì bất nhả mà chính cố đại đức thiền sư đã tự thuật, thì soạn giả xin cáo lổi với quí độc giả, nơi đây. tác phẩm nầy được soạn ra với mục đích phụng sự những ai lưu tâm tới khía cạnh Phật gíáo.
Đại đức thiền sư Phra Ācham Mahn Bhūridatta, lúc bình sanh là vị thiền Sư danh
tiếng nhứt, được tất cả các đệ tử thân cận thật sự tôn kính. Qua các thời thuyết pháp nói
đạo và những lời chỉ dạy về Pháp cao siêu của ngài, nhóm đệ tử thân tín tự nhiên thấy rõ
là ngài hẳn đã chứng đắc quả vị nào rồi mới gây được cái ấn tượng sâu đậm trong tâm họ
ngay từ ban đầu, và về sau luôn luôn dùng để trắc nhiệm sự kiện nầy. Đệ tử của ngài gồm
đủ cả cư sĩ và Tỳ Khưu, có lẽ khắp trong nước Thái và luôn cả trong nước Lào, láng
giềng.
Lịch sử đời sống ngài thật là kỳ diệu, cả trong hai thời : khi còn là cư sĩ và lúc đả tu
Tỳ Khưa, từ ngày đầu cho tới ngày cuối. Nó không có chút tỳ vết bợn nhơ, nên dẩu cho
ngọc kim cương hoặc thứ trân bảo khác cũng không bì kịp sự hy hữa và tinh khiết của nó.


Tháng 6 âm lịch, 1974
(Sư Pháp Minh)







ĐÔI LỜI GIỚI THIỆU

Tôi có duyên khi đọc được một phần bản thảo tiểu sử của ngài đại đức Mahn
Bhūridatta được viết tay trên cuốn vở học trò 100 trang của Cố Tỳ Khưu Pháp Minh.
Thiền Sư Pháp Minh là một vị Tỳ Khưu được nhiều người biết tới trong Phật Giáo Nam Tông ở VN, vì là bậc chân tu khả kính.
Thiển Sư Pháp Minh sanh năm 15-3-1918 tại làng phước Hải Huyện Long đất, Tỉnh
Bà rịa , Vũng Tàu. Thế danh là Nguyễn Văn Long con của cụ Nguyễn Văn Tài và bà
Phạm Thị Minh.
Xuất gia làm Sa Di vào năm 1965 tại chùa Phổ Minh, Gò Vấp, Gia Định vào ngày
7 thắng 2. Sau đó ngày 6-1-1968, ngài thọ đại giới Tỳ Khưu tại chùa Pháp Bảo ở Mỹ Tho.
Thầy Tế độ là Hòa Thượng Giới Nghiêm.
Năm 1968, ngài rời chùa Bửu Quang ở Gò Dưa, đến núi nhỏ ở Vũng Tàu tìm nơi
độc cư thiền định. Năm 1969 ngài trở lại về Tổ đình Bửu Quang để tiếp tục sự nghiệp tu
hành. Tháng 12 năm 1974, ngài theo lời thỉnh cầu của ban trị Sự Thích Ca Phật đài ở Vũng
Tàu tới đó để hoằng pháp. Năm 1975-76 ngài du hành xuống Tô Châu, Hà Tiên , Rạch
Giá.
Năm 1977 - 80, ngài trở lại Tổ Đình Bửu Quang để tu. Sau đó đến lúc mất ngài
sống hạnh độc cư, trì bình khất thực tại cốc Bình Thủy, gò Dưa , Thủ Đức. Và ngài an
nhiên thị tịch khi ngồi thiền định vào lúc 9 giờ ngày thứ tư, 27 tháng 1 năm 1993 (tức
mùng 5 tháng giêng, năm Quí Dậu)
Từ khi xuẩt gia ngài luôn thực hành pháp hạnh đầu đà khẩt thực, và nguyện không
nằm. Ngài giử hạnh tri túc, thường ít nhận tứ sự cúng dường của chư Tăng và Phật tử.
Ngài thông suốt nhiều ngoại ngữ như tiếng Pháp, Anh, Thái, Khơmer, Pali.
Ngài Soạn dịch nhiều kinh điển : như bộ chủ giải kinh Pháp cú, Sưu tập kệ Pali.
Trước tác nhiểu tác phẩm: Sổ tức quán thực tập, Lâm tuyển pháp, Cổng vào Niểt Bàn,
Chiển Sĩ thượng thặng, Ba cách làm phước, Việc tập tâm, Tứ oai nghi, Hạnh nguyện bồ
tát, Siêu pháp tiểt chế tình dục, Tùy bút pháp hành, Thiền luận, Kệ kinh Tam Bảo Pali, . .
Bản thảo tôi có được của cố thiền sư Pháp Minh do một người bạn đưa thì chỉ có
một phần, vì đây là quà tặng của cố thiền sư Pháp Minh cho thân sinh của vị đó – theo lời
vị đó nói. Nhân duyên đưa đẩy, nên tôi xin lược dịch tiếp từ bản tiếngAnh, để hoàn thành.
Tôi nghĩ cố đại đức thiền sư Pháp Minh khi dịch, thì ngài cũng là muốn cho đọc giả
thưởng thức một tác phẩm hay của Phật giáo.
Tôi hoàn thành tiếp việc lược dịch, những sai sót chắc là có là vì khả năng hạn hẹp
của tôi trong ngôn ngữ , xin người đọc tha thứ. Tôi cũng thành tâm xin sám hối nểu có
điều gì không phải thì do vô rninh không biết mà gây, chớ không chủ ý.
Nguyện xin Phật Pháp được trường tồn. Chúng Sinh an Iạc


Rocky Mountain
Thạch Sơn
2004


NHỮNG NĂM ĐẦU

Thầy Đại đức (Phra Acharn 1 ) Mahn Bhūridatta, sanh vào trong một gia đình Phật giáo vào thứ năm ngày 20 tháng 1 năm mùi, Phật lịch 2413 (năm 1870), tại làng Ban Khambong, quận KhongJiam thuộc tỉnh Ubon Ratchathani. Cha ngài là ông Khamduang, và mẹ ngài là bà Jun (Dung) họ Kaenkaew. Là anh cả trong 8 người con trong gia đình, tuy nhiên khi ngài khuất bóng thì chỉ có 2 người em còn sống mà thôi. Ngài là con đầu lòng, nhỏ thó , nước da trắng hồng. Ngài nhanh nhẹn và tráng kiện lại vừa thông minh, ngay từ thuở nhỏ. Đến năm 15 tuổi, ngài xuất gia tu Sa di , ở chùa làng Khambong. Nhờ ngài hâm mộ việc học hỏi Dhamma (pháp), cho nên không bao lâu ngài thuộc lầu những bài kinh của thầy ngài dạy. Tánh tình và hạnh kiểm của ngài củng đáng tín nhiệm, không bao giờ gây rắc rối cho bạn bè và bậc trưởng thượng.
Nhưng, hai năm sau khi xuất gia tu sa di, ngài phải hoàn tục, để đáp lại lời thỉnh cầu của cha ngài đang cần đến ngài phụ giúp trong gia đình. Nhưng nếp sống thanh bạch đã có ảnh hưởng xâu xa trong tâm hồn ngài. Ngài không bao giờ quên nó được. Cho nên ngài lập chí nguyện sớm muộn gì ngài cũng sẻ trở lại đường tu. Đây rất có thể là mảnh lực của một đức tin bất thối chuyển, hoặc Saddhā (chánh tín) đã được gắn chặt vào tâm tánh ngài.
Về sau, khi ngài 22 tuổi, tiếng gọi của đời tu phạm hạnh có vẻ thúc giục thiết tha. Ngài bèn cáo biệt song thân. Hai ông bà cũng sẳn lòng chấp thuận và sốt sắng lo liệu việc ngài xuất gia tu lên Tỳ Khưu. Hai ông bà thỏa thích chuẩn bị nhu dụng của Tỳ Khưu cho ngài, rối đưa ngài đi xuất gia tại chùa Liap trong thành phố của tỉnh Ubon Ratchathani. Có đại đức Phra Ariyakawi là thầy tế độ (Upajjhāya), đại đức Pha Khru Sitha là thầy Kiết ma ( Kammavācariya), và đại đức Phra Khru Prajuk Ubonkhun là thầy chỉ dẩn (anusāsanācariya) vào ngày 12 tháng 6 dương lịch (năm 2436 Phật lịch). Sau lể xuất gia, ngài có pháp danh là Tỳ khưu Bhūridatta 2. Xuất gia rồi ngài chăm lo học thiền Minh sát ( Vipassanā) với đại đức Sao 3 tại chùa Liap.


ĐIỀM MỘNG TIÊN TRI

Lúc mới khởi sự hành thiền minh sát với Thầy đại đức Sao, ngài Bhūridatta đã chọn pháp môn niệm Phật làm đề mục thiền quán mà ngài thích nhất. Ban đầu, không đem đến cho ngài sự tịnh lạc, an vui theo ý nguyện khiến cho lắm lúc ngài hoài nghi giá trị của nó. Nhưng ngài bền chí gia công niệm mãi, và cuối cùng, ngài đã đạt được một độ nhất tâm và hưởng được sự an vui tịnh lạc quá sức hy vọng của ngài.
Thế rồi, một đêm nọ, ngài nằm chiêm bao: Ngài mơ thấy mình đi ra khỏi cổng làng, băng ngang một khu rừng rậm, có nhiều chổ cây cối mọc chi chít, chằng chịt, không chừa một lối đi. Nhưng ngài ráng sức vượt qua tất cả chướng ngại và sau cùng thoát ra khỏi khu rừng, để thấy một cánh đồng không mông quạnh, thẳng tắp tới tận chân trời, ngài lại tiếp tục cuộc hành trình với những nổ lực không ngừng.


1. Phra Acharn : Thầy đại đức ; tiếng Thái, dùng để tôn kính gọi Tăng
2. Bhūridatta : (có nghĩa là nhiều trí tuệ) là tên của vị Bồ tát, tiền thân của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, thực hành hạnh Ba la mật. Vì bồ tát muốn thoát kiếp làm rồng nên lên nhân gian thực hành tu bát quan trai giới, và tu thập thiện giới. Và Ngài đã phát nguyện rằng: "Kẻ nào mong được da, thịt, máu và xương trong thân thể ta, thì tùy sở thích". Do đó, tuy bị thầy rắn làm khổ sở đau đớn, nhưng thay vì dùng oai lực thần thông của mình để bảo vệ mình Ngài lại chấp nhận mọi sự khổ đau để giử lời nguyện, và thực hành được xâu xa pháp nhẩn nhục Ba la mật (Khanti pāramī).
3. Thầy Đại đức Sao Kantasīlo (1859-1942) : là người sanh ở tỉnh Ubon Ratchathani. Là vị thầy hướng dẩn giới thiệu ngài pháp tu thiền đề mục hay thiền nghiệp xứ (kamma-ţţhāna):
Dọc đường, ngài gặp một cây đại thọ nằm chắn ngang lối đi. Cây nầy thổ ngử Thái gọi là Jāt 4 (hay cây Sanh). Thân cây rất to lớn, bị hạ đã nhiều năm qua, hiện còn nằm lún dưới đất một phần, vỏ và ruột đã mục nát hiện rõ nên ngoài. Ngài bèn trèo lên đi trên thân cây mục ấy, và quán sát thấy rỏ là nó đã hết phương mọc lại được nữa rồi. Khi ấy, ngài biết rằng sự sanh của ngài trong vòng tử sanh sẻ phải chấm dứt. Thân cây Jāti (sanh) ngã nằm đây ngài xem như những kiếp sanh của ngài trong vòng luân hồi. Thân cây đã hết phương mọc được tượng trưng cho sự sanh của ngài lần này sè là lần cuối, nếu ngài kiên tâm nổ lực không ngừng. Còn cánh đồng bao la, rộng khắp bốn phương trời, tượng trưng cho cái vòng tử sanh bất tận.
Ngài còn đang đứng trầm ngâm quán sát những nghĩa lý nầy thì bổng hiện ra một con ngựa kim màu trắng to lớn đi về phía ngài và đứng bên thân cây sanh. Tự nhiên ngài mong muốn cỡi nó. thế là ngài lên ngựa, và nó tức khắc phi nước đại chạy đi. Ngài không có ý quyết định đi đâu hoặc làm gì cả, chỉ biết là mình đã đi được một quãng đường rất xa, trong cánh đồng mênh mông vô cùng tận. Trên đường, ngài nhìn thấy một cái tủ lộng lẩy chạm bạc công phu trong có chứa một bộ Tam tạng kinh. Dường như chiều theo ý ngài, con ngựa đưa ngài đến trước tủ đựng Kinh. Ngài xuống ngựa với mục đích là mở cửa tủ Kinh, thì lập tức con ngựa biến mất. khi ngài bước tới thì lại thấy chổ đang đứng là bìa một khu rừng rậm hoang vu, mịt mù khói tỏa, đầy gai góc, lùm bụi xoắn chặt nhau không thấy lối đi. Khi ấy ngài định mở cửa tủ Kinh để xem thì ngài thức dậy.
Điềm tâm ảnh (Nimitta) nầy khiến cho ngài tin chắc rằng ngài sẻ có thể đạt đạo, chứng quả trong hiện kiếp, nếu như ngài không bỏ dở dang những nổ lực của ngài. Từ đó trở đi ngài càng tinh chuyên trì niệm danh hiệu Phật trong mọi lúc.
Đồng thời ngài nghiêm trì những hạnh đầu đà mà ngài chấp thọ từ lúc thọ Tỳ Khưu, nghiêm chỉnh thực hành cho đến lúc mất.
Đó là những hạnh :1.Mặc y phấn tảo, từ chối những y dâng đến tận tay _ 2. Đi bát hằng ngày không sót, trừ những ngày phát nguyện nhịn ăn _ 3. Không thọ vật thực đem đến sau _4. Chỉ thọ vật thực để trong bát khi ngài đi trì bình _5.Mổi ngày chỉ ăn một bửa, và độ trong bát _6. Chỉ mặc Tam y – ngài có dùng khăn mặt (dùng để lau thân mà đó là điều cần thiết trong thời đại nầy _7. Ngụ trong rừng, có nghĩa sống và ngủ trong rừng hay nơi hoang dã trong hang núi, hoặc dưới hòn đá cheo leo (trừ ra khi có người thỉnh ngài vào tỉnh thành trong một thời gian ngắn).
Ngoài ra đôi lúc khi ngài có thể ngài cũng thọ thêm những hạnh khác trong 13 hạnh đầu đà. Tuy nhiên trong suốt cuộc đời ngài đã nghiêm trì 7 hạnh đầu đà trên và đó trở thành nhân cách sinh hoạt thường ngày, và khó có thể tìm được người như vậy.
Ngài luôn lôn kiên trì và quả quyết không bao giờ đổi ý trong bất cứ việc gì mà ngài đã quan tâm nghĩ tới, dầu là pháp hành bên ngoài (hạnh đầu đà , v. v..) hoặc hoạt động nội tâm (Minh sát).
Đời sống của ngài là sự hoàn toàn dùng cho mục đích giải thoát, với những nổ lực xả ly liên tục trong việc tiêu trừ phiền não bên trong. Có rất ít dịp may cho tánh cống cao ngã mạn lẻn được vào tâm trí ngài, mặc dầu thật tế , lúc bấy giờ ngài vẩn còn là hạng phàm phu như bao nhiêu người khác. Nhưng , ngài khác hẳn họ ở chổ : thay vì để tâm bay nhảy tự do, bị phiền não sai sử thì ngài thường trực ở trong tỉnh thức, phòng ngừa các thứ phiền não, và luôn khởi chiến và tấn công nó một cách can đảm. Điều nầy, về sau , ngài có thuật lại chúng tôi mới biết.
Sau đó khi tâm ngài đã được thiết lập vững vàng, tiện dụng cho việc suy tư quán xét, ngài mới hồi tưởng đến điềm chiêm bao khi trước và dần dần hiểu rõ : nếp sống của một gia chủ, là nơi tụ tập của tất cả mọi thứ khổ, giống như khu rừng già là nơi chứa chấp mọi thứ tai nạn. Trái lại , nếp sống phạm hạnh tu theo pháp Phật , chuyễn hóa tâm thức khỏi thế giới độc hại hiểm nguy tới một khoảng không bao la là cảnh giới của sự an lạc, thoát khỏi những sợ hải, đau khổ .


4. Tương tự trong tiếng Pali là Jati nghĩa là sanh, (gồm luôn sự chết )
Còn con bạch mã cao lớn ngài cỡi chính là đường lối tu theo pháp Phật, là đường đạo giải thoát, nhờ nó mà đưa ngài đến nơi tự tại. Và khi gặp tủ bạc chạm trổ công phu, chứa Tam tạng kinh mà chỉ có thể nhìn, vì lẽ ngài còn bất toàn, nên chưa đủ khả năng học hiểu trọn cả bộ Tam Tạng, do đó ngài không thông suốt về mặt văn hóa của Phật giáo, như vậy ngài không trọn vẹn đạt tuệ thuộc về bốn loại đó là : 4 vô ngại biện tài 5 , cần thiết cho một vị pháp sư biện tài vô ngại, thông suốt nghĩa lý và phương pháp giáo hóa, có trí tuệ cao sâu như trời biển, khả dĩ làm thầy của tất cả chúng sanh trong tam giới 6. Theo lời ngài, thì ngài chưa đầy đủ pháp ba la mật để đạt được mục đích nầy, và đó là lý do khiến cho ngài chỉ được nhìn bên ngoài tủ kinh Tam tạng chứ không mở đọc thông suốt toàn bộ giáo lý bên trong. Ngài tiếp lời rằng : ”Khả năng dạy dỗ người khác của ngài chỉ có thể xem như là sơ đẳng hoặc nhập môn để chuyển tiếp tới những pháp tu cao hơn “. Về sự kiện nầy dầu cho nó hiển nhiên chăng nữa, thì đối với các đệ tử thân tín đã được học hỏi, và tu hành dưới sự hướng dẩn của ngài, thì có một việc rõ ràng là mổi đề tài giảng đạo, thuyết pháp của ngài đều phi thường và cảm kích làm sao, thật không thể dùng lời nào mà tả cho xiết ! Ở thời đại mới, người ta biết tìm đâu ra một lối giảng dạy Dhamma ăn sâu vào tâm thức mà không bao giờ quên được ?
LINH ẢNH TRONG THIỀN ĐỊNH

Trong thời gian ngài đang tham thiền, với đề mục niệm Phật (Buddho) ở tại chùa Liap. có một hôm tâm ngài lắng dịu và một linh ảnh hiện ra : trước mặt ngài, một tử thi thúi rục, sình chương, bị những con thú ăn dơ như là kên kên, quạ và chó tranh nhau sâu xé . .. và không bao lâu, tử thi ấy bị rứt ra từng mảnh, rải đi khắp cả mặt đất chung quanh, thấy vậy ngài xúc động mảnh liệt, vừa nhờm gớm, vừa mõi mệt. Sau khi tâm ngài rút ra khỏi từng thiền, ngài kềm giử cái linh ảnh trong tuệ nhản của ngài làm đề mục chánh trong mọi lúc cả ngày lẩn đêm, trong bốn oai nghi : đi, đứng, nằm, ngồi . Ngài tiếp tục quán tưởng cho đến một ngày kia, hình ảnh tử thi đó biến thành ra một cái đĩa tròn trong suốt lơ lững trước mặt, quán cái đĩa nầy lâu thì thấy hiện ra đủ thứ cảnh vật khác nhau, những hình ảnh không ngớt thay đổi liền liền, chắc là kết quả của tánh hiếu kỳ của ngài đang khao khát muốn coi thử cái gì sẻ tiếp theo. Có lúc, hình như ngài đang trèo lên những hòn núi cao, kế đó ngài lại thấy mình cầm một thanh kiếm và mang một đôi hia, rồi đi bách bộ trên núi, một lúc khác, trước mặt ngài bổng hiện ra một bức tường cao lớn có một cánh cửa, ngài mở cửa ra nhìn thấy một vài vị Tỳ Khưu đang tham thiền phía bên trong.
Kế đó, phong cảnh mở rộng ra cho thấy những sườn núi cheo leo và hang đá gần đâu đó, trong vài cái hang lại có đạo sĩ ẩn cư. Lại một lúc khác nữa, ngài thấy món đồ giống như cái nôi hoặc cái thúng từ sườn núi thòng xuống.


5. Catu Paţisambhidā : Bốn tuệ vô ngại biện tài: 1. Biện tài về nghĩa ( attha-Paţisambhidā) trí về nghĩa: là biện tài giảng dạy minh bạch một giáo lý vắn tắt, có khả năng dự đoán tiên tri những hậu quả, quán thấy chuyện vị lai. Ngài Ca Chiên Diên (Katyayāna) là vị đệ nhất về nghĩa đế. 2. Biện tài về pháp (Dhamma-Patisambhida) trí biết về pháp: là khả năng ngược lại biện tài về nghĩa, có khả năng tóm gọm những chi tiết phức tạp, và mô tả dài dòng, để cho dễ nhắc sơ qua và ghi nhớ, quán thấy chuyện quá khứ. 3.Biện tài về ngôn từ (Nirutti- Paţisambhidā) trí biết về tất cả ngôn ngử , văn tự để trình bày pháp và nghĩa 4. Biện tài về trí (Paṭibhāna- Paţisambhidā) trí biết về các loại trí hoặc biện thuyết vô ngại: là thông suốt cách trình bày và giảng thuyết cho thích ứng với mọi trường hợp.biết áp dụng các phương tiện thiện xảo cho từng trường hợp. có khả năng giải quyết ổn thỏa một tình trạng khủng hoảng hay biến cố bất ngờ.
6. Tam giới : Là ba cõi sinh tữ : 1. Dục (có nam nữ dâm dục), 2. Sắc (không có nam nữ , tâm của chúng sanh nhập định hữu sắc, nghĩa là đề mục thiển định là vật hữu hình) và 3. Vô Sắc giới (không có sắc thân chỉ có thần thức, tâm của những chúng sanh đã nhập định vô sắc : nghĩa là đề mục không phải là vật hữu hình).
Ngài thấy mình bước vào trong cái thúng ấy và được nhấc lên khỏi vực thẳm để thấy một chiếc thuyền to trên đó, trong thuyền có cái bàn vuông. Khi ấy, hòn núi bật sáng lên vì có ánh sáng phía sau nó. Và sao đó ngài lại thấy mình độ cơm trên đỉnh núi đó nữa. Đó là cách phong cảnh đổi thay biến hiện liền liền trước mặt ngài, như phim chớp bóng, chứ không dẩn ngài tới đâu cả.
Ròng rả ba tháng trường, cứ hể ngồi thiền nhập định là ngài toàn thấy những cảnh tượng không đâu ra đâu, biến hiện không ngừng, không biết đến bao giờ mới dứt. Còn kết quả nội tâm thì chẳng có chi đích đáng cả. Sau những thời tọa thiền kiểu đó, thì tâm ngài trở nên xúc động mạnh đối với hình ảnh và âm thanh bên ngoài. Khiến cho ngài khi vui, khi buồn khi thì thích điều nầy, khi thì ghét điều kia. Hiển nhiên là ngài không thể giử được tâm bình đẳng, điềm tĩnh bằng cách ấy.
Bấy giờ ngài tĩnh ngộ, tin chắc rằng đó không phải là chánh đạo đưa đến giải thoát. Nếu nó đúng thì tại sao không thể kiên định giử được trạng thái an nhiên, tự tại của tâm. Ngược lại tâm ngài lại bị phân tán, dao động trước những sắc bên ngoài mà tâm tiếp xúc – cũng giống như người bình thường không có tu tập gì cả . Rồi ngài kết luật rằng : “chắc chắn là việc săn đuổi, hoặc sự chú tâm hướng theo cảnh bên ngoài, là nghịch với nguyên tắc hành thiền, đoạt mất sự an lạc bên trong do hành thiền mang lại”.


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Gửi trong chủ đề này


Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 20th May 2024 - 03:17 AM