IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

91 Trang V  < 1 2 3 4 5 > »   
Reply to this topicStart new topic
> Thắc mắc về Thực dưỡng
huynhdoan2000
bài Feb 6 2008, 08:23 AM
Bài viết #21


Hội viên năng động
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,189
Gia nhập vào: 21-January 08
Thành viên thứ.: 203



QUOTE(BAS @ Feb 4 2008, 04:58 PM) *
Nếu ăn đúng phương pháp Ohsawa trong vài năm, trí phán đoán sẽ phát triển, và trực giác sẽ hoạt động hiệu quả nên không chỉ tránh được bệnh tật mà còn phòng được rủi ro do có linh tính báo trước nguy hiểm, hoặc khi gặp tai nạn bất ngờ thì tốc độ phản ứng và đưa ra quyết định chính xác để thoát hiểm là điều mà người Thực Dưỡng có thể đạt được, ở trang chủ có 1 bài viết của tiên sinh Ohsawa về 2 nguyên tố Na và K, đại diện cho 2 yếu tố Âm Dương trong cơ thể, cậu có thể đọc thêm. Cho nên, tóm lại nếu đã ăn thực dưỡng lâu năm và thực hành đúng đắn theo nguyên lý âm dương (kiểm tra phân và điều chỉnh lại thức ăn hàng ngày) thì không có chuyện hắt hơi, sổ mũi, chó cắn, đạp đinh ở đây.

Còn nếu mới bước chân vào mà đã bị đủ thứ nó alát xô vào như vậy kể cũng rủi cho cậu thật, nhất là nếu áp dụng chưa lâu thì không rõ mấy vụ hắt hơi sổ mũi có phải là phản ứng đào thải độc tố hay không. Ở địa vị tôi, trừ ra nếu gãy xương thì đúng là phải nhờ bác sĩ nẹp lại để khi nó phục hồi sẽ về nguyên trạng, còn thì miễn mọi loại hình khám và chữa, cưa và cắt. Mọi loại thuốc uống hay thuốc tiêm đều phản tinh thần thực dưỡng nên tôi không dùng, không phải đức tin mù quáng, mà là trong 1 lần nhịn ăn 7 ngày, trong nuớc tiểu của tôi xuất hiện mùi của những loại thuốc tây mà tôi đã uống từ nửa năm trước, khi uống chúng tôi đã rất mệt mỏi, và không ngờ hóa ra chúng vẫn nằm vùng trong cơ thể. Từ kinh nghiệm đó, tôi không bao giờ dùng đến thuốc tây nữa. Và càng theo Thực Dưỡng lâu, tôi càng ý thức được về khả năng tự chữa lành của cơ thể nên tôi chả lo lắng gì về chuyện đó. Mà nói là nói thế, chứ đã vài cái dịch cúm qua rồi, tôi có đi thăm nguời bệnh về mà bệnh nó chẳng chịu lây cho nên tôi nghĩ tôi hết duyên với bệnh viện và bác sĩ thật rồi. Cậu giả sử thế thì tôi cũng đành giả sử thế mà trả lời cậu. Tóm lại, câu trả lời của tôi là nếu tôi rơi vào trường hợp đó thì tôi không đi bệnh viện mà sẽ tự trị lành tại nhà. Còn nếu cậu hay ai khác rơi vào trường hợp đó thì lời khuyên của tôi là giở cuốn Y học thường thức trong gia đình của Michio Kushi ra tra cứu nhanh, nếu có cách điều trị trường hợp của mình thì theo, nếu không có thì hẵng đi viện.

Đối với tôi, ăn chay cũng là sát sinh vì rau củ cũng có sinh mạng, cho nên tôi không theo phái ăn chay, cũng không theo phái ăn mặn mà theo phái ăn vừa đủ để nuôi sống bản thân, khi nào cậu đủ trình để đọc hiểu sách của Namboku Mizuno thì cậu sẽ biết tôi ăn gì mà gấu thế, còn bây giờ, có nói cậu cũng chả hiểu. Nếu cậu đã tin phục thầy Tuệ Hải thì chắc cậu sẽ đủ kiên tâm để ăn số 7 thuần gạo lứt, muối mè, lối ăn đó nếu theo được lâu dài thì không chỉ trị lành bệnh tật trên thân mà còn chiêu cảm nhiều duyên lành, nên mong là cậu kiên tâm theo được nó. Đừng bị sự đơn điệu của nó và những lời ong tiếng ve xung quanh làm cho giải đãi.

Công việc của tôi ở diễn đàn này không phải là đưa sách lên, nhưng tôi cũng biết để mọi người có được số tài liệu đồ sộ ấy, đã có những người hoan hỷ góp công đánh máy, cũng có những người khác hoan hỷ đóng góp tiền bạc để thuê người đánh máy và scan tài liệu, họ không cần được nêu tên mà chỉ mong gieo duyên để những người khác cũng thu được ích lợi từ phương pháp Thực dưỡng như họ, đấy là nguyên tắc sống thứ 5 của người Thực dưỡng, lòng tri ân. Có nhiều người vào đây lấy sách mà chẳng nói năng gì, một lời cảm ơn suông cũng không có, cứ cho là họ không thành thạo cách sử dụng internet hay là gì gì cũng được. Nhưng cái loại người đã lập được nick, đã có thời gian ngồi post hết bài này đến bài kia để hỏi những câu dông dài làm mất thì giờ của ban quản trị vì lợi ích tưởng tượng của những người mà y cũng chả biết là ai. Đã được người ta kiên nhẫn trả lời và nhắc đi nhắc lại là lấy sách xuống đọc và tự mình thực hành đi, khi nào phát sinh thắc mắc trong quá trình thực hành hẵng hỏi lại, mà lại trơ tráo tới mức phang lại vào mặt ban quản trị câu này, cậu tưởng các thành viên khác đọc bài sẽ nghĩ cậu là loại người gì?
Giáo sư Ohsawa dạy các đệ tử rằng, trên đời có 1 loại bệnh thực dưỡng không thể điều trị nổi và những người đã mắc bệnh đó sớm muộn cũng rời bỏ Thực dưỡng để quay về với lối sống cũ và đống nghiệp cũ, đó là bệnh kiêu ngạo và vô ơn, cho nên tôi không dám nhận lời cảm ơn của cậu vì nó có xương dăm ở trong. Những người lẳng lặng vào đây, lấy tài liệu về dùng mà không nói tiếng nào còn có nhiều lòng tri ân hơn cậu vì họ không làm chúng tôi mất thì giờ và phát bực chỉ vì chúng tôi không chịu đối đãi với họ theo cách mà họ muốn. Tôi không cư xử hiền lành như các quản trị khác cũng như ở chùa cũng phải có đủ cả ông Thiện lẫn ông Ác thì mới quân bình, chứ không phải vì tôi ăn mặn còn cậu ăn chay trường từ nhỏ đâu nhé.

Sư huynh BAS kính...
--Thì trong Vô song nguyên lý có câu "Bề mặt càng lớn thì bề lưng càng to"...nếu đệ làm huynh bực thì...âu cũng là Vô song nguyên lý!!haha...huynh giận đệ thì...trong 7 điều kiện sức khoẻ....????
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Feb 7 2008, 01:33 PM
Bài viết #22


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,916
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Thời gian trôi, trái đất xoay và con người tiến bước.

Mọi thứ đều biến dịch luôn luôn.

Lời kêu gọi không hướng về hàng tỉ người mà chỉ hướng về một vài các nhân theo đuổi ước mơ không bao gìơ tàn....


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
huynhdoan2000
bài Feb 9 2008, 12:53 PM
Bài viết #23


Hội viên năng động
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,189
Gia nhập vào: 21-January 08
Thành viên thứ.: 203



Chào cô Diệu Minh và huynh BAS ...
Năm mới kính chúc nhị vị "thân tâm thường an lạc" ...
Bậc sơ địa không thể biết hành tung của bậc nhị địa...nói gì tam, tứ địa,...Đệ không dám bàn luận những gì huynh và cô nói hoặc viết...
Khi xưa có 1 người bị trúng tên, hắn không cho thầy thuốc chửa nếu thầy "không"trả lời những câu hỏi của hắn!
Đệ thấy mình như "hắn"!!Cô và huynh kính!!Phật pháp có 84 ngàn pháp môn để ..."tế độ" 84 ngàn phiến não trần lao...
Đệ nghĩ pp Ohsawa chắc cũng có "cửa hậu" cho người sơ cơ tiến vào...
Cô và huynh chủ trương phải thực hành đi rồi mới hỏi...Nếu là cách đây 40 năm thì ...rất dễ...còn bây giờ thì...có quá nhiều kênh thông tin, qúa nhiều tri thức,...nên làm nảy sinh nhiều thắc mắc...Âu đó cũng là cái "trở ngại" cho các người lấy tri thức làm đầu.Mà hình như cũng phù hợp với lời dạy của Đức Phật..."Văn,Tư.Tu"....???
Với những kẻ nhiều thắc mắc [tuy tin nhưng có thắc mắc]...một khi đã "giải toả" thì niềm tin sẽ rất vững chắc!!!
Hổm rày. đệ nghe băng giảng của thầy Tuệ Hãi...niềm tin cũng đã củng cố rất nhiều!! Hiện bây giờ, đệ đã bỏ cách ăn số 11, để tiến vào cách ăn số 6 [ăn gạo lứt muối mè không thì...ngán lắm!! phải có thêm miếng rong biển,tương ta, tekka, bột dưỡng sinh,...cho thấy "khoái"!!!]
Thầy Tuệ Hãi giảng...chúng ta không chủ trương chống lại căn bệnh mà là...thay đổi lần lần máu huyết trong người...đến lúc nào đó, máu đó "quá mặn"...không còn con vi trùng nào sống nổi...là...hết bệnh!!
Người không biết gì về thực dưỡng...chỉ cần bỏ không dùng sửa, đường,trái cây, nước đá...là cũng làm thuyên giảm bệnh rất nhiều...
Tại sao đệ lại ăn theo cách ăn số 11 [sáng ăn cơm gạo lứt muối mè, chiều ăn thêm gạo trắng với rau củ ,cá thịt,...]??
--Một là vì còn nhiều nghi ngại [thiếu hiểu biết cũng có, mà bị mấy ông "bác sĩ" tác động cũng có]
--Hai là vì có những người ăn uống bình thường cũng...có bệnh hoạn gì đâu?Trên đài còn thông báo bà này ông nọ sống cả trăm tuổi?
--ba là...các thứ "bán" ngày nay...thật tình khó biết tốt hay xấu?
Đến giờ đã đủ nhân duyên [có chỗ bán thực dưỡng, có đĩa,sách,...]và cũng qua cách ăn "nửa này nửa kia"...cũng thấy hiệu quả...Đệ đã chuyển hẳn qua pt6 [pt7 thì chắc còn đợi 1 thời gian]
Cái mà đệ "tâm đắc" nhất là nghe thầy Tuệ Hãi giảng...Khi máu huyết của người nào đã thay đổi [đúng quân bình âm dương]...thì.."hoàn cảnh" cũng thay đổi!!!
Có câu chuyện của tiên sinh Ohsawa là...ngài dạy cho vị Thiền sư ăn trị bệnh, dạy nấu nướng rất kỹ...ấy thế mà vị thiền sư lại làm "chệch" đi [thay vì nấu ít nước, vị Thiền sư lại nấu lõng bõng nhiều nước]...mà cũng giảm bệnh đến 90%....
Trong bài Thán Dị Sao [1 pháp môn niệm Phật, có trong sách "Nội Lực Tự Sinh"của thầy Thái Khắc Lễ] có câu..."Nếu khi thực hành pháp môn niệm Phật mà bị đoạ Địa ngục chúng ta cũng chấp nhận thôi, âu cũng là ngiệp chướng quá sâu nặng của ta"...Câu này giống giống câu của cô Diệu Minh..."Ăn gạo lứt muối mè mà không hết bệnh cũng là nghiệp chướng"!!!
Go to the top of the page
 
+Quote Post
BAS
bài Feb 9 2008, 06:20 PM
Bài viết #24


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 411
Gia nhập vào: 13-April 07
Thành viên thứ.: 15



Nếu 10 năm trước, có ai đó bảo tôi, ăn gạo lứt muối mè trị được bách bệnh thì tôi chẳng tin, cũng chẳng buồn để tâm, vì lúc đó tôi chẳng có nhu cầu thay đổi mình, cũng không hề nghĩ tới việc mình có thể sống tốt hơn hiện tại. Thế nhưng đến lúc nhu cầu xuất hiện và lại gặp phương pháp Thực dưỡng, với tôi mọi kiến thức được cung cấp đều quá mới, và thực tế là vì nhu cầu bản thân, tôi đã thực hành trước khi được đọc sách, cậu tin hay không thì tùy, nhưng ở thời điểm đó, tôi thực sự tin Thực Dưỡng nghĩa là 100% gạo lứt muối mè, ngoài ra không còn gì khác, cho nên tôi làm theo đúng như vậy, cũng chả có gạo sạch mà ăn, chỉ là loại thóc thông thường xát dối. Chỉ khác những người mới vào Thực Dưỡng khác là tôi quan niệm nếu đã phải nhai đến mức thức ăn tan thành nước (nhai đồ uống và uống đồ ăn) thì gạo dẻo, các cách thức nấu cho mềm và dễ ăn hơn chỉ cản trở việc nhai kĩ, và mỗi ngày tôi không thể ăn quá 4 lưng cơm. Kết quả mà tôi thu được thì vượt xa mong đợi, cho nên lòng tin của tôi với Thực dưỡng không thể vì bất cứ lời ong tiếng ve nào xung quanh mà thay đổi. Rất lâu sau đó tôi mới có duyên đọc thêm sách vở, tài liệu và tìm được các thực phẩm để thực nghiệm các chế độ ăn mở rộng. Ngoài ra, còn tư vấn về thực phẩm cho nhiều người. Những người hay lui tới quán chay cho rằng tôi có parami từ kiếp trước hay gì gì đó nên mới sơ cơ bước vào mà đã có nhiều ý kiến chính xác và sắc sảo, nhưng họ không thể tin rằng tôi được như vậy là nhờ số 7 vì họ chưa từng ăn số 7 chặt chẽ trong thời gian dài với cách thức và thái độ như tôi từng ăn.

Tại sao tôi lại dám thử một biện pháp mà tôi cũng chẳng có mấy lòng tin? Là vì nó không nói gì cao siêu cả mà chỉ bảo tôi hãy tự thực hành và quan sát thay đổi của bản thân mình và tự đưa ra kết luận xem có nên tiếp tục hay không. Nếu có việc gì đó không có gì nặng nhọc, mất thì giờ mà nếu làm trong vài tháng lại có thể giải quyết cả đống rắc rối trên thân và trên tâm mình thì tại sao lại không thử, cho dù đó là bị lừa cũng còn hơn là không làm gì để sau này phải lăn tăn nghĩ ngợi về tính đúng sai của nó mãi, mà tôi thì không đủ điên để làm một việc tốn năng lượng tinh thần như vậy. Nhưng tôi đã gặp rất nhiều người không thể thực hành nổi lấy một ngày vì họ sợ thất bại, tuy rằng miệng họ gào to là họ không tin, nhưng thực ra đó là nỗi sợ thất bại vì tôi cũng có tin đâu mà vẫn thực hành được đấy thôi. Vấn đề không phải là tin hay không tin, nếu biết rồi thì không cần phải tin hay không tin nữa, nhưng không thử thì làm sao mà biết được.

Một số khác thì khá hơn, nhưng họ trang bị đến tận răng trước khi vào trận. Phải tìm được loại gạo ngon, dẻo, mềm, phải có thực phẩm sạch, phải có thêm thông tin để tránh các sai lầm đáng tiếc, phải vân vân và vân vân rồi trận chiến mới bắt đầu được. Tôi không làm nổi như vậy, bệnh của tôi tuy không phải nan y gì, nhưng nó chẳng nghỉ phép ngày nào, và nó cũng không chơi đẹp đến mức chờ tôi mặc xong áo giáp rồi mới đánh. Tôi mà còn ở đó loay hoay với việc làm thế nào để cơm dễ ăn hơn hay đi đâu tìm loại thực phẩm sạch hơn cái đã thì chả khác nào trong 1 truyện ngụ ngôn Việt Nam, một lão nhà giàu keo kiệt ngã từ trên đò xuống sông, có người gọi theo, bảo trả 5 quan thì sẽ nhảy xuống cứu, lão đã đáp rằng: "5 quan đắt quá, 2 quan thôi!" rồi chìm nghỉm. Nếu vụ chìm nghỉm này không phải vì nghiệp chướng thì tôi không biết trên đời này cái gì mới gọi là nghiệp chướng. Cũng như vậy, những người quá để tâm đến tâm trạng của cái lưỡi thay vì tình trạng của bản thân, hay những người nói rằng tôi đã đọc rồi, đã tin rồi, rằng những thực phẩm tôi đang ăn là độc hại, nhưng thay vì ngừng nuốt thuốc độc ngay lập tức, họ lại tiếp tục dùng nó để chờ đến ngày tìm ra loại thức ăn hoàn toàn không độc hại rồi thay mới cả thể cho nó lành thì cậu gọi họ là loại người gì? Nếu những người này mà tự chuẩn bị được 1 bữa cơm đúng chuẩn Thực dưỡng và ngồi nhai đuợc mỗi miếng từ 120 lần trở lên, tâm trí đặt hoàn toàn vào 2 hàm răng suốt bữa cơm thì tôi đi đầu xuống đất. Đấy chính là thứ nghiệp chướng làm họ không thể khỏi bệnh nhờ gạo lứt, muối mè đấy, họ hoàn toàn không ý thức được về những việc mình đang làm và cũng không ý thức được về tình trạng thật sự của bản thân. Theo tôi, nếu đang theo Thực duỡng để trị bệnh thì xem phân vẫn tốt hơn xem sách đấy

Vì cậu không còn ăn công thức số 11 nữa nên tôi trả lời câu hỏi của cậu về những người sống thọ.

Thứ nhất, họ không ăn Thực dưỡng nhưng họ ăn me mé gần với Thực dưỡng, tivi hay đài báo đưa tin về tuổi thọ, nhưng đâu có đưa tin về chế độ ăn của họ? Nếu chế độ ăn của họ là lấy cơm làm trung tâm, chiếm trên 60%, còn lại mới là thức ăn phụ, gồm các loại rau dưa trồng đúng vụ, là thực phẩm trồng ở địa phương, tương, mắm... có ít thịt cá. Các thực phẩm có hại như bánh kẹo, kem, đường, mì chính đều dùng ít thì họ không thọ mới lạ. Tất nhiên, nếu trong các cụ sống thọ đó mà cậu tìm ra 1 cụ giàu có từ thời tuổi trẻ, quen ăn sang sướng, được con cháu hiếu thuận cung phụng đủ điều mà hiện vẫn minh mẫn, khỏe mạnh và còn sức để ăn như voi thì luận điểm của tôi phá sản. Thực dưỡng không phải phát minh gì mới mẻ, nó chỉ là 1 sự tái khám phá giá trị của lối ăn ở truyền thống và có thể có những cải tiến cho phù hợp với thời đại, miễn là không phạm vào các nguyên tắc đã làm nên giá trị của nó.

Thứ 2, những người sống thọ thì tiên thiên của họ tốt, thể hiện ở đôi tai đẹp, to dày, có trái tai và ép sát vào đầu. Nhờ đâu mà tiên thiên của họ tốt, đó là nhờ mẹ của họ đã ăn ở đúng đắn trong lúc mang thai, tức là đã ăn cái chế độ me mé Thực dưỡng mà tôi nêu trên, đôi khi là ăn chay hoàn toàn với nguồn đạm duy nhất là chum tương ở góc sân và phần cám trên gạo vì thời của mấy cụ người nghèo khổ còn nhiều lắm, không chỉ ăn uống thanh đạm mà còn phải làm lụng luôn tay, luôn chân khi có thai. Con người bắt đầu từ 1 tế bào hợp tử đã lớn lên gấp 3 tỷ lần thời điểm ban đầu trong bụng mẹ nhờ những thực phẩm mà bà mẹ ăn vào đấy là phần sức khỏe tiên thiên, sau khi sinh ra chỉ lớn được xấp xỉ 20 lần kích thước khi mới sinh nhờ vào các thực phẩm bên ngoài đấy là phần sức khỏe hậu thiên. Khi sinh ra thì mọi bộ phận trong cơ thể đã thành hình hoàn chỉnh, tương quan mạnh yếu giữa các cơ quan với nhau đã được xác định xong, và khó mà thay đổi được trừ phi theo 1 chế độ ăn cực kì chặt chẽ để cải thiện hoặc cực kì bừa bãi để phá hoại. Trên thực tế, có những cụ già vừa thọ vừa minh mẫn, nhanh nhẹn, các cụ ấy cũng mất tự nhiên, nhẹ nhàng như đi vào giấc ngủ, và cũng có những cụ tuy thọ mà nay đau mai ốm, lẩm cẩm đủ đường, con cháu luôn phải chuẩn bị tinh thần đến bệnh viện túc trực và chết vì bệnh tật. Tai cả 2 bên đều đẹp, đều là tai của người thọ cả, nhưng cái gì đã làm họ sống và chết khác nhau, cậu thử tự quan sát và rút ra kết luận xem. Còn những người có tướng thọ mà phải chết bệnh chết yểu thì cách ăn của họ còn bừa bãi lộn xộn đến mức nào? Có những đứa trẻ vừa sinh ra đã đau ốm dặt dẹo, trong khi đứa trẻ khác khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn, mẹ của chúng khác nhau chỗ nào? Những đứa trẻ hôm nay sẽ là các cụ ông, cụ bà ngày mai, nhưng cậu thử hình dung xem khi các cụ ông cụ bà ngày nay còn trong bụng mẹ thì mẹ của họ có đường, bánh kẹo, nước ngọt, kem, bánh kẹo và nhiều thịt cá, nhiều sữa, pho mát để tẩm bổ như thời nay không?
Go to the top of the page
 
+Quote Post
huynhdoan2000
bài Feb 12 2008, 08:30 PM
Bài viết #25


Hội viên năng động
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,189
Gia nhập vào: 21-January 08
Thành viên thứ.: 203



Huynh BAS kính!!
--haha...nghe huynh kể chuyện của mình mà đệ thấy coi bộ "rõ ràng" hơn đọc sách!
--Đệ có cái "khuyết điểm" là...nghe kể chuyện dễ "tiếp thu" hơn đọc mấy trang giấy
--Hổm rày đệ nấu cơm gạo lứt bằng nồi áp suất điện [mua 700 ngàn], 1 lon gạo lứt thì 2 lon nước và 1/4 muỗng muối...Thấy coi bộ hơi nhão!!Mà trong service manual của cái nồi có dặn ...phải nấu thức ăn cao hơn 1/5 của nồi! 2 lon nước hoặc hơn thì mới cao hơn 1/5 nồi...Nay nghe huynh nói câu gạo dẽo,nấu mềm ..."cản trở" việc nhai??Để đệ thử khắc phục xem sao? chứ ăn nhão quá cũng "không" ngon!Mà có phải gạo lứt mới nhai thì có vị đắng, phải không?Đó là do chất cám bên ngoài của gạo?Và đó cũng là "đúng" gạo lứt?
--Thế 4 lưng cơm của huynh là bao nhiêu chén?Đệ ở trong Nam nên nhiều khi không "thông" mấy từ của phương Bắc...
Go to the top of the page
 
+Quote Post
BAS
bài Feb 12 2008, 10:25 PM
Bài viết #26


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 411
Gia nhập vào: 13-April 07
Thành viên thứ.: 15



QUOTE
Huynh BAS kính!!
--haha...nghe huynh kể chuyện của mình mà đệ thấy coi bộ "rõ ràng" hơn đọc sách!
--Đệ có cái "khuyết điểm" là...nghe kể chuyện dễ "tiếp thu" hơn đọc mấy trang giấy
--Hổm rày đệ nấu cơm gạo lứt bằng nồi áp suất điện [mua 700 ngàn], 1 lon gạo lứt thì 2 lon nước và 1/4 muỗng muối...Thấy coi bộ hơi nhão!!Mà trong service manual của cái nồi có dặn ...phải nấu thức ăn cao hơn 1/5 của nồi! 2 lon nước hoặc hơn thì mới cao hơn 1/5 nồi...Nay nghe huynh nói câu gạo dẽo,nấu mềm ..."cản trở" việc nhai??Để đệ thử khắc phục xem sao? chứ ăn nhão quá cũng "không" ngon!Mà có phải gạo lứt mới nhai thì có vị đắng, phải không?Đó là do chất cám bên ngoài của gạo?Và đó cũng là "đúng" gạo lứt?
--Thế 4 lưng cơm của huynh là bao nhiêu chén?Đệ ở trong Nam nên nhiều khi không "thông" mấy từ của phương Bắc...


Nếu cậu đã cầu kì mua gạo sạch về ăn thì có thể nấu nhiều 1 chút rồi chia làm mấy bữa, đỡ công nấu mà vẫn không sợ cơm bị biến chất, chỉ có gạo lứt trồng có phun thuốc nấu cơm mới nhanh thiu. Cơm nấu quá rục thì có muốn nhai 100 lần trước khi nuốt xuống cũng khó mà thực hiện vì nó tự chảy xuống họng buộc cậu nuốt. Nhưng nếu nấu quá cứng thì coi chừng 2 hàm răng của cậu nó chịu không nổi 1 bữa cơm ăn đúng yêu cầu.

Nếu cho miếng cơm vào miệng nhai mà có vị đắng thì bước 1 là phải gọi người khác để nhờ họ ăn thử xem có đắng thiệt không hay tại cái miệng cậu nó đắng rồi đổ thừa. Cơm lứt tôi nấu ở nhà chưa bao giờ có vị này, bất kể nấu gạo lứt sạch hay gạo lứt thường. Chỉ có cơm nếp lứt có vị đắng nhẹ do đặc thù của vỏ cám gạo nếp. Tất nhiên nếu ai ăn cũng thấy đắng thì cần truy ra nguyên nhân, có thể do gạo, do nước, do nồi, do nấu bị khét đáy, do nước bọt của người ăn ít quá (nhai hoài vẫn không thấy cảm giác cơm tan thành nước mà chỉ thấy miệng có vị chát, mặn, đắng...)

1 lưng cơm của tôi là 1 bát con xới chưa đầy, hình như cái bát con này trong Nam gọi là cái chén
Go to the top of the page
 
+Quote Post
huynhdoan2000
bài Feb 16 2008, 07:53 AM
Bài viết #27


Hội viên năng động
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,189
Gia nhập vào: 21-January 08
Thành viên thứ.: 203



Chào sư huynh, sư cô,...
--mấy hôm nay đệ có vào mục hỗ trợ thì thấy...à thì ra có những vấn đề mà đệ muốn hỏi đã có người hỏi rồi!!
--haha...các câu trả lời nghe đả lắm đấy...
--Đệ vào tất cả các trang cần thiết và save as và print ra giấy để đọc
--Đệ hỏi cái này trái mơ muối mua ở cửa hàng Ohsawa là Âm hay Dương? Sao ăn nó có vị chua? Trong thời gian 10 ngày "luyện công" [thuần gạo lứt muối mè] có thể cho vào nồi 1 trái không? [Vì cô Minh có bày dạy]???
--Những thứ có thể nấu chung với nồi cơm gạo lứt là đậu đỏ, đậu đen, đậu xanh, ô mai, rong dải trong thời gian "luyện công", phải không?
--Một người bạn ăn thực dưỡng đã lâu có nói...không nên ăn chao? Vì chao rất âm?Huynh và cô cho lời khuyên xem sao..để mai mốt có ăn ra mà...lưu ý!
.........................................................................
Cô Diệu Minh kính!
Thấy cô nói nhiều về hoá chất và tác hại của nó...
Thế có hoá chất nào có lợi và hợp theo thực dưỡng không?
Hoá chất có Âm Dương không?
Go to the top of the page
 
+Quote Post
BAS
bài Feb 16 2008, 06:52 PM
Bài viết #28


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 411
Gia nhập vào: 13-April 07
Thành viên thứ.: 15



Mơ là loại trái cây rất âm, dùng muối để dương hóa nó dần dần trong thời gian dài để nó trở thành quân bình, việc làm tương cũng theo nguyên lý này, thế nên tương làm xong phải để 8 tháng rồi dùng mới an toàn (vì đậu nành cũng rất âm) và mơ muối hay tương, loại càng lâu năm dùng càng tốt là vì thế. Các bài thuốc trị triệu chứng của Thực dưỡng thường hay dùng loại tương hay mơ muối 3 năm, có những người Thực dưỡng còn trữ trong nhà loại miso 10 năm hay mơ muối 6 năm để làm vật phòng thân, hãn hữu lắm mới lôi ra dùng

Việc đưa thêm đậu và rong biển vào nấu cơm thực chất là cách ăn số 6, tỷ lệ phối hợp là 90% gạo lứt muối mè, còn tỷ lệ giữa rong biển và đậu thì tùy chọn sao cho phù hợp với tạng của mình (tức là ăn xong phân không táo không nát)

Cháo khá âm và khó quân bình, thường thường cháo gạo lứt đỏ và đậu đỏ, nấu trong thời gian dài trên bếp hay dùng nồi áp suất là đỡ âm nhất, thường được ăn với tekka hay củ cải dầm tương là những thực phẩm rất dương, nhưng cũng không nên ăn nhiều. Các đối tượng có thể ăn cháo đặc thường xuyên là:

+Trẻ nhỏ và người già (cơ thể rất dương mà răng và hàm lại yếu)

+ Bệnh nhân hoặc người vừa kết thúc đợt nhịn ăn dài ngày (vì nhịn ăn dài ngày xong cơ thể trở nên rất dương) phải ăn cháo từ loãng đến đặc dần trong vài ngày trước khi trở lại ăn cơm

+ Những người có lượng vận động hàng ngày lớn như vận động viên chẳng hạn, có thể dùng cháo làm bữa ăn phụ, vì vận động nhiều là dương

Các đối tuợng khác nên hạn chế ăn cháo

Hóa chất có loại âm và loại dương, ví dụ khói thuốc lá, phần tỏa ra ở chỗ đầu lọc thì dưong, còn tỏa ra ở đầu điếu thuốc đang cháy là âm, cho nên hút thuốc giúp người ta tập trung tư tưởng (dương), nhưng đó là kiểu tập trung vay mượn, phụ thuộc, vì người hút thuốc lại phải tìm các thực phẩm âm khác như rượu hay trái cây để quân bình với việc hút thuốc nên sau đó không có thuốc lá là họ không tập trung được nữa

Tất cả các loại thuốc tây, ma túy và rượu bia đều cực âm

Hóa chất thì dù là âm hay dương đều không thể nào tốt cho con người được vì nó không phải là thức ăn dành cho con người, loài nào có thức ăn của loài ấy, ăn không đúng thức ăn thì sinh bệnh tật là đương nhiên. Bò là loài ăn cỏ, cho nó ăn thịt thì nó thành bò điên, chưa cần phải thêm hóa chất vào chỗ thịt ấy.

Thắc mắc về hóa chất kiểu này tức là cậu chưa hiểu bản chất của bệnh tật và bản chất của đối chứng trị liệu, nhưng cái hiểu này chỉ đến nhờ ăn uống đúng phép, người khác không giải thích giùm được
Go to the top of the page
 
+Quote Post
huynhdoan2000
bài Feb 17 2008, 08:02 AM
Bài viết #29


Hội viên năng động
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,189
Gia nhập vào: 21-January 08
Thành viên thứ.: 203




Cháo khá âm và khó quân bình, thường thường cháo gạo lứt đỏ và đậu đỏ, nấu trong thời gian dài trên bếp hay dùng nồi áp suất là đỡ âm nhất, thường được ăn với tekka hay củ cải dầm tương là những thực phẩm rất dương, nhưng cũng không nên ăn nhiều.
--Sư huynh BAS kính! Cái ông CA huyện [ổng ăn gạo lứt muối mè, thường vô chùa giảng cho các người trong chùa về cách ăn chay]...ổng nói Chao [tức hủ chao] không được ăn, vì rất âm??? Chao để lâu năm ...cũng Âm luôn hay sao???Nhờ huynh phân tích!
--Cái vụ bệnh thận đệ "hơi hơi" nghiệm ra rồi ...với lại đệ có đọc bài "yếu sinh lý"...kết luận là ...Nên cữ mặn!!!Thiếu mặn thì đầu óc choáng váng???cách hay nhất là...khi thấy "choáng váng" thì...cứ "quất" mặn vô...nhưng là muối mè! Nuốt vài muỗng muối mè...Không biết ăn muối mè nhiều quá...có sao không?
--Lúc này sao đệ thấy hay đói bụng quá! [mới có hơn 1 tuần, ăn theo pt6, gạo lứt trộn tùm lum, bữa thì đậu đỏ, bửa thì đậu đen, bửa thì rong dãi,...]...Chỉ tiêu trong sách nêu ra là 1 ngày 1 lon...đệ phải tăng thêm 1/3 lon, còn uống thêm cà phê Ohsawa,koko, bột sắn dây,...Biết là đã "trật" sách vở [thầy Trí Hãi bão phải ăn trong 49 ngày mới ăn ra]...nhưng ăn như vậy mới..."trị" được cái "thèm" các món ăn từ trước...Lúc bụng thấy cồn cào...không có thời gian quậy bột thì...nuốt vài muỗng muối mè...
--Nhờ huynh nói giùm xem...thế nào là mình biết mình "hết" bệnh ...để "ăn ra"???haha...vô đọc mấy trang thực phẩm và nấu ăn...thấy post mấy món ăn có hình chụp...thấy mà thèm!!!
Go to the top of the page
 
+Quote Post
BAS
bài Feb 17 2008, 11:37 AM
Bài viết #30


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 411
Gia nhập vào: 13-April 07
Thành viên thứ.: 15



Không nên cố ý ăn nhạt, tiêu chuẩn để biết một ngày thức ăn đã đủ muối chưa là phản ứng đối với trái cây, nếu thấy thèm trái cây hoặc các thức ngọt có nghĩa là đã dùng dư muối. Chính trái cây hoặc các đồ ăn âm chứ không phải là muối là nguyên nhân làm thận suy yếu thêm, người bị bệnh ở thận thường thích ăn mặn hơn người khác là vì muối rất dương, họ đã ăn trong ngày nhiều thức ăn âm tính khó quân bình khác nên bị vị mặn của muối hấp dẫn chứ bản thân muối nó chả có tội tình gì cả. Có điều hôm trước mà ăn quá mặn thì hôm sau lại thấy thèm những thức âm tính, rồi ăn quá nhiều thức âm tính thì lại thèm muối, thế là cái vòng luẩn quẩn nó lặp đi lặp lại, cho nên vấn đề không phải là có hay không ăn, mà là ăn ít thôi, ăn dè dặt 1 lượng nhỏ thì khó rơi vào tình trạng mất kiểm soát, và dễ lập lại quân bình hơn.

Nếu tôi nhớ không nhầm thì chao là đậu phụ ép ráo nước đem vùi tương? Nó dương hơn đậu phụ, nhưng vẫn thuộc loại thức ăn âm, người khỏe có thể ăn 1 chút, còn người bệnh không nên ăn. Loại lâu năm dương hơn, vì làm bằng cách thả cả miếng đậu vào ngập trong bình tương, nó cũng rất bổ dưỡng. Còn nếu làm theo cách phết tương rồi để lên men như làm chao ăn xổi rồi để lâu năm mà cậu ăn được thì tôi phục đấy vì nó thối hoăng, không mê nổi

Thấy đói là phản ứng tốt, chứng tỏ nồng độ axit trong máu đã giảm, tỳ khí phục hồi (thậm chí thường hơi vượng) nên đói liên tục, nhưng không khó chịu. Còn nếu vừa đói vừa khó chịu lại là loại khác, gọi là chứng rối loạn đường huyết do tỳ khí suy. Để dưỡng tỳ khí thì không nên tăng lượng thức ăn mà nên chia nhỏ ra thành nhiều bữa hơn (trước ăn 3 bữa, mỗi bữa 2 chén thì đổi thành ăn 4 bữa mỗi bữa 1 chén rưỡi chẳng hạn), và nhai thật kĩ miếng cơm trước khi nuốt, nhai thật kĩ thì mỗi bữa không thể ăn quá nhiều, khi nào thấy đói lại thì lại ăn, cũng theo cách nhai thật kĩ như vậy, mỗi miếng cơm nhai ít nhất 120 lần, có thể hơn.

Tỳ khí vượng thì thủy khí bị áp chế nên người bồn chồn thảng thốt, hay lo ra, tóm lại là cứ bứt rứt không yên hoài. Cứ nấu số 6 với đậu đỏ và rong biển và nhai kĩ để dưỡng thận khí vài ngày là sẽ ổn định lại, mỗi ngày dành ra 15, 20 phút vào lúc thuận tiện nằm hay ngồi thư giãn và hít thở sâu, đều, chậm. Đây cũng là 1 phản ứng tự điều chỉnh của cơ thể, nhưng là ở mức nhẹ, có nhiều người không biết cách xử lí nên cứ bụp thức ăn thật lực, rồi thịnh âm thịnh dương loạn xạ lại sinh bệnh, mất lòng tin vào Thực dưỡng rồi quay lại với lối ăn cũ là ở lúc này đây. Nên biết là khi tỳ khí quá vượng thì đưa thức ăn càng khó tiêu vào càng thấy dễ chịu nhanh, nhưng tý chút năng lượng vừa nhen nhóm được thế là mất hút.

Cái chuẩn thế nào là hết bệnh thì nó mênh mông lắm, nếu theo thang 100 điểm dành cho sức khỏe của giáo sư Ohsawa thì tôi cũng còn bệnh lắm. Hơn nữa chỉ cần ăn uống quân bình là bệnh sẽ hết, mẹ tôi chả ăn số 6 hay số 7 được ngày nào, toàn ăn số 1, số 2 mà bệnh tật vẫn cứ lui như thường, nhưng mẹ tôi được người có kinh nghiệm nấu cho ăn nên thức ăn quân bình. Nếu đủ tự tin vào sức phán đoán của bản thân rồi thì có thể ăn mở rộng, không phụ thuộc vào chuyện hết bệnh rồi hay chưa.

Số 6 và số 7 là các công thức mà bản thân thực phẩm đã gần ở mức quân bình rồi nên những người bệnh (bệnh là thể hiện trí phán đoán thấp) nên dùng kiên trì trong một thời gian cho đến lúc có lòng tin vững chắc vào Thực dưỡng. Nhưng lượng làm thay đổi chất, nếu ăn quá nhiều thì các thực phẩm dương nhất cũng trở thành âm, dạ dày bị nhồi chật cứng không nhào bóp tốt, các mảnh thức ăn quá to làm ruột không cách nào tiêu hóa và hấp thu, thậm chí thức ăn bị thối rữa trong đường tiêu hóa. Thế nên hướng dẫn cho những người sơ cơ luôn phải nhấn mạnh ăn ít và nhai kĩ. Nhưng nếu đã nhai mỗi miếng đủ 120 lần thì cứ ăn tùy sức, ngừng khi thấy hết muốn ăn và ăn lại khi thấy đói. Nhìn các thức khác mà thấy thèm quá là do cậu chưa sản xuất được đủ lượng nước bọt cần thiết để thưởng thức cái ngon của số 7, một người khỏe mạnh thực sự thì bao giờ cũng thích nhất là số 7
Go to the top of the page
 
+Quote Post

91 Trang V  < 1 2 3 4 5 > » 
Reply to this topicStart new topic
5 người đang đọc chủ đề này (5 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 29th March 2024 - 04:33 AM