IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Thiền thực sự là gì?, Thông tin về Thiền hay quá nè
Diệu Minh
bài Mar 11 2023, 05:58 AM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,050
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Thuyết pháp cho công chúng, Tergar Châu Á 2023
🌈 Thiền Thực Sự Là Gì? - Yongey Mingyur Rinpoche
🌈 Buổi 2: Những Hiểu Lầm Phổ Biến Về Thiền

✳️Cốt lõi của thiền là tỉnh giác - biết chúng ta đang nghĩ gì, làm gì; phẩm tánh đặc biệt của tâm: trong sáng, quang minh chiếu soi nhờ đó chúng ta có thể thấy, nghe,...
Thiền với hơi thở: biết chúng ta đang thở chính là thiền vì bản thể của thiền là tỉnh giác. Tâm biết hơi thở, tâm và hơi thở ở cùng với nhau chính là thiền. Vấn đề là dù đều có tỉnh giác nhưng chúng ta không nhận ra nó. Nó ở với chúng ta suốt 24 giờ nhưng nếu không nhận ra nó thì không phải là thiền.
Thiền là nhận ra tỉnh giác và duy trì tỉnh giác. Thực ra thiền rất dễ nhưng có rất nhiều hiểu lầm về thiền và đây là chủ đề ngày hôm nay của chúng ta.

✳️ Thiền là không suy nghĩ, giữ tâm an bình, tâm thức và đầu óc trống rỗng. Đừng nghĩ gì cả! Đây không phải là thiền mà chỉ là tác dụng phụ của thiền. Đôi khi tâm trở nên an định, tĩnh lặng, vô niệm,.. nhưng đó không phải là cốt lõi của thiền. Khi hiểu lầm như vậy và thử thiền thì chúng ta sẽ không thể thiền vì không suy nghĩ là điều không thể và rồi chúng ta nghĩ mình không thể thiền, nó rất khó!

✳️Thiền là tập trung, chú tâm, nhất tâm rõ ràng và lâu - Điều này không nhất thiết là thiền mà là một trong những tác dụng phụ của thiền. Đôi khi chúng ta bắt đầu với an trụ trong hơi thở rồi sự tập trung vào hơi thở tự nhiên trở nên sâu và mạnh hơn. Nhưng thông thường khi mới bắt đầu, chúng ta không thể tập trung lâu, mà chỉ có những thoáng nhớ biết hơi thở, điều này hoàn toàn ổn.

Vậy thiền là gì? Nhận ra tỉnh giác - chính là phẩm tánh nền tảng tâm chúng ta hay còn gọi là cái biết lặng lẽ trong sáng. Bằng cách nào? Sử dụng các đối tượng hỗ trợ thiền (đề mục) như an trụ, cảm nhận hay quán sát hơi thở. Dĩ nhiên một phương pháp thiền nhất định sẽ không phù hợp cho tất cả mọi người, có người thích, có người không thích nó.

✳️ Khi tập trung vào một đối tượng, chúng ta cần cảm nhận, định danh hay quán tưởng đối tượng đó. Có sự hiểu lầm là nếu không định danh đối tượng thì không phải là thiền, hay nếu không quán sát màu sắc và hình dáng của đối tượng thì không phải là thiền, hay nếu không cảm nhận đối tượng thì không phải là thiền. Nhưng thực ra tất cả đều ổn. Thường sẽ có tất cả: hình ảnh, ngôn từ, thảo luận, cảm giác,… nhưng một số thì thiên về hình ảnh hơn: họ cần hình ảnh của hơi thở như luồng khí bên ngoài lớn rồi qua lỗ mũi sẽ nhỏ hẹp hơn hay màu sắc của không khí,... nếu không có màu sắc hay hình dáng thì họ không biết cách nào để tập trung vào hơi thở; một số thì cần lời nói thầm trong đầu: “hơi thở đang đi vào, rồi nó đang đi ra,…”. Nếu không có lời nói như vậy thì họ không thể nhận biết được hơi thở hay không thể tập trung vào hơi thở dễ dàng; Một số người thì cần cảm nhận hơi thở như hơi thở đi vào lạnh, đi ra ấm, hay áp lực trong buồng phổi,... nếu họ không cảm nhận các cảm giác của cơ thể thì không dễ để quán sát hơi thở. Mỗi người đều có cả 3 khía cạnh trên nhưng sẽ thiên về một khía cạnh nào đó hơn.

✳️ Nên có 3 loại tính cách: 1. Thân - thiên về hình ảnh, màu sắc, hình dáng; 2. Khẩu - thiên về lời nói; 3. Ý/ Tâm - thiên về cảm giác. Cả 3 đều tốt. Chúng ta ở loại nào thì hãy thực hành theo loại đó. Không có gì sai với mỗi loại cả.

Điều này cũng có thể áp dụng trong học tập. Người với tính cách “Thân” cần thấy màu sắc, hình dáng nên sẽ học hiệu quả hơn với rất nhiều hình ảnh trực quan; Người với tính cách “Khẩu” cần ngôn từ, lời nói nên sẽ học hiệu quả với các bài giảng nói; Người với tính cách “Ý” cần cảm nhận nên sẽ học hiệu quả hơn với trải nghiệm thực tế. Nên nếu giáo viên giảng nói thì chỉ người với tính cách “Khẩu” hiểu, 2 người còn lại sẽ không hiểu dễ dàng mà họ cần hiểu qua câu chuyện thực tế, hình ảnh, cảm nhận, tương tác với nhau... Vì vậy, giáo viên nên kết hợp cả lời nói, câu chuyện, hình ảnh, trải nghiệm thực tế trong bài giảng.

Trong công việc, người thiên về “Thân” cần nhiều hình ảnh, tưởng tượng khi làm việc; Người thiên về “Khẩu” cần nhiều lời nói, ngôn từ diễn giải; Người thiên về “Ý”, nếu đi đến tận nơi và trực tiếp trải nghiệm sẽ rất hữu ích cho họ.

Trong các mối quan hệ, nếu một người thiên về “Thân” sử dụng rất nhiều hình ảnh, trí tưởng tượng khi giao tiếp, người còn lại thiên về “Ý” hay cảm nhận, sẽ không hiểu được hay khó hiểu bởi họ cần trải nghiệm trực tiếp và do không hiểu tính cách của nhau nên rất dễ dẫn đến hiểu lầm, mâu thuẫn.

✳️3 Kỹ Năng Trọn Đời
1. An trụ trong hơi thở, thực tại, chân lý… đúng như nó thực là: Trí huệ thực sự sẽ đến khi chúng ta thấy chân lý, bộ mặt thật, bản thể và an trụ trong thực tại đúng như nó thực là. Đó là sự bắt đầu của thấy chân lý hay trí huệ. Chúng ta luôn lo sợ, căng thẳng, tiếc nuối,... hầu hết mọi lúc. Tất cả chúng đều là do chúng ta không thấy thực tại đúng như nó thực là. Chúng ta tạo tác ra đủ mọi thứ khác nhau rồi phóng đại, cường điệu chúng…Đây là khía cạnh trí huệ.

2. Cho phép hay chấp nhận: Vẫn ổn ngay cả khi không ổn. Dù chúng ta đang hoảng sợ, tiếc thương, căng thẳng,... tất cả mọi trạng thái tâm khỉ loạn động phiền não đều ổn, không có gì sai trái ở đây cả. Hãy để chúng đến và đi tự nhiên. Chúng ta học cách chấp nhận, rộng mở và đặc biệt là từ ái. Chúng ta thường nghĩ: “Nó không tốt, nó là vấn đề, lỗi lầm,... mọi thứ đều không ổn, Không, không, không!” nhưng bây giờ là “Được” và tăng khả năng hồi phục bền bỉ qua chấp nhận, từ ái bi mẫn. Chúng ta cho phép và chấp nhận mọi thứ, nhưng nếu chúng ta quên mất và chìm đắm trong đó thì đó là vấn đề, chúng ta không kiểm soát được bản thân. Đây là khía cạnh Từ ái và Bi mẫn.

3. An trụ hiện tiền: Dù mọi thứ đều ổn và được cho phép nhưng chúng ta không hoàn toàn quên mất và chìm đắm trong chúng. Chúng ta quay trở lại với hơi thở lặp đi lặp lại, chúng ta cần tỉnh giác, cảm giác hiện tiền. Đây là khía cạnh Tỉnh giác.

Hãy áp dụng 3 kỹ năng trọn đời này vào cuộc sống: công việc, học tập, các mối quan hệ với gia đình và bạn bè, rèn luyện sức khỏe,... Nếu chúng ta làm mọi thứ trong cuộc sống với 3 kỹ năng này, cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên hạnh phúc, có ý nghĩa và thành công hơn.

✳️ Hỏi & Đáp
✅ Hỏi: Khi thiền nên nhắm hay mở mắt?
Rinpoche: Cả hai đều được. Thường khi mới bắt đầu nhắm mắt sẽ tốt hơn rồi về sau thì mở mắt. Nhưng nó không thành vấn đề, bất cứ điều gì chúng ta ưa thích hay cảm thấy dễ chịu thoải mái hơn.

✅ Hỏi: Làm thế nào để duy trì thực hành thiền thường xuyên?
Rinpoche: Chúng ta cần chuyển hóa thói quen của mình. Tâm thức có 3 mức độ: tư duy, cảm giác và thói quen. 1. Chúng ta tin rằng tập thể dục rất tốt cho sức khỏe - mức độ tư duy, nhận biết; 2. Nên chúng ta tập thể dục và có thể cảm thấy vui vẻ, sảng khoái, thư giãn hoặc không vui, mệt mỏi - mức độ cảm giác này có rất nhiều thay đổi lên xuống, thăng trầm; 3. Làm thế nào để tập thể dục hàng ngày không gián đoạn? Thường dù tin nó rất tốt, chúng ta vẫn không thể thực hiện được nó thường xuyên - mức độ thói quen, tiềm thức. Vấn đề ở chỗ dù chúng ta thích thiền rồi thực hành thiền và trải nghiệm thiền luôn thay đổi lên xuống rồi không thể tiếp tục. Nên thói quen chính là vấn đề.

Làm thế nào để chuyển hóa thói quen là rất quan trọng. Chúng ta cần thiết lập một thói quen mới. Đặc biệt, khi mới bắt đầu, đừng hứa hẹn quá nhiều, sẽ vô ích khi nghĩ mình phải làm nó thật hoàn hảo. Thực ra, thất bại cũng tốt bởi chúng ta học hỏi được từ đó. Càng thất bại nhiều càng tốt vì chúng ta đang nỗ lực cố gắng. “Thất bại là mẹ thành công”. Thay vào đó, có lẽ chỉ 5 phút nhưng chúng ta kiên trì thực hiện nó mỗi ngày. Nếu duy trì được từ 21 đến 30 ngày, chúng ta đang bắt đầu một thói quen mới.

✅ Hỏi: Khi thiền với hơi thở, chúng ta thở bằng mũi hay miệng?
Rinpoche: Thường là thở bằng mũi. Khi khép hờ miệng thì hơi thở sẽ tự nhiên đi qua mũi. Nhưng nếu chúng ta có vấn đề với mũi thì qua miệng hay cả hai đều được.

✅ Hỏi: Có thể thiền khi đi bộ hay lái xe?
Rinpoche: Có thể được. Có 2 loại thiền: chính thức và không chính thức. Với thiền chính thức, chúng ta buông bỏ mọi thứ, dành hoàn toàn thời gian và nỗ lực cho thiền, không nói, ngồi, thư giãn và thiền. Với thiền không chính thức, chúng ta có thể thực hiện nó mọi lúc, mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh với thời gian ngắn nhưng lặp đi lặp lại rất nhiều lần.

✅ Hỏi: Cơ thể căng thẳng khi thiền.
Rinpoche: Nó có thể là chuyển động năng lượng. Khi bắt đầu thiền thì có khoảng 10% trải nghiệm chuyển động năng lượng này. Đó là sự chuyển hóa của kinh mạch (nadi), nội khí (prana) và tinh chất/ hạt (bindu). Khi hành thiền, chúng chuyển hóa từ bất tịnh thành tịnh. Có 4 loại chuyển động năng lượng chính:

1. Dấu hiệu về thể chất: cảm thầy đỉnh đầu đóng/ mở, cột sống tê râm ran, chuyển động cơ thể, khóc mà không có lý do.
2. 5 nhận thức giác quan: thấy ánh sáng, hình ảnh của các chúng sinh giác ngộ, ma vương, đạo sư, tiếng tụng chú, mùi đặc biệt,...
3. Cảm nhận về năng lượng: đạo sư có năng lượng đặc biệt ban gia trì, người khác tỏa ra năng lượng tốt/ xấu,...
4. Cảm xúc lên xuống - dễ nhận biết

Trong 4 loại này, dấu hiệu về thể chất và cảm xúc lên xuống là có thực, còn 5 nhận thức giác quan và cảm nhận năng lượng là không có thực, đừng tin, quan tâm hay dính mắc vào chúng. Coi chúng giống như chúng ta đang xem tivi 3 hay 5 chiều (có chiều sâu, mùi vị, chuyển động,...), hãy buông bỏ chúng. Nếu dính mắc, bám chấp vào chúng, chúng ta sẽ bị mắc kẹt trong đó và không tiến gần đến giác ngộ dễ dàng.

Thay vì nghĩ tôi có kết nối đặc biệt với Phật, ngài là đấng cứu tinh, đạo sư xuất hiện trong giấc mơ,.. Hãy nhận ra rằng Phật và đạo sự thực sự chính là tâm bản nhiên hay chân tâm của chúng ta với các phẩm tánh: Tỉnh giác, từ ái bi mẫn và trí huệ. Đừng quan tâm dính mắc vào mọi loại hình ảnh, âm thanh,...

✅Hỏi: Các cảm xúc mạnh mẽ như buồn đau, thương tiếc mất đi người thân,, làm thế nào để tịnh hóa chúng để tiếp tục thực hành thiền?
Rinpoche: Nó không dễ, chúng ta cần thực hành từng bước một. Ở mức độ nhận thức: chúng ta biết họ đã mất rồi, hãy buông bỏ, đừng buồn đau, tiếc thương nữa; Ở mức độ cảm giác: lên xuống; Ở mức độ thói quen: Không thể buông bỏ, luôn nghĩ về nó, đôi khi vượt quá tầm kiểm soát của chúng ta.

Các thực hành trong Sống Một Đời Vui 1 - 3 là những thực hành nền tảng của con đường tu tập, là các thực hành dài hạn. Sống Một Đời Vui 1 - Tỉnh giác; Sống Một Đời Vui 2 - Từ Ái và Bi Mẫn; Sống Một Đời Vui 3 - Trí Huệ Bát Nhã.

Tỉnh giác, Từ Ái và Bi Mẫn, và Trí Huệ là những phẩm chất nền tảng, tất cả chúng ta đều có chúng nhưng vấn đề là chúng ta không nhận ra chúng. Ở đây không phải là vấn đề chúng ta có chúng hay không mà là chúng ta có nhận ra chúng hay không. Tâm bản nhiên vốn tuyệt vời, luôn có 3 phẩm chất nền tảng này.

Những thực hành này, đặc biệt trong Sống Một Đời Vui 1 là rất quan trọng. Bao gồm 3 bước.
1. Thiền với âm thanh, hơi thở, hình tướng,...
2. Quay trở lại với cơ thể: cảm nhận các cảm giác bên trong cơ thể (quét cơ thể)
3. Cảm xúc như tiếc thương khi người thân mất, có thể sử dụng chính cảm giác đó làm đối tượng hỗ trợ cho thiền, khi đó, chất độc biến thành thuốc chữa bệnh. Với tỉnh giác, tất cả mọi thứ đều có thể trở thành bạn, thành đối tượng hỗ trợ cho tỉnh giác; tất cả đều trở thành đối tượng hỗ trợ cho con đường tu tập; và cuối cùng, tất cả đều có thể hỗ trợ cho hạnh phúc thường hằng.

Tất cả những thực hành này đều có trong Sống Một Đời Vui 1, nhưng chúng ta cần thực hành từng bước 1 theo 3 mức độ: nhận biết, cảm giác, và thói quen.

Để đối mặt với cảm xúc buồn đau mất đi người thân, đừng cố gắng đấu tranh với cảm xúc đó. Nếu chỉ nói “Đừng buồn đau, thương tiếc!” sẽ không hiệu quả mà ngược lại sẽ cảm thấy buồn đau hơn. Hãy để cảm xúc buồn đau đó đến và đi tự nhiên, không cần tìm kiếm chúng nhưng cũng không cần đè nén, ngăn chặn chúng. Nếu chúng đến hãy để chúng đến. Kỹ năng thứ 1 này rất quan trọng.

Kỹ năng thứ 2: Tiếp theo, nếu chúng ta để chúng đến và đi tự nhiên nhưng bị chìm đắm trong đó thì sẽ thành vấn đề. Hãy nhớ đến hơi thở của mình hay bất cứ đối tượng hỗ trợ định nào khác. Khi cảm xúc thương tiếc khởi lên, hãy để nó đến và đi tự nhiên nhưng vẫn nhớ tới hơi thở. Đến một mức độ nhất định nào đó, khi thương tiếc khởi lên, chúng ta sẽ tự động nhớ đến hơi thở, khi đó, cảm xúc trở thành sự nhắc nhở cho thực hành thiền.

Điều quan trọng là chừng nào chúng ta vẫn biết hơi thở, thì không cần phải tìm kiếm hạnh phúc, hỷ lạc,... cũng không cần ngăn chặn hoảng loạn, lo lắng, thương tiếc,... tất cả trở nên hoàn toàn tự nhiên. Kỹ năng thứ 3: Để mọi thứ tự nhiên
---
🙏🙏🙏
[Việt ngữ: Phật Pháp Tây Tạng dòng Karma Kagyu]


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 người đang đọc chủ đề này (2 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 28th April 2024 - 04:08 AM