IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

2 Trang V   1 2 >  
Reply to this topicStart new topic
> Đi Miến cần biết những gì?
Diệu Minh
bài Oct 20 2013, 01:53 PM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,916
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Đi Miến cần biết những gì?

Đây là kinh nghiệm cá nhân của một người chuyên tu ở Miến tới lần thứ 5,6 gì đó rồi mà kiến thức về đời sống của người Miến bên ngoài trường thiền thế nào vẫn còn là "điều chưa biết", chỉ biết rõ những gì thầy tôi dạy ở trường thiền hơn...

Ngoài những nơi nổi tiếng như chùa Vàng: Shwedagon... bạn cần biết thêm những thứ "đặc Miến":

1. Chợ đá -toàn bán các loại đã quí... đọc nghe sang tiếng Việt như là "Bùi Chu"...tới đó nhòm ngang dọc sẽ nhận ra từng khu vực của chợ đá, bạn đừng có sa đà vào bất cứ hàng nào, cứ nhìn lướt, vào sâu rẽ trái sẽ có khu vực san sát các loại vòng đá và các sản phẩm đá quí từ tượng Phật, vòng... chợ đá rất nổi tiếng và Miến Điện nổi tiếng về các loại đá quí giá mà lại còn rẻ nữa.

Giờ họ đã biết bán nói thách cho nên bạn phải trả giá kỹ lưỡng nhé.

Khéo biết mua bạn sẽ mua được những vòng đá khá đẹp chỉ với 2,5 usd, tôi vừa mua được gần 10 cái vòng kiểu đó vừa mua ở chợ đá vừa mua ở đường cổng dẫn tới Shwedagon, ngồi tỏoải mái chọn lựa không như đi chợ đá, nhưng ở chợ đá thì có nhiều loại vòng hơn... lần đầu tiên tôi sang đó (2004) vì không biết nên chỉ mua những vòng hạt tròn khoảng 1 usd về cho con gái và làm quà cho bạn, một thời gian sau tôi chả thấy những cái vòng đó đâu, chắc mọi người vứt dần??? với lại tập trung tu tập nên những thứ bên ngoài trường thiền tôi không sành điệu, giờ thì ý thức của tôi lan rộng hơn trước nên tôi biết thế giới bên ngoài trường thiền hơn chút!

Cách chọn đá quí, đá già là bằng cách cho nảy trên phiến đá hay gạch phía dưới,...nếu nó kêu càng trong thanh thì đá càng già và càng đắt, nhưng thứ đẹp long lanh có khi chỉ là đá giả của Tầu, phải cẩn thận...

- Muốn mua hàng đẹp thì cần có nhiều tiền hơn...
Cuối cùng tôi mua được 2 cái vòng: một bằng gỗ trầm, giá 10 usd; một bằng hạt đá trắng, chỉ là những hạt tròn không đều nhau vì được làm thủ công: thế mới là đá thật, người Miến cũng nể tôi khi thấy tôi đeo vòng đá thật này giá 5 usd; có những loại vòng chỉ chưa đầy 1 usd, có rất nhiều kiểu loại.

2. Đàn bà con gái thì còn thích các chủng loại áo trắng rất đẹp kiểu dáng Thái Lan xịn cũng có... thì phải tìm đường ở trong chợ Bùi Chu đi lên cầu vắt sang đường phía trong chợ, gần nơi đi lên cầu là bạt ngàn các kiểu dáng áo trắng, tôi chết mê cái áo ren Thái từ 2004 nhìn thấy mấy người "nhà giầu" và người châu âu cư sĩ mặc... mà chả biết mua ở đâu khi BIẾT thì là ngày mai về VN rồi, cho nên lần sau sang nhất định tôi đi tới đó một lần xem cho đã con mắt, tôi thích mầu trắng ren và cỏ ren từ nhiều năm mà cứ mải mê tu tập hoặc công việc cái ý thích nhỏ nhoi đó vẫn chưa được thực hiện...

3.Tượng Phật trắng hay xanh bằng đá thì đều đẹp, nhưng tạc tượng đá đẹp thì nghe nói phải là các tỉnh miền bắc Miến, tận Mandalay, tôi ngây ngất ngắm một bước tượng Phật đẹp như bằng NGỌC TRẮNG, thật là tuyệt... ngay phía ngoài cổng của SOM trên chánh điện của ngôi nhà của nhóm các sư cô nấu ăn cho trường thiền mà ngài Kim Triệu dana cho các cô ...tòa nhà đẹp gần như là một cái đại sư quán giữa HN... ngay trước khi về VN tôi phát hiện ra bức tượng đẹp cực... bạn có thể tìm ra một bức tượng "như thế" mà nhỏ xinh để ở nhà bạn? nếu vậy chắc phải vài trăm usd.

4. Đây là những thứ thuộc về món ăn: tôi rất thích món rau cải xoong Miến, chả hiểu giống má thế nào mà cọng của nó to như cái đũa lại vô cùng mềm và giòn ... đã thế lại thơm mùi cực kỳ dễ chịu hấp dẫn, nếu có ai sành điệu mang giống đó về VN trồng mà xuất bán ngay vào những chỗ đáng bán thì giầu to? vị của loại rau đó rất là ngon nữa chứ?... (xin nói thêm, ngày tôi nhập thất 3 ngày không ngủ không dựa lưng vào tường ở Wat Ram Peang - Thái Lan, tôi được ăn thứ mà mình yêu cầu là bí đỏ luộc, ăn hết miếng thứ hai mặc dầu các sư cô cắt miếng cũng không to lắm, tôi bỏ miếng thứ 3 vì thấy nó quá "béo"? tôi ước gì người VN mình được ăn thứ bí ngon thế và sau 7 năm thì ước mơ của tôi mới thành sự thật!)

Nó được bày bán ở chợ Bùi Chu - chợ đá, mỗi bó họ chỉ bó có vài cọng to dài nghều ngào... chả hiểu sao người Miến bó mớ rau bán ở chợ đều nhỏ như bó rau thơm!?... mới hay người Việt ăn nhiều rau như bò!

Giữa yangon - thủ đô Miến có những quán ăn kiểu Nhật và Thái, chúng tôi đã từng ăn chay kiểu Thái, chỉ NHỚ cảm giác ăn được nhưng chả lưu lại kỷ niệm gì... chỉ nhớ nhất thầy tôi biết tôi ăn chay thầy bảo để thầy gọi món cho, thầy gọi mấy món nhưng tôi NHỚ nhất món rau cải xào... và về VN tôi sáng chế ra món rau cải xào bột sắn dây rất hấp dẫn... Miến thường không thích ăn chay nên họ cũng càng chả biết chế biến món chay cho hoàn hảo... nên chúng tôi đang thực hiện Thực dưỡng dịch ra tiếng Miến để phổ biến cho người Miến...

5.Về cuối hạ có nhiều cây hoa Patimanai trắng nở đẹp thế không biết...khi vào chùa bạn có thể mua hoa dâng Phật và cầu nguyện cho nó thiêng, vào Shwedagon là không cầu là dại, cầu là bước đầu của Thiền, nó đem lại cho ta cảm giác tràn ngập của cái gọi là tâm thức nó trầm xuống, khiêm hạ...

6.Đi Miến đừng có mà tự làm tổn phước bằng cách không tới một trường thiền nào tu và làm phước ở đó... ở đó tu vài ngày hay gần hết thời gian sang và gần về hãy "đi một vòng", tu có phước, có định có tuệ đi đâu nhìn gì cũng thấy khác lắm!

7. Không gặp một vị thiền sư danh tiếng để đảnh lễ và dana ngài gieo duyên thì vô duyên không còn gì sánh bằng!

8. Đặc biệt Miến nổi tiếng thế giới về thuốc đông y đã được nâng tầm lên thành những viên như viên con nhộng nhưng chỉ là thuốc đông y mà thôi.
Tôi thấy mảng thuốc bổ dưỡng cho con người kiểu như là "phục hồi chức năng" Miến đi nhanh hơn VN khoảng 5-10 năm hoặc hơn... trong khi VN còn lùng tùng với mảng đất đai và xây dựng thì người Miến đã biết sản xuất spirulina bán cho dân của họ giá rẻ bèo; còn ở VN phải nhập của Nhật giá cao hơn ít nhất là gấp đôi, thế mà chả ai biết sang MIẾN khai thác loại đó cho người VN...
Thông tin này sư Thư cung cấp cho tôi ngày tôi đi cùng sư sang Miến lần đầu (với tôi lần đó là lần thứ 2),thời buổi thông tin là kinh tế, chỉ một câu nói chứa thông tin đó đủ phải để ý tới "mảng mạnh" của nước bạn "mang" về cho người VN biết chỗ nương nhờ... vừa rồi tôi mang được ít lọ mạ lúa mạch...nghe nói ở Mỹ họ rầm rộ tiêu dùng mà ở VN mới chỉ có "một bài dịch trên mạng" do anh Trường tìm cho tôi và VN thì chưa thấy bán loại đó, mới chỉ nghe có loại "nước mạ lúa mạch trong lon" nghe thấy chữ đóng hộp nhiều người đã ớn!!!!!!!!!!!! loại tôi mang về là họ đã làm thành viên nang.

VN mà có loại này chắc bán cũng mắc, cho nên sang Miến có thể mua spirulina hoặc hộp mạ lúa mạch về sử dụng hay "làm quà" cũng tốt.

9. Tôi nhìn thấy họ bán mấy cái mảnh vải may váy Miến, thấy đẹp sờ tay vào mê luôn vì chất liệu tuyệt vời, hóa ra là hàng Indonesia, chọn mua một cái mà ai nom thấy và sờ vào cũng quá khen...

Cẩn thận ở Miến cũng toàn hàng Tầu như ở Ta.

10.Người Miến bày bán khá nhiều những cái tờ to có tranh ảnh cảnh báo những món ăn ăn với nhau chết người (ngộ độc), hoặc chóng mặt, hoặc buồn nôn... có thể mua về làm quà và treo trong bếp cảnh tỉnh các bà các cô... về mặt này người Miến "biết thương dân" hơn người VN...tiến hóa hơn người VN, trong khi người VN cứ quảng cáo củ sen hầm với xương lợn thì tại nước này hai thứ đó ăn vào cùng nhau sẽ bị ngộ độc, còn nhiều thứ ăn cùng nhau bị ngộ độc nữa....

Còn gì nữa? nhớ kể tiếp...


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Oct 20 2013, 01:57 PM
Bài viết #2


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,916
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Quan sát món ăn đường phố Miến thấy có nhiều thứ hấp dẫn, nhưng không hấp dẫn bằng đi viếng đền vàng Shwedagon...

Quan sát món ăn Miến thấy có thể học được vài món ngon...
Không hiểu sao rau xanh là thứ quí như vàng ở Miến, và nó khá đắt?

Người VN ăn rau như bò, còn người Miến ăn rau như là không cần tới rau vẫn sống vô tư vui vẻ trầm tĩnh...
Ở Miến ngày trước các cô gái toàn mặc váy, cả phái nam cũng thế, không sang Miến 3 năm mà khi quay lại đã thấy có nhiều cô gái mặc quần bò ngắn!


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Oct 21 2013, 08:20 AM
Bài viết #3


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,916
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Shwedagon có 4 cổng, nếu đi vào cổng to nhất đẹp nhất thì giá cả những thứ đồ thờ hay đồ lưu niệm thường đắt gần gấp đôi hay đắt có khi hơn gấp đôi, giống như món hàng bạn mua ở Hàng Ngang hàng Đào, trong những cửa tiệm bắt mắt thì thường đắt, nhưng bạn MUA ở những nơi có vẻ "hèn" hơn thì cũng y chang nhau giá cả chỉ rẻ bằng nửa...vậy để bảo vệ túi tiền của bạn thì bạn cần biết tới cả hai nơi, bởi thời gian và duyên PHƯỚC của bạn có khi dầu BIẾT mà vẫn PHẢI mua ở những chỗ đắt!

Chúng sinh sống nhờ PHƯỚC, đôi khi BIẾT mà chả làm gì được, thế mới chịu TIN PHẬT DẠY! dry.gif

Có hai cách: Bạn có thể đi vào cổng to đẹp để chiêm ngưỡng vẻ huy hoàng và tráng lệ của Shwedagon, mặt khác bạn sẽ tót sang cổng kia, để tôi hình dung xem nó là cổng nào trong 4 cổng? cái này chắc phải tới ĐSQ Miến? hay tới tận nơi khảo sát.

Nếu bạn có thời gian thì nên lang thang chỉ ở Shwedagon nguyên cả 1 ngày thì nó mới ĐÃ, còn nếu chỉ đi lướt lướt thì nó cứ có cảm giác thiếu thiếu và phải đi lại lần nữa và lần sau cũng thế... và tốt nhất bạn đi một mình...?! tha hồ mà lang thang... an ninh của Miến theo tôi tới thời điểm 2013 là rất an toàn hơn hẳn VN nhiều lần, đàn ông Miến dắt cái ví sau lưng thò ra nửa cái ví và đi đi lại lại, đi xe đạp giữa thành phố... họ chả thèm lo mất!

(chắc trong ví chả có nhiều tiền??? rolleyes.gif )

Nếu bạn quen thân vị sư nào thì dứt khoát bạn bị CỘNG NGHIỆP với vị sư đó, nếu vị sư đó nghiêng về Pháp học và những điều nông cạn hoặc những điều không quan trọng mấy của con Phật thì bạn cũng sẽ lan man theo họ vào những MIỀN danh lợi...

Nhưng có những vị sư có khả năng tiến sâu vào giáo Pháp thì điều này sẽ tốt hơn cho bạn... nhưng mà nó dễ ĐAU và đụng chạm... nhưng điều này mới thực là TỐT đấy...

THUỐC ĐẮNG dã tật, bạn MUỐN từ bỏ những thói quen xấu hay là thích tích lũy các sự dễ chịu? (hưởng phước hết phước, thọ khổ hết khổ).

MUA GÌ KHI TỚI SHWEDAGON?
- Nên mua con ZÍ QUẸ, đọc tiếng Miến con cú vọ nó ra cái tiếng Việt phát âm thế, con bé tí nhất chỉ khoảng 10 k, giá khoảng 500 kyats... con to đùng có thể bằng một cún con ngồi thu lu... tôi "nguyện" mỗi khi tôi đi Miến đôi cú vọ sau tôi đem về sẽ to hơn đôi cú vọ có sẵn trong nhà;người Miến họ rất khoái biểu tượng của con cú vọ có những đức tính biết gìn giữ "gia đình" và nhà cửa .... tóm lại là cực kỳ BIẾT GIỮ CỦA, nó lại có mầu sắc đẹp và nhất là nó được làm bằng giấy bồi, tóm lại nó bắt mắt và gây thích thú cho tôi, còn bạn? có lẽ bạn sẽ bỏ qua... có cô con gái người bạn đi Miến nửa tháng, về VN hai mẹ con tới nhà thấy tôi "bày bán" mấy đôi Zí Quẹ vì thực ra định làm quà nhưng sau khi phân phát hết còn thừa lại mấy đôi Zí quẹ con, thử bày bán thấy có người cũng thích... khi ở Miến thì cô gái cũng thấy họ bày bán la liệt ở chùa Vàng nhưng về VN thì cô mới biết "giá trị"... cô gái bèn "mua một đôi:... hóa ra đi Miến không phải ai cũng có năng khiếu nhận ra cái hay, cái đặc thù Miến... đi đâu cũng cần có năng lực quan sát và cảm nhận được cái hồn của nơi đó...

- Chùa Vàng có vô số cái khánh nhỏ bằng đồng, từ nhỏ tí tới to đùng, cũng có cái cồng đánh lên nghe tiếng ấm ai cũng thích. Lần đầu tôi mua 30 000 kyats, tương đương 30 usd, cuối cùng sư cô Tấn Lực dẫn tôi đi cổng "rẻ" giá chỉ có khoảng 20 usd...

Và đặc biệt cái khánh tôi mua hôm đầu tiên 25 usd, cuối cùng cô Tấn Lực mua cho người khác có 15 usd mà lại to hơn...

Tuy nhiên tôi không bị buồn về điều đó vì tôi đã được nghe âm thanh của chúng ngay từ ngay đầu bước chân tới trường thiền, vừa xuống máy bay tôi nhót ngay tới Shwedagon, mãi gần 9 giờ tối tôi mới đi tacxi tới SOM làm cho cô Tấn Lực cười tôi "sành điệu", hàng ngày tôi gõ hai "đứa" coong coong để thực tập thiền nghe chuông! cho nên TÍNH KIỂU ĐÓ tôi vẫn "lãi"! vì đi cùng anh chàng chỉ đi được 1 tuần nên tôi phải "tính" sao cho mọi người đều được sự lợi ích cao nhất! nghĩ cho người hóa ra được việc mình!

Nếu bạn đi với các vị sư thì do nhờ vào phần phước của các vị sư bạn không thể nào "sà" cái tâm thức của bạn XUỐNG những miền ăn uống và sinh hoạt thế tục được... vì thế để thỏa mãn những "cảm xúc thế tục" bạn nên đi một mình hoặc chỉ đi với cư sĩ như bạn... hi, đây là kinh nghiệm "xương máu"...với lại đi với các vị sư bạn phải LO việc ăn uống đúng giờ của các vị ấy mà bị lỡ đi những niềm vui nho nhỏ của đời sống như là là cà ở những cái chợ đầy đồ đáng yêu xinh đẹp với bầu khi cực kỳ dễ chịu...có lẽ vào chợ Miến còn hơn là vào những nơi lễ hội làng của VN ngàn lần, dân Miến họ chưa biết cách "chửi" người mua sành điệu như ở VN, tuy nhiên tôi cũng đã gặp một "ông Miến" ở chợ đá, cứ như muốn áp lực giục giã chúng tôi "mua nhanh lên" nói năng xì sồ gì chả hiểu...có vẻ áp lực chút! với VN gọi những người như thế là có tính lưu manh?!

Tuy bị mất đi những thú vui đời thường nhưng đi với các vị sư mà bạn lo được bữa ăn trai tăng cho các vị ấy thì bạn lại có phần phước lớn hơn nhiều những thú vui con con, nhưng không phải lúc nào bạn cũng chỉ thích PHƯỚC kiểu đó...hi hi...

Cũng không phải vị sư nào cũng "quá đạo mạo" để bạn PHẢI quá e sợ, đúng nghĩa sư là người anh đi trước chỉ LO tu và lo "rước" những người đi sau là "tụi cư sĩ"... và phật tử...mối quan hệ giữa chư tăng, chư ni và phật tử bao giờ cũng là mối quan hệ cực kỳ tuyệt vời nhất trên thế gian trừ mối quan hệ với một vị thầy tâm linh giỏi....

Vì phải "ở cạnh" những người hay lo sợ nên tôi cũng bị lây chứ tôi chả thấy bao giờ e sợ một vị sư nào...vì nhạy cảm quá nhiều lần tôi chỉ MUỐN ĐI MỘT MÌNH! nhưng tiếng Anh chưa đủ để có thể dạo phố .... tuy nhiên sau lần đi Miến vừa qua tôi tự tin hơn hẳn, chắc lần sau đi Miến tôi sẽ đi "một mình" một lần cho biết mùi đời????! cầm cái card của trường thiền, ... mặc cả giá xe... ok?

Muốn đi đâu thì đưa giấy ra, nhờ người nói tiếng Miến ghi âm lại rồi bật lên cho lái xe nghe, họ sẽ đưa mình tới tận nơi và chờ mình ngoan ngoãn, có ông lấy đắt có ông tài lấy rẻ... tuy nhiên khi cần gấp thì ông nào cũng phải đi hết...

Tóm lại tôi sẽ "làm việc này" hi hi...nhờ người Miến viết ra giấy rồi dịch ra tiếng Việt, đưa cho các đoàn Phật tử ... muốn tới nơi nào thì chỉ vào đó...
Việc vặt này làm được cũng hay!

Có những ông lái xe ở SOM thạo đường đi lối lại của người Việt hay Việt kiều tới mức, nói qua là hiểu liền đưa tới trúng phóc nơi mình cần đến, rất khỏe... tacxi ở Miến vẫn rẻ chỉ hơn nửa tiền ở VN...chả hiểu sao có lẽ họ không liên kết tập đoàn tăng giá kiểu DNNN??? hi...


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Oct 22 2013, 10:13 PM
Bài viết #4


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,916
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Nếu đủ duyên và biết cách quan sát, bạn sẽ phát hiện ra ở Miến có bày bán loại mơ muối khá giống như loại mơ muối Thực dưỡng ở nhà????hình như là của người Hoa làm,

Miến có phố Tầu và chợ Tầu, thấy có bán cả rau cải xoong ở đó, có cả củ niễng, có cả mì căn quấn dạng ống ăn ngon hơn loại này bày bán ở VN;
Đã thế lại có loại bột củ sen đổ nước sôi vào nó hơi hồng hồng và ngòn ngọt vì có bỏ thêm đường, ăn rất khoái khẩu và gây dịu dàng thần kinh dễ ngủ... lúc đầu tôi cũng thích có loại đó bán ở nhà nhưng sau thấy có đường trắng ở trong từng gói lẫn với bột củ sen nên lại thôi từ bỏ ý định.

Tuy nhiên VN một ngày không xa sẽ có bày bán món đó thì chắc nhiều người thích, trong đó chắc cho con gái tôi...

Chư tăng cũng có thể sử dụng loại NƯỚC củ sen kiểu đó về buổi chiều giữ giới không ăn, mỗi khi thấy đói quá!


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
member
bài Jan 11 2014, 10:42 AM
Bài viết #5


Thành viên dự bị
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,632
Gia nhập vào: 11-February 11
Thành viên thứ.: 93,759






--------------------
Theo các cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế, giống như một số loại bụi khác có trong môi trường lao động, tất cả các dạng amiăng (tấm lợp amiăng dùng phổ biến ở VN) đều có thể gây ung thư và một số bệnh trầm trọng khác cho con người. Sợi amiăng có thể gây độc hại cho phổi sau 10-20 năm, gây ra một số các căn bệnh như bệnh phổi, ung thư màng phổi và ung thư phổi.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
member
bài Jan 11 2014, 10:43 AM
Bài viết #6


Thành viên dự bị
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,632
Gia nhập vào: 11-February 11
Thành viên thứ.: 93,759














--------------------
Theo các cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế, giống như một số loại bụi khác có trong môi trường lao động, tất cả các dạng amiăng (tấm lợp amiăng dùng phổ biến ở VN) đều có thể gây ung thư và một số bệnh trầm trọng khác cho con người. Sợi amiăng có thể gây độc hại cho phổi sau 10-20 năm, gây ra một số các căn bệnh như bệnh phổi, ung thư màng phổi và ung thư phổi.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
member
bài Jan 11 2014, 10:45 AM
Bài viết #7


Thành viên dự bị
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,632
Gia nhập vào: 11-February 11
Thành viên thứ.: 93,759












--------------------
Theo các cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế, giống như một số loại bụi khác có trong môi trường lao động, tất cả các dạng amiăng (tấm lợp amiăng dùng phổ biến ở VN) đều có thể gây ung thư và một số bệnh trầm trọng khác cho con người. Sợi amiăng có thể gây độc hại cho phổi sau 10-20 năm, gây ra một số các căn bệnh như bệnh phổi, ung thư màng phổi và ung thư phổi.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Jan 27 2014, 11:24 PM
Bài viết #8


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,916
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



http://beforeitsnews.com/vietnamese/2014/0...rma-175660.html


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Mar 18 2014, 07:14 PM
Bài viết #9


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,916
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



http://thayvabiet.com/2013/11/03/nhung-die...hi-den-myanmar/
Những điều cần lưu ý khi đến Myanmar

By thayvabiet on 03/11/2013 • ( 0 )




Thông tin chung: Myanmar đã từng biết đến bởi cái tên Miến Điện, được coi là ‘miền đất đền chùa’ bởi sự xuất hiện của những ngôi chùa mái tháp duyên dáng sơn trắng hay mạ vàng ở khắp nơi và đã trở thành biểu tượng của mảnh đất này.


Người dân Myanmar sùng đạo Phật, tại bất kỳ thành phố, thị trấn nào cũng đều có ít nhất một ngôi chùa và một tu viện Phật giáo. Cả nước Myanmar có hàng vạn đền, chùa, tháp… nằm rải rác trên khắp đất nước. Bởi vậy, Myanmar còn được gọi là đất nước Chùa tháp.

Một số điểm thăm quan

Chùa Vàng hay còn gọi là chùa Shwedagon: được coi là ngôi chùa linh thiêng nhất Myanmar. Tại đây lưu giữ 4 báu vật thiêng liêng của Phật là: cây gậy, cái lọc nước, mảnh áo và 8 sợi tóc. Phần tháp của ngôi chùa được dát vàng và cao tới 98m.


Chùa Kuthodaw: là một quần thể gồm những đền, tháp nhỏ bằng đá cẩm thạch trắng được gọi là Kyauksa Gu. Ngôi chùa được xây dựng như một phần của hoàng cung Mandalay từ năm 1857. Vua Mindon Min, lo lắng trước sự xâm lăng của người Anh cả về lãnh thổ lẫn tôn giáo đã quyết định để lại một công trình hoàng gia nhằm truyền bá Phật giáo: một bộ kinh Tam Tạng tiếng Pali khắc trên đá.

Hòn đá vàng Golden Rock (Mon State): Nằm cách Yangon hơn 200km, hòn đá vàng nằm ở độ cao 1.100m, cùng với ngôi chùa nhỏ bé Kyaiktyo tạo nên một quần thể di tích vô cùng độc đáo. Golden Rock nổi tiếng bởi sự chênh vênh (phần tiếp xúc với núi chỉ vỏn vẹn 78cm2) và bề mặt được dát vàng.


Đền Mahamuni: Mandalay là cố đô của Miến Điện, nơi đây tập trung rất nhiều đền, chùa và số lượng người tu hành kỷ lục. Đền Mahamuni là biểu tượng vàng của Mandalay, được xây dựng từ thế kỷ 18. Ở đây có tượng Phật cao 4m, nặng 6,5 tấn và được dát một lớp vàng dày tới 15cm – do hàng năm các tín đồ Phật giáo vẫn tới đây cúng lễ và tiếp tục dát thêm vàng lên tượng.

Cầu Ubein: Cầu Ubein ở làng cổ Amarapura là cây cầu gỗ tếch dài nhất thế giới (1,2km). Cây cầu gỗ bắc ngang sông đã gần 200 tuổi là đường về nhà của những người dân làng Amarapura, con đường hành hương của các vị sư mặc áo thụng dài phấp phới… Cảnh hoàng hôn trên cầu U Bein rực rỡ và gây ấn tượng mạnh đến nỗi bất kỳ du khách nào từng được chiêm ngưỡng đều sẽ ghi nhớ mãi.

Làng Mingun: Mingun cũng có rất nhiều di tích và danh thắng nhưng nổi bật nhất là quả chuông Mingun và đôi tượng Chinthe được người dân xem như những báu vật. Chinthe (linh vật nửa sư tử nửa rồng) là một đôi tượng khổng lồ đứng canh giữ sát bờ sông. Còn bảo tháp Mingun mang đến cho người đối diện cảm giác choáng ngợp, khối gạch nung màu vàng cam nổi bật trên nền trời xanh cao sừng sững.

Bago: Bago cách Yangon 100 km – là một thành phố có lịch sử lâu đời của Myamar được xây dựng từ năm 573 bởi Thamala và Wimala – 2 anh em dòng dõi quí tộc người Môn. Tại đây có tượng Phật nằm Shwethalyaung dài 55 mét, cao 16 mét được tạc rất công phu và trông giống như thật – đây là tượng Phật nằm lớn thừ 2 trên thế giới.


Du lịch Myanmar khi nào?

Tháng 11- tháng 2: là thời điểm đẹp nhất khi đi du lịch Myanmar. Thời tiết mát và không có mưa nhiều. Riêng khu vực đền Golden Rock, thời tiết trên đỉnh núi quanh năm lạnh (khoảng 15oC-20oC) có mưa, nhiều mây, sương mù.

Trang phục mang theo

- Quần áo gọn nhẹ, ít phải là ủi, có thể mặc lâu: tốt nhất là quần jean và áo thun hoặc quần áo vải cotton thoáng mát. Quý khách nhớ mang theo quần dài quá gối và áo có tay lịch sự để thăm đền chùa.

- Giầy dép: gọn nhẹ, dễ tháo ra mang vào khi tham quan vì thường xuyên tháo ra mang vào khi đến các đền chùa.

- Mũ, ô (dù) chống nắng

- Áo mưa dùng một lần loại nhẹ dễ mang vác

Mua sắm

Myanmar là một đất nước rất giàu nguồn tài nguyên đá quý và gỗ quý

- Quý khách nên hỏi giá và mặc cả giá trước khi mua, ngay cả khi vào các cửa hàng có niêm yết giá.

- Quý khách không nên mua các tượng phật cổ hoặc trông rất cũ (mặc dù là tượng mới làm) vì Hải quan sẽ không cho phép mang đi.

- Nếu quý khách mua đá quý, trang sức: nên mua tại các cửa hàng có giấy phép và đảm bảo chất lượng và bắt buộc phải lấy phiếu thu. Hải quan có thể sẽ kiểm tra phiếu thu đó.
Đỗ thủ công mỹ nghệ phần lớn liên quan đến tôn giáo và được làm bằng đá quý, gỗ, đồng hoặc bạc. Đồ đá được chế tác tại Mandalay, đồ đồng hay bạc được đúc tại Ywataung, gần Mandalay. Hiện nay, tại Myanmar các nghệ nhân và thợ thủ công vẫn có thể sống khá sung túc cho dù đất nước đang từng bước hướng tới công nghiệp hoá.

An ninh

Hiện tại chính trị của Myanmar khá ổn định và rất an toàn khi đi du lịch. Tuy nhiên ở bất cứ nước nào cũng có các vấn đề về trộm cắp và tội phạm, bởi vậy quý khách cẩn thận khi đi mua sắm và vào các nơi đông người cũng như tránh đi buổi tối một mình.

Điện thoại và internet

Myanmar còn rất lạc hậu nên điện thoại và internet là một mặt hàng xa xỉ phẩm tại Myanmar

- Sim card: quý khách có thể mua sim card GMS với giá 25-30usd/chiếc tại khách sạn hoặc tại các trung tâm thương mại. Quý khách phải xuất trình hộ chiếu khi mua sim card
- Internet: một số khách sạn có cung cấp internet nhưng với giá khá cao, quý khách vui lòng kiểm tra với lễ tân khách sạn.

Không có nhiều internet café tại Myanmar, chỉ có tại khu trung tâm của thành phố với giá khá cao. Bên cạnh đó, chính phủ Myanmar hạn chế và điểu khiển việc dùng internet cũng như điện thoại. Quý khách sẽ không được truy cập một số trang mạng xã hội nổi tiếng như Facebook, tiwte, Skype hay Yahoo Msg. Gmail & Google talk có thể sử dụng nhưng thường xuyên báo lỗi

- Điện thoại công cộng: quý khách hầu như không tìm thấy bốt điện thoại công cộng tại thành phố. Mọi cuộc điện thoại ra nước ngoài đều bị chính phủ kiểm soát và cho phép thì mới được gọi. Du khách nên kiểm tra giá với khách sạn trước khi gọi đi.

Giao thông

- Yagon là một thành phố lớn nhất Myanmar và không cho phép sử dụng xe máy. Bởi vậy quý khách không thể đi xe ôm đi chợ.

- Quý khách cũng không thể bắt taxi metter để đi chợ chơi vì không có.

- Quý khách có thể dùng phương tiện duy nhất là xe xiclo (xe đạp thồ người), xe thuê theo chuyến và đi bộ.

Ngày nay, Myanamar vẫn ở tình trạng thiếu cơ sở hạ tầng cần thiết. Đường sắt cũ kỹ và mới ở mức kỹ thuật sơ khai, hiếm khi được sửa chữa. Đường giao thông thường không được trải nhựa, trừ tại các thành phố lớn. Bởi vậy, các bạn rất dễ bắt gặp những chiếc ô tô nêm kín người đến tận nóc chạy ngoài phố.


Những điều kiêng kỵ trong cuộc sống

Quan niệm trọng nam khinh nữ trong xã hội Mianma còn khá nặng nề, một số chùa chiền linh thiêng cấm phụ nữ không được đến ngần tượng Phật, không được đứng vào khu vực dành cho đàn ông, không được dát vàng vào các vật linh thiêng trong chùa; thậm chí còn kiêng kỵ đến mức phụ nữa không được gối đầu lên cánh tay đàn ông, vì như vậy người đàn ông sẽ mất đi sức mạnh, tinh thần không còn minh mẫn.

Người Minama coi đỉnh đầu là nơi thể hiện sự tôn trọng, vì vậy người khác không được dùng tay chạm vào đầu họ, ngay cả những đứa trẻ rất đáng yêu cũng không nên xoa đầu chúng. Với đồng nghiệp, không thể bá vai bá cổ một cách suồng sã. Khi biếu, tằng đồ cho người già, không được dùng tay phải vì tay phải bị xem là nhũng người không sạch sẽ.

Người Mianma quan niệm hướng đông thể hiện sự may mắn, tốt đẹp. Họ cho rằng phương Đông là nơi tìm kiếm được sự thanh tịnh của nhà Phật. Điều đó lý giải tại sao âm thờ Phật trong gia đình người Mianma thường được đặt sát bức tường phía đông của gian phòng chính. Vì vậy khi ngủ, đầu nhất định phải quay về hướng đông, không được quay về hướng tây, vì đó là sự bôi nhọ Đức Phật và sẽ gặp phải những điều bất hạnh.

Người Mianma cho rằng phía đông là nơi chứa đựng sự chết chóc. Trong quá khứ, Quốc vương Mianma đã ra lệnh chém đầu nhiều tù nhân ở cổng thành phía tây, cho nên khi ngủ không thể quay đầu về phí tây. Người Mianma xem phía đông và phía nam là hướng quan trọng, phía tây và phía bắc là hướng phụ, do vậy khi mọi người trong nhà cùng ngồi họp hành hoặc tiếp khách, vị trí ngồi của người chủ gia đình là phía đông hoặc nam.

Phong tục xa xưa của người Minamaquy định trong khoảng thời gian ba tháng, kể từ ngày 15 tháng 4 đến 15 tháng 7 hằng năm là thời gian để các nhà sư tu thiền, do đó người Mianma không được tổ chức hôn lễ. Trong các tháng 9, 10, 12 không được kết hôn. Họ cho rằng, kết hôn trong tháng 9 sẽ không có tình yêu, tháng 10 sẽ bị phá sản, tháng 12 chồng vợ sẽ ly biệt. Hiện nay các phong tục đó đã phai nhạt dần, nhất là ở những thành phố lớn.

Do nhiều nguyên nhân, khoảng 30% phụ nữ Mianma ở thành phố lớn không xây dựng gia đình. Trong công sở, tỷ lệ này có thể lên tới 50%. Vì vậy khi giao tiếp, không nên hỏi thăm phụ nữ về gia đình, chồng con. Tập quán Mianma không chập nhận ôm hôn thể hiện tình cảm nơi công cộng. Việc hất cằm hay dùng chân để ra hiệu bị coi là rất mất lịch sự.
Sát sinh cũng cũng là điều kiên kỵ ở Mianma, điều này càng được tôn trọng đối với các tín đồ Phật giáo. Người Mianma đi chợ không mua gia cầm, tôm, cá, gia súc,.. còn sống mà đều mua thịt,cá, gia cầm đã được làm sẵn. Khá nhiều người Mianma kiêng ăn thịt trâu, bò, vì họ cho rằng trâu, bò là banjt han thiết của con người, cùng con người vất vả làm ra lương thực. Ăn thịt chó là điều tối kỵ và ghê sợ đối với người Mianma.

nguồn: vietrantour.com.vn


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
phannhathieu
bài Sep 24 2014, 03:19 PM
Bài viết #10


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 423
Gia nhập vào: 13-April 07
Từ: HCMC
Thành viên thứ.: 14



Co Tram oi,
Khi qua Myanmar, con muon mua spirulina va lo vien nang ma lua mach (wheat grass - organic product) nhu hinh co dang o tren, thi con mua o dia chi nao vay co?
Cam on co Tram nhieu,
Go to the top of the page
 
+Quote Post

2 Trang V   1 2 >
Reply to this topicStart new topic
2 người đang đọc chủ đề này (2 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 29th March 2024 - 05:22 AM