IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

8 Trang V  < 1 2 3 4 > »   
Reply to this topicStart new topic
> Thai giáo quan trọng như thế nào?, Mang Thai và chăm sóc bé theo phương pháp Macrobiotic
Thelast
bài Jul 9 2007, 08:23 AM
Bài viết #11


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



1. Tại sao cần phải hiểu biết về mang thai?

Chúng ta cần phải gìn giữ và duy trì sức khoẻ như thế nào? Người xưa cho rằng câu trả lời nằm trong bữa ăn hàng ngày của bạn. Thực Dưỡng đã đem lại cho chúng ta rất nhiều trí tuệ của người xưa. ăn uống dưỡng sinh (Thực Dưỡng) bao hàm cả sự áp dụng nguyên lý cơ bản của y học Cực đông, được hiểu là Nguyên lý Vô song về sự cân bằng âm dương, căn bản dựa trên “Lòng tri ân và biết đánh giá thức ăn…”.

Trước khi có ngành y, theo truyền thống thì việc chăm sóc những phụ nữ mang thai và vấn đề thai nghén cũng như chăm sóc trẻ nhỏ là của công việc của những bà mụ (bà đỡ)… Người phụ nữ bắt đầu học nghệ thuật nấu ăn và cách thức chăm sóc cho gia đình từ chính từ thời gian còn bé, sống ngay trong gia đình, đã được quan sát, học hỏi từ kinh nghiệm của những bà mẹ.

Gia đình ngày nay không còn là nền tảng của xã hội chúng ta. Nhiều trách nhiệm của gia đình còn do nền y tế, giáo dục, nhà thờ và nhiều tổ chức khác. Những người trong gia đình đã bị bệnh tật từ xã hội. Kết quả là hàng trăm ngàn người đã trở về với cách sống và thực hành theo triết lý Thực Dưỡng - Thực Dưỡng đã đem lại cho họ sức khoẻ thể chất và tinh thần. Sự ăn uống bừa bãi đã gây hậu quả nghiêm trọng, có thể nhìn thấy một cách hiển nhiên hàng ngày trong xã hội của chúng ta - hàng ngàn trẻ em đã được sinh ra với nhiều khuyết tật, hàng ngàn ca xảy thai hàng năm, nạn phá thai xảy ra hàng ngày, bệnh hoa liễu tiếp tục trở thành vấn đề nghiêm trọng, những phụ nữ thức dậy trong sự mệt mỏi ốm đau và sự mang thai bừa bãi khác; kết quả của một lối sống thiếu trật tự trong ăn uống và trong sinh hoạt. Thực Dưỡng đem lại cho chúng ta cách nhìn về cuộc sống trật tự trong ăn uống và sinh hoạt để mang lại sức khoẻ cho cuộc sống của chúng ta. Không có sức khoẻ, chúng ta sẽ không bao giờ khám phá ra sự hài hoà và cân bằng cho cuộc sống để đem lại hạnh phúc thực sự.

Thực Dưỡng không chỉ là quan điểm dinh dưỡng đơn thuần, hoặc quan điểm về sự dinh dưỡng thái quá với những học thuyết về calo, vitamin, chất khoáng và kinh tế. Trọng tâm của nó là lòng biết ơn khiêm nhường đối với thực phẩm - mặt trời, trái đất, không khí, nước, năng lượng, sự vận hành của vũ trụ cùng tất cả với lòng bác ái đối với nhân quần. Đó là sự biết ơn khiêm nhường và sự hiểu rõ giá trị của những ai ăn các thức ăn theo cách thức này sẽ sống thuận theo trật tự của vũ trụ. Thực Dưỡng là trí tuệ và nền tảng xử thế.

Lòng tri ân và sự hiểu biết nguồn gốc sự sống trong thời gian mang thai thường được người phương Đông suy nghĩ thấu đáo và coi như là những chuẩn mực cơ bản. Điều này được những bậc thánh hiền Trung hoa và Nhật bản biết đến từ lâu và được gọi là Thai giáo (Taikyo) hoặc dạy dỗ bào thai. Thế giới hiện đại đã quên đi sự dạy dỗ này bởi vì thanh niên chỉ quan tâm nhiều tới sự hưởng thụ, sự khoái lạc cùng với lượng calo. Họ nhìn cuộc sống chủ yếu theo khía cạnh vật chất; họ quên đi lòng tri ân và yếu tố tâm linh. Đó là điều giải thích vì sao thế hệ hiện đại không sản sinh ra lớp con cháu khôn ngoan và có tình cảm ổn định.

Trích trong “Kim chỉ nam cho cuộc sống”
George Ohsawa


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jul 9 2007, 08:35 AM
Bài viết #12


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



2. Chuẩn bị để mang thai

Từ trước đến nay mọi người đều biết việc mang thai là một đặc ân to lớn. Để sửa soạn cho trẻ, người ta đã phải quan tâm tới sức khoẻ và hạnh phúc của trẻ từ trước khi mang thai. Sức khoẻ con người quyết định từ trong tử cung (và cả trước đó nữa) cũng như lúc đang còn trứng nước, tuổi thơ và tuổi thanh niên là nền tảng sức khoẻ của đứa con.

Có lẽ phép mầu lớn nhất là cuộc sống của đứa bé lớn lên trong tử cung, theo trình tự tiến hoá. Trong khi mang thai, bào thai lớn mau lẹ từ tế bào đầu tiên. Theo thời gian tế bào phát triển và gắn chặt vào tử cung từ những tế nào đơn lẻ phát triển nhanh chóng thành hình cầu và bắt đầu phân lớp như một người nghệ sĩ vẽ nên tác phẩm nghệ thuật từ một hình cầu đầu tiên phác hoạ thành thân thể con người.

Giai đoạn 3 tháng đầu tiên mà người mẹ mang thai là khoảng thời gian hỗn mang và nguy hiểm bởi có nhiều sự rắc rối vì là quá trình phát triển và lớn lên tại vùng tử cung. Thời gian này người mẹ hay bị nôn mửa và ốm yếu bởi sự ảnh hưởng rất lớn của bào thai đang phát triển.

Trong quyển “Kim chỉ nam cho cuộc sống”, George Ohsawa có viết rằng:

“Thể chất cơ bản của đứa trẻ được quyết định trong 6 năm đầu tiên. Đây là thời gian cốt yếu của con người, nhưng thời kỳ trong bụng mẹ còn quan trọng hơn gấp ngàn lần. Trong quãng thời gian 290 ngày trong bụng mẹ, từ một tế bào đầu tiên đã nhân lên gấp 3 triệu lần (trái ngược với trọng lượng của chúng ta chỉ tăng 12 lần từ khi sinh cho đến tuổi 20). Toàn bộ sự chuyển hoá sinh vật được lập lại trong giai đoạn đó… Có thể thấy được một cách hiển nhiên sức khoẻ và hạnh phúc của đứa trẻ dựa hầu hết vào thời gian này”.

Đông y gọi sức khoẻ này là tiên thiên, nhờ hầu hết vào bà mẹ trong thời kỳ thai nghén, còn sức khoẻ sau này là hậu thiên nhờ hầu hết vào thức ăn thức uống và lối sống.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jul 9 2007, 08:36 AM
Bài viết #13


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



3. Biểu hiện lúc mới mang thai

Mang thai rất dương. Dấu hiệu thông thường của sự mang thai là thay đổi chất dung môi, buồn nôn, tiểu tiện luôn, cảm thấy người đầy đặn và ngực căng lên, mệt mỏi hơn và có dấu hiệu thay đổi thể chất. Nhìn chung, những phụ nữ Thực Dưỡng (phụ nữ ăn theo chế độ dưỡng sinh) thường thấy rằng họ bị lôi cuốn bởi những thức ăn âm hơn trước khi họ có mang. Sự thay đổi thức ăn này là biểu hiện của việc bạn có thể có mang.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jul 9 2007, 08:37 AM
Bài viết #14


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



4. Chế độ ăn uống thực dưỡng và sự mang thai

Sức khoẻ và thể tạng của trẻ em được xác định phần lớn bởi thức ăn mà người mẹ đã ăn trong thời gian mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên.

Cuốn sách đầu tiên về “Mang thai Thực Dưỡng” được viết bởi Herman Aihara - một người Thực Dưỡng nổi tiếng viết. Nó và cuốn “Kim chỉ nam cho cuộc sống” của George Ohsawa được viết trong cùng một thời gian, nó có giá trị cho những người thực hành Thực Dưỡng. Cả hai quyển đều là những quyển sách thực hành dưỡng sinh căn bản, cách dạy và học thích hợp với người phương Đông. Cách kế thừa và phát huy sinh nở của người Nhật khác xa với cách sinh nở của người Mỹ. Nhiều phụ nữ Mỹ theo Thực Dưỡng thấy khó khăn khi được giới thiệu những điều này, đối với việc ăn uống trong thời kỳ thai nghén.

Điều này không quan trọng, vì sự thay đổi căn bản trong việc ăn kiêng sau khi bắt đầu có mang. Chẳng hạn, nguồn gốc của chế độ ăn Thực Dưỡng đơn giản là để đào thải chất độc và những chất dư thừa ra khỏi cơ thể, tất cả những thứ này không được đào thải qua con đường tiểu tiện. Nếu bạn bắt đầu thực hành chế độ ăn kiêng Thực Dưỡng khi bạn bắt đầu mang thai, nó có thể là sự đào thải chất độc và những chất dư thừa trong khi thai lớn, thì có sự thay đổi mạnh hơn là bạn đã áp dụng ăn trước khi mang thai. Nghĩa là, nếu bạn ăn kiêng Thực Dưỡng từ trước khi mang thai, thì sự thay đổi trong khi mới bắt đầu mang thai sẽ ít hơn những người mà có mang mới bắt đầu ăn uống theo Thực Dưỡng. Còn đối với những người không ăn theo chế độ ăn này thì sự khó chịu khi mang thai là nhiều hơn hẳn, ví dụ bị ốm nghén.

Đối với việc ăn uống Thực Dưỡng và mang thai, Nobuno Muramoto nói: “Nhiều phụ nữ có mang bắt đầu ăn chế độ Thực Dưỡng, tin tưởng sẽ làm cho sức khoẻ của trẻ tốt hơn và sự ăn uống này cũng cần phải kiên nhẫn, như ăn số 7 hoặc ăn số 6 (có 7 thực đơn theo cách ăn Thực Dưỡng). Tuy nhiên nếu cơ thể của họ chứa nhiều chất độc tích luỹ bởi những thức ăn nhiễm hoá chất, đường và thịt thú vật thì sự thay đổi cách ăn Thực Dưỡng đơn giản sẽ là nguyên nhân của sự đào thải chất độc đó trong khi bào thai lớn lên. Kết quả sự thay đổi này có thể làm cho bé yếu đi. Bởi có sự thay đổi mạnh mẽ này thì lời khuyên thay đổi chế độ ăn trong khi mang thai hoặc sau khi mang thai là không cần thiết”.

Ông còn nói thêm:

“Những phụ nữ mang thai mà trước kia chưa ăn theo Thực Dưỡng mà muốn bắt đầu ăn kiêng theo chế độ Thực Dưỡng có thể ăn theo cách số 2 bao gồm 50% ngũ cốc, 20% rau củ, 10% súp, 10% thịt cá phomát trứng, 10% rau sống và hoa quả. Đường, thịt và thức ăn nhiễm hoá chất chớ có ăn”.

Bởi vì sẽ xuất hiện nhu cầu chất khoáng và đột ngột dương hoá cơ thể, đó là điều bình thường, gây nên “sự thèm thuồng” gọi là “nghén” - thích ăn một diện rộng thức ăn từ âm cho đến dương. Thường thích ăn hoa quả, kem và đường. Bởi tình trạng cơ thể bị dương hoá nên gây ra rất nhiều thay đổi căng thẳng trong thời kỳ mang thai.

Một vài phụ nữ Thực Dưỡng thấy họ ăn cơm và ăn ngũ cốc không ngon miệng trong thời gian này. Sự thay đổi này nhiều ít tuỳ theo sức khoẻ của bạn và do sự mang thai góp phần vào. Trong phần 1 là những chỉ dẫn đề nghị một cách căn bản để bạn duy trì một chế độ ăn, đáp ứng cho sự phát triển của trẻ nhỏ và của chính bạn. Ngoài ra là những chỉ dẫn một cách căn bản nguồn gốc của chất khoáng, vitamin trong chế độ ăn, gợi ý về những tổ hợp của protein để thu được axit amin toàn phần trong kế hoạch ăn uống và cả những dấu hiệu không đầy đủ.

Cơm lứt, rau củ và những thực phẩm thiết yếu trong chế độ ăn uống là những thức ăn quanh năm ngày tháng của bạn. Những thứ này tuỳ thuộc vào nơi bạn sống, số lượng và chất lượng tuỳ theo nhu cầu của bạn, tuỳ vào thể chất cuả bạn… Ghi nhớ những điều này và sử dụng theo những góp ý về chế độ ăn uống. Những điều chính yếu này là những chỉ dẫn duy nhất đáp ứng một cách căn bản những điều thiết yếu trong cuộc sống của bạn.

Trong lần in đầu tiên quyển “Thai nghén Thực Dưỡng”, Herman Aihara viết: “Gạo lứt và những ngũ cốc lứt khác, muối biển, dầu thực vật (tốt nhất là dầu vừng hoặc dầu ngô), miso, tamari, vừng hạt, rong biển và rau củ tươi, cả cách nấu nướng cũng như cách làm món salat đều là những điều cốt yếu. Miso rất quan trọng trong cách nấu ăn Thực Dưỡng - nhất là trong chế độ ăn cho dựng phụ và chế độ ăn cho người bệnh. Nó chứa một lượng lớn protein và chất khoáng… Miso là thành phần quan trọng tạo nên máu huyết bởi vì tổng của toàn bộ protein đều chứa trong nó và nó rất dương… Vì miso rất dương nên tránh dùng nhiều, nhất là miso lâu năm, đặc biệt trong mùa hè, nếu dùng quá nhiều sẽ dẫn đến thèm hoa quả và nước (âm). Nếu một người nào không thích thú mùi vị của nó trong món súp, thì có thể dùng ruốc cá cho vào để tăng hương vị”.

Lượng nước cần thiết cho mỗi cá nhân phụ thuộc vào điều kiện, sự hoạt động, thói quen ăn uống, khí hậu, mùa, độ tuổi… Nếu bạn thường cảm thấy khát, nghĩa là bạn đã dùng quá nhiều muối, bạn đã làm cho thức ăn dương lên hoặc chính thực phẩm của bạn đã dương quá. Sự khát này có thể được điều chỉnh bởi việc cho ít muối lại trong các món rau tươi như cà rốt, củ cải, rau diếp, cần tây. Thông thường nếu bữa ăn của bạn đã được quân bình và bạn đã cho lượng muối không nhiều thì bạn sẽ không bị khát.

Lượng khoáng bạn dùng phải rất nhiều trong khi mang thai và chế độ ăn mẫu mực sẽ phải thay đổi để thích nghi với trạng thái “nghén” của cơ thể phấn đấu để duy trì một lượng khoáng cần thiết thích nghi với bạn và với sự phát triển của trẻ. Điều này quan trọng đặc biệt khi chọn thức ăn có nhiều chất khoáng trong thời gian này. Bạn không cần dùng nhiều muối trong khi nấu ăn và ăn mở rộng để giúp đỡ tác động cho sự chuyển hoá muối trong chế độ ăn uống của bạn. Chất diệp lục trong các lá rau có mầu xanh cũng rất cần cho việc nấu ăn và trong món salat, trong giai đoạn này. Những chất diệp lục mà bạn ăn là nguồn tuyệt hảo để cung cấp vitamin K và canxi. Vitamin K sẽ giúp đỡ ngăn cản dòng máu quá mức và canxi giúp đỡ cho chính bạn và thai nhi trong thời gian mang thai. Canxi cũng rất quan trọng trong việc tạo răng và xương cho trẻ, trong cấu trúc xương và răng của bạn; và trong việc giúp làm cho máu của bạn không bị đông, cũng như giúp cho bé tại thời điểm sinh; nó cũng giúp bạn có sinh lực và sự nhẫn nại; nó cũng giúp cho trái tim bạn đập nhịp nhàng. Vì lý do đó trong suốt quá trình mang thai bạn phải luôn luôn ăn những rau xanh được trồng theo tự nhiên hay rau hoang hàng ngày trong bữa ăn của bạn.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jul 9 2007, 08:42 AM
Bài viết #15


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



5. Làm thế nào để tránh các cực đoan và sự thái quá

Nhiều phụ nữ Thực Dưỡng đã tìm thấy những thực hành giúp đỡ dựng phụ như là những thứ cần nên ăn ít đi hoặc tránh không nên ăn như sau:

1. Không ăn đường, thức ăn có hoá chất, không ăn thịt hoặc thực phẩm tinh chế. Bỏ rượu, cà phê, trà nhuộm mầu nhân tạo, và tất cả những hoá chất tổng hợp trong chế độ ăn. Tránh dùng mật ong và thỉnh thoảng chỉ dùng một lượng rất nhỏ.

2. Giảm lượng muối ăn vào trước khi mang thai. Không dùng nhiều miso, tamari hay muối trong khi nấu ăn.

3. Không kháng cự lại sự thèm khát. Nếu vài lúc tự mình thấy muốn ăn chút phomát, sữa, hoa quả… Thường nên ăn mỗi lúc như thế một lượng nhỏ thôi, sẽ làm giảm sự thèm khát lại. Nếu chống lại thì sẽ làm cho căng thẳng kéo dài thêm ra và rơi vào cực đoan.

4. Dùng nhiều loại thực phẩm trong nấu ăn theo một trật tự. Nấu ăn theo phương pháp hấp hay linh hoạt bén nhạy sử dụng muối hoặc tamari để có thể làm vừa ý bằng cách nấu hơi âm hơn. Để tươi, như món salat hoặc món salat ép bớt nước có thể làm như thế cũng có kết quả.

5. Chọn thức ăn mở rộng trong khi bạn mang thai và trong khi chăm sóc bệnh nhân. Chẳng hạn, có thể chọn ăn một ít cá nếu cơ thể bạn đặc biệt thiết hụt canxi. Chọn ăn loại cá bống và ăn cả con, nấu canh hoặc nấu nhỡ tức là rán hơi vàng con cá và nấu với tương cổ truyền, tamari, misô và chút gừng, nấu sao hãy còn chút nước sâm sấp, cho rau thìa là, ăn nóng.

6. Có nhiều loại thức ăn có chất lượng cao và thích ứng cho trường hợp riêng biệt của bạn. Chẳng hạn, một người có tạng dương và rất hoạt động thì có thể thích nghi một chế độ nhiều rau củ hơn là ngũ cốc trong tháng mang thai đầu tiên.

7. Duy trì sự hoạt động, những kế hoạch bận rộn vừa phải trong khi mang thai như việc nhà, làm vườn và những hoạt động thông thường này rất quan trọng trong việc giúp đỡ bạn tránh tình trạng bị dương hoá và tránh dấu hiệu thức ăn bị âm hoá. ở nước ta có câu: “Đẻ con so làm cho láng giềng” (khi mang thai đứa con đầu tiên người phụ nữ phải nên làm nhiều việc đơn giản hàng ngày) và người Huế có câu “đặt con vào dạ là mạ đi tu” tức là phải ăn uống và cuộc sống khắt khe hơn, nếu bạn muốn có đứa con theo ý muốn.

8. Nhai thật kỹ thức ăn của bạn.

9. áp dụng sự hiểu biết nguyên lý thực dưỡng và sáng tạo chế độ ăn quân bình thích hợp cho bạn và từng cá nhân trong gia đình bạn. Nhớ lời khuyên của George Ohsawa:

“Thực hành không lý thuyết thì nguy hiểm
Lý thuyết không thực hành thì vô tác dụng”.


10. Để hiểu thêm về chế độ ăn kiêng trong khi mang thai, đọc quyển “Chăm sóc trẻ nhỏ theo phương pháp Thực Dưỡng” của Cornellia Aihara, hoặc quyển "Phòng và trị bệnh theo phương pháp Thực Dưỡng Ohsawa" của AM. Ngô Thành Nhân, NXB Tổng hợp Khánh Hoà.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jul 9 2007, 08:44 AM
Bài viết #16


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



6. Những thay đổi về thể chất và cảm xúc trong thời kỳ mang thai

Đứa trẻ chưa sinh ra không phải là nó đang ngủ lơ mơ. Sự thật nó là thành viên rất hoạt động mà mẹ nó có thể cảm thấy nó, khi cô ấy chuyển động hay làm việc cô có thể cảm thấy hoặc nghe thấy nó. Sự hoạt động của thai rất đa dạng không chỉ do thức ăn mà còn do chính bào thai. Đây là điều đầu tiên tốt nhất mà bạn có thể thực hiện cho trẻ cảm thấy những điều bạn mang tới cho nó tuyệt vời như thế nào. Cảm xúc và của bạn rất là quan trọng. Theo Herman Aihara:

“… Những cảm giác, tâm lý và sự nhạy cảm tốt đẹp đều tác động ảnh hưởng tới chức năng sinh lý của cô ấy. Những thứ này sẽ tác động tới thể chất của đứa trẻ. Cho nên cần bảo đảm cho bà mẹ trong thời kỳ mang thai được hạnh phúc và an lạc trong tâm hồn là cực kỳ quan trọng”.

Phản ứng đầu tiên khi có mang thường không phải là cảm giác vui sướng và hạnh phúc. Người ta thường cảm thấy buồn bực, tức giận và tội lỗi. Có nhiều lý do cho điều này vì nó làm trở ngại những tham vọng, rồi những khó khăn về nơi ăn chốn ở và tốt hơn là người chồng cần nên biết đến điều này. Tại thế giới tây phương và đặc biệt tại Mỹ, tình mẹ không được quí chuộng nhiều như những nền văn hoá khác; giá trị phụ nữ ở đây khác. Thông thường, mặc dù chỉ với vài tháng, hều hết phụ nữ đã thích nghi với thực tế của sự mang thai và khi lần đầu tiên họ cảm thấy sự hoạt động (máy động) của bào thai thì hầu hết phụ nữ đều cảm thấy vui sướng vì sự mang thai của họ.

Bắt đầu hiểu được khi xuất hiện một sự thay đổi đột ngột trong cơ thể bạn. Chu kỳ kinh nguyệt dừng hẳn thì một vài phụ nữ đã thấy khác ngay. Có thay đổi về sự lưu thông máu huyết và cơ thể đầy đặn lên. Xuất hiện sự thay đổi ở mọi cơ quan trong cơ thể của người phụ nữ có mang. Nhận thức này sẽ giúp cho bạn hiểu biết để tác động thay đổi chế độ ăn và cách sống của bạn.

1. Chuyển hoá căn bản tăng thêm (cần dùng thêm thức ăn có năng lượng tại lúc nghỉ ngơi) nên cần một lượng calo cho cơ thể bạn hàng ngày.
2. Sự hoạt động của dạ dày và bài tiết yếu đi, vì vậy nên gây ra chứng buồn nôn, ợ hơi và táo bón xuất hiện ở một vài phụ nữ.
3. Cơ thể cần nhiều sắt, vitamin B12 và canxi, đặc biệt cho những dựng phụ chậm mang thai, như vậy cần một lượng dinh dưỡng thích hợp cho chế độ ăn của bạn, đặc biệt là nếu quá trình chuyển hoá của bạn không được tốt. Để biết thêm về sự chuyển hoá hãy tìm đọc: “7 nguyên lý Thực dưỡng”, “Thiền Thực dưỡng”, “Chuyển hoá sinh vật”.
4. Quả thận phải làm việc tích cực để đào thải chất dư thừa từ bà mẹ và em bé.
5. Lượng nước trong cơ thể của người mẹ tăng lên, góp phần làm loãng máu (loãng hồng cầu) gây ra chứng thiếu máu nhẹ, tìm đọc quyển “Chuyển hoá sinh vật”.
6. Cơ thể của bạn đòi hỏi một sự thích đáng và thức ăn quân bình cho phép cơ thể phát triển khoẻ mạnh trong khi chưa sinh và chế độ dinh dưỡng cần cho trẻ trong khi mang thai và sau đó nữa.

Mức độ thay đổi, trong thời gian bắt đầu có mang, tuỳ thuộc vào sức khoẻ và thể chất của bạn và ảnh hưởng tới sức khoẻ của bạn, sẽ có một ảnh hưởng lớn bởi chế độ ăn mà bạn lựa chọn trong khi mang thai. Tất cả những khó khăn và vấn đề xuất hiện trong khi thai nghén của bạn là kết quả của sự ăn uống mất quân bình trong cuộc sống cũng như trong khi mang thai, hoặc trước đó nữa. Khi những vấn đề này xảy ra, áp dụng sự học hiểu của bạn về Thực Dưỡng và những nguyên lý Thực Dưỡng để tìm ra cách sống đúng đắn. Điều quan trọng là bạn phải nhìn nhận ra sự cần thiết những lời khuyên của những người giầu kinh nghiệm hơn bạn và chính mình phải tìm ra cách giải quyết vấn đề.

Thông thường bạn tăng cân không nhiều vào những tháng từ tháng thứ 3 cho đến tháng thứ 7. Bạn thường tăng từ 2 - 4 lạng trong những tuần đầu, và tổng trong lượng từ 5 - 7 kg vào cuối tháng thứ 7.

Một trong những nguyên nhân khó khăn sinh nở là ở tầng lớp nhân dân lao động vì sự tăng trọng quá mức của họ. Để tốt cho sức khoẻ của họ và của đứa bé thì nên kiềm chế sự thèm ăn của họ. Việc ăn quá mức sẽ tạo ra những rắc rối nghiêm trọng… Nguyên nhân khó khăn trong tầng lớp lao động và trong việc sinh nở sẽ được nhắc tới ở chương sau.

Chúng ta nhớ những chỉ dẫn sau:

1. Bắt đầu nhận thấy sự thay đổi trong cơ thể và đứa trẻ cử động.
2. Cảnh giác với những dấu hiệu đầu tiên là có vài biểu hiện mệt mỏi và tâm trạng không được dễ chịu vì sự phát triển của bào thai. Có thể có vấn đề ngon ăn trong vài giai đoạn theo chỉ dẫn tổng quát này.
3. Đến gặp thầy thuốc khi cần thiết. Hãy nhận những lời khuyên từ những người có nhiều kinh nghiệm hơn bạn trước những vấn đề quan trọng. Tìm sự giúp đỡ và những lời khuyên tốt nhất từ những người am hiểu và có những lời chỉ bảo đầy kinh nghiệm cho bạn.
4. Đặt dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ hướng dẫn giảng giải chế độ ăn và những nguyên lý cơ bản cho bạn. Phải bày tỏ cho bác sĩ thấy sự hiểu biết của bạn về chế độ ăn như thế nào để chọn lựa cho bạn một chế độ ăn cần thiết cho thể chất của bạn và đứa bé của bạn.
5. Cân nhắc khả năng của bạn về dinh dưỡng và thể chất, tâm sinh lý của bạn, để định một chế độ ăn uống phù hợp nhu cầu đòi hỏi trong khi thai nghén. Không nên cứng nhắc. Cố gắng để có thể dễ dàng thay đổi bởi vì những gì bạn thu hoạch được trong khi nghiên cứu quyển sách này có thể khác với thông tin mà bạn có thể có.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jul 9 2007, 08:54 AM
Bài viết #17


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



7. Những vấn đề khó chịu trong khi mang thai

1. Có thể chảy máu hoặc chảy dịch thoát từ âm đạo.
2. Nhức đầu hoặc sức nhìn giảm đi hoặc hoa mắt.
3. Phù ở chân hoặc bàn chân hoặc ở mặt.
4. Đau bụng hoặc nôn khan.
5. ớn lạnh, sốt hoặc lạnh.

Chúng tôi khuyên bạn nghiên cứu kỹ thể chất của bạn khi mang thai để tìm ra những vấn đề rõ ràng chắc chắn tại thời điểm mà bạn không nhận thấy như xem khung xương chậu có tương xứng với việc sinh nở bình thường không.

Một số phụ nữ vẫn tiếp tục ra chút máu ở âm đạo trong suốt thời kỳ mang thai trong 3 tháng. Bác sĩ gọi đó là trường hợp “Chảy máu nơi làm tổ”. Thông thường những điều này xảy ra nhiều hơn vào những lúc thường có kinh nguyệt và thường nhạt mầu hơn. Bình thường thì điều này không làm khó chịu và bó buộc bạn và nó không nguy hiểm gì cho bạn cũng như sự phát triển của đứa bé. Sự chảy máu hành kinh cùng với sự khó chịu và gò bó có thể thường là dấu hiệu của một vài biến chứng trong thời kỳ mang thai và có thể là dấu hiệu xảy thai. Thông báo cho bác sĩ của bạn khi xảy ra trường hợp như vậy. Hãy giới hạn sự hoạt động mạnh và nặng của bạn nhiều hơn vì nó có thể là nguyên nhân gây ra xảy thai.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jul 9 2007, 08:55 AM
Bài viết #18


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



8. Bạn có cần uống sữa không?

Bạn có cần phải uống sữa khi mang thai để duy trì sự hình thành xương và răng của đứa bé của bạn hay không? Cần từ bỏ những ủng hộ tích cực của các nhà dinh dưỡng và bác sĩ đối với sữa, vì một số người trong số đó yêu cầu sữa cần thiết cung cấp canxi để tạo nên răng và xương cho đứa bé trong bụng mẹ. Trên thực tế, có một nguồn vô cùng nhiều canxi bình thường trong cơ thể người mẹ, có thể dễ dàng nhận ra dưới nướu lợi. Mặc dù vậy răng của bạn cũng có thể vẫn bị sâu răng vì nó còn phụ thuộc vào sức khoẻ của bạn và đòi hỏi phải chăm sóc và chữa răng sâu. Người ta tìm ra những cái răng tồn tại lâu hơn cả cơ thể của những người đã chết nằm dưới đất hàng triệu năm.

Sữa là nguồn thức ăn chính cho em bé. Nó chứa protein, carbonhydrat và chất béo có tỉ lệ cân xứng cần thiết cho trẻ lớn nhanh. Sữa mẹ là nguồn sữa lý tưởng cho trẻ ẵm ngửa. Sữa mẹ và sự chăm sóc cho trẻ có thể tìm thấy trong những chỉ dẫn trong cuốn “Sữa” của Herman Aihara và “Chăm sóc trẻ theo phương pháp Thực Dưỡng”.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jul 9 2007, 09:00 AM
Bài viết #19


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



9. Bệnh thiếu máu, chế độ ăn uống thực dưỡng và thai nghén

Khi bắt đầu ăn chế độ Thực Dưỡng, người ta thường có khuynh hướng thiếu máu. Theo Noboro Muramoto, thì những điều này là kết quả của cách ăn uống các thức ăn gốc động vật từ trước đó, như thịt, cá, trứng và thịt gà thịt chim. Những thức ăn động vật biến đổi từ máu huyết động vật dễ dàng thành máu vào cơ thể bạn bởi hệ thống tiêu hoá, nhưng chúng lại cản trở khả năng chuyển hoá thức ăn rau củ thành máu vào cơ thể để làm cho máu giầu chất sắt. Tất cả những động vật ăn cỏ đều có khả năng này. Chúng sản xuất máu huyết chỉ từ rau cỏ.

Một vài biểu hiện của sự loãng máu xuất hiện trong quá trình mang thai, gây nên sự thiếu máu. Điều này rất hiếm và đứa trẻ sẽ phát triển ngay cả khi mẹ nó bị thiếu máu. Trong các trường hợp khẩn cấp, Muramoto khuyên nên thực hành như sau:

1. Nên ăn bánh dày. Nấu những món súp miso theo mùa. Xem quyển “108 món ăn chay bổ dưỡng theo phương pháp Ohsawa”, NXB VHDT.
2. Lá củ cải, vừng, lá tía tô và súp mi-sô cũng có tác dụng.
3. Nếu thiếu máu nhiều thì dùng món súp gồm: cá chép, củ ngưu bàng, miso, trà bancha. Dùng một lần trong tháng.
4. Có thể ăn súp miso, nhưng đừng uống như trà khi bị loãng máu. Trà có tác dụng chung và nói chung làm ngừng chảy máu, nhưng không có tác dụng trong việc tạo máu.

Để tìm hiểu thêm thông tin về loãng máu khi có thai xin đọc “Sự chuyển hoá sinh học” của Louis Kervran, các thực phẩm giầu mangan như gạo lứt, và các ngũ cốc nguyên chất được cơ thể chuyển hoá thành sắt. Quá trình trao đổi chất của bạn càng tích cực thì sự chuyển hoá diễn ra càng nhanh.

Các dấu hiệu của bệnh thiếu máu: Mệt mỏi, chán chường, hoa mắt, rối loạn nhịp tim, hơi thở gấp gáp ngắn, ù tai, đau đầu, cứng bả vai, thỉnh thoảng mất suy nghĩ, đôi khi nấc, ngáp, buồn nôn.

Các biểu hiện khác:

1. Môi tái nhợt và trắng, da mặt tái.
2. Mí mắt dưới mất mầu đỏ, bị trắng ra.
3. Các đầu ngón tay bị tái đi và trắng ra.
ăn rau giầu chất sắt là nhân tố quan trọng để giảm sự thiếu máu, ăn cho đến khi cơ thể bạn đủ sức khoẻ để chuyển hoá tốt.

Thiếu máu là biểu hiện máu bị quá âm, nó có thể quá dương dưới dạng muối - những trường hợp như vậy luôn bị khát làm cho cơ thể hút các yếu tố âm và nước. Quan trọng cần xác định lượng muối cần dùng cho cơ thể, không nhiều quá và không ít quá. Khi nấu nướng có miso nên chọn rau mầu xanh, đậu hà lan và các thực phẩm giầu chất sắt như gạo lứt, rau cần tây, củ cải.

Nếu bạn không vận động cơ thể tốt, và ruột bạn không đủ mạnh khoẻ, bạn có thể bị thiếu máu khi mang thai và trong khi cho con bú, ngay cả khi bạn có ăn nhiều thực phẩm chứa sắt. Dạ dày, ruột, phổi rất quan trọng cho việc tạo máu tốt, nếu chúng mạnh khoẻ thì sẽ cung cấp đầy đủ máu để nuôi bào thai.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jul 10 2007, 02:54 PM
Bài viết #20


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



10. Bạn có thể đi du lịch khi mang thai không?

Du lịch khi mang thai không tốt cho sức khỏe của bạn và con bạn. Phần lớn các bà mẹ cảm thấy rất căng thẳng và xúc động khi du lịch vào thời kỳ này. Khi du lịch, bạn cố tìm phương tiện di chuyển chậm nhất để không tạo nên sự thay đổi nhiều cho bạn và con bạn. ở Nhật Bản, trong 3-4 tháng đầu khi mang thai, người ta khuyên không nên đi du lịch bằng ôtô trong thời gian này. Cũng vậy, việc đi máy bay có thể gây những tác động không tốt đến sức khỏe của bạn và con bạn.

Đây không phải là phương thức du lịch tự nhiên và nó có thể ảnh hưởng đến nguồn cung cấp ô-xi cho con bạn vào lúc đó, làm giảm nguồn dưỡng khí mà trẻ có thể nhận được. Đi máy bay tạo những phản ứng dương và nó có thể gây nên việc hấp thụ các chất âm. Nếu bạn phải bay, cố gắng phòng chống lực hút cực âm bằng cách lựa chọn những thực phẩm âm dưới dạng hoa quả để giữ cho bạn cân bằng, tránh ăn kem hoặc uống nước lạnh.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post

8 Trang V  < 1 2 3 4 > » 
Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 24th June 2024 - 11:03 AM