IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

24 Trang V   1 2 3 > »   
Reply to this topicStart new topic
> Mạnh khoẻ, Điều hổ trợ cần thiết cho tâm linh
Vien Linh
bài May 21 2009, 06:32 PM
Bài viết #1


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 591
Gia nhập vào: 22-March 09
Thành viên thứ.: 2,444



Khi bệnh hoạn từ giã bạn, thì Mạnh Khoẻ xuất hiện mà không cần phải mời gọi ; đây là sự tương quan mật thiết trong quan niệm về tương đối của con người; Mạnh khoẻ là ước mơ của những người có bệnh hoạn; Vì nó mà biết bao học thuyết ra đời, các bệnh viện cũng vì nó mà mọc lên như nấm; nó nằm trong những chương trình chiến lược vi mô cả vĩ mô của nền Y học đương đại khổng lồ mà nhân loại đang được phục vụ; Xem ra để được có nó không là điều đơn giản...

Chẳng có ai nói : Lục fủ ngũ tạng của tôi đều mạnh khoẻ cả, chỉ trừ xương chân tôi bị ung thư thôi ->

Chỉ cần 1 tế bào trong cơ thể bạn là ác tính; thì tất cả tế bào còn lại sẽ không mạnh khoẻ

Như vậy MẠNH KHOẺ là gì ? một mưu cầu gần gủi, nhưng lại rất ... bao la
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Vien Linh
bài May 22 2009, 11:58 AM
Bài viết #2


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 591
Gia nhập vào: 22-March 09
Thành viên thứ.: 2,444



Nếu căn cứ vào bệnh hoạn để định nghĩa mạnh khoẻ như bài viết ở trên là một định nghĩa vô cùng tiêu cực và không có nền tảng; Tuy nhiên đại đa số người đang định nghĩa theo kiểu đó, hoặc hiểu theo kiểu đó.

Cũng như thế -- Hạnh phúc sẽ rất được khát khao khi chúng ta bất hạnh; Càng bất hạnh bao nhiêu thì niềm khát khao hạnh phúc lớn bấy nhiêu

Công bằng, Từ bi, bác ái cũng thế...

Đời mãi mãi là bể khổ khi tất cả các điều đẹp đẽ và nên thơ ...được sinh ra, được hình thành từ phía đối lập

Xin hãy đừng hiểu như thế !

Phải có một cái nhìn mới vào trong bản thể và xếp qua một bên những gì bám vào bản thể; đừng bao giờ quan trọng những thứ ấy; Chúng chỉ giá trị khi làm vật phản diện mà nhắc nhở ta những điều ta đang có là: vô cùng quí giá trong cõi đời này

Mạnh khoẻ như là một đoá hoa ; hãy chiêm ngưỡng vẽ đẹp của chúng, mà bệnh tật chỉ là những hạt bụi bám vào những cánh hoa, nên khẽ khàng thổi nhẹ cho chúng bay đi ...
Go to the top of the page
 
+Quote Post
DIEUHANG
bài May 22 2009, 02:00 PM
Bài viết #3


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 623
Gia nhập vào: 25-December 07
Thành viên thứ.: 174



MẠNH KHOẺ là gì?
Trả lời:
MẠNH KHOẺ là VUI VẺ(có được không nhỉ?)
Go to the top of the page
 
+Quote Post
DIEUHANG
bài May 22 2009, 03:25 PM
Bài viết #4


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 623
Gia nhập vào: 25-December 07
Thành viên thứ.: 174



Đây là mail Thầy Hạnh Thức :

Betreff: hâm nóng trái đất

Xin đọc, nghiên cứu và ký tên ủng hộ.


Cùng với Đức Đạt Lai Lạt Ma, xin hãy ghi tên ủng hộ
“Tuyên ngôn của Phật giáo về Thay đổi Khí hậu”
nầy. Xin click vào URL sau đây :

http://www.ecobuddhism.org/test/buddhist-declaration.php



Trong cuộc chạy đua quyết liệt đến Hội nghi Hiệp ước
Khí hậu Liên Hiệp Quốc tại Copenhagen (Đan Mạch) vào tháng
12 năm 2009, Tuyên ngôn sau đây sẽ trình bày cho giới truyền
thông thế giới một quan điểm tâm linh độc đáo về tình
trạng thay đổi khí hậu và trách nhiệm khẩn cấp đưa ra
những giải pháp của chúng ta. Tuyên ngôn nầy xuất sinh từ
sự góp sức của hơn 20 giảng sư Phật giáo thuộc mọi tông
phái vào tác phẩm “Giải pháp của Phật giáo cho Tình
trạng Khẩn cấp về Khí hậu”. Tuyên ngôn “Thời
điểm Hành động là Bây giờ” được biên tập như một
Tuyên bố liên phái của giảng sư Thiền học Tiến sĩ David
Tetsuun Loy và giảng sư Phật giáo Nguyên thủy Hòa thượng
Bhikkhu Bodhi, với những đóng góp về nội dung khoa học của
Tiến sĩ John Stanley.

Đức Đạt Lai Lạt Ma là người đầu tiên ký Tuyên ngôn
nầy. Chúng tôi trân trọng mời tất cả thành viên của cộng
đồng Phật tử thế giới có quan tâm đến vấn đề nầy,
hãy nghiên cứu tài liệu và thêm tiếng nói của mình bằng
cách cùng ký vào Tuyên Ngôn ở cuối trang.


THỜI ĐIỂM HÀNH ĐỘNG LÀ BÂY GIỜ

TUYÊN NGÔN CỦA PHẬT GIÁO VỀ TÌNH TRẠNG THAY ĐỔI
KHÍ HẬU

Hiện nay, chúng ta đang sống trong một thời
đại của nhiều cuộc khủng hoảng to lớn, đương đầu với
những thách thức trầm trọng nhất mà nhân loại chưa bao
giờ phải đối diên: đó là hậu quả sinh thái của cọng
nghiệp của chúng ta. Sự đồng thuận khoa học thì tràn
đầy: chính hoạt động của con người đang gây ra tình
trạng tan vỡ môi sinh ở kích thước toàn cầu. Đặc biệt
là tình trạng hâm nóng địa cầu đang xảy ra nhanh hơn những
tiên đoán trước đây, rõ ràng nhất là tại Bắc Cực. Trong
hàng trăm ngàn năm, Bắc Băng dương đã được phủ kín bởi
một vùng biển băng đá lớn bằng châu Úc - nhưng bây giờ,
vùng biển đó đang nhanh chóng tan băng. Vào năm 2007, Tiểu ban
Liên quốc về Thay đổi Khí hậu (IPCC: Intergovernmental Panel on
Climate Change) tiên đoán rằng Bắc Băng dương có thể sẽ
không còn mùa hè băng đá vào năm 2100. Nhưng bây giờ, có vẻ
tình trạng nầy sẽ xảy ra trong vòng một hay hai thập niên
nữa mà thôi. Lớp băng rộng lớn của nước Greenland cũng
đang tan nhanh hơn ta nghĩ. Mức nước biển sẽ tăng lên ít
nhất một mét trong thế kỷ nầy - đủ để ngập lụt nhiều
thành phố ven biển và vùng đồng ruộng như châu thổ sông
Mêkông của Việt Nam.

Những tảng băng khắp nơi trên thế giới đang thoái
lùi nhanh chóng. Nếu các chính sách kinh tế hiện nay được
tiếp tục, những tảng băng ở cao nguyên Tây Tạng, vốn là
đầu nguồn của nhiều con sông vĩ đại cung cấp lượng
nước cho hàng tỷ người ở châu Á, sẽ biến mất trong vòng
30 năm nữa. Hạn hán trầm trọng và nạn mất mùa đang tác
hại châu Úc và Bắc Trung Quốc. Những phúc trình quan trọng -
của IPCC, Liên hiệp quốc, Liên hiệp Âu châu, và Liên hiệp
Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên - đều đồng ý rằng nếu
không có một chuyển hướng chung thì, theo vị cố vấn
trưởng về khoa học của Anh Quốc, nguồn cung cấp nước,
lương thực và các tài nguyên thiên nhiên khác sẽ bị hạn
hẹp lại, và sẽ tạo ra các điều kiện đói kém, chiến
tranh dành dựt tài nguyên, và di dân hàng loạt vào giữa thế
kỷ nầy - có lẽ vào năm 2030.

Hiện tượng hâm nóng địa cầu đóng một vai trò
chính yếu trong những cuộc khủng hoảng sinh thái khác, kể
cả tình trạng biến mất cây cối và những chủng loại thú
vật đang chia sẻ trái đất nầy với chúng ta. Các nhà hải
dương học báo cáo rằng một nửa lượng khí cácbon do những
chất đốt hóa thạch thải ra thì được các đại dương
hấp thu, làm cho nước biển tăng 30% nồng độ axít. Tình
trạng axít hóa nầy sẽ phá vỡ quy trình hóa vôi của vỏ
ốc và bãi san hô, cũng như đe dọa sự tăng trưởng của
plankton, vốn là đầu nguồn chuỗi thực phẩm cho hầu hết
đời sống trong biển cả.

Những nhà sinh vật học đầu ngành và các phúc trình của
Liên hiệp quốc đồng thuận với nhau rằng nếu “cứ vô
tư như thường” thì chúng ta sẽ làm cho một nửa chủng
loại trên trái đất biến mất trong thế kỷ nầy. Cùng nhau,
chúng ta đang vi phạm giới thứ nhất – “không gây
tổn hại cho sinh vật” - ở quy mô lớn nhất có thể
đạt được. Và chúng ta không thể tiên đoán được hậu
quả sinh học trên đời sống con người khi mà không biết bao
nhiêu chủng loại đã đóng góp một cách vô hình cho phúc
lợi của chúng ta bị biến mất trên hành tinh nầy.

Nhiều nhà khoa học đã kết luận rằng sự sống còn của
nền văn minh nhân loại đang bị đe dọa. Chúng ta đã chạm
đến điểm tiếp giáp nguy ngập của quá trình tiến hóa sinh
học và xã hội của chúng ta. Chưa bao giờ chúng ta ở vào
một thời điểm quan trọng của lịch sử như lúc nầy để
cống hiến các nguồn lực của Phật giáo cho tất cả sinh
vật . Tứ Diệu đế sẽ cung cấp một khung sườn để chẩn
đoán tình hình hiện tại và thiết kế những tiêu chí phù
hợp - vì những đe dọa và những thảm họa mà chúng ta đối
mặt thì cuối cùng, bắt nguồn từ chính tâm ta, nên do đó
cũng sẽ đòi hỏi những thay đổi sâu sắc trong tâm ta. Nếu
đau khổ cá nhân bắt nguồn từ Tham và Si - từ tam độc Tham,
Sân và Si - thì nổi đau khổ tác hại lên chúng ta ở kích
thước chung cũng thế thôi. Tình trạng cấp bách sinh thái
của chúng ta là một phiên bản rộng hơn của thảm trạng
viên miễn của con người. Trên cả hai bình diện cá nhân
hoặc một chủng loại, chúng ta đau khổ theo nghĩa một tự
ngã bị tách rời không những với người khác mà còn với
chính quả đất nữa. Như thiền sư Thích Nhất Hạnh đã nói,
rằng “Ở đây, chúng ta tỉnh thức khỏi ảo tưởng của
sự phân cách”. Chúng ta cần thức dậy và ý thức rằng
Trái đất là Mẹ của chúng ta mà cũng là Nhà của chúng ta -
và trong trường hợp nầy, là cuống rốn nối vào bụng Mẹ
nên không thể bị tàn phá. Khi Trái đất ngã bệnh thì chúng
ta cũng bệnh theo, vì chúng ta là một phần của Trái đất.


Những quan hệ kinh tế và công nghệ hiện tại của chúng ta
với những gì còn lại của bầu sinh quyển thì không bền
vững. Để sống còn trong sự chuyển tiếp gập ghềnh trước
mặt, cách sống và ước mong của chúng ta phải thay đổi.
Điều nầy liên quan đến các thói quen mới và những giá
trị mới. Phật Pháp dạy rằng toàn bộ tình trạng lành
mạnh của một cá nhân cũng như của một xã hội thì tùy
thuộc vào tình trạng lành mạnh nội tâm, chứ không phải
chỉ những chỉ dấu kinh tế, và điều nầy sẽ giúp ta xác
định được những thay đổi cá nhân và xã hội nào chúng ta
cần tiến hành.

Trên bình diện cá nhân, chúng ta phải chấp nhận những ứng
xử làm cho chúng ta từng ngày tăng trưởng ý thức sinh thái
và giảm thiểu “dấu chân cacbon” [lượng thải GHG,
greenhouse gas]. Ai sống trong các nền kinh tế tiền tiến thì
cần sửa chữa và lót tấm cách nhiệt ngôi nhà và văn phòng
của chúng ta cho được hiệu quả lúc dùng năng lượng; hạ
máy điều nhiệt vào mùa đông và tăng lên vào mùa hè; dùng
bóng đèn và đồ gia dụng có hiệu năng cao; tắt điện khi
không dùng đồ gia dụng; xài loại xe nào ít tốn xăng nhất,
và ít ăn thịt để thay vào đó là một chế độ ăn uống
lành mạnh, dùng những loại thực vật thân thiện với môi
trường.

Những hoạt động cá nhân nầy, tự nó, không đủ để tránh
được thảm họa trong tương lai. Chúng ta còn phải tiến hành
những thay đổi ở tầng định chế, trên cả hai lãnh vực
công nghệ và kinh tế. Chúng ta phải “phi-cácbon hóa”
những hệ thống năng lượng càng nhanh mà càng khả thi càng
tốt, bằng cách thay thế những loại xăng dầu có gốc hóa
thạch bằng những nguồn năng lượng tái tạo vô hạn, vô
hại và hài hòa với thiên nhiên. Đặc biệt, chúng ta cần
chấm dứt các công trình xây dựng nhà máy than đá vì than
đá, cho đến nay, là nguồn năng lượng nhả cácbon vào khí
trời gây nhiễm độc và nguy hiểm nhất. Nếu dùng một cách
khôn ngoan thì năng lượng từ gió, năng lượng mặt trời,
năng lượng từ thủy triều và năng lượng nhiệt địa có
thể cung cấp cho chúng ta tất cả điện năng chúng ta cần mà
không làm tổn hại đến bầu sinh quyển. Vì đến một phần
tư lượng cácbon thải ra trên thế giới là do hiện tượng
phá rừng, chúng ta phải đảo ngược lại tình trạng hủy
hoại cây rừng, nhất là vòng đai sinh tử của rừng nhiệt
đới, nơi mà hầu hết các chủng loại thực vật và động
vật sinh sống.

Gần đây, điều trở nên hiển nhiên là chúng ta cần phải
thay đổi cả phương cách cấu thành hệ thống kinh tế của
chúng ta. Hiện tượng hâm nóng địa cầu thì quan hệ khắn
khít với số năng lượng khổng lồ mà nền công nghiệp của
chúng ta ngấu nghiến để cung cấp những mức độ tiêu thụ
mà nhiều người trong chúng ta đã từng mong đợi. Từ góc
độ Phật giáo, một nền kinh tế lành mạnh và bền vững
thì phải được quản lý bởi nguyên tắc vừa đủ: chìa
khóa của hạnh phúc là sự vừa lòng thay vì là tình trạng
lúc nào cũng muốn thừa mứa của cải. Lực đẩy bắt ta
phải tiêu thụ càng nhiều càng tốt chỉ là một biểu hiện
của lòng tham, điều mà Đức Phật đã chỉ rõ là nguồn
gốc của khổ đau.

Thay vì là một nền kinh tế nhấn mạnh vào lợi nhuận và
đòi hỏi tăng trưởng liên tục để tránh sụp đổ, chúng ta
cần cùng tiến về một nền kinh tế cung cấp cho mọi người
một tiêu chuẩn sống vừa lòng mà vẫn cho phép ta triển khai
toàn bộ hàm lượng (kể cả hàm lượng tâm linh) một cách
hài hòa với bầu sinh quyển đang chịu đựng và nuôi sống
tất cả chúng sinh, kể cả chúng sinh của những thế hệ
tương lai. Nếu các nhà lãnh đạo chính trị không nhận ra
tình trạng khẩn cấp của cuộc khủng hoảng toàn cầu, hoặc
không muốn đặt điều tốt lành dài hạn cho nhân loại lên
trên cái lợi ngắn hạn của những tập đoàn khai thác xăng
dầu hóa thạch, thì có lẽ chúng ta cần thách thức họ bằng
những chiến dịch hành động của người công dân.

Gần đây, tiến sĩ James Hansen của Cơ quan Quản trị Không
gian NASA và nhiều chuyên gia Khí tượng khác đã xác định
được những mục tiêu chính xác để ngăn ngừa hiện tượng
hâm nóng địa cầu khỏi tiến đến “đỉnh điểm”
thảm họa. Để nền văn minh nhân loại được bền vững,
mức độ thán khí CO2 trong khí quyển không được quá 350 ppm
(parts per million). Mục tiêu nầy được Đức Đạt Lai Lạt Ma
cùng với các khôi nguyên Nobel và khoa học gia lỗi lạc khác
tán thành. Tình trạng hiện nay của chúng ta rất đáng lo
ngại vì mức độ hiện nay đã là 387 ppm, và mỗi năm tăng
thêm 2 ppm. Không những chúng ta bị thách thức phải giảm
thiểu lượng thải cacbon mà còn phải chuyển dời số lượng
lớn khí cácbon đã có sẳn trong bầu khí quyển.


Là những người ký tên vào tuyên bố các nguyên tắc của
Phật giáo, chúng tôi ghi nhận sự thách thức khẩn cấp về
thay đổi khí hậu. Chúng tôi cùng theo Đức Đạt Lai Lạt Ma
tán thành mục tiêu 350 ppm. Theo lời Phật dạy, chúng tôi
chấp nhận trách nhiệm cá nhân và tập thể để làm những
gì có thể được hầu đạt được mục tiêu nầy, kể cả
(nhưng không giới hạn trong) những đáp ứng cá nhân và đáp
ứng xã hội phác thảo ở trên.

Chúng ta chỉ có một khoảng thời gian ngắn với cơ hội để
hành động, để giữ gìn cho nhân loại khỏi rơi vào thảm
họa trước mắt và để giúp cho sự sống còn của nhiều
dạng thái cuộc sống khác biệt và xinh đẹp của Trái Đất.
Những thế hệ tương lai, và những chủng loại khác đang
chia sẻ bầu sinh quyển với chúng ta, không có được tiếng
nói để kêu gọi lòng từ bi, trí tuệ và sự lãnh đạo của
chúng ta. Chúng ta phải lắng nghe sự im lặng của họ. Chúng
ta cũng phải là tiếng nói của họ, và vì họ, chúng ta hành
động
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Vien Linh
bài May 22 2009, 10:50 PM
Bài viết #5


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 591
Gia nhập vào: 22-March 09
Thành viên thứ.: 2,444



D.H Kính mến

Đây sẽ chưa là thông điệp cuối cùng . Cuộc đời chúng ta chắc sẽ phải chứng kiến nhiều đổi thay trên nhiều bình diện và trên nhiều lĩnh vực ; Chiến tranh ư ? có thể ; Các xáo trộn và va chạm trong vũ trụ theo một số nhà tiên tri ư ( có kiểm chứng khoa học) ? có thể ; Thiên tai, Dịch bệnh ư ? có thể... Với tư cách cá nhân nhỏ bé , chúng ta làm gì hơn đây ? Lo lắng, tiếc nuối cũng chỉ tỏ vẽ quan tâm mà thôi ; Hay là nên bình tâm coi đó là qui luật sinh diệt của muôn đời...?

Khi nói đến những điều to tát trên, rồi nhìn lại PPháp Dsinh chỉ mang tính cách giãi quyết từng cá thể một, lại còn ì ạch loay hoay giữa sai và đúng,giữa nên và không ; Ta lại có cảm giác nao nao ...

Thực ra cái mà chúng ta gọi là ffáp DSinh chỉ là để hoàn hảo cái phương tiện làm người : Điều cần thiết hổ trợ cho tâm linh . Mà DUY chỉ có tâm linh mới làm nên điều kỳ diệu mang tính vĩnh hằng

Đứng trước những thử thách sắp xãy ra ; mong còn được cái diễn đàn này để trao đổi những điều thú vị
Go to the top of the page
 
+Quote Post
DIEUHANG
bài May 23 2009, 08:38 AM
Bài viết #6


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 623
Gia nhập vào: 25-December 07
Thành viên thứ.: 174



Hôm nay tôi nhận được EMAIL này của Thầy Hạnh Thức xin trình với các bác:
Thân gởi nhóm Gạo Lứt Việt-Nam,
Thân chuyển đến quý vị một bức tranh tuyệt vời, về các Danh Nhân thời đại. Việt-Nam mình dĩ nhiên là cũng có trong đó. Quý vị hãy tìm xem!.

Vừa rồi tôi được hân hạnh theo phái đoàn hoằng Pháp tại Mỹ. Chuyến đi rất vui, qua 7 tiểu bang và nhiều thành phố. Phái đoàn gồm 10 vị, trong đó có 5 Tiến sĩ và 3 cử nhân. Lần đầu tiên được lên Pháp tòa tôi cũng chỉ nói về vấn-đề Gạo Lứt thôi, cùng vấn-đề hóa chất, bột ngọt. Mỗi nơi tôi đều được cúng dường mỗi bửa ăn một chén cơm Gạo Lứt đầy đạo tình....
Bài thuyết pháp hay nhất của tôi là tại Thiền viên Chánh Pháp ở Oklahoma City, thuộc tiểu bang Oklahoma. Đó là buổi nói chuyện cuối của chuyến đi, nên tôi cô đọng và không vấp váp như những kỳ trước đó. Khi nào có được MP3 nầy, tôi sẽ chuyển đến tất cả.

Tôi cũng có giới thiệu trang nhà http://thucduong.vn/default.aspx cho bà con Phật tử ở Mỹ.
Cô giáo Ngọc Trâm coi thử chỉ số người xem trang nhà có gia tăng không? Xin được tán thán công đức cô. Nhờ đó,"tiếng nói" thực dưỡng bây giờ bay xa khắp thế giới.
BS Khuê tu Thiền Vipassana tới đâu rồi?, có gì trao đổi thêm nha.
Thầy Kiên Tuệ đã hết bệnh chưa? Cố gắng lên Thầy ơi!
Chương trình của BS Quế ở Huế rất tốt, tôi đã được tham quan, còn ở Đà Nẳng ra sao?
BS Thụy có dự định gì không? Cũng ở Đà Nẳng, có thể kết hợp với BS Quế càng tốt.
Là những người "khai sáng" phương-pháp tại Việt-Nam, xin đừng dể cho mai một.
Nga thật là xuất sắc, "đi sau" mà lại "tới trước" đó nghe.

Thưa quý vị,
Tôi dự tính sẽ thiết lập một đạo tràng tu tập và chữa bệnh, kết hợp giáo lý Phật Đà và phương-pháp Gạo Lứt, để "THÂN VÀ TÂM THƯỜNG AN LẠC".
Tháng tới tôi sẽ về Việt-Nam và sẽ đi các nơi để nghiên cứu vấn-đề nầy. Mong được gặp gỡ quý vị để được trao đổi, góp ý thêm.

Thân chúc tất cả thân tâm thường an lạc
Mô Phật

tb: gọi là "nhóm Gạo Lứt Việt-Nam" vì tôi chỉ có chừng nầy địa chỉ thôi, coi như những người thân trong nhà. Rất tiếc không có địa chỉ mail của Ngô Ánh Tuyết! Thầy Tuệ Hải thì "khó" liên lạc quá.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Vien Linh
bài May 23 2009, 02:34 PM
Bài viết #7


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 591
Gia nhập vào: 22-March 09
Thành viên thứ.: 2,444



Cô giáo Ngọc Trâm coi thử chỉ số người xem trang nhà có gia tăng không? Xin được tán thán công đức cô. Nhờ đó,"tiếng nói" thực dưỡng bây giờ bay xa khắp thế giới.
BS Khuê tu Thiền Vipassana tới đâu rồi?, có gì trao đổi thêm nha.
Thầy Kiên Tuệ đã hết bệnh chưa? Cố gắng lên Thầy ơi!
Chương trình của BS Quế ở Huế rất tốt, tôi đã được tham quan, còn ở Đà Nẳng ra sao?
BS Thụy có dự định gì không? Cũng ở Đà Nẳng, có thể kết hợp với BS Quế càng tốt.
Là những người "khai sáng" phương-pháp tại Việt-Nam, xin đừng dể cho mai một.
Nga thật là xuất sắc, "đi sau" mà lại "tới trước" đó nghe.



BS Khuê tu thiền, thật là một điều tuyệt vời ; có phải là bác NGUYễn văn Khuê ở SG ?
BS Thuỵ nỗi tiếng về luận án tốt nghiệp bằng FFáp DS ; VL đã từng nghe
BS Quế ; muôn đời tôi cũng không thể bằng được sự nhiệt tình và tận tuỵ ; tôi chưa từng nghe bác khoe khoang 1 thành công nhỏ nào về việc áp dụng DS , mà bác đã chữa lành rất nhiều căn bệnh hiểm nghèo.
Thầy Kiên Tuệ thì VL chưa biết ;chắc cũng là ... như các bác trên ?
Còn cái vị đi sau về trước thì xin thành thật chúc mừng đấy nhé
Ngọc Trâm thì phải nói đến cuối cùng :" Coi thử còn sợi tóc nào chưa bạc" Chụp cái ảnh lơn lớn để VL đếm thử xem; Xin ghi nhận công sức của bạn

Không biết thầy Hạnh Thức có lên trang web này không nhỉ ? Chắc có nhiều thành viên muốn trục tiếp trao đổi và học hỏi nhiều điều từ Thầy qua trang web này ; Mong là như thế
Go to the top of the page
 
+Quote Post
DIEUHANG
bài May 23 2009, 03:27 PM
Bài viết #8


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 623
Gia nhập vào: 25-December 07
Thành viên thứ.: 174



BS Khuê tu thiền, thật là một điều tuyệt vời ; có phải là bác NGUYễn văn Khuê ở SG ?

Anh VIEN LINH kính mến!
Đúng là BS Khuê ở SG.
Thầy Hạnh Thức rất bận với công việc Phật sự, Thầy không có thời gian vào WEB anh có thể liên lạc với Thầy theo đ/c mail sau:
thanhthuc@googlemail.com

Kính tặng Thầy Hạnh Thức
Cuộc đời như giấc mộng tan
Mây đi gió đẩy lan man cảnh đời
Nhìn sao bắc đẩu trên trời
Tìm đâu chân lý sáng ngời ánh linh
Trăm năm sinh tử tại mình
Nên tìm chân lý bình minh sáng loà
Mắt không để ý toà nhà
Tâm không nghĩ tới xa hoa của người
Mong cầu mọi việc tốt tươi
Tìm về Phật pháp đạo đời mới thông.
Trăm năm phải biết vun trồng
Thiện lành gieo giống mới mong ngày về.
**************

Thầy ơi! Thầy bận bộn bề
Cũng vì cuộc sống chúng sanh mê mờ
Ngày đêm giáo hóa ‘’người khờ’’
Chúng con mới thấu ''giấc mơ'' làm người
Chúc Thầy trên cả vui tươi
Chúc Thầy trọn nguyện độ người vãng sanh.
DH
Go to the top of the page
 
+Quote Post
DIEUHANG
bài May 23 2009, 08:02 PM
Bài viết #9


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 623
Gia nhập vào: 25-December 07
Thành viên thứ.: 174



QUOTE(Vien Linh @ May 22 2009, 10:50 PM) *
Đây sẽ chưa là thông điệp cuối cùng . Cuộc đời chúng ta chắc sẽ phải chứng kiến nhiều đổi thay trên nhiều bình diện và trên nhiều lĩnh vực ; Chiến tranh ư ? có thể ; Các xáo trộn và va chạm trong vũ trụ theo một số nhà tiên tri ư ( có kiểm chứng khoa học) ? có thể ; Thiên tai, Dịch bệnh ư ? có thể... Với tư cách cá nhân nhỏ bé , chúng ta làm gì hơn đây ? Lo lắng, tiếc nuối cũng chỉ tỏ vẽ quan tâm mà thôi ; Hay là nên bình tâm coi đó là qui luật sinh diệt của muôn đời...?

Khi nói đến những điều to tát trên, rồi nhìn lại PPháp Dsinh chỉ mang tính cách giãi quyết từng cá thể một, lại còn ì ạch loay hoay giữa sai và đúng,giữa nên và không ; Ta lại có cảm giác nao nao ...

Thực ra cái mà chúng ta gọi là ffáp DSinh chỉ là để hoàn hảo cái phương tiện làm người : Điều cần thiết hổ trợ cho tâm linh . Mà DUY chỉ có tâm linh mới làm nên điều kỳ diệu mang tính vĩnh hằng

Đứng trước những thử thách sắp xãy ra ; mong còn được cái diễn đàn này để trao đổi những điều thú vị


Trước thực tại với những gì đã và đang diễn ra xung quanh ta, DH cũng nghĩ rằng đề tài này còn bao la, phong phú và mang nhiều màu sắc, nhiều thú vị và đáng để ta phải suy tư, suy gẫm trước nhịp sống gấp gáp, hối hả của thời hiện đại này. Mong mọi người hãy thể hiện cái suy tư của mình nhé. DH bận rồi hẹn hôm khác vậy.
Chúc các bác một ngày nghỉ cuối tuần an vui!

Go to the top of the page
 
+Quote Post
Vien Linh
bài May 23 2009, 08:51 PM
Bài viết #10


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 591
Gia nhập vào: 22-March 09
Thành viên thứ.: 2,444



"Có thể thậm chí, THƯỢNG ĐẾ cũng bị hoàn toàn quên lãng nếu không có đau khổ trên thế giới này. Người ta khó có thể cầu nguyện khi tất cả những gì của họ đều hoàn hảo; Chúng ta chỉ nhớ tới Thượng đế khi và chỉ khi trong cơn đau khổ "

Nhiều lúc nghĩ vẫn vơ , VL cho rằng tất cả những gì trên thế gian này, trong vũ trụ này đều phải mang một ý nghĩa nhất định; Hình như câu nói này là của Phật :" Thiên địa vạn vật trùng trùng duyên khởi " đã làm cho VL suy nghĩ như thế ; Như vậy khổ đau, bệnh hoạn cũng ...như thế và nó phải tương quan nhân quả trong cuộc sống con người, nó phải có như là một tất yếu kích thích sự chuyển biến nội thể để trở thành cái gì đó ý nghĩa hơn, cao cả hơn.

Trong bất kỳ 1 lớp học nào ở thế gian này cũng đều fải qua khảo thí đầu vào và đầu ra như là 1 qui luật không hẹn mà giống nhau ở cái thế giới người này ; Bệnh hoạn là điều mà tâm linh phải vượt qua, bệnh tật là điều mà hình tướng phải vượt qua ... Chúng ta đang đối đầu với 2 môn học đó và đang loay hoay bằng 2 giãi pháp:" Thiền Định & Dưỡng sinh ".

Xem ra chủ đề này có cái tên dễ nghe nhưng lại nặng ký, Quả thật để đạt. Mạnh Khoẻ thực sự, rỏ ràng không dễ
Go to the top of the page
 
+Quote Post

24 Trang V   1 2 3 > » 
Fast ReplyReply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 28th March 2024 - 09:01 PM