IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

4 Trang V   1 2 3 > »   
Reply to this topicStart new topic
> 108 món ăn chay đại bổ dưỡng, theo phương pháp Thực dưỡng Ohsawa
Thelast
bài Jun 27 2007, 09:15 AM
Bài viết #1


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Phạm Thị Ngọc Trâm
biên soạn















108 MÓN ĂN CHAY ĐẠI BỔ DƯỠNG

THEO PHƯƠNG PHÁP THỰC DƯỠNG OHSAWA



Những thức ăn lý tưởng cho nhân loại













Nhà xuất bản Văn hoá Dân tộc
Hà Nội - 2000


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jun 27 2007, 09:23 AM
Bài viết #2


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Kính tặng bố mẹ thân yêu!



Mục lục

Lời dẫn nhập

Phần I: Những bí ẩn của Nghệ thuật nấu ăn phương đông để phát triển tâm trí 17

I. Nghệ thuật nấu ăn chay 17
II. “Do” hay “Đạo” Là gì ? 26
III. Tự mình nhận thức và thay đổi 30
IV. Cách nấu ăn tân dưỡng sinh 34
V. Giá trị dinh dưỡng của bữa ăn tân dưỡng sinh 36
VI. Bữa ăn số 7 40
VII. Chuẩn bị và kế hoạch. 43
VIII. Mục đích nấu ăn 45
IX. Bí quyết của sự nấu ăn 50
A. Các mùa và địa phương của thực phẩm 50
B. Nguyên tắc về sự không bỏ phí. 51
C. Đừng có hấp tấp vội vã (nôn nóng) 51
D. Trò chơi âm dương (chọn thực phẩm) 52
E. Sự phối hợp thực phẩm 60
F.Cắt. 61
G. Cặp lồng để ăn trưa. 63
H. Ba giai đoạn nấu nướng. 64

X. Đồ ướp nêm và đồ gia vị 65
XI. Cách lựa chọn rau 67
XII. Chuẩn bị tâm thái cần thiết trong khi nấu ăn 68
XIII. Cách ăn tốt nhất 70
Những điều khuyên quý báu của Thái ất chân nhân 71
10 mệnh lệnh để tìm sức khoẻ và hạnh phúc. 71
XIV. Vấn đề tâm linh và phong thuỷ đối với nhà bếp 72
XV. Bí quyết trường thọ của các vị sư chùa Thiếu Lâm Trung Quốc 75
Những đặc điểm của phép trường thọ Thiếu Lâm tự. 78
1. Suốt đời nhập thiền. 78
2. Tinh thông Phật học kiêm luyện tập võ nghệ. 79
3. Bí quyết y học hỗ trợ trường thọ. 79

Nội dung của phép trường thọ Thiếu Lâm tự. 79
Phương pháp ăn uống của các sư tăng Thiếu Lâm tự. 81
XVI. Để trở thành người nội trợ Macrobiotic hoàn hảo. 83
XVII. 7 trình độ phán đoán trong nấu ăn (7 cách nấu ăn). 88
1. Cách nấu ăn máy móc. 88
2. Trí phán đoán cảm giác. 88
3. Cách thứ ba: tình cảm. 88
4. Trí phán đoán thông minh. 89
5. Trí phán đoán xã hội. 90
6. Lối ẩm thực giáo điều. 90
7. Trí phán đoán tối cao. 90
Những lưu ý đặc biệt: 91

Phần II: 108 Món Ăn Chay Đại Bổ Dưỡng 99

I. Gạo lứt. 111
1- Giá trị của gạo lứt. 111
2- Cách chọn gạo: 120
3 -Cách nấu cơm: 120
1) Món cơm lứt: 120
2) Cơm lứt nắm: 121
3) Cơm lứt rang: 122
4) Món cháo gạo lứt: 122
5) Hồ cháo gạo lứt: 122
6) Cháo gạo lứt rang: 122
7) Cháo gạo lứt đỗ đỏ: 122
8) Cháo gạo lứt rau củ: 123
9) Cháo gạo lứt nấu giả cháo trai, cháo hến, cháo lươn, cháo lòng. 123
10) Bánh đúc gạo lứt: 123
11) Rau củ luộc chấm tương: 124
12) Bánh cuốn gạo lứt: 124
13) Bánh phở gạo lứt: 125
14) Bún lứt: 125
15) Phở nước chay: 125
16) Phở lứt xào: 126
17) Bún lứt xào: 126
18) Bánh xèo gạo lứt: 127
19) Bánh đa gạo lứt nướng: 127
20) Bánh đa gạo lứt rán: 127
21) Bánh đa gạo lứt nấu: 127
22) Gạo lứt rang: 127
23) Sữa thảo mộc 128
24) Cà phê Ohsawa: 129
25) Xôi nếp lứt: 129
26) Rượu nếp: 129

II.Tương cổ truyền: 130
1) Giá trị dinh dưỡng 130
2) Vi sinh vật trong sản xuất Tương 138
3) Kỹ Thuật Sản Xuất Tương: 141
4) Một Số Món Ăn Chế Biến Từ Tương: 155
27) Tương chanh: 156
28) Tương gừng: 156
29) Tương củ cải trắng: 156
30) Nước chấm hỗn hợp: 156
31) Tương sốt hành: 156
32) Nước tương: 156
33) Tương ăn với bánh cuốn, bún, bánh da chần: 157
34) Xốt tương cà chua: 157
35) Xốt tương bơ vừng: 157
36) Dầm cà: 157
37) Xu hào, cà rốt, củ cải héo dầm tương: 158
38) Canh dưa chua: 158
39) Rau muống nấu canh tương gừng. 158
40) Lạc dầm tương: 158
41) Củ sen xào tương: 158
42) Củ cải kho tương: 159
43) Xu hào kho tương: 159
44) Rau cải xoong nấu canh cà chua với tương: 159
45) Nấm xào tương: 159
46) Mướp đắng kho tương: 159
47) Đậu phụ hấp tương gừng: 159
48) Mì căn xào sả ớt: 159
49) Nấm hương chấm tương gừng chanh: 160
50) Đậu phụ ướp gia vị rồi rán vàng: 160
51) Calathầu: 160


III. Mi sô 161

1) Đỗ nành: Nguồn Prôtêin của tương lai 161
2) Mi sô là thức ăn: 162
3) Giá trị của misô: 163
a) Nhiều lượng đạm có phẩm chất cao 163
b ) Miso - món ăn đầy sức sống. 164
c) Nguồn làm giầu Protein. 166
d) Khả năng hấp thụ và tiêu hoá thức ăn. 166
e) Thêm hương vị cho bữa ăn kiêng muối 168
g) Bí quyết nấu ăn ít chất béo: 169
h) Gia vị tuyệt vời cho những người muốn giảm cân. 169
i) VITAMIN thiết yếu B12 nguồn gốc thực vật. 170
k) Tăng cường sức khoẻ và tuổi thọ 171
l) Chất thay thế tuyệt vời (có chứa kiềm) 172
m) Có thể tránh được bệnh nhiễm phóng xạ. 174
n) Trung hoà hậu quả của thuốc lá và sự ô nhiễm môi trường 176
o) Misô đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với sức khoẻ con người: 177
p)Chất protein 181
 Chất mỡ: 181
 Khoáng chất 182
 Vi sinh vật: 183
 Tạo điều kiện kiềm: 183
 Sự phòng ngừa ký sinh trùng: 184
 Làm cơ thể yếu trở nên mạnh: 184
 Thuật dưỡng sinh đời Tần Trung Quốc. 184
4) Cách làm miso 186
5) Các món ăn sử dụng misô: 189
52) Miso cho vào phở: 189
53) Bộtcanh Diệu Minh: 190
54) Bột sữa thảo mộc Miso: 190
55) Miso trộn bơ vừng: 190
56) Patê thiên nhiên: 191
57) Tekka: 191
58) Xúp misô: 192
59) Đậu phụ xào Miso: 192
60) Protein thực vật tổng hợp: 192
61)Canh rau sắng với miso 192
62) Củ niễng xào miso: 194
63) Miso nhồi củ sen: 194
64) Xúp Mã thầy (củ Năng) với miso 194
65) Xúp củ mài 195
66) Xúp rau hoang với miso 195
67) Xúp củ sen, bí đỏ, miso: 196
68) Miso lâu năm độc vị hoà với nước ấm: 196
69) Món “cá kho” 196
70) Thức rưới miso giấm 198
71) Thức rưới miso vừng, lạc 199
72) Nem cuốn miso: 199
73) Xúp hạt sen với miso và bột sắn dây 200
74) “Thịt đông” dưỡng sinh 201
75) Các kiểu nộm rau củ 201
76) Nộm rau câu với thức rưới miso giấm: 201
77) Canh các loại hoa với miso 202
78) Chả lá lốt 202
79) Nộm đỗ xanh quả và đậu phụ với nước rưới miso gừng 202
80) Miso trộn hành tây 203
81) Xúp miso nấm 203
82) Xúp miso cơ bản 203
83) Xúp nấm nghiền nhỏ với miso 204
84) Chả đậu Misô hành tây 205
85) Xúp cà rốt ép với miso 205
86) Miso với cơm gạo đỏ 206
87) Cơm rang với hạt dẻ (lạc) và miso 206
88) Cơm gạo lứt rưới miso đặc 207
89) Rau củ dầm miso hoặc tương cổ truyền. 207
Các thức ngâm trong miso 207
Lớp “ổ” miso 210
Rửa sạch và sử dụng đồ ngâm 211
Các thực phẩm để ngâm: 212
Rau củ dầm tương miso (tiến đến thương mại) 215
IV. Vừng 216
1) Gía trị dinh dưỡng của vừng: 216
2) Thử dùng vừng chữa đôi bệnh 217
89) Muối vừng: 219
90) Bơ vừng (còn gọi là bơ mè) 219
91) Vừng đen. 219
92) Dầu vừng. 221
93) Chè vừng đen (chí mà phù) 221
94) Bơ vừng phết bánh đa lứt nướng 221
95) Món ăn quý để chăm sóc da mặt và tăng cân. 222

V. Chao 223
1. Giá trị của chao: 223
2. Cách làm: 223
3. Phương pháp sử dụng chao: 225
96) Ăn trực tiếp: 225
97) Xốt chao: 225
98) Chao trộn miso và bơ vừng. 226
99) Phù chúc phết chao rán: 226

VI. Rong biển 227
100) Nem rán: 227
101) Rong tanh xào sả: 228
102) Rong tanh làm giả chả cá: 228
103) Xúp rong biển: 228
104) Nộm rong biển: 228

VII. Ngô. 229
105) Chả Ngô: 229
106) Ngô bao tử tẩm bột rán: 229
107) Ngô bao tử xào: Error! Bookmark not defined.
108) Ngô bao tử kho: Error! Bookmark not defined.
Thực đơn số 7 - áp dụng cho người bệnh 231


Thức uống 232

Sách tham khảo và trích dẫn 233


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jun 29 2007, 02:55 PM
Bài viết #3


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Lời dẫn nhập

Phong trào ăn chay ngày một lan rộng cho thấy xu hướng nhân loại đang tìm cách tự hoàn thiện nhân tính lên cao độ. Một mặt, ăn chay là một vấn đề vệ sinh và khoa học, bên cạnh đó kim chỉ nam cho vấn đề ăn chay là rất cần thiết. Bởi nếu không nắm vững kim chỉ nam này thì chỉ ăn chay (không ăn động vật, cá, trứng....) suông không thôi mà lại ăn quá nhiều rau (như loài bò, dê) hay ăn quá nhiều hoa quả (như loài khỉ) thì thay vì hoàn thiện nhân tính qua ăn chay thì ta lại tự đánh tụt đẳng cấp người của ta xuống hàng những con vật hiền lành dễ được sai bảo... Ngoài ra nếu ngược lại nếu ta ăn quá nhiều thịt thì cũng gây bệnh tật bởi vì hàm răng con người không phải là hàm răng của loài thú ăn thịt. Vậy thức ăn đúng đắn phù hợp qui luật tự nhiên của con người là gì ?

Một hướng dẫn viên quan trọng để ta có thể tự tin trong vấn đề ăn uống phải là một ông thầy, một hệ thống lý thuyết lẫn thực hành có tính chất kim chỉ nam thực sự cho một xã hội có nhiều biến đổi ngày một phức tạp.

Giáo sư OHSAWA đã bỏ ra cả một đời để tri ân phương pháp Thực dưỡng đã cứu sống ông. Ông tìm tòi khai phá hệ thống hoá được rất nhiều kinh nghiệm cổ truyền về vấn đề thực dưỡng cung ứng một kim chỉ nam cho nhân loại về Đạo ăn uống. Ông đã xây dựng hệ thống lí thuyết lẫn thực hành hoàn chỉnh và không thể phủ định, từ cách ăn chay thế nào cho đúng, cho đến ăn mặn thế nào cho được lành mạnh. Do vậy tất cả những ai mong muốn thông qua ăn uống và nấu ăn, cũng như đi tìm một đường lối dưỡng sinh cho mình, cho gia đình, cho xã hội, được khang kiện về thể chất và phát triển tâm linh đúng hướng không thể không tri ân sâu sắc đến cố giáo sư Ohsawa người Nhật Bản - Ông tổ của ngành Thực dưỡng. Thông qua lăng kính của Âm và Dương là hai động lực của vũ trụ chi phối toàn bộ đời sống của chúng ta, Giáo sư Ohsawa đã viết 300 quyển sách trên rất nhiều lĩnh vực để minh chứng: “May hay rủi, hạnh phúc hay đau khổ, thọ hay yểu, thông minh hay đần độn, xấu hay đẹp, thiện hay ác, tất cả đều do ăn uống mà ra. Khi hiểu rõ điều này, ta thấy rằng con người không hẳn là tốt hay xấu, mà chỉ có cách ăn uống xấu hay tốt đã tạo ra con người họ”.

Đó là một tân triết khoa của y đạo Đông phương do GS Ohsawa phát minh.

Chúng tôi là những môn đồ đã từng thực hành áp dụng Đạo ăn uống của GS Ohsawa từ nhiều năm, cùng nhau biên soạn cuốn sách này. Trong quyển sách có rất nhiều ý kiến của các bạn thực dưỡng Mỹ, Nhật... cũng như của Việt Nam. Qua đây các bạn có cái nhìn bao quát phong trào Tân Dưỡng Sinh trên toàn thế giới.

Chúng tôi mong ước sẽ cung cấp cho các bạn những kinh nghiệm để trở thành một người vợ, một người mẹ, một người nội trợ hoàn hảo về phương hướng nấu ăn để khang kiện thể chất, lành mạnh tâm hồn và phát triển trí tuệ.

Tất cả các sách nấu ăn dù chay hay mặn hiện nay trên thị trường đều là các tác phẩm viết theo khuynh hướng hiện thời.

Quyển “Ăn uống theo phương pháp Ohsawa” của bà Diệu Hạnh (NXB Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh, 1989) viết đúng theo tinh thần của Đạo ăn uống, nhưng lại không thích hợp lắm cho người miền Bắc vì ngôn ngữ của người miền Nam có một số khác biệt, rau củ cũng có một số tên gọi khác nhau.

Quyển sách này là quyển sách giải thích cách nấu ăn Tân Dưỡng Sinh (TDS = ăn uống theo phương pháp Ohsawa, hay còn gọi là Thuật Trường sinh) chính xác và hoàn hảo, sách này không những là một quyển sách nấu ăn khác với các quyển đã được viết ra, mà còn là một sự cố gắng để trang bị kiến thức cho đại chúng, nhằm đưa những kiến thức này vào trang bị có tính chất phổ cập cho các em học sinh phổ thông từ cấp 1 tới đại học, nhất là các nữ sinh ở môn “Nữ công gia chánh” và cho tất cả các bà nội trợ cũng như cho tất cả những ai quan tâm đến vấn đề ẩm thực.

Quyển sách này sẽ giúp cho các bạn biết cách chọn thức ăn với đầy đủ chi tiết đến cả cách cắt rau, trong thời gian này bạn còn học cách nắm vững nghệ thuật rất tinh vi về cách chữa bệnh của người xưa thông qua ăn uống và biết thêm về một trong những cách nấu nướng các món ăn trong các đền Thiền cổ xưa (tìm đọc thêm quyển “Phòng và trị bệnh bằng phương pháp thực dưỡng Ohsawa”. NXB Đà Nẵng).

Quyển sách này rất xưa nếu xét về mặt triết học và những kiến thức trong đó còn lưu được dùng làm nền tảng để dạy môn nữ công gia chánh ở các trường học hay để cho cha mẹ huấn luyện cho con gái vv... Nhưng lại là rất mới khi ta chú ý đến phần áp dụng của nó. Đó là một quyển sách nấu ăn có tính cách “thiên nhiên” dành cho thời đại mới. Nấu ăn theo cách này với những thực phẩm trồng theo cách không bón phân hoá học thì thật là hay và chắc chắn là nó sẽ được dùng làm quyển sách cần thiết cho xã hội hiện đại, một xã hội càng ngày càng gia tăng nỗi khổ do sự ô nhiễm và sự đầu độc bởi công nghiệp...

Tuy nhiên, nếu chỉ cải tiến sự lựa chọn các thức ăn thôi thì quả thật chưa đủ để con người tự đem lại hạnh phúc và tự do cho họ.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jun 29 2007, 02:56 PM
Bài viết #4


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Hạnh phúc và tự do đến với ta nhờ bản chất sáng tạo. Ngày nay sự sáng tạo trong đời sống là một trong những đức tính quí báu của loài người, những yếu tố này lại hay bị người ta quên mất. Không có sự sáng tạo, con người chỉ là một loại người máy, một cái máy tính biết ăn, biết ngủ, biết phàn nàn mà thôi. Chúng ta nhờ vào nền giáo dục mà chúng ta nhận được, nhưng nền giáo dục này chịu một phần lớn trách nhiệm về việc làm mất mát bản chất đầy giá trị - Bản Chất Sáng Tạo của chúng ta. Sự sáng tạo cũng là một tên gọi khác của trực giác, khả năng chuyển hoá (transmuting) một Bản Ngã thực sự, một khả năng nhận biết và phê phán cao độ. Phần lớn những sách nấu ăn mà ta hiện có, rủi thay lại hay phạm phải một sai lầm là chỉ đưa ra những cách nấu ăn suông và vì vậy không giúp vào việc trau dồi bất cứ một bản chất sáng tạo nào trong việc nấu nướng. Phần lớn các vị tôn sư phương Đông (hành bất ngôn chi giáo) đã viết rất ít trong nghệ thuật giáo dục các môn đồ của họ. Chúa Jesus và Phật Thích Ca đã không viết một quyển sách nào và Lão Tử chỉ viết một quyển sách dài 5 ngàn chữ.

Những vị này là những vị tôn sư đã dạy cho loài người cách tìm hạnh phúc. Theo lời Iklapura, tác giả quyển “Bí quyết về cách nấu ăn Thiền” kể lại, thì nhiều đền đài có giữ lại những ghi chú về nấu ăn. Tuy nhiên những sách này ít khi được xuất bản trong thời gian vài trăm năm lại đây.

Chúng tôi nghĩ và mong rằng quyển sách nấu ăn này sẽ góp phần quan trọng trong cách sáng tạo những món ăn thiên nhiên theo phương pháp Ohsawa, nhằm mục đích cải thiện sức khoẻ của chúng ta, để mỗi chúng ta trở thành những con người khoẻ mạnh, lạc quan, yêu đời và có một tinh thần sáng suốt vị tha....

Những người ăn uống theo phương pháp Dưỡng Sinh (Macrobiotics), do giáo sư Ohsawa đề xướng đều hiểu biết các điều kiện về sức khoẻ và hạnh phúc; và phương cách để có sức khoẻ. Dưới đây tôi xin trích dẫn định nghĩa về sức khoẻ do Ohsawa phát minh, theo lối nhìn của người phương Đông:

“Trước khi tuân theo lời chỉ dẫn của chúng tôi về cách ăn uống, phải xét lại tình trạng sức khoẻ của các bạn theo 7 tiêu chuẩn sau: Ba tiêu chuẩn đầu thuộc về phương diện tâm lý, nếu các bạn tuân theo được đúng các bạn sẽ được 30 điểm, tiêu chuẩn thứ tư và thứ năm sẽ được 40 điểm; với tiêu chuẩn thứ sáu các bạn sẽ được 30 điểm, về sau này Ohsawa đã tăng lên 50 điểm cho tiêu chuẩn thứ bảy và hạ số điểm các tiêu chuẩn khác xuống.

Nếu ban đầu các bạn có được trên 40 điểm, thế đã khá lắm rồi, và nếu trong 3 tháng các bạn có được 60 điểm, lại là một kết quả lớn. Nhưng trước khi bắt tay thực hành phương pháp trường sinh, các bạn phải tự khám nghiệm lại bản thân các bạn trong khi thực hành. Các bạn hãy thử trắc nghiệm nơi các thân hữu, các bạn sẽ ngạc nhiên nhận thấy rằng có những kẻ có sắc diện rất tốt mà thật ra là kẻ bệnh hoạn.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jun 29 2007, 03:02 PM
Bài viết #5


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



1. Không biết mệt mỏi (10 điểm).

Các bạn phải đừng cho biết mệt mỏi là gì. Nếu các bạn có một cơn cảm, thế nghĩa là cơ thể các bạn đã bị mệt mỏi từ nhiều năm rồi.

Bởi vậy cội gốc bệnh tật của các bạn rất sâu. Nếu thỉnh thoảng các bạn nói “khó quá” hay “không thể”, thế là các bạn đã đến độ nào: Nếu các bạn quả thật có đầy đủ sức khoẻ, các bạn phải vượt được tất thảy mọi khó khăn, nếu các bạn không mó tay đến những việc khó khăn càng ngày càng khó thì các bạn là kẻ chủ bại. Phải mạo hiểm dấn thân vào những chỗ mới lạ chưa từng mó tay đến để rút kinh nghiệm về những việc khó khăn, vì càng khó khăn bao nhiêu càng vui thú bấy nhiêu. Như thế có thể chứng tỏ rằng không biết mệt nhọc là gì và sự mệt nhọc ấy là nguyên nhân chính cuả tất thảy các bệnh tật. Các bạn có thể chữa sự mệt nhọc ấy một cách rất dễ dàng không cần thuốc thang, nếu các bạn tuân theo đúng thuật Trường sinh và Phản lão.

2. Ngon ăn (10 điểm).

Nếu gặp bất cứ món ăn thiên nhiên nào các bạn cũng ăn một cách nhác nhớm không ngon lành, thế là các bạn không ngon ăn; nếu các bạn gặp một miếng bánh mì khô hẩm hoặc một nắm cơm, các bạn cũng ăn được ngon lành, thế là các bạn ngon ăn, dạ dày các bạn được tốt. Ăn ngon miệng tức là có sức khoẻ.

3. Ngủ ngon giấc (10 điểm).

Nếu khi ngủ các bạn hay mơ hoặc mộng mị, thế là các bạn ngủ không ngon: Nếu trái lại chỉ chừng 4 đến 6 giờ ngủ đủ làm cho các bạn thoả mản hoàn toàn, thế là các bạn ngủ ngon. Nếu khi nằm xuống 4, 5 phút các bạn không ngủ được ngay, hoặc bất kỳ lúc nào trong ngày, bất luận trường hợp nào các bạn cũng không ngủ được, thế là các bạn bị dao động vì một mối sợ hãi gì đó. Nếu các bạn ngủ dậy không được đúng giờ như đã dự định, thế là giấc ngủ của bạn chưa hoàn toàn.

4. Ký ức tốt (20 điểm).

Nếu các bạn nghe hoặc thấy qua một vật hoặc một việc gì mà vẫn nhớ mãi, thế là các bạn có một ký ức tốt. Càng có tuổi chừng nào, khả năng ký ức càng tăng tiến theo số tuổi chừng ấy. Chúng ta sẽ khổ sở, nếu chúng ta không biết nhớ tới ơn đức của những kẻ đã giúp đỡ chúng ta. Nếu không có một ký ức tốt, chúng ta không thể có một trí phán đoán lành mạnh và chúng ta chỉ có thất bại.

Những người mắc bệnh đái đường, bệnh đã làm cho họ mất trí nhớ. Ngay cả đối với những bệnh thần kinh suy nhược, kẻ ngu si, dại dột, nếu họ theo phương pháp này trí nhớ cũng có thể được khôi phục trở lại.

5. Sắc mặt vui tươi (20 điểm).

Các bạn nên cởi bỏ tính giận dữ đi! Người có đầy đủ sức khoẻ, nghĩa là không có sợ hãi, không tật bệnh, bao giờ cũng có vẻ hớn hở và vui tươi trong bất kỳ trường hợp nào. Con người như thế càng gặp việc khó nhọc bao nhiêu họ càng sung sướng và niềm nở bấy nhiêu. Từ thái độ cho đến giọng nói cười, tính tình và những lời phê phán của các bạn đều phải tỏ ra có lòng biết ơn những kẻ sống quanh mình, mỗi lời nói của các bạn phải biểu lộ nỗi hân hoan vì lòng biết ơn như giọng hót của con chim. Tinh tú, mặt trời, núi non, sông ngòi và biển cả kia đều chung cùng với chúng ta, thế mà chúng ta không sống một cuộc đời vui sướng sao cho được? Chúng ta chẳng có niềm vui giống hệt như một đứa bé vừa lĩnh thưởng vậy. Nếu không như thế tức chúng ta không có sức khoẻ. Một kẻ có sức khoẻ chẳng bao giờ giận dữ.

Thử hỏi các bạn có được bao nhiêu tri kỷ? Nếu hàng tri kỷ có ít, thế thì các bạn là người quá thiên tịch hoặc là người vi phạm buồn tẻ, các bạn chưa đủ niềm vui tươi hớn hở để khiến cho kẻ khác sung sướng.

Các bạn có thể được vui sướng mãi, nếu các bạn theo đúng lời khuyên của chúng tôi. Trước hết các bạn phải khôi phục sức khoẻ của các bạn cho được ít nhất 60 điểm.

6. Phán đoán và thực hành nhanh chóng (30 điểm).

Một người có sức khoẻ phải có năng lực suy nghĩ, phán đoán và hành động đoan chính một cách mẫn tiệp và mỹ diệu.

Sự lanh lẹ là biểu hiện của tự do. Muốn thực hiện điều kiện này không thể không tuân theo phương pháp Trường sinh là một phương pháp tiêu biểu cho tinh hoa của sự minh triết đã có từ trên 5000 năm và lại giản đơn và dung dị. Các bạn hãy trở nên là kẻ sáng tạo ra đời sống, sức khoẻ và hạnh phúc của chính mình.

7. Công bình (55 điểm)

Là sự thấu triệt trật tự Vũ Trụ.

Sự tập luyện duy nhất để có được các điểm kể trên là phải theo sát phép Trường Sinh.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jun 29 2007, 03:24 PM
Bài viết #6


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Phần I

Những bí ẩn của Nghệ thuật nấu ăn phương đông để phát triển tâm trí


I. Nghệ thuật nấu ăn chay

Nấu ăn là một nghệ thuật tạo niềm vui, sự thích thú, mùi vị ngon, vẻ đẹp, tình thân hữu, sức khoẻ và hạnh phúc. Muốn cho cách nấu ăn thành một nghệ thuật, thì cách nấu ăn phải giúp ta làm được các món ngon lành, điều hoà tốt và được trang trí một cách đẹp đẽ. Để làm cho cách nấu nướng của chúng ta thành một nghệ thuật, một phụ nữ phải phát triển ý thức thẩm mỹ của mình để nó không những được tiết lộ ra nơi các món ăn mà còn cả nơi bếp của mình, ở nơi bàn ăn hay ngay cả nơi sọt rác của mình nữa. Một ý thức thẩm mỹ như vậy đặc biệt cần đến trong một bữa tiệc trà đạo Nhật Bản, tại đó mắt ta phải nhạy cảm để thấy những dấu hiệu báo cho ta biết rằng ta phải theo dõi. Những dấu hiệu như vậy sẽ đưa ta đến Trà thất, nhưng nếu ý thức thẩm mỹ không sắc bén, thì ta có thể bị lạc đường.

Trong Trà thất của người Nhật Bản, bạn thấy một bức trướng treo trên tường, bức tường đặc biệt của phòng khách dùng để treo bức trướng và các loại hoa cắm trước đó. Có những thứ trang trí đặc biệt phù hợp với mỗi mùa và không khí mỗi dịp. ở chính giữa phòng có một lò sưởi, những cục than hồng và một lớp tro trắng bao phủ. Căn phòng nhỏ, sạch sẽ khiến bạn không cảm thấy có những ranh giới gò bó nào cả. Căn phòng lặng lẽ đến nỗi bạn nghe thấy rõ cả tiếng gió heo may bên ngoài. Một sự sắp đặt như vậy là một phần của sự chuẩn bị sơ cấp và một phần của nghệ thuật pha trà đúng nghi thức.

Công việc nấu nướng và dọn bữa cơm lên phải được thực hiện với ý thức thẩm mỹ giống như thế. Sự thán phục và sự cố gắng có trật tự và cố gắng để phát triển một ý thức thẩm mĩ được gọi là Đạo theo người Đông phương. Tất cả những hình thức giáo dục cổ truyền ở Nhật Bản đều là những nền giáo dục về Đạo, như Nhu đạo (Judo), Cung đạo (Kyudo) - Nghệ thuật bắn cung, Hoa Đạo (Kado) - Nghệ thuật cắm hoa, Thư đạo (Shodo) - Nghệ thuật viết chữ bằng bút lông, Kiếm đạo (Kendo) - Cách đánh kiếm hoặc cách sử dụng thái kiếm pháp, Hiệp khí đạo (Aikido) và Y đạo (Ido) - Cách chữa bệnh.

Không có chữ nào trong thế giới Tây phương có thể so sánh được với chữ thẩm mỹ trong đời sống của người Nhật Bản trong khoảng 1200 năm nay. Một chữ rất quan trọng trong quyển ngữ vựng của họ về thẩm mỹ là “ biết rõ và thông thường” có nghĩa là nhạy cảm với các vật hay là bản chất tế nhị trong sự phân biệt. “Biết” là một từ ngữ để nhìn nhận một sự kiện không sao chối cãi được, rằng “mọi vật đều có một sự bắt đầu và một sự chấm dứt” - Trật tự của Vũ Trụ. Người Nhật không phân biệt cái đẹp với cái thực tiễn. Do đó các vật ở các nơi thông thường nhất cũng đáng cho ta chú ý nhiều đến chúng và xem chúng như sự hoàn tất về mặt thẩm mỹ. Mọi sự cần thiết đều được xem như là một dịp may để có được một vẻ đẹp.

Người Nhật đã phát triển các điều kiện và thái độ đối với vẻ đẹp, mà những điều kiện này đã làm cho nó (vẻ đẹp ấy) trở thành một cái gì để ta tiêu thụ và chiêm nghiệm từng giờ, từng phút hàng ngày. Điều mà Lafcadio Hearn đã nói vào năm 1895 có vẻ vẫn rất đúng đối với các nhà xuất bản của tập san “Vẻ đẹp của ngôi nhà” vào năm 1860. Ông này đã nói: “Tôi càng ở lâu tại Nhật chừng nào, tôi càng cảm thấy nảy nở thêm nơi tôi những cảm nghĩ rằng có những khả năng thẩm mỹ dịu dàng và những nhận thức nghệ thuật được phát triển ở nơi những người Nhật này, mà mắt con người không thể thay thế được, nhưng lại được phổ quang kính chứng thực rằng có tồn tại. Giờ đây chúng tôi đang học những khía cạnh đời sống và những vẻ đẹp của hình thể, những thứ mà chúng tôi còn rất mù mờ”.

“Sự không tách rời cái đẹp với cái thực tiễn nơi dân chúng Nhật, có vẻ hoàn toàn lý tưởng đối với chúng tôi. Vẻ tế nhị của họ trong việc phân biệt vẻ đẹp đã làm cho chúng tôi ngạc nhiên”.

Một tính từ tả về cái đẹp được đánh giá là hoàn hảo nhất thì người Nhật gọi bằng “Shibai”. Nếu ta dịch nhanh chữ “shibai” thì ta nói rằng đó là một sự dịu ngọt rất khắt khe.

Shibai là vẻ đẹp vô song, nó có tính cách tuyệt đối vượt qua Âm và Dương. Thể theo tờ tập san “Vẻ đẹp của ngôi nhà” (House Baeutiful) :

“Vẻ đẹp Shibai” có tính cách không bị vướng víu và không phô trương, nó tốt đẹp ngay trong bản chất của nó. Phần lớn người Nhật cố gắng hoàn tất vẻ đẹp “Shibai” nơi phục sức “áo, quần” và những vật thuộc quyền sở hữu của họ. Muốn đạt đến vẻ đẹp Shibai ta cần phải có một sự hiểu biết sâu sắc hơn. Shibai là tinh tuý của nền văn hoá Nhật Bản và được xem như là thiết yếu về nhiều mặt. Những đặc điểm thiết yếu của Shibai được mô tả như sau:

1. Đơn giản, tiết kiệm được đường vạch và không phải tốn nhiều công phu. Không có cái gì rắc rối lại có thể là vẻ đẹp Shibai được.
2. Phải có những đặc điểm sâu sắc đáng cho ta nghiên cứu, sau khi đã được ghi nhận qua lần đầu tiên.
3. Phải có một sự khai thác bản chất của vật liệu và phương pháp.
4. Không được có vẻ bóng loáng hay mới mẻ mặc dầu những nét nhỏ về tia sáng có thể được sử dụng.
5. Nhằm vào việc tạo nên sự yên ổn.
6. Một cảm giác khiêm tốn và nhún nhường rất cần thiết để đạt tới vẻ đẹp Shibai.

Một vẻ đẹp như vậy là một sự thiết yếu trong tất cả các nghệ thuật ở Nhật. Hoa đạo (Ikedo) hay nghi lễ pha trà (Cado) một môn học hay một môn giáo dục do chính mình dạy cho mình, để đạt được đến một vẻ đẹp như vậy trong đời sống hàng ngày. Nhu đạo (Judo), Thái cực đạo (Aikido), (Kendo)-Kiếm đạo, và Cung đạo (Kyudo) là những môn học có thể gắng hoàn tất sự khiêm tốn hoặc sự nhún nhường thay vì việc sử dụng sức mạnh hay uy quyền trong đời sống hàng ngày của chúng ta.

Thư đạo (Shodo) và Kiếm đạo (Kendo) là môn học để thực hiện một vẻ đẹp như vậy trong công việc viết văn và hội hoạ. Haiku (Nghệ thuật làm thơ) là một môn học để nhận thức một vẻ đẹp trong thơ. Phương pháp nắm vững nghệ thuật nấu ăn được gọi là Shòjin Ryòrido theo tiếng Nhật. Ryòrido là một môn học nhằm hoàn thành vẻ đẹp và thị hiếu, sự nhún nhường trong việc nấu ăn và là bữa ăn kiêng khem. Vì vậy việc nắm vững nghệ thuật này phải đạt được vẻ đẹp, thị hiếu, đến cách nhún nhường và sự khiêm tốn của vẻ đẹp Shibai. Đó là một tiếng tương đương với tiếng “Tao” (đạo) của ngôn ngữ Trung Quốc. Phương pháp ăn và nấu nướng để đạt đến hạnh phúc cao độ nhất và đạt đến sức khoẻ.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jun 29 2007, 03:47 PM
Bài viết #7


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Nấu ăn là một nghệ thuật cao cả

Nấu ăn là một nghệ thuật cao cả của loài người. Nó có thể tạo ra hạnh phúc hoặc bất hạnh, khoẻ mạnh hoặc ốm đau, thông thái hoặc ngu dốt, giàu sang hoặc nghèo hèn, thiên tài hoặc điên loạn và cả các mức độ cao thấp khác nhau về nhân tính và tâm linh. Do đó, có thể nói người nào có nhiệm vụ nấu ăn sẽ chiếm vị trí trung tâm xã hội cũng như người nào phụ trách bếp núc có thể kiểm soát cả thế giới. Đặc biệt nhiệm vụ này thường được giao phó cho bàn tay phụ nữ, tri thức và tri giác của họ trực tiếp chi phối việc nấu ăn. Vì được xem là chủ nhân của thức ăn và bếp núc, người phụ nữ có nhiệm vụ kiểm soát số phận của nhân loại.

Khốn thay, phụ nữ ngày nay đã quên đi chức vụ cao cả của mình là sáng tạo sự sống và đã từ bỏ thiên chức cuả mình là giám thị sinh vật học và tâm lý học của nhân loại, nàng đã trở thành đối thủ của người đàn ông. Đây là lỗi lầm nghiêm trọng nhất của xã hội hiện đại.

Thức ăn phải được xem là tinh tuý của toàn vũ trụ và là một tặng phẩm của Đấng Tối cao. Thức ăn biến thành máu, máu biến thành tế bào rồi các tế bào chi phối bản chất con người và thường xuyên đổi mới, người nào chăm lo nấu ăn cho gia đình và xã hội được xem như đang hoàn thành một công trình lớn hơn việc xây dựng Đế quốc La Mã, nhiều khi tạo dựng một quốc gia chưa phải là tạo nên sự sống.

Hoà hợp thức ăn

Dù đã chọn lựa và nấu nướng thức ăn, con người còn phải cố gắng làm thế nào nắm bắt cho được kỹ thuật nấu ăn quân bình âm dương để tạo nên trạng thái hoà hợp bình thản cho cơ thể và tinh thần con người, dẫn đến hạnh phúc cá nhân và hoà bình thế giới. Vũ trụ quan về Dịch học của Đông phương xưa hoặc nguyên lý Âm Dương là một phương pháp thực tiễn áp dụng sự hoà hợp này vào lĩnh vực thức ăn. Âm tượng trưng cho ly tâm lực - bành trướng và không gian, trong khi Dương tượng trưng cho cầu tâm lực - thu súc và thời gian.

Cuối sách sẽ có một bảng phân loại Âm Dương dành cho lĩnh vực dinh dưỡng, nó đưa ra tiêu chuẩn phán đoán về thức ăn hàng ngày của chúng ta để có thể phối hợp điều hoà giữa các nhóm tương phản cũng như bổ túc cho nhau.

Ăn uống để mở mang tâm trí

1. Thức ăn trong vũ trụ của con người

Trong diễn trình của đời sống khởi từ vô tận đến thân xác con người, con người đã tự biến đổi từ những rung động vô hình thành vật thể hữu hình. Khi con người quay trở về cõi tâm linh, con người phải ăn uống ngược lại nghĩa là từ vật chất hữu hình đến rung động vô hình.

(1) Trong lúc còn là một bào thai con người hoàn toàn lệ thuộc vào máu huyết của người mẹ là phần tinh tuý của loài động vật.

(2) Sau khi ra đời từ một sinh vật sống dưới nước (nước ối) trở thành loài có vú sống trên đất liền, con người bắt đầu bú sữa mẹ, một thứ chất lỏng mang tính chất động vật.

(3) Khi đã đứng được, răng bắt đầu mọc, thức ăn của con người thay đổi từ thức ăn mang tính động vật sang thức ăn mang tính chất thảo mộc.

Vì răng người mọc có thứ tự nên thức ăn chính của con người là cốc loại gồm hạt và trái là giai đoạn đầu và giai đoạn cuối của loài thảo mộc. Thức ăn phụ là những phần khác của cây cỏ như lá, cành, rễ.

(4) Kèm theo các thức ăn sinh vật học này, hàng ngày con người còn ăn cả thế giới nguyên tố dưới hình thức nước, muối khoáng và không khí.

(5) Hàng ngày con người còn “ăn” thế giới tiền nguyên tử (hình thức nhiệt năng do mặt trời và các hành tinh khác tác động, cùng bầu khí quyển đang bao bọc chúng ta tỏa ra, cũng như dưới hình thức thức ăn nấu chín).

(6) Hơn thế, nhờ vào các giác quan, con người còn “ăn” cả thế giới rung động (đặc biệt vì thế đứng thẳng của mình) dưới hình thức các lực điện từ gồm các lực hướng tâm và ly tâm luôn luôn hoạt động hỗ tương giữa trái đất và tầng khí quyển.

(7) Thêm vào 6 loại thức ăn kể trên con người luôn luôn vô tình hoặc hữu ý, hấp thụ lực bành trướng vô tận vận chuyển vượt tầm thời gian và không gian, đó cũng là thức ăn đầu tiên của mọi hiện tượng.

Khi uống phần tinh tuý của loài động vật, con người trở nên loài chủ tể của loài động vật, khi ăn loài tinh túy của loài thảo mộc, con người trở nên loài chủ tể của cỏ cây; khi hấp thụ thế giới nguyên tố và tiền nguyên tử, con ngươì là kẻ cai quản thế giới này; khi hấp thụ thế giới chấn động, con người trở thành một người thuộc cõi tâm linh, và khi nhận thức được vô tận, con người trở nên một sinh vật tối cao ngang hàng đấng Tối Cao, ngang hàng tới Một Bất Diệt.

Có thể phân thức ăn thành hai loại: Thức ăn của Trái Đất và thức ăn của bầu trời. Thức ăn thứ nhất tạo nên hình hài vật chất của chúng ta, còn thức ăn thứ hai giúp khai triển tinh thần và tâm trí của chúng ta.

Tuy thế, hai loại thức ăn này không bao giờ phân cách mà luôn luôn có ảnh hưởng hỗ tương lẫn nhau. Mọi thứ thức ăn đều là phần tinh tuý cô đọng của toàn thể vũ trụ, và chúng ta ăn cái gì sẽ trở nên cái đó. Người nào không hiểu biết về thức ăn vật chất tinh thần sẽ làm cho cơ thể mình hư hỏng, mà cơ thể không gì khác hơn là hình thức biểu tượng của tâm trí. Ai không hiểu biết về thức ăn vô hình cũng sẽ không bao giờ được hạnh phúc.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jul 3 2007, 03:28 PM
Bài viết #8


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



2. Giáo dục về thức ăn

Mọi tôn giáo cổ truyền đều có giảng dạy về tầm quan trọng của thức ăn, không những về thức ăn tinh thần và tâm linh mà cả thức ăn vật chất nữa. Vì con người đã tự biến hoá thành con người nhờ thức ăn cũng như hàng ngày đang dùng thức ăn để thay đổi con người mình, nên thức ăn của con người là một nhịp cầu nối liền con người với vô tận. Con người có trở nên cao cả hơn, hạnh phúc hơn hoặc hèn kém hơn, đau khổ hơn đều hoàn toàn tuỳ thuộc vào những gì mà con người đã ăn.

Thức ăn tạo nên thân xác con người, nhờ thân xác, con người mới diễn đạt và phát biểu được vô tận bằng các danh từ của cá nhân mình; Khi thân xác đau yếu, tư tưởng cũng trở nên bệnh hoạn; khi con người khoẻ mạnh tâm trí cũng trở nên minh mẫn.

Do đó Kinh Cựu ước, Sách Kí của Leviticus, các lời rao giảng của Jesus, Kinh Phúc âm của Jorn cũng như kinh Vêđa, Hồi giáo, Phật giáo, Đạo giáo, Khổng giáo, Nhật Bản giáo và các tôn giáo khác trên toàn cầu đều khẳng định rằng thức ăn của con người là phương tiện trọng yếu nhất giúp đạt đến cõi cao cả. Không những các tôn giáo mà một vài quốc gia như ấn Độ và Nhật Bản dân chúng từ đời này sang đời khác đều mặc nhiên chấp nhận thức ăn chính yếu của con người là cốc loại và rau cỏ. Hơn nữa, mọi dân tộc trên thế giới đều có những thức ăn cổ truyền nhằm bảo vệ sức khoẻ và hạnh phúc, người da đỏ ở châu Mỹ có ngô (bắp), các dân tộc châu Âu có lúa mì, dân Slave có lúa hắc mạch và nhiều cốc loại khác.

Những loại thức ăn trên khắp thế giới lưu truyền từ thời xa xưa này không những trợ lực cho sức khoẻ mà còn giúp khai triển tâm trí nữa. Trái lại, những lời chỉ dẫn về thức ăn hiện nay hầu hết chỉ nhằm thoả mãn các nhu cầu vật chất của chúng ta mà thôi. Trong ý nghĩa đó, khoa dinh dưỡng hiện nay quả còn thua xa các lời giảng dạy của tôn giáo từ ngàn xưa.

Chúng ta được thừa hưởng một tài sản tinh thần lớn lao gồm các lời giảng dạy của mọi tôn giáo. Khi chúng ta muốn hiểu những lời giảng dạy này để áp dụng trong đời sống hàng ngày, chúng ta phải tuân theo những nguyên lý thực dưỡng mà tổ tiên chúng ta ngày xưa đã áp dụng. Trừ phi chúng ta có cùng tính chất máu huyết của tổ tiên, còn không chúng ta không thể nào hiểu nổi các lời giảng dạy của họ có ý nghĩa như thế nào. Trước khi chúng ta “rửa tội” để có một tâm linh thánh thiện, chúng ta rửa tội cho máu huyết của chúng ta cũng như thay đổi 4 tỷ tế bào kể cả những tế bào của thần kinh hệ. Về phương diện này sự phát triển tâm trí hoàn toàn tuỳ thuộc vào từng cá nhân. Thức ăn hoàn toàn được chúng ta kiểm soát chọn lựa do đó mọi người đều có trách nhiệm đối với hạnh phúc của chính mình.

Trong vòng 15 năm áp dụng phương pháp thực dưỡng trên bản thân và gia đình, chúng tôi có nhiều cơ hội để chiêm nghiệm về nhiều thứ và thấu triệt dần dần những nguyên lí cơ bản của trật tự Vũ Trụ. Chúng tôi có cái thoáng nhìn vào tương lai và thấm thía được điều tiên sinh Ohsawa nói: “Nếu đàn bà không làm được nhiệm vụ “nội tướng” là chủ nhân đáng yêu nhất của cái nhà bếp (Nhà bếp là nhà bào chế thuốc - Ohsawa) thì gia cang nhà đó sẽ bất ổn”. Chúng tôi có dịp thấy rõ điều này nhiều lần rằng bất cứ người đàn bà nào không thích việc bếp núc thì sức khỏe tinh thần và thể xác của những người trong gia đình, và bầu không khí của gia đình đó khác hẳn những gia đình có người nội trợ đảm đang tháo vát và “yêu nghề”.

Xã hội muốn phát triển đến một nền văn minh thực sự phải có phương hướng khuyến khích và phải hết sức trân trọng người phụ nữ trong việc bếp núc.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jul 3 2007, 03:32 PM
Bài viết #9


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



II. “Do” hay “Đạo” Là gì ?

Đạo là một ý niệm thiết yếu, do Lão Tử viết ra. Theo R. B. Blackney nó có nghĩa là một con đường, một con đường nhỏ và nói chung là con đường của sự thiết thực, rốt ráo và một phần khác mà lúc ban đầu chữ này được đặt ra do quá trình đi bộ. Vì vậy ta có thể nói rằng Đạo là con đường đã được biểu lộ của thiên nhiên, con đường mà con người phải đi.

Trong quyển sách George Ohsawa giải thích “Do” hay “Tao” hay “Đạo” như sau: Người ta không thể ngăn cách chiến tranh bằng vũ lực. Người ta chỉ có thể sử dụng cái đối nghịch lại với vũ lực là dùng sự phê phán tối cao. Đây là một nguyên lý của Nhu đạo, một ý niệm thống nhất của thế giới, hay nói cho đúng hơn của Vũ trụ.

Một sự phê phán như vậy gọi là Nhu đạo (Judo), Trà đạo (Chado), Kiếm đạo (Kendo), Hoa đạo (Kado), Y đạo (Ido) và tất cả các trường học đều chỉ rõ rằng những thứ này đều được căn cứ trên Đạo “Do”. Chúng chẳng là gì khác hơn là những con đường khác nhau, hướng về một mục đích chung nghĩa là một sự hiểu biết về trật tự tạo thành Vũ trụ, chìa khoá đến vương quốc Thế Giới. Như vậy trật tự của Vũ trụ là gì ? Tiên sinh giải thích trong một quyển sách “Trật tự Vũ trụ” - Trong Vũ trụ có trật tự, trật tự này được đặt tên là Đạo (Do) bởi những người Trung Quốc vĩ đại cách đây hàng ngàn năm.

Theo Ohsawa, trật tự vũ trụ có 7 nguyên lý:

1. Có bắt đầu phải có chấm dứt.
2. Luôn luôn có một phía trước và một phía sau.
3. Phía trước càng lớn nhường nào phía sau càng lớn nhường ấy.
4. Không có một cái gì giống hệt nhau trên thế giới này.
5. Sự thay đổi tạo ra do hai sức mạnh đối nghịch, Âm và Dương, một ly tâm và một hướng tâm.
6. Âm và Dương đối nghịch nhau không thể là gì khác hơn là bề mặt và bề trái của một cái Đơn nhất có tính cách vô cùng tận, tuyệt đối, vĩnh cửu biện chứng và được phân cực thành các lực lượng hướng tâm và ly tâm Âm - Dương.
7. Vũ trụ, sự thực hay cái Đơn nhất có tính cách không thể thay đổi được, bất biến, không có ranh giới và toàn năng. Nó chính là cái Vĩnh Cửu, nó phá huỷ và tái tạo tất cả những gì mà con người ta tìm thấy ở nó.

Vì vậy, tất cả những trường học cổ truyền đều là Taiyo (đại dương). Tại đó môn sinh học, hiểu và thâu nhập các nguyên lý của trật tự vũ trụ và đem áp dụng những thứ đó vào đời sống hàng ngày, cố gắng hoàn tất một ý thức thẩm mỹ của vẻ đẹp Shibai và những giá trị đạo đức của sự khiêm tốn và nhún nhường.

Vì Đạo “do” là một nền giáo dục nhằm đạt đến sự phán đoán tối thượng, vẻ đẹp tột độ (Shibai) sự khiêm tốn và sự nhún nhường của đạo đức con người, nên nó không bao gồm kiến thức.

Thường thường các môn sinh (môn đồ) không có sách để học. Họ phải tập luyện và họ tìm thấy hay đạt đến cái đích rốt ráo kia. Ngay kể cả đối với môn nấu ăn thì cũng vậy. Trước kia không có một quyển sách nấu ăn nào ở Nhật cả. Các giáo sư ít khi dạy các phân lượng của các món nấu và những thứ gia vị. Vì vậy những môn sinh phải tự khám phá ra chúng. Đây là một cách tốt nhất về giáo dục vì làm như vậy môn sinh sẽ hiểu được cả kĩ thuật lẫn nguyên tắc. Nếu như người ta dạy cho họ các kiến thức thì các môn sinh chỉ học kĩ thuật mà không học được các nguyên tắc. Điều này đôi khi gây ra các nguy cơ như Ohsawa thường nói.

Học viên - môn đồ Tân dưỡng sinh (TDS) đã rời nhà để sống một mình sau khi đã sống ở trung tâm Thực dưỡng vài tháng. Khi trở lại thăm viếng Trung tâm anh ta bảo rằng thức ăn của Trung tâm đã trở thành quá mặn và trở nên quá dương đối với anh ta và điều này khiến cho anh ta phải năng đi ra ngoài để ăn kem đá. Rất nhiều người Mỹ giống như anh này, đặc biệt là những người ăn nhiều thịt cá quá trước khi khởi sự ăn theo TDS. Họ không thể ăn các thức ăn mặn hay các loại rau thuộc dương ngay cả khi mà các thức ăn không mặn đối với kẻ khác.Chẳng hạn như, nếu tôi ăn tại nhà một người TDS thì cách nấu nướng của họ thường rất kém, do ở chỗ họ sử dụng ít muối hơn là người ta thường dùng ở nhà tôi.

Có ba lý do khiến cho một vài người không thể ăn thức ăn mặn, hoặc thức ăn này có thể quá mặn đối với người này, lại không như vậy đối với người kia.

Lý do thứ nhất là có một vài người đã có độ muối cao trong thân thể, hoặc vì trước kia họ đã ăn quá nhiều thịt động vật.

Về điểm này môn sinh TDS Nhật đã khuyên nên dùng nấm mèo Nhật, hay rong tanh nấu với ít muối hay nấu nhạt, lẽ ra chúng ta phải cho anh chàng kia ăn rau không nêm tương đậu nành, khi anh lưu tại Trung tâm thực dưỡng, tuy nhiên anh ta không cho Trung tâm hay rằng anh ta thèm kem đá mà để mãi đến khi anh ta rời Trung tâm, mới cho chúng tôi biết.

Một lý do thứ hai có thể do thận yếu. Thận kiểm soát số lượng các khoáng chất trong cơ thể, đặc biệt là chất Sodium (Na).

Nếu như thận yếu thì chất Sodium thừa lưu hành trong máu và sẽ gây nên một sự kích thích các dây thần kinh giao cảm và có lúc sẽ gây nên sự đốt cháy các chức năng của tim, gan, thận và tuỵ tạng đưa đến một sự suy yếu, suy thoái, trì trệ và uể oải.

Lý do thứ ba khiến người ta không thể ăn các thức ăn mặn hay có thể cho rằng các thức ăn đó mặn mặc dầu nó không như vậy đối với kẻ khác, là một lý do tâm lý. Lý do thuộc sự phán đoán. Khi mà sự suy thoái, trì trệ, thèm khát, uể oải và các triệu chứng khác xuất hiện thì một người ăn uống theo TDS thường cho rằng họ đang ăn những thức ăn quá mặn hay quá dương. Tuy nhiên điều này không luôn đúng sự thật. Phần lớn các trường hợp cơ thể quá yếu để có thể thải bỏ các chất độc và các chất sodium dư. Trong lúc thận không thải bỏ được chất độc và muối thì những thứ này vẫn ở trong máu và trong các tế bào của thân thể và gây nên các phản ứng, hay những hậu quả tâm lý. Lúc bấy giờ một người nghĩ rằng họ đang ăn thức ăn quá dương và có thể thèm một vài thức ăn âm. Họ thường có khuynh hướng chê các thức ăn đã được nấu, nhưng lại không trách tình trạng của họ không cải tiến được mà vẫn y nguyên như cũ, ngay cả khi họ đã đeo đuổi lối ăn kiêng trong nhiều năm. Giải pháp cho một trường hợp như vậy là rất khó khăn. Đương sự có thể đâm ra thù ghét hay oán giận lối ăn TDS và có thể rời bỏ lối ăn này, cho rằng nó không hợp với họ.

Để tránh không cho một sự phiền hà, một sự khổ sở như vậy xảy ra, chúng ta phải dạy lối ăn TDS một cách cẩn thận. Một giải pháp cho điều này là đừng cho biết bất cứ một phân lượng nào của các vật liệu trong cách nấu ăn, để cho mỗi người có thể nấu theo thị hiếu và nhu cầu của họ. Như vậy khi một người nào đó phạm phải lỗi lầm thì họ không thể trách ai cả ngoài họ. Cách giáo dục này là Đạo. Nó là con đường nhanh nhất để cải thiện sự phán đoán (phê phán) của ta.

Vì rằng chúng ta phần lớn không được huấn luyện theo cách này, nên các bạn có thể tham khảo về phân lượng cho một vật liệu trong cách chế biến các món ăn trong quyển “Ăn uống theo phương pháp Ohsawa” của bà Diệu Hạnh. Nhưng các bạn phải đừng quan tâm đến các phân lượng đó nữa, sau khi đã thử làm theo cách đó một vài lần rồi để bạn có thể tự tìm lấy phân lượng thích hợp nhất cho bạn và gia đình bạn.

Nói tóm lại, dù bạn có làm món ăn một cách khéo léo đến mức nào đi nữa, thì bạn vẫn có một số người không ưa cách nấu ăn của bạn. Bạn phải hiểu rõ rằng một món ăn tốt cho người này có thể không ngon đối với người khác. Điều này có lúc làm cho ta như bị lừa.

Chúng ta có thể học một kỹ thuật nào đó khả dĩ thoả mãn được mọi người chăng ? Có một lối nấu ăn nào đó lại ngon và bổ cho tất cả mọi người chăng ? Câu trả lời rủi thay lại là không, bởi vì mọi vật đều khác nhau trong thế giới tương đối này. Như vậy thì cách nấu ăn tối ưu nhất là cách nấu ăn như thế nào ?

Khi ta biết mọi người và mọi vật đều khác nhau thì cách nấu ăn và dọn ăn bằng những vật liệu tốt nhất mà ta sẵn có trong phạm vi giới hạn không gian, thời gian và cách chế biến món ăn với sự khiêm tốn và nhún nhường là cách nấu tối ưu (tối hậu) - Shibai, Việc học tập một nghệ thuật như vậy là Đạo (Do). Người ta đã đạt đến một trạng thái nấu ăn khả dĩ vượt qua tất cả khó khăn trong đời sống và tạo nên một cuộc đời đầy hạnh phúc và tự do. Đó là Đạo nấu ăn hay Shòjin Ryòrido.

Tuỳ thuộc vào một cái gì bên ngoài mình là một lỗi lầm lớn thường kéo theo sự thất vọng, bực tức hay oán hờn. Chúng tôi viết điều đặc biệt này dành cho các bạn vì thường có những sự hiểu sai về vấn đề vừa nói trên.

Đừng có trông cậy vào bữa ăn TDS để giải quyết các vấn đề khó khăn của bạn, để làm cho bạn sung sướng hay nhận thức được bản ngã thực sự của bạn. Tuy nhiên đối với người phấn đấu để tạo nên hạnh phúc cho mình thì lại là chuyện khác.

Có nhiều người đã chữa lành bệnh hay đã giải quyết được các vấn đề của họ, đã trở thành những người có cuộc đời sung sướng hơn, tuy vậy đã thôi không ăn theo lối TDS nữa. Phần lớn người ta khởi ăn theo TDS vì sự đau đớn khổ sở của họ. Tuy nhiên họ thường hay quên sự đau đớn hay khổ sở của họ khi họ cảm thấy bình thường rồi. Họ không đau đớn mấy để thâu thập một sự nhận thức khá hơn (khốn nhi chi tri), để cho tính chất quan trọng của bữa ăn trở thành khó quên. Một người có lòng biết ơn và có tính nhún nhường là một người sung sướng. Vì vậy, người này rất sung sướng để tiếp tục ăn theo lối TDS. Người không có sự biết ơn là người khổ sở, ngay cả nếu như họ không còn đau ốm nữa. Cũng vì vậy mà họ không tiếp tục ăn theo TDS. Điều này xảy ra là vì mục đích rốt ráo là hạnh phúc được thể hiện do sự đánh giá. Nếu không có sự đánh giá (tán thưởng) cho một cái gì, thì hẳn phải có một cái gì sai, kể cả bữa ăn TDS.

Muốn sung sướng và có được sự biết ơn và có sự nhún nhường bạn không được mệt mỏi, bạn phải ngủ ngon, ăn ngon, có trí nhớ tốt và sắc mặt tươi tắn, trực giác linh mẫn. Tuy nhiên, làm tròn những điều này không luôn nhất thiết đem lại sự biết ơn và nhún nhường. Nói một cách khác, có một vài điểm then chốt nào đó tồn tại trong đời sống của chúng ta gây ra sự chuyển biến từ những cảm giác khổ sở (thiếu sự biết ơn và nhún nhường) đến những cảm giác sung sướng (biết ơn và nhún nhường). Về việc tìm ra điểm then chốt ấy như thế nào, khi nào và ở đâu thì đó là một vấn đề cá nhân. Điều này tồn tại ngoài sự mô tả, ngoài các thức ăn và ngoài các kỹ thuật nấu nướng hay thậm chí ngoài các kĩ thuật thiền định. Tuy nhiên chìa khóa cá nhân để cho bạn dùng phải được thay đổi để hợp với khoá (ổ khoá) của bạn. Vấn đề khám phá ra chìa khoá này xin để nhường phần cho mỗi người trong số các bạn.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jul 4 2007, 03:03 PM
Bài viết #10


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



IV. Cách nấu ăn tân dưỡng sinh

Thức ăn TDS rất ngon, nhất là nó được nấu theo phong cách Nhật Bản. Một người chủ một nhà xuất bản ở một nước nọ đã xác nhận về thức ăn TDS ở Nhật như sau: Đó là cách nấu ăn tốt nhất trong số 29 nước mà họ đã đến thăm viếng. Cách nấu ăn TDS hẳn là hay hơn những món ăn mà họ đã nếm ở trong các cửa hàng ăn Nhật, bởi vì cách nấu ăn TDS không dùng một chất hoá học, một đồ gia vị được chế biến theo lối hoá học, một tác nhân giả để làm tăng hương vị, một loại thuốc để giữ cho thức ăn lâu hư, trong lúc tại phần lớn tiệm ăn Nhật các loại cơm, đường Monosodium glutamat (mì chính) đã được chế theo lối hoá học, trà thì đã được nhuộm bằng thuốc, Miso và nước tương đậu nành đã được chế theo lối mới. Cách nấu ăn TDS đòi hỏi nhiều sự khéo léo. Tuy nhiên một khi người ta đã học hỏi được nó rồi thì phương pháp nấu ăn theo TDS sẽ hơn hẳn cách nấu ăn ở các tiệm ăn về mùi vị và sự dinh dưỡng.

Người chủ một nhà xuất bản đã từng tham quan Nhật Bản, phát biểu trong một tập san như sau: “Tôi khám phá ra một sự thực chân lý căn bản vô giá. Một trong những sự thực này là một thế giới mới về các đồ trữ để làm xúp, các đồ trữ để nấu ăn, nước chấm, nước dầm đem lại cho các thức ăn quen thuộc một hương vị mới, những hạt dẻ ướp ngon hơn cả kẹo. Có cả một thế giới chồi mềm và đọt non, vỏ đậu, vỏ non chồi non của gừng, ngó sen, nụ hoa bí, cải non, giá đậu nành và lá cúc non...”

“Một vài chất căn bản dùng cho cách nấu ăn của họ - vị nọ nhận xét tiếp - chúng tôi không có thứ gì để thay thế, chẳng hạn như Miso - một thứ bột nhuyễn chế từ đậu nành ra - ngọt mặn, đỏ hay trắng và có thể làm một thứ để trộn rau tươi, một thứ nước để dầm thức ăn, hay đồ trộn cho xúp. Tất cả đều ngon”.

“Nhưng có một yếu tố vượt mức, quan trọng hơn những chi tiết này. Tổng số (của các vật liệu và phương pháp, cái cách làm cho tất cả các phần) phù hợp với nhau một cách nên thơ làm cho cách nấu ăn TDS Nhật trở thành những ngọn núi Hy Mã Lạp sơn trong ngành ăn uống trên thế giới”.

“Trước kia tôi đã cảm thấy rằng cách nấu ăn cổ điển Pháp, mà các bạn đã từng gặp trong các ngôi nhà, tại đó người ta nấu ăn một cách khéo nhất (thay vì những khách sạn lừng danh) những nơi thường làm căng thẳng gan chúng ta, là hình thức nấu ăn hiện hữu trong sạch cao cả và ý vị nhất. Nhưng 149 bữa ăn tại Nhật đã làm cho tôi thay đổi ý kiến một cách hẳn hoi”.

Vị khách nói trên đã ăn tại nhiều khách sạn Nhật. Thực phẩm mà họ đã ăn không phải chất cơm nguyên hột mà đã được chế biến một cách cầu kỳ. Nhưng một bữa ăn TDS chứa đựng một giá trị dinh dưỡng cao hơn các thức mà người đó ăn tại Nhật.

Họ còn nói:

“Bởi vì những cách nấu ăn Nhật đáng cho những người sành ăn nhất” (kén ăn một cách đúng đắn nhất).

Xét về mặt dinh dưỡng, thức ăn TDS mang lại những niềm tin lớn lao cho các nhà dinh dưỡng vì thời đại khoa học đang lo lắng đến những nhu cầu dinh dưỡng của chúng ta. Thức ăn TDS rất thấp về độ Calori, cao về Calcium, phosphore; nó chứa đầy vitamin A, và chứa đầy những yếu tố dẫn, nhờ sử dụng rất nhiều sản phẩm ở biển, các loại rong biển và sử dụng rất nhiều chất dầu do hạt và rau chế ra.

Cứ cho rằng các bạn sẽ trộn những thức ăn Nhật với bữa ăn Mỹ (thường có độ cao về Prôtêin và vitamin C), cứ cho rằng các bạn sẽ dùng chanh, thì các bạn vẫn có một cách lý tưởng để hạ tổng số Calori và mỡ ăn trong lúc vẫn gia tăng số chất bổ cần thiết được ăn vào. Nghĩa là ta có thể ăn rất nhiều nếu có thể mà vẫn giữ được số cân nặng ở mức lý tưởng.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post

4 Trang V   1 2 3 > » 
Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 25th April 2024 - 11:19 AM