IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Sắn luộc ăn với tía tô rắc cơm, Tía tô ngâm nước mơ muối xấy khô tán bột
Diệu Minh
bài Dec 16 2007, 08:02 PM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,018
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



QUOTE
Bac co biet cu san khong ? cu ma hom nao chau nghe bac bao ""cu ay lam banh an ngon lam do '', hom no chau co luoc 1 cu an ngon lam, nhung an nhieu thi se chan ngay .TAI SAO SAN LAI CUC AM NHI? bay gio dang mua san o que chau moi hom ho cho ve hang tram tan. Bac co thich an khong ? hom nao ra quan chau se mang ra. nhung bac phai thich, con bac khong thich thi thoi chau se khong mang ra dau vi so mang ra lai e thi toi


(Đây là anh chàng đang tự lo rằng hàng năm mình đã tham gia vào "vụ làm hàng tấn bột sắn dây giả" đem bán khắp thị trường...)

Sắn tươi loại ngon, luộc lên ăn với tía tô rắc cơm ngon lắm đó nhé.
Cháu ăn hai thứ đó với nhau chưa? ăn một lần nhớ đời luôn, ngọt như bỏ đường trong miệng, nước bọt tiết ra đầy miệng luôn...
Chủ nhật tới cháu mang ra nhé, mang chừng 2 kg thôi nhé.

Có ăn thế cháu mới thấy nếu cơm lứt ăn với tía tô rắc cơm, hay mơ muối theo kiểu nhật tạo ra nhiều năng lượng thế nào.

Món sắn luộc nên cho vài hạt muối mới ngon, ngươì Miền Nam gọi củ này là củ khoai mì, sắn nên luộc thì hay hơn là hấp vì luộc nó tiết bớt thứ nước từ sắn ăn vào dễ làm say... các cụ bảo thế. Người Miền Nam luộc khoai sắn, lạc (đậu phụng), ngô thường hay bỏ muối vì muối (dương) ... ái lực của muối sẽ đem hết những ngọt ngào của những củ âm như sắn chẳng hạn... ra cho chúng ta hưởng thụ... riêng sắn dây là củ dương thì đừng cần bỏ muối.

Cũng như đàn bà... họ mà gặp cùng dấu (cùng phái) thì họ thường đanh đá hơn... nhưng nếu họ mà gặp ý trung quân thì họ lại ngọt ngào tự nhiên, như nhiên...

Các bạn muốn ngắm nhìn phụ nữ... hãy nhìn họ khi họ ở gần minh sư... họ trở nên đáng yêu như những thiên thần!

Lúc đó minh sư là daka của họ...






Hôm ở trong cốc của thầy Cương, Bác và bà Lý được thầy nhổ sắn trong thung lũng, luộc cho ăn, tiếc không mang theo tía tô rắc cơm, nhưng lại có mơ muối lâu năm của thầy mang ra ăn cùng... nhưng ngon thua xa ăn với tía tô rắc cơm...
Chúc vui,


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Dec 16 2007, 08:33 PM
Bài viết #2


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,018
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



TÍA TÔ MUỐI MƠ

Theo tài liệu cổ tía tô có vị cay, tính ôn, vào hai kinh phế và tỳ. Có tác dụng phát tán phong hàn, lý khí khoan dung, giải uất, hoá đờm, an thai, giải độc của cua cá. Tía tô có tác dụng chữa ngoại cảm phong hàn, nôn mửa, động thai, ngộ độc cua cá.

Thông thường tía tô có tác dụng làm ra mồ hôi, chữa ho, giúp sự tiêu hoá, giảm đau, giải độc, chữa cảm mạo, còn có tác dụng chữa bị ngộ độc nôn mửa, đau bụng do ăn cua cá.

(Trích “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi, nxb KHKT 1986 trang 652)



Tác dụng dược tính của lá tía tô theo Thực dưỡng:

Lá tía tô được dùng trong y học dược thảo cổ truyền trong các trường hợp sau:

· Làm dịu hệ thống thần kinh.

· Thông tiểu

· Giúp hệ thống tiêu hoá hoạt động tốt

· Hỗ trợ khi bị cảm lạnh và ho

· Nước ép lá tía tô sống hữu ích trong vài trường hợp da bị nhiễm nấm, da sần sùi (đặc biệt cho Trichophytosis ở da đầu và râu)

· Cách dùng tía tô: lá tía tô tươi có thể dùng như rau trộn hoặc để trang trí với xúp miso.

Dùng lá tía tô để thêm vào cơm ăn, làm tăng sự ngon ăn của bạn.

Người Nhật nổi tiếng với món sushi là ở chỗ này: bao giờ họ cũng trộn đều tía tô rắc cơm lẫn với cơm rồi mới cuốn lại trong miếng rong biển …ở giữa có thể cho gì tuỳ ý như: ca la thầu, dưa chuột,…làm như vậy món cơm trở thành có nhiều năng lượng hơn là chỉ có ăn cơm không.



Nướng lá tía tô với mận muối cho khô lại trong lò nướng và xay chúng thành bột. Loại gia vị này có giá trị thương mại dùng rắc chúng lên cơm, hoặc ăn với sắn luộc… hoặc cho vào cơm nắm hay làm món ăn sushi nổi tiếng của Nhật Bản…

(Theo “Y học thường thức trong gia đình”, nxb Phụ nữ, 1999, trang 122)

Phần lớn nữ giới bị thiếu máu.

Chữa bệnh thiếu máu não bằng nước ép lá tía tô:

Thiếu máu không có nghĩa là lượng máu biến đổi mà là máu loãng đi. Đặc biệt phụ nữ hay bị thiếu máu. Tình trạng này do phụ nữ hay nhường nhịn, ăn thiếu nên máu loãng đi. Vả lại mỗi tháng chị em đều bị hành kinh cũng là một trong những nguyên nhân đó.

Nói chung, nhiều khi lẫn lộn với huyết áp thấp với thiếu máu não. Đó là một sai lầm, ba chứng đều khác nhau.

Huyết áp thấp không phải là thiếu máu. Đây là thể chất huyết áp thấp bẩm sinh. Thí dụ, người có huyết áp bình thường mà bị thương chẳng hạn thì mất một lượng máu, huyết áp tạm thời thấp xuống do thiếu máu. Mặc dù huyết áp thấp nhưng là thiếu máu.

Nhiều ca máu của người huyết áp thấp đậm đặc như người thường. Ngoài ra có người ngã vì bệnh thiếu máu, máu ở não tạm thời ít đi, nhưng không phải là bệnh thiếu máu toàn thân. Có người huyết áp thấp đứng phắt dậy, gây thiếu máu não chốc lát (choáng). Trường hợp này cũng không phải là bệnh thiếu máu.

Nếu cứ nhẫm lẫn giữa huyết áp thấp với thiếu máu não thì đọc mục này vẫn cứ nhầm lẫn.

Ở đây xin lấy “chứng thiếu máu não” làm đối tượng.

Thiếu máu tức là máu loãng đi. Hồng cầu trong máu giảm, hay lượng huyết sắc tố giảm đi (móng chân tay nhợt nhạt hay máu hành kinh loãng).

Hồng cầu có tuổi thọ 125 ngày, nên ngày nào cũng sinh ra hồng cầu mới. Quá trình thay cũ đổi mới tế bào lặp đi lặp lại như vậy. Nếu lúc nào số lượng hồng cầu mới và và hồng cầu chết vẫn được giữ mức cân đối thì không gây thiếu máu. Thí dụ, do trĩ ra máu mà máu bị mất đi thành thiếu máu.

Khi thiếu máu, lượng oxi cung cấp cho cơ thể giảm. Do đó, người uể oải, hay mệt, hoa mắt, ù tai…

Nước ép lá tía tô trong trường hợp này có hiệu quả

Uống nước ép lá tía tô tốt cho chứng thiếu máu. Lá này có nhiều chất sắt, khoáng, lân, vitamin A. Ngoài ra có đầy đủ chất diệp lục. Những chất này chữa bệnh thiếu máu rất tốt.

Cách ép nước như sau: Chuẩn bị 30 lá tía tô, 1 quả táo, 50 gam cần tây loại cây to tướng. Xay những thứ đó thành nước ép lá tía tô. Nếu uống được nước ép lá tía tô đơn độc thì càng tốt, cho thêm vài thành phần nữa như trên để cho dễ uống mà thôi.

Theo quyển “75 Bí pháp tự làm lấy được – Đã từng có phương pháp chữa bệnh kỳ diệu như thế này chưa?” của nxb Y học, 1994 trang 74.






--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 người đang đọc chủ đề này (2 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 23rd April 2024 - 11:54 PM