IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

> Có một cách chữa ung thư, tên sách gốc: Sự thật đằng sau bệnh ưng thư
Diệu Minh
bài Aug 30 2007, 08:33 AM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,076
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



MỤC LỤC

Lời giới thiệu của nhóm dịch giả 5
Lời giới thiệu 7
Chương I
Vấn đề cơ bản của ung thư 9
Chương II
Luận thuyết về máu 16
Sự nguy hiểm của bức xạ quang tuyến 21
Chương III
Căn nguyên của tế bào ung thư và các đặc tính của nó 27
Cơ chế của sự tăng trưởng tế bào ung thư 28
Chương IV
Ngăn chặn và điều trị ung thư 36
Những lưu ý chung 38
Phòng chống ung thư 40
Làm thế nào để tiến hành chế độ ăn Thực dưỡng 42

PHỤ LỤC
Chữa lành ung thư chưa đủ 47
Một bệnh nhân ung thư hạnh phúc 56
Từ bệnh tim tới bệnh ung thư 57
Thực phẩm tạo axit 66
Thực phẩm tạo kiềm 67
Tại sao phương pháp Thực dưỡng khuyên nên dùng cốc loại? 72
Nguyên nhân của bệnh tật 83
Lời bạt 92


LỜI GIỚI THIỆU CỦA NHÓM DỊCH GIẢ


Tại sao ngành Thực dưỡng – Macrobiotic lại ra cả chục đầu sách xoay quanh vấn đề ung thư? Và ra cả sách dạy nấu ăn phòng chống ung thư? Cho tới khi chúng tôi đọc xong tập sách: “Sự thật đằng sau bệnh ung thư” thì mới vỡ lẽ tại sao Thực dưỡng lại nói nhiều và nói dai về đề tài này như vậy?

Sau rất nhiều nghiên cứu tìm tòi, các nhà khoa học đã nhận thấy hầu như cơ thể con người nào cũng có chứa mầm bệnh ung thư, đó là những tế bào có khả năng rối loạn, họ đặt tên là tế bào Ín-situ. Chỉ có những tế bào In-situ mới có khả năng và khuynh hướng nổi loạn để tạo thành ung thư và điều nguy hiểm là chỉ cần một tế bào in-situ nổi loạn nó có thể lôi kéo theo nhiều tế bào in-situ khác cùng nổi loại tạo nên di căn và lây lan chứng ung thư đưa đến tử vong theo quy luật gần mực thì đen gần đèn thì rạng…Tuy nhiên, nếu mọi người đều tiềm ẩn có chứa sẵn tế bào in-situ thì tại sao đối với người này nó trở thành tế bào ung thư và đối với ngưới khác nó không biến đổi thành tế bào ung thư?Môi trường nào thích hợp của nó là gì? Nếu không học hiểu về những quy luật của trật tự vũ trụ con người không thể nào giải quyết được một cách rốt ráo Ung thư hay bất cứ bệnh nan y nào thuộc thân bệnh hay tâm bệnh (stress…) của xã hội hiện đại.

Đề tài nghiên cứu thành công này nên được đưa sớm vào học đường, để ngăn chặn sớm ngay từ đầu những tế bào in-situ có thể nổi loạn khi gặp môi trường thích hợp trong cơ thể của mỗi chúng ta… sự hiểu biết này cần phải được loan truyền rộng rãi và là kiến thức căn bản xây dựng bộ môn “Thiền ăn” cho cộng đồng đúng với điều ông bà mình đã dạy: HỌC ĂN.

Quyển sách này là một đề tài nghiên cứu thành công của nhiều bác sĩ, tiến sĩ y khoa về đề tài Thực dưỡng như Bác sĩ Morishita, Tiến sĩ Y khoa Marc Van Cauwenberghe,… và những nhà Thực dưỡng học hàng đầu thế giới như ông Michio Kushi, Herman Aihara… và những nhà Thực dưỡng học nổi tiếng ở Việt Nam như Đại Đức Thích Tuệ Hải… ở Hải ngoại như ông Lương Trùng Hưng…tại Hà Nội có cô gái trẻ Kiều Thị Thu Hương - một người có nhiều tương lai triển vọng,…

Chúng tôi rất tri ân gia đình ông Ngô Thành Nhân là một gia đình có nhiều công sức nhất đối với phong trào Thực dưỡng tại Việt Nam, có người con trai là anh Ngô Ánh Tuyết đã biên soạn được nhiều sách quí cho ngành Thực dưỡng nước nhà, cũng xin tri ân bác sĩ Lê Minh là người có nhiều công lao đóng góp với phong trào Thực dưỡng ở miền bắc cũng như miền nam… đặc biệt tri ân một người đã quá cố: ông Nguyễn Văn Sáu là người trực tiếp giúp sức cho tôi rất nhiều trong thời gian đầu khi tôi mới chập chững bước từ nghề giáo viên toán cấp 3 sang nghiệp làm Thực dưỡng… Những lời khuyên của ông luôn nằm trong trái tim tôi và tôi “sài” được nó cho tới mãi mãi với câu nói nổi tiếng của ông: “Cứ múc nước giếng lên nước mạch sẽ chảy về”


Đây là công trình dịch thuật của nhóm bạn: Nguyễn Quốc Khánh, Nguyễn Trường Thư, Lê Hoàng Long, Kiều Thị Thu Hương, Phạm Thị Ngọc Trâm…

Chúng tôi mong ước nhận được nhiều sự góp ý của độc giả.

Thay mặt: Phạm Thị Ngọc Trâm



SỰ THẬT ĐẰNG SAU

BỆNH UNG THƯ


Tác giả: Bác sĩ Morishita



LỜI GIỚI THIỆU

Khoa học đương đại đặc biệt là sinh học và y học đã đi đến điểm vòng - một số nhà khoa học đã nói rằng: "Cuộc cách mạng khoa học về sự sống sẽ xuất hiện vào cuối thế kỷ 20 bằng tiến trình quay trở về khoa học tự nhiên". Tôi đồng ý với quan điểm này.
Y học hiện đại chứa đựng đầy sự nghịch lý và giáo điều trong lý luận của mình. Những nghịch lý đó hầu hết có căn nguyên từ việc chấp nhận cơ sở luận thuyết của nhà vật lý học người Đức Virchow rằng "những tế bào sinh ra từ những tế bào". Ngày nay nó được coi là "khuôn vàng thước ngọc" trong sinh học và y học.
Khoa học là một môn nghiên cứu tương quan nhân quả giữa các hiện tượng trong thiên nhiên. Nhưng khái niệm của Virchow đã ngăn cản mọi suy tưởng sâu xa hơn về nguồn gốc tế bào. Y học sẽ không bao giờ phát triển hay tiến bộ được từ khái niệm này. Nó là thứ lí thuyết bị ung thư. Chính học thuyết phi khoa học này là nguyên nhân của rất nhiều thứ tín điều mù quáng trong giới y khoa.
Bệnh ung thư là một minh họa cho kiểu mê tín này. Nếu chúng ta biết nguyên nhân và cơ chế của ung thư chúng ta sẽ không còn sợ nó. Khoa học hiện đại sợ hãi ung thư giống như người nguyên thuỷ sợ đèn neon. Cái đáng gọi là ung thư không nằm trong cơ thể chúng ta mà nằm trong đầu óc của các nhà khoa học cứ khăng khăng cho rằng những tế bào sinh ra từ những tế bào.
Vấn đề ung thư trong nền văn minh của chúng ta là một điều lợi lạc vì từ nó sẽ mang tới một cuộc cách mạng trong y học hiện đại. Nếu y học hiện đại không chịu thay đổi chiều hướng của mình, ung thư sẽ thành một thảm hoạ không chỉ cho con người mà còn cho cả nền y học hiện đại đang có ảnh hưởng to lớn trong toàn xã hội. Vậy nên ung thư trong thế kỷ này có một sứ mệnh lịch sử, đó là sửa chữa y học hiện đại.
Y khoa hiện đại sẽ không bao giờ đặt được dấu chấm hết cho bệnh ung thư, cái lập tức trở thành bản án tử hình, thành chiếc ngòi nổ khi bị đối trị một cách thô bạo. Dù thế nào chăng nữa, nó là một tên đầy tớ trung thành nếu chúng ta đối đãi nó một cách hòa nhã và hiểu rõ tính tình của nó. Ở đây tôi trình bày sự thật về ung thư theo quan điểm Thực Dưỡng để bạn nhận ra rằng ung thư không phải là kẻ thù mà là một nhân tố có ích giúp bạn biết cách sống khoẻ mạnh và hạnh phúc.


Herman Aihara


Bài viết này đã được sửa chữa bởi Diệu Minh: Oct 9 2007, 09:25 AM
Reason for edit: update bản dịch mới nhất


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
 
Start new topic
Trả lời
Diệu Minh
bài Sep 6 2007, 11:35 AM
Bài viết #2


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,076
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



CHƯƠNG 2

LUẬN THUYẾT VỀ MÁU


Tất cả các sinh vật sống đều chia ra làm 2 loại, thực vật và động vật. Thực vật bất động, rễ của chúng mọc sâu vào lòng đất để hút chất dinh dưỡng. Động vật không thể sống bằng rễ như vậy vì chúng di chuyển liên tục. Vậy chúng nhận chất dinh dưỡng bằng cách nào? Ruột của động vật làm công việc đó. Ruột, chính là rễ của con thú.

Thực vật hấp thu dinh dưỡng từ đất dưới dạng vô cơ rồi sau đó chuyển hoá về dạng hữu cơ. Động vật nhận chất dinh dưỡng từ thực vật phát triển trên mặt đất, như thế cả động vật lẫn thực vật đều nhận chất dinh dưỡng từ đất. Từ quan điểm này ta thấy chúng không khác nhau.

Theo sinh lí học hiện đại thì vai trò của ruột là tiêu hoá và hấp thu thực phẩm. Trong thực tế, công việc của ruột sôi động hơn thế nhiều.

Các lông phủ thành ruột hoạt động giống như những con amíp. Những thức ăn đã bị tiêu hóa thấm vào lông ruột, nhưng không theo một tiến trình vật lý đơn giản mà theo một tiến trình sinh học.

Trong tiến trình sinh học này, máu đã được tạo thành. Nói cách khác, các lông ruột hấp thu các chất dinh dưỡng dưới dạng đã tiêu hoá vào trong, đồng hóa rồi biến nó thành tế bào hồng huyết.

Hơn thế nữa, các tế bào hồng huyết này tuần hoàn trong cơ thể và tự biến thành các tế bào cơ thể (như gan, cơ, tế bào não…)

Y khoa và sinh học hiện đại dạy rằng tế bào sinh ra nhờ quá trình phân chia tế bào. Thí dụ một tế bao gan sẽ chia 2 tế bào, từ hai sinh ra 4 tế bào. Điều này chỉ đúng với một số điều kiện đặc biệt như là trong ống nghiệm thôi. Nó không bao giờ xảy ra trong một cơ thể sống bình thường. Qua nghiên cứu của tôi thì tế bào hồng huyết tập hợp lại và tạo dạng cho mọi cơ quan và mô khác nhau. Như vậy cơ thể chúng ta là một sự chuyển hoá từ thức ăn. Cấu tạo cơ thể và tính cách cá nhân chúng ta tùy thuộc vào thức ăn, cấu trúc cơ thể cũng vậy. Thức ăn là sự sống.

Sơ đồ sau đây cho thấy sự chuyển hoá của tế bào hồng huyết:



1. Phần tử dinh dưỡng bị bọc vào trong lông ruột.

2. Tạo ra túi chất lỏng trong tế bào dạng a míp của lông ruột

3. Túi chất lỏng biến đổi thành tế bào của lông ruột.

4. Tế bào phát triển và trở thành tế bào hồng huyết mẹ. (nguyên hồng cầu)

5. Cuối cùng, nguyên tế bào hồng huyết này chứa rất nhiều tế bào hồng huyết, chúng đi vào mạch máu và tuần hoàn khắp cơ thể. Vậy chức năng của tế bào hồng huyết này là gì?

Theo y học hiện đại, vai trò chính của tế bào hồng huyết là chuyển hoá oxy và cacbondioxid, nói cách khác, nó mang oxy đến tế bào và lấy cacbondioxid (CO2) khỏi tế bào. Dù thế nào, thực tế cũng không đơn giản như vậy.

Vai trò quan trọng nhất của tế bào hồng huyết (mà dường như chưa được nhận ra vào thời điểm này) là nó phát triển thành các cấu trúc tế bào khác nhau như tuỷ xương, mô mỡ, mô cơ, gan, tuỵ, thận, óc… Hồng cầu không là gì khác hơn là chất liệu cơ bản tạo nên cơ thể chúng ta.

Khái niệm tế bào hồng huyết chuyển hoá thành tế bào cơ thể và thức ăn chuyển hoá thành tế bào hồng huyết là những khái niệm mới lạ chưa từng được nghĩ tới từ trước đến nay. Do khái niệm này quá mới mẻ trong giới y khoa, sẽ còn nhiều sự chống đối trước khi nó được các nhà khoa học chấp nhận. Theo ý kiến của tôi, khái niệm này phải được kiểm chứng bằng sự tiến bộ của khoa học, không thể bằng các luận điểm mang tính kinh viện hiện nay.

Tóm lại, trong cơ thể chúng ta, các thức ăn đã tiêu hóa (chính là chất hữu cơ) tự biến đổi thành dạng tế bào sống sơ cấp nhất (là một tế bào hồng huyết) và tế bào sơ cấp này sau đó sẽ chuyển đổi thành dạng cao cấp hơn, đo là những tế bào cơ thể.

Theo luận thuyết tiến hoá của tôi, đã có thời trên trái đất chỉ có các chất vô cơ. Sau đó hợp chất vô cơ biến chuyển thành các chất hữu cơ. Các chất hữu cơ biến chuyển thành protein, và protein thành những sự sống sơ cấp. Sự sắp xếp, tổ chức của những sự sống sơ cấp này phát triển thành những sự sống cao cấp hơn, của động vật và cuối cùng là của con người.

Công cuộc tiến hóa kì diệu này không chỉ là một học thuyết nhân chủng học đơn giản. Nó đang thay đổi cơ thể chúng ta từng giờ, từng phút. Phải mất hàng tỉ năm để từ các chất vô cơ tiến hoá thành con người. Nhưng trong cơ thể chúng ta, chuyện xảy ra chỉ cần 1 - 2 ngày. Điều kỳ diệu đã xảy ra trong ta. Cuộc sống thật diệu kì biết bao. Cơ thể chúng ta thật là kì diệu, là một hiện tượng phi thường.

Trong trường hợp bị đau dạ dày, ỉa chảy hoặc nhịn ăn, ruột sẽ ngừng chức năng sản xuất ra tế bào hồng huyết, lúc đó trong cơ thể xảy ra một quá trình ngược lại. Tế bào cơ thể chuyển hoá ngược lại thành tế bào hồng huyết. Thí dụ: bệnh ỉa chảy làm người bệnh sụt cân. Lý do là các mô mỡ biến chuyển ngược lại thành tế bào hồng huyết. Về điểm này y khoa hiện đại giải thích như một sự đốt cháy mô mỡ để tạo ra năng lượng.

Vì sao tế bào cơ thể lại chuyển hoá thành các tế bào hồng huyết?

Số lượng tế bào hồng huyết trong cơ thể chúng ta không thể giảm mãi bởi vì cơ thể chúng ta không thể hoạt động bình thường nếu không đủ lượng tế bào hồng huyết tối thiểu.

Ở người, lượng tế bào hồng huyết trong cơ thể trung bình vào khoảng 5 triệu trong 1 cm khối, hiếm khi nó giảm xuống dưới 3 triệu. Các tế bào này cần cung cấp ôxy cho não và thận vì các cơ quan này cần nhiều oxy để hoạt động. Nếu lượng tế bào hồng huyết giảm xuống còn ít hơn 3 triệu/ 1 đơn vị thì lượng oxy cung cấp cho chúng sẽ không đủ và thậm chí những cơ quan quan trọng này sẽ ngưng hoạt động. Thế nên, khi quá trình tạo máu ở ruột ngừng lại vì lí do bị ốm hoặc vì nhịn ăn, tế bào cơ thể bắt đầu biến đổi ngược lại thành tế bào hồng huyết. Hiện tượng này diễn ra đầu tiên với các mô mỡ - do đó làm giảm cân.

Thỏ có 5,5 – 6 triệu tế bào hồng huyết. Nếu chúng bị bỏ đói chúng sẽ chết trong 2, 3 tuần. Nhưng các tế bào hồng huyết hiếm khi giảm xuống 3 triệu. Vì sao thỏ có thể giữ nguyên số tế bào hồng huyết khi mà nó không sản sinh thêm theo phương thức sinh lí học - vấn đề giống như ở người. Cho nên, khi mổ xác con thỏ chúng ta tìm thấy những tế bào cơ thể rỗng. Ví dụ, gan vẫn giữ nguyên hình dạng của nó nhưng lượng tế bào chất bị suy giảm. Các tế bào trong mọi cơ quan của con thỏ (bị chết đói) này bị tổn thất đáng kể. Các tế bào gan, thận, và óc bị xốp rỗng. Nguyên nhân như tôi đã nói, là do quá trình chuyển hóa ngược. Thông qua sự chuyển hóa ngược này, các cơ quan của cơ thể có thể hoạt động được với một lượng tế bào hồng huyết tối thiểu cho đến khi chết.

Y khoa hiện đại phân biệt tế bào hồng huyết và tế bào cơ thể. Thực ra chúng có liên quan mật thiết với nhau và có thể chuyển hoá sang nhau theo cả hai chiều. Khi con người mạnh khoẻ tế bào hồng huyết biến thành tế bào cơ thể, khi họ ốm thì quá trình xảy ra ngược lại.

Sinh học hiện đại cho rằng tuỷ xương tạo ra máu. Vào năm 1952 bốn nhà sinh học Donn, Cauningham, Sabin và Jordan đã tiến hành thí nghiệm bỏ đói những con gà và bồ câu. Rồi họ thấy các tế bào hồng huyết đã sinh ra từ tuỷ xương. Thí nghiệm này là một cơ sở nền tảng của sinh học hiện đại. Nó có thể được giải thích rõ ràng bằng luận thuyết của tôi. Khi bị bỏ đói, các tế bào tuỷ sống, mô mỡ, mô cơ, gan, thận chuyển thành tế bào hồng huyết theo một trật tự nhất định. Quá trình diễn ra đầu tiên với tuỷ xương. Như thế, thật mỉa mai cho ý tưởng của 4 nhà sinh học, đây lại không phải quá trình tạo máu bình thường. Nó là một tiến trình bù máu, tiến trình tạo máu bình thường được tiến hành ở ruột.


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Gửi trong chủ đề này


Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 3rd May 2024 - 10:00 PM