IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> 23 Thái độ đúng khi hành thiền, Đã được chỉnh sửa
Diệu Minh
bài Mar 19 2011, 07:52 AM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



THẾ NÀO LÀ THÁI ĐỘ ĐÚNG KHI HÀNH THIỀN?

Thiền sư Sayadaw U Tejaniya

Trường thiền Shwe Oo Min - Yangon, Myanmar


Bản mới nhất 23 điều

1. Thiền là nhận biết và quan sát bất cứ điều gì sinh khởi – dù điều đó dễ chịu hay khó chịu – một cách thư giãn.

2. Thiền là quan sát và chờ đợi trong kiên nhẫn với sự hay biết và hiểu biết.

Thiền KHÔNG phải là cố gắng trải nghiệm những gì bạn đã đọc hay được nghe kể.

3. Chỉ cần đưa sự chú ý về giây phút hiện tại.

Đừng lạc vào những suy nghĩ về quá khứ.
Đừng bị cuốn đi bởi những suy tưởng của tương lai.

4. Khi hành thiền, tâm và thân nên ở trạng thái thoải mái.

5. Nếu tâm và thân trở nên mệt mỏi, có điều gì đó không đúng trong cách bạn đang thực hành và đó cũng là lúc bạn nên kiểm tra lại cách hành thiền của mình.

6. Tại sao bạn lại cố gắng tập trung khi hành thiền?

Bạn muốn điều gì chăng?
Bạn muốn điều gì xảy ra chăng?
Bạn muốn điều gì dừng diễn ra chăng?
Kiểm tra xem nếu một trong các thái độ trên hiện diện.

7. Tâm hành thiền phải là tâm thư giãn và bình tĩnh. Bạn KHÔNG thể thực hành khi mà tâm đang căng thẳng.

8. Đừng tập trung quá nhiều, đừng kiểm soát.
Không thúc ép hay kìm nén bản thân.

9. Đừng cố tạo ra điều gì cả và cũng đừng chối bỏ những gì đang diễn ra.
Chỉ hay biết là đủ.

10. Cố gắng tạo ra điều gì đó là tham.

Chối bỏ những gì đang diễn ra là sân.
Không biết những gì đang diễn ra hoặc đã kết thúc là mê mờ.

11. Khi quan sát càng có ít tham, hay sân, hay lo lắng thì việc hành thiền sẽ càng dễ dàng.

12. Đừng có bất kỳ mong đợi nào, đừng muốn bất cứ điều gì, đừng lo âu, bởi vì nếu những thái độ này có mặt trong tâm, chúng sẽ gây khó khăn cho việc hành thiền.

13. Bạn không cố gắng làm cho mọi thứ xảy ra theo ý mình.
Bạn chỉ cần biết những gì đang diễn ra như nó đang là.

14. Tâm đang làm gì? Đang suy nghĩ hay nhận biết.

15. Tâm đang ở đâu? Bên trong hay bên ngoài?

16. Tâm quan sát có hay biết tận tường không hay chỉ biết thoáng qua trên bề mặt?

17. Đừng thực hành với tâm mong muốn điều gì đó xảy ra. Vì như vậy chỉ mang lại mệt mỏi cho bạn thôi.

18. Bạn phải chấp nhận và quan sát cả kinh nghiệm tốt lẫn xấu.
Bạn chỉ muốn những kinh nghiệm tốt? Bạn không muốn một kinh nghiệm khó chịu, dù chỉ nhỏ
nhất?
Như vậy có hợp lý không?
Pháp vận hành như vậy sao?

19. Bạn phải luôn kiểm tra xem mình đang hành thiền với thái độ như thế nào. Rỗng lặng và trong sáng giúp bạn hành thiền tốt.
Bạn đang có thái độ đúng?

20. Đừng cảm thấy bị quấy rầy bởi tâm suy nghĩ. Bạn không hành thiền để ngăn tâm suy nghĩ, mà là nhận ra và chấp nhận sự suy nghĩ khi nó sinh khởi.

21. Đừng chối bỏ bất kỳ đối tượng nào trong tầm chú ý của bạn. Nhận biết có phiền não hiện diện cùng đối tượng và tìm hiểu sâu phiền não đó.

22. Đối tượng không quan trọng, thái độ của tâm quan sát đằng sau mới quan trọng. Nếu quan sát với thái độ đúng thì bất kỳ đối tượng nào cũng là đối tượng của thiền.

23. Chỉ khi có đức tin hoặc tự tin (saddha), tinh tấn sẽ khởi sinh.
Chỉ khi tinh tấn (viriya) có mặt, chánh niệm mới trở nên liên tục. Chỉ khi chánh niệm (sati) có mặt liên tục, chánh định (sự vững chãi của tâm) sẽ khởi sinh.
Khi bạn bắt đầu hiểu biết mọi thứ như chúng đang là (panna), đức tin sẽ càng mạnh hơn.
Chỉ khi chánh định (samadhi) có mặt, bạn sẽ bắt đầu hiểu biết mọi thứ như chúng đang là.


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
tusen
bài Mar 23 2011, 06:03 AM
Bài viết #2


Hạt Cát
***

Nhóm: Members
Bài viết: 824
Gia nhập vào: 10-May 10
Thành viên thứ.: 13,110



cháu k hiểu. cho vd nếu như khi đang ngồi thiền, nhắm mắt lại, cháu đang suy nghĩ về việc mấy chàng trai trẻ bây h đua nhau làm chuyện dục , để rồi sau đó lại nói tới việc phải lấy vợ còn trinh tiết thì cháu cảm thấy khinh bỉ lắm. Vậy là cái tâm này của cháu là gì? và nó được ứng đúng vs thái độ nào trong 21 thái độ trên


--------------------
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát

Vạn Tạ HỒng Ân

Nguyện cầu Hồng Ân gia hộ cho mọi người được bình an, hạnh phúc và may mắn!

Lòng tin nơi Vũ Trụ, tình yêu Vũ Trụ và niềm hy vọng nơi Vũ Trụ
Go to the top of the page
 
+Quote Post
home
bài Mar 23 2011, 06:22 PM
Bài viết #3


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 377
Gia nhập vào: 6-April 10
Thành viên thứ.: 11,098



Trước hết mình xin cám ơn bạn đã đặt ra một câu hỏi.
Mình xin trả lời thử trong lúc bạn đợi cô Trâm trả lời bạn:
- Trước hết bạn chỉ cần xác định là bạn đang ngồi, tiếp theo ghi nhận bạn đang suy nghĩ, ghi nhận bạn đang nhắm mắt, bạn ghi nhận mình đang suy nghĩ, đang suy nghĩ về mấy chàng trai trẻ, đang hồi tưởng lại, ghi nhận về đề tài mà mấy chàng trai đang tranh cãi, chỉ ghi nhận, rồi bạn phản ứng, bạn cũng chỉ ghi nhận phản ứng, chỉ quan sát các phản ứng thôi, theo dõi các phản ứng, tích lũy các dữ liệu, ghi nhận các dữ liệu, tích lũy các data , không cần biết đó là đúng hay là sai.
Chỉ ghi nhận , quan sát và tích lũy các dữ liệu , cho khi các dữ liệu đầy đủ thì sẽ có hướng giải quyết.

Bất kỳ một cái gì bạn thấy thì bạn chỉ ghi nhận, còn bạn không thấy một cái gì khởi lên, thì bạn lại tự đặt câu hỏi giống như câu hỏi mà bạn vừa mới đặt . Nhưng mà thường thường mới đầu thì các vọng tưởng khởi lên và bạn quan sát theo dõi thế thôi. Không có phân biệt đúng hay sai , phải hay quấy , mà chỉ ghi nhận, đơn giản quan sát , ghi nhận.

À một điều quan trọng trợ giúp rất nhiều cho hành giả đó là Giới, bạn phải cần giữ, trước tiên là Ngũ Giới, nó sẽ rất có ích cho bạn khi hành thiền. Ngoài ra còn một số giới nho nhỏ để mình lục lại rồi update cho bạn tham khảo.

À quên câu trả lời của mình chỉ mang tính tham khảo thôi bạn ạ, luôn chỉ là tham khảo, và câu trả lời của mình mình cũng không khẳng định là chính xác lắm đâu, chỉ là một chút cảm nhận của mình, xin chia sẻ cùng bạn, mà cảm nhận , trực giác của mình thì luôn luôn sai từ 90 cho đến 99 %.

À quên một điều rất rất quan trọng nữa là thiền không có nghĩa là chỉ ngồi thiền đâu. Thiền có nghĩa là bạn có thể thiền ở mọi tư thế, đi đứng nằm ngồi, thiền bất cứ lúc nào bất cứ nơi đâu. Chúc bạn thành công.




Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Mar 26 2011, 05:11 PM
Bài viết #4


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Đó là tâm sân đang có mặt và tâm ngã mạn đang có mặt, những thứ này cũng chả phải là CHÁU... khi mình nghĩ người kém mình (quá hèn kém)... là cháu đã có mặt tâm ngã mạn, vậy cháu có thích loại tâm đó có mặt trong bầu trời nội tâm của cháu không?

Đối tượng chả có gì quan trọng cháu có hạnh phúc từng giây phút không mới là quan trọng, Đức Phật dạy bát phong bất động, cháu có khoái loại tâm đó không?

Có một nữ hành giả mật tông rất là giỏi, bà bị một lúc tận 7 tên cướp hiếp dâm bà... bà đã "không phản kháng" mà còn khám phá ra một cái sự thật nào đó và bà độ được cho cả 7 tên cướp hiển thánh... thật là một người đàn bà phi thường... cháu tìm đọc quyển "vũ điệu Dakini" mà đọc...



--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
home
bài Mar 26 2011, 05:14 PM
Bài viết #5


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 377
Gia nhập vào: 6-April 10
Thành viên thứ.: 11,098



@tusen:
Mình xin lỗi vì mình chẳng gioi giang gì cho lắm cả, cũng chỉ thuộc dạng vớ vẩn , hơi nhiều lời.
Vì những người giỏi thường nói ít làm nhiều , giống như những người Nhật đó.
Mình tìm được bài viết nói về giới rồi, xin chia sẻ với bạn.
Phật pháp cho tất cả mọi người


28/06/2009 11:05 Ajaan Lee Dham- madharo
Kích thước chữ: Decrease font Enlarge font
image

Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961) là một trong những vị tỳ kheo theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng của Thái Lan bậc nhất. Cuộc đời Ngài ngắn ngủi nhưng đầy biến động. Nổi tiếng là vị thầy đạo hạnh và có khả năng thần thông, Ngài là người đầu tiên đã đem truyền thống tu khổ hạnh ra khỏi những cánh rừng thuộc lưu vực sông Mê-kông, để hòa nhập vào xã hội hiện đại ở ngay trung tâm Thái Lan.

Một năm trước khi mất, Ngài phải nằm viện hai tháng vì bệnh tim. Nhân cơ hội này, Ngài đã đọc cho đệ tử ghi chép lại cuộc đời Ngài.
Bài Pháp này nhắc nhở các bạn về một số điều Phật dạy, như một cách để sách tấn, khuyến khích các bạn chăm chỉ thực hành đúng theo lời Phật dạy. Những lời dạy đó được gọi là Pháp. Pháp để tôn trang cho tâm. Pháp cũng là phương tiện để phát triển các chức năng của tâm. Bài Pháp này dựa trên Patimokkha (Giới Luật Tỳ kheo), nói về những bổn phận mà các vị tăng sĩ xuất gia theo Phật phải tuân giữ, nhưng chúng cũng áp dụng cho hàng cư sĩ. Cư sĩ tại gia có thể tu tập, gìn giữ các giới luật này để rèn luyện thành người tốt hơn, để có thể trở thành tai, mắt, chân, tay, trong việc gìn giữ đạo pháp, giúp đạo pháp được phát triển.

Những giới luật này, áp dụng cho tất cả mọi người, có thể chia làm các phần chính như sau:

Thứ nhất: Anupavado. Đừng tìm lỗi người khác. Có nghĩa là đừng nói xấu về người khác, đừng xuyên tạc, đừng nói điều gì gây chia rẽ. Đừng nói sai trái về người khác, hay khuyến khích người khác làm điều đó. Đừng trách móc, la mắng nhau. Thay vì tìm lỗi người, ta hãy tự thấy lỗi mình. Đó là giới luật. Dầu là hàng tu sĩ hay cư sĩ đều có thể gìn giữ theo giới luật này ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào.

Thứ hai: Anupaghato: Đừng ghét bỏ lẫn nhau. Thường khi chung sống, không phải mọi người đều cư xử giống nhau. Có người biết cách cư xử khéo léo, người khác lại cư xử thô lỗ - chứ không phải là do ác ý, hãy nhớ điều đó. Về thể chất cũng thế, có người siêng năng, đầy sinh lực; kẻ khác thì yếu đuối, hay bệnh hoạn. Về lời nói thì có người khéo léo, người không. Người nói nhiều, kẻ lại rất kiệm lời; kẻ thì ba hoa đủ chuyện trên trời dưới đất, người chỉ thích bàn chuyện Phật pháp; kẻ thì thường nói sai, người hay nói đúng. Đó được coi là sự không tương ưng. Khi điều này xảy ra, tất nhiên sẽ có mâu thuẫn, xung đột ở một mức độ nào đó. Nếu có những điều này xảy ra trong chúng, khi chúng ta cùng sống trong Pháp, chúng ta không nên để tâm. Chúng ta cần tha thứ cho nhau, cần rửa sạch những tỳ vết khỏi tâm ta. Vì sao? Vì nếu không, ta sẽ trở thành ganh tỵ, soi mói, thù hằn nhau. Hành động tha thứ được coi là quà tặng của tâm từ. Nó khiến ta không chấp giữ điều chi, không canh cánh bên lòng điều gì, không bị thứ chi gây phiền não – đó là những người không mang lòng hằn thù. Dầu đôi khi có sai trái, có lầm lỗi, chúng ta vẫn tha thứ lẫn nhau. Chúng ta cần nên có lòng thương yêu, tử tế, cảm thông với tất cả mọi người quanh ta, càng nhiều càng tốt. Đó được gọi là anupaghato. Đó là một phần trong quá trình tu tập làm người Phật tử, dầu ở tại gia hay chốn thiền môn.

Thứ ba: Patimokkha samvara: Hành động như thế nào để giúp ta đến gần cửa vào Niết Bàn hơn. Cửa vào Niết Bàn là gì? Patimokkha. Mukha có nghĩa là cửa vào. Mokkha nghĩa là giải thoát. Hãy ngồi gần đồ ăn để miệng ta được ăn. Đừng ngồi xa quá, ta sẽ khó ăn được. Ngồi đủ gần để sự giải thoát ở trong tầm tay, để ta có thể với tới thực phẩm. Nói cách khác, bất cứ hành động gì giúp ta đến gần hơn với đạo pháp, thì ta cần phải hành động như thế. Gần với đạo pháp có nghĩa là đi theo con đường đạo. Người cư sĩ cũng có con đường đạo của mình, giống như hàng xuất gia có con đường đạo của họ.

Tuy nhiên người cư sĩ có thể thực hành con đường đạo của mình theo hai cách. Cách đầu tiên là gìn giữ năm giới: không giết hại; không trộm cắp; không tà dâm – đây là điều giúp ta sống đạo đức; không nói dối; và không sử dụng những chất làm say. Đó là một cách sống đưa ta đến gần với Niết Bàn. Cách sống đạo thứ hai đối với người cư sĩ là giữ tám giới luật.

Còn đối với các sa di và các vị tỳ kheo thì phải giữ mười hay 227 giới luật. Ngoài ra, họ cũng không được bỏ qua bất cứ hành động tốt lành nào mà họ có thể làm được. Đó được gọi là acara-gocara-sampanno. Đừng đi ra ngoài những giới luật đó, làm tổn hại chính bản thân mình. Nói cách khác, đừng để thân, lời nói, ý của mình phạm vào các giới luật đó. Đừng thân cận với kẻ ác, những người hành động không kiềm chế. Đừng nghe theo những người không có phẩm hạnh. Đừng để tâm vướng bận vì họ. Hãy nghĩ đến những thiện hữu, những người mà hành động hợp với những điều tốt đẹp mà ta đang muốn phát triển. Đó là con đường đạo. Bất cứ ai hành động như thế được gọi là đã sống theo Patimokkha, gần ngay cửa Niết Bàn.


Thứ tư Mattaññuta ca bhattasmim: Ăn uống điều độ. Ở đây chúng ta chỉ nói đến thực phẩm vật chất. Có ba cách ăn uống thông thường. Trước hết là tham ăn. Dầu bụng đã no, nhưng tâm còn đói. Miệng đã no, không thể nuốt trôi nữa, nhưng tâm vẫn muốn ăn nữa. Đó được gọi là tham ăn. Đừng đế tánh tham ăn làm chủ bạn.
Cách thứ hai là ăn uống một cách tự tại. Bạn nhận lãnh những gì có trong bát của mình, và không ăn gì ở ngoài bình bát. Hay bạn chỉ ăn những gì có trước mặt, trong tầm tay. Không đòi hỏi những gì ở xa tầm tay. Không biểu lộ băng cử chỉ, bằng mắt, hay bằng nét mặt rằng bạn muốn ăn thêm nữa. Chỉ ăn những gì trong dĩa, hay trong bát của bạn. Đó được gọi là ăn uống một cách tự tại.

Cách thứ ba là ăn uống tiết độ. Đó là một cách ăn uống nền nếp, tốt đẹp trong đạo và cả ngoài đời. Một ví dụ điển hình là Đại đức Sivali. Sư luôn ăn uống tiết độ. Sư thường nhận được rất nhiều vật phẩm cúng dường. Sư có nhiều của cải. Của cải đó có được là nhờ sự tiết độ. Đại đức Sivali đã làm như thế này. Khi Sư được cúng dường vải vóc, Sư không hề mặc những vải vóc đó, mà Sư đem tặng cho người khác. Khi được cúng dường thực phẩm, Sư cũng không dùng chúng, cho đến khi Sư có thể cúng dường lại cho ai đó. Bất cứ tứ vật dụng nào mà Sư được nhận - thực phẩm, quần áo, chỗ ở, hay thuốc men, không kể ít hay nhiều - một khi đã thuộc sở hữu của Sư, Sư sẽ không sử dụng cho đến khi Sư đã có thể chia sẻ chúng với những người chung quanh. Khi nhận nhiều, Sư chia sẻ với nhiều người. Khi nhận ít, sư vẫn cố gắng chia sẻ. Kết quả đem đến cho Sư bao điều lợi ích. Thân hữu yêu mến sư, các chúng quý trọng sư, ân cần với sư. Đó là lý do tại sao người ta nói rằng sự rộng rãi kết nối thân hữu, và xóa bỏ bạn thù. Đó là công đức mà Đại đức Visali đã tạo nên. Khi ngài qua đời và được tái sinh trong một đời sống đầy đủ, sung túc, không bao giờ ngài phải chịu đói khổ. Ngay cả khi ngài đi đến những nơi hoang vu, nơi khó có thực phẩm, ngài cũng không phải chịu đựng thiếu thốn, vất vả.

Câu chuyện này dạy chúng ta rằng, bất cứ chúng ta có gì, chỉ nên sử dụng một phần ba của cải đó, và hãy cho đi hai phần ba còn lại. Những gì có thể cho thú vật, ta cho chúng, những gì có thể chia sẻ với người, ta dành cho người. Phần mà chúng ta có thể chia sẻ với bạn đạo, hãy cúng dường với trái tim trong sáng. Đó là ý nghĩa của việc sử dụng một cách tiết độ. Chúng ta sẽ cảm thấy thân tâm nhẹ nhàng khi làm được như thế. Khi tái sinh, chúng ta sẽ không phải chịu đói nghèo.

Cách sống này không chỉ làm tốt đẹp cho đạo, mà đối với xã hội nói chung cũng thế. Đó là phương tiện hữu hiệu nhất để chống khủng bố. Nó giúp chống khủng bố như thế nào? Khi người ta không còn nghèo khổ, người ta không dễ bị khích động. Nguyên nhân đưa đến khủng bố là gì? Một phần do người ta đói nghèo, không nơi nương tựa, không ai chăm sóc. Khi đó, con người dễ suy nghĩ rằng, “Tôi khổ, thì mọi người khác cũng phải khổ theo…” Cách suy nghĩ đó là do con người còn nghèo đói và thiếu thốn. Nhưng tại sao họ đói nghèo? Vì còn có những người chỉ biết lo cho bản thân. Họ không biết chia sẻ với đám đông. Do đó số đông nghèo khó sẽ nổi giận, sẽ trở thành khủng bố.

Như thế khủng bố là do lòng tham lam, ích kỷ, không biết chia sẻ những gì ta có.

Nếu có mười đồng, chúng ta có thể cho chín, và chỉ ăn những gì mà đồng tiền còn lại có thể mua. Được thế, ta sẽ có biết bao bạn bè. Sẽ có tình thương, hòa bình và phát triển. Tại sao? Vì khi con người có đủ ăn, có nơi trú ngụ, có thể an tâm thì tại sao họ lại phải dấn thân vào những lập trường chính trị phức tạp?

Đó là lý do tại sao Đức Phật dạy chúng ta rằng tiết độ trong sự hưởng thụ là việc tốt lành, cao thượng, đáng trân quý. Khi chúng ta thực hành được như thế là chúng ta đã sống đúng theo tinh thần của mattaññuta ca bhattasmim. Đó là chúng ta đã tu đúng, đã thực hành đúng, để đem lại lợi ích cho bản thân và cho người khác.

Thứ năm, Pantañca sayanasanam: Đừng làm người lăng xăng. Bất cứ bạn sống ở đâu, hãy sống tĩnh lặng, an bình. Đừng gây chuyện hay, ‘hùa theo’ với những người khác trong nhóm. Đừng dây vào những vấn đề phải tranh cãi, trừ khi đó là việc chẳng đặng đừng. Khi bạn đã tu tập, hiểu được bổn phận của mình rồi, thì hãy tìm nơi vắng vẻ, yên tĩnh để sống, để hành thiền. Nếu sống trong chúng, thì hãy thân cận với các chúng thích tĩnh lặng. Khi sống một mình, ở nơi vắng vẻ, hãy là người trầm lắng. Khi sống trong chúng, hãy là người tĩnh lặng. Chỉ thâu nhận những gì tốt đẹp, an lành mà chúng bạn đạo có thể mang đến cho bạn. Khi sống một mình, đừng lăng xăng, bận rộn. Hãy trầm lắng trong hành động, lời nói và tâm ý. Khi sống với nhóm - dù hai hay ba người - đừng dây vào những việc tranh cãi, vì ở đâu có tranh cãi, ở đó không có an tĩnh. Hành động của bạn lúc ấy khó thể tự tại, vì bạn phải náo động. Lời nói của bạn sẽ không được êm dịu. Tâm ý của bạn - đầy những ý nghĩ giận hờn, oán trách - thì không thể an bình. Và điều đó sẽ là nguyên nhân dẫn ta đến bao nghiệp xấu. Khi bạn sống trong một cộng đồng - khoảng từ 4 đến 99 người trở lên - bạn phải biết chắc đó là một cộng đồng hòa hợp, không có tranh chấp, cãi vả, không ai muốn làm tốn thương hay gây đau đớn cho ai. Cộng đồng đó phải hòa hợp để tu tập giới luật và Phật pháp. Một cộng đồng có kỷ luật, văn minh, nhắm đến việc phát triển cho tất cả mọi thành viên. Đó là bổn phận của người con Phật, phải sống theo lời Phật dạy. Đó được gọi là patañca sayanasanam: tạo ra nơi thanh vắng để sống, để thân tâm được an lạc.

Thứ sáu, Adhicitte ca ayogo: Đừng dễ duôi. Hãy tinh tấn trong việc hành thiền để đạt được định. Hãy thường xuyên định tâm, hành thiền, để làm gương tốt cho chúng noi theo. Khi tham vấn đạo, hãy tìm những lời dạy làm thế nào để phát triển chủ đề thiền quán. Hãy trao đổi về những lợi ích của việc hành thiền. Thực tập tẩy sạch những uế nhiễm trong tâm. Làm được như thế, là bạn đang đi trên con đường tiến tới trạng thái tâm cao thượng.

Sâu xa hơn nữa là khi tâm đã được giải thoát khỏi mọi chướng ngại, đã vào được định, không còn dao động lên xuống. Tâm đã ổn định, kiên cố, mạnh mẽ, không còn gì có thể làm uế nhiễm nó. Đó được gọi là adhicitte ca ayogo, nguyện đạt được tâm giải thoát. Vì thế đừng dễ duôi. Hãy luôn tu hành miên mật.

Etam buddhanasasanam: Khi bạn làm được những điều này, là bạn đã sống theo lời Phật dạy. Đây là những lời Phật đã dạy, từ kim khẩu Phật. Vì thế tất cả chúng ta đều phải cố gắng để thực hành những lời ấy nơi bản thân. Nếu bạn đã thấm nhuần những lời dạy này, bằng tâm chân thật, trọn lành, thì dù bạn chưa thể giải thoát tâm hoàn toàn khỏi khổ đau, thì ít nhất bạn cũng đang tự vun trồng, phát triển tâm theo đúng hướng. Những hành động bất thiện của bạn sẽ ngày càng bớt, và những tánh thiện mà bạn chưa có được sẽ phát khởi thay vào đó. Trong khi các tánh thiện bạn đã có, sẽ ngày càng tăng trưởng, nở hoa.

Giờ bạn đã được nghe bài Pháp này, hãy chiêm nghiệm và thực hành. Hãy rèn luyện bản thân để sống đúng theo lời Phật dạy. Làm được như thế rồi, thì bạn sẽ được hạnh phúc, thịnh vượng, tâm bạn ngày càng tăng trưởng trong lời Phật dạy.

Thanissaro Bhikkhu (Chuyển ngữ từ tiếng Thái)
Người dịch: Diệu Ngộ, Mỹ Thanh, Diệu Liên- Lý Thu Linh

Nguồn: Đạo Phật Ngày Nay

Bài Pháp quá hay. Nhưng không biết mình có thực hành nổi không, hay chỉ dăm bữa nửa tháng rồi lại quên sạch , đâu lại hoàn đấy, ngựa quen đường cũ , không biết có duy trì thực hành lâu được không?
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Feb 28 2017, 10:48 AM
Bài viết #6


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Các bạn có thể xin tờ hướng dẫn hành thiền đúng này tại cửa hàng TD Ngọc Trâm, nhập tâm nhớ những điều này để thực hành thiền ngay giữa cuộc đời này:





--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Feb 28 2017, 11:09 AM
Bài viết #7


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5







--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Feb 21 2019, 06:51 PM
Bài viết #8


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



THÁI ĐỘ ĐÚNG KHI HÀNH THIỀN - Thiền sư Ashin Tejaniya

Bản mới nhất 23 điều

1. Thiền là nhận biết và quan sát bất cứ điều gì sinh khởi – dù điều đó dễ chịu hay khó chịu – một cách thư giãn.
2. Thiền là quan sát và chờ đợi trong kiên nhẫn với sự hay biết và hiểu biết.
Thiền KHÔNG phải là cố gắng trải nghiệm những gì bạn đã đọc hay được nghe kể.
3. Chỉ cần đưa sự chú ý về giây phút hiện tại.
Đừng lạc vào những suy nghĩ về quá khứ.
Đừng bị cuốn đi bởi những suy tưởng của tương lai.
4. Khi hành thiền, tâm và thân nên ở trạng thái thoải mái.
5. Nếu tâm và thân trở nên mệt mỏi, có điều gì đó không đúng trong cách bạn đang thực hành và đó cũng là lúc bạn nên kiểm tra lại cách hành thiền của mình.
6. Tại sao bạn lại cố gắng tập trung khi hành thiền?
Bạn muốn điều gì chăng?
Bạn muốn điều gì xảy ra chăng?
Bạn muốn điều gì dừng diễn ra chăng?
Kiểm tra xem nếu một trong các thái độ trên hiện diện.
7. Tâm hành thiền phải là tâm thư giãn và bình tĩnh. Bạn KHÔNG thể thực hành khi mà tâm đang căng thẳng.
8. Đừng tập trung quá nhiều, đừng kiểm soát.
Không thúc ép hay kìm nén bản thân.
9. Đừng cố tạo ra điều gì cả và cũng đừng chối bỏ những gì đang diễn ra.
Chỉ hay biết là đủ.
10. Cố gắng tạo ra điều gì đó là tham.
Chối bỏ những gì đang diễn ra là sân.
Không biết những gì đang diễn ra hoặc đã kết thúc là mê mờ.
11. Khi quan sát càng có ít tham, hay sân, hay lo lắng thì việc hành thiền sẽ càng dễ dàng.
12. Đừng có bất kỳ mong đợi nào, đừng muốn bất cứ điều gì, đừng lo âu, bởi vì nếu những thái độ này có mặt trong tâm, chúng sẽ gây khó khăn cho việc hành thiền.
13. Bạn không cố gắng làm cho mọi thứ xảy ra theo ý mình.
Bạn chỉ cần biết những gì đang diễn ra như nó đang là.
14. Tâm đang làm gì? Đang suy nghĩ hay nhận biết.
15. Tâm đang ở đâu? Bên trong hay bên ngoài?
16. Tâm quan sát có hay biết tận tường không hay chỉ biết thoáng qua trên bề mặt?
17. Đừng thực hành với tâm mong muốn điều gì đó xảy ra. Vì như vậy chỉ mang lại mệt mỏi cho bạn thôi.
18. Bạn phải chấp nhận và quan sát cả kinh nghiệm tốt lẫn xấu.
Bạn chỉ muốn những kinh nghiệm tốt? Bạn không muốn một kinh nghiệm khó chịu, dù chỉ nhỏ
nhất?
Như vậy có hợp lý không?
Pháp vận hành như vậy sao?
19. Bạn phải luôn kiểm tra xem mình đang hành thiền với thái độ như thế nào. Rỗng lặng và trong sáng giúp bạn hành thiền tốt.
Bạn đang có thái độ đúng?
20. Đừng cảm thấy bị quấy rầy bởi tâm suy nghĩ. Bạn không hành thiền để ngăn tâm suy nghĩ, mà là nhận ra và chấp nhận sự suy nghĩ khi nó sinh khởi.
21. Đừng chối bỏ bất kỳ đối tượng nào trong tầm chú ý của bạn. Nhận biết có phiền não hiện diện cùng đối tượng và tìm hiểu sâu phiền não đó.
22. Đối tượng không quan trọng, thái độ của tâm quan sát đằng sau mới quan trọng. Nếu quan sát với thái độ đúng thì bất kỳ đối tượng nào cũng là đối tượng của thiền.
23. Chỉ khi có đức tin hoặc tự tin (saddha), tinh tấn sẽ khởi sinh.
Chỉ khi tinh tấn (viriya) có mặt, chánh niệm mới trở nên liên tục.
Chỉ khi chánh niệm (sati) có mặt liên tục, chánh định (sự vững chãi của tâm) sẽ khởi sinh.
Khi bạn bắt đầu hiểu biết mọi thứ như chúng đang là (panna), đức tin sẽ càng mạnh hơn.
Chỉ khi chánh định (samadhi) có mặt, bạn sẽ bắt đầu hiểu biết mọi thứ như chúng đang là.


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài May 17 2019, 05:16 PM
Bài viết #9


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Sư Thư vừa đọc:
https://youtu.be/iKfYRLXRlyY


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài May 21 2019, 10:34 AM
Bài viết #10


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



23 THÁI ĐỘ ĐÚNG KHI HÀNH THIỀN

Sayadaw U Tejaniya

1. Thiền là nhận biết và quan sát bất cứ điều gì sinh khởi một cách thư giãn, dù điều đó dễ chịu hay khó chịu.

2. Thiền là quan sát và chờ đợi một cách kiên nhẫn với sự hay biết và có hiểu biết.

Thiền KHÔNG PHẢI là cố gắng trải nghiệm những gì bạn đã đọc hay được nghe kể.

3. Chỉ cần để ý trong giây phút hiện tại.

Đừng lạc vào những suy nghĩ về quá khứ.

Đừng bị cuốn đi bởi những suy tưởng của tương lai.

4. Khi hành thiền, tâm và thân cần ở trạng thái thoải mái.

5. Nếu tâm và thân trở nên mệt mỏi, có điều gì đó ki đúng trong cách bạn đang thực hành và đó cũng là lúc bạn nên kiểm tra lại cách hành thiền của mình.

6. Tại sao bạn lại cố gắng tập trung khi hành thiền?

Bạn muốn điều gì chăng?

Bạn muốn điều gì xảy ra chăng?

Bạn muốn điều gì đang xảy ra dừng lại chăng?

Hãy kiểm tra xem nếu một trong các thái độ trên hiện diện, có mặt hay không.

7. Tâm hành thiền phải là tâm thư giãn và định tĩnh.

Bạn KHÔNG THỂ thực hành khi mà tâm đang căng thẳng.

8. Đừng tập trung quá nhiều, đừng kiểm soát.

Không thúc ép hay kìm nén bản thân.

9. Đừng cố tạo ra điều gì cả và cũng đừng chối bỏ những gì đang diễn ra.

Chỉ hay biết là đủ.

10. Cố gắng tạo ra điều gì đó là tham.

Chối bỏ những gì đang diễn ra là sân.

Không biết những gì đang diễn ra hoặc đã chấm dứt là mê mờ

11. Khi quan sát càng có ít tham, sân hay lo lắng thì việc hành thiền sẽ càng dễ dàng.

12. Đừng có bất kỳ mong đợi nào, đừng mong cầu bất cứ điều gì, đừng lo âu. Nếu những thái độ này có mặt trong tâm, chúng sẽ gây khó khăn cho việc hành thiền.

13. Bạn không cần cố gắng làm cho mọi thứ xảy ra theo ý mình.

Bạn chỉ cần biết những gì đang diễn ra đúng như nó đang xảy ra.

14. Tâm đang làm gì? Đang suy nghĩ hay đang hay biết?

15. Tâm đang ở đâu? Bên trong hay bên ngoài?

16. Tâm có sự quan sát hay biết rõ ràng không? Hay chỉ biết một cách hời hợt?

17. Đừng thực hành với tâm mong muốn điều gì đó xảy ra. Điều đó chỉ mang lại cho bạn sự mệt mỏi.

18. Bạn phải chấp nhận và quan sát cả kinh nghiệm tốt lẫn xấu.

Bạn chỉ muốn những kinh nghiệm tốt?

Bạn không muốn kinh nghiệm khó chịu, dù là nhỏ nhất?

Như vậy có hợp lý không? Pháp vận hành như vậy sao?

19. Bạn phải luôn kiểm tra xem mình đang hành thiền với thái độ như thế nào. Rỗng lặng và trong sáng sẽ giúp bạn hành thiền tốt.

Bạn đang có thái độ đúng hay không?

20. Đừng cảm thấy bị quấy rối bởi tâm suy nghĩ. Bạn không hành thiền để ngăn tâm suy nghĩ, mà là nhận ra và chấp nhận sự suy nghĩ khi nó sinh khởi.

21. Đừng chối bỏ bất kỳ đối tượng nào trong phạm vi hay biết của bạn. Hãy nhận biết có phiền não hiện diện cùng đối tượng và tìm hiểu thấu đáo phiền não đó.

22. Đối tượng không quan trọng, thái độ của tâm quan sát đằng sau mới quan trọng. Nếu quan với thái độ đúng thì bất kỳ đối tượng nào cũng là đối tượng của thiền.

23. Chỉ khi có đức tin (saddhā), tinh tấn mới sinh khởi.

Chỉ khi có tinh tấn (viriya), chánh niệm mới trở nên liên tục.

Chỉ khi chánh niệm (sati) liên tục, chánh định (sự vững chãi của tâm) mới được thiết lập.

Khi bạn bắt đầu hiểu biết như chúng đang là (paññā), đức tin sẽ trở nên mạnh hơn.

Chỉ khi chánh định (samādhi) được thiết lập, bạn sẽ bắt đầu hiểu biết mọi thứ như chúng đang là.
Bản ngày 21/5/2019


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 người đang đọc chủ đề này (2 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 28th March 2024 - 05:39 PM