IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Bài Pháp về Thiền Tập, Thiền Sư Sayadaw U Cekinda
Diệu Minh
bài Nov 21 2014, 12:06 PM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 18,536
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Bài Pháp về Thiền Tập –
Thiền Sư Sayadaw U Cekinda


Nếu bạn thật sự muốn chứng ngộ Niết Bàn, hạnh phúc chân thật khi thoát ra mọi sự ràng buộc, bạn cần phải đoạn tận triệt để tham ái trong Tâm của bạn. Con đường thiền tập không gì khác hơn chính là hướng đến mục đích tối thượng này _“Đoạn tận tham ái, chứng ngộ Niết Bàn_”

Chúng ta phải hành thiền như thế nào? Rất đơn giản bạn phải phát triển chánh niệm (sati), tinh tấn (viriya) vā trí tuệ (paññā). Khi ba thiện tâm sở này được phát triển mạnh và cân bằng, các bất thiện tâm như tham, sân, si dần dần bị đoạn tận.

Làm sao hành giả có thể đoạn tận tham ái? Để đoạn tận ham ái, hành giả không nên để cho nó thâm nhập Tâm. Nhưng làm sao mà có thể không cho nó nhập Tâm? Điều quan trọng là hành giả phải thừa nhận rằng : “Tham ái thật sự là phiền não, bất thiện, chứa đầy mầm móng độc hại”. _Hiểu rõ bản chất tiêu cực của tham ái, hành giả mới nổ lực đẻ diệt trừ nó. Đây là sự thiền tập đúng đắn hướng về suối nguồn giải thoát. Nghe thì rất đơn giản, nhưng thật sự chẳng đơn giản chút nào.

Về cơ bản, thiền là sự thực tập về Tâm. Khi một ai đó hỏi bạn: “Bạn tu tập cái gì?” Bạn nên trả dứt khoát rằng “Tôi đang diệt trừ tham ái trong tâm của tôi; cố gắng để hiểu rõ tính chất bất thiện của nó xuyên qua sự phát triển Tuệ giác và cuối cùng bằng năng lực của Chánh tinh tấn để đánh bại nó”.

Vài thiền sinh an trú tâm vào một điểm nào đó trên thân thể với hy vọng thấy được quang tướng (paṭibhāganimitta) (ánh sáng màu được phát sanh do năng lực của thiền định) mà chẳng quan tâm đến thực tánh của các pháp. Nếu một vị thiền sinh tìm kiếm, ao ước thấy được ‘quang tướng’, họ có thể đạt được điều ấy. Nhưng đáng tiếc họ sẽ không bao giờ chúng ngộ được Niết Bàn. Đôi khi, do sự định tâm thấy được quang tướng, thiền sinh trở nên tự mãn rồi sinh tâm dính mắc. Thật tội nghiệp cho vị ấy vì không tiến xa hơn nữa trên con đường tầm cầu giả thoát.

Nếu tâm của bạn thoát ra khỏi lưới tham ái và mọi ô nhiễm, bạn chắc chắn chứng ngộ Niết Bàn xuyên qua Tuệ giác.

Tham ái không sanh khởi trong thân thể vật chất mà sanh khởi trong Tâm của bạn. Chính vì Tâm nhuốm màu tham ái, bạn muốn tất cả những gì mà bạn thấy, nghe,… Mọi thứ dường như quá hấp dẫn và đầy sức quyến rũ khi tâm tràn ngập tham ái. Chính vì lẽ này, bạn cần phải phòng hộ tâm của bạn để thoát ra khỏi cạm bẫy của tham ái. Đây là sự thực hành đúng đắn mà Đức Phật đã chỉ dạy.

Một số người hiểu sai về Thiền. Họ nghĩ rằng _“Thiền chỉ là ngồi và tập trung tâm ý. Và đây là con đường duy nhất để chứng ngộ Niết Bàn”. Thật ra toạ thiền chỉ là một trong những phương pháp tu tập. Đối với một số người, họ cảm thấy khó chịu, đau nhức, và thường rơi vào hôn trầm, thuỳ miên. Tại sao phải ép buộc bắt họ phải ngồi thiền?

Ở đây, tôi không có ý phê phán toạ thiền là không tốt. Nó có thể thích hợp và mang lại lợi ích lớn đối với một số thiền sinh. Trong khi một số thiền sinh khác đi kinh hành thì thích hợp hơn. Những gì tôi muốn nhấn mạnh trong thời pháp này _ Đừng quan tâm đến phương pháp, mà điều quan tâm nhất là phương pháp của bạn có giúp bạn giảm thiểu tham ái cũng như các phiền não hay không?

Trước lúc thiền tập, bạn cần hiểu rõ bản chất của tham ái. tham ái thiêu đốt tâm can của bạn, cũng như làm nhiễu hại đến những người xung quanh bạn. Nó luôn tạo những sự phiền toái bây giờ và mai sau. Cần hiểu rõ bản chất thật sự của nó chỉ khi ấy bạn mới chấp nó là nguy hại vô cùng”_Phần đông nghĩ rằng : “Tham ái là căn bản để tạo nên một cuộc đời tốt đẹp hơn.” Họ thốt lên rằng: “Nếu không có tham ái, chúng tôi sống sao đây!” Tôi không muốn trang luận với họ. Theo Phật Giáo có hai loại tham ái: Tham ái đầy tính nguy hại, không thể chấp nhận; và tham ái có thể chấp nhận trong một vài khía cạnh nào đó.
Các ác pháp như _ Sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu và các chất say, là nguồn gốc của mọi đau khổ, phiền toái. Đằng sau các ác thiện pháp này chính là tham gia không nhỏ của tham ái. Chỉ vì tham ái huỷ hoại không chỉ chính cuộc đời của họ mà luôn cả gia đình và xã hội mà họ đang sống.

Khi một người không có loại tham ái mang sắc thái độc hại vừa mô tả trên, người ấy sống và nuôi mạng bằng nghề nghiệp chân chánh như các công nghệ, thương mại, v.v… Mặc dầu vậy, người ấy có thể sẽ không được một giấc ngon vì do sự lo nghĩ, sự lên kế hoạch của mình cho ngày mai. Đó chính là do tham ái chi phối. Bất luận công việc gì _dầu lớn hay nhỏ, điều quan trọng hay ít quan trọng _nhưng nếu bạn đặt tham ái vào trong đó, thậm chí một chút ít tham ái thôi, nó sẽ làm cho tâm bạn bất an và khó ngủ, đây là loại tham ái thứ hai.

Hãy vứt bỏ sự tham ái qua một bên trước trước lúc đi ngủ, bạn sẽ không bị quấy rầy trong giấc ngủ. Do vậy, giấc ngủ ngon lành sẽ đến với những ai có chánh niệm, không đượm màu suy nghĩ dính mắc.

Một số người quá quan trọng hoá đối với vấn đề ẩm thực. Đằng sau sự cầu kỳ này chính là tham ái. Nếu một người quá đặt nặng và quá kén chọn thực phẩm hay gặp trường hợp không có gì hợp với khẩu vị; vị ấy sẽ trở nên tức tối và sầu khổ. Điều này sẽ mang lại sự phiền toái cho những người xung quanh không nhỏ. Nhưng nếu không kén chọn _nghĩa là không có sự dính mắc vào khẩu vị _bằng lòng với mọi thực phẩm thì đâu có sự tức tối, sầu khổ. Ở đây, những gì tôi muốn bạn hiểu là : “Tham ái chính là nguồn gốc tạo nên sân hận.” Cho nên, bạn cần phải đề phòng, đừng để tham ái lọt vào quấy phá, thiêu đốt tâm của bạn. Thiền tập có nghĩa là ghi nhận và quan sát tâm của bạn hơn là chú ý đến cảm giác ngon hay dỡ. Như thế, bạn có thể ngăn chặn tham ái thâm nhập Tâm.

Khi bạn lắng nghe Pháp, nếu tại thời điểm này tâm của bạn hoàn toàn thoát ra khỏi tam độc tham, sân, si, Giáo pháp sẽ từ từ thấm vào trong tâm của bạn càng lúc càng rõ rệt và sáng tỏ. Kết quả, bạn có thể phát triển Tuệ giác xuyên qua sự nghe Pháp.

Những ai có Tuệ giác, họ ăn, ngủ rất ngon. Và mặc dầu bị quấy rầy bởi người khác, nhưng cuộc đời họ tràn ngập sự bình an và hạnh phúc.

Chúng ta hãy trở lại vấn đề _ “Mọi người có thể sống mà không có tham ái chăng?” Tại sao không? Không có tham ái, sự sống mới thật sự có ý nghĩa. Vào thời Đức Phật, có những vị vua, thương gia giàu có vân vân và vân vân chứng đắc đạo quả Tu Đà Hoàn đến A-na-hàm. Trong cuộc sống, họ vẫn làm việc, tham gia các công tác từ thiện, vui hưởng hạnh gia đình giống như bao người khác. Nhưng họ bình an hơn, thành công hơn. Và cuộc đời của họ tràn đầy ý nghĩa hơn những người khác, vì họ đã đoạn tận những phần tham ái thô tháo trong tâm của họ.

Thật quá rõ ràng, kim ngôn của Đức Phật nhắm vào mục
đích làm giảm thiểu và đoạn tận tham ái. Điều này không có nghĩa bạn phải giảm thiểu và từ bỏ sự tinh tấn đối với nghề nghiệp sinh sống của bạn. Đạo Phật không khuyên bạn chấm dứt sự làm ăn hay ý tưởng thành công trong sự sống. Đạo Phật chỉ nhấn mạnh vào đến việc làm giảm dần, giảm dần cho đến khi hoàn toàn diệt tận tham ái cũng như các phiền não khác. Đừng nghĩ: “Không có tham ái làm sao chúng ta sống?” Đây là một quan niệm thật sai lầm. Chúng ta có thể sống, làm việc với những hành động không nhuốm màu đọc hại, mà luôn luôn hiển lộ sự thông minh khéo léo và chăm chỉ của chúng ta.

Bạn sẽ thành công trong công việc làm ăn nếu bạn thật sự có đầy đủ những yếu tố trên. Ý nghĩa phải có tham ái trong việc săn đuổi tài sản và thành công là một sự sai quấy. Cuộc đời sẽ tràn ngập máu tanh và đau khổ nếu bạn tìm kiếm tài sản phát xuất từ tham ái. Chỉ những ai tìm kiếm tài sản bằng hành động chân chánh, khéo léo, thông minh và chăm chỉ. Cuộc đời họ mới thật sự bình an và hạnh phúc.

Bên cạnh đó, bạn phải hiểu rõ đạo lý nhân quả. Sự giàu có bây giờ là hoa trái của những gì bạn đã làm và tích luỹ trong những năm tháng trước đây. Nhưng để cho sự giàu sang của được thành công, thịnh vượng và bền vững hơn về sau, bạn cần phải phát huy và nuôi dưỡng bốn đức tánh được nhấn mạnh ở trên.
Tham gia các công tác từ thiện, giúp đỡ người bần cùng, khốn khó cũng làm vơi đi năng lực của tham ái. Điều này bạn phải tự kinh nghiệm lấy khi bạn thực hiện một việc lành bằng cả tấm lòng vị tha và bác ái.

Hãy nhìn vào tâm của bạn và quan sát _liệu tham ái có giảm đi, khi bạn cho ra một vật gì đó hay không? _Đôi khi, một số người làm các công tác từ thiện mà không phát xuất từ niềm hoan hỷ và rộng lượng.

Tham gia các công tác từ thiện sẽ tạo nên thói quen. Và chính thói quen này rất bổ ích cho cuộc đời bạn trong việc loại trừ tham ái. Một người phát huy được thói quen như thế có khả năng làm giảm thiểu đi lòng tham, giảm thiểu sự dính mắc vào đồ vật hay nói đúng hơn là làm vơi đi tâm keo kiệt. Điều này tạo nên một sự bình an thật sự trong tâm bạn.

Bản chất của Giáo Pháp là tạo nên suối nguồn hạnh phúc và bình an. Nó mang lại niềm hỷ lạc đối với những ai thực hành nó. Thiền sinh không nên có ý nghĩ: “Hành thiền là chỉ có thể thực tập trong thiền viện hay trong các trung tâm thiền”. Thực tế ở đâu cũng không quan trọng; quan trọng là bạn có cố gắng đoạn tận tham ái và mọi ô nhiễm hay không, thì đó mới là điều thiết yếu.

Trái ngược với tham ái, vô tham là một thiện pháp, bởi vì nó không dính mắc vào bất cứ cái gì; ngược lại còn cho ra nhiều nếu có thể. Khi vô tham trở nên nhàm chán cuộc đời tử tử sanh sanh, cố gắng tu tập thoát ra biển khổ luân hồi, không còn tái sanh nữa. Điều này có nghĩa vắng bóng hoàn toàn tham ái.

Chính tham ái nên con người ước ao và tham muốn được làm một thượng đế, một thiên thần hay một Phạm thiên, cho đến tái sanh trở lại làm người sau khi chết.

Hơn nữa, tham ái là nguồn gốc của sự dính mắc vô cùng, vô tận, không giới hạn. Không có tham ái trừ khi trong tâm của bạn tràn ngập sự vô tham.

Khi hành thiền, chúng ta cần phát triển tâm vô tham, vô cầu, không dính mắc. Chúng ta phải hết sức đề phòng và cảnh tỉnh đừng cho tham ái nhập Tâm, chúng ta cần phát triển tâm vô tham. Và đối với tâm vô tham đã phát triển, chúng ta cần nuôi dưỡng và làm cho nó được tăng trưởng.

Thiền tập không phải chỉ thực hành trong một thời gian nhất định _một giờ trong một ngày_ mà phải được thực tập mọi giờ, mọi ngày. Nói đúng hơn, suốt cả đời người, thậm chí kiếp sau, kiếp sau nữa, cho đến khi giác ngộ Niết Bàn. Phải nhớ, mục đích của thiền tập là _đoạn tận phiền não_ Điều duy nhất chúng ta cần vận dụng cho sự tu tập là chánh niệm mọi lúc và bất cứ ở đâu. Mỗi ngày và mọi ngày chúng ta phải chánh niệm. Chúng ta phải đánh bại tham ái và những phiền não khác. Đây là căn bản của Pháp hành thiền tuệ.

Vắng mặt tham ái, chúng ta sẽ không rơi vào cạm bẫy của những quan kiến sai lầm. Không có quan kiến sai lầm, chúng ta rất gần với sự giải thoát.

Tham ái, nguồn gốc của tái sanh và bất toại nguyện. Tham ái khuyến khích, cổ vũ săn đuổi những gì chúng ta muốn. Và nếu không đạt được hay không thoã mãn với những khao khát, kỳ vọng ấy, chúng ta sẽ trở nên sân hận. Sân hận phát sanh từ tham ái, hay nói cách khác _Sân hận là con đẻ của Tham ái_ Ngược lại, vô tham giúp chúng ta thoát khỏi sự sân hận, cũng như khổ đau trong vòng luân hồi sanh tử.

Người mà có thể cho ra những gì mình có thì sẽ không bị tâm tham chi phối. Mà khi không có tâm tham, tâm sân sẽ không có cơ hội phát sanh.

Kết quả của tham ái kéo theo một chuổi phản ứng khác. Nó tạo nên sân hận, ngã mạn, tự hào, tà kiến, ganh tỵ, lo lắng v.v… Chính vì thế, Đức Phật huấn thị: “Niết Bàn là nơi vắng bóng tham, sân, si.”

Trách nhiệm và bổn phận của một nhà Sư Phật Giáo như tôi là truyền trao thông điệp của Đức Phật và giúp mọi người có thể nhận thức và hiểu rõ bản chất của tham ái. Chỉ cho mọi người thật sự hiểu rõ mối đại hoạ của tham ái, họ sẽ cố gắng đánh bại nó. Như đã nói, tham ái làm dấy khởi sân hận khi nó không đạt được những gì mà nó muốn. Thậm chí, khi tham ái được thoã mãn, nó tạo nên niềm tự hào và ngã mạn.

Sau độc tố tâm tham là tâm sân. Tâm sân là độc tố mà bạn cần phải đoạn trừ tận gốc rễ. Khi sân hận đi vào tâm của bạn, bạn cần phải kịp thời ghi nhận nó. Cẩn thận, đừng để nó bùng nổ. Hãy phòng hộ tâm, lánh xa sự phiền muộn, sân hận, khó chịu, không hài lòng v.v… Hãy nhớ _Sân hận thật sự rất nguy hiểm.

Lửa sân hận sẽ thiêu đốt tâm hồn của bạn cùng với cơ thể của bạn, nếu bạn không tiêu diệt nó kịp thời. Bạn phải cứu vớt chính bạn ra khỏi cơn nóng nực sân hận này. Sân hận tàn phá và huỷ diệt. Sân hận xô đẩy con người vào vòng tội lỗi, bất chấp luật pháp, phạm vào những hành động đáng sợ, ghê tởm và đầy dẫy tội lỗi. Luân lý đạo đức là rất quan trọng đối với nhân loai trên toàn cầu. Chúng ta phải tôn trọng và giữ gìn luân lý đạo đức để đoạn tận sân hận phát xuất ra từ suy nghĩ, lời nói và hành động. Ngoài ra, chúng ta cần tu tập Tâm Từ (Metta) để đối trị sân hận. Từ Tâm là một thiện pháp mang sắc màu của sự bình yên, tha thứ, bác ái, cảm thông, dịu dàng, tử tế, ấm áp v.v… Tất cả chúng ta phải thay thế Sân hạn (Dosa) bằng Từ Tâm (Metta). Chỉ khi Từ Tâm (Metta) được phát triển và nuôi dưỡng, chúng ta mới có thể đánh bại được sân hận.

Yếu tố cuối cùng mà chúng ta cần phải diệt trừ - đó là Vô Minh (Avijjā), nguồn gốc của tất cả các bất thiện pháp và đau khổ. Sở dĩ chúng ta không đánh bại được tham (lobha), sân (dosa), si (moha) vì không thực sự hiểu rõ bản chất và hiểm hoạ mà tham, sân, si tạo nên. Điều này là do năng lực của vô minh diễn trò khiến chúng ta lầm lẫn, quay cuồng trong ‘phép lạ’ của vô minh; quay cuồng trong cái ‘hữu ngã’, không còn nhận chân được thực tướng của vạn pháp. Bị kềm kẹp trong sự mê mờ, ảo mộng của vô minh. Nỗi khổ niềm đau của nhân loại không bút nào tả cho hết được. Vì vậy, chúng ta phải hạ thủ công phu, phát huy trí tuệ để diệt trừ vô minh. Vô minh cũng chính là cội nguồn của sanh tử luân hồi, nó nhận chìm nhân loại khổ đau cùng cực trong thác nguồn sanh tử vô cùng, vô tận. Vô minh quả thực nguy kiểm, độc hại và tàn ác nhất.

Bạn phải nhìn thật lâu, thật sâu vào tâm của bạn, quan sát kỹ lưỡng xem vô minh đã mập ú, béo tròn hay chưa? Đừng để nó xâm chiến và cai trị tâm của bạn. Nếu không có Vô minh, Tham ái và Sân hận sẽ không bao giờ có cơ hội phát sanh. Chỉ bởi vì tâm bạn tràn ngập vô minh, tham ái, sân hận mới bộc phát và tạo nên nhiều khổ não cho bạn. Hãy phát huy trí tuệ đánh bại vô minh, chứng đắc Tuệ Giác, giải thoát chứng ngộ Niết Bàn.

Tham ái và sân hận không xuất hiện thường xuyên trong tâm của bạn; nhưng vô minh thì khác, nó có thể xuất hiện liên tục trong mọi thời mọi lúc. Chúng ta có thể nhận diện tham ái và sân hận ngay lập tức khi nó sanh khởi trong tâm của chúng ta. Tuy nhiên, thật khó biết bao để nhận biết được chúng ta đang ở trong trạng thái của vô minh. Chúng ta phải hết sức cẩn thận đề phòng sự khởi sanh của Vô minh.

Để lần theo dấu vết của vô minh, chúng ta cần phải phát triển và dưỡng nuôi chánh niệm. Nếu không làm thế, chúng ta ta không bao giờ thoát ra khỏi khổ đau sanh tử mà vô minh tạo nên cùng với hai kẻ bè đảng đồng hành của nó _tham ái, sân hận_ Con đường đoạn tận vô minh không gì khác hơn là sự thiền tập. Trong Phật Giáo, thiền tập có hai loại: Thiền Vắng Lặng (Samādhibhāvanā) và Thiền Minh Sát (Vipassanābhāvanā). Thiền Vắng Lặng (samādhibhāvanā) có khả năng làm lắng dịu phiền não. Trong khi thiền minh sát đốn sạch tận gốc rễ của phiền não.

Tóm lại, mục đích của thiền tập là đoạn tận Tham, Sân, Si -- cội nguồn của mọi thống khổ. Điều này, có thể thực hiện xuyên qua sự bố thí, trì giới và thiền tập (huấn luyện tâm). Hãy bắt đầu cuộc hành trình tâm linh xuyên qua sự phát triển những yếu tố này. Và rồi bạn sẽ dần dần phát huy định tâm, tạo điều kiện cho tuệ giác sanh khởi, sanh khởi cho đến khi chứng ngộ Niết Bàn.


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Nov 21 2014, 12:09 PM
Bài viết #2


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 18,536
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



đoạn tận triệt để tham ái trong Tâm

Cái này chỉ có mình mình biết thôi nhé,
Nhưng nếu có các vị thầy đã đi qua con đường từ bỏ mọi tham ái rồi, họ đã vượt qua mình rồi thì họ sẽ biết mình còn mắc kẹt tại đâu trên con đường này,

Khi đầy đủ nhân duyên lành thì thầy xuất hiện,
He he,
Chỉ cần mình chí thành chí thiết học đạo thôi,


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 12th November 2024 - 09:01 AM