IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> ĂN GẠO LỨT TU THIỀN THEO CÁCH NÀO THÌ MỚI CHUẨN ĐẠO PHẬT GỐC?
Diệu Minh
bài Jul 1 2019, 07:55 PM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,915
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5




https://www.facebook.com/tramgaolut/posts/2521498564764372

ĂN GẠO LỨT TU THIỀN THEO CÁCH NÀO THÌ MỚI CHUẨN ĐẠO PHẬT GỐC?


Tu thiền là phải học với những vị minh sư, những người đã giác ngộ. Nên luôn cầu nguyện cho con được gặp minh sư, những người đã giác ngộ hoặc là học với những đệ tử đắc Pháp của thầy, của tổ... nếu không dầu thầy bạn ai, bạn sẽ vẫn bị dẫn dắt sai lầm như thường... tu thiền mà thái độ không đúng, lâu ngày thành thói quen sai lệch của tâm, rất khó bỏ.

Nến muốn đúng ngay từ đầu cần trình Pháp hàng ngày với người thầy tín nhiệm. Nếu không cần nhập tâm 23 điều dưới đây, nghe đi nghe lại phần sư Thư đọc... thấu đáo lý thuyết hạ thủ công phu mới được, nếu không sẽ là thuốc độc cho tâm. Thà niệm Phật hay niệm Ân ĐỨC PHẬT cho nó lành!

Ăn đúng sẽ suy nghĩ đúng và hành động đúng - Ohsawa


THẾ NÀO LÀ THÁI ĐỘ ĐÚNG KHI HÀNH THIỀN?

Thiền sư Sayadaw U Tejaniya
Trường thiền Shwe Oo Min - Yangon, Myanmar; trường thiền QUÁN TÂM.
Bản mới nhất 23 điều
1. Thiền là nhận biết và quan sát bất cứ điều gì sinh khởi – dù điều đó dễ chịu hay khó chịu – một cách thư giãn.
2. Thiền là quan sát và chờ đợi trong kiên nhẫn với sự hay biết và hiểu biết.
Thiền KHÔNG phải là cố gắng trải nghiệm những gì bạn đã đọc hay được nghe kể.
3. Chỉ cần đưa sự chú ý về giây phút hiện tại.
Đừng lạc vào những suy nghĩ về quá khứ.
Đừng bị cuốn đi bởi những suy tưởng của tương lai.
4. Khi hành thiền, tâm và thân nên ở trạng thái thoải mái.
5. Nếu tâm và thân trở nên mệt mỏi, có điều gì đó không đúng trong cách bạn đang thực hành và đó cũng là lúc bạn nên kiểm tra lại cách hành thiền của mình.
6. Tại sao bạn lại cố gắng tập trung khi hành thiền?
Bạn muốn điều gì chăng?
Bạn muốn điều gì xảy ra chăng?
Bạn muốn điều gì dừng diễn ra chăng?
Kiểm tra xem nếu một trong các thái độ trên hiện diện.
7. Tâm hành thiền phải là tâm thư giãn và bình tĩnh. Bạn KHÔNG thể thực hành khi mà tâm đang căng thẳng.
8. Đừng tập trung quá nhiều, đừng kiểm soát.
Không thúc ép hay kìm nén bản thân.
9. Đừng cố tạo ra điều gì cả và cũng đừng chối bỏ những gì đang diễn ra.
Chỉ hay biết là đủ.
10. Cố gắng tạo ra điều gì đó là tham.
Chối bỏ những gì đang diễn ra là sân.
Không biết những gì đang diễn ra hoặc đã kết thúc là mê mờ.
11. Khi quan sát càng có ít tham, hay sân, hay lo lắng thì việc hành thiền sẽ càng dễ dàng.
12. Đừng có bất kỳ mong đợi nào, đừng muốn bất cứ điều gì, đừng lo âu, bởi vì nếu những thái độ này có mặt trong tâm, chúng sẽ gây khó khăn cho việc hành thiền.
13. Bạn không cố gắng làm cho mọi thứ xảy ra theo ý mình.
Bạn chỉ cần biết những gì đang diễn ra như nó đang là.
14. Tâm đang làm gì? Đang suy nghĩ hay nhận biết.
15. Tâm đang ở đâu? Bên trong hay bên ngoài?
16. Tâm quan sát có hay biết tận tường không hay chỉ biết thoáng qua trên bề mặt?
17. Đừng thực hành với tâm mong muốn điều gì đó xảy ra. Vì như vậy chỉ mang lại mệt mỏi cho bạn thôi.
18. Bạn phải chấp nhận và quan sát cả kinh nghiệm tốt lẫn xấu.
Bạn chỉ muốn những kinh nghiệm tốt? Bạn không muốn một kinh nghiệm khó chịu, dù chỉ nhỏ
nhất?
Như vậy có hợp lý không?
Pháp vận hành như vậy sao?
19. Bạn phải luôn kiểm tra xem mình đang hành thiền với thái độ như thế nào. Rỗng lặng và trong sáng giúp bạn hành thiền tốt.
Bạn đang có thái độ đúng?
20. Đừng cảm thấy bị quấy rầy bởi tâm suy nghĩ. Bạn không hành thiền để ngăn tâm suy nghĩ, mà là nhận ra và chấp nhận sự suy nghĩ khi nó sinh khởi.
21. Đừng chối bỏ bất kỳ đối tượng nào trong tầm chú ý của bạn. Nhận biết có phiền não hiện diện cùng đối tượng và tìm hiểu sâu phiền não đó.
22. Đối tượng không quan trọng, thái độ của tâm quan sát đằng sau mới quan trọng. Nếu quan sát với thái độ đúng thì bất kỳ đối tượng nào cũng là đối tượng của thiền.
23. Chỉ khi có đức tin hoặc tự tin (saddha), tinh tấn sẽ khởi sinh.
Chỉ khi tinh tấn (viriya) có mặt, chánh niệm mới trở nên liên tục. Chỉ khi chánh niệm (sati) có mặt liên tục, chánh định (sự vững chãi của tâm) sẽ khởi sinh.
Khi bạn bắt đầu hiểu biết mọi thứ như chúng đang là (panna), đức tin sẽ càng mạnh hơn.
Chỉ khi chánh định (samadhi) có mặt, bạn sẽ bắt đầu hiểu biết mọi thứ như chúng đang là.

Nếu cảm thấy có nhu cầu tiến hóa, mời tham gia khóa học thanh lọc thân tâm tại thiền viện Tuệ Đức vào tháng 10.

Hiện nay có quá nhiều người tu thiền mà ăn uống sai lầm, nên chả có kết quả tốt thực, mà chỉ là ảo tưởng mình là người đã biết đúng và nói có thể hay, mà thôi.
Có người đi dạy thiền mà vẫn cho ăn chay chỉ là vấn đề sức khỏe??? tu trong khi ăn mau đắc đạo nhất? vì sao? khi nào thấy được ý nghĩ khởi sinh khi đang ăn là tâm của bạn đã rất bén và bắt đầu thoát được sự tham ăn và háu ăn - những tâm bất thiện đó giảm bớt... THÌ MỚI tiến xa hơn được. Có nhiều người tu tập một thời gian dài lâu mới đọc được thái độ đúng này và họ kể họ đã tu với thái độ sai, người có thái độ đúng rồi thì lại ăn tùm lum saiékto, khi có bệnh đi ngay bác sĩ, đi đâu cũng mang vốc thuốc đi theo để uống??? có những người bạn Thực dưỡng của tôi dẫn đến gặp một vị sư nguyên thủy... họ nhìn một sư cô béo? họ chê luôn: nom không phải là người tu chị ạ? Ohsawa bảo: không chọn người béo làm thầy? đố biết vì sao?
Người nào có bụng to là đang bị âm...

Một người hiểu biết đúng không bao giờ đi bắt vong và giải vong... nó chỉ là một khía cạnh rất nhỏ trong đời sống tâm linh của chúng ta. Nếu gan của bạn được giải thoát bởi MUỐI (ăn thanh nhạt tốt cho gan), vong nó cũng chán bạn chả thèm theo nữa. Vong là âm, nó bị dương thu hút!
Bạn mà cân bằng thì hạnh phúc bên trong được thiết lập, hãy tìm sự cân bằng này bằng ăn uống và bạn sẽ hiểu Đức Phật xiển dương con đường Trung ĐẠO, bạn sẽ thấy thức ăn làm cho bạn yên tĩnh sâu, hay làm cho bạn lúc này lúc nọ hơi tí nổi điên.
Từ khi tôi ăn nhạt lại các cơn bực dọc, khó chịu bên trong giảm dần, nhận thấy tâm tự quay vào trong dễ dàng và cột hơi thở của tôi rất sâu và tôi thấy làm lạ là sao các bậc thầy không hề nói điều này?

Khi sang Miến tôi không ăn chiều những vẫn tiểu đêm, nay chỉ ăn nhạt lại mà tiểu đêm dứt? thật là kỳ diệu và may mắn.
Thầy ở Miến dạy: chúng ta mới biết 1 điều còn 99 điều chúng ta chưa biết!

Có người bạn đạo vừa gọi điện thoại cho tôi kể là đi nghe sư PH giảng hay lắm, hay lắm... nhưng chị bị hỏng cơ quan tiêu hóa rồi (mặc dầu ăn chay?) tôi kể: khóa tu tại Tuệ Đức 10 ngày thành công ngoài mong đợi, vì sao? thức ăn lý tưởng nhất, thái độ ăn tốt nhất, nhai đếm thong thả và dịu dàng thảnh thơi và biết ơn... có loa đọc của sư Thư hỗ trợ tuyệt đối, sư lại ngồi cùng thọ trai với đại chúng... thực là hy hữu và quá mức lý tưởng, làm cho tôi ngỡ có lúc như là cảnh cõi trời dưới mặt đất; người bạn đạo khác sang SOM hỏi tôi: sao họ ăn nhanh thế? cô ấy chứng kiến bữa ăn của trường thiền... có người khác từng xuất gia gieo duyên tại Miến và về VN tham gia hàng chục các loại khóa tu cũng kể: tham gia khóa tu tại Tuệ Đức tuyệt vời nhất!?

Tôi mong có nhiều người đã từng tham gia nhiều các loại khóa tu khác nhau và nhiều nơi, tham gia khóa tu do chúng tôi tổ chức và phát biểu cảm tưởng để chúng tôi rút kinh nghiệm cho lần sau. Chúng tôi cũng chuẩn bị tinh thần giả sử mình có die, thì mô hình sống vui vẫn có thể tiếp diễn, như khi ngài Goenka ra đi thì mô hình tu tập lý tưởng của ngài vẫn tiếp diễn rất hiệu quả.

THIẾT KẾ một khóa tu lý tưởng cần nhiều trí tuệ tình thương và ơn trên. Mô hình nào rồi nó cũng lạc hậu và cuộc sống thì phải như là vòng xoáy trôn ốc. Nếu chúng ta thiết lập được cách sống cảm nhận và hướng nội càng nhiều, tín hiệu đi đúng được sẽ được thiết lập: chúng ta thấy thân và tâm của mình ngày càng rõ hơn và bao điều thú vị xảy ra, làm cho bạn có thể cười rung đến tận luân xa 2!

Từ đó tôi nhận ra là MUỐI dư tác hại như thế nào và vì sao ông sư chùa Đậu có thời gian chỉ ăn rau, và vì sao ngài Milarepa cũng vậy: chỉ ăn rau tầm ma!
Hãy mở rộng trái tim, đón nhận thiên ý...

Khi tâm đã có được sự định tĩnh trong khi ăn bằng nhai đếm miếng nhai: bạn sử dụng loại định này để xem xét sự phản ứng của tâm, để xem đã có khả năng quan sát thân và tâm trong giây phút hiện tại đến mức nào rồi và luôn nhớ rằng phải luôn quan sát tâm và tâm xem nó đang căng thẳng hay đang thư giãn... toàn bộ bí mật của PHÁP hành này là bắt đầu như vậy? Osho nói: PHẬT LÀ THƯ GIÃN 100%.

HÃY RƠI TỰ DO TRONG GIÁO PHÁP VỚI ĐỨC TIN TUYỆT ĐỐI VÀO TRẬT TỰ VŨ TRỤ.


Chúng tôi thấy nền thiền học của nước nhà đang giai đoạn tùm lum, thầy tôi sang Việt Nam về lại Miến nói với sư cô Minh: ở Việt Nam nhiều người đi dạy Thiền! Ở Miến thì ai chưa vào dòng Thánh và chưa được thầy của mình bảo mình đi dạy Thiền thì không được đi dạy Thiền.
Ai muốn học Thiền gốc, thiền căn bản nên thu xếp sang Miến chuyên tu miên mật một thời gian dài cho đến khi đạt được chánh niệm tự nhiên 24/24, đến khi chỉ thấy lỗi tại ta!
Tôi đã tìm được người nấu cơm
Lứt để bạn có thể hạ thủ công phu tại SOM, điều mà tôi ước mơ thì 15 năm sau nó được thực hiện.

Sau đây là sư Thư đọc 23 Thái độ đúng này, khi ngồi thiền bạn có thể bật lên nghe:

https://youtu.be/iKfYRLXRlyY

Tham khảo họcéktop Góp nhặt 75 điều:
https://www.youtube.com/watch…

108 điều suy ngẫm:
https://www.youtube.com/watch…

Ngài Ajhan Chah nói: Hãy dưỡng nuôi Phật Giáo bằng Pháp Niệm Tâm.
https://www.youtube.com/watch?v=KFNodEJgMUY&app=desktop


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 người đang đọc chủ đề này (2 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 28th March 2024 - 11:39 PM