IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> 53 QUI TẮC VÀNG KHI ĂN
Diệu Minh
bài Jun 1 2019, 05:00 AM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,916
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=6765


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Jun 1 2019, 05:49 AM
Bài viết #2


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,916
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



LUẬT VÀNG ĂN CƠM:
53 QUY TẮC VÀNG TRÊN MÂM CƠM VIỆT

Nguồn: sư Thư sưu tầm gửi cho tớ nhé cả nhà, mừng quá Thực dưỡng nước nhà có sư Thư bồ tát cung cấp cho bao nhiêu kiến thức sáng tỏ nhiều vấn đề cốt tủy.
Từ lâu tôi mong tìm lại được những bài thơ cổ về tướng ăn, văn bản cổ hướng dẫn cách ăn của con rồng cháu tiên? Áp dụng cho người ngồi ăn cùng mâm, làm khách được mời ăn hay tham dự khóa tu, thì có thể bỏ bớt một số điều kiện thừa.
TRƯỚC KHI ĂN:
Đọc kinh cầu nguyện theo thói quen hoặc có thể đọc:
• Lúc này, ngay tại nơi đây, chúng con đã được ban cho những thức ăn đúng đắn.
• Chúng con sẽ dùng đúng cách: nhai thong thả và dịu dàng, nhai thật kỹ với lòng biết ơn tất cả.
• Con mong muốn tạo lập sức khỏe và hạnh phúc: thu được sự an tâm tuyệt đối, lòng dũng cảm vô song và nguồn trí tuệ tối thượng; nắm bắt rõ về trật tự của vũ trụ và sống vui, sống khỏe.

DÙNG ĐŨA, THÌA:
1. Không và cơm vào miệng quá 3 lần khi đưa bát cơm lên miệng. Nên xúc cơm bằng thìa cho hơi dọc thìa không cho ngang thìa cơm vào miệng. Nên chỉ xúc bằng 1 thìa cà phê (hoặc hơn chút) cơm lứt hoặc cơm xát dối nấu với kê... cho vào miệng để nhai kỹ, không tống miếng cơm tướng vào miệng rồi phùng miệng vừa nhai vừa nuốt!
Xúc cơm đưa vào miệng xong bỏ hai tay xuống thong thả nhai, vừa nhai vừa đếm miếng nhai cho 3 miếng đầu tiên, mỗi miếng đếm 120 lần rồi nuốt 1 lần.
Nhai vậy tâm có định ngay, nên vừa nhai vừa đếm (thực tập thiền trong khi ăn) như vậy trẻ sẽ con học giỏi thông minh lên, người già tăng trí nhớ, thanh niên da mặt mịn đẹp, không cần các giải pháp làm đẹp bên ngoài mà vẫn không có người yêu hay bị chồng chán ngầm!
Nhai đếm thiết lập định tuệ giúp thân cân bằng năng lượng âm dương (cân chỉnh lượng muối trong bữa ăn) để hiểu và làm theo đúng lời dạy của Phật Chúa về con đường trung đạo.
Bạn muốn được dịu dàng và thảnh thơi thì hãy ăn với loại tâm đó cùng với chánh niệm.
Khi nhai để ý mùi vị thức ăn ra sao? nhìn tâm bạn đang phản ứng ra sao? (câu này do thiền sư Tejanyia dạy).
Sau 3 miếng nhai đếm có thể bật đài nghe giảng về lợi ích của việc nhai kỹ cho cả nhà nghe. Cũng có thể nghe giảng Pháp khi ăn! Nên có thẻ Minh là những bài chọn lọc tinh hoa nhất giúp tiến bộ thân tâm, để về đủ mọi phương diện mỗi ngày ta lại tiến tới chỗ tốt đẹp và nhiều may mắn hơn. Luôn khẳng định như vậy để khỏi bị sa lầy vào trạng thái tiêu cực trầm cảm sân hận, nói dối, vô ơn...
2. Không gắp thức ăn đưa thẳng vào miệng mà phải đặt vào bát riêng rồi mới ăn.
3. Không dùng thìa đũa cá nhân của mình quấy vào tô chung.
4. Không xới lộn đĩa thức ăn để chọn miếng ngon hơn.
5. Thấy có bao nhiêu người thì liệu mà gắp cho vừa chứ không nên chỉ nhăm nhăm vào thức ăn mà gắp lấy gắp để, thì người khác chưa ăn tới món ăn đó liệu họ còn mà dùng không? Người nào ăn cùng mâm hay xếp hàng đi ăn trong khóa tu lưu ý điều này, không phải xếp hàng đi trước thì muốn gắp bao nhiêu thì gắp: món nào nhiều ta gắp nhiều món ít lấy ít, để người đi sau còn có thức ăn mà gắp! Chuyện này cần được đưa vào trường phổ thông mà dạy bảo nhau từ trong bụng mẹ, từ bé tí và mãi cho đến khi lớn khôn. Con người chỉ khác nhau ở mức độ thái độ đúng khi ăn và cần phải lựa chọn thức ăn đúng, nấu ăn đúng nữa. Tiên sinh Ohsawa nói: ăn đúng sẽ suy nghĩ đúng và hành động đúng. Có những bữa ăn (set) được thiết kế cho nam giới, nữ giới, người già và trẻ em, người tu hành, người lao động trí óc, người lao động chân tay.
Không thể là nhà giáo, người tu hành mà lại ăn nhầm set ăn của nữ giới, nam giới hay tội phạm cả! Phải trạch Pháp khi ăn và phải có chọn lựa đồ ăn thích hợp cho mục tiêu của từng cá nhân.
Món ăn để trở thành tội phạm, nói dối và nuôi dưỡng xấu ác bệnh tật, sợ hãi là ăn nhiều thịt cá trứng, pho mát thái quá và nêm gia vị hoá chất muối mặn, đã vậy còn tham ăn, nhai nhanh nuốt vội. Có nhiều giáo viên như vậy mà vẫn thích làm thầy đứng trên bục giảng thì thử hỏi làm sao trái đất tiến hoá văn minh tinh thần? Người bình thường nhai 3 miếng cơm gắp 1 miếng thức ăn. Người bệnh thì chỉ ăn vài gắp thức ăn vào cuối bữa.
6. Không cắm đũa dựng đứng vào bát cơm.
7. Không nhúng cả đầu đũa vào bát nước chấm.
8. Phải trở đầu đũa khi muốn tiếp thức ăn cho người khác.
9. Không được cắn răng vào đũa, thìa, miệng bát, không liếm đầu đũa.
10. Không vừa cầm bát vừa cầm đũa chỉ 1 tay cũng như không được ngậm đũa để rảnh tay làm các việc khác chẳng hạn như múc canh, đôi đũa chưa dùng đến phải đặt vào mâm hoặc đĩa bàn nếu ăn trên bàn có dùng đĩa lót bát, hoặc đồ gác đũa.
KHI NGỒI ĂN
11. Ngồi ăn dù trên chiếu hay trên ghế đều không được rung đùi, rung đùi là tướng bần tiện của nam, dâm dục của nữ, và cực kỳ vô lễ (tiểu nhân đắc trí rung đùi).
12. Không ngồi quá sát mâm hay bàn ăn nhưng cũng không ngồi xa quá.
13. Ngồi trên ghế thì phải giữ thẳng lưng. Cách ngồi ăn tốt nhất là ngồi xếp bằng giữ thẳng lưng để thức ăn vào được đủ 7 luân xa. Ngày nay Miến Điện, Thái Lan... những đất nước có Phật giáo nguyên thủy vẫn còn giữ được cách ăn này.
14. Không để tay dưới bàn nhưng cũng không chống tay lên bàn mà bưng bát và cầm đũa, khi chưa bưng bát thì phần cổ tay đặt trên bàn nhẹ nhàng.
15. Không ngồi chống cằm trên bàn ăn.
16. Tuyệt đối tránh cơm đầy trong miệng mà nói.
17. Không chu mồm thổi thức ăn nóng mà múc chậm phần nguội hơn ở sát thành bát đĩa.
18. Muỗng kiểu múc canh phải đặt úp trong bát không được để ngửa.
19. Khi chấm vào bát nước chấm, chỉ nhúng phần thức ăn, không nhúng đầu đũa vào bát chấm, miếng đã cắn dở không được chấm, nom rất phản cảm.
20. Khi nhai tối kỵ chép miệng, không tạo tiếng ồn khi ăn (ví dụ nhai nhóp nhép, húp soàm soạp)
21. Không nói, không húp canh khi miệng còn cơm.
22. Không gõ đũa bát thìa.
23. Khi ăn món nước như canh, chè, xúp, cháo… nếu dọn bát nhỏ hay chén tiểu thì có thể bưng bát trên hai tay để uống nhưng không được kèm đũa thìa. Nếu dọn bát lớn hay đĩa sâu thì dùng thìa múc ăn, tới cạn thì có thể một tay hơi nghiêng bát đĩa sâu ra phía ngoài, một tay múc chứ không bưng tô to đĩa sâu lên húp như kiểu chén tiểu. Món canh có sợi rau nên dọn bát nhỏ, món gọn lòng thìa có thể dùng bát lớn, đĩa sâu.
24. Không ăn trước người lớn tuổi, chờ bề trên bưng bát lên mình mới được ăn. Nếu đi làm khách không gắp đồ ăn trước chủ nhà hay người chủ bữa cơm (trừ ra bạn được đề nghị gắp trước, trong một dịp nhất định).
25. Dù là trong khuôn khổ gia đình hay khi làm khách, nơi tu tập, tuyệt đối không chê khi món ăn chưa hợp khẩu vị mình. Điều này cực kỳ quan trọng vì không đơn thuần là phép lịch sự mà còn là một phần giáo dục nhân cách. Nếu không được dạy nghiêm túc, trẻ em từ chỗ phản ứng tự nhiên do khẩu vị sẽ tới chỗ tự cho mình quyền chê bai, phán xét, không trân trọng lao động của người khác. món không ngon với người này nhưng ngon với người khác và có được nhờ công sức của rất nhiều người. Chê món ăn của người khác nấu dầu là cách nào đi nữa cũng cách tốt nhất để dễ dàng đánh mất tương giao tốt đẹp với người nấu ăn và người mời ăn, người cho ăn... trừ khi người ta muốn hỏi thực cảm giác của mình để cân chỉnh lại cách nấu.
26. Không nên ăn món ăn phi Thực dưỡng, hãy tự học về Thực Dưỡng và nấu ăn Thực dưỡng để có thể biết cách lựa chọn khôn ngoan khéo léo không mất lòng khi đi ra ngoài ăn mà vẫn bảo đảm sức khỏe. Nhiều người không biết lý thuyết Thực dưỡng áp dụng máy móc, đến khi đi ra ngoài ăn bậy quá thành bệnh nặng, lại cần đến Thực dưỡng như là liều thuốc để chữa lành? Thực Dưỡng là con đường hạnh phúc với lý thuyết âm dương kỳ diệu chứ không chỉ đơn thuần là chữa bệnh, nhiều người đã hiểu lầm và làm cho nó thành ra như chỉ để cho người bệnh thì mới nên áp dụng vậy, hiểu biết này đã ngăn cản sự tiến hóa tự nhiên của con người, làm cho rất nhiều người chả có hiểu biết gì về phương pháp SỐNG VUI này. Cần am hiểu lý thuyết cho vững bằng cách đọc sách treo bảng Thực phẩm 4 bánh tự học và nghe đài đọc hướng dẫn về ăn uống như thẻ Minh và thẻ Thực Dưỡng… bật thẻ này cho những người nấu ăn hay ngay trong khi ăn để xác định được mục đích chân chính ăn để làm gì? Tại sao phải nhai kỹ?
27. Không gắp liên tục một món dù đó là món khoái khẩu của mình.
28. Phải ăn nếm trước rồi mới thêm muối, tiêu, ớt, chanh v.v…, tránh vừa ngồi vào ăn đã rắc đủ thứ gia vị phụ trội vào phần của mình.
29. Phải ăn hết thức ăn trong bát, không để sót hạt cơm nào.
30. Khi lấy thức ăn ra bát không nên để dính chút thức ăn nào còn trong nồi chảo, nên có cái vét bột hữu ích...
31. Dọn mâm phải nhớ dọn đĩa bát nhỏ đặt trong những bát đĩa lớn hơn…
32. Trẻ em quá nhỏ dọn mâm riêng (nhất thiết trẻ em dưới 6 tuổi không cho ăn thức ăn hôi tanh, ăn sớm quá thì tỳ vị bị hư, thay thế bằng những món đạm dễ tiêu, tìm đọc Đạm chay Vegan) và cần có người trông chừng để tránh gây lộn xộn bữa ăn của người già, tới 6 tuổi là ngồi cùng mâm với cả nhà được sau khi đã thành thục các quy tắc cơ bản.
33. Tạo thành thói quen có món ăn ngon nhớ ngay mời và chăm sóc cho ông bà cha mẹ, thầy tổ, bề trên được ăn, có khi ông bà cha mẹ thầy tổ ngồi hay ở trong phòng ngồi ăn, không ngồi cùng mâm thì phải dọn riêng trước khi nghĩ đến bản thân.
34. Khi trẻ em muốn ăn món mà nó ở xa tầm gắp, phải nói người lớn lấy hộ chứ không được nhoài người trên mâm. Trong gia đình, khi trẻ em ngồi cùng mâm người lớn thì sắp cho bé một đĩa thức ăn nhỏ ngay bên cạnh với đồ ăn thích hợp lứa tuổi. Với người cao tuổi cũng vậy, dọn riêng thức ăn thích hợp và ninh mềm hơn.
35. Không để các vật dụng cá nhân lên bàn ăn (điện thoại…), trừ chiếc quạt giấy xếp có thể đặt dọc cạnh mép bàn. Ngày nay thì điện thoại di động là vật bất lịch sự và mất vệ sinh.
36. Dứt khoát không nghe điện thoại và nói chuyện trên di động oang oang trong bàn ăn, cần thì đi xa ra ngoài mâm cơm mà nói chuyện, tốt nhất tắt điện thoại khi ăn, vì để giữ gìn cho bữa ăn được thanh tịnh và để thực hành hạnh biết ơn bằng nhai kỹ cho nó trọn vẹn. Một tiếng đồng hồ tự thưởng cho mình giờ ăn mỗi lần là đủ để bảo đảm hạnh phúc cá nhân, để có sức mà sống vui và phục vụ mọi người. Nếu có thể thì nên tắt điện thoại khi ăn. Chúng tôi có tổ chức các khóa tu tập và đây là nội qui của khóa tu ăn: tuyệt đối không được để tiếng điện thoại reo ầm khi đang ăn trong thanh tịnh và để còn trau dồi định lực ngay trong khi ăn bằng nhai đếm.
37. Nhất thiết để phần người về muộn, chưa kịp ăn cùng vào đĩa riêng, không khi nào để phần theo kiểu ăn dở còn lại trong đĩa.
38. Ăn từ tốn, dịu dàng thảnh thơi, không ăn hối hả, không vừa đi vừa nhai, không vừa ăn vừa đọc sách, nghe đài, xem ti vi, nói chuyện... (nghe đài giảng dạy về ăn, về Pháp thì nên nghe). Nên giữ được tuyệt đối im lặng trong khi ăn thì tốt nhất: vừa ăn vừa nói chuyện sẽ đẩy khí của thức ăn ra ngoài giảm bớt năng lượng tinh túy quí giá của thức ăn.
39. Khi ăn không được để thức ăn dính ra mép, ra tay hay vương vãi, giữ khăn trải bàn sạch sẽ.
40. Nếu ăn gặp sạn, vật lạ trong thức ăn, cần từ từ lấy ra, không được nhè ra toàn bộ tại bàn.
41. Chỉ có người cao tuổi, 70 trở lên và trẻ nhỏ mà ợ khi ngồi ăn mới không bị coi là bất lịch sự.
42. Nếu bị cay thì xin phép ra ngoài hắt xỳ hơi, xỷ mũi.
43. Nhà có khách cần cẩn trọng khi nấu, chất cay để phụ trội bày thêm, tránh bất tiện cho khách khi họ không ăn được cay hay một vài gia vị đặc biệt.
44. Tránh va chạm tay với người cùng mâm, nếu thuận tay trái thì nói trước để chọn chỗ cho thuận tiện.
45. Phải chú ý tay áo khi gắp đồ ăn.
46. Khi đang ăn mà có việc riêng phải xin phép rồi mới rời mâm.
47. Phong tục mời tùy theo gia đình, có gia đình thì người cao tuổi nhất nói đơn giản “các con ăn đi”, trẻ thì thưa “con xin phép”, nhưng có gia đình trẻ con phải mời hết lượt ông bà cha mẹ cô chú anh chị… Khi tới đâu thì quan sát gia chủ, không thể mang tập quán nhà mình vào bữa ăn nhà người ta. Khi đi vào chùa, thiền viện, khóa tu cũng vậy, càng phải lưu ý để tuân thủ vì mỗi gia đình và mỗi chùa chiền, khóa tu và thiền viện đều có qui cách khác nhau.
48. Ăn xong cần tô son lại thì xin phép vào phòng vệ sinh, không tô son trên bàn ăn trước mặt người khác.
49. Ngồi đâu là theo sự xếp chỗ của chủ nhà, không tự ý ngồi vào bàn ăn khi chủ nhà chưa mời ngồi.
50. Những người giúp việc nên có xu hướng ăn sau, ngồi mé ngoài cùng để cần gì thì đứng lên chạy đi chạy lại lấy đồ dễ dàng. Tránh leo tót lên ngồi cạnh khách quí, trừ phi chủ nhà bảo ngồi chỗ nào.
51. Không được phép ăn quá nhu cầu rồi ngồi ngồi thuỗn ra mà thở và muốn đi nằm.
52. Nên thành thực nói trước về việc ăn kiêng gì, dị ứng [nếu có] khi được mời làm khách để tránh bất tiện cho chủ nhà.
53. Nhất thiết nói cảm ơn sau bữa ăn dù là chỉ có hai vợ chồng nấu cho nhau. Đừng tiếc lời khen ngợi những món ngon.
Cầu nguyện sau khi ăn:
Lúc này chúng con đã dùng bữa xong với những thức ăn đúng đắn. Xin nguyện sống xứng đáng sau khi thọ nhận thức ăn này.
Xin tạ ơn vì bữa ăn ngon miệng!
Nguồn: (dày công sưu tầm)
Nguồn: Facebook. Từ đường link sư Thư gửi của bạn fb: GHLAW





--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 29th March 2024 - 05:06 AM