IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

3 Trang V  < 1 2 3 >  
Reply to this topicStart new topic
> Tất tật tần tân về rong biển tốt cho sức khỏe theo Thực Dưỡng, Phổ tai, Hijiki, wakame, nori: ưu tiên sử dụng 4 loại này&#
hasua
bài Apr 2 2009, 11:10 AM
Bài viết #11


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 224
Gia nhập vào: 4-April 07
Thành viên thứ.: 13



QUOTE(Diệu Minh @ Jan 19 2009, 02:55 PM) *
Rong gi?
Nếu là phổ tai của SG thì phải rửa sạch, rửa thật nhanh; coi NÓ như là miếng xương ninh lấy nước ngọt, để làm ngon ngọt toàn bộ thức ăn; nhưng nó lại hơi tanh cho nên có thể khử tanh bằng gừng và gia vị như là ăn cá.
Bất cứ món ăn gì muốn tăng độ ngon ngọt và mềm nhanh thì dùng Phổ tai.

Có rong biển Hàn quốc thì vừa ngon, vừa sạch, không cần phải ngâm rửa lâu. Loại rong biển HQ khi nấu nên bẻ thành từng miếng nhỏ từ lúc còn khô vì sau khi cho vào nước rồi sẽ dai, cắt đau tay lắm. whistling.gif

Em thường mua phổ tai ở chỗ Lan hoặc chỗ ông Ngô Ánh Tuyết.

Em chế biến như sau:

- Rửa sơ trước, rồi ngâm trong nước sạch khoảng nửa tiếng cho cát, ốc rơi xuống, sau đó rửa lại bằng chính nước đã ngâm. Lọc lấy phần nước ngâm phổ tai qua 1 lớp bông gòn.

- Cho tamari + nước ngâm phổ tai vào phổ tai, đun nhỏ lửa cho đến khi cạn. (Có lúc em đun đến 4-5 h).

Sau đó dùng phổ tai này ăn thêm kèm với cơm, với cháo hoặc cho vào nấu canh, nấu nước dùng.

Khi ấy phổ tai sẽ trở nên thơm ngon, không còn mùi tanh nữa.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Apr 2 2009, 08:18 PM
Bài viết #12


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,916
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Hay quá,
Mai sẽ làm ngay cách này
Rong Hàn Quốc khi không phải khó nhọc gì, chỉ việc cắt nhỏ ra rồi ngâm ninh như trên.

Hay quá thêm một cách ăn Phổ tai.

Thank you very much


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
muvitinh
bài Oct 14 2009, 05:22 PM
Bài viết #13


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 64
Gia nhập vào: 4-September 09
Từ: vn
Thành viên thứ.: 4,696



cô cho cháu hỏi phổ tai là dương hay âm, trong sách axit kiềm thì cháu thấy ghi là kiềm dương, nhưng cháu thấy cũng có người nói nó là âm???
Go to the top of the page
 
+Quote Post
vantrung
bài Oct 15 2009, 09:28 PM
Bài viết #14


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,240
Gia nhập vào: 25-May 07
Từ: HCM
Thành viên thứ.: 30



QUOTE(muvitinh @ Oct 14 2009, 05:22 PM) *
cô cho cháu hỏi phổ tai là dương hay âm, trong sách axit kiềm thì cháu thấy ghi là kiềm dương, nhưng cháu thấy cũng có người nói nó là âm???

Phổ tai ( rong biển )là âm ,không nên ăn nhiều.BN không nên dùng phổ tai.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Oct 16 2009, 09:40 PM
Bài viết #15


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,916
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Có thể ăn phổ tai khi đang bệnh với điều kiện không ăn nhiều và phải dương hóa bằng cách kho như kho cá, hôm nay chị Huyền kho theo gợi ý của tôi ngon tới mức khó tin... kho lâu lâu như kho cá là làm dương hóa món rong biển phổ tai;

Cách khác có thể nướng lên và tán bột rắc cơm ăn...

Nên sử dụng rong biển theo kiểu này rất có lợi cho sức khỏe ...

Bất cứ một thức ăn nào dầu âm cách mấy cũng có thể làm dương hóa và loại dương quá cũng có thể làm cho âm bớt đi; nhưng tôi thấy thức ăn âm làm thành dương dễ hơn là ngược lại, có bạn nào lấy ví dụ ngược lại được không?

Nếu nhà bạn có món miso lâu năm hay tương lâu năm đem kho với rong biển là nhất, và ngon tuyệt...

Nếu ngày nào cũng dùng rong biển thì thứ nhất là dùng ít và thứ hai là luôn nhớ làm dương hóa món ăn này lên rồi dùng.

Cứ quan sát phân và nước tiểu là biết ngay mình thừa âm hay thừa dương...
OK?



--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Tottochan
bài Oct 20 2009, 06:54 PM
Bài viết #16


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 35
Gia nhập vào: 30-June 09
Thành viên thứ.: 3,808



QUOTE(Diệu Minh @ Oct 16 2009, 09:40 PM) *
Có thể ăn phổ tai khi đang bệnh với điều kiện không ăn nhiều và phải dương hóa bằng cách kho như kho cá, hôm nay chị Huyền kho theo gợi ý của tôi ngon tới mức khó tin... kho lâu lâu như kho cá là làm dương hóa món rong biển phổ tai;

Cách khác có thể nướng lên và tán bột rắc cơm ăn...

Nên sử dụng rong biển theo kiểu này rất có lợi cho sức khỏe ...

Bất cứ một thức ăn nào dầu âm cách mấy cũng có thể làm dương hóa và loại dương quá cũng có thể làm cho âm bớt đi; nhưng tôi thấy thức ăn âm làm thành dương dễ hơn là ngược lại, có bạn nào lấy ví dụ ngược lại được không?

Nếu nhà bạn có món miso lâu năm hay tương lâu năm đem kho với rong biển là nhất, và ngon tuyệt...

Nếu ngày nào cũng dùng rong biển thì thứ nhất là dùng ít và thứ hai là luôn nhớ làm dương hóa món ăn này lên rồi dùng.

Cứ quan sát phân và nước tiểu là biết ngay mình thừa âm hay thừa dương...
OK?

Chiều nay cháu may mắn được nếm thử món kho nhà cô, ngon quá ạ smile.gif
Cháu về cũng kho với tương nhưng nếm củ cải thấy vị chua ạ.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Oct 20 2009, 09:53 PM
Bài viết #17


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,916
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Lạ nhỉ? thế cháu mua củ cải ở đâu? kho với ít của cải thôi, kho với củ ngưu bàng, củ cà rốt và rong biển là được rồi... nhớ bỏ vào mấy lát riềng...

Cô kho với củ cải nhà cô trồng ở Bãi giữa sông Hồng...

Nếu chưa ngon lần sau làm lại... Ok?


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Tottochan
bài Oct 21 2009, 10:17 AM
Bài viết #18


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 35
Gia nhập vào: 30-June 09
Thành viên thứ.: 3,808



QUOTE(Diệu Minh @ Oct 20 2009, 09:53 PM) *
Lạ nhỉ? thế cháu mua củ cải ở đâu? kho với ít của cải thôi, kho với củ ngưu bàng, củ cà rốt và rong biển là được rồi... nhớ bỏ vào mấy lát riềng...

Cô kho với củ cải nhà cô trồng ở Bãi giữa sông Hồng...

Nếu chưa ngon lần sau làm lại... Ok?

Cháu mua củ cải ở chợ Văn Quán ạ.
Hôm qua cháu chưa cho riềng. Cháu sẽ gắng tập làm các món để mọi người nhà cháu ăn vừa miệng, còn cháu thì trộm vía dễ ăn, cháu ăn kiểu gì cũng ăn được ạ smile.gif
Cháu cám ơn cô!
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Jan 20 2011, 10:48 AM
Bài viết #19


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,916
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Phổ tai - ngọt lịm hồn!

Mỳ chính hay bột ngọt chính là Glutamate – một trong 5 vị cơ bản mà ta vẫn cảm nhận được trong các món ăn hàng ngày:

- Ngọt (đường) – năng lượng;

- Chua (giấm, chanh) – thức ăn bị hư hỏng;

- Mặn (muối) – các chất khoáng;

- Đắng (bia Hoblon, mướp đắng);

- Và glutamate hay còn được gọi là vị umami.

Vị umami khá độc đáo, có vị ngọt lợ, vị ngon của nước thịt (còn gọi là vị ngọt thịt, vị của phức hợp nước dùng, cà chua, măng tây, phomat và thịt đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các món ăn ngon. Trong văn hóa ẩm thực, vị uammi rất quen thuộc và tạo cho món ăn có vị ngọt và ngon. Chính vị ngọt thịt trong ẩm thực của Việt Nam là vị umami.

Vị umami hay glutamate hiện diện trong nhiều thực phẩm mà ta ăn hàng ngày. Hàm lượng glutamate tự do trong 100g thực phẩm ăn được: Kombu - phổ tai (2340mg), phomat (1200), trà xanh (668), cá mòi (280), cà chua (246), cải xanh (171), bắp (106), đậu Hà Lan (106), hành củ (51), cải bắp (50), măng tây (49), cải bó xôi (48), bí đỏ (47), nấm rơm (42), cà-rốt (33), khoai tây (10)…; sò điệp (140), cua Hoàng đế Alaska (72), cua xanh (43), tôm bạc (20), cua tuyết (19), trai (41), thịt gà (22), thịt bò (10), thịt lợn (9)… Trong 100ml nước mắm có 1370 mg glutamate tự do. Sữa mẹ có nhiều glutamat hơn bất kỳ loại thực phẩm nào khác.
Glutamate là một trong 20 acid amin, có trong tự nhiên (các thực phẩm tự nhiên, các thực phẩm lên men từ cá, tôm tép, đậu nành… chẳng hạn, có nhiều acid amin trong đó thường nhiều nhất là glutamate), tham gia cấu thành protein, tồn tại trong phần lớn các mô cơ, được tạo ra trong cơ thể và đóng một vai trò thiết yếu tạo nên vị umami.

Sự kết hợp hài hòa các loại nguyên liệu giàu glutamate cho ta các món ăn ngon mà nước dùng là một ví dụ. Nước dùng được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới. Vị umami là vị cơ bản của nước dùng Pháp, Trung Quốc (nước dùng Tan), Nhật Bản (nước dùng Kombu dashi). Tuy nguyên liệu tạo ra nước dùng ở mỗi nước có khác nhau: nước dùng Tan (Trung Quốc) được chế biến từ gà, xương lợn, tỏi tây và gừng; nước dùng Pháp (bouillon) được chế biến từ gà và rau củ; nước dùng Nhật Bản (dashi) sử dụng tảo biển và cá ngừ khô…) nhưng đều có hàm lượng glutamate cao hơn các acid amin khác và đều có chung công dụng: bổ sung vị ngọt cho món ăn. Nước dùng cũng là thành phần không thể thiếu trong các món ăn ở nước ta: phở, bún thang, bún riêu (ở miền Bắc), bún cá, bún chả cá, bùn bò Huế (ở miền Trung), bánh canh, hủ tiếu (miền Nam)… đều có vị umami đậm đà.

Mỳ chính, thực chất là Mono Natri Glutamate (MSG: Na Glutamate-H2O), được sản xuất bằng phương pháp lên men vi sinh, nguyên liệu chủ yếu là tinh bột hay mật mía làm từ cây mía, lúa mì, bắp, sắn tàu, củ cải đường, cây cọ; được sử dụng dưới các tên gọi: mỳ chính, bột ngọt, hạt nêm.

Những thứ này đều làm theo PP hóa học... cho nên không nên sử dụng, cách tốt nhất là sử dụng trực tiếp Kombu - phổ tai.



--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Jan 20 2011, 10:48 AM
Bài viết #20


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,916
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Phổ tai - ngọt lịm hồn!

Mỳ chính hay bột ngọt chính là Glutamate – một trong 5 vị cơ bản mà ta vẫn cảm nhận được trong các món ăn hàng ngày:

- Ngọt (đường) – năng lượng;

- Chua (giấm, chanh) – thức ăn bị hư hỏng;

- Mặn (muối) – các chất khoáng;

- Đắng (bia Hoblon, mướp đắng);

- Và glutamate hay còn được gọi là vị umami.

Vị umami khá độc đáo, có vị ngọt lợ, vị ngon của nước thịt (còn gọi là vị ngọt thịt, vị của phức hợp nước dùng, cà chua, măng tây, phomat và thịt đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các món ăn ngon. Trong văn hóa ẩm thực, vị uammi rất quen thuộc và tạo cho món ăn có vị ngọt và ngon. Chính vị ngọt thịt trong ẩm thực của Việt Nam là vị umami.

Vị umami hay glutamate hiện diện trong nhiều thực phẩm mà ta ăn hàng ngày. Hàm lượng glutamate tự do trong 100g thực phẩm ăn được: Kombu - phổ tai (2340mg), phomat (1200), trà xanh (668), cá mòi (280), cà chua (246), cải xanh (171), bắp (106), đậu Hà Lan (106), hành củ (51), cải bắp (50), măng tây (49), cải bó xôi (48), bí đỏ (47), nấm rơm (42), cà-rốt (33), khoai tây (10)…; sò điệp (140), cua Hoàng đế Alaska (72), cua xanh (43), tôm bạc (20), cua tuyết (19), trai (41), thịt gà (22), thịt bò (10), thịt lợn (9)… Trong 100ml nước mắm có 1370 mg glutamate tự do. Sữa mẹ có nhiều glutamat hơn bất kỳ loại thực phẩm nào khác.
Glutamate là một trong 20 acid amin, có trong tự nhiên (các thực phẩm tự nhiên, các thực phẩm lên men từ cá, tôm tép, đậu nành… chẳng hạn, có nhiều acid amin trong đó thường nhiều nhất là glutamate), tham gia cấu thành protein, tồn tại trong phần lớn các mô cơ, được tạo ra trong cơ thể và đóng một vai trò thiết yếu tạo nên vị umami.

Sự kết hợp hài hòa các loại nguyên liệu giàu glutamate cho ta các món ăn ngon mà nước dùng là một ví dụ. Nước dùng được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới. Vị umami là vị cơ bản của nước dùng Pháp, Trung Quốc (nước dùng Tan), Nhật Bản (nước dùng Kombu dashi). Tuy nguyên liệu tạo ra nước dùng ở mỗi nước có khác nhau: nước dùng Tan (Trung Quốc) được chế biến từ gà, xương lợn, tỏi tây và gừng; nước dùng Pháp (bouillon) được chế biến từ gà và rau củ; nước dùng Nhật Bản (dashi) sử dụng tảo biển và cá ngừ khô…) nhưng đều có hàm lượng glutamate cao hơn các acid amin khác và đều có chung công dụng: bổ sung vị ngọt cho món ăn. Nước dùng cũng là thành phần không thể thiếu trong các món ăn ở nước ta: phở, bún thang, bún riêu (ở miền Bắc), bún cá, bún chả cá, bùn bò Huế (ở miền Trung), bánh canh, hủ tiếu (miền Nam)… đều có vị umami đậm đà.

Mỳ chính, thực chất là Mono Natri Glutamate (MSG: Na Glutamate-H2O), được sản xuất bằng phương pháp lên men vi sinh, nguyên liệu chủ yếu là tinh bột hay mật mía làm từ cây mía, lúa mì, bắp, sắn tàu, củ cải đường, cây cọ; được sử dụng dưới các tên gọi: mỳ chính, bột ngọt, hạt nêm.

Những thứ này đều làm theo PP hóa học... cho nên không nên sử dụng, cách tốt nhất là sử dụng trực tiếp Kombu - phổ tai.



--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

3 Trang V  < 1 2 3 >
Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 29th March 2024 - 05:15 AM