IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

> Dập tắt cơn bốc hỏa?
Diệu Minh
bài Dec 14 2010, 10:52 PM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,046
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Có một bệnh nhân tới nhà tôi hỏi về cách áp dụng Thực dưỡng với căn bệnh này, chị thường bị cơn bốc hỏa không tự chủ được nhiều lần trong ngày, và trở nên khá lo lắng...
Hôm nay tôi nói với chị là tôi sẽ vào google để xem nguyên nhân và cách điều trị của đông tây y...

Thì ra tây y cũng "thua" căn bệnh này vì họ không tìm ra được nguyên nhân chính đúng?

Khi cơ thể thiếu hụt estrogen

Dưới đây là phiên bản cache tại địa chỉ: http://www.ngoisao.net/News/Chang-nang/2008/04/3B9C47CA


Estrogen chính là phương thuốc diệu kỳ giúp cho cơ thể phụ nữ mềm mại, nữ tính, phát triển những tính chất sinh dục, ngăn ngừa loãng xương. Đến một lúc nào đấy, phương thuốc kỳ diệu hết hiệu lực, đó cũng là lúc người phụ nữ phải đối mặt với nhiều thử thách cam go, không dễ dàng khắc phục..
Estrogen chính là nội tiết tố nữ. Những trường hợp buồng trứng bắt đầu suy giảm, hoạt động không tốt, chế tiết ít estrogen, mãn kinh, suy buồng trứng, cắt bỏ buồng trứng, tia xạ vào buồng trứng sẽ được xem là thiếu estrogen.

Khi thiếu estrogen, cơ thể sẽ có các biểu hiện: thay đổi về kinh nguyệt (kinh mau, thưa kinh, vòng kinh ngắn dần, lượng kinh ít dần rồi ngừng hẳn). Hội chứng rối loạn vận mạch (có những cơn bốc hỏa, nóng bừng ở phần trên của cơ thể; lạnh đầu chi, ra mồ hôi về ban đêm, người lúc nóng, lúc lạnh; chóng mặt, nhức đầu, chao đảo do rối loạn thăng bằng). Rối loạn về tâm thần (lo lắng, hồi hộp, giảm trí nhớ, hay quên; không tập trung tư tưởng, thay đổi tính tình, hay cáu gắt, hờn giận, dễ buồn nản và lâm vào tình trạng trầm cảm).
Thay đổi về giải phẫu (da trở nên nhăn nheo, ngực lép; các tuyến mồ hôi, tuyến bã giảm hoạt động nên lông, tóc khô giòn, dễ gãy, bạc màu, dễ rụng). Giảm thiểu đường tiết niệu (dễ bị són tiểu, dễ viêm nhiễm đường tiết niệu).
Thay đổi về cơ quan sinh sản. Giảm khoái cảm và ham muốn tình dục. Ảnh hưởng đến khung xương (làm loãng xương rồi mất xương, xương giòn, xốp, dễ gãy). Bệnh tim mạch (tăng 2-4 lần so với người chưa mãn kinh; tăng huyết áp, tăng bệnh mạch vành, tăng nguy cơ huyết khối)...
Thiếu hụt estrogen không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn gây ảnh hưởng tới tâm lý và nhân cách của người phụ nữ và cũng khiến cho tình dục bị ảnh hưởng. Để hạn chế sự thiếu hụt trên, bạn cần có chế độ ăn uống hợp lý: bổ sung các vitamin cần thiết như các vitamin B, A, chọn lựa các thực phẩm giàu protein, vitamin như cá, thịt, rau màu xanh. Bên cạnh việc bổ sung chất dinh dưỡng, bạn cần phải vận động, tập thể dục đều đặn, thường xuyên, đi ngủ đúng giờ.
(Theo Sức Khỏe và Đời Sống)

Dập tắt cơn bốc hỏa

Dưới đây là phiên bản cache tại địa chỉ: http://www.ngoisao.net/News/Chang-nang/2008/05/3B9C4BF5

Có đến 75% số phụ nữ ở tuổi mãn kinh bị cơn nóng bừng (bốc hỏa). Trong đó, nhiều người bị kéo dài trên 5 năm sau khi tắt kinh, một số người chỉ có dấu hiệu nhẹ và không thường xuyên, số khác lại có những biểu hiện rất nặng và nhiều lần mỗi ngày.
Những năm gần đây, các biểu hiện của thời kỳ mãn kinh (menopause) của phụ nữ được biết đến nhiều hơn do kết quả nghiên cứu về các tác hại của thuốc nội tiết tố estrogen và progesteron thường dùng điều trị cơn bốc hỏa ở phụ nữ sau mãn kinh.
Trong những triệu chứng của thời kỳ mãn kinh, cơn nóng bừng là một triệu chứng khó chịu nhất ảnh hưởng bất thường đến cảm giác và sức khỏe của phụ nữ. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy hai chất nội tiết tố nữ estrogen và progesteron dùng để điều trị cơn bốc hỏa rất hiệu nghiệm nhưng có thể gây tác hại cho sức khỏe, nên việc tìm những phương pháp khác để điều trị là một nhu cầu cấp thiết.
Nguyên nhân nào đã gây ra triệu chứng cơn bừng bốc hỏa, hiện nay chưa có câu trả lời thỏa đáng. Người ta chỉ cho rằng cơn bừng bốc hỏa là do những thay đổi của nồng độ nội tiết tố nữ trong máu giảm, xảy ra vào thời kỳ mãn kinh.
Biểu hiện của cơn bốc hỏa
Sau khi mãn kinh, những phụ nữ bị cơn bừng bốc hỏa thường có các biểu hiện sau: cơn nóng bừng làm phụ nữ cảm thấy một sức nóng có thể ít hay nhiều lan dần khắp người lên đến mặt; mặt đỏ bừng; da mặt, thân mình, tay, chân có từng đốm đỏ; tim đập nhanh, vã mồ hôi; cơn nóng bừng có thể kéo dài từ một vài phút đến nửa giờ, nhưng đa số sẽ hết sau khoảng 5 phút.
Khi cơn nóng bừng dịu xuống, người cảm thấy lạnh. Cơn nóng bừng xuất hiện một cách bất thường, có thể nhiều lần trong một ngày hay vài ngày một lần, hoặc chỉ thỉnh thoảng mới xuất hiện. Vào ban đêm, cơn nóng bừng xảy ra có thể làm phụ nữ mất ngủ. Có người chỉ bị cơn bừng bốc hỏa trên dưới một năm, nhưng người khác lại bị kéo dài trên 5 năm. Có người chỉ thấy những dấu hiệu nhẹ và ít cơn, số khác lại gặp những biểu hiện nặng và xảy ra nhiều cơn trong một ngày. Tuy nhiên, có nhiều phụ nữ không hề có cơn bừng bốc hỏa xuất hiện trong suốt thời gian sau mãn kinh.
Chữa trị cơn bốc hỏa như thế nào?
Thực hiện một chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý có thể làm giảm nhẹ triệu chứng của cơn bốc hỏa. Để điều trị cơn bốc hỏa, có thể áp dụng một hay nhiều phương pháp sau đây:
- Giữ mát cho cơ thể: Nếu tăng nhiệt độ của cơ thể, dù ít cũng có thể gây ra cơn bốc hỏa. Do đó, phụ nữ cần giữ mát bằng cách ở trong phòng thoáng, mở cửa sổ hoặc sử dụng máy điều hòa hay quạt điện. Khi cảm thấy cơn nóng bừng sắp xuất hiện, có thể hạ nhiệt bằng cách uống nước lạnh và các cách làm mát cơ thể thông thường.
- Ăn uống hợp lý: Tránh các thức ăn cay nóng như tiêu, tỏi, ớt, rượu, bia, nước chè, cà phê kiêng hẳn những thức ăn nào làm cho cơ thể dễ bị nóng bừng.
- Thư giãn tinh thần: Luyện tập dưỡng sinh, tập rung động thư giãn, ngồi thiền, thực tập phương pháp thở sâu và điều hòa hằng ngày có thể làm giảm cơn bừng bốc hỏa.
- Luyện tập thể dục, vận động: Ở tuổi mãn kinh, phụ nữ cần phải tập thể dục hằng ngày và nên tập những cử động làm nóng người và tim đập nhanh hơn, sẽ bớt cơn nóng bừng và ngủ ngon hơn. Có thể tập đi bộ khoảng trên 30 phút mỗi ngày. Tham gia câu lạc bộ dưỡng sinh sẽ giúp phụ nữ luyện tập đều đặn, thường xuyên.
- Không hút thuốc: Nhiều nghiên cứu cho thấy hút thuốc làm tăng cơn bốc hỏa. Ngưng hút thuốc còn làm giảm nguy cơ bị bệnh tim, đột quỵ, ung thư.
- Sử dụng thuốc để điều trị: Nếu áp dụng các phương pháp trên đây không kết quả, có thể dùng một vài thứ thuốc điều trị như sau: Estrogen là thuốc hiệu nghiệm nhất để chữa cơn bốc hỏa, nhưng có nhiều tác hại.
Một nghiên cứu cho thấy thuốc này có nhiều phản ứng phụ như làm tăng nguy cơ bệnh tim, ung thư, đột quỵ. Tuy nhiên, đối với trường hợp cơn bừng bốc hỏa quá nặng và không có nguy cơ về bệnh tim mạch, ung thư, có thể uống estrogen nếu lợi ích của việc dùng thuốc lớn hơn tác hại.
Thuốc progesteron cũng rất hiệu nghiệm để chữa cơn bốc hỏa và sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
Các thuốc khác: Niều nghiên cứu cho thấy các thuốc dùng để chữa bệnh trầm cảm, tăng huyết áp có thể giúp giảm cơn bốc hỏa như: venlafaxine (Effexor XR), paxil, prozac, celexa dùng với liều thấp có kết quả tốt.
Song các thuốc này không hiệu nghiệm bằng estrogen và cũng có những tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt hay rối loạn tình dục.
Clonidine là thuốc chữa tăng huyết áp, khi sử dụng có thể làm giảm số lần bị cơn bốc hỏa nhưng có một số tác dụng phụ như chóng mặt, buồn ngủ, khô miệng và táo bón.
Gabapentin là thuốc chữa cơn bừng bốc hỏa khá hiệu nghiệm nhưng có các tác dụng phụ như gây buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn.
(Theo Sức Khỏe và Đời Sống)


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Gửi trong chủ đề này


Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 27th April 2024 - 03:26 PM