IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

24 Trang V  « < 21 22 23 24 >  
Reply to this topicStart new topic
> Mạnh khoẻ, Điều hổ trợ cần thiết cho tâm linh
LIOVI
bài Feb 19 2011, 08:21 PM
Bài viết #221


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 255
Gia nhập vào: 18-September 10
Thành viên thứ.: 30,437



QUOTE(anhpilot @ Jan 11 2011, 02:43 PM) *
Em xin đc "trích dẫn" lại từ một vị đạo sư:
Chân lí hay sự thật mà có thể diễn đạt được bằng lời lời thông qua ngôn ngữ, tư duy, triết lý, logic....thì NÓ không không còn là chân lí nữa.
Việc nhấn mạnh về chân lí bằng cách viết hoa NÓ cũng đã làm méo mó NÓ.
Trân trọng.


Nếu không diễn đạt được chân lý và sự thật bằng bất cứ hình thức gì ...nhưng nó có thể chứng minh được bằng nụ cười . Nụ cười mà không chứng minh được nó thì ... trần gian này được xây dựng bằng nước mắt mà thôi

Đã không viết được thì hoa hay không hoa có nghĩa lý gì

Và nó có hình thể đâu mà méo mó ...Còn lòng con người đâu có dễ mấy ai tròn

Trăng thì tròn hay khuyết cũng đẹp , Còn tờ báo hay lại đi nói toàn những điều khuyết .Nhưng Chân lý và sự thật đều vẫn nằm trong tất cả những thứ ấy . Phải không ???
Go to the top of the page
 
+Quote Post
LIOVI
bài Mar 3 2011, 11:23 PM
Bài viết #222


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 255
Gia nhập vào: 18-September 10
Thành viên thứ.: 30,437



Mạnh khỏe nhìn theo nhãn quan của thực dưỡng là sự quân bình âm dương từ thể xác tới tâm hồn

Và để có sự quân bình ấy ta chỉ nhờ cậy vào bản năng sinh tồn tự nhiên của cơ thể là điều tiên quyết , sau đó ta mới cân nhắc và tạo điều kiện cho bản năng cân bằng âm dương cho con người của mình

Ai có 1 bản năng tốt lành và mạnh mẽ , cơ thể tự quân bình cho dù người đó ăn uống không quân bình , thế nhưng một số tế bào trong cơ thể sẽ phản ứng lại cái áp lực ức chế vì thiếu quân bình ấy và chúng sẽ nổi loạn , thế là những ttế bào ác tính xuất hiện

Rất nhiều người có 1 tiên thiên bất túc , nhưng qua sự công phu hàm dưỡng và nghiêm khắc trong ăn uống , họ đã vượt lên trên những sự thường tình của thế tục mà ung ung tự tại ngoài vòng danh lợi

Ở đâu đó , nhiều người đã nói về sự nở hoa của những đóa sen , phải nhất thiết cần đến bùn nhơ . Thế nhưng bùn nhơ ngày xưa thì đúng là như thế . Còn bùn nhơ hôm nay thì không thế , bùn của thời kỳ mạt pháp có quá nhiều hóa chất đến nỗi không thể có 1 sinh vật nào chịu nỗi , các bạn hãy nhìn những con kinh nước đen ở Sài gòn mà xem ; Sự nở hoa của sen không thể xảy ra ở những loại bùn này . Và sự nở hoa của con người thời nay cũng thế , cũng không giống ngày xưa ...Không ai có thể nở hoa khi phải nạp vào trong tâm hồn của mình vô vàng ý tưởng độc hại , Và đã có biết bao ý tưởng điên rồ quái thai do hóa chất độc hại này gây ra : những ý tưởng hủy diệt

Chúng ta đang ở vào giai đoạn cuối của cuối kỳ mạt pháp , sự tồn tại cũng cần thiết như sự nở hoa
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Mar 4 2011, 06:54 AM
Bài viết #223


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,915
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Hiểu ý hãy quên lời, người ta không diễn đạt được chân lý vì chân lý là bất khả tư nghì, đó cũng là một cách diễn đạt chân lý đấy chứ có phải không thể diễn đạt được đâu?
Nếu người nào có trí tuệ một chút sẽ hiểu và hành theo nếu không thì họ phải đi tìm minh sư mà học đạo... chứ không phải là hiểu theo kiểu của tâm trí và yên trí là MÌNH đã hiểu đúng và nghĩ đúng và sống đúng... con người thường hay trượt vào suy nghĩ lan man và cho là đúng những gì mình nhận định.


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
LIOVI
bài Mar 4 2011, 04:17 PM
Bài viết #224


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 255
Gia nhập vào: 18-September 10
Thành viên thứ.: 30,437



Cứ cho Phật Thích Ca là minh sư của chúng ta đi ; thì ngài cũng đã nói : Hãy khoan vội tin vào những gì ta nói ...

Còn bậc minh sư nào đó khẳng định lời họ nói là chân lý ...thì họ là bậc thầy của đức Thích Ca rồi vậy

Sự trầm tư về cuộc sống , về ý nghĩa cuộc sống , về chiều sâu cuọc sống , về đằng sau cuộc sống .... thiết tưởng cũng nên , hơn là cứ tính hiệu quả kinh tế mà lấy đó làm thước đo chỉ số IQ

Một cục vàng ai đó làm rơi mà ta không lượm , chỉ số IQ của ta phải chăng tồi nhất thế giới , hoặc là bị hâm nặng hết thuốc chữa rồi chăng

Về bên kia thế giới , ta sẽ đem theo được những gì ? Có ai ưu tư giống tớ không
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Vien Linh
bài Jun 13 2011, 09:59 AM
Bài viết #225


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 591
Gia nhập vào: 22-March 09
Thành viên thứ.: 2,444



Tìm mãi , đến bây giờ mới gặp một câu nói làm nhẹ nhàng tâm hồn

Trong buổi nói chuyện trên đài phát thanh vào ngày 26.10. 1939, Tổng Thống Franklin D. Roosevelt đã nói: "Người cấp tiến là người hai chân đã được trồng chặt vào khoảng không".

Xin cảm ơn ngài Roosevelt
Go to the top of the page
 
+Quote Post
LIOVI
bài Jul 25 2011, 03:52 PM
Bài viết #226


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 255
Gia nhập vào: 18-September 10
Thành viên thứ.: 30,437



QUOTE(marhaba @ Jan 12 2011, 09:25 AM) *
Ý huynh nói là TD là 1 cách chữa bệnh?
hay TD là nhiều cách chữa bệnh? Vì nếu quan niệm thức ăn là thuốc thì mỗi thứ thức ăn là thuốc khác nhau ~ cách chữa của Đông y cũng là dùng thuốc khác nhau cho các lọai bệnh?
Và TD ko chỉ là chỉ có chữa bằng cách ăn thôi mà còn có nhịn ăn, các phụ phương, lối sống..

Huynh làm ơn đừng có nói GLMM chữa được tất cả các lọai bệnh nhé. Cứ như bác Hưng chỉ ra thực tế thì thấy, hoặc như nếu vậy thì ông Ohsawa chả cần viết nhiều sách chi cho mệt.


Từ chân tóc cho đến móng chân , chổ nào cũng có thể sinh bệnh ; cho nên có cả ngàn loại bệnh hoạn khác nhau

Nhưng 7 tỷ dân trên hành tinh này , hình như chỉ có 1 loại mạnh khỏe phải không ?

Dưỡng sinh với PP GLMM không phải nhằm để trị bệnh ; Nó chỉ làm cho con người đạt đến chổ mạnh khỏe có thể có được mà thôi ( tôi thì nghĩ như thế )

Nếu ai đó muốn trị bệnh , thì hãy tìm đến thuốc ; còn ai muốn cần đến mạnh khỏe , hãy tìm đến PP DS Ohsawa

Nói 1 cách khác hơn là ...Qua PP Ohsawa , chúng ta có thể tạm hiểu là ...muôn bệnh chỉ có 1 gốc mà thôi
Go to the top of the page
 
+Quote Post
LIOVI
bài Aug 10 2011, 10:39 AM
Bài viết #227


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 255
Gia nhập vào: 18-September 10
Thành viên thứ.: 30,437



Trong kinh doanh , những từ siêu bền , siêu tốt ,siêu rẻ ...thường được vận dụng qua nhiều cách ...miễn sao tiêu thụ càng nhiều càng tốt hàng hóa bán buôn .

Các mặt hàng về thuốc chữa bệnh cũng như thực phẩm cũng không ngoại lệ

Lòng tin con người hiện nay đối với xã hội ngày càng giảm sút một cách trầm trọng ở xã hội VN ( nhiều người nói như thế )

Người ta nói về Nhân ái , về Đạo Đức , về Tình Nghĩa , về Lễ giáo ...nhưng không trên cơ sở Thật thà ( Trung Tín )

Câu nói :" Nhất ngôn ký xuất , tứ mã nan truy " cũng hay được dùng đến , chỉ để tạm thời cho người ta tin

Căn bệnh" Không Trung Tín " này không thể dùng thuốc mà trị được ; bởi đó là bệnh có nguồn gốc từ xã hội

Tôn giáo thời nay cũng bị nhiễm nặng căn bệnh ấy

Hệ quả là đã làm cho những điều hay , điều tốt đẹp bị phủ mờ

Làm sao còn ai biết được , hiểu được những chữ : Minh minh Đức , Tân Dân , Chỉ ư chí thiện

Những hoạn nạn khi sống giữa cơn sóng thần ở Nhật bản , đã làm cho nhiều người VN sững sờ khi nhìn lại dân tộc mình . Nơi đó đã sản sinh ra 1 con người rất ưu tư về nhân loại , nhưng không làm chính trị ...mà nghiên cứu Dưỡng sinh , bởi ông quan niệm rằng, việc Ăn uống cũng cải tạo xã hội

Đây là suy luận của vài ba người , khi nghĩ về ngài Ohsawa :" Muốn cải tạo xã hội , phải cải tạo con người "

Muốn cải tạo con người , hãy biết và hiểu sâu sắc câu nói :" Chúng ta là cái chúng ta ăn "
Go to the top of the page
 
+Quote Post
LIOVI
bài Jan 28 2012, 11:41 AM
Bài viết #228


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 255
Gia nhập vào: 18-September 10
Thành viên thứ.: 30,437



Nếu cả thế giới này không bệnh hoạn , đều sống tới 100 tuổi mới chết ...như thế cuộc sống có đơn điệu quá chăng?

Hay là hãy xem bệnh tật như là những trường thi mà con người phải nổ lực vượt qua ...như thế mới thú vị ?

Bệnh hoạn là kẻ thù của sức khỏe , hay là mặt bên kia của sức khỏe ?

Nếu cả đời không bệnh tật thì cần gì biết tới thuốc thang , và GLMM ; Thế nhưng vẫn có người ăn GLMM mà không vì bệnh tật ; thật là " phúc cho những ai không thấy mà tin "
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Vien Linh
bài Mar 3 2012, 09:39 PM
Bài viết #229


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 591
Gia nhập vào: 22-March 09
Thành viên thứ.: 2,444



[b]Y tế Việt Nam nên bắt đầu từ định nghĩa!
[/b]

Trong các văn bản pháp quy thuộc lĩnh vực y tế của Việt Nam, cho đến nay vẫn chưa có định nghĩa chính thức sức khỏe là gì. Khi nói đến sức khỏe nhiều người, kể cả cán bộ y tế, nghĩ ngay đến việc khám, phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh. Hoặc xa hơn, đó là dự phòng bệnh tật, nghiên cứu khoa học. Nhưng yếu tố tinh thần và xã hội của sức khỏe thì hình như chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Do vậy, các hoạt động và phát triển của y tế Việt Nam, thực sự còn lúng túng, do thiếu một triết lý.

Tổ Chức Y tế Thế Giới (WHO, 1947) định nghĩa “Sức khỏe là sự vẹn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không chỉ là không có bệnh tật”. Có thể xem định nghĩa này như là triết lý y tế. Chúng ta có thể dùng định nghĩa này để soi rọi lại sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân trong nhiều năm qua. Ngay từ lúc còn trong trường y, sinh viên chủ yếu học về sức khỏe thể chất. Theo đó, chương trình giảng dạy chú tâm vào việc huấn luyện cho các sinh viên y khoa việc truy tìm, xử lý bệnh tật bằng thuốc men, tham gia dự phòng bệnh tật. Hệ quả là khi ra trường và trở thành bác sĩ, kiến thức và nhận thức về tâm lý, và kém kỹ năng trong cách đối nhân xử thế với bệnh nhân, thân nhân, đồng sự, cấp trên, cấp dưới trong môi trường bệnh viện cũng như ở cộng đồng.

Ngoài ra, còn có một nghịch lý về giảng dạy kinh tế. Thật vậy, điều mà bác sĩ quan tâm là kinh tế y tế, cân bằng lợi ích lâm sàng và chi phí điều trị cho bệnh nhân, nhưng họ chỉ được học kinh tế chính trị! Hiếm khi sinh viên được học về các quy trình vận hành, tổ chức, quản lý bệnh viện. Thay vào đó, họ được học về dược lý chứ không biết về giá thuốc và hầu như “mờ mịt” về luật chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân, luật dược, pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân, luật khám bệnh, chữa bệnh và đặc biệt sinh viên y khoa lâu rồi chưa được học “nghĩa vụ y khoa”!

Tập trung vào sức khỏe thể chất dẫn đến một nền y tế thiếu toàn diện. Nhiều bác sĩ khi ra trường họ chỉ biết đến “bệnh” mà ít chú ý đến “người bệnh”, tập trung trí tuệ để xử lý tốt bệnh tật mà quên đi những giá trị mang tính nhân văn đó là tâm lý và xã hội. Họ tự cho mình là “mẹ”, có toàn quyền ra lệnh, quyết định, la rầy “con bệnh” của mình mà quên rằng, thực sự họ chỉ là những “người bạn” của bệnh nhân. Họ nhận lương bổng, thậm chí trang thiết bị, cả chiếc ghế ngồi của họ đều được đóng góp bằng tiền thuế và các khoản khác của người dân, trong đó, có những người bệnh đang ở trước mặt của họ. Khi ra toa thuốc, họ không biết được giá của ngày công lao động tay chân là bao nhiêu, không biết được giá của một kilogram lúa gạo là bao nhiêu, nên “vung tay quá trán”.

Bs Đỗ Hồng Ngọc từng nói các bác sĩ chữa được cái “đau” mà không giải quyết được cái “khổ”, giải quyết được “bệnh” mà không giải quyết được “hoạn”. Nhưng chữa được cho cái “xác” mà lờ đi cái “hồn” và các “mối quan hệ xã hội”, vốn dĩ không ít là cội nguồn của bệnh tật, là một khiếm khuyết. Nếu một bệnh nhân bị stress, đến bác sĩ đo huyết áp thấy cao, được chẩn đoán bệnh tăng huyết áp, dặn dò ăn uống và được “đe nẹt” một số biến chứng, ra toa thuốc, ra về. Nhiều bác sĩ ít khi biết được bệnh nhân ấy đang bị stress, vừa làm ăn thua lỗ, ly dị, đang chia của, con cái bỏ học, nói chung là có nhiều yếu tố xã hội và tâm lý khác. Có thể nhiều bác sĩ cho là bệnh quá tải, không có thời gian nhiều với bệnh nhân (cũng đúng), nhưng cho dù có nhiều thời gian đi nữa thì thực sự rất ít bác sĩ quan tâm đến những chuyện “ngoài bệnh tật” kể trên (trừ các bác sĩ có kinh nghiệm sống, hoặc đã được huấn luyện “lâu lắm rồi”) vì họ thiếu được rèn luyện những kỹ năng và phương pháp chuẩn mực để tiếp cận các vấn đề tâm lý và xã hội.

Các vấn đề vĩ mô khác về y tế theo tôi cũng xuất phát từ sự xa rời định nghĩa sức khỏe. Chúng ta quen đánh giá nền y tế bằng những chỉ số như tỷ trọng thầy thuốc trên vạn dân, số giường bệnh trên vạn dân, và dựa vào đó, các quan chức y tế kết luận rằng chúng ta thiếu bác sĩ, thiếu giường bệnh, bệnh viện quá tải. Những kết luận đó không hẳn sai, nhưng trong thực tế thì không bao giờ cho đủ số lượng bác sĩ theo nhu cầu, chứ chưa kể chất lượng bác sĩ, lại còn phải hòa nhập với khu vực, quốc tế. Nhưng chúng ta ít quan tâm đến cái gốc xã hội của tình trạng quá tải, của thiếu giường bệnh.

Cái gốc đó là chúng ta quên đi hai yếu tố tinh thần và xã hội của sức khỏe. Quay lại ví dụ về bệnh nhân stress, có thể được giảm nhẹ hoặc “chữa khỏi” nhờ chuyên gia tư vấn, thầy tu, hay một ai đó có uy tín trong họ hàng, bè bạn, trong gia đình hòa giải, tránh cuộc ly dị; con cái bỏ học có thể nhờ giáo viên giúp đỡ, và stress được kiểm soát, huyết áp của bệnh nhân cũng ổn theo, biến chứng có thể không xảy ra, thì đâu cần phải có nhiều bác sĩ điều trị tăng huyết áp, đội ngũ điều trị, chăm sóc biến chứng của tăng huyết áp như tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim, suy thận mãn. Có lẽ chúng ta chưa quan tâm đúng mức hai yếu tố tâm lý và xã hội của sức khỏe nên quên đi việc chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của mỗi người dân (tự chăm lo cho mình), của toàn xã hội (trong chăm sóc sức khỏe toàn diện) chứ không chỉ của riêng ngành y tế.

Do thiếu cái nhìn toàn diện nên chúng ta đã không huy động triệt để được tất các nguồn lực của xã hội để phục vụ cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe của người dân. Chúng ta cũng đã kêu gọi “xã hội hóa y tế”, nhưng không kêu gọi “xã hội hóa sức khỏe”, chúng ta đã quen gọi “Bộ Y tế” mà thực sự phải là “Bộ Sức khỏe” (Ministry of Health). Danh không chính nên “ngôn không thuận”, khó mà hiệu triệu mọi nguồn lực đi đúng một mục đích và hoạt động có hiệu quả nhất!

Cũng từ nhận thức thiên lệch về sức khỏe thể chất nên việc đầu tư các nguồn lực cho chăm sóc sức khỏe cũng thiếu hiệu quả. Nguồn tài chính của nhà nước đầu tư cho y tế, đa số chỉ tập trung cho việc xây dựng các bệnh viện, trung tâm chẩn đoán và điều trị, trang bị kỹ thuật càng chuyên sâu, cao cấp ở các thành phố lớn, bệnh viện tuyến tỉnh, còn lại một ít cho bệnh viện huyện, cũng nhằm để “chữa cháy” việc quá tải. Tuy nhiên, các địa chỉ trên chỉ chăm lo sức khỏe cho khoảng 10% dân Việt Nam, còn lại khoảng 90% cần được chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng thông qua chăm sóc sức khỏe ban đầu (cũng là cách giảm tải bệnh viện bền vững) thì đầu tư còn rất yếu kém. Qua thực tế, các khoa quá tải ở các bệnh viện thường là khoa Nội Tim mạch, Nhi khoa, Chấn thương, Ung thư, Thần kinh. Hơn phân nửa số bệnh nhân nội trú ở Nội tim mạch là tăng huyết áp, gần 1/3 là bệnh mạch vành, có thể kiểm soát tốt ở ngoại trú; đa số bệnh nhi đến phòng khám bệnh viện là các bệnh nhiểm khuẩn, virus đường hô hấp, tiêu hóa, v.v. có thể chữa tại trạm y tế, chăm sóc tại nhà; nếu tuyên truyền tốt về an toàn giao thông, sử dụng rượu bia thì không có nhiều chấn thương do tai nạn giao thông; giảm thuốc lá, thay đổi thói quen ăn uống sinh hoạt, thì ngừa nhiều bệnh ung thư, bệnh chuyển hóa, giảm các bệnh nhập viện vì tai biến mạch não, tiểu đường.

Giải quyết những vấn nạn vừa nêu không nhất thiết phải đầu tư nhiều tiền của mà cần phải chuyển hướng nhận thức đầu tư hiệu quả vào cộng đồng để giải quyết cho 90% nhu cầu xã hội trong chăm sóc sức khỏe ban đầu. Đó là việc đầu tư vào các chương trình truyền thông, giáo dục sức khỏe, sức khỏe học đường, chăm sóc sức khỏe cộng đồng khi không có thầy thuốc. Đó là việc đào tạo rất ngắn hạn nhân viên chăm sóc sức khỏe ban đầu, bao gồm nhiều đối tượng, kể cả thầy tu, sư sãi, ni cô, các sơ, v.v. các tình nguyện viên chăm sóc theo nhu cầu (không nhất thiết họ phải có nhiều kiến thức chuyên môn y tế). Đó là việc kêu gọi các thầy tu dùng chính chùa, nhà thờ làm cơ sở chăm sóc sức khỏe (sau khi được huấn luyện), là việc tăng cường chăm sóc bệnh tại nhà hơn là xây thêm bệnh viện, tăng số giường. Đó là việc kêu gọi gia đình, nhà trường, ngành giáo dục, phối hợp y tế, xã hội tham gia dạy dỗ, hỗ trợ con cái, tăng cường đào tạo kỹ năng sống của học sinh, sinh viên để giảm bớt bạo lực học đường, biết nói không với rượu bia, thuốc lá, lái xe lạng lách và có thể chính các em vận động gia đình mình tham gia giữ gìn sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật. Đó là việc dạy cho các bác sĩ ở các trạm y tế khoảng 10 bệnh thường gặp ở tại cộng đồng của mình cho thật tinh tường hơn là dạy cho họ chương trình chuyên khoa cấp I để rồi họ không sử dụng tốt ở cộng đồng, họ “bay” về huyện, tỉnh, gây mất nguồn nhân lực tại chỗ. Đó cũng là việc chúng ta cần tập trung đầu tư hỗ trợ “kiến thức chăm sóc sức khỏe ban đầu” cho tuyến dưới hơn là việc “chuyển giao kỹ thuật” theo chương trình 1816 như hiện nay.

Nói tóm lại, để sự nghiệp chăm sóc sức khỏe thực sự có hiệu quả, bước đầu tiên, cơ bản, quan trọng nhất là phải khẳng định lại một triết lý chăm sóc sức khỏe toàn diện trên cả ba mặt: thể chất, tinh thần lẫn xã hội như định nghĩa sức khỏe của Tổ chức Y tế thế giới. Các nhà hoạch định chính sách vĩ mô lẫn vi mô sẽ dựa trên định nghĩa này triển khai các bước đi tiếp theo sao cho toàn diện, không thiên lệch. Từ việc xác định triết lý này, sẽ có cơ sở tập trung các dạng nguồn lực: nhân lực, vật lực, tài lực, thiên nhiên, xã hội và văn hóa nhằm vào mục đích chăm sóc sức khỏe cho chính mình và xã hội. Nhà nước sẽ giảm bớt gánh nặng trong việc lo cho sức khỏe người dân, góp phần đảm bảo “an sinh xã hội”. Hồ Chủ tịch cũng đã từng dạy: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Muốn “dân liệu” hiệu quả phải chỉ ra vai trò người dân một cách rõ ràng, tạo điều kiện để mọi tầng lớp tham gia tích cực, riêng trong định nghĩa sức khỏe, đa số người dân hoàn toàn có thể làm tốt việc chăm lo sức khỏe tinh thần và xã hội, bên cạnh thầy thuốc họ có quyền và có khả năng tự chăm sóc mình và gia đình, cộng đồng trong một chừng mực nhất định nhưng lại hiệu quả rất lớn.

Ths. Bs. Nguyễn Minh Mẫn
Khách gửi hôm Thứ Sáu, 02/03/2012

Go to the top of the page
 
+Quote Post
LIOVI
bài Nov 26 2012, 11:07 PM
Bài viết #230


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 255
Gia nhập vào: 18-September 10
Thành viên thứ.: 30,437



“Sức khỏe là sự vẹn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không chỉ là không có bệnh tật”.

Tổ Chức Y tế Thế Giới (WHO, 1947) định nghĩa chắc không thể sai được ; nhưng không nhìn nhận , áp dụng thì có đúng cũng như sai
Go to the top of the page
 
+Quote Post

24 Trang V  « < 21 22 23 24 >
Fast ReplyReply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 28th March 2024 - 11:56 PM