IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Đối thoại hỏi đáp về thạch tín (Asen)
Diệu Minh
bài Oct 6 2014, 12:04 PM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Đối thoại hỏi đáp về thạch tín (Asen)

Tiến sỹ: Nguyễn Thị Gấm – Viện Khoa Học Nông Nghiệp Việt Nam

Tổng hợp một số nguồn tin trên các diễn đàn Nông Nghiệp

Bản tin tiêu dùng (Consumer Report) tháng 11/2012 có nói tới thạch tín (asen) trong gạo, đồng thời cho hay hàm lượng thạch tín trong gạo lứt nhiều hơn trong gạo sát trắng. Vậy câu hỏi đặt ra là chúng ta nên bỏ gạo lứt ăn gạo sát trắng, hay bỏ hẳn tiêu thụ gạo?
Để trả lời câu hỏi trên chúng ta cùng đi tìm hiểu rõ một số vấn đề sau:
1: Thạch tín là gì ?
Hiểu một cách phổ thông đơn giản, thạch tín là một chất độc tồn tại ở dạng hữu cơ và vô cơ (độc hơn). Thạch tín vô cơ được tìm thấy trong phân bón, thuốc trừ sâu và các hợp chất dùng trong công nghiệp.
2: Vì sao thạch tín trong gạo lứt nhiều hơn trong gạo xát trắng?
Các loại vi chất bao gồm cả thạch tín chủ yếu tập trung ở lớp ngoài của hạt gạo, khi gạo trắng được xay xát kỹ đã loại bỏ hầu hết các chất này. Nếu chúng ta ăn gạo xát trắng để tránh một phần thạch tín thì đồng thời chúng ta lại bỏ lỡ hầu hết các loại dưỡng chất nằm ở vỏ cám của hạt gạo.
Hơn nữa trong gạo lứt có chứa nhiều kẽm, sắt và chất chống Oxy hóa Anthocyanin (trong gạo mầu như gạo đỏ, gạo đen) là những chất có thể hấp thu và loại bỏ những chất độc, gốc tự do gây ung thư cho cơ thể. Vậy để giải quyết vấn đề thạch tín chúng ta nên giải quyết từ nguồn gốc và loại bỏ thạch tín ra khỏi hạt gạo chứ không nên chuyển từ gạo lứt xang gạo xát trắng chỉ để nhằm giảm lượng thạch tín ở vỏ cám hạt gạo.
3: Vậy làm sao để loại bỏ thạch tín khỏi gạo nói chung và gạo lứt nói riêng ?
Chúng ta có thể kể ra 3 cách cơ bản
Thứ nhất là do phương pháp canh tác, nhiều loại lúa gạo chỉ phát triển trong điều kiện đất ngập nước, thúc đẩy sự hấp thụ thạch tín hòa tan trong nước vào rễ cây. Nhưng nếu nước giảm nước đi nhằm hạn chế arsenic, thì cây lúa lại hút lên cadmium – cũng là một nguyên tố nguy hiểm. “ Tiến sĩ Guerinot, một nhà di truyền học phân tử và giáo sư sinh học tại Đại học Dartmouth cho biết “. Vì vậy canh tác trên những cánh đồng bị nhiễm các loại chất độc sẽ ảnh hưởng đến gạo và các loại cây trồng. Canh tác thế nào cho đúng thì chúng ta sẽ bàn ở những câu sau.

Thứ hai là tình trạng để gạo, gạo lứt bị mốc và bảo vệ bằng những hóa chất chống mối mọt... những chất này chứa rất nhiều chất độc hại rất nguy hại tới sức khỏe người dùng. Vì vậy cần dùng gạo ở các cơ sở uy tín và được bảo quản tốt. Hiện nay nếu mua gạo tại các chợ, nơi gạo được bầy bán trong những bao tải lộ liễu thì việc tránh những chất bảo quản là không thể.
Thứ ba là để giảm thạch tín trong gạo lứt, ngâm gạo từ 4 -8 tiếng, sau đó vo và thêm nước sạch để nấu cơm. Một số dinh dưỡng mất, nhưng thực tế bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích của thức ăn lứt. Tìm hiểu thêm trên trang “ Thucduong.vn “
4: Vậy làm thế nào để đất không bị nhiễm độc và canh tác thế nào cho đúng ?
Đất bị nhiễm độc từ phân bón, thuốc trừ sâu, không khí chứa bụi bẩn được đưa xuống đất qua những cơn mưa, và nguồn nước ô nhiễm. Vậy để đất không bị nhiễm độc thì cần tránh những tác nhân nói trên. Có rất nhiều phương pháp tránh, tuy nhiên ngay từ đầu trước khi canh tác thì nên chọn đất, ngồn nước và không khí trong lành là hiệu quả nhất.
Lưu ý thêm: Hiện nay nhiều trang trại sử dụng phương pháp canh tác hữu cơ bằng phân chuồng. Loại phân này chứa rất nhiều chất độc do quá trình chăn nuôi bằng những thức ăn công nghiệp, thuốc tăng trọng… Nếu dùng phân này bón cho cây thì đã vô tình đưa những chất độc vào trong đất và ảnh hưởng đến cây.

5: Hiện nay còn những cách nào khác đang nghiên cứu để loại bỏ thạch tín ?
Cách 1 là cải thiện giống lúa: Hiện nay có các chương trình, bao gồm các thử nghiệm ở Texas, cố gắng cải thiện giống để lúa bớt hấp thụ khoáng sản độc hại. Các nhà nghiên cứu đã khám phá các ý tưởng của kỹ thuật di truyền để làm cho hệ thống hấp thụ của cây cối chính xác hơn để lọc ra cadmium và thạch tín.
Cách 2 là cải thiện quy trình canh tác: Hiện nay có nhiều nỗ lực để nuôi cây lúa chuyển nhiều kẽm và sắt vào hạt gạo, do vậy giúp tăng cả chất lượng dinh dưỡng lẫn làm giảm độc tính.
Cách 3: Xem xét sử dụng các loại cây khác để làm giảm các yếu tố độc hại trong đất, một quá trình được gọi là phytoextraction. Chẳng hạn như Tiến sĩ Banks, đang nghiên cứu một loại cây dương xỉ có thể khéo léo kéo thạch tín từ đất và lưu trữ nó trong những chiếc lá. Tất nhiên, dương xỉ cuối cùng phải được đốt hoặc đưa đến một bãi thải độc hại.
Thạch tín đã có trong gạo từ rất lâu. Nó cũng có ở trong nhiều thực phẩm khác. Chúng ta có thể bị dọa và chúng ta có thể thiếu sẵn sàng. Chỉ khi chúng ta có kiến thức và hiểu sâu sắc về nguyên nhân cũng như các cách để loại bỏ những nguyên nhân đó, thì khi đó chúng ta sẽ làm chủ được mọi nguồn thức ăn cũng như mọi mặt của đời sống.

Phạm Tấn Hưng - 0977770597


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 người đang đọc chủ đề này (2 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 28th March 2024 - 09:56 PM