Phiên bản in ấn của chủ đề

Nháy vào đây để xem chủ đề theo đúng định dạng gốc

Thực Dưỡng _ Thực phẩm & Nấu ăn _ NATTO, cách tự làm natto, các món ăn từ natto

Gửi bởi: BAS Dec 24 2007, 11:12 PM

Phương Pháp Làm Natto Không Cần Rơm

(Một loại tương sổi)

Natto hay tương sổi của Nhật là một món ăn bổ dưỡng, dễ tiêu hóa, cung cấp nhiều enzym và các loại khuẩn có ích cho đường ruột. Tuy một số người lại không chịu nổi mùi của nó nhưng một số khác lại ưa thích ngay, ở khía cạnh này, nó có nét gì đó giống các món mắm của nước ta hay món pho mát của châu Âu. Cách phổ biến nhất để ăn natto là trộn nó với một phần xì dầu hay sáng sáu và ít mù tạt, sau đó ăn với cơm. Bữa ăn sáng truyền thống của Nhật Bản bao giờ cũng có lưng bát con natto, một bát con súp miso (là loại súp nấu từ rau củ, bột sắn dây và nêm miso là loại tương truyền thống của Nhật Bản), một bát cơm, ít rau củ, một miếng cá hồi muối khô đã được ngâm nước cho bớt mặn. Cá nhân tôi đề xuất cách ăn là trộn natto với muối vừng và ít tekka, vì natto hơi âm, còn tekka rất dương, natto bổ thận, (thuộc hành thủy, có thể làm hành mà nó khắc là hỏa suy yếu) còn tekka bổ tim (thuộc hành hỏa), vừng rang trong muối vừng thì tư dưỡng cả ngũ tạng. Tuy nhiên, ngon nhất là trộn natto với tamari lâu năm và mù tạt. Hiện nay ở Việt Nam đã có loại natto làm sẵn bán trong các siêu thị đồ ăn Nhật Bản, giá của nó vào khoảng 35000VND/3 hộp nhỏ, là tiêu chuẩn cho 3 người ăn. Nếu so sánh với giá đậu nành và rơm khô ở nước ta (những thứ này vốn là nguồn cung cấp khuẩn natto tự nhiên) thì giá này là quá đắt. Nhưng bạn vẫn nên mua natto về ăn thử và chỉ nên bắt tay vào tự làm nó khi đã quyết định là bạn có thể ăn nó lâu dài.

Các nghiên cứu về dinh dưỡng học ở Mỹ và Châu Âu đã công bố không chỉ về giá trị dinh dưỡng của natto mà cả giá trị phòng và trị các bệnh tim mạch và ung thư nên ngày càng nhiều người Mỹ đang tập ăn natto. Họ trộn nó với sốt mayonnaise, với sữa chua, kẹp vào bánh mỳ và còn nghĩ ra rất nhiều món từ natto rồi bày cho nhau trên những diễn đàn công cộng trên internet. Rất nhiều trang web bằng tiếng Anh phổ biến cho cộng đồng cách tự chế biến lấy natto tại nhà. Thậm chí, bây giờ đã có các trang web bán hàng chào mời loại máy làm natto, thực chất là một loại hộp ủ chạy điện, có thiết bị cảm ứng để đo đạc, điều chỉnh nhiệt độ lên men phù hợp mà vẫn đảm bảo độ thoáng khí cho mẻ đậu nành nguyên liệu. Nhiều cửa hàng đã bắt đầu cung cấp các gói men giống natto để phục vụ cho nhu cầu ngày càng lớn này. Vi khuẩn trong natto tổng hợp nhiều vitamin K2, loại vitamin này cũng được khuẩn cộng sinh có sẵn trong thành ruột tự tổng hợp, nhưng nếu ăn nhiều thịt cá, đường và gia vị hóa học lâu ngày thì các khuẩn cộng sinh này bị tiêu diệt rất nhiều, việc ăn natto chưa nấu (cho mất độ dính và mùi) có thể bổ sung lượng vi khuẩn thiếu hụt này. Nếu không có đủ vitamin K2, việc đưa canxi vào các cấu trúc protein như cơ bắp để dự trữ, hay đưa canxi vào xương và răng trở thành vô cùng khó khăn, đồng thời con người có thể bị xốp xương, yếu răng nhưng vẫn mắc các bệnh mang triệu chứng của dư thừa canxi như sỏi thận, gai đuôi cột sống. Các vitamin nhóm K được biết là có công dụng làm tăng số ion Ca trong huyết tương, tức là làm tăng độ hòa tan của các canxi trong huyết tương, nếu canxi không được ion hóa thì nó không phát huy được tác dụng kièm hóa dòng máu, như vậy dù có đưa bao nhiêu canxi vào cơ thể cũng vô ích. Ngoài ra trong natto còn có các vitamin PQQ được cho biết là rất quan trọng với da. Các nghiên cứu đã chứng minh natto giúp ngăn ngừa sự hình thành máu cục trong mạch máu, tức là ngăn ngừa luôn được nhiều biến chứng về tim mạch do máu cục làm tắc nghẽn mạch máu gây ra. Nhiều chất chống ung thư được tìm thấy trong nó, và nó thực sự làm giảm lượng cholesteron trong máu. Tuy nhiên, natto là âm nên quan điểm thực dưỡng không cho rằng nó có tác dụng trong điều trị ung thư, là một chứng bệnh âm.

Trên quan điểm âm dương, natto là âm với cơ thể, tỷ lệ K/Na của nó vào khoảng 180 (do tôi tính ra từ bảng phân tích thành phần natto, tức là dương hơn đậu nành dùng để làm nó, dù quá trình làm natto chỉ đơn giản dùng đậu nành và men, không hề có thêm muối, điểm này thật thú vị) nhưng việc thêm muối khi ăn nó giúp dương hóa hơn nữa, tác dụng lợi tiểu và giải độc của vitamin K được tổng hợp rất nhiều bởi khuẩn natto lại cho thấy đây là loại khuẩn gây những tác dụng dương tính, rất hợp với quy luật âm dương, cũng như miền hàn đới là âm, lại sinh ra các loài thực vật rất dương như củ nhân sâm. Thế nên ăn natto chưa nấu sẽ dương hơn dùng loại natto nấu chín để giảm độ kết dính và mùi. Trong bữa ăn truyền thống của Nhật, người ta ăn natto chung với món cá hồi khô đã làm bớt mặn, là một món khá dương để quân bình. Những người đang áp dụng Thực Dưỡng ở công thức từ số 4 trở xuống, tức là còn ăn mặn có thể dùng tép khô rang dầu. Còn những người ăn chay có thể dùng nửa thìa tekka, vì tekka rất dương. Giáo sư Michio Kushi cho biết, natto là một loại thực phẩm giàu năng lượng và bổ thận.

Có nhiều phương pháp khác nhau để làm natto, phuơng pháp được trình bày sau đây lấy trọng tâm là sử dụng khuẩn natto từ loại natto có bán trên thị trường, thuận tiện cho những người sống ở khu vực thành thị, không kiếm được rơm khô vốn có chứa khuẩn natto tự nhiên. Cần phải tiệt trùng các dụng cụ sử dụng khi làm natto để giảm nguy cơ lây nhiễm các loại vi trùng có hại, và cố gắng giữ nhiệt độ ủ natto ở mức xấp xỉ 40°C (104°F) để việc lên men natto thành công.

Nếu bạn ở nông thôn, vốn có sẵn rơm rạ khô thì công việc sẽ đơn giản hơn nhiều, chỉ cần ngâm đậu nành qua đêm, sau đó cho vào chõ hấp chín. Rơm tuốt sạch phần lá rác bám ngoài, cắt ngắn bớt, chỉ để lại độ dài khoảng 3 gang tay, đun sôi nước và nhúng rơm vào vài phút để tiệt trùng. Khuẩn natto trong rơm có thể sống trên 10 phút ở nhiệt độ 100°C, cho nên cần lưu ý thời gian nhúng rơm, tốt nhất là cho rơm vào một nồi nước to có thể sôi lại ngay sau khi nhúng rơm vào. Vớt rơm khỏi nồi, vẩy kỹ rồi tãi ra trên cái sàng đã dội nước sôi tiệt trùng cho thật ráo, sau đó cột chặt rơm thành từng bó nhỏ tầm cỡ cổ tay em bé ở một đầu và giữa bó rơm. Banh nhẹ đoạn rơm nằm giữa hai nút buộc rồi đổ đậu nành còn nóng ấm vào. Cứ một bó rơm như vậy bọc được nửa lạng đậu nành chín. Sau khi đổ đậu vào xong, bẻ gập phần rơm còn lại phủ kín đậu, buộc chặt lại rồi để ở nơi ấm áp, nhiệt độ khoảng từ 30-40°C. Ở Việt Nam, nếu là trong mùa hè thì yêu cầu đó chỉ đơn giản có nghĩa là đặt các bó rơm ở nơi sạch sẽ, kín đáo suốt ngày. Trong mùa đông, nếu nhà có tủ lạnh, có thể để các bó rơm gần dàn tản nhiệt của tủ lạnh, nhiệt độ nơi đó khá nóng và ổn định, tôi từng ấp nở một quả trứng vịt chỉ bằng cách đặt nó gần dàn tản nhiệt của tủ lạnh gia đình. Một bóng đèn sợi đốt đặt trong một cái chạn bịt kín 5 mặt, chỉ để hở một mặt cho thoáng cũng cho hiệu quả tương tự, có thể sử dụng đèn bàn. Nếu làm với quy mô lớn cho nhiều người dùng, đặt các bó rơm trong máy ấp trứng cũng rất có hiệu quả

Đậu nành phải hấp cho bở tơi để khuẩn natto xâm nhập được vào tới tận lõi giữa hạt đậu, dấu hiệu dễ nhận thấy rằng đậu đã chín mềm là hạt đậu chuyển sang màu hơi đỏ, nhưng vẫn nên đưa vào miệng cắn thử cho chắc chắn. Nếu hấp bằng chõ thường, cần tới 6 tiếng để hoàn thành, nhưng nếu có nồi áp suất thì thời gian rút lại chỉ còn 15 phút. Hơi nước bốc lên trong quá trình hấp đọng lại rồi rớt xuống xửng hấp sẽ rửa trôi dinh dưỡng của hạt đậu xuống dưới trong suốt mấy tiếng đồng hồ làm hao hụt dinh dưỡng và mất nhiều vị ngon, cho nên nếu bạn có ý định tự làm natto để ăn lâu dài thì cũng nên đầu tư cho việc này một cái nồi áp suất. Khi chưa có nồi áp suất, phải đun bằng nồi thường, chú ý nhắc nồi xuống ngay sau khi đậu chín mềm, không nên để thêm trên bếp, hoặc nếu bạn đủ khéo, có thể luộc đậu nành với lượng nước phù hợp, sao cho khi đậu chín mềm có thể nhắc nồi xuống thì nước ninh cũng vừa cạn. Có thể rửa sạch đậu nành trước khi ngâm để dùng luôn nước ngâm đậu này làm nước ninh đậu.

Ở thành phố không có sẵn rơm rạ, bạn có thể mua loại natto làm sẵn bán trong siêu thị về làm giống. Một hộp natto làm sẵn đủ làm giống cho 5 lạng đậu nành khô, tương đương khoảng 1kg đậu nành ngâm nở và hấp chín. Tiêu chuẩn ăn cho một người một ngày là nửa lạng natto, tương đương với lưng bát con, bạn có thể nghiền nát nó hay cứ để nguyên thế rồi trộn với magi và mù tạt sau đó phết lên bánh mỳ hoặc ăn với một cơm. Có thể chế biến thành các món ăn khác nhau tùy thích, nhưng lưu ý là không bao giờ nấu natto trong nước quá 10 phút vì các vi khuẩn rất có lợi cho đường ruột có thể bị chết trong nhiệt độ cao. Natto làm xong có thể để được 10 ngày trong tủ lạnh, vậy nên bạn có thể ước lượng tính toán lượng natto phù hợp cho gia đình và làm nó 10 ngày 1 lần. Nghiền nát natto giống trong cối sạch, trộn nó với ít nước sôi thành một hỗn hợp sền sệt (có thể dùng luôn nước đã hấp hay ninh đậu còn nóng) sau đó đổ nó vào xửng hấp, trộn thật đều và nhanh tay để giống bám đều lên tất cả các hạt đậu, trộn từ lúc đậu hãy còn nóng, trên 40°C, sau đó múc đậu vào hộp ủ.

Hộp ủ lý tưởng là loại nồi đất nông, rộng miệng, cao độ 5-7cm, nó nhận và giữ nhiệt rất tốt. Nếu dùng bóng đèn sợi đốt như đèn bàn để sưởi cho đậu ủ, thì có thể dùng nồi hay chảo bằng thép không rỉ để ủ đậu vì nó dẫn nhiệt tốt, rải một lớp đậu đã trộn men dày độ 2-3cm dưới đáy nồi, chú ý kê miếng xốp ở dưới đáy nồi để chống tản nhiệt, sau đó phủ lên trên miếng vải sạch hay vài ba lớp vải xô sạch cho thoáng. Đừng để đậu quá dày, lớp chất dính sinh ra có thể ngăn oxi đi xuống đến đáy nồi khiến lớp đậu ở đáy nồi bị khú, tạo ra vị cay. Cũng đừng để miếng vải phủ quá thưa, lượng nước bay hơi có thể làm bề mặt lớp đậu bị khô cứng. Sau khi đã bố trí xong vải đậy, cắm đèn để nó chiếu thẳng xuống lớp phủ. Có thể đặt bát nước cạnh nơi ủ đậu cho bay hơi để đèn chiếu không làm giảm độ ẩm không khí khiến đậu bị khô mặt, không ngon. Tôi dùng luôn xửng hấp để ủ đậu, hơi nước ở nồi hấp phía dưới bay lên xửng đủ bảo đảm độ ẩm cho lớp đậu ủ đặt trong xửng, còn mặt xửng tất nhiên là phải dùng vải đậy để giúp đậu được thoáng khí mà vẫn không khô cứng rồi.

Đậu ủ trong 1 đến 2 ngày là hoàn tất, tùy theo nhiệt độ ủ. Nếu nhiệt độ luôn ổn định xấp xỉ trên dưới 40°C thì chỉ từ 20 đến 24 giờ là mẻ natto hoàn thành, dấu hiệu dễ thấy nhất của nó là mùi natto tràn khắp căn phòng bạn để hộp ủ. Để mẻ natto hoàn thành nguội tự nhiên trong vài giờ, quá trình lên men chỉ kết thúc khi mẻ natto xuống tới 10°C, vào mùa hè, điều đó có nghĩa là sau khi bạn cho nó vào tủ lạnh. Sau khi natto đã nguội bằng nhiệt dộ môi trường, có thể cho nó vào tủ lạnh để dự trữ, ở nhiệt độ thấp, mùi của natto gần như biến mất. Sau khi ở trong tủ lạnh vài ngày, hương vị của natto sẽ tăng lên, đó mới là lúc nó ngon nhất. Do các khuẩn natto đã phá vỡ các cấu trúc protein khó tiêu của đậu nành thành các axit amin dễ tiêu hóa, nhưng nếu để phơi nó ra trong tủ lạnh và mất đi độ ẩm, các axit amin này có thể kết tinh thành những tinh thể tạo ra cảm giác lạo xạo, lổn nhổn khi ăn, do đó, nên đậy natto cho kín đáo trước khi cho vào tủ. Nếu khi dỡ ra, natto xuất hiện mùi khai nhẹ là bình thường, sau khi cho vào tủ lạnh, mùi này sẽ mất, nhưng đó là dấu hiệu mẻ natto đã bị ủ quá lâu khiến các axit amin bị phân giải tiếp tạo ra khí amoniac, khi khí này xuất hiện, natto càng lúc càng mất đi mùi vị, trở nên cay và khó ăn hơn. Thế nên canh chừng để hoàn thành mẻ natto đúng thời điểm là rất quan trọng. Natto được gọi là hoàn thành thật sự sau khi đã để lạnh 7 tới 10 ngày, lúc này các cấu trúc protein trong đậu nành hầu hết đã bị phá vỡ thành các axit amin, khiến natto trở thành một món ăn rất dễ tiêu và giàu năng lượng.


Chúc mọi người thành công ^^

Gửi bởi: Cristal Dec 25 2007, 03:06 PM

Em nói chi tiết hơn về cách ủ được ko? Làm sao mà giữ đc nhiệt độ 40oC khi ko có thiết bị gì hỗ trợ nhỉ? Dùng đèn chiếu vào hộp ủ á?


Gửi bởi: BAS Dec 25 2007, 11:14 PM

Vâng, dùng đèn bàn, loại sử dụng bóng đèn sợi đốt để chiếu vào hộp ủ chị ạ. Hộp ủ được khuyên dùng là chảo đất dày và rộng, nếu không dùng nồi inốc cũng được vì nó truyền nhiệt rất tốt. Mấy hôm nay rất lạnh nhưng em dùng bóng đèn chiếu vào cái nồi inốc to của nhà, vẫn ủ được natto, lên men hoàn thành trong 22h. Nhưng lỡ ủ xong và cất vào tủ lạnh mất rồi, lần ủ sau em sẽ chụp ảnh đưa lên cho mọi người dễ hình dung.

Chú ý nhất là khi pha natto nghiền nát với nước chỉ cho nước đủ để nó tạo thành một hỗn hợp sền sệt cho dễ trộn thôi. Nếu quá nhiều nước, nước này sẽ ngăn cản oxi, làm một bộ phận khuẩn natto hoạt động trong điều kiện yếm khí, tạo ra vị cay không ngon.

Món này tạo kiềm máu tuyệt vời, nhưng lại âm. Người bị bệnh dương ăn tốt, còn người bị các chứng bệnh âm như lao, ung thư phải cẩn thận khi sử dụng. Nó bổ sung loại khuẩn tổng hợp vitamin K cho ruột (vốn là loại vitamin có nhiêu trong rau xanh) giúp tạo ion Canxi trong máu nên giúp kiềm hóa máu, tác dụng giải độc rất mạnh. Có lần em đã nói những người ăn số 7 trong điều kiện đường ruột đang ở tình trạng suy kém có hiệu quả rất thấp vì thành ruột không đủ vi khuẩn cộng sinh có ích để tự tổng hợp những thành phần dinh dưỡng thiếu hụt, ăn natto để tự bổ sung các khuẩn cộng sinh có ích cũng tốt. Nếu bệnh còn nhẹ, có thể ăn mỗi tuần 1 thìa to natto cùng với tekka, nếu bệnh đã nặng mỗi tuần chỉ nên ăn nửa thìa, cũng với tekka. Làm như vậy có thể giảm nhẹ các phản ứng mãnh liệt do quá trình thải độc khi ăn số 7. Những ngày ăn natto phân sẽ nát hơn, thể hiện âm tính của nó. Các thức ăn âm có thể làm trầm trọng các bệnh âm nếu không thận trọng khi sử dụng. Tuy trong natto đã tìm thấy các chất chống ung thư nhưng tây y vẫn còn tranh cãi về tác dụng điều trị ung thư của nó do thử nghiệm trên thực tế không thấy có kết quả, và họ không giải thích đựoc nguyên do. Còn đối với việc phòng trị các bệnh tim mạch, đột quỵ thì natto được coi là giải pháp lý tưởng. Riêng với em, nó còn là thức ăn rất tốt để chống khô nứt da, nấm da vào mùa đông nữa nếu mỗi ngày ăn đều đặn 1 thìa nhỏ. Các vết khô nẻ da của em hiện nay đã hết sạch và môi không bị khô nứt như mọi năm nữa wub.gif

Gửi bởi: Diệu Minh Jan 2 2008, 05:02 PM



Một trong những cách ăn natto... ở phương Tây.
Muốn biết thêm thông tin về natto -->http://images.google.com/images?svnum=10&um=1&hl=en&rlz=1T4ADBF_enVN251VN253&sa=X&oi=spell&resnum=0&ct=result&cd=1&q=natto+spaghetti&spell=1

Gửi bởi: salt Jan 3 2008, 09:04 AM

Hương ơi,
Đậu nành ngâm xong có phải đãi vỏ không ??

Gửi bởi: BAS Jan 3 2008, 06:09 PM

Không cần chị ạ!

Em cũng hơi bị ám ảnh bởi âm tính của đậu nành 1 chút, hôm vừa rồi ăn natto buổi sáng với cháo hạt sen (khá dương) xong, cả ngày cứ chăm chăm lo tìm các thức ăn dương để "quân bình" thêm, thế là làm 2 bữa cơm đậu đỏ ăn với bí đỏ xào tamari tỏi, đến tối thì háo gần chết, uống 2 cốc nước lọc, sau đó phải ăn hết 1 quả cam mới thôi háo nước mà hôm sau vẫn táo bón.

Quá trình lên men của natto đã dương hóa hạt đậu nành lên nhiều, có thể yên tâm sử dụng. Đậu natto làm giống em mua trong siêu thị vẫn nguyên vỏ và đậu natto em làm cũng không đãi vỏ. Nếu xét trên các nguyên lý như âm đẩy âm, dương đẩy dương, âm dương hút nhau thì quá trình lên men đậu nành thành natto chắc chắn sinh ra những chất rất dương nên mới làm các hạt đậu hấp chín đang rời rã và âm lại sinh ra lớp chất dính có độ dính kinh khủng thế. Soi đũa vào natto rồi nhấc lên đến nửa mét mà vẫn thấy những sợi tơ dính từ nồi đến đũa bị kéo giãn ra chưa đứt. Hôm trước ăn natto kẹp bánh mì, mấy đứa bạn cứ nhảy chồm chồm lên la hét: "Ối ối, nhìn kìa, nhện đang chăng tơ quanh mồm kìa!" nghĩ lại vẫn còn thấy buồn cười bunny.gif

Món natto này hợp nhất là ăn với rong nori, lần nào ăn cũng thấy ấm cả người lên rất nhanh (chắc vì bắt đầu tập ăn natto vào màu đông nên em mới "nghiện" thế này) nếu tìm ở cửa hàng thực phẩm chay thì nó được gọi là loại rong biển chay 100 lá và rong biển chay 50 lá. Hầu hết các công thức sử dụng natto để làm món ăn em thấy trên mạng đều có cắt rong nori thành sợi phủ lên.

Hôm nay em thử trộn nước cốt dừa vào natto xay nhuyễn, thấy mùi natto biến luôn. Có một cách ăn natto mới như sau (chế lại từ công thức làm mì ống với natto):

Phở trà trụng qua nước sôi, sau đó cho ít dầu mè hay dầu ăn hòa tý tamari (hay xì dầu cũng được) vào trộn đều cho trơn sợi, đổ ra các đĩa.

Natto xúc ra bát, cho ít tamari, ít mù tạt trộn đều (ai thấy mùi natto khó chịu có thể thêm nước cốt dừa vào trộn, nếu nấu qua 1 chút thì sẽ hết dính, nhưng không tốt bằng ăn ngay vì trong natto có những enzym và vi khuẩn có ích cho thành ruột), phủ tiếp natto lên mì. Ai thích ăn chua hay cay có thể thêm vài giọt chanh hay tý tương ớt.

Rong nori dùng kéo cắt thành sợi, phủ lên mỗi đĩa một nhúm.

Cuối cùng trộn đều lên và măm măm thôi ! wub.gif

Gửi bởi: salt Jan 4 2008, 09:30 AM

Có vẻ OK đấy, nhưng em đã tính đến độ âm của nước cốt dừa chưa ?
Vuằ rồi chị dùng natto của cửa hàng Nhật, trong mỗi hộp xốp nhỏ đựng natto có một gói nhỏ màu vàng trong suốt, lúc đầu chị nghĩ đó là dầu mè cay, nhưng khi mở ra lại là một thứ nước ngòn ngọt, không mùi ,màu vàng nhạt, giống như một thứ nước chấm pha nhạt với đường. Cậu con trai chị được nhử thứ nước này, chén rất hăng. Nhà chị dùng natto sống thì mới chỉ có chị thôi, đúng là mùi rất đặc trưng nhưng cũng không đến nỗi khó ăn lắm. Chị nấu soup Miso với natto cho con trai ăn, cu cậu chén tì tì, vét đến hạt natto cuối cùng, xong còn xin thêm bát nữa, công thức cũng không cố định, thường nguyên liệu như sau : 1 -2 chén nước rau /củ luộc (tận dụng nước rau nấu cho cả nhà cho nhanh), đun sôi xong thả 1 gói canh dsinh vào cùng 1 ít rong wakame ngâm nở, hành xanh thái nhỏ, ít cọng tỏi tây xắt nhỏ,1 ít nấm đông cô ngâm nở thái hạt lựu... Khi các nguyên liệu vừa chín tới, nhỏ lửa, tắt bếp, nêm miso,thả natto vào khuấy đều, múc ra tô gốm sâu lòng,ăn nóng.

Gửi bởi: BAS Jan 5 2008, 11:22 PM

Vâng, natto nếu đem nấu chín sẽ có vị béo ngậy rất giống pho mát và hoàn toàn không còn mùi. Nếu khi nấu canh hay súp miso cho thêm ít natto vào sẽ làm ngon hẳn bát xúp, vì nhiều người ăn món chay thấy ...trống trải bởi thanh đạm quá, thiếu vị béo của thịt cá.

Một chút xíu nước cốt dừa để trộn natto chẳng có hại gì, vì bản thân phở trà và tamari đều rất dương. Bình thường, nếu em làm phở trà xào tamari, đều phải làm thêm một món xào gì đó ăn kèm để quân bình vì nó hơi thặng dương, bây giờ có natto, chỉ cần lấy ra trộn trộn 1 chút rồi đổ lên, nhàn hẳn whistling.gif

Ở Nhật, họ còn nghiền natto ra rồi phủ lên bánh pizza thay cho pho mát, dùng mì udon thay mì ống, thêm các loại rau củ thái và nêm các gia vị truyền thống như miso, dấm mơ... cuối cùng đem nướng hoặc rán, họ gọi đó là pizza kiểu Nhật. Em đã thử ăn natto chưa nấu và đã nấu, trộn chung nó với món xào có ớt và dấm mơ, nó rất hợp với các món có vị chua, cay sắc nét, thậm chí bỏ vào cơm rang cũng rất ngon, chỉ còn món natto bỏ lò này là chưa thử được vì nhà không có lò nướng, mọi người thử làm rồi phát biểu cảm tưởng ở đây xem ^^

Theo quan sát của em trong khi ăn natto hàng ngày thì natto sau khi kết thúc quá trình ủ ấm, chuyển sang ủ lạnh (tức là đậy kín, cất trong tủ lạnh) sẽ càng ngày càng dương lên, và em nghĩ điều này là hợp lý vì người Nhật ăn món này rất nhiều vào mùa Đông để làm ấm người. Phải đính chính thông tin em đã đưa trong phần tự làm natto 1 chút, do hôm trước dịch vội trong điều kiện không có từ điển:

Natto ủ ấm trong 20-24h ở nhiệt độ 37 tới 40 độ C, sau đó tắt đèn sưởi, để mẻ natto tự nguội dần bằng nhiệt độ môi trường, cuối cùng để trong tủ lạnh từ 7 tới 10 ngày để khuẩn natto phân hủy hoàn toàn các protein trong đậu nành thành các axit amin. Dấu hiệu dễ nhận nhất để biết lúc cần tắt đèn ủ là sự xuất hiện mùi natto rất đậm tỏa khắp phòng, đôi khi xuất hiện chút mùi khai nhẹ, đó là do điều kiện ấm áp khiến khuẩn natto hoạt động mãnh liệt, phân hủy luôn các axit amin thành amoniac, do đó mới phải giảm nhiệt độ (ở Nhật Bnả xưa, chưa có tủ lạnh, họ dùng cách vùi tuyết) Mẻ natto được coi là hoàn thiện sau khi đã để lạnh đuợc 7 tới 10 ngày.

Có 1 câu trên website hướng dẫn, nội dung như thế này: "Hãy làm natto mỗi tháng, hãy ăn natto mỗi ngày" vậy suy ra mỗi mẻ natto có thể bảo quản lạnh cả tháng để ăn dần, đúng không nhỉ? rolleyes.gif

Gửi bởi: chuctham Jan 6 2008, 06:13 AM

QUOTE(BAS @ Dec 24 2007, 11:12 PM) *
Phương Pháp Làm Natto Không Cần Rơm

Natto hay tương sổi của Nhật là một món ăn bổ dưỡng, dễ tiêu hóa, cung cấp nhiều enzym và các loại khuẩn có ích cho đường ruột. Tuy một số người lại không chịu nổi mùi của nó nhưng một số khác lại ưa thích ngay, ở khía cạnh này, nó có nét gì đó giống các món mắm của nước ta hay món pho mát của châu Âu. Cách phổ biến nhất để ăn natto là trộn nó với một phần xì dầu hay sáng sáu và ít mù tạt, sau đó ăn với cơm. Bữa ăn sáng truyền thống của Nhật Bản bao giờ cũng có lưng bát con natto, một bát con súp miso (là loại súp nấu từ rau củ, bột sắn dây và nêm miso là loại tương truyền thống của Nhật Bản), một bát cơm, ít rau củ, một miếng cá hồi muối khô đã được ngâm nước cho bớt mặn. Cá nhân tôi đề xuất cách ăn là trộn natto với muối vừng và ít tekka, vì natto hơi âm, còn tekka rất dương, natto bổ thận, (thuộc hành thủy, có thể làm hành mà nó khắc là hỏa suy yếu) còn tekka bổ tim (thuộc hành hỏa), vừng rang trong muối vừng thì tư dưỡng cả ngũ tạng. Tuy nhiên, ngon nhất là trộn natto với tamari lâu năm và mù tạt. Hiện nay ở Việt Nam đã có loại natto làm sẵn bán trong các siêu thị đồ ăn Nhật Bản, giá của nó vào khoảng 35000VND/3 hộp nhỏ, là tiêu chuẩn cho 3 người ăn. Nếu so sánh với giá đậu nành và rơm khô ở nước ta (những thứ này vốn là nguồn cung cấp khuẩn natto tự nhiên) thì giá này là quá đắt. Nhưng bạn vẫn nên mua natto về ăn thử và chỉ nên bắt tay vào tự làm nó khi đã quyết định là bạn có thể ăn nó lâu dài.

Các nghiên cứu về dinh dưỡng học ở Mỹ và Châu Âu đã công bố không chỉ về giá trị dinh dưỡng của natto mà cả giá trị phòng và trị các bệnh tim mạch và ung thư nên ngày càng nhiều người Mỹ đang tập ăn natto. Họ trộn nó với sốt mayonnaise, với sữa chua, kẹp vào bánh mỳ và còn nghĩ ra rất nhiều món từ natto rồi bày cho nhau trên những diễn đàn công cộng trên internet. Rất nhiều trang web bằng tiếng Anh phổ biến cho cộng đồng cách tự chế biến lấy natto tại nhà. Thậm chí, bây giờ đã có các trang web bán hàng chào mời loại máy làm natto, thực chất là một loại hộp ủ chạy điện, có thiết bị cảm ứng để đo đạc, điều chỉnh nhiệt độ lên men phù hợp mà vẫn đảm bảo độ thoáng khí cho mẻ đậu nành nguyên liệu. Nhiều cửa hàng đã bắt đầu cung cấp các gói men giống natto để phục vụ cho nhu cầu ngày càng lớn này. Vi khuẩn trong natto tổng hợp nhiều vitamin K2, loại vitamin này cũng được khuẩn cộng sinh có sẵn trong thành ruột tự tổng hợp, nhưng nếu ăn nhiều thịt cá, đường và gia vị hóa học lâu ngày thì các khuẩn cộng sinh này bị tiêu diệt rất nhiều, việc ăn natto chưa nấu (cho mất độ dính và mùi) có thể bổ sung lượng vi khuẩn thiếu hụt này. Nếu không có đủ vitamin K2, việc đưa canxi vào các cấu trúc protein như cơ bắp để dự trữ, hay đưa canxi vào xương và răng trở thành vô cùng khó khăn, đồng thời con người có thể bị xốp xương, yếu răng nhưng vẫn mắc các bệnh mang triệu chứng của dư thừa canxi như sỏi thận, gai đuôi cột sống. Các vitamin nhóm K được biết là có công dụng làm tăng số ion Ca trong huyết tương, tức là làm tăng độ hòa tan của các canxi trong huyết tương, nếu canxi không được ion hóa thì nó không phát huy được tác dụng kièm hóa dòng máu, như vậy dù có đưa bao nhiêu canxi vào cơ thể cũng vô ích. Ngoài ra trong natto còn có các vitamin PQQ được cho biết là rất quan trọng với da. Các nghiên cứu đã chứng minh natto giúp ngăn ngừa sự hình thành máu cục trong mạch máu, tức là ngăn ngừa luôn được nhiều biến chứng về tim mạch do máu cục làm tắc nghẽn mạch máu gây ra. Nhiều chất chống ung thư được tìm thấy trong nó, và nó thực sự làm giảm lượng cholesteron trong máu. Tuy nhiên, natto là âm nên quan điểm thực dưỡng không cho rằng nó có tác dụng trong điều trị ung thư, là một chứng bệnh âm.

Trên quan điểm âm dương, natto là âm với cơ thể, tỷ lệ K/Na của nó vào khoảng 180 (do tôi tính ra từ bảng phân tích thành phần natto, tức là dương hơn đậu nành dùng để làm nó, dù quá trình làm natto chỉ đơn giản dùng đậu nành và men, không hề có thêm muối, điểm này thật thú vị) nhưng việc thêm muối khi ăn nó giúp dương hóa hơn nữa, tác dụng lợi tiểu và giải độc của vitamin K được tổng hợp rất nhiều bởi khuẩn natto lại cho thấy đây là loại khuẩn gây những tác dụng dương tính, rất hợp với quy luật âm dương, cũng như miền hàn đới là âm, lại sinh ra các loài thực vật rất dương như củ nhân sâm. Thế nên ăn natto chưa nấu sẽ dương hơn dùng loại natto nấu chín để giảm độ kết dính và mùi. Trong bữa ăn truyền thống của Nhật, người ta ăn natto chung với món cá hồi khô đã làm bớt mặn, là một món khá dương để quân bình. Những người đang áp dụng Thực Dưỡng ở công thức từ số 4 trở xuống, tức là còn ăn mặn có thể dùng tép khô rang dầu. Còn những người ăn chay có thể dùng nửa thìa tekka, vì tekka rất dương. Giáo sư Michio Kushi cho biết, natto là một loại thực phẩm giàu năng lượng và bổ thận.

Có nhiều phương pháp khác nhau để làm natto, phuơng pháp được trình bày sau đây lấy trọng tâm là sử dụng khuẩn natto từ loại natto có bán trên thị trường, thuận tiện cho những người sống ở khu vực thành thị, không kiếm được rơm khô vốn có chứa khuẩn natto tự nhiên. Cần phải tiệt trùng các dụng cụ sử dụng khi làm natto để giảm nguy cơ lây nhiễm các loại vi trùng có hại, và cố gắng giữ nhiệt độ ủ natto ở mức xấp xỉ 40°C (104°F) để việc lên men natto thành công.

Nếu bạn ở nông thôn, vốn có sẵn rơm rạ khô thì công việc sẽ đơn giản hơn nhiều, chỉ cần ngâm đậu nành qua đêm, sau đó cho vào chõ hấp chín. Rơm tuốt sạch phần lá rác bám ngoài, cắt ngắn bớt, chỉ để lại độ dài khoảng 3 gang tay, đun sôi nước và nhúng rơm vào vài phút để tiệt trùng. Khuẩn natto trong rơm có thể sống trên 10 phút ở nhiệt độ 100°C, cho nên cần lưu ý thời gian nhúng rơm, tốt nhất là cho rơm vào một nồi nước to có thể sôi lại ngay sau khi nhúng rơm vào. Vớt rơm khỏi nồi, vẩy kỹ rồi tãi ra trên cái sàng đã dội nước sôi tiệt trùng cho thật ráo, sau đó cột chặt rơm thành từng bó nhỏ tầm cỡ cổ tay em bé ở một đầu và giữa bó rơm. Banh nhẹ đoạn rơm nằm giữa hai nút buộc rồi đổ đậu nành còn nóng ấm vào. Cứ một bó rơm như vậy bọc được nửa lạng đậu nành chín. Sau khi đổ đậu vào xong, bẻ gập phần rơm còn lại phủ kín đậu, buộc chặt lại rồi để ở nơi ấm áp, nhiệt độ khoảng từ 30-40°C. Ở Việt Nam, nếu là trong mùa hè thì yêu cầu đó chỉ đơn giản có nghĩa là đặt các bó rơm ở nơi sạch sẽ, kín đáo suốt ngày. Trong mùa đông, nếu nhà có tủ lạnh, có thể để các bó rơm gần dàn tản nhiệt của tủ lạnh, nhiệt độ nơi đó khá nóng và ổn định, tôi từng ấp nở một quả trứng vịt chỉ bằng cách đặt nó gần dàn tản nhiệt của tủ lạnh gia đình. Một bóng đèn sợi đốt đặt trong một cái chạn bịt kín 5 mặt, chỉ để hở một mặt cho thoáng cũng cho hiệu quả tương tự, có thể sử dụng đèn bàn. Nếu làm với quy mô lớn cho nhiều người dùng, đặt các bó rơm trong máy ấp trứng cũng rất có hiệu quả

Đậu nành phải hấp cho bở tơi để khuẩn natto xâm nhập được vào tới tận lõi giữa hạt đậu, dấu hiệu dễ nhận thấy rằng đậu đã chín mềm là hạt đậu chuyển sang màu hơi đỏ, nhưng vẫn nên đưa vào miệng cắn thử cho chắc chắn. Nếu hấp bằng chõ thường, cần tới 6 tiếng để hoàn thành, nhưng nếu có nồi áp suất thì thời gian rút lại chỉ còn 15 phút. Hơi nước bốc lên trong quá trình hấp đọng lại rồi rớt xuống xửng hấp sẽ rửa trôi dinh dưỡng của hạt đậu xuống dưới trong suốt mấy tiếng đồng hồ làm hao hụt dinh dưỡng và mất nhiều vị ngon, cho nên nếu bạn có ý định tự làm natto để ăn lâu dài thì cũng nên đầu tư cho việc này một cái nồi áp suất. Khi chưa có nồi áp suất, phải đun bằng nồi thường, chú ý nhắc nồi xuống ngay sau khi đậu chín mềm, không nên để thêm trên bếp, hoặc nếu bạn đủ khéo, có thể luộc đậu nành với lượng nước phù hợp, sao cho khi đậu chín mềm có thể nhắc nồi xuống thì nước ninh cũng vừa cạn. Có thể rửa sạch đậu nành trước khi ngâm để dùng luôn nước ngâm đậu này làm nước ninh đậu.

Ở thành phố không có sẵn rơm rạ, bạn có thể mua loại natto làm sẵn bán trong siêu thị về làm giống. Một hộp natto làm sẵn đủ làm giống cho 5 lạng đậu nành khô, tương đương khoảng 1kg đậu nành ngâm nở và hấp chín. Tiêu chuẩn ăn cho một người một ngày là nửa lạng natto, tương đương với lưng bát con, bạn có thể nghiền nát nó hay cứ để nguyên thế rồi trộn với magi và mù tạt sau đó phết lên bánh mỳ hoặc ăn với một cơm. Có thể chế biến thành các món ăn khác nhau tùy thích, nhưng lưu ý là không bao giờ nấu natto trong nước quá 10 phút vì các vi khuẩn rất có lợi cho đường ruột có thể bị chết trong nhiệt độ cao. Natto làm xong có thể để được 10 ngày trong tủ lạnh, vậy nên bạn có thể ước lượng tính toán lượng natto phù hợp cho gia đình và làm nó 10 ngày 1 lần. Nghiền nát natto giống trong cối sạch, trộn nó với ít nước sôi thành một hỗn hợp sền sệt (có thể dùng luôn nước đã hấp hay ninh đậu còn nóng) sau đó đổ nó vào xửng hấp, trộn thật đều và nhanh tay để giống bám đều lên tất cả các hạt đậu, trộn từ lúc đậu hãy còn nóng, trên 40°C, sau đó múc đậu vào hộp ủ.

Hộp ủ lý tưởng là loại nồi đất nông, rộng miệng, cao độ 5-7cm, nó nhận và giữ nhiệt rất tốt. Nếu dùng bóng đèn sợi đốt như đèn bàn để sưởi cho đậu ủ, thì có thể dùng nồi hay chảo bằng thép không rỉ để ủ đậu vì nó dẫn nhiệt tốt, rải một lớp đậu đã trộn men dày độ 2-3cm dưới đáy nồi, chú ý kê miếng xốp ở dưới đáy nồi để chống tản nhiệt, sau đó phủ lên trên miếng vải sạch hay vài ba lớp vải xô sạch cho thoáng. Đừng để đậu quá dày, lớp chất dính sinh ra có thể ngăn oxi đi xuống đến đáy nồi khiến lớp đậu ở đáy nồi bị khú, tạo ra vị cay. Cũng đừng để miếng vải phủ quá thưa, lượng nước bay hơi có thể làm bề mặt lớp đậu bị khô cứng. Sau khi đã bố trí xong vải đậy, cắm đèn để nó chiếu thẳng xuống lớp phủ. Có thể đặt bát nước cạnh nơi ủ đậu cho bay hơi để đèn chiếu không làm giảm độ ẩm không khí khiến đậu bị khô mặt, không ngon. Tôi dùng luôn xửng hấp để ủ đậu, hơi nước ở nồi hấp phía dưới bay lên xửng đủ bảo đảm độ ẩm cho lớp đậu ủ đặt trong xửng, còn mặt xửng tất nhiên là phải dùng vải đậy để giúp đậu được thoáng khí mà vẫn không khô cứng rồi.

Đậu ủ trong 1 đến 2 ngày là hoàn tất, tùy theo nhiệt độ ủ. Nếu nhiệt độ luôn ổn định xấp xỉ trên dưới 40°C thì chỉ từ 20 đến 24 giờ là mẻ natto hoàn thành, dấu hiệu dễ thấy nhất của nó là mùi natto tràn khắp căn phòng bạn để hộp ủ. Để mẻ natto hoàn thành nguội tự nhiên trong vài giờ, quá trình lên men chỉ kết thúc khi mẻ natto xuống tới 10°C, vào mùa hè, điều đó có nghĩa là sau khi bạn cho nó vào tủ lạnh. Sau khi natto đã nguội bằng nhiệt dộ môi trường, có thể cho nó vào tủ lạnh để dự trữ, ở nhiệt độ thấp, mùi của natto gần như biến mất. Sau khi ở trong tủ lạnh vài ngày, hương vị của natto sẽ tăng lên, đó mới là lúc nó ngon nhất. Do các khuẩn natto đã phá vỡ các cấu trúc protein khó tiêu của đậu nành thành các axit amin dễ tiêu hóa, nhưng nếu để phơi nó ra trong tủ lạnh và mất đi độ ẩm, các axit amin này có thể kết tinh thành những tinh thể tạo ra cảm giác lạo xạo, lổn nhổn khi ăn, do đó, nên đậy natto cho kín đáo trước khi cho vào tủ. Nếu khi dỡ ra, natto xuất hiện mùi khai nhẹ là bình thường, sau khi cho vào tủ lạnh, mùi này sẽ mất, nhưng đó là dấu hiệu mẻ natto đã bị ủ quá lâu khiến các axit amin bị phân giải tiếp tạo ra khí amoniac, khi khí này xuất hiện, natto càng lúc càng mất đi mùi vị, trở nên cay và khó ăn hơn. Thế nên canh chừng để hoàn thành mẻ natto đúng thời điểm là rất quan trọng. Natto được gọi là hoàn thành thật sự sau khi đã để lạnh 7 tới 10 ngày, lúc này các cấu trúc protein trong đậu nành hầu hết đã bị phá vỡ thành các axit amin, khiến natto trở thành một món ăn rất dễ tiêu và giàu năng lượng.
Chúc mọi người thành công ^^
Cho xin địa chỉ siêu thị Nhật Bản ở VN đi. Thành phố HCM có siêu thị này không ?

Gửi bởi: Diệu Minh Jan 7 2008, 12:49 PM

Số 8 Phạm Ngọc Thạch, Hà Nội.
Không biết SG có không vì người Nhật và Hàn Quốc ở HN khá đông mà.


Gửi bởi: phannhathieu Jan 7 2008, 03:18 PM

Hôm ăn sushi của Nhật, có món sushi đậu nành lên men, đậu nành nguyên hạt, nhớt, ăn vào mùi rất khó chịu, như bị thiu ấy! Không biết có phải loại Natto này không nhỉ?

Gửi bởi: Diệu Minh Jan 7 2008, 06:42 PM

QUOTE(phannhathieu @ Jan 7 2008, 03:18 PM) *
Hôm ăn sushi của Nhật, có món sushi đậu nành lên men, đậu nành nguyên hạt, nhớt, ăn vào mùi rất khó chịu, như bị thiu ấy! Không biết có phải loại Natto này không nhỉ?


Đó là cảm nhận lần đầu tiên
Nếu làm thí nghiệm nấu đậu nành lên coi, mùi của nó gần giống như vậy... 2 năm nay ăn natto, giờ đâm nghiền rồi đây... họ còn ăn mắm, các loại mắm... người châu Âu còn ăn pho mat làm theo lối cổ truyền.... tất cả đều bốc mùi... thì natto có mùi của nó ... có vẻ là "thiu"
nhưng ngon miệng và ăn vào thấy rất khoẻ người nên cuối cùng thành "nghiền" lúc nào không biết....
Muốn "nhập môn" nhanh thì mua ở siêu thị loại của Nhật về ăn thử sẽ biết...

Mình làm lấy thì rưới tí tamari hay nước tương cổ truyền, có thể trộn thêm các loại lá thơm như lá chanh...có thể trộn thêm misô lâu năm... có 1001 cách ăn natto... hay hơn ăn chao nhiều... chao (đậu phù nhự còn thối khắm hơn!).

Em tả như vậy thì đúng là NÓ rồi đấy... hi hi...

Gửi bởi: chuctham Apr 10 2008, 07:06 AM

[quote name='BAS' date='Dec 24 2007, 11:12 PM' post='2839']
[size=5][color=#a0522d]Phương Pháp Làm Natto Không Cần Rơm

.

Ở Tp HCM chưa có cửa hàng bán natto, như vậy khi làm natto bằng rơm xong, có natto rồi, thì khi tiếp tục làm lần sau, sẽ dùng bao nhiêu natto cho vào 1/2 lạng đậu nành là đủ? Mẻ natto sau 7 đến 10 ngày là hoàn chỉnh, như vậy sau 24 giờ làm xong, chúng ta ăn liền như vậy tốt không?

Gửi bởi: BAS Apr 10 2008, 07:54 AM

Để làm natto, không cần nhiều giống lắm. 1kg đậu, đem ngâm nở rồi hấp chín cũng chỉ trộn đều với độ 1 thìa to natto nghiền nát hòa ít nước cho sệt sệt, những ngày trời nóng còn chả cần bật đèn để duy trì nhiệt độ.

Nhưng bạn lưu ý là sau khi kết thúc quá trình lên men ban đầu, có sản phẩm natto nhớt, dính để cho vào tủ lạnh thì nên trữ thật lạnh, dưới 10 độ trong khoảng 7 ngày để khuẩn natto ngủ đông, không tiếp tục phân giải chất đạm đậu nành ra nữa, nếu chúng không ngủ đông thì natto dần dần sẽ có mùi khai và mất đi dinh dưỡng, sau đó để ngăn mát cũng vô tư. Đó là lý do chính cần 7 đến 10 ngày để natto hoàn thành, còn làm xong ăn ngay cũng không sao cả, có điều natto làm 1 lần ăn được cả tháng nên cứ làm chỉn chu các bước cho nhàn.

Người Nhật khi xưa chỉ ăn món này vào mùa đông, sau khi ủ xong natto, họ vùi nó trong đống tuyết, sau đó lấy ra dùng như 1 thức ăn giúp chống lạnh, còn thời nay tất nhiên là họ dùng tủ lạnh rồi whistling.gif

Gửi bởi: hasua Nov 4 2008, 10:16 AM

Ở SG có thể mua natto tại Shop Tokyo 15A8 Lê Thánh Tôn. Đường Lê Thánh Tôn là đường 1 chiều, shop Tokyo ở gần đầu đường bên tay trái, nên đi từ hướng đường Tôn Đức Thắng qua là gần nhất.

Ở đây, họ trữ natto trong ngăn đá. Khi mang về ăn phải rã đông. Giá 3 hộp natto nhỏ là 3,8 USD (họ tính là 64. 000 VNĐ).

Gửi bởi: hasua Nov 17 2008, 03:33 PM

Tôi đã làm thử natto & thấy mùi vị khá ổn, tuy nhiên món natto không được thành công vì đọc không kỹ, bỏ qua đoạn này:

QUOTE(BAS @ Dec 24 2007, 11:12 PM) *
... chỉ cần ngâm đậu nành qua đêm, sau đó cho vào chõ hấp chín.


Chỉ chú tâm vào đoạn này:

QUOTE(BAS @ Dec 24 2007, 11:12 PM) *
...
Đậu nành phải hấp cho bở tơi để khuẩn natto xâm nhập được vào tới tận lõi giữa hạt đậu, dấu hiệu dễ nhận thấy rằng đậu đã chín mềm là hạt đậu chuyển sang màu hơi đỏ, nhưng vẫn nên đưa vào miệng cắn thử cho chắc chắn. Nếu hấp bằng chõ thường, cần tới 6 tiếng để hoàn thành, nhưng nếu có nồi áp suất thì thời gian rút lại chỉ còn 15 phút. Hơi nước bốc lên trong quá trình hấp đọng lại rồi rớt xuống xửng hấp sẽ rửa trôi dinh dưỡng của hạt đậu xuống dưới trong suốt mấy tiếng đồng hồ làm hao hụt dinh dưỡng và mất nhiều vị ngon, cho nên nếu bạn có ý định tự làm natto để ăn lâu dài thì cũng nên đầu tư cho việc này một cái nồi áp suất. Khi chưa có nồi áp suất, phải đun bằng nồi thường, chú ý nhắc nồi xuống ngay sau khi đậu chín mềm, không nên để thêm trên bếp, hoặc nếu bạn đủ khéo, có thể luộc đậu nành với lượng nước phù hợp, sao cho khi đậu chín mềm có thể nhắc nồi xuống thì nước ninh cũng vừa cạn. Có thể rửa sạch đậu nành trước khi ngâm để dùng luôn nước ngâm đậu này làm nước ninh đậu.
...


Vì vậy mặc dù hấp chín bằng nồi áp suất, cắn thử hạt đậu mềm & bở tơi nhưng đến khi ủ natto xong thì hạt đậu bốc hết hơi nước, chai & cứng lại. Mẻ natto này thất bại do tính tình hời hợt của tôi.

Trong quá trình ủ natto, tôi dùng 1 bóng đèn bàn loại 40w, đậy khay natto bằng 2 lớp khăn vải. Lần đầu ủ chưa có kinh nghiệm nên tôi rất lo lắng không biết có đủ nóng không, không biết bóng đèn có bị cháy lúc tôi đi làm, hay lúc tôi đi ngủ không... Đến khi mùi natto bay ra khắp phòng, tôi lại sợ không biết có mở ra để xem được không nên vội gọi điện cho BAS. Cám ơn BAS nhiều nhé!

Tóm lại, lần ủ natto này cho dù chưa thành công, nhưng tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm. Hy vọng lần làm tới sẽ không còn vướng mắc gì nữa.


Gửi bởi: Diệu Minh Sep 4 2009, 02:48 PM

Nattō là một món ăn truyền thống của Nhật Bản làm từ hạt đậu tương lên men. Nó có màu nâu, mùi khó ngửi, vị bùi và ngăm, có nhiều chất dịch rất nhớt và dính. Natto được các nhà khoa học kết luận là có rất nhiều chất dinh dưỡng. Cùng với nước tương miso, nattō là một trong những nguồn chất đạm quan trọng ở Nhật Bản thời phong kiến khi mà người ta không ăn thịt các loài thú và chim.

Nattō có thể bắt nguồn từ vùng chân dãy núi Himalaya tại Vân Nam lan tỏa ra bên ngoài. Nattō được truyền đến Nhật Bản lúc nào, hiện chưa thể xác minh. Hiện nay, nó được nhiều người Nhật ưa thích, nhất là vùng Kantō và vùng Tohoku. Nattō được ăn như thức ăn kèm với cơm, hoặc nấu thành soup, hoặc làm nhân sushi cuộn, thậm chí làm cả spagetti và soba. Còn có loại nattō sấy khô đóng bao để ăn như một món snack.

Người ta chọn các hạt đậu tương nhỏ, ngâm nước trong vòng một ngày cho mềm ra, đem luộc thật chín, rồi làm cho lên men. Cách làm cổ truyền là gói đậu tương đã xử lý như trên vào các túm rơm để lợi dụng vi khuẩn B. subtilis natto trong đó làm lên men đậu tương. Ngày nay, người ta sử dụng một thứ men gọi là kosōkin để bắt đầu quá trình lên men khoảng 24 giờ trong môi trường nhiệt độ chừng 40°C. Quá trình lên men này sẽ biến các protein trong hạt đậu tương thành axít amin, một chất bổ.




Gửi bởi: Diệu Minh Sep 4 2009, 03:04 PM

Hiện nay bạn Coden đang dana (làm phước) 2 gói men làm natto của Nhật, để ở chỗ tôi, một gói tôi sẽ gửi vào cho Hasua, một gói để lại ở nhà, bạn nào ở các tỉnh phía bắc cần men, xin liên hệ với tôi;
Phạm Thị Ngọc Trâm
103, ngách 2, ngõ Thái Thịnh 1, Đống Đa Hà Nội: di động: 0904006319

Ở Miền Nam liên hệ với Hasua:
Trịnh Thị Thu Hương
2B/6 Bạch Đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh. Di động: 0904577979.

Sau một thời gian nhầm địa chỉ, chạy lòng vòng qua VN rồi về Nhật, cuối cùng, trưa nay tôi cũng đã nhận được vi khuẩn lên men Natto. Hiện có 3 gói men, mỗi gói đủ lên men cho 60kg đậu nành khô. Xin tặng chị Trâm và chị Hasua mỗi người một gói dùng thử cho vui.

Cuối buổi sáng thứ hai tuần sau em sẽ mang sang nhà chị Trâm và nhờ chị Trâm chuyển giúp cho chị Hasua. Chúc các chị vui vẻ với món Natto và quảng bá rộng rãi phong trào thực dưỡng.

Em Coden


Muốn biết thêm cách làm natto của coden, mời bạn vào:

http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=1561

Hoan hô Coden!
Coden hôm nay mang 2 gói men tới nhà tôi kể là:
Cậu con trai 2 tuổi trước đây đường ruột không tốt, nay thường dùng trà Bancha và trà gạo lứt nấu chung, đường ruột đã cải thiện tốt...

Gửi bởi: huynhdoan2000 Sep 6 2009, 06:00 AM

Sư phụ ôi, thế mua natto có bán sẵn theo địa chỉ mà hasua có ghi...thì mua về làm "giống" , được không??
Dứơi chỗ của đệ tử ở...thì rơm có nhiều lắm!! Đệ tử phải học làm natto mới được...
hasua ơi, nếu có nhận được men giống thì thông báo nhé...
Để huynh mua natto bán sẵn...ăn coi ra sao?
Chứ ở ngoài chợ có bán "mắm đậu"...cũng làm bằng đậu nành lên men...nhưng không có độ nhớt...ăn cũng ngon lắm!!!
Lên chùa ăn chao diệm và mắm đậu là số 1....

Gửi bởi: Diệu Minh Sep 6 2009, 08:20 PM

Coden ơi hỡi cò đen,

Em mang 1 bộ làm natto như của em tới nhà chị với nhé?

Em thành thạo rồi thì bảo chị với...

Hôm nay ra Unimark mua natto nhưng hết rồi, phải làm lấy ăn thôi nhưng làm sao cho ra được 40 độ đây?

Trông cậy vào em thôi.

Khi nào làm xong rồi chị sẽ bày cho những người khác cùng làm cùng ăn, ăn natto bảo đảm độ đạm cho người ăn chay...

Gửi bởi: huynhdoan2000 Sep 7 2009, 06:11 AM


Hôm nay ra Unimark mua natto nhưng hết rồi, phải làm lấy ăn thôi nhưng làm sao cho ra được 40 độ đây?

Trông cậy vào em thôi.


Chào sư phụ...

Nếu làm ít để ăn ...hình như chạy ra chợ mua cái lò nướng điện mini...[chắc khoảng 500.000vnd quá?!]...rồi bỏ đồ vào đó...vặn nút 40 độ...???????????? Không biết phải vậy không nữa??

Khi nào làm xong rồi chị sẽ bày cho những người khác cùng làm cùng ăn, ăn natto bảo đảm độ đạm cho người ăn chay...

Sư phụ thì có chư Thiên hộ độ...bảo đảm sẽ thành công!!


Gửi bởi: Coden Sep 7 2009, 08:28 AM

QUOTE(Diệu Minh @ Sep 6 2009, 08:20 PM) *
Coden ơi hỡi cò đen,

Em mang 1 bộ làm natto như của em tới nhà chị với nhé?

Em thành thạo rồi thì bảo chị với...

Hôm nay ra Unimark mua natto nhưng hết rồi, phải làm lấy ăn thôi nhưng làm sao cho ra được 40 độ đây?

Trông cậy vào em thôi.

Khi nào làm xong rồi chị sẽ bày cho những người khác cùng làm cùng ăn, ăn natto bảo đảm độ đạm cho người ăn chay...


Trong tuần này hôm nào rảnh em sẽ mang bộ điều chỉnh nhiệt trong thùng ủ và máy hút chân không sang cho chị dùng thử. Nếu ổn thì làm một bộ, rất đơn giản và nhàn chị ạ.

Gửi bởi: hasua Sep 7 2009, 01:52 PM

Hôm qua em đã nhận được gói men giống natto chị Trâm gửi vào rồi ạ.

Cám ơn Coden & chị Trâm rất nhiều.

Ai có muốn dùng thử, xin vui lòng liên hệ với hasua nhé. Gói men đó nhỏ lắm, chắc chỉ vài gram thôi mà làm được tới 60kg.

Gửi bởi: huynhdoan2000 Sep 8 2009, 08:13 AM


Hôm qua em đã nhận được gói men giống natto chị Trâm gửi vào rồi ạ.

Cám ơn Coden & chị Trâm rất nhiều.

Ai có muốn dùng thử, xin vui lòng liên hệ với hasua nhé. Gói men đó nhỏ lắm, chắc chỉ vài gram thôi mà làm được tới 60kg.


Ít quá ....Mà không biết có để lâu được không nhỉ??
hasua thử làm trước xem sao?? Nếu ăn thấy có kết quả thì báo cáo nhé...

Gửi bởi: Diệu Minh Sep 9 2009, 06:43 PM





Đây là gói bột men làm món natto... hy vọng một ngày không xa sẽ có men này bán đầy ở các cửa hàng Thực dưỡng, anh Thịnh đã hứa sẽ làm được men Natto và men temph...

Gửi bởi: huynhdoan2000 Sep 10 2009, 09:15 AM



Đây là gói bột men làm món natto... hy vọng một ngày không xa sẽ có men này bán đầy ở các cửa hàng Thực dưỡng, anh Thịnh đã hứa sẽ làm được men Natto và men temph...


Thế thì phải hoan hô anh Thịnh...Sư phụ ôi, khi bán men làm natto...sư phụ nhớ bán thêm mốc làm tương nhé!!! Hổm nay có nhiều người muốn làm tương dữ lắm!!

Đệ tử thì...đợi người ta cắt lúa xong, xin rơm về làm thử coi...

Gửi bởi: phannhathieu Sep 10 2009, 04:33 PM

các món ăn từ Natto:
thực đơn sushi chay ở quán Tokyo Deli và các quán sushi Nhật thường có
- rong biển cuốn Natto, cơm nếp, hành lá xắt nhuyễn...dân thực dưỡng làm thì chắc thay bằng cơm lứt.
- nori bọc natto trộn hành lá , xếp hình tam giác, lăn bột tempura Nhật chiên gìon, nên gọi là món natto tempura, dùng với củ cải trắng bào nhuyễn và nước dùng rau củ. không biết nước dùng này làm từ cái gì? tự nghĩ ra là nước dùng rau củ!!! món này kéo theo là các rau củ lăn bột tempura chiên, đơn giản mà nhâm nhi rất ngon...ví dụ như 1 lát bí đỏ, 1 tai nấm đông cô, 1 lát sen,.... 1 lát ngưu bàng????hihi

Gửi bởi: KinhThanh Sep 10 2009, 10:57 PM

chào các bạn

đọc các bài ,nhìn hình ảnh ... nước miếng nó ngứa ra trong miệng ực ực ...

tù nhân bị tra tấn kiểu này ... thật là ...??

KT ơi... là KT ...

ráng nhịn đi ... dủ duyên sẽ mặc sức mà ăn ...lúc ấy đừng kêu cứu vì tội thèm ăn ,tham ăn ....

đọc và nhìn các hình ảnh ở Bãi giữa của cô Trâm ...chỉ có nước não lòng ...chỉ muốn wallbash.gif khoét bức tường không gian mà đến Bãi giữa

người có phúc ,có duyên ,có phước ....sẽ được

người vô phúc , vô duyên ,vô phước .... thì còn lâu , chờ đấy , hãy đợi đấy nhá KT ...

ôi... mới nói ăn gạo lức đủ chất ,không muốn ăn gì ...vậy mà giờ này kêu la inh ỏi ,tham lam đủ thứ ...

có ý định đi tu sao KT ... tu hú thì đúng hơn

chúc các bạn làm thành công nhiều nhiều Natto , nhiều nhiều món an Thưc Dưỡng ,,, chiếm lĩnh thị trường ăn mặn ...

huy vọng sẽ được toại nguyên ... nhân dân sẽ khõe mạnh ,hạnh phúc ...v.v.v..

Gửi bởi: Diệu Minh Dec 17 2009, 08:18 AM

Các bạn có thể dùng một loại dụng cụ là thùng xốp hay là đóng một cái thùng bằng gỗ...
Để làm natto bằng loại men như ở trên, chúng tôi được bạn coden trên diễn đàn cung cấp:

- Thùng xốp cùng bộ cảm biến
- Tới tận nhà hướng dẫn cách làm
- Cung cấp men làm natto của Nhật,

Và hiện nay chúng tôi đã làm thành công đã có sản phẩm bán lai rai và để gia đình, bạn hữu sử dụng và đem cúng dường chùa...
Mời bạn vào đường link sau để xem cách làm:

http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=1561

Gửi bởi: Diệu Minh Dec 17 2009, 08:20 AM

Các nhà khoa học đã làm thành công viên natto, dành cho những người lười ăn món ăn này, tôi những muốn tìm loại viên này cho cô con gái dùng bổ xung vì Ngọc ăn chay và không chịu ăn natto nhà làm, đây là một ý tưởng tốt cho những người không biết làm sao để làm... để có mà ăn...:

http://74.125.153.132/search?q=cache:muwgxsTEi_EJ:www.goutwell.com/Nattovn.html+nattospes&cd=3&hl=en&ct=clnk

Gửi bởi: marhaba Sep 1 2010, 08:04 AM

Cách làm Natto tại nhà : http://dbthsk.wordpress.com/2010/06/08/cach-lam-natto/

by Emi or Winnie

Đây là 1 trong những cách tự làm Natto khá đơn giản ngay tại nhà mà ko tốn nhiều công sức ^^~

Nguyên liệu:

0.5kg đậu tương hạt nhỏ

50g đường

50g muối

1 hộp natto làm sẵn mua ở siêu thị hoặc các cửa hàng Nhật ; ))

1 tấm giấy bạc

Nước ấm, hộp nhỏ để đựng natto

Cách làm:

Lấy 0.5kg đậu tương rửa sạch và ngâm trong nước ấm với tỉ lệ 1:3 *dễ hiểu hơn là để nước ấm vừa bằng bề mặt đậu* và ngâm trong 20 đến 24h.

Tiếp đến là công việc nấu chín, nếu dùng cái đồ xôi thì đun trong 6h, còn nếu dùng nồi áp suất thì đun đến khi tăng áp và tiếp tục đun 15 phút rồi chờ cho giảm áp tự nhiên. *thực ra thì tống vào nồi cơm điện cũng đc, vừa nhanh lại vừa tiện ; ))*


Khi đậu tương nguội dần để còn ấm thì cho 1/2 thìa đường, 1/2 thìa muối trộn đều.

Dùng 1 hộp Natto làm sẵn cho ra bát rồi cho vào đó 2-3 thìa nước ấm dùng đũa sạch đảo đều và đổ vào nồi đậu tương còn ấm và đảo đều.

Trải đậu tương sau khi trộn với Natto thương phẩm vào khay ở độ dày 3-4 cm và đậy phía trên bằng 1 tấm giấy bạc.

Sau đó cho khay này vào lò vi sóng và mở 1 khe cửa bé * để có thể sử dụng nhiệt năng từ bóng đèn trong lò* và để 20-24 tiếng.

Sau đó cho Natto vào hộp nhỏ cho vào tủ lạnh 4oC để trong vòng vài ngày thì Natto đạt độ chín ăn được.

Chú ý, các dụng cụ dùng cần được cho vào nồi nước sôi luộc để khử trùng, vì lên men natto xảy ra ở nhiệt độ cao nên dễ bị nhiễm vi khuẩn khác.

Khi thử mà thấy natto làm khác vị của natto thương phẩm thì có thể đã bị nhiễm vi khuẩn khác, tốt nhất là vứt luôn, ăn vào có bị làm sao thì tự trách cái tính ki bo của mình nhớ =))))))))


*******************

Marhaba thực hành:
- Liều lượng: làm thử 250g đậu nành

- Nước ngâm đậu:
+ nước lạnh, sau đó đọc lại hướng dẫn - nước ấm thì thêm 1 ít nước nóng -> nên dùng nước ấm cho mau nở đậu.
+ lượng nước ngâm: chế đại -> thiếu nước, nên theo hướng dẫn
+ thời gian ngâm: chỉ ngâm 12g -> không đủ thời gian, nên theo hướng dẫn - tới 24g

- Natto giống: 1 gói (theo hướng dẫn là 1 gói dùng cho 500g đậu -> xài dư cho mau lên men.

- Luộc đậu: vì không có nồi áp suất nên dùng nồi inox, nấu sôi - tắt - bật lại, làm 5-6 lần thì đậu mới mềm - bóp nát = tay (mất cả ngày để luộc!) (chắc do hạt đậu lớn, lại ngâm thiếu nước/thiếu thời gian), mà chế nước luộc quá dư, đậu đã ngâm/nở rồi thì khi luộc không nở nữa.
- Đổ đậu ra rá để ráo nước (còn ấm ấm).
- Nghiền natto giống với muối/đường, trộn với 1 muỗng nước luộc đậu cho lõang lõang, rồi trộn với đậu đã luộc.

- Sau đó định bỏ vô chậu sành, nhưng thấy số lượng cũng vừa tô sứ lớn ngâm đậu nên dùng tô sứ luôn. Bọc giấy bạc lên, dùng đũa chọc vài lỗ.
- Cho vô lò nướng(theo hướng dẫn thì dùng lò vi sóng) - bật đèn để 24g. Vì không có nhiệt kế nên để tô đậu hơi xa đèn. (vì mình sợ đèn nóng quá - vi khuẩn bị chết - rút kinh nghiệm từ lần làm cơm rượu!).
- Khỏang hơn 15g thì đậu bay mùi khai, sau đó thấy có lẽ thiếu nhiệt, nên dời tô đậu lại gần đèn hơn, ủ tiếp thì đậy bay mùi thơm natto.
- Sau 24g thì lấy ra thử - thấy chỉ có 1 ít nhớt (keo), ăn thử thì thấy vị chưa giống natto mua lắm. Bọc giấy nhôm lại rồi ủ tiếp - cho tô sát đèn.
- Ủ khỏang 5-6g nữa, tới khuya 2g sáng thức dậy thì lấy ra thử lại, có nhiều nhớt hơn, nhưng ăn thì thấy giống giống natto mua, nhưng chất nhớt hơi sền sệt chứ không keo dính muỗng, chỉ kéo được 1 chút xíu là đứt, nhưng ăn thấy ổn nên không ủ nữa. Chắc có lẽ là đậu luộc bị ướt quá (tương tự như natto giống mà bỏ vô nước). Bỏ vô lò lại rồi tắt đèn ủ rồi đi ngủ tiếp, tới 4g sáng thức dậy kiểm tra lại thì thấy ổn thỏa.

- Kết quả: chất lượng chưa bằng natto giống, nhưng đậu đã lên men tốt, ăn cũng ngon - không bị cay hay đắng gì.
Với 250g đậu nành trên thì cho vô được ~12 hũ nhỏ (~12 hộp natto giống) - như vậy rẻ tiền hơn nhiều, có thể làm để ăn thỏai mái smile.gif

- Cho tất cả vô ngăn đá (vì thấy người bán đông đá), chừa 1 ít để ăn liền - sau đó thì thấy người có vẻ ấm/nóng lên. Nhưng giờ vô đây đọc lại bài của chị BAS là phải để ngăn lạnh cho vi khuẩn ngủ đông từ 7-10 ngày nữa -> vậy là mình làm đúng (hay không bằng hên!), nhưng phải đợi tuần sau mới ăn tiếp natto tự làm.

- Nhận xét: cách làm quá dễ dàng, chỉ cần bỏ vô chỗ kín có bóng đèn nhỏ là ổn. Muốn chắc ăn thì mua nhiệt kế để kiểm tra. Trong quá trình ủ ta có thể lấy ra kiểm tra (ngửi/ăn thử..) vô tư smile.gif, nếu chưa đạt yêu cầu thì ủ tiếp

Gửi bởi: huynhdoan2000 Jan 19 2011, 10:35 PM

Nattou: Một trong những món ăn "quốc hồn quốc tuý" của Nhật Bản

Khi nói về món ăn Việt Nam thì người ta nghĩ ngay đến Phở. Còn khi nói về món ăn Nhật Bản thì nhiều người hình dung đó là Sushi hoặc Sukiyaki. Nhưng thực sự những món ăn này xét về mặt lịch sử thì không thể nói đó là đại biểu của hai nước.

Món Phở chỉ ra đời trong khoảng trăm năm trở lại đây. Và theo ý tôi thì món ăn “quốc hồn quốc túy” của nước Việt chính là hai món xuất phát từ nhà chùa : chao và tương làm từ đậu nành. Có thể nói đây là hai món ăn chính đã đồng hành cùng với dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đến nay,dĩ nhiên là ngày nay thì những người trẻ tuổi ít có cơ hội thấy hay thưởng thức chúng.

Cũng vậy, Sukiyaki chỉ mới bắt đầu xuất hiện ở Nhật vào thời Minh Trị khi người ta bắt chước người Tây Phương ăn thịt bò. Một trong những linh hồn của món ăn Nhật có từ hàng trăm,nếu không nói là hàng ngàn năm nay và mang nhiều tính bình dân,đó chính là Nattou.

Theo tôi thì một trong những cái thú nhất của cuộc nhân sinh chính là buổi sáng được ngồi bên bàn ăn với một chén cơn trắng nóng hổi trộn với Nattou và Shoyu,bên cạnh là một chén canh Miso. Ăn Nattou là bạn ăn luôn cả biết bao nhiêu cái tinh túy trong trời đất,ăn Nattou dường như con người trở nên hài hòa với vũ trụ hơn,khỏe mạnh hơn,tâm hồn trong sáng hơn. Những trải nghiệm này để bạn tự cảm nhận…

Nattou là một món ăn truyền thống của dân tộc Nhật làm từ đậu nành lên men và thường được dùng trong buổi ăn sáng. Đây là một nguồn cung cấp đạm dồi dào cùng với súp Miso làm từ đậu nành từ thời phong kiến ở Nhật. Nattou có một mùi vị và vẻ ngoài rất đặc trưng và khá phổ biến ở miền Đông nước Nhật. Những người lần đầu mới mở hộp Nattou ra sẽ có những phản ứng rất khác nhau vì cái mùi nồng của nó, có thể sánh với phó mát hạng nặng ở Châu Âu hay nước mắm, mắm tôm của Việt Nam. Nattou rất nhớt, ẩm và trên bề mặt phủ những sợt tơ như tơ nhện. Nattou khá nặng mùi do đó người ngoại quốc lần đầu tiên ăn Nattou hoặc sẽ thích nó luôn hoặc là ghét nó. Tôi đã chứng kiến cảnh người Việt Nam vào quán ăn gọi món Nattou (nghe tên lạ quá ^^) ra và không thể ăn được. Nattou thường được dùng trong bữa ăn sáng với cơm và một số thành phần khác như một chút hành ngò, một chút mù tạt, củ cải trắng (daikon) xay thành bột, trứng và tất nhiên không thể thiếu nước tương Shoyu. Theo tôi thì bạn có thể ăn cơm với Nattou mà không cần đến hành hay mù tạt, nhưng có một thứ luôn cần là Shoyu. Chỉ khi được trộn với shoyu thì mùi đậu nành lên men mới trở nên ngậy hơn và ngon hơn. Ở miền Bắc nước Nhật thì người ta còn trộn Nattou với đường.

Có thể nói 20% dân số Việt Nam ghét ăn món chao làm từ đậu hũ lên men. Và cũng chừng ấy người ở Nhật ghét món Nattou vì nó nhớt và cái mùi đặc trưng của nó. Rất khó ăn. Nhưng ai đã ăn được thì không thể bỏ nó được. Đặc biệt những người miền Tây như dân Osaka, Kobe thì không ưa Nattou trong khi người miền Đông như Tokyo và miền Bắc Hokkaido thì rất chuộng Nattou. Ở Nhật Nattou cũng được dùng chung với những món khác như Nattou sushi, Nattou nướng, cho vào trong súp miso, ăn chung với sà lách hay trong món bánh xèo Okonomiyaki và cả món spaghetti nữa. Nattou được làm khô thì ít nhớt hơn và mùi cũng nhẹ hẳn đi và có thể dùng như một món tráng miệng giàu dinh dưỡng. Ngoài ra cũng có món nattou làm kem nữa. Sự cảm nhận của nhiều người về Nattou rất khác nhau, có người thấy nó rất mạnh mùi và chỉ dùng một ít để làm dậy mùi thức ăn và ăn chung với mì, cơm. Có người lại thấy nó nhạc nhẽo và chẳng có gì đặc biệt. Có người thì ghét nó đến nỗi ghét luôn cả người ăn nó!!
Về điểm này thì Nattou cũng tương đồng với món phó mát xanh ở Pháp, món Haggis ở Tô Cách Lan, món Lutefisk ở Na Uy và Marmite ở Anh. Những thức ăn lên men luôn gây nhiều phản ứng khác nhau ở nhiều người.

Mỗi năm ở Nhật người ta tiêu thụ khoảng 50.000 tấn Nattou. Để làm Nattou người ta chọn hạt đậu nhành nhỏ để quá trình lên men dễ dàng hơn. Đậu nành được rửa rồi ngâm trong nước khoảng 12~24 tiếng và quá trình này sẽ làm tăng kích thước của hạt đậu. Sau đó đậu nành được đem đi hấp khoảng 6 tiếng, có thể dùng nồi áp suất để giảm bớt thời gian. Đậu nành được trộn với một dung dịch đặc biệt gồm muối, đường, men và một loại vi khuẩn Nattou, được gọi là Nattou kinase. Những nhà sản xuất khác nhau có thể sẽ thêm bớt những thành phần khác nhau để tạo nên hương vị đặc trưng. Và kể từ lúc này thì người ta sẽ phải rất cẩn thận, tránh không cho vi khuẩn có hại xâm nhập. Điểm này thì hoàn toàn tương đồng với cách làm tương của người Việt. Tương ngon hay không phụ thuộc vào loại vi khuẩn được cấy vào đậu. Quá trình này người xưa có vẻ như không kiểm soát đựơc và phụ thuộc vào may rủi vì vi khuẩn có rất nhiều trong không khí. Theo những người có kinh nghiệm làm tương thì nếu thấy đậu nảy mốc màu vàng thì là loại tương hảo hạng, còn mốc màu đen là tương xấu nhất. Ngoài ra còn có nhiều loại vi khuẩn khác cho ra màu sắc của tương khác nhau và chất lượng cũng phụ thuộc vào đó.

Hỗn hợp đậu nành và men được ủ ở 40 độ C trong hơn một ngày, sau đó nó được làm lạnh và cho vào tủ lạnh chừng một tuần để Nattou sản sinh ra những sợi nhớt. Trong quá trình ủ lạnh thì vi khuẩn trong đậu bắt đầu sản sinh bào tử và tạo thành chuỗi acid amino. Ngày xưa thì người ta đựng đậu nành đã hấp trong những cái giỏ bằng rơm rạ, đây là nguồn cung cấp vi khuẩn Nattou tự nhiên. Rồi Nattou được hình thành khi gặp điều kiện nhiệt độ thuận lợi như trong lòng đất hay gần ngọn lửa.
Ngày nay người ta sản xuất Nattou hàng loạt và đựng trong những hộp nhựa và thường bán kèm với một gói nhỏ nước chấm Shoyu và mù tạt vàng, có khi có cả tía tô. Bạn có thể mua Nattou nhập từ Nhật ở các cửa hàng thực phẩm Nhật trên đường Lê Thánh Tôn, quận 1 thành phố SG với giá khoảng 3~5 USD cho một hộp Nattou.

Thường thì Nattou nhập luôn được làm đông và cần phải rã đông trước khi dùng. Với cái giá bình dân hơn, ông Eda Kaname định cư trên đường Lê Thánh Tôn bán một hộp Nattou nhỏ với giá 5.5000 đồng. Ông lập gia đình ở Việt Nam và chuyên làm Nattou theo phương pháp cổ truyền và là nhà cung cấp Nattou chính cho các quán ăn Nhật ở Sài Gòn. Ở Nhật thì Kumamoto và thành phố Mito là hai nơi nổi tiếng về chất lượng Nattou. Các quán ăn trên đường Bùi Viện cũng bán cơm phần với Nattou với giá rẻ, khoảng 30.000 đồng/ phần có kèm một chén súp Miso.

Về mặt lịch sử, không ai biết chính xác khi nào Nattou ra đời. Nhưng những nguyên liệu và thành phần cần cho Nattou như đậu nành, men trong rơm rạ thì chẳng lạ gì ở Nhật từ ngàn xưa. Do đó có thể là từ thời cổ như thời Jomon (khoảng năm 10.000 cho tới 300 trước CN) người ta đã biết cách làm Nattou và cũng có thể là nhiều người độc lập với nhau đã cùng tìm ra cách làm Nattou. Một thuyết khác và chiếm ưu thế nói rằng tướng Minamoto Yoshiie trong trận chiến vào những năm 1083 ở miền Đông Bắc đã phát hiện ra Nattou. Một ngày nọ thì doanh trại của Yoshiie bất ngờ bị quân địch tập kích trong khi binh sĩ đang nấu đậu nành làm thức ăn cho ngựa. Trong cơn hỗn loạn thì người ta đã vội vàng cho đậu nành đang nấu dở vào những cái túi rơm và không mở trong suốt mấy ngày liền. Khi mở ra thì đậu đã lên men và sinh mùi kỳ lạ. Một người lính ăn thử thấy rất ngon mới trình lên tướng Yoshiie và vị tướng cũng bị cái mùi vị kỳ lạ kia quyến rũ. Một nguồn khác nói Nattou được làm trong thời Edo (1603~1867) và cách chế biến được thay đổi nhiều trong thời Taisho (1912~1926) khi những nhà nghiên cứu tìm được cách chiết xuất vi khuẩn Nattou kinase mà không cần đến rơm. Phát hiện này đã đơn giản hóa quá trình sản xuất Nattou và đạt hiệu quả cao hơn và ngành sản xuẩt món ăn này đã thay đổi nhiều từ đó.

Người ta nói Nattou rất tốt cho sức khỏe dựa vào những nghiên cứu về mặt y khoa. Trong Nattou có chứa một thành phần gọi là Pyrazine chẳng những tạo nên cái mùi đặc trưng của nó mà còn ngăn chặn xơ vữa động mạch. Men Nattou Kinase còn giúp ngăn ngừa việc tụ huyết, đau tim, tắc mạch và những bệnh về phổi. Người ta cũng chiết xuất thành phần của Nattou kinase để chế biến thực phẩm cho người ăn kiêng. Nattou còn chứa nhiều Vitamin K liên quan tới việc nhóm calcium tạo thành xương. Vitamin K1 có nhiều trong tảo biển, gan và một số thảo dược trong khi vitamin K2 có nhiều trong những thực phẩm lên men như phó mát, miso và Nattou. Cứ 100 g Nattou cung cấp 870 microgram vitamin K2. Ngoài ra nó còn chứa nhiều thành phần hóa học ngăn ngừa ung thư như Daidzein, Genistein, Infrabin, … Một vài nguồn còn nói ăn Nattou sẽ làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể. Người ta cũng nói rằng Nattou có công dụng như thuốc kháng sinh và quân đội Nhật đã dùng Nattou như thuốc trị bệnh lỵ trong chiến tranh Thế Giới II. Nattou còn giúp cải thiện tiêu hóa, chống lão hóa và béo phì. Người ta cũng dùng Nattou làm thức ăn cho chó mèo và nó cải thiện sức khỏe của vật nuôi đáng kể.

Nattou là một món ăn độc đáo của người Nhật, và cũng là của Thế Giới làm từ đậu nành lên men. Người ta đánh giá chất lượng Nattou qua độ dài của sợi nhớt. Nếu khi lấy đũa gắp một miếng lên khỏi chén mà sợi nhớt càng dài thì nattou càng ngon. Đây là món ăn nhiều dinh dưỡng, dễ làm, không đắt tiền mà mọi người có thể làm tại nhà, và không cần phải chế biến thêm khi dùng. Tương tự với Nattou thì trên Thế Giới cũng có những món làm từ đậu nành lên men như tương, chao của Việt Nam, tan-shih hay kan-shih (đậu hũ không muối) của Trung Hoa, Joenkuk-jang và Damsue-jang của Đại Hàn, thuanoa ở Thái Lan, Kinema ở Nepal và Sereh ở Bali. Nhưng chỉ có tại Nhật thì người ta mới sử dụng rộng rãi hình thức lên men của đậu nành này.


Tham khảo thêm về Nattou:

Nattou là cách đọc Nhật của hai chữ Hán, nếu đọc theo âm Hán Việt thì là “Nạp đậu” , nghĩa là đậu cúng dường, đậu dâng người trên. Và cái tên Nattou có lẽ có nguồn gốc từ đền chùa. Từ Nattou lần đầu tiên xuất hiện trong tài liệu Honcho Shokkan (1695) và nó là biến âm của chữ “Nassho”. Nassho là từ chỉ nhà bếp của các Thiền Viện tại Nhật. Rồi sau đó Nattou được dùng để phân biệt hai loại khác nhau là Hama Nattou (chúng ta gọi là bánh đậu nành) và itohiki nattou (nattou có sợi) . Từ Itohiki Nattou có lẽ xuất hiện vào giữa thế kỷ 13 và 16. Nattou là một trong số ít sản phẩm làm từ đậu nành mà được gọi tên như đúng tên trong quốc tịch của nó mà không được “dịch” trong các ngôn ngữ Châu Âu. Có lẽ vì ở trời Âu không hề có một thứ tương đồng để “dịch” .Từ này lần đầu xuất hiện trong tài liệu tiếng Đức vào năm 1894 và tiếng Anh năm 1897. Cả hai đều được nhà nghiên cứu Nhật Bản Yabe viết và được sửu dụng như danh từ đơn.

Tuy không ai biết đích xác Nattou xuất hiện khi nào nhưng có năm thuyết chính. Thuyết được nhiều người tin nhất là vào thời Heian, tướng Hachiman Taro Yoshiie còn gọi là Minamoto Yoshiie trong cuộc chiến Gosannen năm 1083 như kể trên. Thuyết thứ hai nói Nattou có gốc từ món Tan-shih làm từ đậu nành ở Trung Hoa 2000 năm trước rồi được truyền sang Nhật do một vị tu sĩ Phật Giáo mù và phát triển thành Nattou. Thuyết thứ ba nói rằng Nattou xuất hiện thời Yayoi ( khoảng năm 300 trước CN ~ 200 sau CN) , thời có nhiều thay đổi trong nông nghiệp và những thành phần để làm Nattou đều có sẵn trong tự nhiên. Trong những căn nhà Tateana thời yayoi thì thức ăn được nấu chín trên cái lò kamado ngay giữa nhà, và ngày xưa thì ở đâu cũng thấy rơm rạ. Người Nhật dùng nó để lợp nhà, đan thảm tatami, làm những linh cụ trong đền thờ, … Và có lẽ một cọng rơm đã rơi vào nồi đậu nành nấu chín mà chưa kịp đậu nắp hay một hạt đậu đã rơi xuống tấm thảm rơm và hôm sau thì Nattou được hình thành. Nhà nghiên cứu lịch sử Nattou Ota Teruo thì tin rằng khi người ta dâng đậu nấu lên thần linh trong ngôi đền Shinto thì ngẫu nhiên một cọng rơm trong sợi dây shimenawa (sợi dây bện bằng rơm biểu hiện sự ngăn cách giữa thế giới trần tục và thần linh) đã rơi vào chén đậu. Do đó món ăn này mới có tên là “nạp đậu”. Thuyết thứ tư nói nguồn gốc của Nattou là món Hikiwari, đậu chẻ đôi ở những tỉnh miền bắc như Akita, Aomori. Ngày xưa người ta thường chẻ đậu làm đôi để tiết kiệm thời gian nấu và nhiên liệu. Thuyết thứ năm có liên quan đến Thái Tử Shotoku (mà nhiều người VN biết dưới cái tên Thánh Đức), một nhà quý tộc hiền triết có cống hiến rất lớn trong việc đem Phật Giáo vào Nhật và là danh nhân văn hóa nước Nhật. Một hôm trên đường qua thung lũng Omi, Thái Tử nghĩ lại ngôi làng Warado, một vùng nổi tiếng về đậu nành. Thái Tử cho ngựa ăn bằng món đậu nấu dở, gói trong rơm và treo lên cành cây. Hôm sau thì đậu trở thành Nattou và ngài rất thích mùi vị của nó. Và từ đó dân làng sản xuất nhiều Nattou và đổi tên làng thành Warazuto Mura (làng gói rơm) . Nhưng Ota Teruo cũng đề ra giả thuyết Thái Tử đã học cách làm đậu lên men từ một người bạn thân, Keiji, một nhà sư Phật Giáo người Triều Tiên.

Tuy khác nhau nhưng tất cả các thuyết về Nattou đều chung một điểm là : nó xuất hiện ở vùng Đông Bắc nước Nhật !!

(Hiba - Acmagiro Posted)

Gửi bởi: marhaba Jan 19 2011, 11:38 PM

Món natto này ăn khi trời lạnh thì phù hợp.

Gửi bởi: Diệu Minh Feb 9 2011, 12:10 PM

http://tournhathan.com/viewnews/thong-tin-am-thuc/57-natto-mot-trong-nhung-mon-an-quoc-hon-quoc-tuy-cua-nhat-ban.aspx

Gửi bởi: member Feb 5 2012, 04:53 PM

Xin cho toi hoi khi nau canh cho natto vao thi nhiet do co lam mat di gia tri dinh duong cua natto khong a? Mui vi co thay doi khong? Mong anh, chi co the pho bien cu the hon cac cach an natto khong a? Chan thanh cam on!

Gửi bởi: Diệu Minh Feb 5 2012, 08:15 PM

Khi nào gần ăn thì trộn natto với những thức ăn... ví dụ: bỏ vào bát phở, bỏ vào bát canh, phết lên bánh mì... và trộn lẫn rau xào... hay bỏ cạnh rau xào...hoặc ăn với cơm, bún xào...
Xem các hình trong đường link sau để biết cách sử dụng Natto:

http://www.google.com.vn/search?hl=vi&q=natto&gs_sm=e&gs_upl=1540l2295l0l2829l5l5l0l0l0l1l427l1262l1.0.3.0.1l5l0&bav=on.2,or.r_gc.r_pw.r_cp.,cf.osb&biw=1152&bih=739&um=1&ie=UTF-8&tbm=isch&source=og&sa=N&tab=wi&ei=H4EuT5b4B4a6iAeFgMXrBg

Gửi bởi: Diệu Minh May 16 2012, 06:24 AM

http://www.google.com.vn/search?hl=vi&q=natto&bav=on.2,or.r_gc.r_pw.r_qf.,cf.osb&biw=1152&bih=739&um=1&ie=UTF-8&tbm=isch&source=og&sa=N&tab=wi&ei=4-OyT4a_O82ViQfghpjjCA

Cách làm:

http://www.google.com.vn/imgres?q=h%E1%BB%8Dc+l%C3%A0m+natto&um=1&hl=vi&biw=1152&bih=739&tbm=isch&tbnid=PZ-ILhsVwvNtVM:&imgrefurl=http://duhoc.viet-sse.vn/2011/02/dung-vat-lieu-thien-nhien-de-goi-qua-3&docid=PRsiYUIUsznvVM&imgurl=http://hosting02.imagecross.com/image-hosting-07/126.jpg&w=450&h=300&ei=C-WyT88ljJqIB7G3jYoJ&zoom=1&iact=hc&vpx=729&vpy=360&dur=52&hovh=183&hovw=275&tx=164&ty=99&sig=102582934865244124105&page=1&tbnh=125&tbnw=167&start=0&ndsp=24&ved=1t:429,r:22,s:0,i:113


Gửi bởi: Diệu Minh Jul 25 2013, 11:13 PM

Hay quá nè:

http://www.bepthucduong.com/mon-an-chay-thuc-duong/huong-dan-lam-natto-ngon-bo-re/

Gửi bởi: vunity Jul 27 2013, 11:55 PM

vài người ở ngoài Bắc hỏi mua cái làm natto hoặc vi khuẩn nhưng con ko biết chỗ để chỉ họ tìm, cô trâm biết ko? bây h con làm natto chẳng cần đèn đóm ủ gì cũng giăng tơ chằng chịt ^^

Gửi bởi: Diệu Minh Jul 28 2013, 07:57 AM

QUOTE(vunity @ Jul 27 2013, 11:55 PM) *
vài người ở ngoài Bắc hỏi mua cái làm natto hoặc vi khuẩn nhưng con ko biết chỗ để chỉ họ tìm, cô trâm biết ko? bây h con làm natto chẳng cần đèn đóm ủ gì cũng giăng tơ chằng chịt ^^


- Hãy chỉ cho mọi người CÁCH LÀM đi!

Gửi bởi: vunity Jul 28 2013, 08:10 AM

QUOTE(Diệu Minh @ Jul 28 2013, 07:57 AM) *
- Hãy chỉ cho mọi người CÁCH LÀM đi!


Con viết cách làm rõ hết mức trên bepthucduong rùi còn gì ^^, ngày càng nhìu người biết natto hơn, nhung ở ngoài Bắc thì con ko biết chỉ họ mua hộp Cái để làm ở đâu, hoặc làm bằng rơm ra sao thì con hok bít whistling.gif

Gửi bởi: Diệu Minh Jul 28 2013, 08:32 AM

QUOTE(vunity @ Jul 28 2013, 08:10 AM) *
Con viết cách làm rõ hết mức trên bepthucduong rùi còn gì ^^, ngày càng nhìu người biết natto hơn, nhung ở ngoài Bắc thì con ko biết chỉ họ mua hộp Cái để làm ở đâu, hoặc làm bằng rơm ra sao thì con hok bít whistling.gif


Hóa ra CHÁU là ng chủ trang web đó hả? cảm ơn nhiều nhé, hay quá rồi.
Bacillus natto:men làm món natto này mua ở đâu nhỉ?

Gửi bởi: vunity Jul 28 2013, 06:35 PM

thấy giang hồ cũng quan tâm natto nên cháu viết chia sẻ. cái men đó chắc chỉ có trong truyền thuyết ^^, ở nước ngoài thấy có men làm tempeh nữa kìa cô, mà ko thể ship về đây dc vì phải giữ lạnh. cháu chỉ mua 1 hộp natto sẵn về làm như sữa chua thôi, ở HN trời lạnh ai có máy ủ sữa chua làm cũng tốt

Gửi bởi: Diệu Minh Jul 28 2013, 11:34 PM

QUOTE(vunity @ Jul 28 2013, 06:35 PM) *
thấy giang hồ cũng quan tâm natto nên cháu viết chia sẻ. cái men đó chắc chỉ có trong truyền thuyết ^^, ở nước ngoài thấy có men làm tempeh nữa kìa cô, mà ko thể ship về đây dc vì phải giữ lạnh. cháu chỉ mua 1 hộp natto sẵn về làm như sữa chua thôi, ở HN trời lạnh ai có máy ủ sữa chua làm cũng tốt


Ở đây mọi người vẫn làm kiểu đó mà
Nhưng không hiểu sao lần này cô H làm vẫn chưa thành công?

Gửi bởi: vunity Jul 29 2013, 01:51 PM

Ồ vậy à có men thì hay quá rùi, có thể đậu ko chất lượng tốt hoặc ko đun đủ mềm là 2 lý do thường gặp ^^

Gửi bởi: Diệu Minh Jan 2 2014, 12:45 PM

"Món này rất tốt cho sức khỏe, nhiều người ăn chị em mình có phước lắm. Em rất vui vì nhiều người biết đến gía trị của nó"
Thấy tôi báo khách mua hết natto rồi, bạn coden hiện đang cung cấp natto cho nhà tôi bán trả lời tin nhắn của tôi và nói rõ thêm là natto là loại đỗ tương lên men tốt nhất cho hệ tiêu hoá, hèn chi một số ng ăn như bị nghiền! Ăn natto thấy ng rất dễ chịu...

Gửi bởi: Wasabii Oct 10 2014, 03:40 PM

QUOTE(Diệu Minh @ Jan 2 2014, 12:45 PM) *
"Món này rất tốt cho sức khỏe, nhiều người ăn chị em mình có phước lắm. Em rất vui vì nhiều người biết đến gía trị của nó"
Thấy tôi báo khách mua hết natto rồi, bạn coden hiện đang cung cấp natto cho nhà tôi bán trả lời tin nhắn của tôi và nói rõ thêm là natto là loại đỗ tương lên men tốt nhất cho hệ tiêu hoá, hèn chi một số ng ăn như bị nghiền! Ăn natto thấy ng rất dễ chịu...


Hôm nào nhà cô lại có natto ạ? Con chờ mãi!

Sản xuất bởi Invision Power Board (http://www.invisionboard.com)
© Invision Power Services (http://www.invisionpower.com)