IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Nguồn gốc lười đọc sách?, Hà Nội ngày 26/9/2023
Diệu Minh
bài Sep 27 2023, 05:28 AM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,046
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Nguồn gốc lười đọc sách?

https://www.facebook.com/tramgaolut/posts/p...gCSfxB9H2xNmVEl

Mắt là cánh cửa của gan
Ăn mặn hại gan
Ăn mỡ động vật hại gan.
Mắt tam bạch lười đọc, học, thích hóng...
Trí não kém phát triển, cái này cần sửa bằng NHAI ĐẾM kích hoạt dây thần kinh số 7 giúp suy nghĩ đúng.
Điều này áp dụng cho tất cả những ai muốn toàn thế giới bước vào kỷ nguyên tâm linh tinh thần...
Người xưa có câu: 3 ngày không đọc sách mặt bạc??? (đại loại vậy không nhớ chính xác, ai nhớ báo lại giúp nhé).

Chê lười thôi là KHÔNG ĐỦ!

Phải cho PHÁP ĂN - THỰC - Chánh Thực - HỌC ĂN.
Ngài Tai Situpa tái sinh lần thứ 12 nói: sách và Thánh sách khác nhau... sách chứa Pháp giải thoát khác... ngài cũng có viết sách... check lại sách tôi thích đọc, dịch, biên soạn đều chứa Thánh Pháp, cầu cho mọi người đọc sách Thực dưỡng đều mau giải thoát thân tâm khỏi con đường luân hồi.
Tại Việt Nam có sư Thư là 1 vị sư người Hà Nội - người đại sự nhân duyên, là người tìm ra được những báu Vật trong kho tàng kinh điển của chư Phật:
1/ Tìm ra được bài kinh về cháo (chương 5 trong Tăng Chi Bộ Kinh)
2/ Oai nghi của Đức Phật (trích Kinh Brahmāyu, Trung Bộ Kinh số 91) có chi tiết còn hạt cơm nào chưa nhai nhuyễn thì không đưa miếng cơm khác vào miệng... sau khi được biết rõ điều này tôi hét toáng nhà như là vớ được thứ quí giá nhất trên đời??? từ đó tôi miên mật lắng tâm lưu ý chi tiết nhỏ nhưng vô cùng quan trọng để phanh lại cái tâm háo hức muốn ăn và muốn ăn nhanh cho xong bữa????
Tôi hỏi sư: sư tìm ra thông tin thứ 2 lâu chưa sao không thấy nói? sư bảo phải đủ duyên sư mới nói, khóa tu tháng 5 vừa rồi tại Linh THÔNG sư đưa ra cho đại chúng điều dẫn dắt này và khóa tu đặc biệt hiệu quả không ngờ...
Hy vọng đủ duyên chúng tôi có chương trình thiền có chế độ ăn theo Thực Dưỡng chuẩn chỉnh, do hai nàng hậu của Hà Nội đi học Thực Dưỡng bên Nhật về thực hiện...
Và không cho bất cứ ai mang theo thức ăn của họ dana những người tu đó (cần họ có thể đưa tịnh tài, còn thức ăn ăn gì do hai nàng quyết định?).
Có những lúc tôi đã thuê thêm người sắn tay làm món ăn... nhưng những người khác cứ tự ý mang đồ ăn đến, ít nhiều phá hỏng kết cấu của bữa ăn tăng định, tuệ...
Đi học khoá học Thực dưỡng 1 buổi dần dần ngộ ra. 0364538361 zalo
Tôi ham đọc sách báo từ bé, mức độ ngày nhỏ chui vào chăn còn mở hé ra để đọc trong chăn, (trưa bố bắt ngủ trưa)... sau này sinh ngày nào thì ý thích lớn nhất là gì? đúng chính xác là ĐỌC SÁCH; tôi ham mê đọc lắm và tất cả các kiến thức tôi có được đều phần nhiều do đọc; đọc rất nhiều sách tâm linh như MILAREPA con người siêu việt từ 40 năm trước.... sách tâm linh ngày miền nam mới giải phóng in nội bộ nhiều sách vừa ra là tôi đã có để đọc... mãi sau này 20-30 năm sau họ mới in công khai...
Tôi bỏ ăn bớt ăn ... nhất là vào ngày Ekadashi 11 và 26 âm lịch hàng tháng.
Thấy khả năng đọc tốt lên hẳn!
Tìm sách đọc.
Mọi khi sách hay mở sẵn đọc ít, nay đọc nhiều hơn hẳn!
Chỉ do ĂN GÌ RA NẤY!
Cách để chăm đọc: thay đổi chế độ ăn dư đạm động vật...
Có tận 27 lý do không nên ăn thịt mà bạn có thể tham khảo, rồi thích thì cãi tiếp?
http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=5489
Khi người ta không làm được, người ta có muôn vàn lý do để hùng biện!
"🌺📚
“Theo thiển ý của tôi, để tự cứu mình, để thoát khỏi nền giáo dục đầy lỗi và giả dối hiện nay, không cách nào khác hơn là đọc sách, tức tự học.
❗️
Nhưng quan sát thì thấy một hiện trạng đáng buồn. Cả xã hội không đọc sách.
Nhà văn không đọc sách.
Giáo viên không đọc sách.
Tôi từng nói, người Việt có chuyện trái khoáy, nhiều người sẵn sàng bỏ hằng trăm tỷ đồng cho con du học, nhưng cơ bản vẫn là những người không đọc sách. Do vậy, những kiến thức nền về văn hóa, lịch sử, kinh tế, triết học và pháp luật… hầu như bỏ trống. Sự học, về cơ bản vẫn là lấy tấm bằng hoặc lãnh hội các kiến thức/ kỹ năng để kiếm tiền, để đàn áp, bóc lột, ăn trên ngồi trốc.
Đỉnh cao đời sống tinh thần mang tính phổ quát của người Việt, nói cho cùng cũng chỉ là ăn nhậu, khoe giàu. Chấm hết.
Tôi có vài người bạn, khi lủm bủm có vài đồng tiền, nói tới chuyện đọc sách, họ không ngần ngại nói vỗ mặt: “Do sách mày viết dở quá tao không đọc”.
Thật lạ. Xã hội này dường như con người ta chỉ khiêm tốn, lễ độ khi nghèo. Còn khi lủm bủm vài đồng thì đều trở nên khệnh khạng, xấc láo.
Thực tế là có bao giờ đọc đâu mà biết hay với dở. Nhưng nói chuyện đọc sách, tôi không bao giờ nói là đọc văn tôi. Tôi cũng chưa bao giờ khuyến khích hãy đọc nhiều sách văn chương. Đọc văn chương ít thôi. Hãy đọc những sách tinh hoa khác.
Thật sai lầm khi nghĩ rằng đọc văn mới làm giàu có tâm hồn. Không đâu. Có khi bạn đọc một cuốn sách về kinh tế học mà bạn hiểu được cũng giúp bạn thức tỉnh và tâm hồn mình bỗng lớn lên ghê gớm.
(Nhiều nhà văn cũng sai lầm khi cứ nghĩ đọc nhiều tiểu thuyết sẽ viết được tiểu thuyết hay. Thực tế đọc ngàn cuốn tiểu thuyết nổi tiếng cũng không thể nào cải thiện trang viết của bạn. Cái bạn cần là đọc những thứ mình thiếu. Đọc về núi. Đọc về sông. Đọc về tổ tiên. Đọc về rượu. Những thứ đó, vừa hay ho vừa bổ ích)
Con người đọc sách là con người suy tư. Mà khi suy tư thì bạn đương nhiên sống chậm lại.
Tự học cũng là quá trình tự nhận thức. Kiểu như cái gì bạn tự mình khám phá ra, tự mình làm được, bạn sẽ cảm thấy rất sướng và nhớ nó mãi suốt đời. Ý nghĩa của sự sống hay ý nghĩa của cuộc đời cũng chính là sự khám phá thú vị ấy. Và, như vậy, sách là chiếc chìa khóa, đáng lẽ phải có trong tay thì nhiều người đã vứt nó đi rồi.
(Nghĩ vụn, 2.1.22)
~ Trần-Nhã-Thuỵ🌈
Nguồn FB: Đại Việt Tàng Thư Các.
🙏
🌾
“Thư sơn hữ lộ cần chi kính,
Hải học vô nhai khổ tác chu.”
~
Núi sách có đường, cần cù là lối;
Biển học vô bờ, khổ nhọc là thuyền.
🤓
~ Hàn Dũ 🦋
(768-824, Nhà thơ đời nhà Đường)
“Biển học vô bờ”, nếu chỉ lấy “cần củ - chịu khó” làm thuyền thì liệu người ta có khả năng học hết ~ “ qua bờ” được không nhỉ ?!
Có thể, ngoài “ khổ nhọc là thuyền” thì người học cũng cần phải có trong tay một cái LA BÀN 🧭 để đi đúng đường nữa chứ nhỉ ?🐸
Làm sao để có được cái “ La bàn vạn năng” này nhỉ ?
☯️
Chào ngày mới 🙏🐸
Chúc một ngày mưa mát mẻ 🌱🙃"


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 người đang đọc chủ đề này (2 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 27th April 2024 - 04:06 PM