IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

> Ngài Ajahn Mun (Acariya Mun) dạy về chánh niệm khi Ăn, Biết tu khi ăn mau đắc đạo nhất? chuẩn ạ!
Diệu Minh
bài Feb 4 2020, 08:24 AM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,046
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Biết tu khi ăn mau đắc đạo nhất


Đối với thiền sư Acharn Mun – Ajahn Mun (đọc là Achan Măn), hoặc Acariya Mun - một vị thiền sư nổi tiếng nhất Thái Lan là thầy của thiền sư nổi tiếng thế giới: Ajahn Chah với quyển “mặt hồ tĩnh lặng” đã in ở Việt Nam, cũng được các bậc thầy huyền môn dạy đạo trong khi công phu thiền định về vấn đề ẩm thực, trích trong quyển tiểu sử của ngài như sau: trang 47 quyển "Phra Acharn Mun" chương Thời Pháp của chư vị đệ tử A la hán:

“Trong khi độ thực (ăn) luôn luôn quan niệm bản chất (ô trược) của thức ăn. Không bao giờ để cho hương vị của thức ăn trở thành độc dược đầu độc tâm mình. Cơ thể có được chất dinh dưỡng của vật thực bồi bổ sức khoẻ sau khi ta nuốt vào, mà không có quán niệm thì trong lúc ấy tâm bị cướp đi phần tiến bộ, do bởi hương vị ngon ngọt ấy. Đó là cắt đứt tiến bộ của mình bằng cách nuôi dưỡng thân mà làm hại tâm. Tất cả những điều ấy xảy ra vì thiếu niệm. Trong tất cả những dưỡng nuôi trên thế gian, dưỡng nuôi tâm là tối thượng. Tâm là một kho tàng vô giá, tâm được dưỡng nuôi đầy đủ là một cái tâm kiên cố vững chắc trong Giáo Pháp.”

Tôi rất lưu ý chi tiết ngài được dạy trực tiếp từ trong khi đang thiền, kinh nghiệm này tôi cũng trải qua nên rất nhớ đoạn này khi đọc về ngài. Khi đạt được công phu sâu và các đan điền thượng cách đỉnh đầu mấy cm mở ra, bạn có thể được dạy trực tiếp từ các vị thầy tâm linh vô hình ở những cảnh giới cao.

Theo như quyển “Bàn tay ánh sáng” của bà Barbara Ann, chúng ta luôn có vài vị thầy vô hình và những bị thầy hữu hình hỗ trợ cho sự tiến hóa tâm linh của mỗi người, Phật giáo nguyên thủy gọi là chư thiên hộ trì Chánh Pháp, chư thiên hộ trì người hành Pháp, Pháp hộ trì người hành Pháp.

Có những người trước khi ăn thì còn thấy nét thánh thiện mà sau khi ăn xong một bữa ăn nom đã thành ra kẻ phàm phu tục tử… Nói như vậy không phải để chúng ta tìm thức ăn dở để ăn, không phải nấu món ăn hổ lốn để nuốt... chúng ta phải trở nên nhạy cảm và không bị đắm nhiễm vào ngon và dở để tiến tu, để biết cách tu khi ăn, đây mới là mục đích tối hậu của chúng ta: trực nhận chân lý xuyên qua ngon và dở... chỉ bằng cách phản ứng với thức ăn Thực dưỡng chúng ta có thể biết được sự phát triển tâm linh thực sự của thiên hạ, dầu người đó là ai! Tôi thấy các vị thiền sư ăn gì các ngài cũng tiếp nhận với thái độ nhẹ như không??? đó là do tâm các ngài rất vững chắc trong dukkha, anatta, anicca ... có vị thiền sư hỏi chúng tôi: ăn gạo lứt thì có hết dukkha không? tất nhiên là không! dầu chúng ta thoát được đại dịch này, may mắn thoát được bệnh tật và khổ nạn tai nạn lần này và lần kia... nhưng chúng ta không thoát được dukkha - bất toại nguyện... vì thế giáo Pháp cao quí chính xác của Đức Phật mới là cái ta cần trau dồi. Cũng không cần quan tâm sự cân bằng nhiều quá, nên ưu tiên cho trí tuệ, khi có trí tuệ sự cân bằng sẽ xảy ra.

Tiên sinh Ohsawa cũng có nói: phương pháp của tôi cân bằng với phương pháp thiền, là ý nghĩa này.


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
 
Start new topic
Trả lời
Diệu Minh
bài Apr 3 2020, 09:48 AM
Bài viết #2


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,046
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



trang 19:

...
Những người không nằm (ngủ) cũng tương tự như những người tiết chế lượng ăn hay người nhịn ăn hoàn toàn, vì đó là những phương pháp dẫn tới sự tĩnh lặng và hạnh phúc trong tâm. Những ai hợp với việc nhịn ăn, khi nhịn ăn càng lâu, tâm họ càng trở nên tĩnh lặng và rõ ràng, và nền tảng của họ tăng trưởng từ từ và trở nên vi tế hơn. Khi đó sẽ đạt được định nhanh hơn và dễ chịu hơn bình thường, và khi ra khỏi định để suy nghĩ và nghiên cứu theo cách của tuệ thì tâm họ sẽ thành thạo, lanh lợi, táo bạo và thẩm tra cái gì cũng đều rõ ràng thấu suốt như tâm mong muốn. Như cái đói và cái mệt, thay vì là một vấn đề và là sự dày vò đối với thân và tâm, lại trở thành một biện pháp trơn tru và thoải mái để họ tiến bộ mỗi khi tiết chế lượng ăn hay nhịn ăn.

Những ai có bản chất phù hợp với cách này sẽ luô phấn đầu và tu tập bằng cách nhịn ăn, hài lòng với việc có ít, như cách đã nói ở trên, kể cả khi họ ở giữa vô số kể tứ vật dụng....


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Gửi trong chủ đề này


Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 27th April 2024 - 03:31 PM