IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Đường là khổ ách, Dịch giả: Lê Công Thình
Diệu Minh
bài Sep 25 2008, 04:04 PM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,981
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



ĐƯỜNG LÀ KHỔ ÁCH
Sugar Blues


Tác Giả : Dịch Giả: William Dufty Lê Công Thình
(Lược và Tuyển dịch)
Quyển sách bán chạy nhất trên toàn thế giói vì lợi ích nhất cho sức khoẻ loài người.
Trên một triệu quyển bán hết tại Hoa Kỳ trong thời gian kỷ lục ở đầu thập niên 1980

Tờ Chicago Tribune viết: Đây là bản đúc kết, tường trình với lời lẻ chỉ trích cứng rắn, với nhận xét các nhân vật lịch sử thật nghiêm minh. Có lẽ quí bạn chưa từng đọc một tài liệu về Đường như thế này!!

Tờ San Francisco Review of Books viết: Nếu bạn thật sự nghĩ đến sức khoẻ của mình, hãy đọc Sugar Blues.

John Shelley viết trong tạp chí Let’s Live (Chúng ta hãy sống): Tất cả những gì loài người muốn biết về ‘đường’ đều được trình bày rõ ràng trong Sugar Blues. William Dufty vạch mặt các tay lái buôn đường đã làm giàu trên bao xác chết của thân nhân ta; và thông báo cho mọi người biết sai lầm của nhiều sách dạy nấu ăn trước kia. Quyển Sugar Blues dám nói rõ về chính sách nô lệ từ khi dân da đen thoát khỏi dịch da trắng (White plague)

Shirley Elder nhận định về quyển Sugar Blues trong tờ Detroit Free Press: Tuyệt vời và Táo bạo.

Lời Tác Giả, William Dufty:

Có phải Đường đang giết bạn một cách dịu dàng?- Cũng như Á phiện, bạch phiến và Heroin, Đường là chất gây nghiện ngập, là Độc Dược. Thế mà người Mỹ đều dùng hằng ngày; trong bánh mì, trong thuốc lá cũng có đường. Nếu bạn bị béo phì, nhức đầu, máu thiếu glucốt, bị mụn, thì khổ ách đường đã tròng vào người của bạn rồi đấy. Thật vậy, nhìn vào bảng thống kê bệnh chứng của toàn quốc, ta có thể nói rằng tất cả dân Hoa Kỳ đều bị tiểu đường, hay đang mằn mò đến ‘vực thẩm tiểu đường’.

Lời Người Dịch

Đây là quyển sách mà mọi gia đình cần đọc, để tránh hao tốn tiền bạc trị bệnh, để bớt lo sợ về việc không có hoặc mất bảo hiểm sức khỏe, để đở mất thì giờ tìm kiếm lương y, để được tráng kiện và vui sống những ngày tháng qua nhanh trên thế gian này; và nếu khéo dưỡng sinh thì giờ phút lâm chung sẽ êm xuôi và ít tốn kém.

Đây là quyển sách quí với những thông tin khả tín, thuyết phục đọc giả phải lánh xa đường dưới mọi hình thức. Xả hội loài người vì hảo ngọt nên phải lùi vào hố sâu tội lỗi. Đường đưa bao nhiêu người vào cỏi mê lầm. Hitler cũng háu ngọt nên bại trận. Sadham Hussein bị bắt dưới hầm với ba thỏi sôcôla của Mỹ, đã có chiếu trên TV lúc ông ta Çang hä miŒng, có lë ông ta Çang nhÙc ræng. Quân đội Cộng Sản Việt Nam khi sang đánh giặc Pol Pot ở Campuchia vào năm 1979 đã mất nhuệ khí của thời ở đường mòn Hồ chí Minh vì mì ăn liền, bột ngọt và nhất là đường được bồi dưỡng quá dồi dào nên số bệnh binh lên rất cao. Napoleon và quân sĩ phải tháo chạy khỏi Leningrad vì lầm lẫn đường là bổ dưỡng cho cơ thể thêm calori, nên chịu lạnh mùa đông không nổi.

Ngày nay thuốc trị bệnh thường hay bộc đường hay pha nước đường để dễ bán, nhưng đường làm giảm dược tính nên thuốc bị giảm hiệu năng rất nhiều.- Tại sao có Bác sĩ tây y ở Âu Châu phải tìm trị bệnh với Y Sĩ cổ truyền, và cả Tổng thống nước Pháp nữa? Còn tổng thống Roosevelt, Kennedy. …thì sao? Và trẻ thơ bị tiểu đường? Tại sao xưa kia bia dưỡng thai, bây giờ bia lại phá thai!? Bỏ ăn đường thì kinh nguyệt không đau? Thuốc hút nào không sinh ung thư?…Tại sao nhiều vị tu thiền mà không tiến?

Kính mời quí vị đọc Khổ Ách Của Đường để thấu suốt nổi khổ của toàn thể loài người.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

CHƯƠNG 1: PHẢI TỈNH GIÁC
(It’s necessary to be personal)

Xưa kia tôi là gã nghiện đường. Tôi không thể quên được hoàn cảnh khó xử giữa nàng Gloria Swanson và một viên đường.

Buổi họp đựơc nhóm vào buổi cơm trưa tại văn phòng Biện lý, đường số 5 ở Nữu Ước. Mọi sự đều bình thường khi tôi khẽ nhón chân bước vào. Cô Swanson linh hoạt và sâu sắc hơn mọi người, dời khỏi chiếc ghế kế bên để dành chỗ cho tôi. Vì chưa từng gặp Cô ngoài màn ảnh, và vì bất ngờ nên tôi bị bở ngở khi đón tiếp Cô.

Người phân phối thức ăn xuất hiện với các món thường dùng cho buổi cắm trại; có cả bình cà phê và khay đường viên. Các đồng nghiệp của tôi, là Phóng viên của các tờ nhật báo ở Nửu Ước, tiếp tục tranh cải sôi nổi khi thức ăn chuyền đi quanh phòng. Tôi bốc giấy bao chiếc săn uýt, bật nấp bình càphê, và lấy một viên đường. Vừa thấy tôi lột giấy bao đường, Nàng khẽ nói với một giọng ra lệnh: “Món ấy là thuốc độc”, và rú lên :” Bạn ơi, bỏ ngay xuống đi, em chả có thứ đó trong nhà!”. Tôi như lùi khỏi vực thẩm, rồi tôi nhìn Nàng. Ôi đôi mắt xanh rộng mở, hàm răng rắn chắc kia rạng rỡ trong nụ cười. Tôi như đứa trẻ bị bắt gặp bỏ sót chiếc găng tay trong lọ bánh ngọt, nên đành bỏ viên đường xuống. Trước mặt nàng, tôi không thấy món nào vừa được phân phối. Nàng tự đem đến một chiếc bánh, trên mặt không có rải một thứ gì cả. Nàng tặng tôi một mẩu nhỏ. Ăn xong, tôi bộc bạch với cô: “Cô ơi, tôi chưa từng ăn món nào ngon như thế này!”
Chúng tôi đã từng nghe nhiều giai thoại về lối dưỡng sinh ngoại lai của Cô Swanson. Nhiều vần thơ đã ca ngợi nhan sắc của nàng không bị thời gian tàn phá. Ngồi kề bên, mắt nhìn mắt, thật khó mà ngờ vực đức hạnh đứng đắn của nàng. Nàng khẽ nói: “Em thường bất bình khi nhìn người ta ăn thuốc độc.-Nhưng mọi người phải tỉnh giác nhận ra đó là thuốc độc. Thật là khó anh nhỉ. Thiên hạ có thể nhai thủy tinh xay nhuyển trước mặt em mà em không rùn mình đâu nhé; cứ làm thử xem…Hãy thách thức em pha đường vào càphê đi? - Ăn đường trắng hả, ta tự sát thôi!!” Em có quan tâm đến cuộc sống kẻ khác anh nhỉ.

Rồi nàng cắn nhanh miếng bánh trong nụ cười. Tôi bị ám ảnh suốt bao ngày. Mỗi lần định sờ đến đường, tôi bèn giật người thối lui, rồi tơ vương đến lời răn của nàng. Ta chỉ biết ta mê nghiện điều gì khi ta nhất quyết không làm điều ấy nữa.

Tôi nhận ra là tôi quen ăn đường, rất say mê đường. Tôi muốn từ bỏ mà không biết làm cách nào. Tôi mê nhiễm đường từ bao lâu rồi.?? Có lẽ tôi nghiện nó từ lúc còn trẻ; vì kỷ niệm về giờ cơm tại nhà với gia đình là nổi khổ tâm phải nuốt nhanh miếng thịt với khoai tây, để bước vội lên thiên đàng: món tráng miệng ngọt lịm!!

Bà tôi luôn trữ một bao đường củ cải Michigan cở một trăm cân Anh ở phòng chứa thực phẩm phía ngoài nhà bếp; có chiếc muỗng to bằng thiếc nằm bên trên. Khi tôi hái bồ công anh cho bà làm rượu lậu, trong thời kỳ có luật cấm nấu và bán rượu phi pháp( 1920-1933), thì Bà đem rửa, cho vào bình thật to, rồi raỉ đường và chanh cho mau dậy men. Tôi còn nhớ khi trời vào thu, Bà cũng raỉ đường lên bánh mứt đào và táo, lên các lọai bánh, vào các thùng lớn có trái đào, mận đang sôi sục, để đóng hộp. Đường thường thâm nhập vào các món khoái khẩu làm với cà chua, và các loại rau củ ngâm dấm.

Khi tôi đi học về thì cô Moulton, Cô láng giềng và là tay đầu bếp của gia đình, hay trao cho bánh mì mới ra lò, có trét bơ, và có rải đường nâu trên mặt.

Có điều dễ nhớ mà khó tin về cuộc sống ở một thị trấn thuộc miền Tây trung bộ cách đây năm mươi năm, mà giờ đây đã thoáng qua mất. Gia đình kiểm soát hết thảy các món ăn nào trẻ con cho vào bụng. Cha mẹ chăm sóc bảo vệ con cái. Ai cũng biết cha mẹ cho phép và cấm ăn món gì. Lén ăn bánh mì thịt bằm hay uống một chai Coca còn khó hơn cướp ngân hàng hay bỏ đi lễ nhà thờ ngày Chúa Nhật.

Thị trấn có một nhà hàng, trước kia là quán ruợu các tay giang hồ thường lui tới. Nếu tôi vào cửa hàng với đồng 5 xu để mua thức ăn, thì người chủ tiệm hay báo cha tôi ở văn phòng bằng điện thoại. Rồi khi về nhà Ông cứ rầy mắng tôi mãi. Ba cửa hàng tạp hóa đều có quầy kẹo và tiệm thuốc tây ở góc đường có bình nước ngọt màu mè. Kem lạnh làm ở nhà, chỉ được ăn vào ngày Chúa nhật. Kem có thể đặt mua ở quầy thuốc tây trong vài dịp lễ và phải nhanh chân kẻo hết. Nước đá và tủ lạnh là chuyện mộng mơ thuộc về năm 2001.

Phải ăn sáng trưa chiều tại nhà, có Cô Moulton canh chừng, nếu không ăn thì nhịn đói thôi. Không cách nào mở thùng nước đá mà thiếu vắng cô. Lúc ấy tủ lạnh trong nhà tôi là cái thứ nhất trong thị xã. Viên nước đá làm tại nhà là một sự sáng chế kỳ lạ, bí hiểm hơn máy thu thanh. Hầm rượu bỏ trống, việc trử thức ăn trong chai, hộp đành nhường lại cho thức ăn mua ở cửa hàng.

Nước ngọt, Coca… không có trong nhà- rượu Canada Dry có bán tại địa phương nhưng riêng bố uống thôi. Mãi về sau khi tôi lên tám, một du khách mới gieo rắc cho ý tưởng trụy lạc về kem lạnh nổi lều bều trong cốc nước ngọt. Chúng tôi có thể biết những món ấy từ lâu, nếu được xem cuốn phim đồi bại - nhưng lọai phim này bị cấm xem; rạp thì ở bên kia đường tàu hỏa. Kẹo bông gòn, các lọai mứt đều bị cấm chỉ cũng như phim. Chúng tôi được răn dạy: -Nó làm con bệnh. Thế mà khi chúng tôi lưu ý gia đình rằng có mấy đứa trẻ ăn kẹo mà không hề hấn gì, thì những ánh sáng khoa học này không lay chuyển được cha mẹ.

Tôi phạm tội đầu tiên tại Hồ Thủy Tinh (Crystal lake). So với thị xả tôi đang ở thì Hồ Thủy Tinh giống như Babylon hay Las Vegas. Có sòng bạc trên mặt nước, nơi đó khách thập phương đến khiêu vũ trong bóng mờ với ban nhạc tự xưng là của Hollywood. Có sân đánh golf, quần vợt, có thuyền chạy nhanh, có người Da Đỏ bán rổ đan tay cho du khách cuối tuần. Có gái hút thuốc, trai ngực trần đến bơi về đêm. Các cây xăng ở lề đường với chiếc lều cất gần bên, trong có các chai nước ngọt đủ màu luôn nằm trên nước đá: Cam, anh đào, dâu tây, chanh và nước gì đó gọi là Green River. Màu nước nho tím đậm làm tôi ngây ngất. Ở nhà có được nếm món đó bao giờ đâu. Tôi bắt đầu thầm mơ đến đô thị mê ly này.

Tôi còn nhớ lần đầu tôi lén lục lọi ví tiền của mẹ đang ngủ trưa, tôi chỉ lấy 5 xu, mỗi lần 5 xu thôi. Tôi không dám lấy đồng 10 xu nếu không có đồng 5 xu. Hai chai có thể là quá liều lượng khiến nướu răng tím ngắt và răng có thể bị tiêu mòn.

Chúng tôi trải qua mấy mùa hè tại Hồ Thủy Tinh, cho đến khi tôi đựơc 12 hay 13 tuổi. Vào thời cao điểm mùa đông, tôi làm được 75 đô la mỗi tuần, cả một gia tài kết sù thời ấy. Tôi là tay dương cầm hào phóng nhạc Jazz trên đài phát thanh. Nhưng tôi lại không đủ tài khoản để viết ngân phiếu trả cho cái quán bên đường! Nếu tôi không kiềm chế được thói quen khát nước nho, tôi bèn nói láo, gian lận và trộm cắp để đủ tiền trả.

Cái ngày mà giọng hát tôi biến đổi thì cũng là lúc nghề nghiệp trên sóng phát thanh bắt đầu kết thúc.Khi tiếng hát của tôi mất giọng trẻ thơ thì chả ai còn đoái hoài đến lối đánh dương cầm của tôi. Tuổi dậy thì đem lại nhiều điều đáng sợ. Mặt, cổ và lưng nổi lên mụn mủ xấu xí.Thoạt đầu tôi cho là phong cùi nên có cầu nguyện đôi lần. Trước kia tôi chả bao giờ nhìn những đứa trai lớn tuổi hơn bị cái chứng này. Có lẽ tôi không để ý cái xấu của họ mà chỉ thấy cái xấu của tôi. Tôi hổ thẹn khi mặc quần đùi, dù đó là thời trang. Cô y tá gia đình khuyên nên dùng kem Noxzema. Cô giặc đồ thì rùng mình vì vết mủ máu trên quần áo!

Giờ đây tôi khổ đau vì tội lỗi. Nếu có ai đó hiểu tôi để chỉ cho tội lỗi phạm vào thời ấy thì tôi đã được cứu rỗi qua bao năm u mê rồi!! Nhưng ai có thể hiểu được thói mê đường thầm kín của tôi? Bác sĩ gia đình đâu rồi?

Đấy nhé, thị xã chúng tôi có một ông, nhưng không phải Bác sĩ Marcus Welby. Nhà ông đối diện nhà chúng tôi bên kia đường và một nổi hãi hùng mà thị xã phải cam chịu là ý tưởng về việc cấp cứu có thể xãy ra, mà chỉ có mỗi Bác sĩ Hudson có thể tiếp trợ! Bác sĩ Hudson lại nghiện ma túy. Tôi không dám nói xấu ông!? Ông Bác sĩ “lè phè này” đôi khi đi vòng quanh phố như kẻ sống dở chết dở. Ông có văn phòng bằng gỗ phía sau nhà. Lúc trời sẩm tối, trẻ nít hay núp ở cửa sổ và lén nhìn Ông nằm trên ghế nệm da đang mơ màng trong khói thuốc. Khi có tai nạn ở thị xã, các lính cứu hỏa tình nguyện thường phá cửa văn phòng, xịt nước vào ngưòi ông, rồi chờ ông làm việc như buộc nẹp garô cầm máu trên cánh tay một nông dân bị kẹt vào máy đập lúa; rồi họ lập tức đưa nạn nhân qua thị xã gần bên. Nếu quí vị có điều kiện như chúng tôi, quí vị có thể mời Bác sĩ bên ấy bằng điện thoại.

Do đó chả bao giờ gặp được ông, trừ phi chúng ta tốt bụng và có bệnh. Ôi thật là kinh khủng!! Tôi đến nha sĩ mỗi năm hai lần. cái mốt thời đại đấy. Nha sĩ cho biết sâu răng là do ăn quá nhiều đường Nhưng tôi chưa bao giờ nghe vị Bác sĩ nào mở miệng nói về điều ấy cả!

Quí lão bà khả kính xưa kia hay nói về ăn uống vô độ: “Mê ăn làm con bệnh, con đau bụng, bị ói mửa v..v.” Làm sao tôi tìm được tương quan giữa ghẻ chốc và các thói hư thầm kính của tôi; các đứa trai khác cũng có bệnh về da như tôi vậy. Rồi tôi lại nghe đồn rằng cái bệnh của tôi là do thủ dâm quá độ.

Người bạn tôi có người anh đang học trường Dòng Thiên Chúa ở Chicago để thọ chức Linh Mục. Anh là người lão luyện về môn giới luật tình dục. Anh loan tin rằng trong địa phận Dòng Thánh ở Chicago, thủ dâm là tội nhẹ. Ai phạm lỗi này ở Michigan thì phải chết, còn ở Illinois bạn có thể phạm tội này ban đêm, giặt quần sáng hôm sau rồi nhập cuộc cùng Hội Thánh.

Tôi bắt đầu nhận chìm nỗi buồn của tôi trong cốc sữa pha mạch nha vào thời còn trung học. Nhà đã dọn về thành phố, và tôi phải đi nhiều dặm đường mới đến trường. Tôi được cấp 10 xu mỗi ngày để đi xe điện khứ hồi. Ăn trưa với các thức ăn trong lớp ư? Nào tôi có chịu đem theo săn uýt và trái cây. Tầm thường quá. Cơn khủng hoảng kinh tế đang hoành hành, sinh hoạt gặp khó khăn. Đại hạ giá một ly sôcôla có mạch nha. Mười xu một ly cỡ thật bự. Suốt hai năm tôi bách bộ đêm ngày dù mưa hay nắng để có đủ 10 xu mỗi ngày và 5 ly hằng tuần, quá tuyệt. Mụn mủ trở nên tệ hại hơn. Nước búp sen ở sân vận động của trường hành xác tôi đau đớn quá. Rồi tôi lại nghe ai đồn rằng mụn mủ là do ức chế tình dục; buông xả đi sẽ không có bệnh đó. Tôi muốn lao vào phương thức trị liệu này để hết ngay các u nhọt.

Ở sân trường trung học, không ai được phép hút thuốc. Thuốc lá quá đắt đỏ, và hút thuốc được xem như là thiếu nam tính. Nhiều nam sinh cố bỏ thuốc lá để mong được gia đình thưởng cho
chiếc Ô tô Ford mui trần khi tốt nghiệp lớp 12.

Tôi thích hút chớ không chịu mua thuốc. Tôi luôn móc túi để trả tiền các món ngọt.

Một môn học chán phè là lớp tập thể dục, Học sinh phải bơi lội, chạy đều bước, chơi bóng chuyền, hay cử tạ cho đủ số giờ ấn định trong tuần. Phiếu vào lớp được đục lỗ, dứt khoát phải thế. Hằng năm có khám sức khoẻ qua loa. Nếu bạn hỏi vị bác sĩ trẻ về bệnh chứng nào đó đã phiền hà bạn thì ông ấy tỏ vẻ cẩn thận, tránh giẫm lên địa phận của sở y tế địa phương. Ông thường bảo: “Hãy về gặp bác sĩ gia đình để trị bệnh đó”. Nhiệm vụ của ông ta là tìm ruột thòng, và bệnh lở bàn chân do nấm.

Vào dịp nghỉ hè tôi quá giang đi hằng ngàn dậm và sống nhờ Pepsi Cola. Mãi đến lúc viếng miền Nam, ngay lần đầu một cô nàng đưa tôi vào gặp cái món gọi là Cocain, có bán tại tiệm nước ngọt, được pha với rất nhiều nước đá đập nhỏ, vani, sirô và sô đa. Ở miền Bắc nó được gọi là côca côla. Miền dưới kia nó thường được dùng để trị nhức đầu theo cách của người Da Đỏ.


Sau hai năm đau khổ ở Đại Học Cộng Đồng, tôi đành bỏ học. Đối diện cuộc đời không mảnh bằng cấp trong tay là cả sự liều lỉnh. Nhưng tôi ngửi thấy thêm một cuộc chiến tranh sắp đến lúc đàm phán. Tôi phải chọn lựa giữa nhà tù Leavenworth và trận mạc.

Mùa hè năm 1965, tôi gặp một người thông tuệ gốc phương Đông, một triết gia Nhật Bản trở về sau nhiều tuần ở Sàigòn. Ông cho biết: “Nếu quí ông muốn chiến thắng quân Bắc Việtnam thì phải thả xuống cho chúng các món PX như là đường, kẹo, và Coca cola. Mấy thứ đó tiêu diệt họ nhanh hơn bom.”.(If you really expect to conquer the North Vietnamese, you must drop Army Pxs on them: sugar, candy, and Coca cola. That will destroy them faster than bombs) (LND: Sadham Hussein bị bắt dưới hầm với 3 thỏi sôcôla, có chiếu trên đài TV)

Tôi hiểu ngụ ý của ông. Khi tôi tôi nhập ngủ năm 1942, điều này xảy đến cho tôi. Thức ăn trong quân đội phải ngon tuyệt; chúng tôi được đảm bảo là ăn no, ăn đủ, và ngon nhất trong nhân loại. Nhưng tôi không hạp cơm lính. Do đó suốt ngày tôi hay lui tới cửa hàng PX của quân đội. Suốt hai năm tôi ăn uống sữa mạch nha, càphê pha đường, bánh kẹo, sôcôla và côcacôla. Sau nhiều tuần như thế tôi bị đau trĩ máu ra phát sợ. Tôi luôn liên kết chứng bệnh kinh khủng này với tuổi cao niên, và hiện tôi ở lứa tuổi đôi mươi!? Thân tôi được đưa xuống tàu qua xứ Anh trên chiếc SS Mauretania. Tàu cập bến Liverpool. Tôi bị chứng bệnh “viêm phổi mà còn đi đứng được”. Y tá cấp cứu nhìn nhiệt kế rồi tống tôi đi rửa bát đĩa nhà ăn suốt sáu ngày. Đến ngày thứ bảy nhiệt kế lên đến số ‘may mắn’. Chuông reo, các y tá với gương mặt thương cảm vội đưa tôi lên băng ca rồi xe cấp cứu đưa tôi đi nhà thương gần đấy. Săn sóc đặc biệt, bình dưỡng khí, liều lượng thuốc Sulfanilamide, loại thuốc mới thần hiệu thuở ấy. Vì thuốc mới nên phải lấy máu thử mỗi giờ để tránh cho tôi bị nó hại. Tôi bị hôn mê suốt mấy ngày liền. Các cô y tá “thơm phức” thay giường đều đều cho tôi, chích lấy máu, dịu dàng tắm rửa toàn thân tôi. Cha Tuyên úy lấp ló ở hành lang bên ngoài. Không ra trận được rồi. Ngày đổ quân bờ biển Normandie gần kề (D day) .

Rồi một sáng kia, tôi tỉnh giấc mình đẩm mồ hôi, tâm thần thơ thới. Bộ phận dưới của tôi cương cứng! Quân đội khôn hơn tôi, tôi lại sống lâu hơn cho chính phủ được nhờ. Tôi chập chửng đi xuống hành lang để cân. Các cô y tá giật nẩy người khi thấy số cân của tôi. Luật quân đội buộc bạn phải đủ cân như lúc nhập viện, thì mới được xuất viện. Làm sao lên được 12 cân Anh trong sáu ngày? Đúng ngày Đồng Minh đổ quân tôi có đủ trọng lượng ra viện!!

Tôi được đưa đến Glasgow bằng tàu hỏa, đến Algiers bằng tàu thủy, rồi đến Oran ở bờ Địa Trung Hải bằng xe vận tải. Ba tuần trong sa mạc tôi thấy khỏe ra. Không thấy PX đâu cả. Giải trí của tôi là biển cả và rượu bia Algerie. Đổ bộ lên bờ biển Nam nước Pháp, tôi gia nhập vào Đệ Nhất Quân Đoàn Liên Quân Pháp: có người Ả rập, người Senegal, người Guoms, người Silkc, người Việtnam, với sĩ quan và hạ sĩ quan Pháp. Các bạn đồng đội mang theo nồi, chảo, vịt, ngỗng, dê, trừu và bạn gái. Bao nhiêu tháng qua không lương bổng, không PX. Hầu hết các bạn ở địa phương ăn chung với tôi không nếm miếng đường nào cả. Đường bán chợ đen. Chúng tôi ăn thịt ngựa, thỏ, sóc và bánh mì đen của nông dân. Mùa đông ở dãy núi Vosges thật khắc nghiệt và dài bất tận, thế mà tôi không bị cảm sổ mũi. Ở Pháp rồi qua Đức suốt mười tám tháng mà chả bị bệnh nào cả.

Tôi đủ sáng suốt để hiểu giá trị dinh dưỡng. Nhưng tôi ngu lắm. Trở về Mỹ quốc tôi lại “chạp “các thứ bánh, cả lố sữa pha mạch nha, sôcôla, Pepsi, đường, đường và đường! Sau vài tuần tôi nằm liệt giường, vướng hết bệnh lạ kỳ này đến mắc chứng oái oăm kia, trĩ tái phát, sốt liên miên. Qua các xét nghiệm, tôi mắc nhiều bệnh lắm: sốt vàng da chưa có trong y khoa, viêm gan, hơi điên, bệnh da ngoại quốc, tai thúi, mắt đau đa chứng…Sạch túi, tôi đi bệnh viện Cựu chiến binh, rồi trở nên hội viên Hội Y khoa tư nhân Blue Cross & Blue Shield. Suốt 15 năm tôi gặp biết bao bác sĩ, đi bao nhiêu bệnh viện, chẩn đoán, trị bệnh, xét nghiệm rồi xét nghiệm, thuốc men và thuốc men, mà chả có Ông bác sĩ nào hỏi tôi ăn gì, uống gì?!

Điều không tránh khỏi nửa là cái ngày mà thuốc men mất hiệu quả. Với chứng nhức nửa đầu, suốt mưòi ngày tôi không ngủ, không ăn, không cựa quậy. Tôi khẩn cấp nhập viện cựu chiến binh ở Mahattan. Sau khi nghe các máy xét nghiệm báo cáo, ông bác sĩ trẻ bảo tôi : Không ung thư, không bứu não, không gì cả!!

Hồ nghi, tôi lắp bắp: Còn chứng đau đầu thì sao? “ Nếu trong một hay hai tuần chưa khỏi thì trở lại đây.” Ông bảo. - ‘Trời! Một hay hai tuần à?!” Tôi bèn gọi người bạn có cha làm Bác sĩ nổi tiếng trong nhóm y sĩ ở đại lộ Park. Họ xịt vào mũi tôi chất gì mát rượi. Sau giấc ngủ ngắn, tôi thấy khỏe đựơc vài hôm. Tôi đủ kiến thức để nhận ra đó là cocain. Và bao kẻ nghiện ma túy bắt đầu từ đây!!

Rồi người bạn ấy tập cho tôi ăn kiêng; thức ăn có mùi vị lạ, nhưng tôi nhất quyết làm anh ấy vui.Tôi không biết nơi đâu có cocain. Anh cấm chỉ thuốc lá, càphê, đề nghị điểm tâm bằng cháo yến mạch, ăn trưa và chiều thì them cơm và gà. Anh chẩn đoán: chứng xuống máu chậm lưu thông. Anh cho tắm nước nóng buổi sáng và tối, tập thể dục thư giãn buổi trưa. Tôi cố bỏ càphê và thuốc lá nhưng tôi làm việc không được. Cuộc sống của tôi phải bắt đầu bằng càphê, đường và sữa, uống bốn năm cốc trước giờ ngọ, nên ăn bữa trưa không ngon miệng; tôi bèn uống Pepsi. Vào bữa cơm tối, tôi ngẩn ngơ vì ngộ độc đường nên phải chọn vịt Trung Quốc hay tôm hùm để ngon miệng. Tôi cố theo lối ăn của anh bạn và được tạm thời khoẻ khoắn. Rồi tôi lại ăn uống rộng rãi cho tới khi bệnh nhức đầu tái phát, và lại ăn kiêng…

Đêm nọ tôi ngồi đọc được quyển sách nhỏ và biết giản dị rằng: Nếu bạn bị bệnh là do bạn thôi. Cơn đau là điều cảnh báo sau cùng. Bạn biết bạn hơn ai hết rằng chính bạn hành hạ thân thể bạn, vậy ngưng ngay đi: Đường là thuốc độc, sách nói, nó nguy hại hơn á phiện, hơn phóng xạ nguyên tử. Và bóng dáng nàng Gloria Swanson với viên đường hiện ra trong tâm thức tôi. Nàng đã khuyên rằng, mỗi người phải tìm lối sống cho bản thân. Tôi không mất gì mà chỉ mất các cơn đau. Tôi bèn tống tất cả đường và món gì có đường ra khỏi nhà bếp: trái cây hộp, súp và bánh mì…tủ lạnh trống trơn, tôi chỉ ăn gạo lứt với rau củ.

Tôi bị thống khổ suốt bốn mươi tám giờ, buồn nôn , đau nửa đầu như búa bổ. Cơn đau này giống như thông điệp bằng mật mã, phaỉ mất nhiều giờ mới giải được. “Tôi phải dứt bỏ ma túy ngay”. Heroin chỉ là hóa chất. Họ lấy nước ép trái cây Anh Túc(poppy) tinh chế thành á phiện và sau cùng thành Heroin, là thuốc giảm đau. Đường là hóa chất. Họ tinh chế nước cốt của mía ép, hay củ cải đường thành mật đường, rồi thành đường vàng, sau rốt thành đường trắng toát như pha lê. Vì thế không có gỉ lạ khi các tay buôn lậu ma túy pha loãng Heroin nguyên chất với đường của sữa(lactose) để hấp dẫn thị hiếu con người. Tôi dứt bỏ hết thảy: đường, Aspirine, cocain, caphêin, cờ lo, flo, natri, bột ngọt, các món có tên dài thượt trên nhãn hiệu, tôi vứt tuốt ra thùng rác.

Hai mươi bốn giờ đầu tôi rất vất vả, mệt lã, ướt đẫm mồ hôi, run rẩy, nhưng hôm sau thức dậy tôi cảm thấy như được tái sinh. Hương vị hạt và rau củ giống như món quà của thiên thần.

Những ngày kế tiếp là những ngày huyền diệu nối tiếp. Hậu môn và nướu răng hết chảy máu. Màu da tôi sáng lên, mịn màng sau khi rửa mặt. Xương bàn tay và bàn chân lộ ra. Tôi thức dậy thật sớm, lúc trước chưa từng được như thế. Đầu óc sáng suốt hơn, chả có vấn đề gì rắc rối cho tôi. Áo sơ mi trở nên quá rộng, giầy cũng vậy. Một buổi sáng khi cạo râu tôi sờ thấy xương hàm.

Tóm lại từ hai trăm cân Anh tôi tụt xuống còn một trăm ba lăm trong 5 tháng- thân hình mới cuộc sống mới. Bửa nọ tôi đốt thẻ hội viên Blue Cross. Cùng lúc ấy tôi thấy ảnh Gloria Swanson trên tờ New York times, tôi liền viết cho Cô một bửc thư: “Cô đã nói đúng, rất đúng, trước kia tôi không hiểu , bây giờ tôi đã thấu suốt thông điệp của Cô”.

Đó là thập niên 1960. Từ dạo ấy tôi vĩnh biệt đường , bác sĩ, bệnh viện và thuốc men. Bây giờ mỗi khi thấy ai bốc giấy bao viên đường, tôi bèn giật cả người , y như nàng Gloria Swanson hoảng hốt trong buổi cơm trưa họp báo trước kia. Tôi mong sao túm được cổ áo người ấy đưa đến chỗ thanh vắng để bảo cho cách trị lành dễ dàng chứng “Khổ vì đường” ( Sugar Blues).

Ôi Sugar Blues, nổi khổ vì đường, Tâm cuồng loạn, lạc hướng
Mọi người đồng thanh hợp xướng Tôi hảo ngọt, bị Sugar Blues
Tôi bất hạnh, tôi đớn đau. Thêm đường đi mà!!!
Tôi gục ngã, ôi tang thương! Tôi mắc chứng Sugar Blues
Ai nói sao cũng được.. Ngọt ngào rồi khổ đau!
*********
Every body’s singing the Sugar Blues But I’m all confused
I’m so unhappy, I feel so bad I’ve got the sweet, sweet Sugar Blues
I could lay me down and die More sugar!
You can say what you choose I’ve got the sweet, sweet Sugar Blues!

Bản nhạc Sugar Blues xuất bản năm 1923, thời điểm mà Mỹ Quốc rung chuyển vì vụ tai tiếng Tea Pot Dome, và hằng trăm triệu nạn nhân tiểu đường hân hoan chờ phép lạ: thần dược INSULIN.

1923 cũng đánh dấu thời hoàng kim của luật cấm rượu. Khi say rượu là phạm pháp thì lượng đường tiêu thụ tăng vọt. Nhưng những người bài xích rượu lại thường hay nghiện đường. Họ thề không để rượu dính môi, rồi khi đường vào bụng lại biến thành rượu.

Giống như bao sự báo ứng khác, các thứ rượu Gin (LND: gin còn có nghỉa là cạm bẫy), cần sa, bạch phiến, heroin, và đường tinh chế đều có cùng màu trắng. Lời bản nhạc Sugar Blues khéo mang ý nghỉa rằng đời người luôn phân thành hai cực đối nghịch: ngọt rồi nguy, biết hại mà lại khoái. Bản Sugar Blues làm nổi bật thân phận con người. Năm mươi năm sau nó xứng đáng được mang tên một hành tinh chứa toàn loài người bị tai họa nghiện ngập. Những thi sĩ, đặc biệt là những ngưòi viết quốc ca, thường đi trước các y sĩ và chính khách để tìm đúng cái tên đặt cho một chứng bệnh gây thảm sầu cho nhân loại.

Tôi không tìm khám phá hay tiết lộ trên các trang sách sau đây tất cả những gì tôi muốn biết về đường, và có lo sợ khi tìm được.Tuy nhiên tôi đã biết khá đủ để kết luận rằng cái gì đã đưa vào lịch sử y khoa phải được xét lại và đại tu. Chiếu theo trật tự vũ trụ, đường tinh chế nhân tạo, cũng giống như nhiều sự việc khác, đang đóng một vai trò. Có thể các con buôn đường là những kẻ sát nhân, dẩn chúng ta vào cám dỗ, bán cho ta thuốc giết người ngọt ngào, đưa nhũng ai ưa tìm hoan lạc vào tai họa hủy diệt, làm sạch cỏ địa đàng, để thiên nhiên chọn người đức độ cho sống sót, số còn lại phải vào trận lụt kinh hoàng như trong thánh kinh đã nói. Lần này không phải nước lã mà là nước Coca, Pepsi và Dr Pepper để thanh lọc loài người và lập lại đời mới.

Kinh Cựu Ước ghi Hồng Thủy trận,
Diệt loài người tàn ác gian manh.
Nay taí phạm loạn luân, kiêu mạn,
Coca, nước ngọt thay Thủy Hồng
Diệu Tín Liên Châu

Chương II

Mía và Lịch Sử
(The Mark Of Cane )

Vì háu ngọt nên loài người lầm than trong chiến chinh đẩm máu. Vì háu ngọt nên loài người để mía viết nên chiến sử tàn khốc. Vì mê ngọt nên nhiều tu sỉ các tôn giáo bị lầm lạc, sa đọa…
**************

Khách phong trần cũng có lúc gợi nhớ quê xưa.
Trong lúc hoạn nạn đắng cay, con người cũng có khi mơ về cuộc sống du mục hồn nhiên của thời ông Ađam. Cuộc sống êm đềm ấy có thể là huyền thoại, nhưng hình như đã in sâu vào tâm hồn con người. Ôi! thời mà Thiên Đàng mất kinh Cựu Ước, thời hoàng kim của Lão giáo và Phật giáo. Có lẽ Vườn Địa Đàng mỹ lệ hơn các vương quốc ở Trung Đông và hình như vườn này rộng lắm thì phải? Có thể vùng này đã trải dài từ các đảo ở Đông Nam Á Châu đến tận vùng đất ở Tây Tạng?

Thánh kinh bật mí cho ta thấy vài sự kiện:
1.- Con người sống an nhiên tự tại trong ân sủng của thiêng liêng.

2.- Không đô thị. Văn minh rốt cuộc chỉ là nghệ thuật sống trong các đô thị bẩn chật; thuở xưa đâu có cái văn minh ấy.

3.- Không bệnh tật. Vào thời thánh thư, tuổi thọ loài người vượt xa tuổi thọ trung bình thời nay.

Các biểu đồ của nghành triết y Đông Phương thời cổ có ghi chép những kinh mạch dùng trong khoa châm cứu và trình bày ý nghĩa của các nốt ruồi. Nốt ruồi ở vị trí bốn giờ dưới mí mắt phải của phái Nam và tám giờ dưới mí mắt trái của phái Nữ giúp ta tiên đoán một tai họa có thể xảy ra: chết vì bạo bệnh.

Vào thời đó người ta chết tự nhiên như ngủ luôn không bao giờ thức dậy. Sau rốt đường tinh chế lúc ấy không can dự gì đến thức ăn, người ta chỉ dùng đường thiên nhiên. Củ sâm được dùng với đường thiên nhiên (Tổ tiên người Mỹ đã biết phẩm chất huyền diệu của củ sâm,nhờ người da đỏ chỉ bảo..Họ pha trộn óc của loài sóc với sâm để trị vết thương súng đạn…). Bộ Luật của Thánh Mose, Giáo Luật Manu, Kinh Dịch, Hoàng Đế Nội Kinh, Tân Ước, Kinh Koran …không nói đến đường.

Lời sấm truyền cho ta biết chút ít về giống mía thời ấy: “Nó thật hiếm có, và xa xỉ” . Có thể nước Ấn Độ trồng được cây này. Các huyền thoại của những giống dân sống ở Thái bình Dương, từ Hạ Uy Di xuống tới Tân Tây Lan, có đề cập nhiều đến mía. Có đủ bằng chứng cho thấy Trung Quốc đã ép buộc Ấn Độ đem mía triều cống cho họ. Các xứ ngoài vòng đai nhiệt đới không thành công bao nhiêu về việc trồng mía. Một đoạn trong kinh Atharva Veda là một khải hoàn ca đề cao chất ngọt: “Ta ban thưởng nhà ngươi cây mía để ngươi trìu mến ta”. Ấn Độ xưa kia kính trọng bò như vật linh thiêng nên bò được ăn mía như người. Đường được dùng chung với bánh mì chapatti hay nêm canh.Về sau dân quê uống nước mía ép như người Da Đỏ ở Bắc Mỹ châu khoái uống sirô lấy từ cây phong.(maple)

Thuở ấy, tiếng Hy Lạp chưa có chữ đường . Các thủy thủ dưới thời Alexander Đại Đế ( năm 325 trước Thiên Chúa), khi xuôi dòng sông Indus, xem mía như cây chứa mật ong; có khi họ gọi đường cục là ‘muối Ấn Độ’ vì nó cũng dòn. Người La Mã gọi nó bằng chữ Latinh: ‘Saccharum Dioscoride’, và diển tả Đường như mật ong ở thể cứng.

Phân khoa y dược ở Đại học Djondisapour(Đế Quốc Ba Tư rất hảnh diện về phân khoa này) là nơi đã tìm ra cách thanh lọc và làm đặc nước mía. Không khí và thời gian không làm dậy men sản phẩm này, nhờ vậy việc chuyên chở và mậu dịch được dễ dàng (khoảng chừng năm 600 trước Thiên Chúa). Trung Hoa dưới đời vua Tần đã cho nhập cảng những ‘hòn mật ong’(stone honey) từ Bokhara( thuộc Liên Sô củ) là nơi mật mía được hớt bọt cẩn thận, rồi trộn với sữa dể làm thành món ngon , và sang trọng cho vua chúa. Thuở ấy đường được dùng làm món thuốc kỳ diệu, quí giá, hiếm hoi, hết sức cần thiết trong lúc có tai ương hay bệnh dịch.

Trong khi tiếng Latinh thời Trung cổ dùng từ ngữ Đường( mà các xứ phương Tây dùng sau này) để diển tả một miếng gì quí giá, một món gì có dược tính thần hiệu, thì tiếng Phạn dùng từ ngữ Khanda để diển đạt ý tưởng muối Ấn Độ( Indian Salt). Anh Văn biến Khanda thành Candy.

Hết vinh rồi đến nhục, đế quốc Ba Tư, cũng như bao đế quốc khác, phải chịu qui luật nghìn đời này. Khi quân Hồi chiếm vương quốc ấy thì chiến lợi phẩm quí giá nhất là khám phá được bí quyết chế biến mía thành dược phẩm. Về sau, người Árập khai triển công nghiệp chế biến Đường này.

Mohamed mất vì cảm sốt. Người kế vị nuôi mộng bá chủ hoàn cầu với đoàn quân chỉ có vài ngàn người. Ông là người cầm quân xuất sắc nhất Đông Tây. Trong vòng 125 năm, vương quốc Hồi mở rộng ra từ Sông Indus đến Đại Tây Dương, kể cả xứ Tây Ban Nha, từ Kashmir (Ấn Độ) đến phần đất phía trên của Ai Cập. Vị quân vương đắc thắng cưỡi ngựa vào thành Jerusalem với một túi lúa mạch, một túi chà là và một túi nước lã bằng da thú.

Sử chép rằng vua Omay Yad Caliph Walid II đã chế nhạo kinh Koran, mặc quần áo kỳ dị, ăn thịt heo, uống rượu vang, bỏ bê hành trì kinh kệ và cho phổ biến các thức uống có pha đường. Quân Árập chiếm đóng mang theo gạo của xứ Ba Tư và những khúc mía lấy của Ấn Độ. Họ chủ trương trồng mía thực tế hơn nhập cảng đường từ nơi xa xăm.

Dân của vương quốc Hồi Giáo chẳng bao lâu mắc nhiều bệnh mới lạ, khó trị nên buộc lòng họ phải tách rời khoa học ra khỏi tôn giáo. Từ đó y khoa và phẩu thuật tạo được nhiều kỳ công. Họ bắt đầu xử dụng thuốc tê mê, khởi xướng khoa học hóa chất, nhận thức được trị số của số O, tái khám phá ra Đại số học, xúc tiến khoa Thiên văn, phát minh ra cồn, khai triển ngành kim khí và dệt, đẩy mạnh kỷ nghệ thủy tinh, sành sứ và da thuộc và cho sản xuất theo phương thức của Trung Hoa. Chính trung Quốc góp sức xây dựng nền văn minh Tây phương bằng giấy và đường.

Và chính Đường đã gây sự suy tàn của Đế quốc Árập. Kinh Koran của Thánh Elijah Mohamed, nhà tiên tri, không nói đến đường. Tuy nhiên những quân vương kế thừa, hiếu chiến nhất lịch sử, ra lệnh làm những thỏi đuờng và nhiều thứ nước uống ngọt ngào để dâng lên triều đình và cung cấp cho binh đội. Một nhà bình luận Âu Châu tin rằng đạo quân Árập đã mất nhuệ khí vì ăn quá nhiều đuờng.

Leonhard Rauwolf, nhà thực vật học người Đức, năm 1573 có viết trong nhật ký: “Quân thổ Nhỉ Kỳ và quân Moor ăn hết miếng đường này đến miếng đường khác ở khắp các nẻo đường, không tỏ vẻ gì hổ thẹn. Cứ theo lề thói này thì họ sẽ mê ăn và chả còn gì là dũng sĩ thời trước nữa”. Ông nhận xét hậu quả của tật nghiện đường của Quân đội đế quốc Thổ giống như các quan sát viên cận đại tiên đoán sự bại trận của lính Mỹ nghiện heroin và marijuana ở Á châu vậy. Đây là lời cảnh cáo đầu tiên của cộng đồng khoa học về việc lạm dụng đường.

Vào thời kỳ hưng thịnh của đế quốc Hồi, đường là đề tài hệ trọng nơi chính trường; người ta bán rẻ linh hồn cho nó. Đường đã đánh gục quân Árập, giờ đây quân thập tự chinh cũng bị thảm bại vì mê mệt “thứ nước sốt ngọt lịm”. Các Hoàng Đế Âu Châu nhận thấy các Đại sứ của họ ở triều đình Ai Cập đã hảo ngọt và bị mua chuộc bằng đường, nên bãi chức và triệu hồi về nước.

Cuộc viễn chinh trọng đại của quân Thập Tự kết thúc vào1204. Vài năm sau, tại thánh đường Lateran ở La Mã, Hội thánh lại dự trù tổ chức Thập Tự chinh để trừng phạt bọn ngoại đạo và bọn Do Thái. Năm 1306 Đức Giáo Hoàng Clement V, đang bị đày ở Avignon, nhận được thỉnh nguyện thư yêu cầu ngài phục hồi uy danh cho Thập Tự Quân, như thời hoàng kim của đoàn quân này trước kia. Thỉnh nguyện thư được sao nhiều bản và gửi trình các vua xứ Pháp, Anh và Sicile, nhằm khơi động ‘Chiến lược đường’ để thanh trừng bọn Árập xảo trá.

“Mía được trồng khắp nơi trên đất Hồi giáo, cho nên triều đình rất giàu có. Nếu chiếm mấy vùng ấy, ta cũng gây tổn thất nặng nề cho triều đình của họ và đồng thời thánh địa chúng ta đang ở sẽ được đảo Cyprus (Địa trung Hải, phía Nam Thổ nhỉ Kỳ) tiếp tế đầy đủ. Mía đã trồng ở Morea, Malta và Sicile, nay mía phải được trồng ở các vùng Cơ Đốc giáo khác. Không có chi là e ngại vì chúng ta là người Cơ Đốc giáo.”- Nghe cái lối thuyết phục quỷ quái này, chắc có lẽ người Cơ Đốc giáo nào cũng muốn vội vã chạy đến trái cấm để cắn một miếng thật to! Và hậu quả tất yếu là suốt 7 thế kỷ, 7 tội trọng đã quấy nhiễu 7 biển, dựng nên chế độ nô lệ, gây bao cảnh diệt chủng và bao tội ác có tổ chức khắp nơi.

Noel Deerr, sử gia người Anh, nói toạc ra: “Mua bán nô lệ là cách làm giàu trên xác chết. Trong 20 ngàn phu da đen, hết 2/3 bị buộc tội chống đối kế hoạch sản xuất đường”.

Trên mặt trận cạnh tranh đường, Bồ Đào Nha đứng ngay tuyến đầu. Khi quân Thổ nhỉ Kỳ chiếm bán đảo Iberia (thuộc Tây Ban Nha), họ đem mía vào trồng.

Đồn điền mía lớn nhất nằm ở tỉnh Granada và Valencia. Nhà hàng hải Bồ Đào Nha, Ông Henry, đi thám hiểm bờ phía Tây của Phi Châu để tìm đất trồng mía. Ông không thấy nơi nào vừa ý, mà chỉ thấy những thân người đen bóng, đủ sức làm việc dưới nắng gay gắt miền nhiệt đới. Năm 1444,Henry đem 235 người da đen từ Legos( thủ đô của Nigeria – Phi Châu-) đến Seville(thành phố miền Nam Tây Ban Nha) để bán nô lệ. Từ đó trang lịch sử mua bán nô lệ bắt đầu mở ra.

Mười năm sau, Giáo Hoàng bị xúi dục nhúng tay vào việc buôn nô lệ. Bọn Hồi giáo, bọn tà giáo, bọn Do Thái, và bọn phản nghịch Chúa Kitô đều bị bắt nhốt để biến thành nô lệ, vì lý do thật đơn sơ: ‘để cứu rỗi linh hồn họ.’Mồ hôi của đám phu da đen đã nới rộng diện tích các đồng mía ở Madeira(đảo ở biển gần Maroc, Phi châu) và các đảo Canary (gần Madeira) để tô điểm cho đế quốc Bồ Đào Nha ‘theo ý trời’. Một thi sĩ da đen trích trong tập thơ CANE( cây mía hay cây gậy đánh người) của Ông, mấy câu sau đây để viết lên tường:
Ôi! nhóm người da trắng tội lỗi
Bóp méo Thánh Kinh, lừa dối dân lành.
Năm 1546, Bồ Đào Nha nắm quyền kiểm soát mua bán đường ở châu Âu. Tây Ban Nha là nước láng giềng cũng bám sát đàn anh. Khi quân Moor rút lui khỏi xứ này, họ để lại cả rừng mía ở Granada và Andalusia ( 2 tỉnh miền Nam Tây Ban Nha).

Năm 1493, khi trở lại Tân thế giới, Christopher Columbus đem theo vài khúc mía theo chỉ thị cua Nữ Hoàng Isabella. Trong quyển sách viết về chuyến đi này, Peter Martyr xác nhận là đoàn thám hiểm tìm thấy mía mọc trên các đảo Hispaniola( biển Caribê). Columbus đề nghị đem thổ dân ở các đảo này về làm việc tại các đồn điền mía. Nữ Hoàng không đồng ý nên hai chiếc tàu đã chở đầy dân nô lệ phải quay về biển Caribê. Nữ Hoàng băng hà. Vua Ferdinand cho tuyển mộ một thành phần nô lệ Phi Châu để phát triển kỷ nghệ đường Tây Ban Nha, năm 1510.- Vào thời điểm này, Bồ Đào Nha trồng mía ở Brazil bằng công sức của nô lệ. Họ dùng mưu lược rất thâm. Trong lúc dân Do thái, các phù thủy, và nhiều người tà đạo bị thiêu sống, thì Bồ Đào Nha mở toang các cửa ngục, đưa hết tội phạm sang Tân Thế Giới. Tù nhân khổ sai được khuyến khích giao hợp với các phụ nữ nô lệ để gây ra giống tạp chủng đủ sức sống trong môi trường oi bức của các đồng mía.

Các con buôn giang hồ Hòa Lan nhập cuộc vào năm 1550. Họ hạ giá chuyên chở bằng tàu thủy, và bán chịu nô lệ, tiền mua sau này trả cũng được. Chẳng mấy chốc họ thiết lập được nhà máy đường ở Antwerp. Họ mua mía khắp nơi và bán đường cho các xứ vùng biển Baltic, Đức và Anh.

Năm 1560 vua Charles V của Tây Ban Nha cho xây nhiều đền đài lộng lẫy ở thủ đô Madrid và ở Toledo nhờ thuế đường. Không có sản phẩm kỷ nghệ nào ảnh hưởng đậm đà vào chính trường Tây phương cho bằng Đường.

Uy quyền và giàu sang của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha lên tột đỉnh. Cũng như các vương quốc Árập trước kia, họ phải theo luật tuần hoàn vũ trụ để chịu suy vong. Thích trèo cao thì phải chịu ngã nặng, lên nhanh thì xuống cũng nhanh. Và chỉ nhìn thấy vua chúa háu ngọt, ta cũng có thể đoán biết được ngày tàn của họ sắp đến.

Đế Quốc Anh đứng im chờ cơ hội. Lúc đầu Nữ Hoàng Elizabeth I do dự việc chấp thuận cho thi hành chế độ nô lệ ở các thuộc địa vì ‘sợ oán hận thiêng liêng đối với Vương quốc của Bà’. Đến 1588, Bà phê chuẩn phần phụ chương hiến pháp nhằm công nhận cho Công Ty Hoàng Gia được độc quyền mua bán nô lệ ở miền Tây Phi Châu.

Quân Tây Ban Nha đã tiêu diệt thổ dân ở các đảo West Indies( Vịnh Caribê) để đem dân Phi Châu vào trồng mía. Bất cứ ai muốn vay 500$ tiền vàng để xây nhà máy làm mật mía đều được chánh phủ chấp thuận. Lúc ấy hạm đội Anh đến đánh đuổi quân Tây Ban Nha và đặt ách đô hộ lên bản xứ qua hình thức ký hiệp ước. Dân nô lệ rút lên núi để đánh du kích. Người Anh cho làm rượu Rum bằng nước mía dậy men. Họ đem rượu rum lên Bắc Mỹ Châu để đổi lấy da thú của người Da Đỏ chất phác, rồi đem da thú ấy sang Âu Châu, bán giá gắp trăm lần giá mua.

Công ty của Nữ Hoàng thường cho các tay mạo hiểm tìm dân nô lệ dọc theo bờ biển phía tây Phi Châu để bán cho mấy ông chủ đồn điền mía ở vùng biển Caribê để mua thêm đường, mật mía và rượu rum với giá rẻ. Rum cho dân Da Đỏ ở Hoa Kỳ, đường và da thú cho Âu Châu, mật mía cho các thuộc địa. Kế hoạch thương mại tam giác này cứ tiếp diển cho đến lúc các đảo Barbados( Caribê) và các thuộc địa khác trở nên cằn cỗi, không còn loại hoa mầu nào ngốc đầu lên nổi.

Đường là nguồn lợi rất khổng lồ nên khoảng 1660, Anh Quốc chuẩn bị chiến tranh để chiếm ưu thế.
Bộ luật hàng hải ban hành năm 1660 cấm chuyên chở đường, thuốc lá và các món hàng khác từ thuộc địa của Anh ở Bắc Mỹ Châu( tức Hoa Kỳ) đến bất cứ hải cảng nào không thuộc xứ Anh, đến Ái Nhĩ Lan, hay các thuộc địa khác của Anh. Lúc ấy thuộc địa Bắc Mỹ muốn tự do mậu dịch với các cường quốc Âu Châu; nhưng mẫu quốc(Anh) lại muốn bảo vệ quyền lợi riêng tư và giử độc quyền chuyên chở đường thủy. Thuộc địa Bắc Mỹ không có võ lực nên Vương Quốc Anh làm chủ đại dương và kiểm soát doanh nghiệp đường. Chữ Đường được truyền miệng vào Anh ngữ thành chữ Sugar.
Sugar lại đồng nghĩa với Tiền.

Có vài người viết sử Hoa kỳ lý luận rằng chính thuế đánh vào trà mới gây nên chiến tranh dành độc lập của Mỹ quốc, nhưng các sử gia khác lại bảo nguyên do là tại Đạo Luật Mật Mía. Năm 1733 cho phép đánh thuế nặng nề vào đường và mật mía của các nơi nào không là thuộc địa của Anh. Mấy ông chủ tàu buôn ở New England (Hoa Kỳ) cho chở rượu rum đến Phi châu để đổi lấy người da đen rồi đem họ về bán cho mấy ông chủ người Anh ở Caribê. Từ chỗ này mật mía được đem về Hoa kỳ làm rượu rum để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng. Lúc ấy mỗi người dân Hoa Kỳ (kể cả đàn bà và trẻ nít) trung bình hằng năm dùng bốn galông rượu rum.

Đạo Luật Mật Mía (1733) chẳng những làm suy thoái ngành thương mại Hoa kỳ mà còn làm khổ bao nhiêu người làm rrượu rum.

“Trước khi đến Âu châu thùng đường nào cũng đẫm máu và nước mắt của dân nô lệ. Nếu biết được điều này mấy ai không khổ tâm khi định vui hưởng các món ngọt ngào.” Triết gia người Pháp , Claude Adren Helvetus viết câu này vào giữa thế kỷ 18 khi Pháp nhập cuộc tranh giành đường. Đại Học Sorbone lên án ông. Nhiều tu sĩ đệ trình ý tưởng độc hiểm này của ông lên triều đình. Ông phải xin từ bỏ ý tưởng ấy để vớt vát lại địa vị. Tuy nhiên ý tưởng ấy đã làm Âu châu tỉnh ngộ. Ông dám nói cho thiên hạ nghe điều mà họ chỉ dám nghĩ thầm.

Ba thế kỷ sau (1792) Âu Châu đã thúc tỉnh đến độ lập ra ‘Hội Chống Đường’( Anti Saccharite Society)đầu tiên. Phong trào tẩy chay đường lan rộng toàn Âu Châu. Các công ty Anh Quốc ở Đông Nam Á( Mã Lai , Singapore, Đông Dương, Miến Diện, Ấn Độ) làm ăn phát đạt nhờ Á phiện. Họ bèn loan truyền khẩu hiệu: “Đường ở vùng East Indies của chúng tôi không cần mồ hôi lao động của nô lệ” để đề cao lòng nhân từ của họ. Nhà sản xuất đồ sứ gốm, B. Henderson Rye Lane Peckham đã kính cẩn thông báo cho các thân hữu ở Phi châu rằng bà đang cho bán các sản phẩm dùng đựng đường có khắc khẩu hiệu vừa nêu trên. Họ còn hô hào: Gia đình nào mỗi tuần ăn năm cân Anh đường của East Indies( Caribê) suốt 21 tháng thì được xem như không ủng hộ hành vi bắt hay giết một nô lệ. Tám gia đình dùng một lượng đường như thế trong 19 năm rưỡi sẽ giúp cho 100 người nô lệ khỏi bi bắt hay bị giết.

Đế quốc Anh thuở ấy là trung tâm kỷ nghệ đường của thế giới ; ở các đế quốc khác đường là dược liệu quí báu. Món gì ta ưa thích đều trở thành món cần thiết. Thói mê ngọt trói ta vào nhu cần ăn ngọt. Đường và nô lệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Bênh vực nô lệ cũng là đề cao thói khoái đường của mình.

Khi đám nô lệ nổi loạn ở các đảo vùng vịnh Caribê thuộc Anh thì dân da trắng bèn xin Hoàng Gia cứu giúp. Quốc Hội bàn tàn xôn xao: “Ta không thể để mấy thuộc địa làm cản trở nguồn lợi phong phú của đất nước ta như thế này”. Một chính khách có máu mặt cũng dõng dạc nói : “Việc mua bán dân da đen đem lại cho nước ta sự giàu có và một hải lực hùng hậu.”

Xưa kia khi đường bắt đầu nhập vào nước Anh thì giá đắt đỏ. Mỗi cân Anh giá 25 bảng Anh, bằng lương một năm của công nhân. Vào khoảng năm 1300, vài lần ăn đường cho thỏa thích thì tiền phải trả độ chừng 1/3 chi phí buổi lễ an táng trọng thể. Đến triều đại Elizabeth I thì giá còn phân nửa. Năm 1602, giá một cân đường bằng một chục đủ đầu trứng gà. Trong vòng một thế kỷ, từ 1700 đến 1800, lượng đường tiêu thụ ở Anh tăng 8 lần, (từ 20 triệu cân lên đến 160 triệu cân). Sau đó bánh mì và đường được tiêu thụ cùng cân lượng. Mỗi người ăn 72 cân một năm.

Hoàng Đế Napoleon Bonaparte tô đậm nét lịch sử của đường.Tức giận vì con buôn ở Venise bóc lột, Ông bèn chú tâm vào việc khai triển kỷ nghệ đường. Từ năm 1700, đường là món hàng xuất cảng quan trọng nhất và đem lại phồn thịnh cho nước Pháp. Anh quốc bèn phong tỏa nguồn nguyên liệu nhập vào Pháp bằng Hải quân, nên kỷ nghệ đường phải ngưng trệ, giá đường lên tận trời xanh, chỉ vua chúa mới ngậm được kẹo. Đoàn quân Napoleon, như thời quân Hồi Giáo xua kia, rất thèm ngọt, lúc họ tung hoành khắp Âu Châu. Napoleon kêu gọi các nhân tài hợp tác giải quyết vấn đề.

Năm 1747 khoa học gia Đức Franz Carl Achard thí nghiệm cây phòng phong đem từ Italy về, nguồn gốc của nó có thể là ở Babylonia. Vua nước Phổ, Frederic William III bảo trợ công tác của Achard. Tuy các khoa học gia Pháp, dưới áp lực của cuộc phong tỏa của Hải quân Anh, và để đặc biệt tuân hành chỉ thị đặc biệt của Hoàng Đế, đã dày công nghiên cứu. Benjamin Delassert đã thành công biến củ cải ngọt Babylonia thành các thỏi đường tại Plassay, năm 1812. Napoleon tặng huy chương danh dự cho Ông, rồi ra lệnh trồng củ cải đường trên toàn nước Pháp. Hoàng Đế cũng cho xây dựng nhà máy đường, cấp học bổng cho chuyên khoa củ cải ở các Đại Học. Năm trăm lò đường được cấp giấy phép hoạt động. Ngay năm sau, Pháp đạt thành quả rực rỡ với 8 triệu cân đường làm với củ cải trồng trên đất nhà. Quân viển chinh Pháp được tiếp tế đầy đủ đường để chuẩn bị tiến vào Moscow.

Nhưng, cũng như quân Moor trước kia, họ phải chịu thảm bại trên đường Bắc tiến. Đoàn quân thiện chiến Pháp không quen với khí hậu băng giá khắc nghiệt, lại bị đường phá sức, phải tháo lui khi đối đầu với quân kháng chiến chưa bị ‘oải gân’ vì đường pha với nước trà. Ôi! ngọt mật chết ruồi.

Napoleon đã phá vở kế hoạch phong toả nguyên liệu mía của Anh. Tín đồ Quakers ở Anh bèn nhảy qua việc trồng củ cải đường, cũng để tỏ thái độ chống chế độ nô lệ. Các cơ sở trồng mía ở mấy thuộc địa phản đối kịch liệt, củ cải phải vứt cho bò ăn.

Đến thế chiến thứ nhất việc chuyên chở bằng tàu bị kẹt, nên củ cải mới ngóc đầu nổi.

Pháp là nước đầu tiên bải bỏ mậu dịch nô lệ qua sắc luật năm 1807, gần 1/4 thế kỷ sau Anh mới đặt ngoài vòng pháp luật chế độ nô dịch tại các thuộc địa chỉ trừ Bắc Mỹ châu. Các đồn điền mía ở Barbados và Jamaica (Caribê) bị phá sản. chính phủ Anh bồi thường cho mấy ông chủ từ 75 đến 399 bảng Anh mỗi đầu người da đen. Đến 1846 đám da đen thức tỉnh nổi loạn. Lao công ở các đảo vùng biển Đông Nam Á (East Indies) được chiêu mộ để thay thế.

Nhưng khoa học kỷ thuật của Hoa Kỳ đang chờ thời. James Watt đã hoàn tất động cơ dùng hơi nước. Figuier thành tựu phương pháp làm than bằng xương thú vật, và Howard sang chế nồi phi áp xuất
(chân không). Tuy nhiên còn cần đường thì còn cần nô lệ. Củ cải đường phải trồng, thái mỏng và ngọn cây phải hớt bằng tay người, mía phải săn sóc và đốn bằng tay người, và chỉ có người da đen mới chịu nổi nắng miền xích đạo, quê hương của mía.

Khi Hiệp Chúng Quốc (Hoa Kỳ) bắt đầu làm ăn lớn lao với thuôc địa riêng của mình là Cuba thì cũng là lúc họ thoát khỏi ách cai trị của Anh. Cuba là nước nhược tiểu điển hình sống bám theo kinh tế của một cường quốc. Nhờ đất đai phì nhiêu, Cuba cung cấp khá nhiều nguyên liệu cho nền kỷ nghệ đồ sộ của Hoa Kỳ. Xưa kia đường màu nâu có vị tươi mát tự nhiên. Ngày nay những nhà máy lọc đường khổng lồ dùng xương thú vật để chế ra đường trắng như thủy tinh.

Tiểu bang Louisiana có trồng mía, nhưng không phải đó là nguồn lợi quan trọng. Quan trọng cho ngân sách liên bang là thuế. Thuế đánh vào hàng tiêu dùng (đây là nguyên do cuộc dấy loạn vì rượu uýt ki) và vào hàng nhập cảng mới được nhiều tiền; 90% đường tiêu dùng ở Hoa Kỳ đều nhập từ Cuba. Thuế đoan cho đường nhập là 2 xu một cân Anh; thuế này đóng góp vào 20% của ngân quỷ Liên Bang. Chẳng mấy chốc Hoa kỳ đã vượt anh Quốc rất xa về lượng đường, hơn cả lượng đường của toàn thế giới năm 1865. Vào khoảng 1920, năm mà chính phủ cấm sản xuất rượu vì hạnh phúc toàn dân, thì lượng đường tăng gấp đôi, và cứ tăng mãi và cơ thể người dân cứ chịu thêm khổ ách chưa từng có trong lịch sử loài người.

Kỳ lạ thay á phiện và đường luôn kề vai nhau. Cả hai đều gây nghiên ngập cho con người, đều cho cảm giác mê ly và đều được dùng trị bệnh.

Buôn lậu á phiện song song với mậu dịch đường hình như bắt đầu ở Ba Tư. Chính người Árập loan truyền các chất này đi khắp nơi theo vó ngựa viễn chinh của họ. Vài thế kỷ sau, từ món thuốc trị bệnh, các chất ấy trở thành mê ly. Người Trung Hoa bắt đầu hút á phiện vào thế kỷ 17. Tàu buôn Bồ Đào Nha đem đường và á phiện vào Trung Hoa đầu tiên. Sau đó Anh quốc thay thế.

Xưa kia triều đình Trung Hoa chỉ khuyên dân chúng nên hạn chế uống rượu, nhưng đến 1760 thì cấm ngặt không cho mua bán á phiện. Anh bèn gây chiến với Trung Hoa( Anh giữ độc quyền trồng á phiện ở các đảo East Indies. Đó là kho bạc của Anh) Hiệp ước Nam Kinh(1842) chấm dứt chiến tranh nha phiến. Nhưng đến1858, Trung Hoa lại nhập á phiện theo yêu cầu của Anh.

Lúc ấy ngành hoá học đưa ra thị trường: đường cát trắng và bạch phiến. Đồng thời cuộc cách mạng kỷ nghệ làm ra đưọc nồi xấy khô sữa, trái cây, và cũng sáng chế kịp thời kim tiêm thuốc và óng chích để trị các bệnh “văn minh”. Thời ấy chích morphine là cách trị vạn năng, kể cả bệnh dành cho các giống dân ăn ngọt suốt ngày: Tiểu Đường. Sau chiến tranh Nam Bắc ở Hoa Kỳ, tật nghiện Morphin được gọi là bệnh của quân đội. Hằng ngàn binh sĩ đã giải ngũ mà không giải nổi tật nghiện ma túy. Lại còn thêm tật thèm sữa đặc có đường nữa.

Khoa học tiến thêm một bước đáng kể: tinh chế bạch phiến thành thuốc giảm dau. Y khoa đón tiếp niềm nở phát minh này. Món thuốc đầu tiên mang tên đa vận: Diacetylmorphine, rồi rút gọn thành Heroin. Heroin có trị lành tiểu đường? Bác sĩ Robert Boesler, Nha sĩ ở New Jersey có nói vào năm 1912: Việc sản xuất đường bằng kỷ nghệ tân tiến đích thực đưa đến nhiều bệnh mới. Đường trắng chỉ là axít đậm đặc được kết tinh. Trước kia đường mắc mỏ nên chỉ ngìời giàu mới mua được, nay giá đường đã hạ nên đã gây suy thoái sức khoẻ quần chúng. Đã đến lúc cần tỉnh giác quần chúng. Sự mất sinh lực do dùng đường ở thế kỷ qua (19) và đầu thế kỷ này (20) không bao giờ bù đắp được vì di chứng đã lưu lại trên chủng tộc rồi.

Rượu được sử dụng hằng ngàn năm nay mà không gây biến tính cho nòi giống. Rượu không chứa
áxít độc hại. Cái gì bị đường tàn phá thì vô phương cứu gỡ.

Nhà văn hài hước nổi tiếng của Hoa kỳ, Mark Twain có viết nhật ký vào khoảng 1840: Làng tôi có hai cửa hàng bách hóa. Chú tôi làm chủ một cái. Trẻ nít đến mua món nào đáng giá từ 5 xu đến 10 xu đều được phép nhúm một ít đường bỏ vào miệng. Người nào đến mua môt cái bánhTrifle (làm với hạnh nhân, kem sũa, chút ít rượu và có mứt sệt trên mặt) thì họ tự do hớp một ngụm rượu Whisky, ít hay nhiều tùy khả năng. Tôi là đứa trẻ hay đau ốm (vì có sẵn thùng đường ở nhà) dễ mệt mỏi, tánh chợt vui chợt buồn. Thuốc men thì đủ các thứ. Nhưng bệnh này chưa khỏi thì chứng khác lại ngoi lên.

Rượu hại chỉ say nhóm mày râu,
Quốc gia dân tộc đã điên đầu ,
Phụ lão nam nhi nay hảo ngọt
Xã hội đang lùi xuống hố sâu.
D.T. Liên Châu.


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Sep 25 2008, 04:07 PM
Bài viết #2


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,981
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



CHƯƠNG XIII

DỨT ĂN ĐƯỜNG
(Kicking)

Bỏ thói quen ăn đường không phải dễ, nhưng cũng vui đáo để. Nếu sống một mình bạn dứt khoát không ăn đường nữa là cách hay nhất. Tống hết đường trong nhà ra thùng rác để khi thèm ngọt không có sẵn. Nên quyết định ngay tại cửa hàng, chớ đừng nên mua về nhà rồi mới chống cự vơí cám dỗ cả ngày thì khó lắm. Phải mất hằng tháng mới thoát khỏi lề thói thích mua đường, nấu,và vui hưởng món ăn có đưòng. Điều hệ trọng không phải là cách đối phó với cám dỗ hằng ngày, mà là phương cách tạo dựng sức khoẻ.

Món ngọt khó bỏ nhất là kem lạnh. Đừng tìm cách triệt nó. Kem làm với mật ong ngon và có bán khắp nơi. Hãng Shilo Farm ở miền đông có làm một loại kem không đường. Danish Haagen As cũng là kem của hãng; nhưng có hai thứ: Một thứ làm bằng mật ong và đường, còn thứ kia chỉ có mật ong. Chữ mật ong trên nhãn là vô nghĩa, trừ phi có ghi là tuyệt đối không đường mới tốt. Nhưng rồi còn phải giảm số lượng ; chỉ nên dùng kem trong vài hoàn cảnh đặc biệt. Mua vài hộp nho nhỏ thôi. Việc ghi hồ sơ loại kem nào, mua ở đâu, làm bạn nực cười khi trình cho thân hữu đến chơi xem.

Rồi đến càphê, bạn ghiền càphê với nhiều đường và sữa ư? Các bạn nên theo cách của tôi. Ngưng ngay càphê, chuyển qua uống trà. Có thể bạn không thích trà vì bạn phải uống trà chứa trong túi bằng giấy. Hãy xoay qua uống trà Trung Quốc hay Nhật Bản. Trà Bancha là trà lá hay cọng hoặc cả hai. Đem sấy sơ trong chảo rồi cho vào ấm nước đun sôi chừng 15-20 phút. Uống ngon tuyệt. Nếu ở sở làm đâu đâu cũng chỉ có càphê, thì hãy làm theo cách của tôi. Cứ đem theo bình thủy nước trà đến sở, mỗi ngày mời một khách mới quen một cốc nước trà. Không nên lẫn tránh. Rồi một thời gian sau các vị ấy cũng sẽ đem bình thủy trà theo.

Sau khi quen dùng trà rồi, ta thử trở lại càphê đen hay càphê với chút vỏ chanh; hãy thí nghiệm các thức uống có vị tương tợ càphê của châu Âu(coffee substitutes). Vài loại làm bằng các hạt rang, có loại làm bằng bồ công anh. Bỏ càphê từ lâu, nay trở lại mấy thứ này bạn sẽ thấy ngon. Tôi từng thưởng thức Pero, càphê thực đưởng của Đức, hoặc Bambu. Canada có Dandylion làm bằng bồ công anh. Đó là các loại bột hòa tan, cho vào bình thủy với chút vỏ chanh- Quí bạn sẽ thấy rằng mọi sự vật đều được thay đổi kể cả khẩu vị, sự thèm khát, và thói quen mà bạn tưởng như là của bạn trọn đời. Một khi dứt bỏ đường trắng thì món ăn nào cũng ngon cả. Lúc đầu bạn cho là nhờ thức ăn, nhưng sau đó bạn nhận thấy rằng chính thân thể của bạn cảm thọ được hương vị món ăn ngon.

Từ lâu các cửa hàng thực phẩm thiên nhiên đều bán đường nguyên chất màu nâu nhạt, nâu đậm và “đường tươi”. Các thứ bánh ngọt kể cả bánh mì đều làm với một phần đường tinh chế, để khách có cảm tưởng là đã mua được món có phẩm chất tốt hơn ở siêu thị.

Nếu có người thắc mắc về điều này thì luôn được thông tin là đường xưa nay dùng trong kỷ nghệ thực phẩm thiên nhiên đều được bốc ra trước khi dây chuyền đưa nó vào họng máy tinh lọc cho thành đường trắng.

Thế rồi cuối thập niên 60, khi thanh niên đưa ra thắc mắc về tất cả món gì họ đã mua, và các cửa hàng cùng các hợp tác xả thực phẩm thiên nhiên mọc lên mọi nơi, thì một chàng trẻ tuổi tiên phong trong phong trào thực phẩm thiên nhiên ở miền Bắc California nêu lên mối hoài nghi về đường màu nâu chưa tinh chế.

Fred Robe từng bán đường ‘tươi” và đường nâu tại cửa hàng New Age ỏ Bắc Cali, vì không trả lời được nơi sản xuất ở đâu và cách chế biến ra sao, nên bèn đi tham quan nhà máy lọc đường ở Hawaìi và Cali. Chẳng bao lâu, ông tìm ra giải đáp: Đường nâu nhạt, hay đậm, và đường tươi đều được chế biến theo một cách: Trộn thêm mật đường vào đường trắng . Ông kết luận: “Đường nâu chỉ là đường trắng đeo mặt nạ”.

Đường gọi là nguyên chất thì nhuộm 5% mật mía, vàng nhạt 12%, còn đường nâu sậm thì 13%. Fred Robe bèn vứt tất cả đường nhuộm ra khỏi cửa hàng. Ông giúp dựng nên một loạt cửa hàng thực phẩm hửu cơ gọi là Organic Merchants. Tôn chỉ của tổ chức này là trên các kệ không bày bán tất cả các loại đường hay sản phẩm có đường. Ông viết Mẫu Chuyện Về Đường trên hai trang giấy để giáo dục thân chủ của Ông. Nội dung nói rõ:“Chúng tôi không có dã tâm tìm vui trên đời sống của bất cứ ai, nhưng chỉ nhằm nâng cao phẩm chất thực phẩm nước Hoa Kỳ.Nếu có đủ số người trong chúng ta ngưng mua các thực phẩm có hại, thì các hảng thực phẩm phải lắng nghe chúng ta thôi.”

Các cửa hàng thực phẩm hửu cơ bán mật ong và yêu cầu thay thế phân nửa số lượng đường dùng trong cách chế biến món ăn. Có nơi bán mật carob, sirô carob, sirô mía nguyên chất, và đường chà là. Công ty Erewhon giờ đây có bán sirô thiên nhiên làm bằng gạo và kiều mạch. Hiện nay các cửa hàng thực phẩm thiên nhiên đã trở thành viện giáo hóa quần chúng: Dạy dổ bằng nêu gương.

Có cách hữu ích , mà đã hữu hiệu cho bản thân tôi, là ngưng ăn thịt đỏ cùng lúc thôi ăn đường. Đông phương đã biết điều này từ xa xưa.Thịt (rất Dương) làm cho bạn thèm mảnh liệt các món rất ngọt, dịu dàng (Âm) như trái cây và đường.

Chỉ cần chuyẻn ăn thịt đỏ qua cá hay gà vịt là giảm được thèm thuồng các món ngọt cuối bửa ăn, để hòa giải vị giác bằng trái cây tươi, hoặc khỏi ăn tráng miệng. Càng dùng protêin thảo mộc thay vì động vật, ta càng dễ quên đường bánh ngọt. Tôi đã học được một thiện xảo của cô thiếu nữ thông tuệ, giúp gắn bó các thân hữu với nhau khi được mời đi dung bửa. Cô ta tuần tự gọi món khai vị, đôi khi súp rồi mới ăn món chính. Sau đó thay vì bảo :”Quí bạn thích về nhà tôi uống nước chăng?” Cô lại hay mời ghé nhà dùng món tráng miệng không có đường và trà hay thức uống giống càphê.

Nếu không sống cô độc thì bỏ thói hư ăn đường là cả một công trình. Cùng nhau từ bỏ đường là điều thích thú đấy. Nếu má và ba đồng ý thử bỏ xem sao, đặc biệt khi có mấy con dính dự vào thì vui đáo để. Thành quả đối với trẻ con thường sâu sắc đến đổi nó cổ vỏ và nêu gương cho các người lớn tuổi. Quí bạn hãy nhớ cho rằng không có cơ quan y khoa nào trên hành tinh này bảo rằng:Ai ai cũng cần ăn đường, đưòng tốt cho sức khoẻ trẻ em, và bữa ăn không đường là nguy hại cả!” Mà tất cả chức quyền y khoa đều dám nói là đường ngon và có nhiều calo. Nếu con bạn ở khoảng hai và năm tuổi thì cùng bỏ đường là cuộc phiêu lưu tuyệt vời.

Ít có nơi nào trong xã hội mà việc dinh dưỡng được chăm sóc đàng hoàng. Rõ ràng nhất là trại tù, kế đó là trại lính đóng ở nơi hẻo lánh. Ở bệnh viện, theo dõi dinh dưỡng cũng không được thực thi, trừ phi các phòng bệnh nhân được cách ly và canh giữ. Nhưng nếu quí vị có đứa trẻ còn trong nôi, hay còn ngây thơ để quí vị chăm lo việc ăn uống thì đây là cơ hội duy nhất. Nếu nó đã quen ăn đường ở mức độ nào rồi(đường có trong thức ăn của trẻ sơ sinh, nước ngọt, hay kẹo bánh) thì buổi đầu đừng ép buộc nó thôi ăn đường; đừng thay đổi món ăn của nó. Đừng dùng đường trong phần ăn của người lớn thôi. Cẩn thận ghi tính khí của đứa trẻ vào hồ sơ: Cháu có cáu kỉnh khi thức giấc? Vui vẻ lúc chơi. Theo dõi sinh hoạt, nét mặt và các cơn bất thường. Để ý thật sát trong vòng ba đến năm ngày các thức ăn có đường: thức ăn dành cho trẻ sơ sinh, cháo lúa mạch, rau củ chế biến có đường. Cho ăn táo, lê, hạt nho khô, và nước trái cây trên nhãn có ghi không pha đường. Quan sát tình hình trong mười ngày. Các bạn sẽ kinh ngạc về sự sai biệt. Đây là chứng cớ khoa học quí vị không thể tưởng tượng được. Chúng trông khác với nhóm trẻ khoái dủng đường ở mức trung bình, và hảo ngọt. Có điều kỳ diệu là nếu không cho ăn đường thì khi phải ở trong cảnh trí có nhiều cám dổ đa dạng của đường, các em sẽ không háu ăn vì đã có sức đề kháng đường. Các em từ chối ngay kẹo, nước ngọt. Càng ít tuổi, các em càng dễ loại đường ra khỏi bửa ăn. Nếu tuổi đã lớn thì viêc cai đường sẽ khó khăn đấy. Dù sao trong nhiều hoàn cảnh, ta phải bớt đường từ từ và thận trọng. Cho uống nước táo thay vì coca cola. Nếu lỡ háu ngọt thì cho các em ăn bánh làm với mật ong và các món tráng miệng làm ở nhà, mà các cháu có thể chê ghét. Hãy mua kem làm với mật ong cho cháu. Giúp các đứa gái thường săn sóc dung nhan, hay lo âu chứng vọp bẻ( chuột rút) lúc có kinh nguyệt, đến múc độ đủ lòng tin để các em chú tâm chờ xem kết quả trị liệu của bánh Cookies không làm bằng đường do các em cùng đút lò. Các em trai đôi khi cũng âu lo về dung mạo, hay nét bất thường của xác thân( như hai vú sồ sề) để rồi tích cực tham gia vào việc thí nghiệm trị liệu của gia đình. Nếu tuổi các em được mười bảy hay hơn thì giải pháp dễ thành đạt.

Gia đình là một nhóm người có chung dòng máu. Người mẹ nuôi con bằng chính máu và sữa của mình vào những tháng đầu đời của nó. Từ đó máu được tạo ra hằng ngày qua thức ăn trong gia đình. Cùng ăn với nhau hằng ngày giúp cho mọi người cùng hộ khẩu có cùng loại máu. Trước kia bếp và nơi dùng bửa cơm là chỗ thiêng liêng trong gia đình. Bà mẹ kết hợp các thành viên lại với nhau bằng các thức ăn bà nấu. Không có nghi lễ phàm trần nào hệ trọng cho bằng.

Vậy ta đừng thắc mắc tại sao ngày nay nhiều gia đình người Mỹ lại đổ vỡ, thật là trớ trêu. Ở thế kỷ hai mươi này, gia đình chỉ còn mang đặc tính của nhóm người cùng địa chỉ và số điện thoại; còn ăn uống thì mỗi người mỗi nẻo.

Vào những ngày đầu đời, trẻ sơ sinh ăn uống các món ăn qua dây chuyền pha chế của bệnh viện; sau đó là các thức ăn của siêu thị, có pha đường. Lúc trẻ vừa biết bò, các món khoái khẩu có pha đường là phần thưởng khi cháu ngoan ngoản, còn hình phạt là lấy lại kẹo sôcôla.

LND:

Nếu lúc chào đời đứa bé không được âu yếm với bầu sữa mẹ, lớn lên lại cho nó ăn cơm hàng cháo chợ, thiếu vắng món ăn nấu với lòng từ mẫu, thì cảnh cô đơn của mẹ già sống với thú nhồi bông là lẽ đương nhiên, ít khi có biệt lệ!


Chương XIV

Các vị Thần Chết dễ thương là:
1. Đường,
2. Coca Cola
3. Rượu Bia và Whisky
4. Thuốc lá
5. Cà phê
6. Sữa…

C À P H Ê

Tác Giả: Ronald E. Kotzsch
Dịch Giả: Lê công Thình

Đây là tài liệu hướng dẫn có ích cho các bạn nghiện Cà phê, kiêng cử cà phê và các mẫu người đang hưởng lạc thú trần gian.
Một sinh viên Đông Y ở Hoa kỳ tâm sự: Từ ngữ duy nhất tôi có thể dùng diển tả Cà phê là Thuốc độc. Nó làm mê mờ trí nhớ, giảm năng lực tình dục, làm ta ngủ không ngon, dễ phẫn nộ, hay lo rầu. Đó là Độc dược! Nhưng nếu có ai cắc cớ hỏi tôi có uống cá phê không, tô xin trả lơòi ngay: “Vâng ngày nào cũng uống không uống không làm việc được.” Vậy thì…Kính mời quí bạn cùng chúng tôi tìm hiểu.

Cà phê là chất kỳ lạ… Dân Á Rập cách nay 8 thế kỷ đã tiên phong sử dụng cà phê, họ gọi nó bằng từ ngữ giãn dị ‘Kahula’, có nghỉa là sức mạnh. Dù bị đả kích vậy mà chẳng mấy chốc Cà phê đã lan tràn khắp vùng Hồi Giáo rồi vào Âu Châu. Các vị lảh đạo tôn giáo đặt tên nó là thức uống của ma quỉ, các y sĩ bảo nó là nhân duyên của nhiều bệnh tật, các vị lảnh đạo chính trị xem nó như là nguyên tố gợi lên sự phản nghịch và tạo loạn.

Vào cuối thế kỷ 17 đã có nhiều hiệu bán cà phê mọc lên từ Venice đến Luân Đôn. Các văn sĩ, triết gia, thương gia, hạng quyền quý thời ấy đều ưa chuộng cà phê.

Đến thế kỷ 18, các thuộc địa miền nhiệt đới ở Châu Phi, Châu Á, châu Mỵ nhận lệnh trồng cà phê. Rồi giá cà phê hạ xuống đẻ trở thành thức uống bình dân cho mọi giai cấp và hiện là thức uống được toàn cầu ưa chuộng. Đây là thứ nông sản trọng yếu.

Hằng triệu mẫu đất phì nhiêu được đắc dụng, và nền kinh tế của các nước thuộc thế giới thứ ba hoàn toàn bị nó khống chế. Một phần trăm mậu dịch quốc tế thuộc cà phê.

Bước vào một quán cà phê nột quán cà phê nổi tiếng dành cho khách sành điệu ta nhận thấy ngay một khung cảnh đặc biệt: yên tĩnh, ánh đèn lờ mờ, mùi thơm ngào ngạt, nhạc của Jean Sebastian Bach văng vẳng từ cuối phòng-cảnh trí thật tôn nghiêm. Đó là một thánh đường nho nhỏ, có dáng dấp kiều diễm nhưng thông tuệ. Các khách than quen khẽ hớp một ngụm cà phê với phong cách sùng mộ rồi ngẩng đầu lên tờ báo hay sách thơ dày cộm của một thi hào Liên Sô. Ngay cảnh trí sinh hoạt của người Mỹ, một bình lọc cà phê cũng là nghi thức cần thiết cho buổi sáng.

Tại sao quần chúng quí mến nó; nó có gì huyền diệu? Câu hỏi thật ra không có gì gút
mắc. Dù hào nhoáng và hương vị có cám dỗ đến đâu, nhất quyết cà phê không phải là món ăn hay thức uống có giá trị dinh dưỡng hay giải khát. Trái lại nó làm cho thêm khát nước và làm mất đi vài chất dinh dưỡng của cơ thể. Đích thực nó là vị thuốc mê, một chất kích thích thể xác và tinh thần. Tuy cà phê được dùng hợp pháp, rẻ tiền, xã hội ái mộ, nhưng nó là món thuốc gây nghiện ngập.
Dược chất đáng ngại nhất trong cà phê là cà-phê-in (trimethyl dioxypurin), tinh thể màu trắng có kiềm tính. Các chất kích thích khác là: trigonellin (thành phần chủ yếu trong chất nicotine), các chất dầu có hương thơm và vài loại á xít. Cà phê tác hại não tùy(medulla oblongata) cho nên nó dấy động cả hệ thống thần kinh: nhịp thở nhanh hơn, mạch máu nhảy mau hơn, áp xuất máu gia tăng. Gan tiết chất Glycogen dư trử, tăng mức đường trong máu lên, tạm thời gây cảm giác hưng phấn, và triệt tiêu sự thèm ăn. Thận và bọng đái bị kích thích nên phải đi tiểu nhiều (cà phê có thể gây ra bệnh di tinh, xuất tinh sớm, bệnh bất lực sinh lý trở nên trầm trọng hay khó trị). Tính nhu động của đầu ruột già (colon) cũng bị kích thích mạnh. Tóm lại nhiều cơ quan bị chấn động.

Cũng có nhiều hậu quả tâm lý cho người dùng, tuy ít chính xác trong việc nghiên cứu và thiết lập tài liệu nhưng lại được chứng nghiệm nơi các người thường uống cà phê. Giác quan thường được thức tỉnh, màu sắc và âm thanh được cảm nhận với cường độ cao hơn. Phần trước của bộ óc, cứ diểm của ý thức và sinh hoạt trí tuệ bị kích thích. Nhờ đó người uống mới khai triển óc phân tích, óc phê bình, mới dễ tiếp thu các quan niệm mới và được mẫn tiệp trong sự giao tế phức tạp , trong sự bày tỏ các nguyên tắc chi phối các hiện tượng khác biệt, và trong sự phát biểu chi tiết các ý tưởng.

Rõ ràng, cà phê đã gắn liền với cuộc sống của các lý thuyết gia, văn sĩ, khoa học gia…Tuy nhiên phần thưởng vẻ vang dành cho thể lực và năng lực tinh thần này phải trả bằng một giá. Trong vòng một hoặc hai giờ Insulin ở lá lách được tiết ra, đưa lượng đường về mức bình thường hay dưới bình thường để rồi người trở nên mệt mõi, dễ bị căng thẳng, mất khả năng tập trung tinh thần và chán ngán sự đời… chỉ còn đủ sinh lực để nhấp một cốc cà phê nữa.

Theo y học Đông phương, có liên quan giữa sự sợ hãi và và thận, ưu phiền và lá lách, giận hờn và gan. Các tâm trạng đó làm suy yếu các bộ phận vừa kể. Vì bị kích thích quádồn dập nên hệ thần kinh bị tổn thương. Tâm trạng cuồng loạn, tính hay quên của vị giáo sư đại học đảng trí có thể do sự ngộ độc chất cà phê in khá nặng rồi?!!

Chương II

Mía và Lịch Sử
(The Mark Of Cane )

Vì háu ngọt nên loài người lầm than trong chiến chinh đẩm máu. Vì háu ngọt nên loài người để mía viết nên chiến sử tàn khốc. Vì mê ngọt nên nhiều tu sỉ các tôn giáo bị lầm lạc, sa đọa…
**************

Khách phong trần cũng có lúc gợi nhớ quê xưa.
Trong lúc hoạn nạn đắng cay, con người cũng có khi mơ về cuộc sống du mục hồn nhiên của thời ông Ađam. Cuộc sống êm đềm ấy có thể là huyền thoại, nhưng hình như đã in sâu vào tâm hồn con người. Ôi! thời mà Thiên Đàng mất kinh Cựu Ước, thời hoàng kim của Lão giáo và Phật giáo. Có lẽ Vườn Địa Đàng mỹ lệ hơn các vương quốc ở Trung Đông và hình như vườn này rộng lắm thì phải? Có thể vùng này đã trải dài từ các đảo ở Đông Nam Á Châu đến tận vùng đất ở Tây Tạng?

Thánh kinh bật mí cho ta thấy vài sự kiện:
1.- Con người sống an nhiên tự tại trong ân sủng của thiêng liêng.

2.- Không đô thị. Văn minh rốt cuộc chỉ là nghệ thuật sống trong các đô thị bẩn chật; thuở xưa đâu có cái văn minh ấy.

3.- Không bệnh tật. Vào thời thánh thư, tuổi thọ loài người vượt xa tuổi thọ trung bình thời nay.

Các biểu đồ của nghành triết y Đông Phương thời cổ có ghi chép những kinh mạch dùng trong khoa châm cứu và trình bày ý nghĩa của các nốt ruồi. Nốt ruồi ở vị trí bốn giờ dưới mí mắt phải của phái Nam và tám giờ dưới mí mắt trái của phái Nữ giúp ta tiên đoán một tai họa có thể xảy ra: chết vì bạo bệnh.

Vào thời đó người ta chết tự nhiên như ngủ luôn không bao giờ thức dậy. Sau rốt đường tinh chế lúc ấy không can dự gì đến thức ăn, người ta chỉ dùng đường thiên nhiên. Củ sâm được dùng với đường thiên nhiên (Tổ tiên người Mỹ đã biết phẩm chất huyền diệu của củ sâm,nhờ người da đỏ chỉ bảo..Họ pha trộn óc của loài sóc với sâm để trị vết thương súng đạn…). Bộ Luật của Thánh Mose, Giáo Luật Manu, Kinh Dịch, Hoàng Đế Nội Kinh, Tân Ước, Kinh Koran …không nói đến đường.

Lời sấm truyền cho ta biết chút ít về giống mía thời ấy: “Nó thật hiếm có, và xa xỉ” . Có thể nước Ấn Độ trồng được cây này. Các huyền thoại của những giống dân sống ở Thái bình Dương, từ Hạ Uy Di xuống tới Tân Tây Lan, có đề cập nhiều đến mía. Có đủ bằng chứng cho thấy Trung Quốc đã ép buộc Ấn Độ đem mía triều cống cho họ. Các xứ ngoài vòng đai nhiệt đới không thành công bao nhiêu về việc trồng mía. Một đoạn trong kinh Atharva Veda là một khải hoàn ca đề cao chất ngọt: “Ta ban thưởng nhà ngươi cây mía để ngươi trìu mến ta”. Ấn Độ xưa kia kính trọng bò như vật linh thiêng nên bò được ăn mía như người. Đường được dùng chung với bánh mì chapatti hay nêm canh.Về sau dân quê uống nước mía ép như người Da Đỏ ở Bắc Mỹ châu khoái uống sirô lấy từ cây phong.(maple)

Thuở ấy, tiếng Hy Lạp chưa có chữ đường . Các thủy thủ dưới thời Alexander Đại Đế ( năm 325 trước Thiên Chúa), khi xuôi dòng sông Indus, xem mía như cây chứa mật ong; có khi họ gọi đường cục là ‘muối Ấn Độ’ vì nó cũng dòn. Người La Mã gọi nó bằng chữ Latinh: ‘Saccharum Dioscoride’, và diển tả Đường như mật ong ở thể cứng.

Phân khoa y dược ở Đại học Djondisapour(Đế Quốc Ba Tư rất hảnh diện về phân khoa này) là nơi đã tìm ra cách thanh lọc và làm đặc nước mía. Không khí và thời gian không làm dậy men sản phẩm này, nhờ vậy việc chuyên chở và mậu dịch được dễ dàng (khoảng chừng năm 600 trước Thiên Chúa). Trung Hoa dưới đời vua Tần đã cho nhập cảng những ‘hòn mật ong’(stone honey) từ Bokhara( thuộc Liên Sô củ) là nơi mật mía được hớt bọt cẩn thận, rồi trộn với sữa dể làm thành món ngon , và sang trọng cho vua chúa. Thuở ấy đường được dùng làm món thuốc kỳ diệu, quí giá, hiếm hoi, hết sức cần thiết trong lúc có tai ương hay bệnh dịch.

Trong khi tiếng Latinh thời Trung cổ dùng từ ngữ Đường( mà các xứ phương Tây dùng sau này) để diển tả một miếng gì quí giá, một món gì có dược tính thần hiệu, thì tiếng Phạn dùng từ ngữ Khanda để diển đạt ý tưởng muối Ấn Độ( Indian Salt). Anh Văn biến Khanda thành Candy.

Hết vinh rồi đến nhục, đế quốc Ba Tư, cũng như bao đế quốc khác, phải chịu qui luật nghìn đời này. Khi quân Hồi chiếm vương quốc ấy thì chiến lợi phẩm quí giá nhất là khám phá được bí quyết chế biến mía thành dược phẩm. Về sau, người Árập khai triển công nghiệp chế biến Đường này.

Mohamed mất vì cảm sốt. Người kế vị nuôi mộng bá chủ hoàn cầu với đoàn quân chỉ có vài ngàn người. Ông là người cầm quân xuất sắc nhất Đông Tây. Trong vòng 125 năm, vương quốc Hồi mở rộng ra từ Sông Indus đến Đại Tây Dương, kể cả xứ Tây Ban Nha, từ Kashmir (Ấn Độ) đến phần đất phía trên của Ai Cập. Vị quân vương đắc thắng cưỡi ngựa vào thành Jerusalem với một túi lúa mạch, một túi chà là và một túi nước lã bằng da thú.

Sử chép rằng vua Omay Yad Caliph Walid II đã chế nhạo kinh Koran, mặc quần áo kỳ dị, ăn thịt heo, uống rượu vang, bỏ bê hành trì kinh kệ và cho phổ biến các thức uống có pha đường. Quân Árập chiếm đóng mang theo gạo của xứ Ba Tư và những khúc mía lấy của Ấn Độ. Họ chủ trương trồng mía thực tế hơn nhập cảng đường từ nơi xa xăm.

Dân của vương quốc Hồi Giáo chẳng bao lâu mắc nhiều bệnh mới lạ, khó trị nên buộc lòng họ phải tách rời khoa học ra khỏi tôn giáo. Từ đó y khoa và phẩu thuật tạo được nhiều kỳ công. Họ bắt đầu xử dụng thuốc tê mê, khởi xướng khoa học hóa chất, nhận thức được trị số của số O, tái khám phá ra Đại số học, xúc tiến khoa Thiên văn, phát minh ra cồn, khai triển ngành kim khí và dệt, đẩy mạnh kỷ nghệ thủy tinh, sành sứ và da thuộc và cho sản xuất theo phương thức của Trung Hoa. Chính trung Quốc góp sức xây dựng nền văn minh Tây phương bằng giấy và đường.

Và chính Đường đã gây sự suy tàn của Đế quốc Árập. Kinh Koran của Thánh Elijah Mohamed, nhà tiên tri, không nói đến đường. Tuy nhiên những quân vương kế thừa, hiếu chiến nhất lịch sử, ra lệnh làm những thỏi đuờng và nhiều thứ nước uống ngọt ngào để dâng lên triều đình và cung cấp cho binh đội. Một nhà bình luận Âu Châu tin rằng đạo quân Árập đã mất nhuệ khí vì ăn quá nhiều đuờng.

Leonhard Rauwolf, nhà thực vật học người Đức, năm 1573 có viết trong nhật ký: “Quân thổ Nhỉ Kỳ và quân Moor ăn hết miếng đường này đến miếng đường khác ở khắp các nẻo đường, không tỏ vẻ gì hổ thẹn. Cứ theo lề thói này thì họ sẽ mê ăn và chả còn gì là dũng sĩ thời trước nữa”. Ông nhận xét hậu quả của tật nghiện đường của Quân đội đế quốc Thổ giống như các quan sát viên cận đại tiên đoán sự bại trận của lính Mỹ nghiện heroin và marijuana ở Á châu vậy. Đây là lời cảnh cáo đầu tiên của cộng đồng khoa học về việc lạm dụng đường.

Vào thời kỳ hưng thịnh của đế quốc Hồi, đường là đề tài hệ trọng nơi chính trường; người ta bán rẻ linh hồn cho nó. Đường đã đánh gục quân Árập, giờ đây quân thập tự chinh cũng bị thảm bại vì mê mệt “thứ nước sốt ngọt lịm”. Các Hoàng Đế Âu Châu nhận thấy các Đại sứ của họ ở triều đình Ai Cập đã hảo ngọt và bị mua chuộc bằng đường, nên bãi chức và triệu hồi về nước.

Cuộc viễn chinh trọng đại của quân Thập Tự kết thúc vào1204. Vài năm sau, tại thánh đường Lateran ở La Mã, Hội thánh lại dự trù tổ chức Thập Tự chinh để trừng phạt bọn ngoại đạo và bọn Do Thái. Năm 1306 Đức Giáo Hoàng Clement V, đang bị đày ở Avignon, nhận được thỉnh nguyện thư yêu cầu ngài phục hồi uy danh cho Thập Tự Quân, như thời hoàng kim của đoàn quân này trước kia. Thỉnh nguyện thư được sao nhiều bản và gửi trình các vua xứ Pháp, Anh và Sicile, nhằm khơi động ‘Chiến lược đường’ để thanh trừng bọn Árập xảo trá.

“Mía được trồng khắp nơi trên đất Hồi giáo, cho nên triều đình rất giàu có. Nếu chiếm mấy vùng ấy, ta cũng gây tổn thất nặng nề cho triều đình của họ và đồng thời thánh địa chúng ta đang ở sẽ được đảo Cyprus (Địa trung Hải, phía Nam Thổ nhỉ Kỳ) tiếp tế đầy đủ. Mía đã trồng ở Morea, Malta và Sicile, nay mía phải được trồng ở các vùng Cơ Đốc giáo khác. Không có chi là e ngại vì chúng ta là người Cơ Đốc giáo.”- Nghe cái lối thuyết phục quỷ quái này, chắc có lẽ người Cơ Đốc giáo nào cũng muốn vội vã chạy đến trái cấm để cắn một miếng thật to! Và hậu quả tất yếu là suốt 7 thế kỷ, 7 tội trọng đã quấy nhiễu 7 biển, dựng nên chế độ nô lệ, gây bao cảnh diệt chủng và bao tội ác có tổ chức khắp nơi.

Noel Deerr, sử gia người Anh, nói toạc ra: “Mua bán nô lệ là cách làm giàu trên xác chết. Trong 20 ngàn phu da đen, hết 2/3 bị buộc tội chống đối kế hoạch sản xuất đường”.

Trên mặt trận cạnh tranh đường, Bồ Đào Nha đứng ngay tuyến đầu. Khi quân Thổ nhỉ Kỳ chiếm bán đảo Iberia (thuộc Tây Ban Nha), họ đem mía vào trồng.

Đồn điền mía lớn nhất nằm ở tỉnh Granada và Valencia. Nhà hàng hải Bồ Đào Nha, Ông Henry, đi thám hiểm bờ phía Tây của Phi Châu để tìm đất trồng mía. Ông không thấy nơi nào vừa ý, mà chỉ thấy những thân người đen bóng, đủ sức làm việc dưới nắng gay gắt miền nhiệt đới. Năm 1444,Henry đem 235 người da đen từ Legos( thủ đô của Nigeria – Phi Châu-) đến Seville(thành phố miền Nam Tây Ban Nha) để bán nô lệ. Từ đó trang lịch sử mua bán nô lệ bắt đầu mở ra.

Mười năm sau, Giáo Hoàng bị xúi dục nhúng tay vào việc buôn nô lệ. Bọn Hồi giáo, bọn tà giáo, bọn Do Thái, và bọn phản nghịch Chúa Kitô đều bị bắt nhốt để biến thành nô lệ, vì lý do thật đơn sơ: ‘để cứu rỗi linh hồn họ.’Mồ hôi của đám phu da đen đã nới rộng diện tích các đồng mía ở Madeira(đảo ở biển gần Maroc, Phi châu) và các đảo Canary (gần Madeira) để tô điểm cho đế quốc Bồ Đào Nha ‘theo ý trời’. Một thi sĩ da đen trích trong tập thơ CANE( cây mía hay cây gậy đánh người) của Ông, mấy câu sau đây để viết lên tường:
Ôi! nhóm người da trắng tội lỗi
Bóp méo Thánh Kinh, lừa dối dân lành.
Năm 1546, Bồ Đào Nha nắm quyền kiểm soát mua bán đường ở châu Âu. Tây Ban Nha là nước láng giềng cũng bám sát đàn anh. Khi quân Moor rút lui khỏi xứ này, họ để lại cả rừng mía ở Granada và Andalusia ( 2 tỉnh miền Nam Tây Ban Nha).

Năm 1493, khi trở lại Tân thế giới, Christopher Columbus đem theo vài khúc mía theo chỉ thị cua Nữ Hoàng Isabella. Trong quyển sách viết về chuyến đi này, Peter Martyr xác nhận là đoàn thám hiểm tìm thấy mía mọc trên các đảo Hispaniola( biển Caribê). Columbus đề nghị đem thổ dân ở các đảo này về làm việc tại các đồn điền mía. Nữ Hoàng không đồng ý nên hai chiếc tàu đã chở đầy dân nô lệ phải quay về biển Caribê. Nữ Hoàng băng hà. Vua Ferdinand cho tuyển mộ một thành phần nô lệ Phi Châu để phát triển kỷ nghệ đường Tây Ban Nha, năm 1510.- Vào thời điểm này, Bồ Đào Nha trồng mía ở Brazil bằng công sức của nô lệ. Họ dùng mưu lược rất thâm. Trong lúc dân Do thái, các phù thủy, và nhiều người tà đạo bị thiêu sống, thì Bồ Đào Nha mở toang các cửa ngục, đưa hết tội phạm sang Tân Thế Giới. Tù nhân khổ sai được khuyến khích giao hợp với các phụ nữ nô lệ để gây ra giống tạp chủng đủ sức sống trong môi trường oi bức của các đồng mía.

Các con buôn giang hồ Hòa Lan nhập cuộc vào năm 1550. Họ hạ giá chuyên chở bằng tàu thủy, và bán chịu nô lệ, tiền mua sau này trả cũng được. Chẳng mấy chốc họ thiết lập được nhà máy đường ở Antwerp. Họ mua mía khắp nơi và bán đường cho các xứ vùng biển Baltic, Đức và Anh.

Năm 1560 vua Charles V của Tây Ban Nha cho xây nhiều đền đài lộng lẫy ở thủ đô Madrid và ở Toledo nhờ thuế đường. Không có sản phẩm kỷ nghệ nào ảnh hưởng đậm đà vào chính trường Tây phương cho bằng Đường.

Uy quyền và giàu sang của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha lên tột đỉnh. Cũng như các vương quốc Árập trước kia, họ phải theo luật tuần hoàn vũ trụ để chịu suy vong. Thích trèo cao thì phải chịu ngã nặng, lên nhanh thì xuống cũng nhanh. Và chỉ nhìn thấy vua chúa háu ngọt, ta cũng có thể đoán biết được ngày tàn của họ sắp đến.

Đế Quốc Anh đứng im chờ cơ hội. Lúc đầu Nữ Hoàng Elizabeth I do dự việc chấp thuận cho thi hành chế độ nô lệ ở các thuộc địa vì ‘sợ oán hận thiêng liêng đối với Vương quốc của Bà’. Đến 1588, Bà phê chuẩn phần phụ chương hiến pháp nhằm công nhận cho Công Ty Hoàng Gia được độc quyền mua bán nô lệ ở miền Tây Phi Châu.

Quân Tây Ban Nha đã tiêu diệt thổ dân ở các đảo West Indies( Vịnh Caribê) để đem dân Phi Châu vào trồng mía. Bất cứ ai muốn vay 500$ tiền vàng để xây nhà máy làm mật mía đều được chánh phủ chấp thuận. Lúc ấy hạm đội Anh đến đánh đuổi quân Tây Ban Nha và đặt ách đô hộ lên bản xứ qua hình thức ký hiệp ước. Dân nô lệ rút lên núi để đánh du kích. Người Anh cho làm rượu Rum bằng nước mía dậy men. Họ đem rượu rum lên Bắc Mỹ Châu để đổi lấy da thú của người Da Đỏ chất phác, rồi đem da thú ấy sang Âu Châu, bán giá gắp trăm lần giá mua.

Công ty của Nữ Hoàng thường cho các tay mạo hiểm tìm dân nô lệ dọc theo bờ biển phía tây Phi Châu để bán cho mấy ông chủ đồn điền mía ở vùng biển Caribê để mua thêm đường, mật mía và rượu rum với giá rẻ. Rum cho dân Da Đỏ ở Hoa Kỳ, đường và da thú cho Âu Châu, mật mía cho các thuộc địa. Kế hoạch thương mại tam giác này cứ tiếp diển cho đến lúc các đảo Barbados( Caribê) và các thuộc địa khác trở nên cằn cỗi, không còn loại hoa mầu nào ngốc đầu lên nổi.

Đường là nguồn lợi rất khổng lồ nên khoảng 1660, Anh Quốc chuẩn bị chiến tranh để chiếm ưu thế.
Bộ luật hàng hải ban hành năm 1660 cấm chuyên chở đường, thuốc lá và các món hàng khác từ thuộc địa của Anh ở Bắc Mỹ Châu( tức Hoa Kỳ) đến bất cứ hải cảng nào không thuộc xứ Anh, đến Ái Nhĩ Lan, hay các thuộc địa khác của Anh. Lúc ấy thuộc địa Bắc Mỹ muốn tự do mậu dịch với các cường quốc Âu Châu; nhưng mẫu quốc(Anh) lại muốn bảo vệ quyền lợi riêng tư và giử độc quyền chuyên chở đường thủy. Thuộc địa Bắc Mỹ không có võ lực nên Vương Quốc Anh làm chủ đại dương và kiểm soát doanh nghiệp đường. Chữ Đường được truyền miệng vào Anh ngữ thành chữ Sugar.
Sugar lại đồng nghĩa với Tiền.

Có vài người viết sử Hoa kỳ lý luận rằng chính thuế đánh vào trà mới gây nên chiến tranh dành độc lập của Mỹ quốc, nhưng các sử gia khác lại bảo nguyên do là tại Đạo Luật Mật Mía. Năm 1733 cho phép đánh thuế nặng nề vào đường và mật mía của các nơi nào không là thuộc địa của Anh. Mấy ông chủ tàu buôn ở New England (Hoa Kỳ) cho chở rượu rum đến Phi châu để đổi lấy người da đen rồi đem họ về bán cho mấy ông chủ người Anh ở Caribê. Từ chỗ này mật mía được đem về Hoa kỳ làm rượu rum để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng. Lúc ấy mỗi người dân Hoa Kỳ (kể cả đàn bà và trẻ nít) trung bình hằng năm dùng bốn galông rượu rum.

Đạo Luật Mật Mía (1733) chẳng những làm suy thoái ngành thương mại Hoa kỳ mà còn làm khổ bao nhiêu người làm rrượu rum.

“Trước khi đến Âu châu thùng đường nào cũng đẫm máu và nước mắt của dân nô lệ. Nếu biết được điều này mấy ai không khổ tâm khi định vui hưởng các món ngọt ngào.” Triết gia người Pháp , Claude Adren Helvetus viết câu này vào giữa thế kỷ 18 khi Pháp nhập cuộc tranh giành đường. Đại Học Sorbone lên án ông. Nhiều tu sĩ đệ trình ý tưởng độc hiểm này của ông lên triều đình. Ông phải xin từ bỏ ý tưởng ấy để vớt vát lại địa vị. Tuy nhiên ý tưởng ấy đã làm Âu châu tỉnh ngộ. Ông dám nói cho thiên hạ nghe điều mà họ chỉ dám nghĩ thầm.

Ba thế kỷ sau (1792) Âu Châu đã thúc tỉnh đến độ lập ra ‘Hội Chống Đường’( Anti Saccharite Society)đầu tiên. Phong trào tẩy chay đường lan rộng toàn Âu Châu. Các công ty Anh Quốc ở Đông Nam Á( Mã Lai , Singapore, Đông Dương, Miến Diện, Ấn Độ) làm ăn phát đạt nhờ Á phiện. Họ bèn loan truyền khẩu hiệu: “Đường ở vùng East Indies của chúng tôi không cần mồ hôi lao động của nô lệ” để đề cao lòng nhân từ của họ. Nhà sản xuất đồ sứ gốm, B. Henderson Rye Lane Peckham đã kính cẩn thông báo cho các thân hữu ở Phi châu rằng bà đang cho bán các sản phẩm dùng đựng đường có khắc khẩu hiệu vừa nêu trên. Họ còn hô hào: Gia đình nào mỗi tuần ăn năm cân Anh đường của East Indies( Caribê) suốt 21 tháng thì được xem như không ủng hộ hành vi bắt hay giết một nô lệ. Tám gia đình dùng một lượng đường như thế trong 19 năm rưỡi sẽ giúp cho 100 người nô lệ khỏi bi bắt hay bị giết.

Đế quốc Anh thuở ấy là trung tâm kỷ nghệ đường của thế giới ; ở các đế quốc khác đường là dược liệu quí báu. Món gì ta ưa thích đều trở thành món cần thiết. Thói mê ngọt trói ta vào nhu cần ăn ngọt. Đường và nô lệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Bênh vực nô lệ cũng là đề cao thói khoái đường của mình.

Khi đám nô lệ nổi loạn ở các đảo vùng vịnh Caribê thuộc Anh thì dân da trắng bèn xin Hoàng Gia cứu giúp. Quốc Hội bàn tàn xôn xao: “Ta không thể để mấy thuộc địa làm cản trở nguồn lợi phong phú của đất nước ta như thế này”. Một chính khách có máu mặt cũng dõng dạc nói : “Việc mua bán dân da đen đem lại cho nước ta sự giàu có và một hải lực hùng hậu.”

Xưa kia khi đường bắt đầu nhập vào nước Anh thì giá đắt đỏ. Mỗi cân Anh giá 25 bảng Anh, bằng lương một năm của công nhân. Vào khoảng năm 1300, vài lần ăn đường cho thỏa thích thì tiền phải trả độ chừng 1/3 chi phí buổi lễ an táng trọng thể. Đến triều đại Elizabeth I thì giá còn phân nửa. Năm 1602, giá một cân đường bằng một chục đủ đầu trứng gà. Trong vòng một thế kỷ, từ 1700 đến 1800, lượng đường tiêu thụ ở Anh tăng 8 lần, (từ 20 triệu cân lên đến 160 triệu cân). Sau đó bánh mì và đường được tiêu thụ cùng cân lượng. Mỗi người ăn 72 cân một năm.

Hoàng Đế Napoleon Bonaparte tô đậm nét lịch sử của đường.Tức giận vì con buôn ở Venise bóc lột, Ông bèn chú tâm vào việc khai triển kỷ nghệ đường. Từ năm 1700, đường là món hàng xuất cảng quan trọng nhất và đem lại phồn thịnh cho nước Pháp. Anh quốc bèn phong tỏa nguồn nguyên liệu nhập vào Pháp bằng Hải quân, nên kỷ nghệ đường phải ngưng trệ, giá đường lên tận trời xanh, chỉ vua chúa mới ngậm được kẹo. Đoàn quân Napoleon, như thời quân Hồi Giáo xua kia, rất thèm ngọt, lúc họ tung hoành khắp Âu Châu. Napoleon kêu gọi các nhân tài hợp tác giải quyết vấn đề.

Năm 1747 khoa học gia Đức Franz Carl Achard thí nghiệm cây phòng phong đem từ Italy về, nguồn gốc của nó có thể là ở Babylonia. Vua nước Phổ, Frederic William III bảo trợ công tác của Achard. Tuy các khoa học gia Pháp, dưới áp lực của cuộc phong tỏa của Hải quân Anh, và để đặc biệt tuân hành chỉ thị đặc biệt của Hoàng Đế, đã dày công nghiên cứu. Benjamin Delassert đã thành công biến củ cải ngọt Babylonia thành các thỏi đường tại Plassay, năm 1812. Napoleon tặng huy chương danh dự cho Ông, rồi ra lệnh trồng củ cải đường trên toàn nước Pháp. Hoàng Đế cũng cho xây dựng nhà máy đường, cấp học bổng cho chuyên khoa củ cải ở các Đại Học. Năm trăm lò đường được cấp giấy phép hoạt động. Ngay năm sau, Pháp đạt thành quả rực rỡ với 8 triệu cân đường làm với củ cải trồng trên đất nhà. Quân viển chinh Pháp được tiếp tế đầy đủ đường để chuẩn bị tiến vào Moscow.

Nhưng, cũng như quân Moor trước kia, họ phải chịu thảm bại trên đường Bắc tiến. Đoàn quân thiện chiến Pháp không quen với khí hậu băng giá khắc nghiệt, lại bị đường phá sức, phải tháo lui khi đối đầu với quân kháng chiến chưa bị ‘oải gân’ vì đường pha với nước trà. Ôi! ngọt mật chết ruồi.

Napoleon đã phá vở kế hoạch phong toả nguyên liệu mía của Anh. Tín đồ Quakers ở Anh bèn nhảy qua việc trồng củ cải đường, cũng để tỏ thái độ chống chế độ nô lệ. Các cơ sở trồng mía ở mấy thuộc địa phản đối kịch liệt, củ cải phải vứt cho bò ăn.

Đến thế chiến thứ nhất việc chuyên chở bằng tàu bị kẹt, nên củ cải mới ngóc đầu nổi.

Pháp là nước đầu tiên bải bỏ mậu dịch nô lệ qua sắc luật năm 1807, gần 1/4 thế kỷ sau Anh mới đặt ngoài vòng pháp luật chế độ nô dịch tại các thuộc địa chỉ trừ Bắc Mỹ châu. Các đồn điền mía ở Barbados và Jamaica (Caribê) bị phá sản. chính phủ Anh bồi thường cho mấy ông chủ từ 75 đến 399 bảng Anh mỗi đầu người da đen. Đến 1846 đám da đen thức tỉnh nổi loạn. Lao công ở các đảo vùng biển Đông Nam Á (East Indies) được chiêu mộ để thay thế.

Nhưng khoa học kỷ thuật của Hoa Kỳ đang chờ thời. James Watt đã hoàn tất động cơ dùng hơi nước. Figuier thành tựu phương pháp làm than bằng xương thú vật, và Howard sang chế nồi phi áp xuất
(chân không). Tuy nhiên còn cần đường thì còn cần nô lệ. Củ cải đường phải trồng, thái mỏng và ngọn cây phải hớt bằng tay người, mía phải săn sóc và đốn bằng tay người, và chỉ có người da đen mới chịu nổi nắng miền xích đạo, quê hương của mía.

Khi Hiệp Chúng Quốc (Hoa Kỳ) bắt đầu làm ăn lớn lao với thuôc địa riêng của mình là Cuba thì cũng là lúc họ thoát khỏi ách cai trị của Anh. Cuba là nước nhược tiểu điển hình sống bám theo kinh tế của một cường quốc. Nhờ đất đai phì nhiêu, Cuba cung cấp khá nhiều nguyên liệu cho nền kỷ nghệ đồ sộ của Hoa Kỳ. Xưa kia đường màu nâu có vị tươi mát tự nhiên. Ngày nay những nhà máy lọc đường khổng lồ dùng xương thú vật để chế ra đường trắng như thủy tinh.

Tiểu bang Louisiana có trồng mía, nhưng không phải đó là nguồn lợi quan trọng. Quan trọng cho ngân sách liên bang là thuế. Thuế đánh vào hàng tiêu dùng (đây là nguyên do cuộc dấy loạn vì rượu uýt ki) và vào hàng nhập cảng mới được nhiều tiền; 90% đường tiêu dùng ở Hoa Kỳ đều nhập từ Cuba. Thuế đoan cho đường nhập là 2 xu một cân Anh; thuế này đóng góp vào 20% của ngân quỷ Liên Bang. Chẳng mấy chốc Hoa kỳ đã vượt anh Quốc rất xa về lượng đường, hơn cả lượng đường của toàn thế giới năm 1865. Vào khoảng 1920, năm mà chính phủ cấm sản xuất rượu vì hạnh phúc toàn dân, thì lượng đường tăng gấp đôi, và cứ tăng mãi và cơ thể người dân cứ chịu thêm khổ ách chưa từng có trong lịch sử loài người.

Kỳ lạ thay á phiện và đường luôn kề vai nhau. Cả hai đều gây nghiên ngập cho con người, đều cho cảm giác mê ly và đều được dùng trị bệnh.

Buôn lậu á phiện song song với mậu dịch đường hình như bắt đầu ở Ba Tư. Chính người Árập loan truyền các chất này đi khắp nơi theo vó ngựa viễn chinh của họ. Vài thế kỷ sau, từ món thuốc trị bệnh, các chất ấy trở thành mê ly. Người Trung Hoa bắt đầu hút á phiện vào thế kỷ 17. Tàu buôn Bồ Đào Nha đem đường và á phiện vào Trung Hoa đầu tiên. Sau đó Anh quốc thay thế.

Xưa kia triều đình Trung Hoa chỉ khuyên dân chúng nên hạn chế uống rượu, nhưng đến 1760 thì cấm ngặt không cho mua bán á phiện. Anh bèn gây chiến với Trung Hoa( Anh giữ độc quyền trồng á phiện ở các đảo East Indies. Đó là kho bạc của Anh) Hiệp ước Nam Kinh(1842) chấm dứt chiến tranh nha phiến. Nhưng đến1858, Trung Hoa lại nhập á phiện theo yêu cầu của Anh.

Lúc ấy ngành hoá học đưa ra thị trường: đường cát trắng và bạch phiến. Đồng thời cuộc cách mạng kỷ nghệ làm ra đưọc nồi xấy khô sữa, trái cây, và cũng sáng chế kịp thời kim tiêm thuốc và óng chích để trị các bệnh “văn minh”. Thời ấy chích morphine là cách trị vạn năng, kể cả bệnh dành cho các giống dân ăn ngọt suốt ngày: Tiểu Đường. Sau chiến tranh Nam Bắc ở Hoa Kỳ, tật nghiện Morphin được gọi là bệnh của quân đội. Hằng ngàn binh sĩ đã giải ngũ mà không giải nổi tật nghiện ma túy. Lại còn thêm tật thèm sữa đặc có đường nữa.

Khoa học tiến thêm một bước đáng kể: tinh chế bạch phiến thành thuốc giảm dau. Y khoa đón tiếp niềm nở phát minh này. Món thuốc đầu tiên mang tên đa vận: Diacetylmorphine, rồi rút gọn thành Heroin. Heroin có trị lành tiểu đường? Bác sĩ Robert Boesler, Nha sĩ ở New Jersey có nói vào năm 1912: Việc sản xuất đường bằng kỷ nghệ tân tiến đích thực đưa đến nhiều bệnh mới. Đường trắng chỉ là axít đậm đặc được kết tinh. Trước kia đường mắc mỏ nên chỉ ngìời giàu mới mua được, nay giá đường đã hạ nên đã gây suy thoái sức khoẻ quần chúng. Đã đến lúc cần tỉnh giác quần chúng. Sự mất sinh lực do dùng đường ở thế kỷ qua (19) và đầu thế kỷ này (20) không bao giờ bù đắp được vì di chứng đã lưu lại trên chủng tộc rồi.

Rượu được sử dụng hằng ngàn năm nay mà không gây biến tính cho nòi giống. Rượu không chứa
áxít độc hại. Cái gì bị đường tàn phá thì vô phương cứu gỡ.

Nhà văn hài hước nổi tiếng của Hoa kỳ, Mark Twain có viết nhật ký vào khoảng 1840: Làng tôi có hai cửa hàng bách hóa. Chú tôi làm chủ một cái. Trẻ nít đến mua món nào đáng giá từ 5 xu đến 10 xu đều được phép nhúm một ít đường bỏ vào miệng. Người nào đến mua môt cái bánhTrifle (làm với hạnh nhân, kem sũa, chút ít rượu và có mứt sệt trên mặt) thì họ tự do hớp một ngụm rượu Whisky, ít hay nhiều tùy khả năng. Tôi là đứa trẻ hay đau ốm (vì có sẵn thùng đường ở nhà) dễ mệt mỏi, tánh chợt vui chợt buồn. Thuốc men thì đủ các thứ. Nhưng bệnh này chưa khỏi thì chứng khác lại ngoi lên.

Rượu hại chỉ say nhóm mày râu,
Quốc gia dân tộc đã điên đầu ,
Phụ lão nam nhi nay hảo ngọt
Xã hội đang lùi xuống hố sâu.
D.T. Liên Châu.



CHƯƠNG XIII

DỨT ĂN ĐƯỜNG
(Kicking)

Bỏ thói quen ăn đường không phải dễ, nhưng cũng vui đáo để. Nếu sống một mình bạn dứt khoát không ăn đường nữa là cách hay nhất. Tống hết đường trong nhà ra thùng rác để khi thèm ngọt không có sẵn. Nên quyết định ngay tại cửa hàng, chớ đừng nên mua về nhà rồi mới chống cự vơí cám dỗ cả ngày thì khó lắm. Phải mất hằng tháng mới thoát khỏi lề thói thích mua đường, nấu,và vui hưởng món ăn có đưòng. Điều hệ trọng không phải là cách đối phó với cám dỗ hằng ngày, mà là phương cách tạo dựng sức khoẻ.

Món ngọt khó bỏ nhất là kem lạnh. Đừng tìm cách triệt nó. Kem làm với mật ong ngon và có bán khắp nơi. Hãng Shilo Farm ở miền đông có làm một loại kem không đường. Danish Haagen As cũng là kem của hãng; nhưng có hai thứ: Một thứ làm bằng mật ong và đường, còn thứ kia chỉ có mật ong. Chữ mật ong trên nhãn là vô nghĩa, trừ phi có ghi là tuyệt đối không đường mới tốt. Nhưng rồi còn phải giảm số lượng ; chỉ nên dùng kem trong vài hoàn cảnh đặc biệt. Mua vài hộp nho nhỏ thôi. Việc ghi hồ sơ loại kem nào, mua ở đâu, làm bạn nực cười khi trình cho thân hữu đến chơi xem.

Rồi đến càphê, bạn ghiền càphê với nhiều đường và sữa ư? Các bạn nên theo cách của tôi. Ngưng ngay càphê, chuyển qua uống trà. Có thể bạn không thích trà vì bạn phải uống trà chứa trong túi bằng giấy. Hãy xoay qua uống trà Trung Quốc hay Nhật Bản. Trà Bancha là trà lá hay cọng hoặc cả hai. Đem sấy sơ trong chảo rồi cho vào ấm nước đun sôi chừng 15-20 phút. Uống ngon tuyệt. Nếu ở sở làm đâu đâu cũng chỉ có càphê, thì hãy làm theo cách của tôi. Cứ đem theo bình thủy nước trà đến sở, mỗi ngày mời một khách mới quen một cốc nước trà. Không nên lẫn tránh. Rồi một thời gian sau các vị ấy cũng sẽ đem bình thủy trà theo.

Sau khi quen dùng trà rồi, ta thử trở lại càphê đen hay càphê với chút vỏ chanh; hãy thí nghiệm các thức uống có vị tương tợ càphê của châu Âu(coffee substitutes). Vài loại làm bằng các hạt rang, có loại làm bằng bồ công anh. Bỏ càphê từ lâu, nay trở lại mấy thứ này bạn sẽ thấy ngon. Tôi từng thưởng thức Pero, càphê thực đưởng của Đức, hoặc Bambu. Canada có Dandylion làm bằng bồ công anh. Đó là các loại bột hòa tan, cho vào bình thủy với chút vỏ chanh- Quí bạn sẽ thấy rằng mọi sự vật đều được thay đổi kể cả khẩu vị, sự thèm khát, và thói quen mà bạn tưởng như là của bạn trọn đời. Một khi dứt bỏ đường trắng thì món ăn nào cũng ngon cả. Lúc đầu bạn cho là nhờ thức ăn, nhưng sau đó bạn nhận thấy rằng chính thân thể của bạn cảm thọ được hương vị món ăn ngon.

Từ lâu các cửa hàng thực phẩm thiên nhiên đều bán đường nguyên chất màu nâu nhạt, nâu đậm và “đường tươi”. Các thứ bánh ngọt kể cả bánh mì đều làm với một phần đường tinh chế, để khách có cảm tưởng là đã mua được món có phẩm chất tốt hơn ở siêu thị.

Nếu có người thắc mắc về điều này thì luôn được thông tin là đường xưa nay dùng trong kỷ nghệ thực phẩm thiên nhiên đều được bốc ra trước khi dây chuyền đưa nó vào họng máy tinh lọc cho thành đường trắng.

Thế rồi cuối thập niên 60, khi thanh niên đưa ra thắc mắc về tất cả món gì họ đã mua, và các cửa hàng cùng các hợp tác xả thực phẩm thiên nhiên mọc lên mọi nơi, thì một chàng trẻ tuổi tiên phong trong phong trào thực phẩm thiên nhiên ở miền Bắc California nêu lên mối hoài nghi về đường màu nâu chưa tinh chế.

Fred Robe từng bán đường ‘tươi” và đường nâu tại cửa hàng New Age ỏ Bắc Cali, vì không trả lời được nơi sản xuất ở đâu và cách chế biến ra sao, nên bèn đi tham quan nhà máy lọc đường ở Hawaìi và Cali. Chẳng bao lâu, ông tìm ra giải đáp: Đường nâu nhạt, hay đậm, và đường tươi đều được chế biến theo một cách: Trộn thêm mật đường vào đường trắng . Ông kết luận: “Đường nâu chỉ là đường trắng đeo mặt nạ”.

Đường gọi là nguyên chất thì nhuộm 5% mật mía, vàng nhạt 12%, còn đường nâu sậm thì 13%. Fred Robe bèn vứt tất cả đường nhuộm ra khỏi cửa hàng. Ông giúp dựng nên một loạt cửa hàng thực phẩm hửu cơ gọi là Organic Merchants. Tôn chỉ của tổ chức này là trên các kệ không bày bán tất cả các loại đường hay sản phẩm có đường. Ông viết Mẫu Chuyện Về Đường trên hai trang giấy để giáo dục thân chủ của Ông. Nội dung nói rõ:“Chúng tôi không có dã tâm tìm vui trên đời sống của bất cứ ai, nhưng chỉ nhằm nâng cao phẩm chất thực phẩm nước Hoa Kỳ.Nếu có đủ số người trong chúng ta ngưng mua các thực phẩm có hại, thì các hảng thực phẩm phải lắng nghe chúng ta thôi.”

Các cửa hàng thực phẩm hửu cơ bán mật ong và yêu cầu thay thế phân nửa số lượng đường dùng trong cách chế biến món ăn. Có nơi bán mật carob, sirô carob, sirô mía nguyên chất, và đường chà là. Công ty Erewhon giờ đây có bán sirô thiên nhiên làm bằng gạo và kiều mạch. Hiện nay các cửa hàng thực phẩm thiên nhiên đã trở thành viện giáo hóa quần chúng: Dạy dổ bằng nêu gương.

Có cách hữu ích , mà đã hữu hiệu cho bản thân tôi, là ngưng ăn thịt đỏ cùng lúc thôi ăn đường. Đông phương đã biết điều này từ xa xưa.Thịt (rất Dương) làm cho bạn thèm mảnh liệt các món rất ngọt, dịu dàng (Âm) như trái cây và đường.

Chỉ cần chuyẻn ăn thịt đỏ qua cá hay gà vịt là giảm được thèm thuồng các món ngọt cuối bửa ăn, để hòa giải vị giác bằng trái cây tươi, hoặc khỏi ăn tráng miệng. Càng dùng protêin thảo mộc thay vì động vật, ta càng dễ quên đường bánh ngọt. Tôi đã học được một thiện xảo của cô thiếu nữ thông tuệ, giúp gắn bó các thân hữu với nhau khi được mời đi dung bửa. Cô ta tuần tự gọi món khai vị, đôi khi súp rồi mới ăn món chính. Sau đó thay vì bảo :”Quí bạn thích về nhà tôi uống nước chăng?” Cô lại hay mời ghé nhà dùng món tráng miệng không có đường và trà hay thức uống giống càphê.

Nếu không sống cô độc thì bỏ thói hư ăn đường là cả một công trình. Cùng nhau từ bỏ đường là điều thích thú đấy. Nếu má và ba đồng ý thử bỏ xem sao, đặc biệt khi có mấy con dính dự vào thì vui đáo để. Thành quả đối với trẻ con thường sâu sắc đến đổi nó cổ vỏ và nêu gương cho các người lớn tuổi. Quí bạn hãy nhớ cho rằng không có cơ quan y khoa nào trên hành tinh này bảo rằng:Ai ai cũng cần ăn đường, đưòng tốt cho sức khoẻ trẻ em, và bữa ăn không đường là nguy hại cả!” Mà tất cả chức quyền y khoa đều dám nói là đường ngon và có nhiều calo. Nếu con bạn ở khoảng hai và năm tuổi thì cùng bỏ đường là cuộc phiêu lưu tuyệt vời.

Ít có nơi nào trong xã hội mà việc dinh dưỡng được chăm sóc đàng hoàng. Rõ ràng nhất là trại tù, kế đó là trại lính đóng ở nơi hẻo lánh. Ở bệnh viện, theo dõi dinh dưỡng cũng không được thực thi, trừ phi các phòng bệnh nhân được cách ly và canh giữ. Nhưng nếu quí vị có đứa trẻ còn trong nôi, hay còn ngây thơ để quí vị chăm lo việc ăn uống thì đây là cơ hội duy nhất. Nếu nó đã quen ăn đường ở mức độ nào rồi(đường có trong thức ăn của trẻ sơ sinh, nước ngọt, hay kẹo bánh) thì buổi đầu đừng ép buộc nó thôi ăn đường; đừng thay đổi món ăn của nó. Đừng dùng đường trong phần ăn của người lớn thôi. Cẩn thận ghi tính khí của đứa trẻ vào hồ sơ: Cháu có cáu kỉnh khi thức giấc? Vui vẻ lúc chơi. Theo dõi sinh hoạt, nét mặt và các cơn bất thường. Để ý thật sát trong vòng ba đến năm ngày các thức ăn có đường: thức ăn dành cho trẻ sơ sinh, cháo lúa mạch, rau củ chế biến có đường. Cho ăn táo, lê, hạt nho khô, và nước trái cây trên nhãn có ghi không pha đường. Quan sát tình hình trong mười ngày. Các bạn sẽ kinh ngạc về sự sai biệt. Đây là chứng cớ khoa học quí vị không thể tưởng tượng được. Chúng trông khác với nhóm trẻ khoái dủng đường ở mức trung bình, và hảo ngọt. Có điều kỳ diệu là nếu không cho ăn đường thì khi phải ở trong cảnh trí có nhiều cám dổ đa dạng của đường, các em sẽ không háu ăn vì đã có sức đề kháng đường. Các em từ chối ngay kẹo, nước ngọt. Càng ít tuổi, các em càng dễ loại đường ra khỏi bửa ăn. Nếu tuổi đã lớn thì viêc cai đường sẽ khó khăn đấy. Dù sao trong nhiều hoàn cảnh, ta phải bớt đường từ từ và thận trọng. Cho uống nước táo thay vì coca cola. Nếu lỡ háu ngọt thì cho các em ăn bánh làm với mật ong và các món tráng miệng làm ở nhà, mà các cháu có thể chê ghét. Hãy mua kem làm với mật ong cho cháu. Giúp các đứa gái thường săn sóc dung nhan, hay lo âu chứng vọp bẻ( chuột rút) lúc có kinh nguyệt, đến múc độ đủ lòng tin để các em chú tâm chờ xem kết quả trị liệu của bánh Cookies không làm bằng đường do các em cùng đút lò. Các em trai đôi khi cũng âu lo về dung mạo, hay nét bất thường của xác thân( như hai vú sồ sề) để rồi tích cực tham gia vào việc thí nghiệm trị liệu của gia đình. Nếu tuổi các em được mười bảy hay hơn thì giải pháp dễ thành đạt.

Gia đình là một nhóm người có chung dòng máu. Người mẹ nuôi con bằng chính máu và sữa của mình vào những tháng đầu đời của nó. Từ đó máu được tạo ra hằng ngày qua thức ăn trong gia đình. Cùng ăn với nhau hằng ngày giúp cho mọi người cùng hộ khẩu có cùng loại máu. Trước kia bếp và nơi dùng bửa cơm là chỗ thiêng liêng trong gia đình. Bà mẹ kết hợp các thành viên lại với nhau bằng các thức ăn bà nấu. Không có nghi lễ phàm trần nào hệ trọng cho bằng.

Vậy ta đừng thắc mắc tại sao ngày nay nhiều gia đình người Mỹ lại đổ vỡ, thật là trớ trêu. Ở thế kỷ hai mươi này, gia đình chỉ còn mang đặc tính của nhóm người cùng địa chỉ và số điện thoại; còn ăn uống thì mỗi người mỗi nẻo.

Vào những ngày đầu đời, trẻ sơ sinh ăn uống các món ăn qua dây chuyền pha chế của bệnh viện; sau đó là các thức ăn của siêu thị, có pha đường. Lúc trẻ vừa biết bò, các món khoái khẩu có pha đường là phần thưởng khi cháu ngoan ngoản, còn hình phạt là lấy lại kẹo sôcôla.

LND:

Nếu lúc chào đời đứa bé không được âu yếm với bầu sữa mẹ, lớn lên lại cho nó ăn cơm hàng cháo chợ, thiếu vắng món ăn nấu với lòng từ mẫu, thì cảnh cô đơn của mẹ già sống với thú nhồi bông là lẽ đương nhiên, ít khi có biệt lệ!
Chương XIV

Các vị Thần Chết dễ thương là:
7. Đường,
8. Coca Cola
9. Rượu Bia và Whisky
10. Thuốc lá
11. Cà phê
12. Sữa…

C À P H Ê

Tác Giả: Ronald E. Kotzsch
Dịch Giả: Lê công Thình

Đây là tài liệu hướng dẫn có ích cho các bạn nghiện Cà phê, kiêng cử cà phê và các mẫu người đang hưởng lạc thú trần gian.
Một sinh viên Đông Y ở Hoa kỳ tâm sự: Từ ngữ duy nhất tôi có thể dùng diển tả Cà phê là Thuốc độc. Nó làm mê mờ trí nhớ, giảm năng lực tình dục, làm ta ngủ không ngon, dễ phẫn nộ, hay lo rầu. Đó là Độc dược! Nhưng nếu có ai cắc cớ hỏi tôi có uống cá phê không, tô xin trả lơòi ngay: “Vâng ngày nào cũng uống không uống không làm việc được.” Vậy thì…Kính mời quí bạn cùng chúng tôi tìm hiểu.

Cà phê là chất kỳ lạ… Dân Á Rập cách nay 8 thế kỷ đã tiên phong sử dụng cà phê, họ gọi nó bằng từ ngữ giãn dị ‘Kahula’, có nghỉa là sức mạnh. Dù bị đả kích vậy mà chẳng mấy chốc Cà phê đã lan tràn khắp vùng Hồi Giáo rồi vào Âu Châu. Các vị lảh đạo tôn giáo đặt tên nó là thức uống của ma quỉ, các y sĩ bảo nó là nhân duyên của nhiều bệnh tật, các vị lảnh đạo chính trị xem nó như là nguyên tố gợi lên sự phản nghịch và tạo loạn.

Vào cuối thế kỷ 17 đã có nhiều hiệu bán cà phê mọc lên từ Venice đến Luân Đôn. Các văn sĩ, triết gia, thương gia, hạng quyền quý thời ấy đều ưa chuộng cà phê.

Đến thế kỷ 18, các thuộc địa miền nhiệt đới ở Châu Phi, Châu Á, châu Mỵ nhận lệnh trồng cà phê. Rồi giá cà phê hạ xuống đẻ trở thành thức uống bình dân cho mọi giai cấp và hiện là thức uống được toàn cầu ưa chuộng. Đây là thứ nông sản trọng yếu.

Hằng triệu mẫu đất phì nhiêu được đắc dụng, và nền kinh tế của các nước thuộc thế giới thứ ba hoàn toàn bị nó khống chế. Một phần trăm mậu dịch quốc tế thuộc cà phê.

Bước vào một quán cà phê nột quán cà phê nổi tiếng dành cho khách sành điệu ta nhận thấy ngay một khung cảnh đặc biệt: yên tĩnh, ánh đèn lờ mờ, mùi thơm ngào ngạt, nhạc của Jean Sebastian Bach văng vẳng từ cuối phòng-cảnh trí thật tôn nghiêm. Đó là một thánh đường nho nhỏ, có dáng dấp kiều diễm nhưng thông tuệ. Các khách than quen khẽ hớp một ngụm cà phê với phong cách sùng mộ rồi ngẩng đầu lên tờ báo hay sách thơ dày cộm của một thi hào Liên Sô. Ngay cảnh trí sinh hoạt của người Mỹ, một bình lọc cà phê cũng là nghi thức cần thiết cho buổi sáng.

Tại sao quần chúng quí mến nó; nó có gì huyền diệu? Câu hỏi thật ra không có gì gút
mắc. Dù hào nhoáng và hương vị có cám dỗ đến đâu, nhất quyết cà phê không phải là món ăn hay thức uống có giá trị dinh dưỡng hay giải khát. Trái lại nó làm cho thêm khát nước và làm mất đi vài chất dinh dưỡng của cơ thể. Đích thực nó là vị thuốc mê, một chất kích thích thể xác và tinh thần. Tuy cà phê được dùng hợp pháp, rẻ tiền, xã hội ái mộ, nhưng nó là món thuốc gây nghiện ngập.
Dược chất đáng ngại nhất trong cà phê là cà-phê-in (trimethyl dioxypurin), tinh thể màu trắng có kiềm tính. Các chất kích thích khác là: trigonellin (thành phần chủ yếu trong chất nicotine), các chất dầu có hương thơm và vài loại á xít. Cà phê tác hại não tùy(medulla oblongata) cho nên nó dấy động cả hệ thống thần kinh: nhịp thở nhanh hơn, mạch máu nhảy mau hơn, áp xuất máu gia tăng. Gan tiết chất Glycogen dư trử, tăng mức đường trong máu lên, tạm thời gây cảm giác hưng phấn, và triệt tiêu sự thèm ăn. Thận và bọng đái bị kích thích nên phải đi tiểu nhiều (cà phê có thể gây ra bệnh di tinh, xuất tinh sớm, bệnh bất lực sinh lý trở nên trầm trọng hay khó trị). Tính nhu động của đầu ruột già (colon) cũng bị kích thích mạnh. Tóm lại nhiều cơ quan bị chấn động.

Cũng có nhiều hậu quả tâm lý cho người dùng, tuy ít chính xác trong việc nghiên cứu và thiết lập tài liệu nhưng lại được chứng nghiệm nơi các người thường uống cà phê. Giác quan thường được thức tỉnh, màu sắc và âm thanh được cảm nhận với cường độ cao hơn. Phần trước của bộ óc, cứ diểm của ý thức và sinh hoạt trí tuệ bị kích thích. Nhờ đó người uống mới khai triển óc phân tích, óc phê bình, mới dễ tiếp thu các quan niệm mới và được mẫn tiệp trong sự giao tế phức tạp , trong sự bày tỏ các nguyên tắc chi phối các hiện tượng khác biệt, và trong sự phát biểu chi tiết các ý tưởng.

Rõ ràng, cà phê đã gắn liền với cuộc sống của các lý thuyết gia, văn sĩ, khoa học gia…Tuy nhiên phần thưởng vẻ vang dành cho thể lực và năng lực tinh thần này phải trả bằng một giá. Trong vòng một hoặc hai giờ Insulin ở lá lách được tiết ra, đưa lượng đường về mức bình thường hay dưới bình thường để rồi người trở nên mệt mõi, dễ bị căng thẳng, mất khả năng tập trung tinh thần và chán ngán sự đời… chỉ còn đủ sinh lực để nhấp một cốc cà phê nữa.

Theo y học Đông phương, có liên quan giữa sự sợ hãi và và thận, ưu phiền và lá lách, giận hờn và gan. Các tâm trạng đó làm suy yếu các bộ phận vừa kể. Vì bị kích thích quádồn dập nên hệ thần kinh bị tổn thương. Tâm trạng cuồng loạn, tính hay quên của vị giáo sư đại học đảng trí có thể do sự ngộ độc chất cà phê in khá nặng rồi?!!

Vào năm 1934









































--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
UPani
bài Feb 11 2011, 02:43 PM
Bài viết #3


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 321
Gia nhập vào: 18-May 09
Thành viên thứ.: 3,377



Cuốn ebook này hình như chưa có bản in??? Như vậy những người không sử dụng vi tính khó có cơ hội để đọc.
Cháu thấy cuốn này cũng nói về tác hại của đường, cũng của tác giả William Dusty mà một bạn vừa đăng trên thegioivohinh.com : Đường tinh luyện là hiểm họa của nhân loại
http://thegioivohinh.com/diendan/showthread.php?t=21439
Go to the top of the page
 
+Quote Post
justmevn
bài Feb 11 2011, 05:54 PM
Bài viết #4


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 840
Gia nhập vào: 5-September 09
Từ: Sài gòn
Thành viên thứ.: 4,720



Quyển Sugar Blues bằng tiếng Anh đây:
http://hotfile.com/dl/89637214/674360d/ssugar_blues.rar.html


--------------------
There is no such thing as a true belief - Không có cái gọi là niềm tin đúng thực.
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 người đang đọc chủ đề này (2 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 18th April 2024 - 09:18 PM