IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

2 Trang V  < 1 2  
Reply to this topicStart new topic
> TRIẾT THUYẾT OHSAWA - TẬP 3
Cristal
bài Oct 31 2007, 09:28 PM
Bài viết #11


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 51
Gia nhập vào: 20-June 07
Thành viên thứ.: 33



CUỘC THUYẾT LUẬN NGÀY 18-08-1965
BUỔI SÁNG


TIÊN SINH : Sơ khởi, nếu ta không có trí xét đoán “Hạ thừa” chúng ta không sống được. Có phải vậy không?
“Tôi làm việc , tôi du hành, tôi đói khát”
Khi người ta đói, người ta tìm ăn bất cứ nơi nào, và bất cứ giống gì. Khó mà kiềm chế được. KHông vậy, không sống
7 Đại tội là gì? Tội nói láo , Tội kiêu hãnh, Tội lười biếng, Tội nóng giận, Tội hà tiện, Tội tham ăn, Tội xa hoa.
Chúng ta hãy xét đoán 7 trọng tội đó xuyên qua Vô song nguyên lý của chúng ta sẽ rất thú vị…
Đây là một bài luận: “ Lubicz có nói: Giảng dạy sự Hiền minh cho con người thật là công dã tràng! Phải nhiểu từng giọt vào máu huyết của nó, vì bởi máu huyết là “ Nền Đài của hồn linh cảm, còn mắt và tai là cửa của linh hồn”
Muốn nhiểu giọt “ Hiền minh” vào máu huýet của con người, chỉ có một phương pháp, là thuật Tân dưỡng sinh. Như thế Tai không nghe những sự gièm xiểm, sự ganh tị. Thân sẽ từ chối sự xa hoa, sự lười biếng, sự tham ăn, sự giận hờn, sự hà tiện, sự kiêu hãnh. Mắt sẽ thấy cái đẹo của sự vật, sẽ nhìn vạn vật với sự tinh khiết như một đứa trẻ. Tai chỉ nghe những bài ca tụng sự Hiền minh và đời sống sẽ huy hoàng”

TIÊN SINH : Các bạn nghĩ sao? Hãy phê bình

1 MÔN ĐỒ : Rất hay!

TIÊN SINH : Nói rất hay thật là dễ dàng

1 MÔN ĐỒ : Thuật dưỡng sinh đơn phương có đủ hiệu năng chăng?

1 MÔN ĐỒ : Không, vì bởi đây là sự tìm tòi Hạnh phúc, mà hạnh phúcthì tuyệt đối đầy đủ.

TIÊN SINH : A há

1 MÔN ĐỒ : Thuật Dưỡng sinh là phương tiện đi đến hạnh phúc, nhưng muốn đến hạnh phúc phải ráng tìm hiểu.

TIÊN SINH : Thật là một vấn đề quan trọng. Thuật Dưỡng sinh đơn phương có đủ không?

1 MÔN ĐỒ : Không, phải có sự hiểu biết, phải có triết lý

1 MÔN ĐỒ : Tuỳ theo người áp dụng đường lối dưỡng sinh vì phương pháp Dưỡng sinh gồm tất cả, triết lý và tất cả.

TIÊN SINH : Tác giả bài luận nói:” Tôi không tưởgn rằng trên đời này có những người “không tội lỗi” . Các bạn nghĩ sao?

1 MÔN ĐỒ : Tôi cũng nghĩ y vậy

TIÊN SINH : Tội lỗi là gì?

1 MÔN ĐỒ : Là sự “ không biết đến tạo hoá”

TIÊN SINH : Như thế thì Sự thèm khát mù quáng”…Chúng ta có hai sự “thèm khát”, mà cả hai đều mù quáng….CHúng ta có phải là chủ động của tội lỗi chúng ta không?

1 MÔN ĐỒ : Nếu sự Tham ăn quá lớn, nó là một Đại tội.

1 MÔN ĐỒ : Không! Nó là một “nhu cầu”

TIÊN SINH : Tôi lập lại. Nếu các bạn phủ nhận hai sự thèm khát nói trên, cả hai ở mức phán đoán hạ thừa, thì con người không tồn tại được.
Tôi yêu cầu các bạn hãy suy tưởng lại
Bây giờ xin đọc tiếp bài luận: “ Sự nóng giận là chướng ngại của hạnh phúc, là kẻ thù của sự yên tĩnh “bình tịnh “ là nguồn gốc cuả tất thảy sự chống đối, sự tranh giành của giặc giã
Chúng ta đã biết rằng sự tập trung Dương vào tâm điểm của Đường xoắn ốc, sẽ làm cho nó phát nổ và như thế sẽ không còn quân bình được với vòng ngoài cũng như qua mùa xuân, nhựa cây quá dồi dào sẽ làm nứt vỏ Âm ở bên ngoài.

TIÊN SINH : Có đúng vậy không các bạn? Cái thí dụ Nhựa cây rất hay. Nếu một hạt mọc mộng, cái tâm điểm của nó càng cực Dương hạt phát nổ. Thí dụ hay quá
Các bạn hãy nghe cái định nghĩa này của tội lỗi. Tội lỗi là gì? Bản chất của nó là gì?
Người ta luôn luôn vui thích với đời sống nếu không thì mang lấy Tội lỗi
TIÊN SINH : Các bạn nghĩ sao? Người ta phải vui thích, nếu không vui thích, thì đời sống của chúng ta là một Trọng tội. Có phê bình không?

MÔN ĐỒ : Không!

TIÊN SINH : A há, tôi đọc tiếp bài luận: Tất thảy các cơ năng mà Tạo hoá phú cho ta, bất cứ ở vị trí nào, chúng ta phải hành luyện nó, ngược lại là phạm tôị, Sự mê muội dốt nát của chúng ta cũng là một trọng tội. Tiêu cực. Thụ động cũng phạm tội.
Không có óc xét đoán ,phê phán, làm sao sống có ý nghĩa ? Cái trực giác cần thiết cho một đời sống tinh khiết,nó là một sản nghiệp của con người: Không có trực giác không có hạnh phúc. NGười ta rất dễ sa ngã nếu không dùng trực giác. Người ta có thể nói rằng Thiện là đối nghịch với Tội lỗi. Nhưng Thiện và Bất thiện là tương đối trong đời sống hữu hạn này.

TIÊN SINH : Các bạn nghĩ sao?

MÔN ĐỒ : Rất hay

TIÊN SINH : Rất hay, Nơi đâychúng ta có rất nhiều thi sĩ, Thật là huy hoàng. Tôi rất sung sướng
Bây giờ đây, với bài học này của chúng ta. Các bạn hãy phê bình , nói lên cảm nghĩ của các bạn

Ô. Massat: Ở bình diện nào?

TIÊN SINH : Về phương diện tình cảm, cảm xúc….theo Trật tự vũ trụ: .. đây:
1/ Hoà bình chỉ có thể thiết lập bằng sự tôn trọng trật tự.

Ô.Levy: Một cách thông thường, những nhà Lập pháp nói như thế, đó là cách xét đoán ở giai đoạn xã hội

TIÊN SINH : Như thế thì không phải là hoà bình thật sự, nó tuỳ thuộc vào các nhà làm luật
2/ Cái trật tự đó là trật tự của Sự thật, của sự Côngbằng và của TÌnh thương, sự Tự do.

TIÊN SINH : Các bạn phê bình coi nào?

Ô. Massat- Cũng thế thôi, Sự thật cũng có 7 giaitầng

TIÊN SINH : CŨng thế thôi, Cái công lý nào đây? Công lý của nước Pháp? Của người Anh? Của người Mỹ?
Còn Sự thực nào?
Tình thương? Cảm xúc hay tình cảm?
Còn Tự do? Tự so gì mới được?
Không minh bạch chút nào cả. Không thể chấp nhận.
3/ Ngược lại, nếu người ta cố xếp đặt trật tự bằng vũ lực thì đó là một sự rối loạn.

TIÊN SINH : Các bạn đồng ý chứ?

Ô.Levy: Phô trương sức mạnh , hay sự yếu hèn không trị lành được sự mê muội.

Ô.Massat- Người nào đó gọi là “cường lực”, vì cái sức mạnh đó đối lập với nó mà thôi. Tỷ như nó đề cao sự “công bằng xã hội”, thì tất thảy những gì chống đối lập trường đó, nó gọi là “cường lực”.

TIÊN SINH : Như thế thì tuỳ định nghĩa của “cường lực” của Vũ lực” có phải vậy không? ĐÍnh chính cách nào?

Ô.Levy: Chính tiên sinh nói không nên dùng sức lực nào khác hơn là sự Bành trướng vô biên

TIÊN SINH : Cái uy lực mà họ nói đó chỉ về phương diện vật chất mà thôi. Họ nói “Thiết lập hoà bình bằng cường lực và vô hiệu”. Các bạn đồng ý một phần nào chứ?

1 MÔN ĐỒ : Sự “Bất bạo động” là một hình thức của “uy lực”.

TIÊN SINH : Dù sao, câu nói đó cũng không có nghĩa lý gì cả.

Ô.Massat: Johnson cũng nói như thế đấy

TIÊN SINH : Thật vậy thật vậy! Y như Johnson nói. Không có gì thực tế cả, chỉ là trừu tượng và tiêu cực.
4/ Khi người ta nghĩ đến sự phá hoại lớn lao và sự hoạn nạn đau khổ do giặc giã gây nên, người ta không thể nào tưởng rằng chiến tranh là một phương tiện của Công lý được.

TIÊN SINH : Sự thật là chiến tranh có khi nào đem lại một nền hoà bình nào trong lịch sử của nhân loại? Không, không có, câu nói đó thật là vô ý nghĩa.
5/ Hoà bình thiết lập trên cán cân lực lượng không phải là hoà bình thật sự. Hoà bình thật sự phải được thiết lập trên sự tín nhiệm lẫn nhau giữa chúng ta.

TIÊN SINH : Thật ra thì Hoà bình đặt trên cán cân lực lượng không phải là hoà bình thật sự. Đồng ý. Nhưng sự tin cậy lẫn nhau có làm được hoà bình hay không? ĐÚng không?

Ô.Levy – Cái khuôn trường chật hẹp quá

TIÊN SINH : Không có phương pháp. Tác giả lại đề nghị huỷ bỏ tất cả “binh lực” và giải trừ cho tới sự “động viên tinh thần” . Đây là đề nghị 100/100 chủ hoà, 100/100 giải trừ quân bị. Tiêu huỷ tất thảy binh lực.
Các bạn phê bình ra sao?

1 MÔN ĐỒ : Phải bắt đầu giải trừ cái “tàn bạo” nơi chính con người, nghĩa là điều hòa TA với trật tự Vũ trụ.

TIÊN SINH : ĐÚng, nhưng bằgn cách nào? Vẫn thiếu phương pháp/

Ô. Massat- Có hơi “không tưởng”

TIÊN SINH : Rất là Không tưởng. Lời trình bày của tác giả rất hay, rất đẹp, nhưng làm sao thực hành? KHông thể nào thực hành được. “Sức mạnh” rất cần thiết cho đời sống chúgn ta…năng lực ở mọi bình diện. “Cường lực” là gì? “Sức mạnh” là gì? Những danh từ đó không có định nghĩa nào “thuyết phục”, nào cường lực, nào hoà bình, nào giiải trừ quân bị, toàn là danh từ….
6/ Để thực hành đề nghị hoà bình của chúng tôi, chúng tôi cầu xin sự giúp đỡ của Thượng đế.

TIÊN SINH : A há, Câu đó làm các bạn cười. Nó vô hình thú nhận sự bất lực của mình rồi
7/ Sự thật đòi hỏi sự phân biệt chủng tộc. Sự công bằng đòi hỏi dân tộc nào cũng phải được kính trọng. Tình thương là sự hợp tác giữa các quốc gia. Tự do là không chấp nhận sự chèn ép nào cả cũng như sự can thiệp của ngoại bang.

TIÊN SINH : Các bạn hãy phê bình

MÔN ĐỒ : Không thấy muc tiêu. chỉ là những danh từ, rất thiếu thốn, rất mâu thuẫn, không nghĩa lý gì cả, vô dụng.

TIÊN SINH : 7 điều kiện hoà bình đó rất đẹp, bề ngoài thôi, nhưng thật ra không có gì cả. Toàn là danh từ nối đuôi nhau , không thực tế.
Các bạn hãy suy nghĩ coi tác giả là ai?

1 MÔN ĐỒ : Một nhà Tôn giáo

1 MÔN ĐỒ : Đức giáo hoàng

TIÊN SINH : Chính là giáo hoàng Jean XXIII .Lời phán nghị cao cả nhất thế giới, được công bố hôm 3- june, ngày giỗ của Ngài, các bạn cười nhạo lúc này, nhưng nếu từ lúc đầu tôi nói: Đây là 7 điều kiện hoà bình của Jean 23, có lẽ các bạn không dám phê bình!
Thế thì, tôi lập lại, phải mài dũa trí xét đoán của mình hằng ngày, và hãy có cái trí độc lập, không bị ảnh hưởng của bất cứ uy quyền nào.
Còn bây giờ “Điều kiện hoà bình” của các bạn là như thế nào?

1 MÔN ĐỒ : Sự hiểu biết. Phương pháp Tân dưỡng sinh và Triếtlý

TIÊN SINH : Tổ chức Unesco đã làm gì? Cái Cơ quan giáo dục khoa học và văn hoá Liên hiệp quốc có trách nhiệm thiết lập hoà bình bằng cách giáo dục thế giới, làm gì?

1 MÔN ĐỒ : Không làm gì cả

Ô.Levy- Nó chỉ chuyên chú về khoa học.

TIÊN SINH : Đúgn vậy, khoa học là công cụ quan trọng nhất của tổ chức Unesco. Họ cố gắng phân phát Văn mình phẩm khắp nơi, nhất là ở các xứ kém mở mang. Unesco làm tất cả những gì nó làm được để văn minh hoá toàn thế giới, mà các dân tộc cổ lỗ và kém mở mang đâu có khi nào mở một trận chiến “Nguyên tử” đâu.
Các bạn hãy viết vài câu: Đề nghị hoà bình của các bạn cho tôi biết.
Chiều hôm qua chúng ta đươcj biết rằng khoa học đang cố gắng đạt mục tiêu này: Vật chất - Trường sinh và Vàng. Họ cho rằng Vàng là biểu hiện của sự hùng cường . Rồi họ tìm thấygì?
Tìm tòi của họ về vật chất đạt đến Rỗng không, về trường sanh thì họ đạt đến những bệnh tật nan y…CÒn về lãnh vực tinh thần?

1 MÔN ĐỒ : Sự mê mờ, sự mù quáng dốt nát

TIÊN SINH : Sự ngu muộ và kiêu mạn. Tại sao thế được?

1 MÔN ĐỒ : Sự phán đoán của nó bị bít lấp.

TIÊN SINH : Trí xét đoán hạ thừa, các bạn phải biết tất thảy các gia từng phán đoán từ giai tầng máy móc mù quáng tới giai tầng tư tưởng đều đúc kết tới sự đối nghịch của nó. Trong đời sống thường ngày của các bạn luôn luôn mỗi lúc , các bạn phải duyệt xẹm sự xét đoán của mình đúng hay sai, trí xét đoán của mình ở vào giai tầng nào. Các bạn phải phê phán theo danh thức Âm Dương và phải hoàn hảo phương thức xét đoán đó. Nếu các bạn là Âm hay là Dương thì sự xét đopán của các bạn luôn luôn sai. Các bạn phải quân bình nó, phải soi tỏ nó với Trật tự vũ trụ, hoặc với Đường xoắn ốc. và như thế, các bạn mới thấy rõ được trí phán đoán của mình tiến lên hay thoái bộ.

1 MÔN ĐỒ : Thưa tiên sinh, nếu thế giới chúng ta có một Quốc tế ngữ nó có thể giúp nhân loại hiểu biết lẫn nhau hơn không?

TIÊN SINH : Bạn nghĩ như thếnào>

1 MÔN ĐỒ : Không ích gì cả

TIÊN SINH : Tại sao? Phải giải thích chứ

1 MÔN ĐỒ : Một ngôn ngữ nhân tạo bị bắt buộc sinh động không sống được.

1 MÔN ĐỒ : Ngôn ngữ không thay đổi được quan niệm sống của mỗi mối

TIÊN SINH : Một Quốc tế ngữ không đủ để thay đổi trí phán đoaán, luôn luôn sẽ có sự phê phán khác biệt.
Tôi thì hoàn toàn đồng ý thiết lập một ngôn ngữ Quốc tế. Chúng ta có một thế giới, một đời sống, một nhân loại, một mặt đất, thế thì chúng ta phải có một tôn giáo, một chính trị, một ngôn ngữ chung, cái đó khó mà phủ nhận.
Nhưng trước khi chúng ta phải làm sao vét được lớp mê mờ bao bọc lấy thân tâm chúng ta. Mỗi người chúng ta tự thực hành, người khác làm sao làm được? Cũng như ta ăn, cho người khácno có được chăng? Không ai làm gì được cho người khác.
Người ta phải quốc tế hoá cái Triết lý đó cả, rồi tự nhiên một quốc tế ngữ sẽ phát sinh. Những chữ đầu tiên là Âm với Dương : 2 danh từ đó đã lan rộng khắp nơi rồi, cũng như cái Thiện và cái Bất thiện đã được biết cùng khắp. Các bạn đồng ý chứ?

1 MÔN ĐỒ : Thưa Tiên sinh, có thể xét đoán Sự cầu nguyện theo Vô song nguyên lý không?

TIÊN SINH : Cầu nguyện là gì?

1 MÔN ĐỒ : Một sự xin xỏ

TIÊN SINH : Một sự ăn mày! Các bạn không đồng ý à? Thế thì cầu nguyện là gì? Mục đích của sự cầu nguyện.

MÔN ĐỒ : Nhận những gì người ta ao ước. Là một sự thông cảm chớp nhoáng, là một sự suy tư…

TIÊN SINH : Có nhiều người tưởng rằng Cầu nguyện là cầu xin nơi trời. CŨng như Jean 23 cầu khấn “Ô cha chúng tôi ở trên trời xin giúp đỡ chúng tôi!” Đó là một sự ăn mày, một sự lười biếng.
Chúng ta thực hành những điều chúng ta muốn, tất thảy những ước vọng của chúng ta, chúng ta phải thành tựu chính chúng ta nữa.
Muốn thành đạt bất cứ gì, chúng ta phải nghĩ tới nguyên căn, cơ cấu, năng dụng….bằng danh thức Âm Dương. Cầu nguyện là sự suy tư ở nội tâm, là suy tư đến Trật tự của vũ trụ Vô biên.
Sự chắp tay suy tư là trống rỗng
Vào hư vô, được lắm,nhưng phải sáng tạo
Muốn sáng tạo, phải bắt đầu bằng tay phải hay tay trái, bằng ÂM hay Dương
Các bạn có hỏi gì không?

1 MÔN ĐỒ : Tiên sinh nói rằng suy tưởng vũ trụ bằng cách thực tế hoá.Ságn tạo. Ắt là ta đi ngược trở lại hạ tầng thế thì ta có phải trở nên các gia tầng trên với một quan niệm khác chăng?

TIÊN SINH : Nếu bạn soi sáng, phát triển những xét đoán hạ thừa của bạn, tất nhiên bạn đem nó lên với chính bạn.
Khi người ta đã kinh nghiệm đầy đủ 6 giai tầng đầu thì người ta phải vượt lên chứ.
Có rất nhiều người cho rằng trí xét đoán hạ cấp là thấp hèn. Họ là những bậc “Thánh” đấy. Lại có nhiều người kiểm soát, kiềm chế sự phán đoán hạ cấp của họ, và họ tưởng rằng họ là tinh khiết, là thành nhân
Họ là bậc Thánh nhân thật đấy, nhưng họ đã mất hết Nhânbản, Các bạn là con người, bằng muốn trái lại…Hãy xuất gia vào nhà Tu dứt khoát đi.
Như thế còn gì là đời sống? Tại sao người ta không vui thú ở đời? Hãy trông kìa, Tất cả đều vui thích, Cây cỏ, trẻ em, hãy vui sống lên đi . Một cách máymóc hay một cách mù quáng với sự thèm khát sinh lý của các bạn. Hãy sống 100/100 các giai tầng…
Như thế dĩ nhiên các bạn sẽ tuột xuống hạ tầng chứ gì? Ha ha điều này khó “nuốt” quá.
Các bạn đều là những người nghiêm cách khắc khổ, rất tinh khiết, các bạn là Thánh nhân ư? Tôi, tôi là một con vật. Các bạnnghĩ sao?

1 MÔN ĐỒ : Tiên sinh nói không đúng về Tiên sinh.

TIÊN SINH : Thật các bạn rất nghiêm cách, rất là bậc Thánh nhân.
Chúng ta là con người , nhỏ nhiệm, rất hèn. Nếu các bạn không chấp nhận cái thấp hèn của mình, thì đó là một sự kiêu mạn. Chúng ta không là Thánh nhân hoặc HIền triết như chúng ta tưởng.
Mỗi ngày, chúng ta bị lôi cuốn cho tới 3 lần, bởi cái gì gọi là Đói và Khát. Đó là sự phán đoán thấp hèn của chúng ta .Dại dột làm sao. Chúng ta ngu đần như thú vật. Cái óc phán đoán hạ thừa đó của chúng ta thật là thú vị. Chúng ta còn đần độn hơn bất cứ con thú vật nào.
Trong cơ thể chúng ta hiện diện một con mãng xà to lớn háu ăn. Nó nuốt trọng bất cứ gì.
Tôi có thấy ở Phi châu một con trăn dài 8 thước, người ta giết nó rồi mổ bụng nó, người ta thấy có nhiều chiếc dày da, giấy má, đủ thứ đồ…nó nuốt trong bụng, cho tới một con dao. Thật là kinh khủng.
Chúng ta có con trăn đó nơi ta. Như thế thì làm thế nào? Phải thoả mãn con trăn đó.

1 MÔN ĐỒ : Dục tính?

TIÊN SINH : Các bạn không tưởng tượng được những cấm kị về phương diện tính dục ở Đông phương. – Sau 7 tuổi, trai gái nhất định phải ăn ở riêng biệt. Một đứa trai sau 7 tuổi không được lân la trong phòng the của mẹ, cũng như đứa gái không được bước chân vào phòng cha. Cho tới quần áo của chúng cũgn không để chung lộn. Thật là tuyệt đối phi thường.
Nguyên lý là phải tách rời ÂM và Dương để hai bản chất đó phối hợp chặt chẽ sau ngày kết hôn.
ở Phương Tây, thì không phải vậy, Ở đại học đường Harward chẳng hạn, có 30.000 sinh viên nam nữ học chung, hỗn độn….
Sự chung đụng rất là bừa bãi, và có rất nhiều nữ sinh viên đã từgn trải sự “làm tình” với cácbạn trai. SỰ cấm kị không có ở Mỹ và đó là nguyên do của bao nhiêu sự mâu thuẫn, bao nhiêu sự xung đột.Tôi chưa hề gặp một người chồng hay một người vợ hạnh phúc sung sướng,có hơn 50/100 tới 60/100 cặp bỏ nhau.
Theo tôi thì người con gái và người con trai muốn lấy nhau phải có cái khoảng ít hơn hết là 180 ngày giữa ngày sinh của 2 người. Như tôi sinh ngày 18-10, còn Lima ngày 17-04. Chúng tôi luôn gắn bó nhau từ 30 năm nay.Có bao lần tôi cố đuổi bà ấy đi…nhưng không thể được.
Vấn đề căn bản và khó khăn nhất là phải tách rời Âm và Dương để rồi kết hợp chúng nó mãnh liệt hơn.
Dù sao, các xứ thần đạo Thiên chúa cũgn không giữ các điều cấm kị và tính dục, thế nên những sự bạc tình, bạc nghĩa, thất tín, nổi dậy nhân danh sự tự do. Thật là đau buồn.
Hiện giờ thì nước Nhật đã bị Mỹ hoá.
Khắp nơi, người ta chứng kiến những sự đổ vỡ những thảm trạng trong xã hội…May ra ở thôn quê có thể còn có những cô gái nề nếp gia truyền
Thành thị đã bị QUốc tế hoá.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Cristal
bài Oct 31 2007, 09:31 PM
Bài viết #12


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 51
Gia nhập vào: 20-June 07
Thành viên thứ.: 33



CUỘC THUYẾT LUẬN NGÀY 18-8-1965
BUỔI CHIỀU

O. Taieb - -Tôi không hiểu tại sao “phân tử” của “thể hơi” di động, còn phân tử của thể rắn lại đông cứng.
Nhưng với Vô song nguyên lý chúng ta hiểu rất dễ dàng các hiện tượng đó?

TIÊN SINH : Các khoa học gia lý giải như thế nào?

Ô.Taieb- Họ giải thích một cách biểu kiến. Họ quan sát như người ta xem một phim hát bóng, và họ nói: Đây này trong thể hơi, các phântử di động, trong thể rắn chúgn nó không nhúc nhích như họ kể một chuyện đời xưa vậy.

Ô. Baudry- Họ không giải thích, họ tự mãn khi tả hiện tượng một cách bóng bảy, một cách máymóc mà không nói được cái lý của hiện tượng,

TIÊN SINH : Phân tử sinh hoạt như thế nào trong thể khí

O.Levy- Phân tử chuyển động bất tuyệt cũng như ở thể lỏng, khi người ta để vào mó một cái gì li ti như hạt phấn hoa, người ta trông thấy cái chuyển động đó gọi là “mouvemnet brownien” do tên của khoa học gia Robert Brown

TIÊN SINH : Tại sao người ta không lý giải hiện tượng đó?
CŨng như trong chất rắn, người ta nói các vi phân tử electrons chuyển động không ngừng, nhưng họ không giải thích được, họ chỉ quan sát mà thôi.
Giả tỉ như trên sân khấu, người ta thấy diễn viên nam nữ tới lui, nhưng người ta khôngbiết cốt truyện như thế nào? Y vậy, các nhà khoa học giống như những người du lịch ngoại quốc không biết ngôn ngữ xứ họ viếng thăm.\
Thế thì bạn lý giải thế nào với Triết lý của chúng ta?

Ô. Taieb – Chúng ta biết do sự quan sát thường ngày rằng có hai hiện tượng Âm –Dương. Bành trướng và co rút
Cái căn nguyên của cái nguyên độgn lực thúc đẩy những phát lộ đó đến từ ngoại biên , nó phát sinh một hình thể càng đông tụ lại càng tới tâmđiểm, và khi nó đôgn tụ , nó lại càng phát sinh một năng lực cực mạnh đông cứng tất cả các tế bào, các phân tử
Nhưng với nhiệt lực chúgn nó di chuyển.

Ô.Levy- cái gì không động là không sống, tất thảy đều di dộng, thànhthử cái chuỷen động của phântử là một sự thayđổi bất diệt ở mọi giai tầng, cho tới giai tầng vi tế , cực vi tế.
Vả lại ở mức độ đó, những di chuyển từ Âm qua Dương cực kỳ mau lẹ không thể lường được.

TIÊN SINH : Nhưng ai là chủ động. Năng lực nào?

Ô.Taieb_ Đó là vòng biên đi vào trung điểm

TIÊN SINH : Nhưng theo anh, vòngbiên là cái gì?

Ô.taieb- Là cái vĩ đại hơn cả, cái ngoại thể ,nó cụ thể hoá cho tới cái phân tử vi tế nhất.

TIÊN SINH : Có rõ ràng không? Ai cũng hiểu cả à? Bạn không hiểu hãy nói anh ấy.

1 MÔN ĐỒ : Một khi nó đọng lại , nó không còn hướng tâm được, nó có giữ mãi tình trạng cô đọng hay không?

Ô.Taieb – Khi nó vào trung tâm, nơi cực Dương nó lại trở thành cực Âm, tất nhiên nó ly tâm và đi ra ngoại biên, Chính cái bên ngoài hướng tâm và cô đọng tại tận cùng trung điểm. Nó phân biệt tất cả các hiện tượng.

TIÊN SINH : Các bạn hiểu chứ? Này ANH Taieb, người ta không hiểu bạn kìa.

Ô.levy- Chúng tôi có viếng Trung tâm phát minh và có đi xem chỗ họ trình bày “Sự chuyển động trong chất lỏng do tia sáng vũ trụ .
Vô số tia sáng xuyên qua bồn chứa nhiều thước khối nước, rồi đến chúng tôi, nó xuyên qua cơ thể chúng tôi. Tất nhiên là chúng tôi cảm nhận nó bằng những xáo trộn trong cơ thể.

TIÊN SINH : Các bạn hãy tưởng tượng một hội trường có 3 triệu dân, họ đâu có đứng yên, họ chuyển động. Tại sao?

1 MÔN ĐỒ : Họ thu hút lẫn nhau

TIÊN SINH : Chúnh thế, có sự thu hút lẫn nhau, mà cũng có sự thối thoát lẫn nhau. Phải vậy không?
Có cái Âm thu hút Dương, cái Dương thu hút Âm cũng như cái xô đẩy Dương và Dương, Âm và Âm. Đây là lạnh kia là nóng.Mỗi mọi di động đến kẻ này hay ngươì khác.
Cũng như vào mùa nghỉ hè, dân thành phố paris di tản ra ngoại ô, ra đồng quê , lúc đó lại có những người ngoại quốc ùn ùn tới.
Có hai yếu tố , nội và ngoại, Âm và Dương, bối cảnh là thời tiết, nhiệt độ , không khí….bên trong là cái bản chất Âm hay Dương, có hai nguyên nhân của sự chuyển động của mỗi phân tử.
Các bạn hiểu chưa?
Như thế Âm và Dương thu hút nhau với tốc độ càng nhanh, nhưng không hề đụng chạm nhau, tới gần nhau ở một khoảng cách nào đó chúng nó lại tách xa nhau, thành lập những đường xoắn ốc, nhưng không khi nào hỗn hợp nhau.
Âm là Âm, Dương là Dương cũgn như đàn bà là đàn bà, đàn ông là đàn ông. Họ lấy nhau nhưng đàn ông không thành đàn bà.
Đây là nguyên nhân , các bạn đã hiểu các chuyển động bất diệt đó chứ?
Nhưng cái tính chất Âm và cái tính chất Dương từ đâu đến. Nó đến từ đường xoắn ốc phát xuất Dương ở tâm điểm và ÂM ở vòng ngoài.
Âm và Dương thu hút nhau.Dương hút Âm tuỳ cái rộng lớn của vòng ngoài, thì ra Âm lớn hơn, cực Âm . Nhưng Vòng ngoài càng lớn rộng tâm điểm càng to, và nhờ thế cái động năng càng mạnh thì cực Dương.
Vấn đề hai: Tại sao phân tử chuyển động mạnh với sức nóng?

1 MÔN ĐỒ : Nhiệt năng là một yếu tố Dương, sự thu hút giữa Âm và Dương phát sinh dồn dập.

TIÊN SINH : Chưa đúng lắm.

Ô. Taieb- Nhiệt năng là một trạng thái qui tụ vào trung tâm, mà nó có khuynh hướng Bành trướng.Nó hình như là Dương nhưng lại ly tâm lực,nó di tản và nó nguội dần.

TIÊN SINH : Rất hay, rất hay. Biến hiệu Nhiệt năng là Dương mà bản chất nó là Âm , nó bành trướng
Nhiệt năng là Dương, nhưng bức xạ nhiệt là Âm, Nó tản mát các phân tử. Nhưng Dương ở Trung điểm bắt lấy tất cả bức xạ nhiệt là Âm, bởi thế tất cả bức xạ Dương trôi lờ lững đều bị hút, hoặc nó xô đuổi bức xạ Âm, Ngược lại các phân tử Âm trôi lơ lửng trong vũ trụ đều bị trung tâm Dương thu hút.

Ô. Taieb - Sự kiện đó giải thích tại sao các Đại thiên hà xô đẩy nhau, chúng nó Âm ở vòng ngoài và Dương ở bên trong. Nhưng các hành tinh ở trung tâm thu hút nhau, càng tiến vào vị trí mặt trời.

TIÊN SINH : Cái lý thuyết cho rằng tất cả vũ trụ bành trướng là sai, vì bởi Dương xô đuổi Âm, bức xạ Âm. Dương thì tự do còn phân tử Âm thì bị thu hút vào trung tâm.Người ta chỉ thấy phân tử Dương khi nó tách xa ra mà không thấy những cái vô hình Âm khi nó quy đọng, cô tụ lại.
Như thế thì Nhiệt có hai chức năng: bành trướng và quy tụ, thu hút. Các bạn hiểu chưa? Cái quy tụ không thấy được, nó vô hình.Còn cái bành trướng, ly tâm là thị kiến được, thấy được, vì bởiđó là những phân tử dương.
Người ta chưa hề lý giải sự kiện đó: Tại sao sức nógnlàm chuyển động bất cứ thể rắn, thể lỏng, thể hơi nào? Nó gây sự tản mát.
Chúgn ta hãy đọc Lapp:
Thể hơi hỗn hợp nhau dễ dàng và cùng nhau khuyếch tán. Một chai nước hoa mở nút sẽ xông toả hương thơm khắp phòng, vì nước hoa bốc hơi, các phân tử khuyếch tán và lan rộng nhờ sự di chuyển của không khí. Không khí tự nó là một hỗn hợp các thứ khí, dù là Bắc cực hay ở rừng sâu vùng xích đạo,nó vẫn có gần gần đồng tỉ lệ Thán khí, Oxy và các thứ khí khác.
Thể hơi không có hình dạng thiên nhiên riêng biệt ,nó rập theo khuôn khổ của bất cứ đồ chứa nào.
Ánh sáng đèn neon uốn nắn theo tất thảy hình dáng của ống pha ly
Hơn nữa dung lựợng của thể hơi biến đổi tuỳ sức ép và nhiệt độ. Một trái bong bóng trương giãn khi nó vượt lên không khí nhẹ , vì bởi sức ép thấp, nó co rút lại khi có một lùm mây che mất mặt trời.

TIÊN SINH : Thế thì bây giờ các bạn hãy giải thích cho tôi tại sao có 4 thể vật chất.

1 MÔN ĐỒ : Mỗi thể đều khác nhau tuỳ nhiệt độ

TIÊN SINH : Chúgn ta tưởng tượng một cái phòng chứa đủ các thứ chất ở thể khí
NHiệt độ xuống thấp, lạnh , càng lạnh
Có những thứ thành lỏng, các thứ khácthành rắn, có thứ khác laij thành hơi.,
Nếu nhiệt độ xuống thấp hơn nữa, thể hơi lúc này thành lỏgn, thể lỏng thành thể rắn và đông lại

1 MÔN ĐỒ : Sự lạnh phát sinh sự co rút

TIÊN SINH : Cái đó đúng với một chất nào thôi, đối với chất khác lại không? Tại sao?

1 MÔN ĐỒ : đó là đặc điểm của mỗi vật thể

TIÊN SINH : Thế thì hãy giải thích những đặc điểm đó

Ô. Baudrry - Người ta có thể so sánh các thứ hơi với một đám đông người. Khi trời lạnh họ có khuynh hướng tụ tập với nhau, cọ sát nhau để khỏi bị lạnh. Nhưng các người Dương hơn, mạnh hơn, ít hay tập hợp. Họ chờ đến khi lạnh mới làm

TIÊN SINH : Các bạn thấy chưa? với nhiệt độ , người ta khám xét được bản chất vât thể. Khi cái nhiệt độ lên, cái di chuyển trước nhất là Dương
Nếu các bạn hiểu điều đó, thì các bạn có thể thay đổi bất cứ vật thểnào từ ÂM ra Dương vì bởi các bạn đã biết làm cách nào Dương hoá hay Âm hoá cơ thể của các bạn có phải vậy không?
Khi bạn thêm một ít chất Dương, bạn Dương hoávà khi bạn thêm lạnh vào bạn Dương hoá thêm lên.
Lapp nói; Thể hơi, khi nó bành trướng , nó càng trở lạnh. Nó tăng nhiệt lượng khi ta ép nó
Đâu nào? Các bạn phê bình coi?

1 MÔN ĐỒ : Ngượic lại là đúng hơn.

TIÊN SINH : Sự bành trưóng phát sinh sự lạnh. Thật là sai, Một lỗi lầm quan trọng.

Ô.Levy_ Khi một thể hơi trương giãn,có một nguyên nhân làm nó trương giãn

TIÊN SINH : Nguyên nhân nào làm nó trương giãn.? Sự trương giãn hay sự lạnh

Ô.Levy – là nhiệt năng

1 MÔN ĐỒ : là sự lạnh

TIÊN SINH : Một sự kiện rất đơn giản, mà không hiểu được

1 MÔN ĐỒ : thể hơi lạnh lên khinó trương giãn

TIÊN SINH : Thế nguyên nhân của sự trương giãn là gì?

1 MÔN ĐỒ : Là nhiệt năng

TIÊN SINH : Á á

1 MÔN ĐỒ : Là sự Dương hoá

TIÊN SINH : Sự trương giãn là Dương hoá à? Yêu cầu anh Baudry lý giải cho ai cũng hiểu

Ô. Baudry – trong một khuôn trường lạnh, tất cả các phân tử đều hội họp lại làm cho tất thảy nhiệt lượng của mỗi một hỗn hợp và lập thành một Nhân nhiệt. VÌ nhiệt lượng có tính qui tụ
Nhưng khi ngoại trường nóng lên, các phântử phân tán, nếu không cho chúng nó sẽ bị quá nógn, thế nên sự trương giãn phát sinh và nhiệt lượng bị giải tán khắp nơi, và sự lạnh phát sinh khi cái nhân nhiệt bị tản mát.

TIÊN SINH : Có rõ ràng không? Khi người ta làm lạnh một thể hơi,nó thành thể lỏng. Nếu các bạn hiểu xin lý giaỉ tại sao sự ước lạnh là Âm và sự rắn lại là dương. Tại sao ÂM sinh Dương?

1 MÔN ĐỒ : Vì nó muôốn giữ cái nóng

TIÊN SINH : Là một sự cố ý à? Vật chất mà có ý chí, KHôn gkhông, chúng ta thử tưởng tượng chúng ta quan sát các phân tử ở kính hiển vi điện tử….Chúng nó bị ướp lạnh, chúngnó đông đặc lại, quy tụ lại thành thử cái khoảng trú của chúng trống hơn chứ gì?

1 MÔN ĐỒ : Cùng lúc, chúng nó tụ họp với nhau

TIÊN SINH : Tại sao? Do năng lực nào? Mỗi phân tử cô đọng lại , được rồi…Nhưng chúng nó qui tụ cùng nhau cách nào? tại sao?

1 MÔN ĐỒ : Vì bởi cái Dương nóng bên trong hút các phân tử ở vòng lạnh bên ngoài

TIÊN SINH : Nếu ta chấp nhận rằng giải thích nó đúng, thì cái khoảng cách mỗi phân tử lớn ra….Nhưng tại sao tất thảy các phân tử tụ họp lại với nhau?

Ô.Levy – Như thế thì là một vấn đề triết lý.

TIÊN SINH : A há, cái giới hạn đây rồi, Đâu có ai để ý đến. Không hề có một giáo sư vật lý hay hoá học nào lý giải sự kiện đó.
Các bạn học thuộc lòng, thi đâuk bằng này bằng nọ,nhưng các bạn không suy tư.!

Ô.Levy- Ở giới hạn của vật chất vô cơ thì không có…

TIÊN SINH : Ở mực “vật lý hữu cơ” thì có thểlà như vậy. Cơ thể của các bạn bị bao bọc 1 lớp da nhưng không khí đâu có bị bao bọc, phân tử của nó tự do.
Nếu các bạn không hiểu tôi, các bạn có thể chế tạo thuỷ xoàn được bằng cách đốt nóng than đá vì trọng lượng nguyên tử của nó bằng hai lượng nguyên tử các-bon.
Nếu các bạn đốt trong một ống rỗng –không có không khí, nó thành lỏng, thành hơi, thành khí, rồi thì bạn đột ngột làm lạnh thì nó cô đọng lại thành “thuỷ xoàn” .Nếu mức độ lạnh cực thấp, bạn được thứ thuỷ xoàn cực trong suốt. Còn nếu bạn làm lạnh từ từ cũng như người ta làm cỏ Công ty General Electric, thì bạn đượcthứ thuỷ xoàn đen như than, nhưng rất rắn.
Đây là cách bí mật chế tạo thuỷ xoàn.
Rất giản dị! Nếu bạn làm ra được 1 carat thuỷ xoàn, nghĩa là 1/20 gram, bạn bán được 1 triệu quan cũ. Tại sao các bạn không chế tạo thuỷ xoàn? Các bạn sẽ sung sướng suốt đời !Dễ quá mà, cho tới tạo hoá còn làm được mà chẳng cần máy móc gì.
Bạn cứ để vào ống một ít đường trắng tinh khiết. Nó là cacbon, rồi bạn đốt lên, rồi thay vì đường, bạn có thuỷ xoàn. Thật là thú vị, rẻ tiền làm sao.

Ô.Levy- Vậy chúng ta đừng kích bác đường

TIÊN SINH : Nhưng họ làm đường quá lố, nhiều quá. Một ít được rồi để chế tạo thuỷ xoàn , đâu có cần tới hàng triệu tấn đâu. Quá nhiều và nguy hiểm làm sao.

1 MÔN ĐỒ : Nguy hiểm ngàn lần hơn thuỷ xoàn,

TIÊN SINH : Đúng vậy, nguy hiểm hơn thuỷ xoàn, vì người ta không tiêu hoá thuỷ xoàn được.
Còn đây các bạn đọc những điều quan trọng như thế đấy mà chỉ lướt qua rất mau…
Người ta không biết sức nóng là gì. Ngưoiừ ta tìm ra đơn vị của nó, gọi là Calorie.
Người ta không biết Ánh sáng là gì. Người ta tìm ra đơn vị của nó, gọi là Photon (quang tử)
Người ta không biết bản tính của nó
Chỉ là giả tưởng, thật là nghiêm trọng
Thôi, chúng ta đọc tiếp Lapp:
Cũng như chất lỏng , thể hơi và thể khí trôi cái dung tính đó cho phép nhưng hơi thiên nhiên thông chảy trogn ống dẫn hơi…
Có lẽ sự biểu lộ ngoạn mục hơn hết của những đặc tính của thể hơi là cái luồng chói loà mắt đẩy một hoả tiễn lên không trung….
TIÊN SINH : Có hơi huê dạng, nhưng không có gì đâu, chỉ là một hiện tượng
Tiếp theo: Người cổ Hy lạp tin chắc rằng Không khí có một mật độ , nên họ cho rằng nó có một trọng lượng, nhưng không chứng minh được bằng thực nghiệm 1 trăm năm sau Empedecle, Aristote quả quyết rằng trong tạo hoá không có khoảng trống.
Cái câu bất hủ “Tạo hoá sợ cái trống không” đủ để giải thích trong hơn 2000 năm những tác dụng của trọng lượng trong những khí cụ như : siphon, ống bễ thợ rèn, ống bom…

TIÊN SINH : Các bạn phê bình coi nào? Aristote nói: “Trong tạo hoá không có chỗ nào trống không” Nó trái ngược với những phát minh của khoa vật lý hiện đại tìm ra Trống không khắp nơi.
Các bạn suy nghĩ tại sao sự đông lạnh làm cho thể hơi thể khí thành thể lỏng hay thể rắn. Hãy ráng suy niệm vấn đề này.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Cristal
bài Dec 12 2007, 11:04 PM
Bài viết #13


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 51
Gia nhập vào: 20-June 07
Thành viên thứ.: 33



CUỘC THUYẾT LUẬN NGÀY 19-08-1965

TIÊN SINH : Các bạn có điều chi hỏi chăng?

Jeannette: Tại sao Oxy hóa lỏng rất khó hơn các thứ hơi khác thưa tiên sinh? Có phải vì nó cực âm không?

TIÊN SINH : Một câu hỏi rất ý nghĩa..tại sao? Đâu , các bạn trả lời coi nào?Tại sao sự hoá lỏng của oxy rất là khó khăn? Nói một cách khác, oxy là “ diatomique” ( có hai nguyên tử) nghĩa là gì?

1 MÔN ĐỒ : 2 nguyen tử lập thành một phân tử

TIÊN SINH : Avogrado đưa giả thuyết táo bạo là các nguyên tố thể hơi, thể lỏng và thể rắn có những phân tử hai nguyên tử , có nghĩa là mỗi phân tử của nó đêìu có 2 nguyen tử.\

1 MÔN ĐỒ : Tỉ như O2, H2, N2

TIÊN SINH : Chỉ ở thể hơi thôi ah?

Ô. Levy- Vâng, trong thể hơi

TIÊN SINH : Nếu có một điểm nào bạn khôn ghiểu . thì hãy dừng lại để khai sáng, đừng đi tới nữa, không vậy sự học hỏi của các bạn trở thành vô bổ.
Tại sao thể hơi lại có những phân tử 2 nguyên tử? Nếu tôi lý giải nó ra, thì các bạn không khi nào tìm ra giải đáp Mà các bạn sẽ phải nợ tôi suốtđời.

Ô.Levy – Vì bởi có nguyên tử ÂM và nguyên tử Dương.

TIÊN SINH : Các bạn hiểu chưa? Levy nói đúng đó.

Jeannette_ Các phân tử cách xa nhau, thành ra có khoảng cách giữa Âm và Dương- lớn hơn ở thể hơi hơn là ở trong hai thể lỏng và thể rắn

TIÊN SINH : Ngược lại khi chúng nó cận nhau, thì có nhiều dịp hơn để thu hút nhau. Dù thế nào, nếu chúng nó hợp nhau, thì phải là Đàn ông và đàn bà- Âm và Dương.
Cho tới ngày nay các khoa học gia đều xem nguyên tử là giiống nhau, đồng nhất.
Nhưng theo triết thuýet của chúng ta, sự đồng nhất không có trên đời này. Luôn luôn có Am và Dương, và chúng nó hỗn hợp nhau, đó là luật thiên nhiên, dĩ nhiên”
Hãy tưởng tượgn một nhân vật trên hành tinh nào đó, lấy ống viễn vọng kính nhìn xem trái đất chúng ta, nó thấy hàng triệu con vật li ti có hai chân di động trên mặt đất, giống nhau, nó đâu phân biệt được đàn ông và đàn bà.
Còn đây, ta nói H là một nguyên tử Hydro. Nhưng luôn luôn có nhiều nguyên tử Hydro hỗn hợp nhau, chúng ta giải thích rằng trạng thái đó do cái tính dục của Âm và Dương.

1 MÔN ĐỒ : Nhưng tại sao ÂM và Dương thu hút nhau?

TIÊN SINH : Đấy là một vấn đề khác, hoàn toàn thuộc triết lý, bạn phải hiểu, nếu tôi giải thích nó, thì các bạn sẽ không còn gì để giải quyết cả. Đó là cái quan trọng, cái thiết yếu, cái khó khăn nhất.
Như tất thảy các bạn đều biết và chứgn nhận cái nóng và cái lạnh hỗn hợp nhau, nhưng không có ai lý giải sự kiện đó tại sao có.
Các bạn sinh sống ở xứ khoa học , các bạn tin tưởng ở văn minh khoa học, còn tôi không phải vậy, tôi hoàn toàn khác biệt, tôi không ưa thích, không quí chuộng cái văn minh đó, nếu tôi chỉ muốn biết
Nếu các bạn muốn sinh sống ở xứ Nga xô viết ít hơn hết các bạn cũgn phải biết thấu đáo thuyết cộng sản của Karl Marx
Thế nên chúng ta phải rất khoa học, tôi quí chuộng khoa học vì bởi khoa học không muốn dối trá.
Song le, khoa học chưa tìm ra sự thực….Nhưng dù sao nó cũng muốn được ngay thẳng, Tại sao các bạn sống trong văn minh khoa học này mà các bạn không có Óc khoa học?

1 MÔN ĐỒ : Có lẽ vì chúng toi không hấp thu được tinh thần khoa học mà chỉ trầm mình trong khoa h ọc

TIÊN SINH : Nếu thế thìlà một sự mê tín. Tôi rất ngạc nhiên tôi đến từ xa đến đấy, lôi cuốn bởi sự ngay thật., bởi tinh thần chính xác, nhưng sao tôi chỉ gặp sự giả dối?
Tỷ như nơi đây, ở xứ Bretagne này, chủ nhật nào nhà thờ cũgn đầy nghẹt người quần áo lèo loẹt, sang trọng, mà hoàn toàn không hiêểu Chúa. TÌnh thương của Chúa. Theo tôi, đây là một lỗi lầm của các nhà Đạo sư, trách nhiệm của họ, đến họ cũng không hiểu,nữa là con chiên tín đồ
Nhưng các bạn ngoan quá, dễ dạy dỗ quá
Tại sao các bạn ko phản ứng?
Khoa học giết chết thượgn đế, nó thay Thượng đế, vì bởi nó tin rằng nó là Đấng sáng tạo
Nhưng hầu hết các khoahọc gia đều run sợ.
Newton vào cuối đời ông đã trở thành rất sùng đạo. Elexis Carrel người mà tôi quí trọng từ 30 năm nay, là người Đạo, mà lại không biết Thượgn đế, tình thương của Thượng đế, ôn gđã kết liễu đời ông một cách bi thảm. Tại sao có cái tính như thế được? Levy Bruhi nói đó là một tâm tính cổ sơ
Dù sao, không hề có một nguyên tử tinh khiết. vàng tinh khiết không có, bạc cũng thế. Đó là sự hỗn hợp của những nguyên tử khác biệt
Đối với tôi, khoa học là một sự giả định, hay một sự giao ước, cũng như kỷ hà học. Ngưoiừ ta dạy rằng những khaỏng cách lớn nhất giưã hai điểm là một đường thẳng cái đó không hề có. Có thể chấp nhận nó được đối với một người mua bán bất động sản. Nhưng trong đời sống chúng ta, con đường ngắn nhất là con đường dài nhất.
Các bạn chớ nên quên rằng nào electrons, nào protons, neutrons, đều là nguyên tố giả định cả,. Không một giáo sư hay khoa học gia nào thấy chúng nó cả, người ra sắp xếp nó, ráp nối nó vào một mục đích tuỳ tiện nào đó mà thôi.
Vấn đề 2 nguyên tử , ai ai cũng hiểu rồi chứ?

1 MÔN ĐỒ : Cái đó không giải thích tại sao hiện tượgn đó không có trong hai thể lỏng và thể rắn

TIÊN SINH : Nó có khắp nơi

1 MÔN ĐỒ : trong thể rắn các phân tử đứng yênư

TIÊN SINH : Khi người ta bị tê lạnh , hay bị giữ bất động. Người ta làm sao phát sinh cái tính năng được? Đâu có ai quan tâm đến ai được?

1 MÔN ĐỒ : Nguyên tử Âm và nguyên tử dương là gì? Một người Đàn ông hay Đàn bà được thấy, nhìn nhận được – Nhưng một nguyen tử?

TIÊN SINH : Tại sao đàn bà và đàn ông hịên hữu? Bạn làm sao biết được sự kiện đó?
Luôn luôn có Âm và Dương. bề mặt và bề trái. Bạn có thể áp dụng thuật âm dương ở bất cứ bình diện nào, ở y học trong đời sống thường ngày, khắp mọi nơi.
Như thế bạn suy ra được rằng nếu có một nguyên tử thì phải có một nguyên tử Âm và 1 nguyên tử Dương.
Trí óc các bạn thấp kém quá, các bạn không khi nào suy tư à? Cho tới ngày nay các bạn chưa thông hiểu gì cả

Ô. Baudry- Cái phân cực tính là một tính áp dụng cho một hiện tượng riêng biệt của hiện tượng phổ quát vũ trụ, do cáo Luật của tạo vật mà Đức lão tử đã nói: Một sinh hai, Cái “phân cực tính” đó đã có trước cái hiện tượng không bắt buộc phải là kết quả của phân cực tính.

TIÊN SINH : Chúng ta đã tìm được một cây kim chỉ nam để chỉ hướng bắc, và hướng Nam cho chúng ta, chúng ta chỉ còn dùng cái la bàn đó trong tưởng tượng của chúng ta.
Người ta có thể lý giải âm và Dương khắp mọi nơi ở bình diện màu sắc chẳng hạn: Ngưoiừ ta nói màu đỏ là Dương, màu tím là Âm, như thế đối với hai nguyên tử hỗn hợp nhau,người ta có thể nói cái nguyên tử này là Âm, còn cái kia là Dương.Thậtlà rõ ràng, mà các bạn không hiểu được.

1 MÔN ĐỒ : Vì bởi nguyên tử là một nguyên tố rất lờ mờ không rõ rệt, nên tôi cho rằng rất nguy hiểm mà lý giải như thế.

TIÊN SINH : Cho tới Óc tưởng tượng của bạn, trong giấc mộng của bạn bạn còn áp dụng la bàn Bắc Nam. Tại sao ko hiểu nguyên tử Âm va Dương?

1 MÔN ĐỒ : Tôi xét rằng tôi áp dụng luật Âm – Dương cho những sự vật mà tôi được thấy,những gì rõ ràng xác thực, còn nguyên tử thì tôi chưa hề thấy nó.

TIÊN SINH : Thế thì bạn không có Óc tưởng tượng, chúa Jesus có nói: Kẻ nào đòi hỏi sự chứng minh…” Nếu bạn thấu hiểu Vô song nguyên lý bạn có thể chấp nhận, bằng không thì vô phương. Thật là vui thú, sao? anh Guy?

Ô.Gut Massat- Đâu đâu người ta cũng thấy Âm và Dương, nhưng trong trường hợp của nguyên tử, cái đó thuộc về bình diện của Óc tưởng tượng. Người ta tưởng tượng được nó.
Cũng như một người đàn ông, và một người đàn bà tự hút nhau, hoặc hai người đàn ông hút nhau bởi một cái gì, rồi người ta tưởng hai người đó giống nhau. Trên đời người ta thấy hai người đàn ông muốn châu đầu vào một vấn đề mà họ muốn thông đạt cho nhau, hoặc do một cái gì chắp nối họ. Hai người đàn bà hợp nhau vì có vấn đề gì họ truyền đạt cho nhau…

TIÊN SINH : Thật là thấu đáo. Nhưng hãy giải thích tại sao hai vợ chồng xa nhau, li dị? trong các bạn đây, có những người muốn rời bỏ vợ mình. Hay có những bà muốn ly dị chồng và nhiều khi họ lại vô tâm cố gắng làm cho chồng bỏ. Tại sao?
Các bạn quên rằng tất thảy đều sinh động, tất cả đều thay đổi không có cái gì giữ sự bền bỉ được.
Nếu cả vợ lẫn chồng muốn luôn luôn sống chung hoà hảo thì người vợ phải càng ngày càng Âm, người chồng càng lớn tuổi càng Dương. Nếu cứ giữ một mực, sớm hay muộn gì cũgn xa lìa nhau, nhất định.
Thời gian trôi qua, tất thảy đều thay đổi, cho tới đất cũng biến động mới được, bằng không bất cứ một sự phối hợp nào cũng phải tan ra, sớm hay muộn.
Giờ đây, yêu cầu bạn nào kết luận. Tôi muốn biết ý nghĩa của các bạn về sự trình thuyết của tôi. Tôi cảm nhận các bạn không hiểu gì về Âm Dương cả , tôi thất vọng làm sao!
Tôi sắp sửa rời khỏi nơi này. Nếu các bạn không thấu hiểu vấn đề này, các bạn làm sao thông hiểu triết lý của chúng ta, nó khó khăn hơn muôn lần.
Tôi chỉ lấy các danh từ “diatomique”, mà các khoa học gia lý giải không được, tôi giúp họ khi cho họ biết rằng hai nguyên tử phối hợp nhau bởi có Âm và Dương. Chỉ có thế . các bạn chỉ phủ nhận hay chấp nhận. Nếu các ngài phủ nhận, xin làm ơn giải thích cho tôi nghĩa lý của ngài.

1 MÔN ĐỒ : Tiên sinh cố gắng đem thuyết ÂM Dương vào khoa học nhưng đã thành công dã tràng, vì bởi cái chìa khoá là phương pháp tân dưỡng sinh. Các nhà khoa học làm sao vén được màn vô minh bao bọc óc phán đoán của họ, mà không dùng chìa khoá đó?

TIÊN SINH : Vài nhà khoa học có thể hiểu Âm Dương mộtcách thích thú nếu họ đến đây với chúng ta. Chính heitler đã tìm được cái gì rất gần với triết lý của chúng ta mà ông nào có đến vứoi chúng ta lần nào
Bâygiờ ta lấy một ví dụ. Chúng ta có hai hệ thống thần kinhgiao cảm trong cơ thể chúng ta, và tất thảy các cơ quan của chúng ta bị hai hệ thống đối nghịch đó chế ngự.
Trái tim bị chế ngự bởi 1 “ màn hệ đối giao cảm” mà đồng thời bị bao bọc bởi 1 màn “thần kinh hệ trực giao cảm” . Một tín hiệu Dương của hệ Đối giao cảm được nhận, trái tim ngưng đập. Còn nếu khích động Âm từ Hệ trực giao cảm, nó bắt đầu đập. Bao tử cũgn bị chế ngự bởi Hai hệ thống thần kinh đối nghịch đó.: cái tín hiệu đã làm trái tim ngừng đập ( hệ đối giao cảm) lại làm chuyển động bao tử, còn những tín hiệu từ hệ trực giao cảm lại làm nó ngưng hoạt động.
Các bạn hiểu chưa? Hiệu lực của hai hệ thống thần kinh đó đối nghịch. Cho tới giáo sư Chauchard cũng không lý giải được cái đối nghịch đó.
Nếu hệ Đối giao cảm co thắt , tại sao nó linh động bao tử? Còn nếu hệ Trực giao cảm là trương giãn tại sao nó linh động trái tim?
Với thuyết Âm Dương, chúng ta lý giải sự kiện đó dễ dàng. Trái tim là một khối đặc chắc, nó là Dương, thế nên nó không thể kích động bởi một tín hiệu Dương. Bao tử trống rỗng trái ngược với trái tim, nó là Âm, và Âm được kích động bởi những tín hiệu tới từ Dương.
Thật là rõ ràng, như thế sự chấp nhận Vô song nguyên lý sẽ lý giải nó, nếu các khoa học gia khiêm tốn một chút.
Mục đích của tôi không phải là thuyết phục các nhà khoa học . Tôi không cố gắng đem triết lý của chúng ta vào khoa học Tây phương. Tôi không quan tâm đến việc đó. Tôi tin chắc rằng sớm hay muộn gì, họ cũng phải theo dõi và sẽ thán phục… Chẳng hạn như các khoa học gia xô viết, họ tiến bộ hơn các nhà khoa học gia Pháp hay Mỹ tại sao? Họ đã hấp thụ lý thuyết biện chứng của Karl Marx và ăngel.. Một khoa học gia Nga, Malakoff tuyên bố: Khoa học của chúng tôi tiến bộ hơn khoa học Mỹ, vì chúng ta có biện chứng pháp ÂM Dương”. Họ áp dụng nó vào tất thảy các lĩnh vực khoa học.
Nhưng ở xứ này, các anh không chấp nhận biệnchứng pháp ÂM dương, không chấp nhận giá trị khoa học của triết lý Đông phương. Tôi cứ tưởng các anh tiến bộ hơn người Nga chứ?
Chiều hôm qua, trong phòng tôi, với tất cả các người Nhật ở trại này, chúng tôi có một cuộc thảo luận. Tamura nói: Lúc tôi mới đến Âu châu, tôi rất ngạc nhiên học cái danh từ Confliance ( sự tín nhiệm) nó không có trong ngôn ngữ Nhật của chúng ta.
Cái nghĩa Tín nhiệm ở Tây phương có 99/100 tín nhiệm và 1/100 nghi ngờ có phải vậy không?
Danh từ Soupconner – douter (nghi ngờ) cũng không có trong ngôn ngữ Nhật

1 MÔN ĐỒ : Người ta làm sao nghi ngờ được khi người ta thấy sự trị lành những ác bệnh.?

TIÊN SINH : Là một sự mê tín dị đoan nếu các bạn không thấu hiểu cơ cấu. Các bạ không hiểu tại sao, mà các bạn cứ đặt tín nhiệm vào đó, thì sinh sự nghi ngờ chứ gì!

1 MÔN ĐỒ : Phải có sự tin tưởng mới học hỏi được.

TIÊN SINH : Không, tôi không đòi hỏi bạn tin nơi tôi, mà bạn phải thấu hiểu. Nếu bạn đã hiểu, thì cần gì có tín nhiệm hay không

1 MÔN ĐỒ : Nhưng để hiểu biết, tôiphải học hỏi tận gốc, tất nhiên tôiphải tin tưởng chứ

TIÊN SINH : Thật là hiểu sai vấn đề.Quan trọng lắm

Ô.Levy: Tôi tưởng rằng nơi một xứ mà danh từ “tin tưởng” không có, chắc là việc gì cũng đáng tin cậy hết?

TIÊN SINH : Các giáo sĩ thường nói: Hãy tin tưởng , đừng hỏi han gì cả, cứ theo tôi….” Họ chẳng hiểu gì, chẳng biết giải thích ra sao, và chỉ biết yêu cầu người theo. Thật là một sự giáo dục nô lệ.

1 MÔN ĐỒ : Như vậy thì “sự không tin tưởng” là sự thông hiểu hay sao?

TIÊN SINH : ĐÚng vậy, Đó là sự thông hiểu thấu đáo, cặn kẽ. Bạn sẽ thấy xã hội, vật chất, càn khôn vũ trụ…

1 MÔN ĐỒ : Và người ta cũgn hiểu Vô biên nữa chứ?

TIÊN SINH : Đúng, sự thông hiểu toàn diện phải sâu sắc, nó phải phổ hiện toàn năng, toàn trí.
Các hiểu biết của các bạn là một sự “ghi âm”. Bạn đọc một quyển vật lý hay Hoá học, bạn hiểu nó như một cái đĩa hát ghi nhận bài ca…
Các bạn đọc quiyển Vật chất của Lapp , trang này qua trang khác, ngày này qua ngày khác.Bạn gặp bao nhiêu vấn đề nan giải. Nếu bạn lý giải được nó, kiểm điểm nó được, bạn mới là đọc nó. Bằng không bạn chỉ đọc những danh từ. Đó là một sự ghi âm, không phải sự hiểu biết.

1 MÔN ĐỒ : Tiên sinh muốn rằng tất thảy chúng tôi đều được như tiên sinh ?

TIÊN SINH : tại sao ko? Các bạn có trí phán đoán tối thượgn của các bạn. Các bạn đã hiểu sự Công bằng là gì….

MÔN ĐỒ : Thế thì chúng tôi đã đạt đến con đường chân giác ngộ rồi

TIÊN SINH : Chứ gì

1 MÔN ĐỒ : Thưa tiên sinh làm sao trách cứ được các bạn mới, họ không thấu hiểu.?

TIÊN SINH : Này các bạn, tôi không khiển trách các bạn đâu, tôi chỉ cố gắng vén cái Mê mờ bao bọc tâm trí các bạn, chớ nên hiểu lầm. các bạn có thấy sự tị hiềm nào nơi tôi chăng?

CÁC MÔN ĐỒ : Thưa tiên sinh, không ạ

TIÊN SINH : Thật là quá giản dị, cái cơ cấu Âm Dương, tôi rất ngạc nhiên thấy các bạn không hiểu sự kiện “diatomique”
Nếu các bạn chấp nhận cái lý giải của tôi, đáng nhé các bạn phải ngạc nhiên cho tới bất bình mà thấy rằng các nhà khoa học bất thông đến thế ấy.
Và các bạn cũng sẽ nhảy dựng vỗ tay reo mừng vui thích. Nhưng các bạn ngồi đó như trồng, dửng dưng, Tại sao?
Tới phiên tôi không hiểu, đến phiên tôi ngạc nhiên, chỉ một danh từ “diatomique” đó không cũng là một cuộc khảo sát các bạn hôm nay.

1 MÔN ĐỒ : Chúng tôi e rằng khi tỏ ra hoan hỉ như vậy, mình lâm vào sự kiêu căng chăng?

TIÊN SINH : Kiêu mạn hay bất lương đều là vô minh. Tôi có thể xài xể các bạn không?

TIÊN SINH : Nếu các bạn không hiểu vì sao “Lửa” nóng, các bạn không hiểu gì hết. tại sao không phải là hai nguyên tử? Trí xét đoán của các bạn bị che lấp rồi. hãy vén mở nó ra . Đó là vấn đề. Phải áp dụng thuyết Âm Dương vào tất thảy các vị trí trong đời sống thông thường của các bạn.
Bây giờ chúng ta thay đổi đề tài. Các bạn có thấy vấn đề nào hay ho thú vị chăng?

1 MÔN ĐỒ : Tôi rất để ý, trên tảng đá, dựa bờ biển, cỏ hoa mọc rất thấp, cũng dựa các Băng hà trên núi cao.

TIÊN SINH : Đúng vậy, trên tảng đá, các loại bông hoa raucỏ, tất nhỏ và hơn nữa có nhiều loại có gai. Tại sao có gai nhọn? Các nhà Thực vật học giải thích rằng có gai để chống chọi với kẻ thù

Ô.Levy: kẻ thù là những người qua lại nơi đó.

TIÊN SINH : thật là một quan niệm ích kỷ. Nó đâu có cần phải chống đỡ ai đâu trên đời này. Tất cả là bạn của ta. Cho tới kẻ bất lương cũng là bạn. Vi trùng là bạn vì nó dạy ta . Tại sao ta coi vi trùng như kẻ thù.? Tại vì các bạn luôn luôn lo sợ. Các bạn không hiểu nguồn sống là gì? Các bạn không là người sáng tạo. Các bạn bị màn vô minh bao bọc.
Một câu hỏi có ý nghĩa: Tại sao rau cỏ bông hoa mọc trên đá nhỏ nhít và có gai nhọn?

1 MÔN ĐỒ : Nếu nó thấp nhỏ, nó là Dương. Có muối trong sương nước biển….

TIÊN SINH : Chẳng những muối mà thôi, mà còn có nhiều yếu tố Dương hoá nó.

1 MÔN ĐỒ : Giá -lạnh- Không khí khô khan- Đá rắn.

TIÊN SINH : Đồ ăn thiếu kém, và bao nhiêu yếu tố khác rất Dương hoá, thành thử chúng nó trở thành nhỏ bé và bén nhọn. Cái lạnh Âm phát sinh những bông hoa nhỏ Dương. Đây là một nguồn vui của đời sống: sự thiếu kém nghèo khổ sinh cái đẹp đẽ.

1 MÔN ĐỒ : Thưa tiên sinh, ở vùng núi non, tôi để ý có rất nhiều lịa bông tím ,màu âm, hoàn toàn trái ngược với hoa ở biển.

TIÊN SINH : Ở núi, nhiều loại hoa tím, tại sao?

1 MÔN ĐỒ : Vì bởi cây cỏ cực Dương. Chót cây Âm hơn…

1 MÔN ĐỒ : Đó là ảnh hưởng của sự lạnh . Ảnh hưởng ÂM quá lớn, màu sắc bềngoài là huê dạng, cái hình thể mới là căn bản….thật là thú vị.
Chúng ta hôm nay đã thấy nhiều loại rêu. Có loại màu trăng trắng, xanh xanh, đo đỏ, khác nhau cả. Cho tới đá cũng nhiều màu: Chúng nó nói lên cái tiểu sử của chúng nó. Trong thân tảng đá có những lằn trắng dài và có khi lại có một đợt “mây” đo đỏ. Cái đó nói lên cái thảm kịch của nó, cái thảm trạng , diễn biến của trái đất ló dạng ra đó.
Các bạn không ngạc nhiên sao? Mỗi ngày, mỗi giờ? Các bạn phải xác nhận ÂM Dương khắp mọi nơi, ở bất cứ giờ phút nào. Triết lý của chúng ta khởi đầu từ đó.
Thấy mà các bạn mù, nghe mà các bạn điếc
Làm sao thấu hiểu được?
Thôi thì cứ thực hành phương thuật Dưỡng sinh đi đã…áp dụng thực hành trước đã. Rồi lần lần các bạn sẽ thông hiểu…
Cuộc thảo luận của chúng ta hôm nay rất thú vị. Tôi rất tiếc không luận xét được với các bạn quyển sách của Lapp đến cùng. Chúgn ta chỉ mới bắt đầu.
Tại Los Angles, cây cối mọc cao tới 10 m, chỉ có nhành lá ở ngọn. Khác hơn loài mọc trên đá.

1 MÔN ĐỒ : trời nóng. Chúng nó Âm

1 MÔN ĐỒ : Thưa tiên sinh tôi là một người mua bán vật kiểng cây cảnh. Những cây kè, cây thốt nốt ở xứ đó, người ta chặt cành là phía dưới thân cây.

1 MÔN ĐỒ : Anh cũng tưởng mấy người da đen họ làm như thế à?

TIÊN SINH : Ở các cù lao hoang vắng , đâu có ai chặt cành lá gì mà chúng nó cũng mọc cao lêu nghêu. Tại sao các hình thể cực Âm, cái hình dáng lạ lùng đặc biệt của xứ nhiệt đới.?

1 MÔN ĐỒ : Không khí nóng.

TIÊN SINH : Sự nóng nhiệt là Dương, nó phải Dương hoá và đáng lý nó phải nhỏ thấp.

1 MÔN ĐỒ : Dương sinh Âm.

TIÊN SINH : Dương sinh âm. Nhưng tại sao nó lại hình dạng như thế. Tại sao ko có cành? NÓ lớn lên rất mau trong 5,6 năm đã cao nghêu
Ở các xứ nhiệt đới, khi một đứa trẻ ra đời, người ta đặt một trái dừa vào đất, và nó mọc lên, lớn lên với đứa bé, 10 năm sau, nó lớn vừa đủ đảm boả đời sống của đứa trẻ vì nó sinh sản hàng 50 trái dừa. Nó mọc rất mau, tại sao?
Thật là thú vị, cái bí ẩn ngây thơ này!
Các bạn sẽ vui thích hân hoan, nếu các bạn tìm ra cái cơ cấu của nó.
Âm sinh Dương không áp dụng được. Sau khi tìm ra cơ cấu chừng đó các bạn mới nói được: “Đây là một trường hợp Âm phát sinh Dương.”


Go to the top of the page
 
+Quote Post
tusen
bài Jun 11 2010, 03:21 AM
Bài viết #14


Hạt Cát
***

Nhóm: Members
Bài viết: 824
Gia nhập vào: 10-May 10
Thành viên thứ.: 13,110



Cho muoi hoi sao khong co Tap 2 vay thua bac Crital


--------------------
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát

Vạn Tạ HỒng Ân

Nguyện cầu Hồng Ân gia hộ cho mọi người được bình an, hạnh phúc và may mắn!

Lòng tin nơi Vũ Trụ, tình yêu Vũ Trụ và niềm hy vọng nơi Vũ Trụ
Go to the top of the page
 
+Quote Post

2 Trang V  < 1 2
Reply to this topicStart new topic
2 người đang đọc chủ đề này (2 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 24th April 2024 - 01:53 AM