IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

5 Trang V  < 1 2 3 4 5 >  
Reply to this topicStart new topic
> Sưu tầm về Âm Dương
huynhdoan2000
bài Feb 7 2009, 08:38 AM
Bài viết #21


Hội viên năng động
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,189
Gia nhập vào: 21-January 08
Thành viên thứ.: 203



Ăn uống theo âm dương để hài hòa thân tâm

Cư Sĩ Thoại Hoa (http://www.buddhismtoday.com/tacgia/thoaihoa.htm)

Theo tư duy Đạo giáo Trung Quốc, “ Âm ” và “Dương” là hai nguyên lý cơ bản, đối lập và bổ sung cho nhau về mọi mặt, quyết định sự vận hành của vũ trụ. Trong ăn uống cũng vậy. Nấu nướng món ăn trường sinh nhằm lập lại sự cân bằng “âm dương” cho cơ thể. Cách nấu nướng này xem trọng ngũ cốc và rau quả, sữa, bỏ thịt, cá, nhưng dùng trứng (trứng đẻ ra nhờ ánh sáng bóng đèn chứ không phải trứng có trống). Lấy rau quả làm gốc, thỉnh thoảng nếu cần thiết thì thêm chút thịt.
I/ Cách ăn uống hằng ngày.
Con người và cảnh vật xung quanh không thể tách rời. Như vậy người phải thận trọng sửa soạn cách nấu nướng thức ăn cho nhu cầu hoà hợp với môi trường mình đang sống. Dưới đây, một thí dụ, cách ăn uống thông thường mổi ngày.
Trong mỗi buổi ăn cần có :
1/ ngũ cốc từ hạt như yến mạch, hạt kê, ngô và các loại hạt đậu, lúa mì, gạo lức và chế biến như bánh mì, cơm, bánh tráng các loại bún, bột...
2/ rau cải: 2/3 nấu chín (xào, nấu cách thủy, nấu trong nước, hoặc đúc lò); 1/3 còn lại ăn sống hoặc trộn dầu dấm hay là nấu nửa chín nửa sống cho còn chất sinh tố.
3/ 1 hay 2 chén canh nhỏ, nên có thêm tương đậu nành, tương tàu yểu. Người Nhật dùng xúp miso được chế biến từ hạt đậu nành và hạt ngũ cốc như hạt đại mạch, hạt gạo và hạt lúa mì và muối bể.

Đậu và rong biển phải nấu chín. Đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ trộn với gạo để nấu cháo hay với nếp để nấu xôi. Nên dùng sữa đậu nành thay thế sữa bò vì có người không hạp với sữa bò, uống không tiêu. Rong biển để nấu canh.

II/ Âm dương trong thức ăn hằng ngày.
Thức ăn từ thực vật và từ động vật được xếp theo hai loại âm dương vì những lý do sau đây:
1/ Loài thực vật thì tự dưỡng, ổn định bằng cách tự nảy nở từ chất khoáng. Loài động vật thì dị dưõng, dời chổ và có thể đi chiếm cả một vùng rộng lớn khi đi tìm miếng ăn.
2/ Loài thực vật cho ta thấy một cấu trúc chỉ dẩn sự nảy nở bành trướng, sức mạnh của cỏ cây mọc từ dưới đất vươn lên trời hay là giải ra, chạy dài trên mặt đất. Còn động vật thi tựu lại, sống tập thể nhưng từng nhóm nhỏ, riêng biệt. Loài thảo mộc có những hình dáng giãn nở ra phía ngoài như cành nhánh lá của cây cối. Trong lúc đó thân hình của loài động vật bị hạn chế, theo một chiều hướng nhất định về phía trong với những bộ phận trong cơ thể và tế bào gọn lại. Xem hình dưới đây về tế bào thực vật và tế bào động vật:

Tế bào thực vật Tế bào động vật

http://www.buddhismtoday.com/viet/cuocsong/tebao.JPG
Hình dáng giãn nở ra: âm Hình dáng gọn lại: dương
3/ Nhiệt độ trong thực vật xuống thấp hơn động vật. Thực vật hít vào khí cacbonic (gaz carbonique) và nhả ra khí ôxy (oxygène). Trái lại, động vật hít vào khí ôxy và thở ra khí cacbonic. Màu xanh lá cây của loài thảo mộc là do “diệp lục tố ” (chlorophylle) tạo thành, còn màu đỏ của loài động vật là do “ hêmôglobin, hồng cầu ” (hémoglobine) tạo thành. Cấu trúc của chúng giống nhau, chỉ khác nhau ở hạt nhân, một đằng thì chứa “ magiê ” (magnésium, Mg) cho diệp lục tố và đằng kia thì chứa “sắt ” (fer, Fe) trong trường hợp của hêmôglobin.
Hạt nhân của diệp lục tố chứa magiê có thể biến hoá thành hạt nhân hêmôglobin chứa sắt, bằng cách lấy hai ôxy.

12 8 28 26
Diệp lục tố (thực vật) biến đổi Mg +20......( ? )......Fe Hêmôglobin (động vật)
24 16 56 56
Vì những lý do trên, thức ăn từ thực vật được coi là có nhiều âm hơn dương, còn thức ăn từ động vật được coi là có nhiều dương hơn âm.

Mặc dù thực vật có nhiều “âm” hơn động vật, động vật có nhiều “dương ”hơn thực vật, nhưng nó có từng độ khác nhau, ngay trong một loài giống và ở trong của một thể chất.
Chúng ta nên thận trọng chú ý theo yếu tố như sau:
Trong vùng nóng, cảnh vật chung quanh là “dương”, ta phải chọn loại thảo mộc có nhiều “âm” nhất, ngược lại nếu ta sống ở vùng lạnh, thì ta phải chọn loại thảo mộc có nhiều “dương” nhất mà dùng. Nếu ta sống ở một vùng không khí điều hoà, ta đừng quên rằng thảo mộc có nhiều chất “âm”, ta phải nấu lên lâu hơn, vì sức nóng lúc nấu làm tăng chất “dương” và đừng quên bỏ thêm chút muối, vì muối có chất dương, trong lúc đó có loại rau cải có nhiều chất “dương” , đừng nấu lâu. Rau cải nào có nhiều chất “âm” mà ta không nấu lên, thì, ăn vào nhiệt độ trong người của ta bị hạ xuống. Nấu lên, nhờ sức nóng của nấu tăng chất dương, ăn vào, cơ thể của ta tăng nhiệt độ lên.

Vài thí dụ cho thấy thực vật nào có chất “dương”, “âm”

1/ Rau cần tây, mọc vào mùa nóng, rất nhanh, thân cây cao dài, mong manh và chứa nhiều nước, mùi và vị hắc mạnh, màu lá cây dợt, nấu rất mau chín. Rau cần tây nhiều chất “âm”.

2/ Cải cà rốt, cứng hơn, hình dáng gọn, mọc chậm và có thể mọc vào mùa lạnh, màu cam, mùi và vị không nặng, chứa ít nước, nấu lâu hơn. Cải cà rốt chứa nhiều chất “dương”.

3/ Hạt lúa mì,nhỏvà gọn, mọc ở vùng lạnh và mọc vào mùa lạnh, mọc rất chậm, nó khô và cứng, màu vàng nâu, mùi và vị rất tế nhị, chứa nhiều chất “hyđrátcarbon”. Hạt lúa mì và loài ngũ cốc chứa nhiều chất “dương”.
4/ Các động vật ở dưới nước:
. Tôm, tép, nhỏ con, màu đỏ hay hồng, chứa nhiều khoáng vật, ít mở, lội nhanh, được đặt vào hạng có nhiều chất “dương”.
. Cá chép, to con, mềm, béo, bơi chậm chạp, ở nơi nước lặng và ấm (sông, kênh rạch, hồ, ao) được xếp vào hạng có nhiều chất “âm”.
. Cá hương có đốm màu sắc, ở dòng sông nước lạnh, thân cứng và gọn, không mở, lội nhanh, nó chứa nhiều chất “dương”.

III / Tính cách tương phản Âm-Dương giữa loài thực vật và thân thể người.

Khí ôxy (âm), khí cacbonic ( dương) cho thấy một quan hệ đối kháng và bổ sung. Vai trò ôxy-cacbonic đóng góp vào luật tuần hoàn của vũ trụ.
Lá của cây xanh cho ta thấy một cấu trúc nảy nở, bành trướng um tùm, vươn lên trời, hút khí cacbonic (gaz carbonique, CO2) của không khí và nhả ra khí ôxy (oxygène, O2), chứa chất âm nhiều hơn. Trong khi đó buồng phổi của của con người có một cấu khí gọn lại, hít vào khí ôxy và thở ra khí cacbonic, chứa chất dương nhiều hơn.
Các lông của rễ cây hút thức ăn dưới hình thức nước trong đất, trong khi đó, ngược lại, lông nhung ở màng nhầy ruột của con người hút thức ăn từ phân tử thức ăn. Xem hình dưới đây chỉ rỏ về âm dương giữa loài thực vật và thân thể người.

Cây xanh với lá Phế nang, túi phổi Buồng phổi


http://www.buddhismtoday.com/viet/cuocsong/ngutang.JPG

Lông nhung ở Ruột màng nhầy ruột
Người Á đông, đồng nhất hoá với trời-dương-nam, đất-âm-nữ.

IV/ Âm dương theo tháng sinh ra đời


Người chào đời vào khoảng từ tháng 3 đến tháng 9 dương lịch có một thể chất dương vì người này trải qua một giai đoạn phôi thai khá dài, được nuôi dưởng bằng dòng máu của người mẹ, chứa chất dưong. Người mẹ nấu nướng những thức ăn mùa đông, chống lạnh, có nhiều chất dương. Trái lại, người ra đời từ tháng 9 đến tháng 3 thì có thể chất âm. Người mẹ thích ăn uống rau quả nhiều hơn vào mùa này, có nhiều chất âm. Phần lớn người có thể chất dương thích hoạt động trong xả hội, còn người có thể chất âm, thì có khuynh hướng về tâm linh, văn chương. Người nào có chất dương tìm đối tượng với mình có chất âm, và ngược lại. Họ như bị thu hút bởi đá nam châm. Họ bổ sung cho nhau.

Kết luận

Chúng ta phải hiểu rằng những gì chúng ta ăn dưới hình thức này hay hình thức kia, và những môi trường xung quanh, như nước, không khí, tia sáng của vũ trụ, biến chuyển không ngừng. Chúng ta là phản ảnh của sự biến đổi của cảnh vật xung quanh, của vũ trụ. Những hệ thống, những khí quan, những tế bào trong cơ thể của chúng ta đến từ thế giới bên ngoài. Không có thức ăn lấy từ cảnh vật xung quanh thì chắc chắn không có một hiện tượng sống nào tồn tại trong ta. Ăn uống điều hoà theo luật âm dương có ảnh hưởng quan trọng đến thân, tâm và ngay cả xả hội, kiến thức và nền văn minh.
Nói cho cùng, thân tứ đại này cấu tạo từ thế giới bên ngoài đưa vào, như đất, gió, hoả, nước (đất là thức ăn, gió là hơi thở, hoả là hơi nóng, nước là chất lỏng, máu, nước mắt). Rồi một ngày nào đó, thân tứ đại không hoạt động nữa, sẽ tan rã, trả lại cho đất, gió, hoả, nước, để trở về vào hư không...
Go to the top of the page
 
+Quote Post
tusen
bài Jul 19 2010, 04:29 AM
Bài viết #22


Hạt Cát
***

Nhóm: Members
Bài viết: 824
Gia nhập vào: 10-May 10
Thành viên thứ.: 13,110



QUOTE
Lúc e đang an chay thấy người rất nhẹ nhàng...và thật sự thì người em chỉ bị đồ chay hút thôi. Nhưng mẹ bảo em gầy nhom, xuống sắc, con gái mà tong teo,...
em thì chẳng thấy mình tong teo chút nào cả....mẹ bắt ăn mặn lại, chỉ ăn xong có 1 buổi thôi, cảm giác người và sắc mặt của em đã khác hẳn, em cảm thấy dường như u tối lại ngay liền......không ăn thì mẹ buồn bực, khó chịu suốt 1 năm mấy nay......
chắc là mình mắc nhiều tội lỗi lắm nên chẳng làm được những gì theo nhu cầu tự nhiên của bản thân...cả nhà em, cả những người xung quanh quanh đều phản đối việc em ăn chay và đều nhìn thấy em như con cò ma...em nghĩ mắt mọi người quen nhìn những con heo căng mọng rồi...nên em mới bị nhìn ra thành con cò!
không biết đến chừng nào em mới được là bản thân mình!
QUOTE(Luong Trung Hung @ Jan 28 2009, 05:44 PM) *

Chú Hưng có viết 1 số bài viết và đoạn văn liên quan đến gầy hay mập; chú Hưng xin lập lại :
1/ Nhìn vào hình "Phước Lộc Thọ". Ông Thọ là người lùn và ốm nhất; thực tế thì những người béo mập đều không "thọ"; và chúng ta sẽ không bao giờ nhìn thấy những người béo mập mà"thọ", vì tất cả những người béo mập đều "qui tiên" rất sớm trước khi họ "thọ".
2/ Tây Y rất chú trọng đến "trọng lượng", nghĩa là mọi người đều cần có 1 số cân nào đó để được Tây Y cho là có "sức khỏe"; nhưng thực tế là những người "gầy" mới có "sức khỏe".
3/ Nếu mình "gầy" mà không "ốm đau, bệnh tật và sức khỏe dồi dào" thì tại sao người chung quanh mình "kỳ thị" và không "cho phép" mình "gầy" ?
4/ Người thực dưỡng cứ tiến bước mà không cần quan tâm đến những lời "dị nghị, dèm pha" của những người 'phi thực dưỡng".
Chú ước mong là với bao nhiêu năm tháng, dày dạn phong sương với "thực dưỡng"; Hiếu sẽ đủ sức mà đương đầu với những "dèm pha, chỉ trích" của người "phi thực dưỡng"



hix...đọc bài của cô Hiếu và chú Hưng nghe cảm giác thật nhẹ lòng không tả nổi.

Con ăn theo TD thì ít khi nào ăn thường xuyên lắm nên cơ thể vẫn như con cò.smile.gif đa phân là ăn Phi TD thì nhiều và nhai không kĩ nên cơ thể sinh ra biếng nhác và k muốn hoạt đọng .Bạn bè ai cũng " nói" là " nhìn người như con cò ma, ăn thiếu chất , suy dinh dưỡng , yếu sức , nên bỏ ăn GL đi .v.v..v " còn gia đình thì " nói " " như bà cụ non , còn trẻ mà lo 3 cái vụ bệnh tật + triết lý, lúc Mẹ con bít con không uống sữa nữa thì Mẹ lại than : sao không uống sữa vô đi con ??? Lỡ bị thiếu canxin thì sao??? v.v.v.v. " nge mà cảm thấy mệt mỏi , nhưng thật chất mọi người nói gì cũng mặc kệ 7*6 $-) , vì thật sự là con nhìn bản thân mình cảm thấy tốt hơn trước rất nhiều , và biết được đâu là nguyên do của 1 bệnh. NHịn ăn còn thấy khỏe và linh động hơn ~ đứa bạn không ăn nữa.

Nghe theo TÂm Kinh Trí Tuệ Cứu Cánh Rộng Lớn + thêm lời động viên của các bác, cô , chú , anh, chị thì sẽ không còn phải bực tức gì nữa. :25:


--------------------
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát

Vạn Tạ HỒng Ân

Nguyện cầu Hồng Ân gia hộ cho mọi người được bình an, hạnh phúc và may mắn!

Lòng tin nơi Vũ Trụ, tình yêu Vũ Trụ và niềm hy vọng nơi Vũ Trụ
Go to the top of the page
 
+Quote Post
tusen
bài Jul 19 2010, 04:33 AM
Bài viết #23


Hạt Cát
***

Nhóm: Members
Bài viết: 824
Gia nhập vào: 10-May 10
Thành viên thứ.: 13,110



QUOTE(huynhdoan2000 @ Feb 7 2009, 08:38 AM) *
Người chào đời vào khoảng từ tháng 3 đến tháng 9 dương lịch có một thể chất dương vì người này trải qua một giai đoạn phôi thai khá dài, được nuôi dưởng bằng dòng máu của người mẹ, chứa chất dưong. Người mẹ nấu nướng những thức ăn mùa đông, chống lạnh, có nhiều chất dương. Trái lại, người ra đời từ tháng 9 đến tháng 3 thì có thể chất âm. Người mẹ thích ăn uống rau quả nhiều hơn vào mùa này, có nhiều chất âm. Phần lớn người có thể chất dương thích hoạt động trong xả hội, còn người có thể chất âm, thì có khuynh hướng về tâm linh, văn chương. Người nào có chất dương tìm đối tượng với mình có chất âm, và ngược lại. Họ như bị thu hút bởi đá nam châm. Họ bổ sung cho nhau.

Kết luận


thumbsup.gif , nếu vậy là cơ thể của em là bề ngoài Dương và trong Âm rồy,

cám ơn huynh đã pót .


--------------------
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát

Vạn Tạ HỒng Ân

Nguyện cầu Hồng Ân gia hộ cho mọi người được bình an, hạnh phúc và may mắn!

Lòng tin nơi Vũ Trụ, tình yêu Vũ Trụ và niềm hy vọng nơi Vũ Trụ
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Jul 19 2010, 08:19 AM
Bài viết #24


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,917
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



QUOTE(tusen @ Jul 19 2010, 04:33 AM) *
thumbsup.gif , nếu vậy là cơ thể của em là bề ngoài Dương và trong Âm rồy,

cám ơn huynh đã pót .


Đó chỉ là một duyên để chỉ ra bạn thuộc âm hay dương; tuy nhiên nếu cơ thể của mẹ bạn mà quá dương thời gian đó bà lại ăn quá âm...thì sao? và bạn còn tùy thuộc vào duyên nghiệp của bạn nữa: phải nhìn bạn thì mới biết được... vả lại bạn dương từ trong bụng mẹ cũng chưa có thể bảo đảm bạn hạnh phúc vĩnh cửu...muốn có hạnh phúc vĩnh cửu phải học hiểu về âm và dương liên tục và phải luôn nhớ là âm và dương là Pháp tục đế = pháp tương đối; còn bạn muốn có trí phán đoán siêu việt (số 7) thì bạn phải vươn tới Pháp chân đế của Đức Phật thuyết... và khuyên bạn thực hành hàng ngày ngoài ăn và uống ra nữa ... thì bạn mới phát triển được mỹ mãn phẩm chất tâm linh của bạn ngay trong kiếp sống này; hãy cảnh giác với cái biết của bạn: bạn mới biết thêm 1 tí, biết thêm một chiều hướng mới của cuộc sống mà cuộc sống là một toàn thể... tự do vô biên là tự do không bị ràng buộc bởi bất thứ khái niệm tục đế nào... bất cứ cái gì... mà tiên sinh thì khẳng định: tự do thực sự chỉ có trong tư tưởng... ấy thế mà ngày nay nhiều người nhầm phương tiện là mục đích... họ cứ ăn số 7 và ngồi thiền là OK... chưa đâu bạn ạ... thầy tôi bảo: chúng ta mới biết 1 điều còn 99 điều chúng ta chưa biết... để giúp thiền sinh không dính chấp với CÁI BIẾT của mình... ăn số 7 và ngồi thiền hay 1 trong hai thứ mới cũng chỉ là phương tiện chưa phải là mục đích...

Xin cùng nhau nhớ điều đó, tớ mà quên các bạn nhắc nhé.
Kính.

Ngũ hành: kim mộc thủy hỏa thổ… là khái niệm: nếu bạn sành về âm và dương, bạn có thể chỉ ra ngay theo 5 thứ thì thứ nào âm hơn và dương hơn, theo chuỗi… từ âm bên trái và dương bên phải…
Có gì mà khó đâu?
Bạn nắm vững các khái niệm trong quyển “Phòng và trị bệnh bằng PP Td Ohsawa” thì bạn sẽ biết ngay ‘thằng” nào âm và dương…
Và so sánh chính chúng với nhau tớ tạm phân như sau:
Thủy, mộc, thổ, hỏa, kim… tạm phân theo cấp độ từ âm tới dương… và phân định thế để làm gì?
Có những cái qui về âm và dương thì có lợi có cái chả để làm gì cả thì đưa ra ý kiến như thế để làm mệt đầu thiên hạ mà thôi: tâm trí vận hành không đúng Pháp thường đưa ra các câu hỏi “phí thời gian” của người khác phải đọc và phải suy luận theo “kiểu của cậu” sau này sẽ có quả báo cho cậu và ngay đây cậu đã làm những điều chả đáng nên làm.

Có những câu hỏi lợi mình lợi người; có những câu hỏi chả có lợi cho ai thì đưa ra làm gì?



--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Jul 19 2010, 12:06 PM
Bài viết #25


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,917
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Hít vào và Thở ra........???
Thở ra cơ thể "teo đi" do vậy thở ra là cơ thể dương lên và ngược lại... vì thế, nếu biết sâu sắc về âm và dương có thể giải thích được nhiều thứ trong đó gầy ốm khi ăn TD là cơ thể của bạn đang và đã được dương lên ...nếu quá trình này diễn ra quá nhanh thì phải xem lại... nghĩa là phải ăn sao cho cơ thể chỉ nên dương hóa một cách từ từ... cho tới khi đạt mức lý tưởng... có một số người dương tới mức bung ra ăn bậy...

Bây giờ bạn đã hiểu vì sao những người họ có cách thở thót bụng lại để đẩy hết thán khí ra thì họ lại có sức khỏe tốt hơn?
Một lúc được cả "hai thứ": vừa là xả hết thán khí ra vừa làm dương hóa cơ thể... OK?

Dầu mình có nghiệp xấu cách nào mà mình cứ nhá cơm lứt và nhai nhai nhai hàng ngày... một lúc nào đó bạn sẽ có bên trong dương và bên ngoài âm là ổn. Từ cái ổn này bạn biết tu thiền theo chánh Pháp thì đảm bảo sự hạnh phúc càng nhiều thêm.


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
marhaba
bài Jul 20 2010, 07:20 AM
Bài viết #26


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 532
Gia nhập vào: 13-August 09
Thành viên thứ.: 4,316



Cám ơn cô!

Lúc trước cháu thấy nghe bài giảng khí công của thầy Đỗ Đức Ngọc nói rằng không cần quan tâm hít vào, chỉ chú ý thở ra nhẹ nhàng cho thật dài hơi, mà ông giải thích là nên "cho" (thở ra) hơn là "nhận" (hít vào), thì sẽ hết bệnh, mà cháu chưa hiểu lắm. Bây giờ cô nói thở ra là dương thì cháu mới hiểu là cách thở như sẽ dương hóa cơ thể -> trị bệnh.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Minh Vinh
bài Aug 7 2010, 02:22 AM
Bài viết #27


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 84
Gia nhập vào: 21-March 08
Từ: Đức
Thành viên thứ.: 323



QUOTE(huynhdoan2000 @ Feb 7 2009, 03:38 AM) *
Ăn uống theo âm dương để hài hòa thân tâm

Cư Sĩ Thoại Hoa (http://www.buddhismtoday.com/tacgia/thoaihoa.htm)

Theo tư duy Đạo giáo Trung Quốc, “ Âm ” và “Dương” là hai nguyên lý cơ bản, đối lập và bổ sung cho nhau về mọi mặt, quyết định sự vận hành của vũ trụ. Trong ăn uống cũng vậy. Nấu nướng món ăn trường sinh nhằm lập lại sự cân bằng “âm dương” cho cơ thể. Cách nấu nướng này xem trọng ngũ cốc và rau quả, sữa, bỏ thịt, cá, nhưng dùng trứng (trứng đẻ ra nhờ ánh sáng bóng đèn chứ không phải trứng có trống). Lấy rau quả làm gốc, thỉnh thoảng nếu cần thiết thì thêm chút thịt.
I/ Cách ăn uống hằng ngày.
Con người và cảnh vật xung quanh không thể tách rời. Như vậy người phải thận trọng sửa soạn cách nấu nướng thức ăn cho nhu cầu hoà hợp với môi trường mình đang sống. Dưới đây, một thí dụ, cách ăn uống thông thường mổi ngày.
Trong mỗi buổi ăn cần có :
1/ ngũ cốc từ hạt như yến mạch, hạt kê, ngô và các loại hạt đậu, lúa mì, gạo lức và chế biến như bánh mì, cơm, bánh tráng các loại bún, bột...
2/ rau cải: 2/3 nấu chín (xào, nấu cách thủy, nấu trong nước, hoặc đúc lò); 1/3 còn lại ăn sống hoặc trộn dầu dấm hay là nấu nửa chín nửa sống cho còn chất sinh tố.
3/ 1 hay 2 chén canh nhỏ, nên có thêm tương đậu nành, tương tàu yểu. Người Nhật dùng xúp miso được chế biến từ hạt đậu nành và hạt ngũ cốc như hạt đại mạch, hạt gạo và hạt lúa mì và muối bể.

Đậu và rong biển phải nấu chín. Đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ trộn với gạo để nấu cháo hay với nếp để nấu xôi. Nên dùng sữa đậu nành thay thế sữa bò vì có người không hạp với sữa bò, uống không tiêu. Rong biển để nấu canh.

II/ Âm dương trong thức ăn hằng ngày.
Thức ăn từ thực vật và từ động vật được xếp theo hai loại âm dương vì những lý do sau đây:
1/ Loài thực vật thì tự dưỡng, ổn định bằng cách tự nảy nở từ chất khoáng. Loài động vật thì dị dưõng, dời chổ và có thể đi chiếm cả một vùng rộng lớn khi đi tìm miếng ăn.
2/ Loài thực vật cho ta thấy một cấu trúc chỉ dẩn sự nảy nở bành trướng, sức mạnh của cỏ cây mọc từ dưới đất vươn lên trời hay là giải ra, chạy dài trên mặt đất. Còn động vật thi tựu lại, sống tập thể nhưng từng nhóm nhỏ, riêng biệt. Loài thảo mộc có những hình dáng giãn nở ra phía ngoài như cành nhánh lá của cây cối. Trong lúc đó thân hình của loài động vật bị hạn chế, theo một chiều hướng nhất định về phía trong với những bộ phận trong cơ thể và tế bào gọn lại. Xem hình dưới đây về tế bào thực vật và tế bào động vật:

Tế bào thực vật Tế bào động vật

http://www.buddhismtoday.com/viet/cuocsong/tebao.JPG
Hình dáng giãn nở ra: âm Hình dáng gọn lại: dương
3/ Nhiệt độ trong thực vật xuống thấp hơn động vật. Thực vật hít vào khí cacbonic (gaz carbonique) và nhả ra khí ôxy (oxygène). Trái lại, động vật hít vào khí ôxy và thở ra khí cacbonic. Màu xanh lá cây của loài thảo mộc là do “diệp lục tố ” (chlorophylle) tạo thành, còn màu đỏ của loài động vật là do “ hêmôglobin, hồng cầu ” (hémoglobine) tạo thành. Cấu trúc của chúng giống nhau, chỉ khác nhau ở hạt nhân, một đằng thì chứa “ magiê ” (magnésium, Mg) cho diệp lục tố và đằng kia thì chứa “sắt ” (fer, Fe) trong trường hợp của hêmôglobin.
Hạt nhân của diệp lục tố chứa magiê có thể biến hoá thành hạt nhân hêmôglobin chứa sắt, bằng cách lấy hai ôxy.

12 8 28 26
Diệp lục tố (thực vật) biến đổi Mg +20......( ? )......Fe Hêmôglobin (động vật)
24 16 56 56
Vì những lý do trên, thức ăn từ thực vật được coi là có nhiều âm hơn dương, còn thức ăn từ động vật được coi là có nhiều dương hơn âm.

Mặc dù thực vật có nhiều “âm” hơn động vật, động vật có nhiều “dương ”hơn thực vật, nhưng nó có từng độ khác nhau, ngay trong một loài giống và ở trong của một thể chất.
Chúng ta nên thận trọng chú ý theo yếu tố như sau:
Trong vùng nóng, cảnh vật chung quanh là “dương”, ta phải chọn loại thảo mộc có nhiều “âm” nhất, ngược lại nếu ta sống ở vùng lạnh, thì ta phải chọn loại thảo mộc có nhiều “dương” nhất mà dùng. Nếu ta sống ở một vùng không khí điều hoà, ta đừng quên rằng thảo mộc có nhiều chất “âm”, ta phải nấu lên lâu hơn, vì sức nóng lúc nấu làm tăng chất “dương” và đừng quên bỏ thêm chút muối, vì muối có chất dương, trong lúc đó có loại rau cải có nhiều chất “dương” , đừng nấu lâu. Rau cải nào có nhiều chất “âm” mà ta không nấu lên, thì, ăn vào nhiệt độ trong người của ta bị hạ xuống. Nấu lên, nhờ sức nóng của nấu tăng chất dương, ăn vào, cơ thể của ta tăng nhiệt độ lên.

Vài thí dụ cho thấy thực vật nào có chất “dương”, “âm”

1/ Rau cần tây, mọc vào mùa nóng, rất nhanh, thân cây cao dài, mong manh và chứa nhiều nước, mùi và vị hắc mạnh, màu lá cây dợt, nấu rất mau chín. Rau cần tây nhiều chất “âm”.

2/ Cải cà rốt, cứng hơn, hình dáng gọn, mọc chậm và có thể mọc vào mùa lạnh, màu cam, mùi và vị không nặng, chứa ít nước, nấu lâu hơn. Cải cà rốt chứa nhiều chất “dương”.

3/ Hạt lúa mì,nhỏvà gọn, mọc ở vùng lạnh và mọc vào mùa lạnh, mọc rất chậm, nó khô và cứng, màu vàng nâu, mùi và vị rất tế nhị, chứa nhiều chất “hyđrátcarbon”. Hạt lúa mì và loài ngũ cốc chứa nhiều chất “dương”.
4/ Các động vật ở dưới nước:
. Tôm, tép, nhỏ con, màu đỏ hay hồng, chứa nhiều khoáng vật, ít mở, lội nhanh, được đặt vào hạng có nhiều chất “dương”.
. Cá chép, to con, mềm, béo, bơi chậm chạp, ở nơi nước lặng và ấm (sông, kênh rạch, hồ, ao) được xếp vào hạng có nhiều chất “âm”.
. Cá hương có đốm màu sắc, ở dòng sông nước lạnh, thân cứng và gọn, không mở, lội nhanh, nó chứa nhiều chất “dương”.

III / Tính cách tương phản Âm-Dương giữa loài thực vật và thân thể người.

Khí ôxy (âm), khí cacbonic ( dương) cho thấy một quan hệ đối kháng và bổ sung. Vai trò ôxy-cacbonic đóng góp vào luật tuần hoàn của vũ trụ.
Lá của cây xanh cho ta thấy một cấu trúc nảy nở, bành trướng um tùm, vươn lên trời, hút khí cacbonic (gaz carbonique, CO2) của không khí và nhả ra khí ôxy (oxygène, O2), chứa chất âm nhiều hơn. Trong khi đó buồng phổi của của con người có một cấu khí gọn lại, hít vào khí ôxy và thở ra khí cacbonic, chứa chất dương nhiều hơn.
Các lông của rễ cây hút thức ăn dưới hình thức nước trong đất, trong khi đó, ngược lại, lông nhung ở màng nhầy ruột của con người hút thức ăn từ phân tử thức ăn. Xem hình dưới đây chỉ rỏ về âm dương giữa loài thực vật và thân thể người.

Cây xanh với lá Phế nang, túi phổi Buồng phổi
http://www.buddhismtoday.com/viet/cuocsong/ngutang.JPG

Lông nhung ở Ruột màng nhầy ruột
Người Á đông, đồng nhất hoá với trời-dương-nam, đất-âm-nữ.

IV/ Âm dương theo tháng sinh ra đời


Người chào đời vào khoảng từ tháng 3 đến tháng 9 dương lịch có một thể chất dương vì người này trải qua một giai đoạn phôi thai khá dài, được nuôi dưởng bằng dòng máu của người mẹ, chứa chất dưong. Người mẹ nấu nướng những thức ăn mùa đông, chống lạnh, có nhiều chất dương. Trái lại, người ra đời từ tháng 9 đến tháng 3 thì có thể chất âm. Người mẹ thích ăn uống rau quả nhiều hơn vào mùa này, có nhiều chất âm. Phần lớn người có thể chất dương thích hoạt động trong xả hội, còn người có thể chất âm, thì có khuynh hướng về tâm linh, văn chương. Người nào có chất dương tìm đối tượng với mình có chất âm, và ngược lại. Họ như bị thu hút bởi đá nam châm. Họ bổ sung cho nhau.

Kết luận

Chúng ta phải hiểu rằng những gì chúng ta ăn dưới hình thức này hay hình thức kia, và những môi trường xung quanh, như nước, không khí, tia sáng của vũ trụ, biến chuyển không ngừng. Chúng ta là phản ảnh của sự biến đổi của cảnh vật xung quanh, của vũ trụ. Những hệ thống, những khí quan, những tế bào trong cơ thể của chúng ta đến từ thế giới bên ngoài. Không có thức ăn lấy từ cảnh vật xung quanh thì chắc chắn không có một hiện tượng sống nào tồn tại trong ta. Ăn uống điều hoà theo luật âm dương có ảnh hưởng quan trọng đến thân, tâm và ngay cả xả hội, kiến thức và nền văn minh.
Nói cho cùng, thân tứ đại này cấu tạo từ thế giới bên ngoài đưa vào, như đất, gió, hoả, nước (đất là thức ăn, gió là hơi thở, hoả là hơi nóng, nước là chất lỏng, máu, nước mắt). Rồi một ngày nào đó, thân tứ đại không hoạt động nữa, sẽ tan rã, trả lại cho đất, gió, hoả, nước, để trở về vào hư không...




Bài nầy có nhiều cái sai lắm, chứng tỏ người viết chỉ nghiên cứu lý thuyết mà không thực hành, như là:

Nấu nướng món ăn trường sinh nhằm lập lại sự cân bằng “âm dương” cho cơ thể. Cách nấu nướng này xem trọng ngũ cốc và rau quả, sữa, bỏ thịt, cá, nhưng dùng trứng (trứng đẻ ra nhờ ánh sáng bóng đèn chứ không phải trứng có trống).

Thật ra, TS Ohsawa khuyên nên ăn trứng có trống, chứ không nên ăn trứng không trống (ngược lại với người viết!).

Trong vùng nóng, cảnh vật chung quanh là “dương”, ta phải chọn loại thảo mộc có nhiều “âm” nhất, ngược lại nếu ta sống ở vùng lạnh, thì ta phải chọn loại thảo mộc có nhiều “dương” nhất mà dùng.

Đúng hay sai? Tại sao lại phải ? Như vậy thì làm sao quân bình âm dương được ???

Người chào đời vào khoảng từ tháng 3 đến tháng 9 dương lịch có một thể chất dương vì người này trải qua một giai đoạn phôi thai khá dài, được nuôi dưởng bằng dòng máu của người mẹ, chứa chất dưong. Người mẹ nấu nướng những thức ăn mùa đông, chống lạnh, có nhiều chất dương. Trái lại, người ra đời từ tháng 9 đến tháng 3 thì có thể chất âm. Người mẹ thích ăn uống rau quả nhiều hơn vào mùa này, có nhiều chất âm.

Tác giả "nói ngược". Sai rồi! Từ tháng 9 đến tháng 3 thì thể chất mới dương, vì sinh nhằm mùa đông giá lạnh, nên hấp thụ được thức ăn dương nhiều, ngược lại, từ tháng 3 đến tháng 9 nhằm mùa nóng, nên thể chất âm, vì thức ăn âm nhiều!!!

Sadhu!!!




Các bác kính...
Âm Dương là cái gì rất kỳ diệu nhiệm mầu...Nay đệ xin phép các bác cho mở cái topic nầy để mọi người cùng chung nhau sưu tập về Âm Dương, cùng nhau tranh luận học hỏi thêm..
Trên web site nầy đã có nói rất nhiều về Âm Dương, nhưng lại là rãi rác...ý đệ muốn "tập hợp" tất cả vào đây để ai có ý kiến thì đưa ra...


Bạn Huynhdoan đưa đề tài nầy ra rất hay. Xin hoan hô bạn huynhdoan2000! yes.gif
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Luong Trung Hung
bài Aug 7 2010, 07:30 PM
Bài viết #28


Advanced Member
***

Nhóm: Moderator
Bài viết: 587
Gia nhập vào: 16-June 07
Từ: 16 York St, Emu Plains NSW 2750 Australia
Thành viên thứ.: 32



Người chào đời vào khoảng từ tháng 3 đến tháng 9 dương lịch có một thể chất dương vì người này trải qua một giai đoạn phôi thai khá dài, được nuôi dưởng bằng dòng máu của người mẹ, chứa chất dưong. Người mẹ nấu nướng những thức ăn mùa đông, chống lạnh, có nhiều chất dương. Trái lại, người ra đời từ tháng 9 đến tháng 3 thì có thể chất âm. Người mẹ thích ăn uống rau quả nhiều hơn vào mùa này, có nhiều chất âm.

Tác giả "nói ngược". Sai rồi! Từ tháng 9 đến tháng 3 thì thể chất mới dương, vì sinh nhằm mùa đông giá lạnh, nên hấp thụ được thức ăn dương nhiều, ngược lại, từ tháng 3 đến tháng 9 nhằm mùa nóng, nên thể chất âm, vì thức ăn âm nhiều!!!

Tôi cũng xin góp tiếng cho vui : Nếu nói về mùa đông hay hè thì mùa đông ở Bắc bán cầu (như Âu Châu, Bắc Mỹ châu, Trung Quốc, Việt Nam....) lại là mùa hè ở Nam bán cầu (như Úc, Nam Mỹ châu, Chí Lợi.....). Nhân tiện nói thêm : Khi các bạn xả nước trong bồn rửa tay, nước rút xuống từ đáy bồn, nếu không có sự khuấy động nào thì nước sẽ tự xoáy tròn theo chiều xuôi ở Bắc bán cầu và theo chiều ngược lại ở Nam bán cầu (vì bị ảnh hưởng bởi lực xoay của quả đất).
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Minh Vinh
bài Aug 8 2010, 02:58 AM
Bài viết #29


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 84
Gia nhập vào: 21-March 08
Từ: Đức
Thành viên thứ.: 323




Tôi cũng xin góp tiếng cho vui : Nếu nói về mùa đông hay hè thì mùa đông ở Bắc bán cầu (như Âu Châu, Bắc Mỹ châu, Trung Quốc, Việt Nam....) lại là mùa hè ở Nam bán cầu (như Úc, Nam Mỹ châu, Chí Lợi.....).

Hihi, quả là "rác rối" quá bác hỉ. Nhưng .... ở nam bán cầu ít lắm bác ơi! Đa phần ở bác bán cầu không à!!! Và trang nhà "đạo Phật ngày nay" http://www.buddhismtoday.com/tacgia/thoaihoa.htm) thì ở Ấn độ (và Việt Nam), còn tác giả, cư sĩ Thoại Hoa, thì đang ở Pháp bác à.


Nhân tiện nói thêm : Khi các bạn xả nước trong bồn rửa tay, nước rút xuống từ đáy bồn, nếu không có sự khuấy động nào thì nước sẽ tự xoáy tròn theo chiều xuôi ở Bắc bán cầu và theo chiều ngược lại ở Nam bán cầu (vì bị ảnh hưởng bởi lực xoay của quả đất).

Tức là xoáy bên mặt ở Việt Nam, còn xoáy ngược bên trái ở Úc phải không bác? Hèn chi.... bên Úc người ta đi bên trái nhỉ !!!??? thumbsup.gif
Go to the top of the page
 
+Quote Post
marhaba
bài Aug 10 2010, 07:30 AM
Bài viết #30


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 532
Gia nhập vào: 13-August 09
Thành viên thứ.: 4,316



QUOTE(Minh Vinh @ Aug 6 2010, 12:22 PM) *
Trong vùng nóng, cảnh vật chung quanh là “dương”, ta phải chọn loại thảo mộc có nhiều “âm” nhất, ngược lại nếu ta sống ở vùng lạnh, thì ta phải chọn loại thảo mộc có nhiều “dương” nhất mà dùng.

Đúng hay sai? Tại sao lại phải ? Như vậy thì làm sao quân bình âm dương được ???


Trong vùng nóng thì cơ thể ta bị mất âm (vì dương hút âm) -> cần phải nạp âm! Và ngược lại.

QUOTE
Người chào đời vào khoảng từ tháng 3 đến tháng 9 dương lịch có một thể chất dương vì người này trải qua một giai đoạn phôi thai khá dài, được nuôi dưởng bằng dòng máu của người mẹ, chứa chất dưong. Người mẹ nấu nướng những thức ăn mùa đông, chống lạnh, có nhiều chất dương. Trái lại, người ra đời từ tháng 9 đến tháng 3 thì có thể chất âm. Người mẹ thích ăn uống rau quả nhiều hơn vào mùa này, có nhiều chất âm.

Tác giả "nói ngược". Sai rồi! Từ tháng 9 đến tháng 3 thì thể chất mới dương, vì sinh nhằm mùa đông giá lạnh, nên hấp thụ được thức ăn dương nhiều, ngược lại, từ tháng 3 đến tháng 9 nhằm mùa nóng, nên thể chất âm, vì thức ăn âm nhiều!!!


Bây giờ thực phẩm trái mùa, nhập khẩu tùm lum nên dựa vô ngày sinh thì ko còn chính xác nữa. Nghe nói có khi họ còn đem trái cây đi ướp hóa chất bảo quản và/hoặc đông lạnh vài tháng, sau đó đem ra bán với giá cao (gọi là trái cây nghịch mùa!)

Chưa kể trong lúc mang thai, bà mẹ có thể chuyển sang chỗ ở mới có thời tiết hòan tòan đối nghịch với chỗ cũ!
Go to the top of the page
 
+Quote Post

5 Trang V  < 1 2 3 4 5 >
Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 29th March 2024 - 01:12 PM