IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Coi chừng, đừng tưởng nàng yếu đuối
Diệu Minh
bài Jan 12 2014, 01:45 PM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,916
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Bài sưu tầm dịch từ tạp chí ÂM - DƯƠNG (YIN-YANG) của Pháp

Coi chừng, đừng tưởng nàng yếu đuối.
01-04-2008 15:06
“Nhỏ nhắn, mảnh mai, tươi tắn, dịu dàng, trông nàng thật đáng yêu: nhưng coi chừng, đừng tưởng nàng yếu đuối! Thoắt một cái, nàng khẽ động tay, xoay nhẹ, người đàn ông cao lớn định ôm nàng tung lên cao, văng xa mấy bước”, đó là lời phóng viên báo Yin-Yang (Âm dương) ở Pháp mô tả về cô Onoda Hary, một võ sư thượng thặng và là nhà điêu khắc tài năng người Nhật.

Onoda Haru mang đệ tam đẳng Hiệp Khí Đạo do Tổ sư Ueshiba ban cấp. Cô còn là học trò xuất sắc của ông Fazzini, một bậc thầy điêu khắc người Ý nổi tiếng thế giới, và cũng là môn đồ mẫu mực của Giáo sư Ohsawa, nhà y triết dưỡng sinh tài danh thời hiện đại.



Onada Haru

Thuở nhỏ, Onoda Haru là một cô bé ốm yếu, bệnh hoạn, cha cô nhờ Tây y chạy chữa cho cô nhưng vô hiệu, ông bèn thử cầu cứu với Y học Cổ truyền phương Đông và những phương pháp điều trị của người xưa.


Nghệ sĩ và tác phẩm

Vào năm 14 tuổi, mặc dù còn nhỏ nhưng Onada rất ý thức về tình trạng sức khỏe của mình nên tìm đọc nhiều sách y học dưỡng sinh và tình cờ gặp được một tác phẩm của Giáo sư Ohsawa, cuốn “Thực Dưỡng Nhân Sinh Độc Bản” viết cho thanh thiếu niên (đã được ông Ngô Thành Nhân dịch sang tiếng Việt “Làm Thế Nào Để Sống Vui”). Đọc xong cuốn sách này, cô thấy say mê bèn tìm đọc thêm những tác phẩm khác của giáo sư trong đó có cuốn “Tân Thực Dưỡng Liệu Pháp” (đã dịch sang tiếng Việt “Phương pháp Tân Dưỡng Sinh”), và cô bắt đầu ăn gạo lức muối mè, rau củ thiên nhiên như trong sách bày dạy. Cô cho biết “Tôi quyết tâm thực hành phương pháp Thực Dưỡng mặc dù cha tôi phản đối, vì biết rằng đây là lối thoát cuối cùng có thể giúp tôi vượt qua bệnh tật. Mà thật vậy, tôi thấy đầu óc mình trở nên minh mẫn khí huyết thông thương, thể chất và tinh thần càng ngày càng tốt ra rõ rệt”.
Đến khi vào Đại học, những hình ảnh của Đức Phật và Đức Chúa rạng ngời trong các sách văn học đã khêu gợi các năng khiếu nghệ thuật của cô và làm sáng tỏ thêm những lời giảng dạy của Giáo sư Ohsawa. Từ đó, trong tâm hồn cô ấp ủ những bóng dáng thiện lành vươn lên cao cả, hướng về cội nguồn của sự sống.
Sau đó, Onoda Haru có dịp hội kiến với Tổ sư Hiệp Khí Đạo Ueshiba, và những nguyên lý cùng các động tác như khiêu vũ của bộ môn võ thuật này đã định hướng cho tiềm năng nghệ thuật của cô.
Năm 24 tuổi, khi đi xem triển lãm nghệ thuật quốc tế ở Tokyo Onoda thấy bị cuốn hút trước một tác phẩm của Fazzini: Pho tượng con ngựa. Thấy say mê, cô quyết định theo người tạo ra pho tượng đó, và Onoda đã qua La Mã. Tại đây, Fazzini dạy cho cô trong bối cảnh truyền thống của giới nghệ nhân nước Ý. Cô nhanh chóng trở thành người trợ tá đắc lực của ông. Onoda đã tìm thấy sự tương quan giữa quan niệm nghệ thuật của Fazzini với môn võ đạo của Tổ sư Ueshiba và phương pháp Thực Dưỡng của Giáo sư Ohsawa. Điều này đã giúp cô nhận ra “chân tánh” của mình, cái chân tánh dẫn dắt cô đi đến sự hứng khởi một cách tự nhiên. Lần lượt Onoda dựng lên những hình tượng dựa vào các chiêu thức bí ẩn của Tổ sư Ueshiba và vòng xoắn ốc đối số của vũ trụ theo quan niệm Ohsawa. Đồng thời mang dáng dấp hiện thực của đời sống. Từ đôi tay của cô nảy sinh những hình thể với đường nét hài hòa giữa hai nguyên động kực đối lập Âm và Dương, trôi chảy, uốn lượn, xoay tròn và hướng ra vô tận.

Sau khi tài nghệ đã thuần thục, Onoda Haru trở về Nhật Bản. Cô đến thăm Tổ sư Ueshiba và ở nhà ông mấy ngày. Tự tay cô nấu ăn theo phương pháp Thực Dưỡng dọn cho sư phụ. Tổ sư rất cảm động và cũng có nhắc đến người bạn thân tình của ông là Giáo sư Ohsawa. Tổ sư Ueshiba thường nói với học trò: “Muốn thấu đạt diệu lý của Hiệp Khí Đạo thì phải thực hành phương pháp Thực Dưỡng”. Trước đó vài năm đang ở La Mã, Onoda nhận được điện tín báo tin Tổ sư hấp hối, cô tức tốc bay về Nhật để chăm sóc ông, và Tổ sư Ueshiba đã sống hơn 80 tuổi.

Ở La Mã, Onoda tích cực truyền bá phương pháp Thực Dưỡng, giúp Giáo sư Ohsawa khuếch trương phong trào tại đây. Cô quan tâm nâng đỡ các nghệ sĩ trẻ, khuyến khích các sinh viên nghèo và chăm sóc người bệnh bằng cách châm cứu và ăn uống đúng phép theo phương pháp Thực Dưỡng. Cô cũng thành lập được một nhóm tập Hiệp Khí Đạo tại Ý. Mỗi sáng tinh mơ trong một công viên ở La Mã, vang lên những tiếng thét “kiai” rung chuyển không khí làm tỉnh người sau một đêm say ngủ.

Khi có người hỏi về tình cảm riêng tư, Onoda cười e ấp và nói: “Khó nói quá! Dường như mọi sự đều diễn ra tự nhiên chẳng khác gì tôi ăn uống tập võ và tạc tượng. Có người e ngại giới nữ học võ, nhưng theo tôi nghĩ nếu thấu hiểu được mục đích sâu xa của võ thuật, cộng với ăn uống đúng cách và biết làm cho mình đáng yêu thì chẳng bao giờ mất đi, nếu không nói là cũng cố thêm “nữ tính”". Mà thật vậy, nếu có dịp tiếp xúc với Onoda Haru, đố ai biết đó là một cao thủ võ lâm!

NGỌC LINH

(Theo tạp chí YIN-YANG số 84)
Bùi Xuân Trường sưu tầm

Giọng điệu của NAT dịch bài này, đọc là biết liền!


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
lamhuu
bài Jan 24 2014, 09:00 PM
Bài viết #2


Member
**

Nhóm: Members
Bài viết: 22
Gia nhập vào: 19-October 11
Thành viên thứ.: 93,860



Mình rất ấn tượng với bài báo này. Cảm ơn tác giả và cảm ơn người đã đăng bài lên đây biggrin.gif
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 người đang đọc chủ đề này (2 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 29th March 2024 - 04:39 AM